You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN : CƠ ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TS. NGÔ NGỌC VŨ


Giáo viên hướng dẫn :
Ths. DƯƠNG QUỐC KHÁNH
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ HUYỀN
Mã số sinh viên : K185520114240
Lớp : K54CĐT.02

Thái Nguyên, năm 2022


1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Thái Nguyên, ngày….tháng…..năm 20....


GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

2
LỜI CẢM ƠN
Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết em xin chân
thành cảm ơn các Thầy Cô trong khoa Cơ Khí Trường Đại Học Kỹ Thuật
Công Nghiệp Thái Nguyên đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến
thức cơ bản trong 4 năm Đại Học. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cám ơn chân
thành đến Giám Đốc Công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phòng -
anh Nguyễn Văn Hưng đã giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm và tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập của mình.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Ngô Ngọc Vũ và thầy Dương
Quốc Khánh đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt cho em những kinh nghiệm
cũng như những kiến thức quý báu trong suốt thời gian thực tập vừa qua.
Với thời gian thực tập còn hạn chế và sự hiểu biết thực tế còn nhiều bỡ
ngỡ nên bài báo cáo của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Nên em
mong nhận được ý kiến đóng góp để em có thể đúc kết được nhiều bài học
và kinh nghiệm cho bản thân, từ đó giúp ích được nhiều cho em khi chính
thức bước vào môi trường làm việc.
Cuối cùng, em xin gửi đến quý Thầy Cô lời chúc sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp giảng dạy. Chúc quý Công ty TNHH LG Display Việt Nam
Hải Phòng ngày càng phát triển và thịnh vượng, đúng với thông điệp “vũng
bước tiên phong”!
Thái Nguyên, ngày.... tháng....năm 20..

Sinh viên

…………………………

3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................3

PHẦN 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY.....................................................5

1.1. Giới thiệu về công ty......................................................................................5

1.1.1. Giới thiệu chung......................................................................................5

1.1.2. Lịch sử thành lập và phát triển................................................................6

1.1.3. Cơ cấu tổ chức, quản lý...........................................................................7

1.1.4. Các lĩnh vực hoạt động của công ty........................................................8

1.2. Các quy định nội bộ........................................................................................9

1.2.1. Quy định thực tập....................................................................................9

1.2.2. Quy định an toàn lao động của công ty...................................................9

1.3. Quy định PRO-3M, 3Đ-5S trong xưởng sản xuất........................................10

1.3.1. Quy định PRO-3M................................................................................10

1.3.2. Quy định 3Đ-5S.....................................................................................10

1.4. Kết luận........................................................................................................11

PHẦN 2. TÌM HIỂU, QUAN SÁT VỀ KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ..............12

2.1. Tìm hiểu chung về PLC................................................................................12

2.1.1. Khái niệm..............................................................................................12

2.1.2. Cấu trúc và nguyên lý hoạt động...........................................................12

2.1.3. Ứng dụng của PLC trong công nghiệp..................................................13

2.1.4. Tìm hiểu về PLC mitsubishi QCPU-Q26UV........................................14

2.1.5. Module truyền thông QJ61BT11N........................................................15

2.2. Hệ thống khí nén..........................................................................................16

2.3. Hệ thống thiết bị điện...................................................................................17

4
2.4. Robot Yaskawa- Yaskawa Handling Robots...............................................18

2.4.1. Tính năng của Robot gắp hàng Yaskawa..............................................18

2.4.2. Hệ thống điều khiển robot gắp hàng Yaskawa MH180-120.................19

2.5. Các loại cảm biến.........................................................................................22

PHẦN 3. NỘI DUNG THỰC TẬP.........................................................................24

3.1. Nội dung nhiệm vụ chính được giao trong quá trình thực tập.....................24

3.2. Nhật ký hoạt động trong quá trình thực tập..................................................24

3.2.1. Hai tháng thực tập đầu tiên....................................................................24

3.2.2. Tháng thứ 3...........................................................................................25

PHẦN 4. KẾT LUẬN.............................................................................................28

4.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập................................28

4.2. Trải nghiệm của bản thân.............................................................................28

4.2.1. Bài học rút ra.........................................................................................28

4.2.2. Kinh nghiệm và kỹ năng.......................................................................29

5
PHẦN 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
1.1. Giới thiệu về công ty

1.1.1. Giới thiệu chung

 Tên công ty: Công ty TNHH LG DISPLAY VIỆT NAM HẢI


PHÒNG.
 Tên viết tắt: LGDVH
 Địa chỉ: KCN Tràng Duệ, xã Hồng Phong, huyện An Dương, TP Hải
Phòng.
 Hình thức sở hữu: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn.
 Ngày thành lập: 5/5/2016.
 Điện thoại: 0225 3240313

Hình 1.1. Logo công ty

6
Hình 1.2.Sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất

Công ty TNHH LG DISPLAY VIET NAM HAI PHONG (LGDVH) là một


trong những công ty con của LG DISPLAY- một Công ty hàng đầu thế giới về phát
triển và sản xuất các tấm MODULE OLED TV và POLED di động.

Được thành lập vào ngày 5/5//2016 với vốn đầu tư là 1,5 tỉ USD (5 năm). Là
công ty hàng đầu về sản xuất module OLED TV và POLED di dộng trong nước.
Với tổng diện tích ban đầu là 40,5 ha (1 nhà máy, 1 văn phòng admin, 2 ký túc xá).

Văn hóa tổ chức LG Display

- Tầm nhìn của công ty là: “ YOU DREAM WE DISPLAY”.


- Mục tiêu: công ty sản xuất màn hình số 1 thế giới.

- Giá trị cốt lõi: Ưu tiên giá trị khách hàng, nhận thức sâu sắc, nhanh nhạy,
chi tiết thấu đáo, hợp tác mở.
- Nhân lực tốt: Đam mê, chuyên nghiệp, kết hợp nhóm.
- Slogan: “Hãy là số 1”.
1.1.2. Lịch sử thành lập và phát triển

LG Display được cấp chứng nhận đầu tư lần đầu vào năm 2016, với tổng
vốn đầu tư 1,5 tỷ USD. Nhà máy này chuyên sản xuất các loại màn hình OLED
nhựa cho các thiết bị di động, màn hình OLED tivi, màn hình LCD…
Sản xuất - kinh doanh hiệu quả, LG Display đã liên tiếp tăng vốn đầu tư vào
Việt Nam. Mới nhất là hồi đầu tháng 2/2021, LG Display tăng vốn thêm 750 triệu
USD.
Thông tin chi tiết không được tiết lộ, song nhiều nguồn tin cho biết, việc LG
Display tăng vốn và mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu
cầu của Apple.
Theo kế hoạch, với việc tăng vốn thêm 1,4 tỷ USD, LG Display sẽ tăng sản
lượng màn hình OLED nhựa từ 9,6-10 triệu sản phẩm/tháng lên 13-14 triệu sản
phẩm/tháng.
7
Dự kiến, doanh thu xuất khẩu tăng thêm khoảng 6,5 tỷ USD/năm; nộp ngân
sách thêm khoảng 25 triệu USD/ năm, tạo thêm việc làm cho 10.000 lao động.
Năm 2020, LG Display Hải Phòng đạt doanh thu xuất khẩu hơn 9 tỷ USD, tạo việc
làm cho 14.000 lao động, nộp ngân sách 19,4 triệu USD.

Hình 1.3.Công ty LG Display Việt Nam Hải Phòng

1.1.3. Cơ cấu tổ chức, quản lý

LGDVH có sự phân chia tổng thể thành những bộ phận nhỏ theo những tiêu
chí chất lượng khác nhau, những bộ phận đó thực hiện những chức năng riêng
biệt nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau:

8
Hình 1.4. Cơ cấu tổ chức công ty LGD
1.1.4. Các lĩnh vực hoạt động của công ty

Công ty TNHH LG DISPLAY Việt Nam Hải Phòng thuộc KCN Tràng Duệ,
huyện An Dương, TP Hải Phòng là một công ty hàng đầu thế giới trong ngành sản
xuất màn hình, sản xuất các sản phẩm LCD và OLED cho các thiết bị điện tử, phải
kể đến như:

- Màn hình OLED cho điện thoại Apple


- Màn hình đồng hồ thông minh Smart Watch
- Màn hình POLED trong oto (Auto screen).
- Màn hình Tivi

9
Hình 1.5. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty

1.2. Các quy định nội bộ

1.2.1. Quy định thực tập

- Sinh viên tham gia thực tập tốt nghiệp tại LGD phải tuân thủ
nghiêm túc theo quy định của công ty LGD.
- Làm theo sự hướng dẫn của GVHD.
- Thường xuyên cập nhật thông tin tình hình thực tập cho GVHD.

1.2.2. Quy định an toàn lao động của công ty

Khi làm việc tại LGD, nhân viên phải tuân thủ mọi quy định về an
toàn trong công ty như sau:

- Không được phép hút thuốc trong công ty.

10
- Không mang các vật dụng bất kì vào trong xưởng sản xuất khi
chưa được kiểm tra.
- Không sử dụng điện thoại khi di chuyển.
- Không chạy nhảy, trêu đùa trong xưởng sản xuất.
- Trang bị đồ bảo hộ (mũ bảo hộ, giày mũi cứng, khẩu trang, găng
tay cao su) khi vận chuyển hàng hóa, trang thiết bị.
- Không ăn uống trong xưởng sản xuất.
- Không ngủ trong công ty.
- Tuân thủ hướng dẫn của quản lý khi có sự cố xảy ra.
- Tuân thủ 10 nguyên tắc cơ bản.
- 8 quy tắc sống còn và 7 nguyên tắc an toàn.

Trong công ty có một bộ phân có trách nhiệm kiểm tra, nhắc nhở các
công nhân viên không đáp ứng được yêu cầu an toàn trong quá trình làm
việc.

1.3. Quy định PRO-3M, 3Đ-5S trong xưởng sản xuất

1.3.1. Quy định PRO-3M

PRO-3M là một hoạt động cải tiến tập trung vào sản xuất và thiết bị
được phát triển phù hợp với nhà máy của LG trên nền tảng của hoạt động
trong quá khứ. Với mục đích nâng cao năng suất làm việc, chất lượng sản
phẩm.

Được viết tắt của: My Machine, My Area, My Job.

1.3.2. Quy định 3Đ-5S

Thực hiện đúng 3Đ-5S là một việc rất quan trọng trong việc sản xuất
của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Khi thực hiện tốt 3Đ-5S thì doanh thu của
công ty của công ty sẽ tăng lên rất nhiều.

11
3Đ là viết tắt của các từ:

- Đúng sản phẩm.


- Đúng vị trí.
- Đúng số lượng.

5S là tên của một phương pháp quản lí, sắp xếp nơi làm việc. Được
viết tắt của 5 từ gồm: Sàng Lọc, Sắp Xếp, Sạch Sẽ, Săn Sóc, Sẵn Sàng.

- Sàng Lọc: Phân loại tổ chức các vật dụng theo trật tự. Đây là bước
đầu tiên trong doanh nghiệp cần làm trong thực hành 5S. Nội dung chính là
phân loại, di dời thứ không cần thiết.
- Sắp Xếp: Sau khi đã thao tác loại bỏ các vật dụng không cần thiết
thì công việc tiếp theo là tổ chức lại các vật dụng còn lại một cách hiệu quả
theo tiêu chí: dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ trả.
- Sạch Sẽ: Thường xuyên vệ sinh, giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ thông
qua việc tổ chức vệ sinh tổng thể và vệ sinh hàng ngày máy móc vật dụng,
khu làm việc, giảm rủi ro tai nạn, nâng cao tính chính xác của máy móc thiết
bị.
- Săn Sóc: Kiểm tra duy trì 3S ở trên. Bằng việc phát triển 4S, hoạt
động 3S được cải tiến dần dựa theo tiêu chuẩn đặt ra, tiến tới hoạt động 5S
trong doanh nghiệp.
- Sẵn Sàng: Rèn luyện tạo thói quen, nề nếp, tác phong cho mọi
công việc.
1.4. Kết luận

Là công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất màn hình LCD &
OLED cho sản phẩm điện tử, LGD đang thực hiện các hoạt động nghiên cứu và
phát triển liên quan đến sản xuất các loại màn hình và cung cấp các dịch vụ lắp
ráp, gia công, tiếp thị, với môi trường làm việc trẻ trung, năng động và chuyên

12
nghiệp, tại đây nhân viên có nhiều cơ hội thăng tiến, nâng cao năng lực làm chủ
công nghệ vững vàng đi lên trong thời đại 4.0.

13
PHẦN 2. TÌM HIỂU VỀ KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
2.1. Tìm hiểu chung về PLC

2.1.1. Khái niệm

PLC viết tắt của Programmable Logic Controller, là thiết bị điều


khiển lập trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều
khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. PLC dùng để thay thế các mạch
relay (rơ le) trong thực tế. PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái
trên đầu ra và đầu vào. Khi có sự thay đổi ở đầu vào thì đầu ra sẽ thay đổi theo.
Ngôn ngữ lập trình của PLC có thể là Ladder hay STL. Hiện nay có nhiều hãng
sản xuất ra PLC như Siemens, Allen-Bradley, Mitsubishi Electric, Genera
Electric, Omron, Honeywell…

Tại nhà máy LGDVH ( Công ty LG DISPLAY VIỆT NAM HẢI


PHÒNG) phổ biến sử dụng loại PLC của hãng Mitsubishi dòng series Q đời
Q26UDV, Q13UDH,…và các module mở rộng QJ61BT11N, QJ71GP21-SX,…
2.1.2. Cấu trúc và nguyên lý hoạt động

Tất cả các PLC đều có thành phần chính là: Một bộ nhớ chương trình
RAM bên trong (có thể mở rộng thêm một số bộ nhớ ngoài EPROM). Một bộ vi
xử lý có cổng giao tiếp dùng cho việc ghép nối với PLC. Các Modul vào /ra.
Bên cạnh đó, một bộ PLC hoàn chỉnh còn đi kèm thêm một đơn vị lập trình
bằng tay hay bằng máy tính. Hầu hết các đơn vị lập trình đơn giản đều có đủ
RAM để chứa đựng chương trình dưới dạng hoàn thiện hay bổ sung. Đối với các
PLC lớn thường lập trình trên máy tính nhằm hỗ trợ cho việc viết, đọc và kiểm
tra chương trình. Các đơn vị lập trình nối với PLC qua cổng RS232, RS422,
RS485, …
Các PLC sẽ có nguyên lý vận hành như sau: CPU sẽ điều khiển các hoạt
động bên trong PLC. Bộ xử lý sẽ đọc và kiểm tra chương trình được chứa trong
bộ nhớ, sau đó sẽ thực hiện thứ tự từng lệnh trong chương trình, sẽ đóng hay
ngắt các đầu ra. Các trạng thái ngõ ra ấy được phát tới các thiết bị liên kết để

14
thực thi và toàn bộ các hoạt động thực thi đó đều phụ thuộc vào chương trình
điều khiển được giữ trong bộ nhớ.

Hệ thống Bus là bộ phận dùng để truyền tín hiệu, hệ thống gồm nhiều đường tín
hiệu song song:
 Data Bus: Bus dùng để truyền dữ liệu.
 Address Bus: Bus địa chỉ dùng để truyền địa chỉ đến các Modul khác
nhau.
 Control Bus: Bus điều khiển dùng để truyền các tín hiệu định thì và
điều khiển đồng bộ các hoạt động trong PLC.
Trong PLC các số liệu được trao đổi giữa bộ vi xử lý và các modul vào ra
thông qua Data Bus. Address Bus và Data Bus gồm 8 đường, ở cùng thời điểm
cho phép truyền 8 bit của 1 byte một cách đồng thời hay song song. Nếu một
module đầu vào nhận được địa chỉ của nó trên Address Bus, nó sẽ chuyển tất cả
trạng thái đầu vào của nó vào Data Bus. Nếu một địa chỉ byte của 8 đầu ra xuất
hiện trên Address Bus, modul đầu ra tương ứng sẽ nhận được dữ liệu từ Data
bus. Control Bus sẽ chuyển các tín hiệu điều khiển vào theo dõi chu trình hoạt
động của PLC.

15
2.1.3. Ứng dụng của PLC trong công nghiệp

Hiện nay PLC được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp
như:
- Hệ thống nâng hạ vận chuyển.
- Dây chuyền đóng gói.
- Các robot lắp ráp sản phẩm.
- Điều khiển bơm.
- Hệ thống báo động.
- Điều khiển thang máy.
- Kiểm tra quá trình sản xuất.
- Các cánh tay robot gắp sản phẩm .
2.1.4. Tìm hiểu về PLC mitsubishi QCPU-Q26UV

 Các bộ phận:

 Sơ đồ nối dây:

16
2.1.5. Module truyền thông QJ61BT11N

Hình 2.1. Module mạng QJ61BT11N


- Tên sản phẩm: Module mạng QJ61BT11N
- Tốc độ truyền tải: 165kbps/265kbps/2.5Mbps/5 Mbps/10 Mbps
- Loại: mô-đun mạng
- Số đầu vào ra: 32
- Cap tương thích cap CC-link Ver.2
17
2.2. Hệ thống khí nén

Hiện nay trong tất cả các ngành công nghiệp sản xuất đều sử dụng khí
nén trong các hệ thống sản xuất như: nhà máy đóng gói bao bì, công nghiệp
vận chuyển sản phẩm, trong may mặc, chế biến nông sản, vệ sinh công
nghiệp…
Khí nén là kỹ thuật nén không khí trong tầng khí quyển để tạo ra năng
lượng lỏng để chuyển đổi năng lượng thành năng lượng máy móc.
 Ưu điểm:
- Dễ lắp ráp, sử dụng.
- Khả năng lưu trữ.
- Dễ thiết kế, điểu khiển.
- Đáng tin cậy.
 Nhược điểm:
- Không mạnh như áp lực dầu.
- Hiệu năng thấp, khó điểu khiển chính xác.

Hình 2.2. Sơ đồ cấu tạo hệ thống khí nén

18
Các thành phần: máy nén khí, after cooler, tank khí, main line filter,
máy sấy khí, dây dẫn, công tắc áp suất, thiết bị giảm thanh, van, van điều
chỉnh tốc độ, auto switch, van cảm áp, bình bôi trơn, van điều hướng.
- Thiết bị điểu khiển: Xi lanh.
- Hoạt động các thành phần cơ bản:
Máy nén khí: đây là phần quan trọng nhất trong quá trình hoạt động của
toàn hệ thống khí nén. Ở đây tạo ra khí nén sản sinh áp suất chênh lệch với
áp suất không khí môi trường. Nếu muốn có áp suất cao hơn các hãng
thường tạo máy nén khí thứ cấp. Trong các loại máy nén khí phổ biến hiện
nay là máy nén khí trục vít.
Tích khí nén và đường dẫn khí nén: có chức năng dẫn khí nén áp suất cao
đến bình tích khí và dẫn đến nơi tiêu thụ. Thành phần này khá đơn giản chỉ
là những đường ống kẽm hay nhựa chịu lực. Riêng bình tích khí có thêm van
xả nước vì bản thân bình tích khí cũng đóng vai trò như bộ tách nước.
Phần tách nước khỏi khí nén: Việt Nam là nước có độ ẩm cao nên khi bị
nén lại ở áp suất cao hơn áp suất ban đầu sẽ có một lượng hơi ẩm trong khí
nén ngưng tụ lại thành nước. theo mục đích sử dụng của khí nén để hệ thống
tách nước được thiết kế phức tạp hay đơn giản. Khi sử dụng máy nén khí sản
xuất vận hành thiết bị thì bao gồm một số thiết bị sau: máy sấy khí máy này
có chức năng hạ nhiệt độ luồng khí nén làm cho lượng hơi ẩm ngưng tụ và
được đưa ra khỏi hệ thống bằng van xả. Thiết bị khí nén là thiết bị tách nước
lắp trên đường ống sẽ gom lượng nước ngưng tụ trong đường ống và xả ra
ngoài hệ thống thường bằng van tự động.
Phần lọc khí nén: Do LGD là công ty sản xuất màn hình nên yêu cầu môi
trường phòng sạch là rất quan trọng, vì vậy việc lọc khí nén là điều bắt buộc
trong hệ thống khí nén. Đảm bảo hệ thống khí phải tuyệt đối sạch trong nhà
xưởng.
2.3. Hệ thống thiết bị điện

- MC (Magnet Contactor): là công tắc làm chuyển động và dùng phần


19
load.
- SMPS: là thiết bị chuyển điện áp AC qua biến áp thành điện áp DC.
- MCCB: aptomat khối.
- ELCB: bảo vệ quá tải, ngắn mạch.
- CP: đóng cắt, bảo vệ mạch điện khi có sự cố quá tải, ngắn mạch.
- Relay: gồm loại thường đóng và thường mở.
- EOCR: Rơ le quá tải dòng điện dạng điện tử.
-Timer: đếm thời gian hoạt động.
 Nguồn GPS+UPS -> MCCB -> ELCB -> ELB -> Noise Filter ->
MC -> CP -> SMPS -> CC- Link.
 MC -> CP -> Bộ điểu khiển servo -> Động cơ servor.

2.4. Robot Yaskawa- Yaskawa Handling Robots

2.4.1. Tính năng của Robot gắp hàng Yaskawa

Tăng năng xuất sản xuất thông qua các phương pháp tự động hóa nhanh
hơn và đáng tin cậy hơn là những lý do chính để sử dụng Motoman MPL500 Nó
nổi bật với khả năng xử lý tải trọng 300 kg và tầm với lên tới 3024 mm.

DX200 là bộ điều khiển 4 trục đa chức năng, có thể kết hợp trong hệ thống
nhiều băng tải và vị trí đặt pallet

Các tính năng của Motoman MPL800 DX100 bao gồm tốc độ trục nhanh,
tăng tốc mượt mà,hệ thống cáp điện động lực, điều khiển và đường dẫn khí được
lắp đặt bên trong. Có thể mở rộng khả năng hoạt động của robot bằng cách thêm
phần cứng ngoại vi và phần mềm của robot giúp khách hàng có nhiều lựa chọn
hơn cho hệ thống.

 Các loại Robot gắp hàng Yaskawa:

- Robot yaskawa MH50II-20 – Yaskawa MOTOMAN–MH50II-


20

20
- Robot yaskawa MH50II-35 – Yaskawa MOTOMAN–MH50II-
35
- Robot yaskawa MH80II – Yaskawa MOTOMAN–MH80II
- Robot yaskawa MH180-120 – Yaskawa MOTOMAN–MH180-
120
- Robot yaskawa MH180 – Yaskawa MOTOMAN–MH180
- Robot yaskawa MH110 – Yaskawa MOTOMAN–MH110
- Robot yaskawa MH215II – Yaskawa MOTOMAN–MH215II
- Robot yaskawa MH225 – Yaskawa MOTOMAN–MH225
- Robot yaskawa MH280II – Yaskawa MOTOMAN–MH280II,...

Hiện nay, tại nhà máy LGDVH phổ biến sử dụng loại Robot yaskawa
MH180-120 – Yaskawa MOTOMAN–MH180-120.

2.4.2. Hệ thống điều khiển robot gắp hàng Yaskawa MH180-120

Hình 2.3. Robot Yaskawa MH180-120

Được lắp đặt thống nhất vào kết cấu giá đỡ robot, do đó không cần dây
cáp kết nối, nên việc lắp đặt rất dễ dàng.

Tay gắp robot gắp gạch sử dụng kết cấu không trung, do đó khi đi dây điện
cáp nối không bị hiện tượng dây cáp quấn vào tay robot.

Robot yaskawa MH180 được lắp đặt bộ điều khiển thông minh mới nhất
DX200, MLX200 vượt trội so với các mẫu sản phẩm cùng loại
21
 Thông số kỹ thuật:

 Thông số robot – Robot Specifications:

- Số trục điều khiển – Axes: 6

- Khả năng mang tải – Payload: 120.00kg

- Tầm với lớn nhất – H-Reach: 3058mm

- Sai số lặp lại – Repeatability: ±0.2mm

- Khối lượng robot – Robot Mass: 1010 kg

- Kết cấu robot – Structure: Articulated


- Kiểu lắp đặt – Mounting: Floor

 Thông số về tốc độ chuyển động Robot Motion Speed:

- Trục J1 125 °/s (2.18 rad/s)

- Trục J2 115 °/s (2.01 rad/s)

- Trục J3 125 °/s (2.18 rad/s)

- Trục J4 182 °/s (3.18 rad/s)

- Trục J5 175 °/s (3.05 rad/s)


- Trục J6 265 °/s (4.63 rad/s)

 Thông số về góc quay robot – Robot Motion Range:

- Trục J1 ±180°

- Trục J2 +76° – 60°

- Trục J3 +90° – 147°

- Trục J4 ±360°

- Trục J5 +130° – 125°


- Trục J6 ±360°

 Ưu điểm của robot:

22
- Giúp giảm tối đa chi phí nhân công.
- Robot lắp ráp, gắp nhả hàng.
- Dễ lắp ráp, sửa chữa, điều khiển linh hoạt.
- Hoạt động êm ái, ổn định.

 Điều khiển Robot Yaskawa:

Robot Yaskawa gồm 3 chế độ hoạt động là User, Joint và Robot.

- User: cho phép người dùng thực hiện các thao tác theo đúng ý
định của người điểu khiền, đồng thời chuyển điều khiển linh
hoạt giữa các trục.
- Joint: cho phép người dùng chỉ có thể điều khiển các trục.

- Robot: cho phép người dùng điều khiển tự động, các cử động
của cánh tay robot do robot tự lập trình.
Các bước để điều khiển Robot Yaskawa theo chương trình có sẵn:

- Bước 1: Đưa cánh tay Robot về vị trí điểm gốc.

- Bước 2: Teaching các điểm gồm điểm up/down, wait, hand.

- Bước 3: Thiết lập hằng số công cụ, tọa độ trọng tâm và khối lượng.

- Bước 4: Lập chương trình điều khiển.

- Bước 5: Run.

23
2.5. Các loại cảm biến

Hình 2.5. Một số cảm biến sử dụng tại công ty

Cảm biến là thiết bị điện tử cảm nhận những trạng thái, quá trình vật lý
hay hóa học ở môi trường cần khảo sát và biến đổi thành tín hiệu điện để thu
thập thông tin về trạng thái hay quá trình đó. Thông tin được xử lý để rút ra
tham số định tính hoặc định lượng của môi trường, phục vụ các nhu cầu nghiên
cứu khoa học kỹ thuật hay dân sinh và gọi ngắn gọn là đo đạc, phục vụ trong
truyền và xử lý thông tin hay trong điều khiển các quá trình khác.
Các đại lượng cần đo thường không có tính chất điện như nhiệt độ, áp
suất,…tác động lên cảm biến cho ta một đại lượng đặc trưng mang tính chất điện
như điện tích, điện áp, dòng điện,… chứa đựng thông tin cho phép xác định giá
trị của đại lượng đo.
Cảm biến thường được đặt trong các vỏ bảo vệ tạo thành đầu thu hay đầu
dò, có thể có kèm các mạch điện hỗ trợ và nhiều khi trọn bộ đó lại được gọi luôn
là "cảm biến".
 Cấu tạo chung
Cấu tạo gồm các phần tử mạch điện tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh
được đóng gói nhỏ gọn. Các tín hiệu phát ra được quy chuẩn theo mức điện áp
và dòng điện thông dụng nhất phù hợp với các bộ điều khiển.
 Phân loại
24
Trên thực tế có vô vàn những loại cảm biến khác nhau và chúng ta có thể
chia các cảm biến thành hai nhóm chính:
Cảm biến vật lí: có thể kể đến một vài ví dụ dễ hình dung như sóng điện
từ, ánh sáng, hồng ngoại, tia X, hạt bức xạ, nhiệt độ, áp suất, âm thanh, từ
trường, gia tốc,…
Cảm biến hóa học: thường thấy như độ ẩm, độ PH, ion, khói,…
Ngoài ra ta cũng có một số hình thức phân chia khác.
 Cảm biến chủ động và bị động
Cảm biến chủ động: không sử dụng điện năng bổ sung để chuyển sang tín
hiệu điện. Điển hình là cảm biến áp điện làm bằng vật liệu gốm, chuyển áp suất
thành điện tích trên bề mặt
Cảm biến bị động có sử dụng điện năng bổ sung để chuyển sang tín hiệu
điện. Điển hình là các photodiode khi có ánh sáng chiếu vào thì có thay đổi của
điện trở tiếp giáp bán dẫn p-n được phân cực ngược.
 Phân loại theo nguyên lí hoạt động
Theo nguyên lí hoạt động ta có thể kể đến những loại cảm biến nổi bật
như:
- Cảm biến điện trở: hoạt động dựa theo di chuyển con chạy hoặc
góc quay của biến trở, hoặc sự thay đổi điện trở do co giãn vật dẫn.
- Cảm biến cảm ứng: cảm biến biến áp vi phân, cảm biến cảm ứng
điện từ, cảm biến dòng xoáy, cảm biến cảm ứng điện động, cảm
biến điện dung,….
- Và một số cảm biến nổi bật khác như: cảm biến quang, cảm biến
huỳnh quang nhấp nháy, cảm biến điện hóa đầu dò ion và độ pH,
cảm biến nhiệt độ,…
 Vai trò của cảm biến trong công nghiệp
Với các bài toán điều khiển hệ thống tự động hóa nói chung và điều khiển
quá trình nói riêng thì cảm biến có vai trò vô cùng quan trọng.
- Cảm biến giúp "cảm nhận" các tín hiệu điều khiển vào ra

25
- Cảm biến giúp đo đạc các giá trị.
PHẦN 3. NỘI DUNG THỰC TẬP
3.1. Nội dung nhiệm vụ chính được giao trong quá trình thực tập

- Học tập và làm việc như những anh chị công nhân bên cạnh đó tìm
hiểu thêm về công nghệ máy móc trang thiết bị tự động hóa được
ứng dụng trong sản xuất
- Trau dồi thêm kiến thức thực tế, trải nghiệm công việc trong môi
trường chuyên nghiệp từ đó có cái nhìn cụ thể hơn về công việc khi
tham gia vào môi trường công nghiệp.
- Học hỏi tiếp thu từ những người đi trước những bài học những kĩ
năng mềm cần có để chuẩn bị cho công việc tương lai.

3.2. Nhật ký hoạt động trong quá trình thực tập

3.2.1. Hai tháng thực tập đầu tiên

 Vị trí đào tạo: Bộ phận REPAIR tầng 5 tòa nhà H2


- Được tiếp xúc với môi trường công ty còn nhiều bỡ ngỡ.
- Unit Leader giới thiệu sơ lực về công việc trong công ty và trực tiếp
phổ biến nội dung thực tập.
 Nội dung:
+ Được đào tạo về văn hóa công ty, văn hóa bộ phận và các khẩu
hiệu
+ Học thuộc 10 nguyên tắc cơ bản, 8 nguyên tắc sống còn, 7
nguyên tắc an toàn
+ Được đào tạo về hàng hóa trong đó bao gồm: cấu tạo con hàng,
thao tác với hàng hóa,
+ Đào tạo về cách vận hành máy móc trong bộ phận bao gồm: máy
Micro Cop (nhiệm vụ phát hiện ra lỗi dị vật có trong con hàng), máy gia
nhiệt ( dùng để bóc tách tấm Boad-AC ), máy dán tấm C-tape, máy kiểm
tra hàng.
26
 Vị trí làm việc: Vận hành máy gia nhiệt bóc tách lớp CG ra khỏi Boad-
AC
- Cấu tạo máy vận hành:
+ 2 vị trí bát hút dùn cố định con hàng.
+ 2 tay gạt dùng để bật tắt khí.
+ bảng điều khiển nhiệt độ.
+ giá đặt.

3.2.2. Tháng thứ 3

Unit Leader tạo điều kiện mỗi kíp cho nhóm đi tham quan tìm hiểu máy
móc.

=> Kết quả quá trình thực tế tìm hiểu 1 line sản xuất Asembly tầng 5 tòa
nhà H2.

a. Đối tượng tìm hiểu:

+ Tìm hiểu về công nghệ dây chuyền kiểm tra sản phẩm

+ Tìm hiểu về thiết bị cụ thể (máy loader input hàng đầu line)

b. Nội dung:

Công nghệ dây chuyền kiểm tra sản phẩm:

1. Máy loader carrier

- Chức năng: đặt Panel vào carrier


- Robot: sử dụng 3 cánh tay robot để đưa hàng vào carrier

2. Máy Epp room

- Chức năng: + Ghép mã code của Panel với Carrier để tạo thành
code để đồng nhất rồi đưa lên hệ thống.
+ Kiểm tra dòng điện và điện áp bo mạch
+ Kiểm tra chất lượng màn hình
- Vị trí Epp room gồm bàn kiểm kiểm tra , mỗi bàn gồm 2 cổng CH
để tăng sản lượng kiểm tra.
27
3. Máy OC

- Chức năng: + Bù sáng bù quang học


+ Bù tọa độ màu sắc
- Phương pháp bù: bù điện áp

4. Công đoạn POCB

- Chức năng: + Bù loang, bù ố


+ Kiểm tra dòng điện
- Bao gồm 3 cụm:+ Mỗi cụm gồm 4 máy
+ Mỗi máy bao gồm 2 bàn staye
+ Mỗi staye gồm 4 bàn kiểm tra
- Thời gian kiểm tra 1 Panel là 3 phút/Panel

5. Buffe POCB

- Chức năng: dùng để dự trữ Carrier của FT khi đầu vào lớn hơn đầu
ra.
- Bao gồm 2 lane, mỗi lane chứa được 32 Carrier

6. Công đoạn FT

- Chức năng: kiểm tra hình ảnh phát hiện lỗi


- Bao gồm 18 máy kiểm tra, mỗi máy bao gồm 4 CH

7. Máy MP9

- Chức năng: Kiểm tra dòng điện, kiểm tra góc nghiêng (15, 30, 45,
60, 90).
- Sử dụng Cam Lami top 1, Lami top 2

8. Công đoạn Touch

- Chức năng: + Bật sáng màn hình kiểm tra điện áp


+ Kiểm tra độ nhạy cảm ứng

9. Công đoạn SGT


28
- Chức năng: kiểm tra độ đồng phẳng của màn hình

- Gồm 2 block: + Mỗi block gồm 2 máy kiểm tra và 2 cánh tay robot

+ Sử dụng cam chuyên dụng để kiểm tra độ đồng phẳng

10. AI

- Chức năng: kiểm tra lại các lỗi có trong con hàng

- Dùng sức người để kiểm tra

11. PF Lumi

- Chức năng: + Dán phim bảo vệ màn hình mặt trước chống bụi và chống
xước.

+ Tiến hành gắp hàng ra tray để đóng gói sáng công đoạn
tiếp.

 (Do tính bảo mật của công ty rất cao nên phần này không có hình ảnh
minh họa).
 Tìm hiểu về máy cụ thể
 Tên máy: Loader input - dùng để gắp hàng thả vào Carrier.
 Cấu tạo: Hệ servo 6 trục và khí nén
 Phương pháp điều khiển: điều khiển theo phương pháp tọa độ không gian
 Thiết bị điều khiển: PLC mitsubishi series Q dòng Q26UDV và các
module truyền thông
 Ngôn ngữ lập trình: ladder
 Sử dụng truyền thông CC-link
 Mỗi trục của servo được cài đặt 2 vị trí tương ứng với 2 bên thả hàng đầu
line.

29
PHẦN 4. KẾT LUẬN
4.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập

 Thuận lợi:
- Nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của anh chị quản lý cũng
như Unit leader.
- Nhận được hướng dẫn tài liệu, định hướng thực tập để làm nên báo
cáo này.

- Anh chị quản trong bộ phận luôn tận tình giúp đỡ, truyền dạy kinh
nghiệm.
- Nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ từ đồng nghiệp.
 Khó khăn:

- Kiến thức lý thuyết trong nhà trường và thực tế trong công


ty có rất nhiều khác biệt: thực tế hơn, phong phú hơn và
hiện đại hơn.
- Môi trường học tập và làm việc thay đổi đột ngột.
4.2. Trải nghiệm của bản thân

4.2.1. Bài học rút ra

- Trong quá trình hợp tác và làm việc tại công ty em đã nhận được sự
giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình của phía công ty.
- Biết thêm được cách thức làm việc, hoạt động và tổ chức của một
công ty chuyên nghiệp, học hỏi thêm được nhiều kiến thức thực tế từ
công ty, giúp rèn luyện thêm các kỹ năng cần thiết cho các công việc của
mình sẽ thực hiện sau này.
- Bài học có được trong quá trình thực tập:

 Rèn luyện tính kiên nhẫn, không hấp tấp trong quá trình xử lý công
việc.
 Biết cách bố trí công việc sao cho thuận tiện, không gây trì trệ

30
công việc ảnh hưởng đến công ty.
Có thái độ ôn hòa nhã nhặn khi tiếp xúc đồng nghiệp, với các nhân viên
trong công ty, luôn vui vẻ hòa đồng với mọi người xung quanh.

4.2.2. Kinh nghiệm và kỹ năng

- Nắm thêm được các kỷ luật cần thiết của các cán bộ và nhân viên thật sự khi
đi làm:
 Đi làm đúng giờ

 Cần làm việc có tinh thần trách nhiệm, tuân thủ chấp hành tốt các
công việc mà cấp trên giao phó.
 Biết chịu trách nhiệm trước công việc của mình đảm nhận để nếu có
sai sót gì thì có hướng giải quyết và biết cách giải quyết.
- Thông qua đợt thực tâp thực tế từ công ty giúp cho em có thêm được
nhiều kinh ngiệm sống cũng như các kỹ năng mềm quý báu trong môi
trường sinh hoạt tập thể ngoài nhà trường và gia đình, là hành trang cần
thiết khi làm việc tại hầu như bất kỳ các công ty:
 Biết lắng nghe nhiều hơn.

 Tự tin khi giao tiếp giữa cấp trên với cấp dưới, đồng nghiệp với nhau.

 Hòa nhã, hòa đồng giúp đỡ lẫn nhau trong công việc trong khả
năng mình cho phép.
 Tôn trọng người khác và tôn trọng ý kiến, góp ý của người khác.
Bình đẳng trong đời sống.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Thầy Cô những người đã cho
em nền tảng kiến thức hữu ích để em áp dụng tốt vào khóa thực tập
thực tế vừa qua, đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đến anh Nam –
người đã tận tâm truyền đạt kinh nghiệm thực tế hết sức quý báu cho
em trong suốt quá trình thực tập, cảm ơn bạn bè và người thân đã luôn
bên em và ủng hộ hết mình!

31
32

You might also like