You are on page 1of 6

QUY ĐỊNH TIỂU LUẬN

1. Cấu trúc bài tiểu luận


Bài tiểu luận được trình bày gồm các mục sau:
- Mở đầu
- Phần nội dung bao gồm: Cơ sở lý thuyết, phân tích thực trạng và trình bày quan điểm
của tác giả.
- Kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo
2. Nội dung các mục
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: ............
- Phạm vi thời gian: ...........
- Phạm vi không gian: ............
4. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
1.1. Một số khái niệm khoa học
1.2. Vai trò, đặc điểm
1.3. Nội dung của.....
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến....
Chương 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu....
2.1. Khái quát chung về đơn vị.....
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.....
2.2.1.........
2.2.2.........
2.3. Đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.3.1. Kết quả đạt được
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Chương 3. Giải pháp cho vấn đề nghiên cứu
3.1. Giải pháp 1
3.2. Giải pháp 2
3.3. Giải pháp 3.....

PHẦN 3: KẾT LUẬN


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC (nếu có)
3. Quy định về hình thức
3.1. Bố cục
- Trang bìa
- Danh mục chữ viết tắt
- Danh mục sơ đồ, bảng biểu
- Mục lục: Làm mục lục tự động
- Nội dung (Từ phần mở đầu đến hết kết luận)
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục (nếu có)
3.2. Hình thức
- Tiểu luận được đánh bằng phông chữ Times New Roman
- Cỡ chữ 13-14, Giãn dòng 1,5 lines;
- Dung lượng: 25 - 30 trang, số trang được đánh ở giữa, phía trên trang giấy.
- Căn lề:
+ Đối với trang dọc: Lề trái 3cm; lề phải 2cm; lề trên 2cm, lề dưới 2cm.
+ Đối với trang ngang: Lề trái 2cm; lề phải 2cm; lề trên 3cm, lề dưới 2cm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
a) TLTK là bài báo trong tạp chí, ghi đầy đủ theo thứ tự các thông tin sau:
- Họ và tên tác giả hoặc cơ quan ban hành.
- (Năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn).
- “Tên bài báo”, (đặt trong dấu ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên.
- Tên tạp chí, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên).
- Số quyển.
- (Số ấn bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn).
- Số trang (gạch ngang giữa hai chữ số, tài liệu tiếng Việt viết tắt tr., tài liệu tiếng nước
ngoài viết tắt pp.; dấu chấm kết thúc).
Ví dụ: Nguyễn Vĩnh Thanh (2008), “Phát triển thương hiệu sản phẩm làng nghề truyền
thống Việt Nam hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu Kinh tế, số 4, 56–74.
b) TLTK là sách, ghi đầy đủ theo thứ tự các thông tin sau:
- Họ và tên tác giả hoặc cơ quan ban hành.
- (Năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn).
- Tên sách (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên).
- Nhà xuất bản.
- Nơi xuất bản (dấu chấm kết thúc).
Ví dụ: Lê Văn Tâm (Chủ biên) (2000), Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Thống kê,
Hà Nội.
c) TLTK là luận văn, luận án ghi đầy đủ theo thứ tự các thông tin sau:
- Họ và tên tác giả (dấu phẩy cuối tên).
- (Năm bảo vệ), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn).
- Tên luận văn hay luận án (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên).
- Loại luận văn hay luận án (dấu phẩy cuối tên).
- Tên trường đại học (dấu phẩy cuối tên).
- Tên tỉnh/thành phố (dấu chấm kết thúc).
Ví dụ: Trần Quốc Thái (2006), Hoạch định chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP
xuất nhập khẩu Việt Nam đến năm 2015, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
d) Tài liệu tham khảo là trang thông tin website, dùng dấu chấm để ngăn cách giữa các phần.
1) Tên tác giả hoặc biên tập.
2) Năm.
3) Tiêu đề trang web [Trực tuyến].
4) Nơi đăng tin: Cơ quan ban hành.
5) Địa chỉ: địa chỉ trang web [Truy cập ngày/tháng/năm].
Ví dụ: Nguyễn Trần Bạt (2009), Cải cách giáo dục Việt Nam, truy cập từ
<http://www.chungta.com/Desktop.aspx/chungtasuyngam/giaoduc/cai_cach_giao_duc_Viet_Na
m/>.
* Thứ tự sắp xếp tài liệu tham khảo
- Tài liệu tiếng Việt xếp theo thứ tự ABC của tên tác giả, vẫn giữ nguyên thứ tự thông
thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.
- Tài liệu tiếng nước ngoài hay tiếng nước ngoài dịch sang tiếng Việt xếp theo thứ tự
ABC của họ tác giả. Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm,
không dịch, kể cả bằng tiếng Trung Quốc, Nhật Bản…
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo
cáo hay ấn phẩm.
Ví dụ: Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B; Tổng cục thống kê xếp vào vần T.
Phụ lục (nếu có)
- Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung
đề tài như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh....
- Nếu đề tài sử dụng những câu trả lời cho một bản câu hỏi thì bản câu hỏi mẫu này phải
được đưa vào phần Phụ lục ở dạng nguyên bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý kiến; không được
tóm tắt hoặc sửa đổi.
- Các tính toán mẫu trình bày tóm tắt trong các bảng biểu cũng cần nêu trong Phụ lục.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KINH TẾ & QTKD

(TÊN BÀI TẬP LỚN/TIỂU LUẬN)

Học phần:
Mã học phần:
Mã lớp:…………………………………
Học kì , năm học……………………

Phú Thọ, tháng ….. năm……


Mẫu bìa trong
Điểm kết luận của bài thi Số phách Số phách
(Do HĐ (Do HĐ
Ghi bằng số Ghi bằng chữ chấm thi chấm thi
ghi) ghi)

Họ, tên và chữ ký của


cán bộ chấm thi 1 Họ và tên SV:………….
GVHD:………………………
Ngày, tháng, năm sinh:
Tên lớp………………………
Mã lớp:………………………..
Mã SV:………………………..

Họ, tên và chữ ký của


cán bộ chấm thi 2

Họ, tên và chữ ký của giảng viên thu


bài thi

You might also like