You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


KHOA KINH TẾ
----

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Bài thi kết thúc học phần

Giảng viên hướng dẫn: Vũ Anh Tuấn


Sinh viên thực hiện: Phan Tính Nghĩa
Lớp: AR001 MSSV: 31221023671

TP.HCM, ngày 15 tháng 12 năm 2022


MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................... 2
NỘI DUNG ......................................................................................................... 2
1. Bản chất và biểu hiện của mối quan hệ dân chủ XHCN và nhà nước
XHCN. ....................................................................................................................... 2
1.1. Các khái niệm ...................................................................................... 2
1.1.1. Dân chủ ......................................................................................... 2
1.1.2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa.............................................................. 2
1.1.3. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa: ................................ 2
1.1.4. Nhà nước xã hội chủ nghĩa ........................................................... 3
1.2. Bản chất của nhà nước XHCN: ......................................................... 3
1.3. Mối quan hệ giữa dân của XHCN và nhà nước XHCN .................... 3
2. Những thành tựu và hạn chế quyền làm chủ của người dân hiện nay . 4
2.1. Thành tựu ............................................................................................ 4
2.2. Hạn chế ................................................................................................ 5
2.3. Liên hệ bản thân .................................................................................. 5
3. Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền và đặc điểm của nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam .................................................................................. 5
3.1. Quan niệm về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 5
3.2. Đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam .................. 6
3.3. Liên hệ bản thân .................................................................................. 6
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 8
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trên thế giới có hơn 200 quốc gia và những quốc gia nay theo nhưng
thể chế, nền dân chủ và nhiều loại nhà nước khác nhau. Một trong số đó có thể kể đến
là nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN, trong bài luận này chúng ta sẽ tìm hiểu về
bản chất của nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN, nêu lên mối quan hệ giữa nền
dân chủ XHCN và nhà nước XHCN, lý do vì sao mà mối quan hệ này là không thể tách
rời. Bên cạnh đó sẽ đưa ra những thành tựu và hạn chế về quyền làm chủ của người dân
hiện nay. Quan niệm và đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cũng sẽ
được tìm hiểu và trình bày.

NỘI DUNG
1. Bản chất và biểu hiện của mối quan hệ dân chủ XHCN và nhà nước
XHCN.
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Dân chủ
Thông qua các cách tiếp cận của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
và Đảng Cộng sản Việt Nam thì dân chủ được hiểu là “một giá trị xã hội phản ánh quyền
cơ bản của một con người; là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền;
có quá trình ra đời, phát triển cùng với lịch sử xã hội nhân loại”[1].
1.1.2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa
Khái niệm về dân chủ XHCN: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn
về chất so với nền dân chủ tư sản, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân
dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện
chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản”.[1]
1.1.3. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:
Bản chất chính trị: Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ “Bản chất chính trị của nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua đảng của
nó đối với toàn xã hội, nhưng không phải chỉ để thực hiện quyền lực và lợi ích riêng
cho giai cấp công nhân, mà chủ yếu là để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể
nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân.”[2]. Do Đảng Cộng sản lãnh đạo, nhất nguyên
về chính trị. Mang bản chất của giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân
tộc sâu sắc.
Bản chất kinh tế: Dựa trên chế độ sở hữu xã hội hay công hữu tư liệu sản xuất.
Có sự kế thừa, phát triển những thành tựu được được trước đó và loại bỏ những nhân tố
lạc hậu. Khác với nền dân chủ tư sản, “bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa là thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ phân
phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu.”[2]
Bản chất tư tưởng – văn hóa – xã hội: Dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng giai Mác
– Lênin làm chủ đạo trong đời sống tinh thần, kế thừa, tiếp thu tính hoa văn hoá dân tộc
và nhân loại. Là sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân, tập thể và lợi ích toàn xã hội,
thúc đẩy nhân dân trong công cuộc xây dựng xã hội mới.
Như vậy, dân chủ XHCN trước tiên và chủ yếu trước tiên và chủa yếu được thực
hiện bởi Nhà nước pháp quyền XHCN, là kết quả của sự tự nguyện của nhân dân lao
động dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Để đạt được dân chủ XHCN, Đảng Cộng
sản đóng vai trò lãnh đạo duy nhất không thể thiếu, tạo điều kiện cho dân chủ XHCN
ra đời, tồn tại và phát triển.
1.1.4. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Khái niệm: “Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước mà ở đó, sự thống
trị về chính trị thuộc về giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra
vả có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân lao động lên địa vị
làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội trong một xã hội phát triển cao – xã hội
xã hội chủ nghĩa”.[1]
1.2. Bản chất của nhà nước XHCN:
Về chính trị: mang bản chất của giai cấp công nhân. Giai cấp vô sản là lực lượng
giữ địa vị thống trị về chính trị nhằm giải phóng mình và tất cả các tầng lớp nhân dân
lao động khác. Vì vậy nhà nước XHCN là đại biểu cho ý chí của nhân dân lao động.
- Về kinh tế: nhà nước XHCN có quan hệ công hữu về tư liệu sản xuất do chịu
sự quy định của cơ sở kinh tế của XHCN. Vì vậy nên không còn tồn tại quan hệ sản
xuất bóc lột. Mục tiêu cơ bản là chăm lo cho lợi ích của đại đa số nhân dân.
- Về văn hóa, xã hội: được xây dựng trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin và những giá trị tiên tiến của nhân loại và đồng thởi mang những bản sắc riêng
của dân tộc.
1.3. Mối quan hệ giữa dân của XHCN và nhà nước XHCN
“Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động
của nhà nước xã hội chủ nghĩa”[1]. Chỉ trong xã hội dân chủ XHCN, người dân mới có
điều kiện đầy đủ để thực hiện quyền làm chủ của mình
“Nhà nước xã hội chủ nghĩa trở thành công cụ quan trọng cho việc thực thi quyền
làm chủ của nhân dân”[1]. Nhà nước XHCN nằm trong nền dân chủ XHCN là phương
thức thể hiện và thực hiện của dân chủ.
Mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN là mối quan hệ không thể
tách rời vì:
+Với những tính ưu việt của mình, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ kiểm soát
một cách có hiệu quả quyền lực của nhà nước, ngăn chặn được sự tha hóa của quyền
lực nhà nước, có thể dễ dàng đưa ra khỏi cơ quan nhà nước những người thực thi công
vụ không còn đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực, đảm bảo thực hiện đúng mục
tiêu hướng đến lợi ích của người dân. Ngược lại, nếu các nguyên tắc của nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa bị vi phạm, thì việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng sẽ không
được thực hiện. Vì vậy nên có thể thấy được dân chủ XHCN là công cụ hiệu quả dùng
để kiểm soát và ngăn chặn sự tha hóa của quyền lực nhà nước.
+Nhà nước XHCN có vai trò phân phối công bằng các lợi ích và quyền lợi cho
mọi người trong xã hội. Đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một hệ
thống kinh tế, xã hội và chính trị công bằng trong nền dân chủ XHCN. Nếu nhà nước
XHCN bị mất bản chất của mình thì sẽ tác động tiêu cực đến nền dân chủ XHCN, dẫn
tới việc xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân trong hệ thống chính trị XHCN. Nhà
nước là thiết chế có chức năng trực tiếp nhất trong việc thể chế hóa và thực hiện những
yêu cầu dân chủ chính đáng của nhân dân.
2. Những thành tựu và hạn chế quyền làm chủ của người dân hiện nay
2.1. Thành tựu
Người dân có quyền đưa ra ý kiến của bản thân về các chính sách của Nhà nước,
có quyền được đóng góp ý kiến của mình vào các chính sách và phê phán những chính
sách chưa tốt.
Người dân có quyền tham gia các hoạt động chính trị bằng cách trực tiếp hoặc
gián tiếp thông qua các đại diện do dân bầu ra.
Người dân có quyền tham gia bầu cử, ứng cử để làm người đại diện hoặc chọn
người đại diện cho quyền lực của mình, thể hiện quyền làm chủ của bản thân.
Nhân dân có quyền tự do giám sát nhà nước và phản biện xã hội. Người dân có
quyền giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước mà không bị ràng buộc và có quyền
phản biện, nhận xét về các hoạt động của các cơ quan chính quyền nhà nước.
2.2. Hạn chế
Ở một số quốc gia xảy ra sự thiếu minh bạch trong quy trình bầu cử, làm trái với
quy tắc bầu cử dẫn đến sai lệch về kết quả.
Quyền tự do ngôn luận ở một số quốc gia bị hạn chế dẫn đến việc người dân gặp
khó khăn trong việc truyền đạt ý kiến của bản thân.
Quyền làm chủ của người dân ở một số quốc gia bị hạn chế do vấn nạn phân biệt
chủng tộc, tôn giáo dẫn đến mất công bằng xã hội.
2.3. Liên hệ bản thân
Là sinh viên UEH cần làm những việc sau đây để phát huy quyền làm chủ của
sinh viên và người dân nói chung:
+Tham gia các tổ chức, các câu lạc bộ, đội, nhóm để có cơ hội học tập, trao
đổi kiến thức với mọi người
+Nâng cao kiến thức của bản thân, nắm rõ về pháp luật để có thể thực hiện
quyền làm chủ của bản thân một cách chính đáng
+Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về quyền làm chủ chính đáng đến mọi
người để giúp họ hiểu biết hơn về quyền làm chủ
+Lên án và phê phán những hành vi lạm quyền, tham ô, hối lộ, lợi dụng quyền
lực để trục lợi cá nhân.
3. Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền và đặc điểm của nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam.
3.1. Quan niệm về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Quan niệm chung: “Nhà nước pháp quyền là hình thức nhà nước tiến bộ, hợp lí,
khoa học trong việc thực hành dân chủ, trong việc tổ chức, vận hành của bộ máy nhà
nước. Từ bản thân nó có khả năng giải quyết các vấn đề: cơ chế phòng ngừa và khắc
phục sự tùy tiện, lạm quyền của bản thân bộ máy nhà nước; vấn đề tạo khả năng hữu
hiệu bảo vệ quyền công dân, quyền con người; vấn đề quan hệ hợp lí giữa các quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp, bảo đảm hiệu quả, hiệu lực của mỗi quyền và hiệu quả
chung của cả bộ máy; vấn đề bảo đảm tính tối cao của hiến pháp và pháp luật, tính độc
lập của tư pháp”[1].
Trong giai đoạn hiện nay: “Nhà nước pháp quyền được hiểu là nhà nước mà ở
đó, tất cả mọi công nhân đều được giáo dục pháp luật và phải hiểu biết pháp luật, tuân
thủ pháp luật, pháp luật phải đảm bảo tính nghiêm minh; trong hoạt động của các cơ
quan nhà nước, phải có sự kiểm soát lẫn nhau, tất cả vì mục tiêu phục vụ nhân dân”[1].
Tại Hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII) năm 1997 đưa ra khái niệm đầu tiên về
nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Đại hội X (2006) phát triển thành khái
niệm “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Đại hội XII củ Đảng khẳn định “Xây
dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ
trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị”[3]. Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định:
“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”[4].
3.2. Đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam
Xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân, nhà nước được tổ chức và hoạt
động dựa trên cơ sở của Hiến pháp và pháp luật. Pháp luật được đặt ở vị trí tối thượng
để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ ràng, có sự phối hợp nhịp
nhàng giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam phải do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo, phù hợp với Hiến pháp năm 2013. Hoạt động của nhà nước được giám sát bởi nhân
dân: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thông qua các tổ chức và cá nhân do
nhân dân ủy nhiệm
Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam tôn trọng quyền con người. Quyền
dân chủ được thực hiện một cách rộng rãi; “nhân dân có quyền bầu và bãi nhiệm những
đại biểu không xứng đáng”, bên cạnh đó là tăng cường thực hiện sự nghiêm minh của
pháp luật
Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ,
có sự phân công, phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau nhưng phải đảm bảo quyền
lực là thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.
=>Những đặc điểm trên đã thể hiện được đặc điểm cơ bản của một nhà nước pháp quyền
nói chung. Nhưng bên cạnh đó điểm khác biệt là Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt
Nam mang bản chất giai cấp công nhân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân; là công cụ
chủ yếu để Đảng Cộng sản Việt Nam định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
3.3. Liên hệ bản thân
Là một sinh viên UEH, điều cần làm để góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN ở Việt Nam là:
-Học tập và nghiên cứu: Cố gắng rèn luyện kiến thức chuyên môn và nắm vững
hiểu biết về pháp luật, chính trị, và kinh tế xã hội. Tìm hiểu về lịch sử, quyền và trách
nhiệm của công dân trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.
-Tham gia vào các hoạt động xã hội. Đóng góp thực tế bằng cách tham gia vào
các hoạt động xã hội, tình nguyện và tổ chức cộng đồng.
-Tham gia vào hoạt động chính trị như bỏ phiếu, tranh luận về các vấn đề chính
trị và tham gia vào các tổ chức chính trị sinh viên.
-Nâng cao ý thức pháp luật, tìm hiểu và tuân thủ pháp luật. Thực hiện tôn trọng
và hành động đúng theo quy định pháp luật.
- ham gia vào nghiên cứu chính sách bằng cách tham gia vào các nhóm nghiên
cứu hoặc tổ chức chính trị để đưa ra ý kiến và đề xuất về cải cách và phát triển chính
sách.
- hia sẻ kiến thức và ý thức về quyền và trách nhiệm của công dân, pháp luật và
XHCN với những người xung quanh.
-Nghiêm chỉnh chấp thành đúng pháp luật, tiếp thu những điều tốt và bài trừ
những điều xấu.

KẾT LUẬN
Qua bài luận trên, ta đã hiểu hơn về dân chủ XHCN, nhà nước XHCN, mối quan
hệ giữa dân chủa XHCN và nhà nước XHCN, lý do vì sao mà mối quan hệ này không
thể tách rời nhau. Hiểu rõ về những thành tựu và hạn chế về quyền làm chủ của người
dân hiện nay. Nêu ra quan điểm và đặt điểm của nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt
Nam. Dưới gốc độ là sinh viên, nêu ra những việc cần làm để phát huy quyền làm chủ
của bản thân cũng như mọi người, và những việc cần làm để góp phần xây dụng nhà
nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, Nxb Trường
Đại học Kinh Tế TP. HCM 2020, tr. 60, 62, 65, 70
[2] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học (Dành cho bậc Đại học hệ không
chuyên lý luận chính trị) Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội - 2021, tr 136, 139
[3] ĐCSVN, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, CTQG, H.2016,
tr. 175
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII, Văn phòng trung ương Đảng, Hà Nội, tr. 171

You might also like