You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


----

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Bài thi kết thúc học phần

Giảng viên hướng dẫn: Vũ Anh Tuấn


Sinh viên thực hiện: Phan Tính Nghĩa
Lớp: AR001 MSSV: 31221023671

TP.HCM, ngày 03 tháng 4 năm 2023


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................ 2
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 2
1. Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi
ích kinh tế .................................................................................................................. 2
1.1. Lợi ích kinh tế và vai trò của lợi ích kinh tế ...................................................... 2
1.2. Quan hệ lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng............................................. 3
2. Làm rõ vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế
ở Việt Nam trong thời gian qua ................................................................................ 4
2.1. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi
ích của các chủ thể kinh tế ....................................................................................... 4
2.2. Điều hòa lợi ích giữa cá nhân - doanh nghiệp - xã hội ...................................... 5
2.3. Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát
triển xã hội .............................................................................................................. 5
2.4. Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế................................ 6
3) Một số đề xuất cho biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích
nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay ............................................................ 6
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 8
LỜI MỞ ĐẦU
Gần 40 năm sau khi dất nước hoàn toàn giải phóng thì đất nước ta đã bắt tay vào
công cuộc xây dựng và hoàn thiện đất nước với tốc dộ phát triển không ngừng và không
dừng lại ở đó, Việt Nam đã xây dựng thành công nền kinh tế thị trường vô cùng phát triển.
Từ khi chiến tranh kết thúc thì nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách phù hợp để phát triển
đất nước như: thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng gia sản xuất… bên cạnh đó còn có
nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội gia nhập thị trường
và giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người dân lao động. Thu nhập và mức sống
của người dân ngày càng cao, doanh nghiệp thu được lợi nhuận , nhà nước thu được các
khoản thu như thuế… làm cho lợi thế kinh tế của Việt Nam tăng và là nồng cốt, cơ sở để
nước ta phát triển các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển
chung về mọi mặt của nước nhà.
PHẦN NỘI DUNG
1. Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ
lợi ích kinh tế.
1.1. Lợi ích kinh tế và vai trò của lợi ích kinh tế

Để hiểu rõ về lợi ích kinh tế trước tiên ta phải làm rõ được khái niệm của lợi ích.
Lợi ích là sự thỏa mãn về nhu cầu của con người về vật chất hay tinh thần, nhưng sự thỏa
mãn này phải được nhận thức và được đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với một trình độ
nhất định trong nền sản xuất của xã hội đó. Còn “Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích
thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế của con người”[1], là một phạm trù kinh tế
khách quan, là mối quan hệ xã hội nhằm thực hiện yêu cầu kinh tế của các chủ thể kinh
tế. Lợi ích kinh tế là biểu hiện bề mặt xã hội của các quan hệ lợi ích.
Theo đó, lợi ích kinh tế phản ảnh bản chất quan hệ kinh tế của xã hội. Các thành
viên trong xã hội xác lập các quan hệ kinh tế với nhau vì trong quan hệ đó hàm chứa
những lợi ích kinh tế mà họ có thể có được, về khía cạnh này, Ph. Ăngghen viết: “Những
quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào đó biểu hiện trước hết dưới hình thức lợi
ích”[2]. Các quan hệ xã hội luôn mang tính lịch sử. Do vậy, lợi ích kinh tế trong mỗi giai
đoạn cũng phản ánh bản chất xã hội của giai đoạn lịch sử đó.
Về biểu hiện, lợi ích kinh tế biểu hiện thông qua lợi ích của các chủ thể kinh tế,
hay nói cách khác là gắn với các chủ thể kinh tế khác nhau là những lợi ích khác nhau.
Trong nền kinh tế thị trường, đâu đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp được hoạt động sản
xuất kinh doanh, khi xuất hiện những hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ có mối quan
hệ lợi ích và lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh tế có các vai trò như sau:
-Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thê và hoạt động kinh tế- xã hội:

• Các hoạt động kinh tế của con người được tiến hành nhằm mục đích nâng cao
phương thức sản xuất và thỏa mãn các nhu cầu về vật chất của mình. Do đó, thu
nhập càng cao, phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất càng tốt. Vì
vậy, mọi chủ thể kinh tế đều phải hành động đề nâng cao thu nhập của mình. Thực
hiện lợi ích kinh tế của các giai tầng xã hội, đặc biệt của người dân vừa là cơ sở bảo
đảm cho sự ổn định và phát triển xã hội, vừa là biểu hiện của sự phát triển...
• Về khía cạnh kinh tế, các chủ thể kinh tế hành động trước tiên đều là vì lợi ích chính
đáng của mình. Phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất trước hết
phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ mà xã hội có được. Tất cả
các nhân tố đó lại là sản phẩm của nền kinh tế và phụ thuộc vào quy mô và trình độ
phát triển của nền kinh tế.
• Về khía cạnh xã hội, vì lợi ích chính đáng của mình thì mọi các nhân và chủ thể
kinh tế đều phải không ngừng nâng cao phương thức sản xuất và chất lượng sản
xuất. Những hành vi đó đều có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản
xuất của nền kinh tế và nâng cao đời sống người dân.
-Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của các lợi ích khác: Phương thức
và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất còn phụ thuộc vào địa vị của con người trong
hệ thống quan hê sản xuất xã hội. Vì vậỵ để thực hiện được lợi ích của mình các chủ thể
kinh tế phải đấu tranh với nhau để thực hiện quyền làm chủ tư liệu sản xuất. Như vậy, mọi
vận động của lịch sử, dù dưới hình thức nào, xét đến cùng, đều xoay quanh vấn đề lợi ích,
trước hết là lợi ích kinh tế.
1.2. Quan hệ lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng

Khái niệm: “Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa người với
người, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận nền
kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh
tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng
tầng.”[1]. Như vậy, quan hệ lợi ích kinh tế có biểu hiện hết sức phong phú, quan hệ đó có
thể là các quan hệ theo chiều dọc, giữa một tổ chức kinh tế với một cá nhân trong tổ chức
kinh tế đó. Cũng có thể theo chiều ngang giữa các chủ thể, các cộng đồng người, giữa các
tổ chức, các bộ phận khác nhau hợp thành nền kinh tế.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế:

• Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Là phương thức và mức độ thỏa mãn
các nhu cầu vật chất của con người, lợi ích kinh tế trước hết phụ thuộc vào số lượng,
chất lượng hàng hóa và dịch vụ, mà điều này lại phụ thuộc vào trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất. Do đó, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao,
việc đáp ứng lợi ích kinh tế của các chủ thể càng tốt.
• Địa vị của chủ thể trong hệ thông quan hệ sản xuất xã hội: Quan hệ sản xuất, trước
hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quyết định vị trí vai trò của mỗi con người,
mỗi chủ thể trong quá trình tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội.
• Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước: chính sách phân phối thu nhập của
nhà nước làm thay đổi mức thu nhập và tương quan thu nhập của các chủ thể kinh
tế. Khi mức thu nhập và tương quan thu nhập thay đổi, phương thức và mức độ thỏa
mãn các nhu cầu vật chất cùng thay đổi, tức là lợi ích kinh tê và quan hệ lợi ích kinh
tế giữa các chủ thể cũng thay đổi.
• Hội nhập kinh tế quốc tế: Tác động tích cực giúp các quốc gia tăng lợi ích từ thương
mại, bên cạnh đó cũng có các tác động tiêu cực làm cho các hộ kinh doanh trong
nước trở nên khó khăn.
2. Làm rõ vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh
tế ở Việt Nam trong thời gian qua
2.1. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích
của các chủ thể kinh tế

Nhà nước có vai trò trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh
tế và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế. Trong những năm vừa qua, khi đất
nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hệ thống pháp luật của nước ta đã và đang thay
đổi tích cực để phù hợp, tuân thủ theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Kết cấu hạ tầng
của nền kinh tế nước ta đã được cải thiện rất đáng kể, đáp ứng nhu cầu của các hoạt động
kinh tế. Môi trường vĩ mô về kinh tế đòi hỏi Nhà nước phải đưa ra các chính sách phù hợp
với nhu cầu của nền kinh tế trong từng giai đoạn. Thực tế cho thấy, các chính sách kinh
tế của Việt Nam đang từng bước đáp ứng yêu cầu này.
2.2. Cân bằng lợi ích giữa cá nhân - doanh nghiệp - xã hội

Do mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể và tác động của các quy luật thị
trường, sự phân hóa về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư làm cho lợi ích kinh tế của
những bộ phận người dân trong xã hội khác nhau là khác nha. Những người đã sở hữu
những tư liệu sản xuất đã những lợi ích kinh tế, thì ngày càng có nhiều lợi ích kinh tế
hơn và được thỏa mãn hơn. Những người do những yếu tố khách quan chưa sở hữu
nhưng tư liệu sản xuất, ngày càng khó có thể sở hữu tư liệu sản xuất, có ít lợi ích kinh tế
hơn, ít được thỏa mãn. Từ những sự phân hóa trên, sự mâu thuẫn giữa các bộ phận trong
xã hội sẽ dần xuất hiện và lớn mạnh. Vì vậy, nhà nước cần có các chính sách, trước hết
là chính sách phân phối thu nhập nhằm bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế và phải tính
đến một số vấn đề.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, một mặt, phải thừa nhận sự chênh lệch về mức
thu nhập giữa các tập thể, các cá nhân là khách quan; nhưng mặt khác phải ngăn chặn sự
chênh lệch thu nhập quá đáng. Bởi sự phân hóa xã hội thái quá có thể dẫn đến căng thẳng,
thậm chí xung đột xã hội. Thêm nữa, phân phối không chỉ phụ thuộc vào quan hệ sở hữu,
mà còn phụ thuộc vào sản xuất. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao, hàng
hóa, dịch vụ càng dồi dào, chất lượng càng tốt, thì thu nhập của các chủ thể càng lớn. Do
đó, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ sẽ góp phần
nâng cao thu nhập cho các chủ thể kinh tế.
2.3. Kiểm soát, kiềm chế và ngăn ngừa các quan hệ lợi ích ảnh hưởng tiêu cực tới sự
phát triển xã hội

Nhà nước nên thực hiện những chính sách hỗ trợ người dân như xóa đói giảm nghèo,
tạo cơ hội việc làm và tiếp cận bình đẳng các nguồn lực, khuyến khích người dân làm giàu
hợp pháp, tuyên tuyền và giáo dục để nâng cao nhận thức người dân, phải quyết tâm xây
dựng bộ máy nhà nước liêm chính, trong sạch, hiệu quả, có kỷ luật kỷ cương, có cơ chế
kiểm soát thu nhập nhằm chống các hình thức thu nhập bất hợp pháp, phòng chống buôn
lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhái nhằm đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế.
Hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách như thế, và công cuộc phòng chống
tham nhũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động đã đạt được nhiều thành tựu và
đó là tín hiệu khả quan trong việc Đảng và nhà nước kiểm soát và ngăn ngừa các mối quan
hệ ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội và sự phát triển chung của đất nước.
2.4. Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế

Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân lao động bảo vệ lợi ích hợp
pháp của người lao động như đình công bãi, bãi công. Nhưng đảm bảo không làm mất trật
tự an toàn xã hội và có những biện pháp hay giải pháp để giải tán quần chúng cũng như
có biện pháp hòa giải mâu thuẫn giữa các chủ thể kinh tế. Song hành cùng nhà nước, các
đoàn thể chính trị - xã hội, cũng là những “tấm đệm” ngăn chặn sự bùng nổ của các mâu
thuẫn trong xã hội. Tiêu biểu là Liên đoàn Lao động đã và đang ngăn chặn, kiểm soát, xóa
bỏ được nhiều mâu thuẫn giữa người lao động và chủ doanh nghiệp.
3) Một số đề xuất cho biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi
ích nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay.
- Những biện pháp để thúc đẩy và xử lý hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân,
lợi ích nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay nhằm khắc phục những gì mâu thuẩn
ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của các chủ thể.
+ Một là: Tiếp tục đổi mới hoàn thiện chính sách pháp lý cũng như hệ thống
pháp luật về phân phối thu nhập, cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tự
do kinh doanh (ngoại trừ các lĩnh vực cấm kinh doanh) và nhân dân lao động có môi
trường làm việc hiệu quả, nâng cao lợi ích cá nhân từ đó thúc đẩy lợi ích nhóm hay doanh
nghiệp và nhà nước xã hội cũng tăng lên, hoàn hiện các bộ luật để đạt theo quy chuẩn cùa
quốc tế.
+ Hai là: Tiến hành xử phạt nghiêm minh tiêu cực trong bộ máy nhà nước, xử
lý các hành vi tham nhũng trục lợi theo Hiến pháp và Pháp luật. Ngoài, ra cần có những
chính sách tinh gọn hóa bộ máy, giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà của bộ máy nhà
nước, qua đó tạo ra sự dễ dàng về đầu tư và kinh doanh.
+ Ba là: Khuyến khích cá nhân thực hiện lợi ích chính đáng của mình đồng thời
bảo đảm lợi ích xã hội. Cá nhân luôn phải tích cực nâng cao trình độ và tay nghề để theo
kịp nền kinh tế mở, vì nên kinh tề phát triển cần nguồn lao động có kinh nghiệm và có
trình độ, năng động sáng tạo trong công việc, luôn tiếp thu kiến thức từ bên ngoài áp dụng
thực tiễn. Và bênh cạnh đó luôn tuân thủ và bảo đảm hài hòa các mặt lợi ích của các bên
không được phép xâm phạm đến lợi ích của nhóm hay xã hội.
+ Bốn là: Nâng cao nhận thức của các chủ thể lợi ích trong việc giải quyết quan
hệ lợi ích, nhất là giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Chúng ta cần phải nâng cao nhận
thức của các chủ thể lợi ích để các chủ thể lợi ích xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của
mình trong các quan hệ lợi ích, tránh xung đột lợi ích giữa các chủ thể. Ngoài ra còn phải
nâng cao nhận thức của các chủ thể về tầm quan trọng của sự thống nhất lợi ích, cân
băng hài hòa lợi ích giữa các bên. Mỗi chủ thể cần được giáo dục để tự đặt lợi ích của
bản thân trong mối quan hệ với các lợi ích khác, tôn trọng lợi ích chung, lợi ích cua các
bộ phận khác trong xã hội. Trong mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, chủ
thể cá nhân cần nhận thức được rằng, lợi ích xã hội chỉ có thể đạt được khi mỗi cá nhân
cố gắng thực hiện tốt các lợi ích chính đáng của mình thông qua việc tích cực học tập,
lao động, rèn luyện, hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ. Mặt khác, Đảng và Nhà nước
cũng cần nhận thức được rằng, muốn thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội, phải quan tâm đến lợi ích thiết thực của mọi cá nhân, của từng đối tượng, nhất là
quan tâm đến những người có công với cách mạng, những đối tượng yếu thế trong xã
hội, thực hiện tốt an sinh xã hội.
Muốn xử lý hài hòa mối quan hệ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội
ở Việt Nam hiện nay, chúng ta cần phải có các biện pháp đồng bộ từ trung ương đến địa
phương, cần sự chung sưc của toàn Đảng, toàn dân và toàn hệ thống chính trị. Trong đó
việc tuyên truyền và giáo dục một cách đúng đắn và hiệu quả là trụ cột để cân bằng các
lợi ích trong xã hội. Ngoài ra, chúng ta cũng cần có nhiều chính sách, sự hỗ trợ hơn nữa
cho các vùng sâu, vùng xa, các đối tượng yếu thế trong xã hội có thể sở hữu và tiếp cận
được với những tư liệu sản xuất. Những biện pháp trên không chỉ giúp ích cho mỗi cá
nhân, đối tượng riêng biệt nào trong xã hội mà nó sẽ góp phần vào sự phát triển chung
của đất nước, đặc biệt là trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa như hie
KẾT LUẬN
Dù cho đã bước qua thời kì khó khăn nhất của nền kinh tế và gần đây nên kinh tế
còn chịu nhiều thiệt hại nặng nề do đại dịch covid-19, nhưng vượt qua tất cả năm 2022 là
năm phục hồi kinh tế của Việt Nam đánh dấu sự chuyển minh ngoạn mục. Nhà nước thực
hiện tốt nhiều chính sách khuyến khích các lợi ích kinh tế của các chủ thể phát triển không
ngừng từ đó gia tăng thu nhập nâng cao đời sống kinh tế. Mọi người được sống trong hào
bình , có điều kiện phát triển cá nhân vô cùng thuận lợi là thời cơ tuyệt đối chắc chắn phải
nắm bắt . Tuy nhiên cũng có nhiều điều cần phải sửa đổi và hoàn thiện bộ máy nhà nước
là cần chấn chỉnh tư tưởng nhất quán trung với Đảng hiếu với Dân của các cáng bộ , vì đã
để lộ nhiều sai sót và cần phải khắc phục triển để tiếp tục công cuộc phát triển kinh tế xã
hội nâng cao lợi ích kinh tế của các cá nhân, nhóm, xã hội và toàn dân tộc.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Kinh Tế Chính Trị Mác – Lê Nin ( Do Khoa Lý
Luận Chính Trị trường Đại học Kinh Tế TP.HCM biên soạn )
[1] Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin, Nxb Trường Đại
học Kinh Tế TP. HCM 2023, trang 86, 87
[2] Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.21, tr.439.

You might also like