You are on page 1of 2

1.

Trình bày khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân
*Khái niệm:
- Trong PTSX công nghiệp TBCN: là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ SX có
tính chất CN ngày càng hiện đại và XH hóa cao.
- Trong QHSX TBCN: là giai cấp vô sản, của những người lao động không sở hữu TLSX chủ yếu của xã hội. Phải
bán sức lao động cho nhà tư bản và bị chúng bóc lột giá trị thặng dư
*Đặc điểm của giai cấp công nhân:
- Lao động bằng phương thức công nghiệp và sản xuất vật chất là chủ yếu. Vì thế GCCN có vai trò quyết định nhất
đến sự tồn tịa và phát triển xã hội
- Có lợi ích cơ bản đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản
- Có ý thức tổ chức kỉ luật, đoàn kết cao
- Có hệ tư tưởng độc lập, tiến bộ là chủ nghĩa Mác-Lênin
- Giai cấp công nhân có đội tiền phong là Đảng Cộng sản.
2. Phân tích nội dung SMLS của GCCN thế giới và việc thực hiện SMLS của GCCN thế giới hiện nay
*Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
+ Nội dung kinh tế: Là nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất xã hội hóa cao, đại biểu cho quan hệ sản xuất mới,
tiến bộ, đại biểu cho lợi ích chung của xã hội; là giai cấp tạo tiền đề vật chất cho xã hội mới; đóng vai trò nòng cốt
trong giải phóng lực lượng sản xuất
+ Nội dung văn hóa, tư tưởng: cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới về văn hóa tư tưởng, củng cố ý thức tiên tiến
của GCCN.
+ Nội dung chính trị - xã hội: thiết lập nhà nước quyền lực thuộc về GCCN và người lao động; thực hiện dân chủ,
công bằng và tiến bộ XH theo lý tưởng XHCN.
*GCCN và việc thực hiện SMLS của GCCN hiện nay:
- Nội dung kinh tế:
+ Là nhân tố KT – XH thúc đẩy cuộc đấu tranh của GCCN vì dân chủ, tiến bộ xã hội và CNXH
+ Vẫn mang đậm bản chất TBCN với những bất công và bất bình đẳng xã hội giữa công nhân với tư bản
- Nội dung CT – XH
+ Mục tiêu trực tiếp là chống bất công, bất bình đẳng xã hội
+ Mục tiêu lâu dài là giành chính quyền về tay GCCN và nhân dân lao động
- ND VH – TT:
+ Cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa hệ giá trị GCCN với hệ giá trị của GCTS
+ Đấu tranh bảo vệ tư tưởng của Đảng Cộng sản, GD, nâng cao nhận thức và củng cố niềm tin khoa học, lý tưởng,
mục tiêu CNXH, phát huy chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc
3. Phân tích điều kiện khách quan quy định SMLS của GCCN và những điều kiện chủ quan dẫn đến việc
GCCN thực hiện SMLS của mình
*Điều kiện khách quan quy định SMLS của GCCN:
- Do địa vị kinh tế quy định: GCCN là con đẻ của nền sản xuất công nghiệp, đại diện cho phương thức sản xuất
tiên tiến.
- Do địa vị chính trị - xã hội của GCCN quy định: tính tổ chức và kỷ luật, tính tự giác và đoàn kết.
*Điều kiện chủ quan để GCCN thực hiện SMLS:
- Sự phát triển của bản thân GCCN cả về số lượng và chất lượng
- Nhân tố quan trọng để GCCN thực hiện thắng lợi về SMLS: Đảng Cộng sản
- Liên minh giai cấp công nông và tầng lớp lao động khác
4. Tại sao nói GCCN có SMLS còn GC nông dân và tiểu tư sản thì không có SMLS
Theo quan niệm của C. Mác, sở dĩ giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là vì họ là giai cấp đại diện cho xu thế xã
hội hóa của lực lượng sản xuất hiện đại. Trong sản xuất công nghiệp, họ vừa là “sản phẩm của nền đại công
nghiệp”, vừa là chủ thể của quá trình này. Do gắn liền với phương thức lao động này, giai cấp công nhân có được
những phẩm chất, như tính tổ chức, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác, tâm lý lao động công nghiệp... Đó là những
phẩm chất cần thiết cho một giai cấp cách mạng và có năng lực lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa.
5. So sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa GCCN hiện nay với GCCN truyền thống ở thế kỉ XIX
- Về những điểm tương đồng:
+ Là lực lượng sản xuất hàng đầu, là chủ thể của quá trình sản xuất công nghiệp hiện đại mang tính xã hội hóa
ngày càng cao
+ Một bộ phận lớn công nhân hiện đại vẫn bị GCTS và CNTB bóc lột giá trị thặng dư
+ Xung đột về lợi ích cơ bản giữa GCCN và GCTS vẫn còn tồn tại
- Về những biến đổi và khác biệt:
+ Xu hướng “trí tuệ hóa” tăng nhanh
+ Xu hướng “trung lưu hóa” gia tăng
+ Ở một số các nước XHCN GCCN đã trở thành giai cấp lãnh đạo, Đảng Cộng sản trở thành Đảng cầm quyền
- Trong bối cảnh mơi của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế GCCN hiện đại tăng nhanh về số lượng, thay đổi mạnh về
cơ cấu trong nền sản xuất hiện đại
6. Trình bày đặc điểm của GCCN Việt Nam và một số giải pháp xây dựng GCCN Việt Nam hiện nay
*Đặc điểm của GCCN Việt Nam:
- Ra đời vào đầu TK XX gắn liền với chính sách khai thác thuộc địa của TD Pháp, xuất thân từ nông dân nghèo đô
thị làm thuê cho chủ tư sản xâm lược
- Có ý thức giai cấp và lập trường chính trị vững vàng
- Gắn bó mật thiết với các tầng lớp nhân dân trong xã hội
- Đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Giữ vai trò nòng cốt, thể hiện định hướng XHCN
*Một số giải pháp xây dựng GCCN Việt Nam hiện nay:
- Kiên định quan điểm GCCN là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt
Nam. GCCN lớn mạnh là một điều kiện bảo đảm thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- XD GCCN lớn mạnh phải gắn kết với xây dựng khối liên minh Công – Nông và đội ngũ Trí thức – XD GCCN
lớn mạnh, gắn kết với chiến lược phát triển KT – XH, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế.
Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, cấp bách của
GCCN.
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng trí thức hóa GCCN là một nhiệm vụ
chiến lược
- XD GCCN lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và của bản thân người công nhân

You might also like