You are on page 1of 19

I.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT


1.Nguồn gốc, KN, Đặc điểm
a. Nguồn gốc
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, pháp luật ra đời cùng sự ra đời của nhà nước.
b. Khái niệm: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước
đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, được Nhà nước bảo đảm thực
hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển xã hội.
c. Đặc điểm
- Tính hệ thống:
- Tính quy phạm: mỗi quy tắc xử sự tạo nên 1 khuôn mẫu, 1 chuẩn ứng xử => có cơ sở
đánh giá đúng sai
- Tính nhà nước: PL do NN đặt ra, NN thừa nhận tập quán trong XH, do NN tổ chức thực
hiện, đảm bảo cho PL đc thực hiện trong đời sống = quyền lực vốn có của mình
===> PL thuộc về nhà nước, ko tách rời nhà nước, mang quyền lực nhà nước
- Tính xác định chặt chẽ về hình thức
d. MQH NN VÀ PL
- PL do NN đặt ra or thừa nhận, là công cụ để NN quản lý XH
- Tính chất, đặc điểm của PL chịu ảnh hưởng từ bản chất, đặc điểm của NN, điều kiện về
KT-XH từng thời kỳ
2. Vị trí, chức năng của PL
a. Vị trí
Đạo đức
quyết định
Cơ sở hạ Kiến trúc Nhà nước
tầng thượng tầng
tác động trở lại Pháp luật

- PL là 1 hiện tượng thuộc KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG. => PL chịu sự quyết định định của CƠ
SỞ HẠ TẦNG (qhsx ứng với phương thức sx nhất định)
- Pháp luật cũng có tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng, nếu pháp luật phù hợp với tính
chất, trình độ của cơ sở hạ tầng xã hội sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển, ngược lại
nếu không phù hợp sẽ là nhân tố cản trở sự phát triển của xã hội.
- Pháp luật cũng có những mối liên hệ chặt chẽ với các hiện tượng khác thuộc kiến trúc
thượng tầng xã hội, như: Nhà nước, chính trị, đạo đức...
b. Chức năng
- Điều chỉnh: tác động, uốn nắn hành vi con người
- Bảo vệ: bảo vệ đối tượng mà NN xác định
- Giáo dục: thông qua PL để giáo dục con người làm điều hay, điều tốt
3. Kiểu và hình thức pháp luật: phân loại dựa trên nền tảng XH sinh ra nó
- Kiểu phát luật: là tổng thể những đặc điểm, đặc thù của một nhóm pháp luật, qua đó phân
biệt với nhóm pháp luật khác.
=> Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, kiểu pháp luật đc phân loại:
+ Chủ nô
+ Phong kiến
+ Tư sản:
+ XHCN:
- Hình thức PL: 2 cách tiếp cận: Bên trong và bên ngoài
+ Bên trong (cấu trúc bên trong): là sự liên kết giữa yếu tố cấu thành PL
+ Bên ngoài (phổ biến): là phương thức tồn tại và cách thức biểu hiện ra bên ngoài
của PL: văn bản quy phạm PL, tập quán pháp, tiền lệ pháp,...
CHƯƠNG 2: QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Khái niệm
- QPPL: Là quy tắc xử sự chung do NN đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để
điều chỉnh quan hệ xã hội theo định hướng nhất định và nhằm đạt đc mục đích NN đặt ra
2. Đặc điểm
- QPPL có tính NN: + do NN tạo ra hoặc thừa nhận
+ được NN bảo vệ
- QPPL có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: vì tính quan trọng của nó nên cần biểu
hiện rõ ràng để mọi người dễ tiếp cận (các hình thức: văn bản, tập quán,...)
- QPPL có tính quy phạm
3. Cơ cấu: gồm 3 bộ phận
- Giả định: là bộ phận nêu lên những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) có thể xảy ra trong
đời sống XH mà QPPL sẽ tác động đối với chủ thể nhất định (cá nhân, tổ chức)
+ Trả lời câu hỏi: Ai? Khi nào ? Trong điều kiện, hoàn cảnh nào?
+ Chủ thể, hoàn cảnh, điều kiện trong bộ phận giả định phải rõ ràng, chính xác , sát
thực tế, tránh mập mờ, khó hiểu.
+ Khi xây dựng PL cần dự kiện đc tới mức tối đa những tình huống có thể xảy ra
trong đời sống thực tế
+ Giả định có thể giản đơn (nêu 1 hoàn cảnh, đk) or phức tạp (nhiều hoàn cảnh, đk)
+ Giả định có thể đc nêu theo cách liệt kê (kể tên), or cách loại trừ (loại trừ những
chủ thể or trường hợp ko chịu tác động của QPPL)
- Quy định: Nêu lên cách xử sự mà chủ thể "được cho phép", "không được phép", hoặc
"buộc phải tuân theo" (quyền or nghĩa vụ)
+ Trả lời câu hỏi: Được làm gì? Phải làm gì? Ko được làm gì? Làm ntn?
+ Quy định đc coi là CỐT LÕI của QPPL
+ Chính xác, chặt chẽ, rõ ràng
- Chế tài: quy định các biện pháp cưỡng chế mang tính chất trừng phạt mà NN dự kiến có
thể áp dụng đối với chủ thể VPPL, ko thực hiện or thực hiện ko đúng
+ Chế tài là biện pháp QUAN TRỌNG của QPPL
+ Trả lời câu hỏi: Các chủ thể có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế
nào đối với chủ thể VPPL?
+ Đvoi chủ thể nêu ở giả định: được gián tiếp thông báo or cảnh báo cho họ biết là
nếu ở vào tình hướng giả định đó thì họ phải chịu hậu quả gì?
 Chế tài cố định: nêu chính xác, cụ thể biện pháp tác động sẽ áp dụng với chủ
thể VPPL
 Chế tài không cố định: nêu lên nhiều biện pháp tác động (ko nêu 1 cách
chính xác, cụ thể, dứt khoát or chỉ quy định mức thấp nhất và mức cao nhất
của biện pháp). việc áp dụng biện pháp nào, mức độ tnao là do chủ thể có
thẩm quyền áp dụng cho phù hợp
+ Để PL đc thực hiện nghiêm minh hoặc khuyến khích chủ thể tích cực thực hiện,
NN còn dự kiến, chỉ dẫn các bp khác (ko phải chế tài PL):
 Các bp pháp lý bất lợi, nhưng ko mang tính trừng phạt. VD: đình chỉ, bãi bỏ
các văn bản PL đc ban hành có sai trái, tuyên bố vô hiệu hợp đồng
 Bp mang tính hỗ trợ, giúp đỡ, tạo đk đối với chủ thể rơi vào tình huốg khó
khăn cần giúp đỡ
 Bp khuyến khích, khen thưởng về vật chất, tinh thần or lợi ích khác đối với
chủ thể có hành vi mang lại lợi ích cho NN, XH, nghiêm chỉnh thực hiện PL
4. Cách thức thể hiện QPPL trong văn bản QPPL:
- Thường trình bày dưới dạng điều luật (gồm các điều khoản => điều điểm => điều tiết)
- Dẫn nguồn: dẫn đến QPPL theo 1 nguyên tắc:
VD: Căn cứ điểm b khoản 4 điều 1: Tên QPPL
- Rất ít điều luật chứa đựng 3 bộ phận giả định, quy định, chế tài
=> Ko thể đồng nhất giữa điều luật và QPPL
5. Phân loại QPPL:
a. Căn cứ đối tượng điều chỉnh và pp điều chỉnh PL, có thể chia QPPL thành các nhóm lớn:
- QPPL hành chính
- QPPL dân sự
Có thể chia thành các nhóm nhỏ hơn ngành luật như: phân ngành luật, chế định PL,...
b. Phụ thuộc TÍNH CHẤT MỆNH LỆNH
- QPPL dứt khoát: Bộ phận quy định chỉ nêu ra 1 cách xử sự rõ ràng, chặt chẽ
- QPPL không dứt khoát: Bộ phận quy định nêu ra nhiều cách xử sự và cho phép chủ thể lựa chọn
- QPPL hướng dẫn: Bộ phận quy định đưa ra lời khuyên nhủ, hướng dẫn chủ thể tự giải quyết
c. Phụ thuộc CÁCH THỨC XỬ SỰ
- QPPL bắt buộc (mệnh lệnh): Quy định buộc chủ thể thực hiện 1 số hành vi nhất định
- QPPL cấm đoán: Quy định cấm chủ thể ko đc thực hiện 1 số hvi nhất định
- QPPL cho phép (tuỳ nghi): Quy định cho phép chủ thể tự xử sự theo cách thức nhất định (quy
định về quyền và tự do của chủ thể)
d. Căn cứ CÁCH THỂ HIỆN NỘI DUNG
- QPPL định nghĩa
- QPPL điều chỉnh: Điều chỉnh những quan hệ XH giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ
quan NN với tư nhân => Liên quan lợi ích chung của NN và XH
- QPPL bảo vệ: Điều chỉnh quan hệ XH giữa tư nhân với nhau => Lợi ích riêng tư của tư nhân
CHƯƠNG 3: QUAN HỆ PHÁP LUẬT
1. Khái niệm
- QHPL là quan hệ XH đc PL điều chỉnh, trong đó các bên tham gia QHPL có các quyền và nghĩa
vụ pháp lý dc nhà nước bảo đảm thực hiện
2. Đặc điểm
- QHPL là quan hệ XH có ý chí: xuất hiện do ý chí của con người, được điều chỉnh bởi PL
- Các bên tham gia đc quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý được NN đảm bảo thực hiện
3. Cơ cấu
a. Chủ thể: là các cá nhân, pháp nhân tham gia QHPL, được QPPL quy định quyền or nghĩa vụ
- Bao gồm: cá nhân, tổ chức (pháp nhân or ko là pháp nhân)
+ Cá nhân:
 Công dân nước sở tại: người mang quốc tịch của NN đó
 Công dân nước ngoài: mang quốc tịch nước khác nhưng đang có mặt ở nước sở tài
=> NLPL có từ lúc sinh ra đến khi chết đi, mở rộng dần phụ thuộc độ tuổi, thể lực và trí lực.
=> NLHV xuất hiện muộn hơn khi đủ tuổi và đáp ứng tiêu chuẩn do PL quy định
+ Tổ chức:
 Pháp nhân: những tổ chức đáp ứng điều kiện do PL quy định (Là tổ chức hợp pháp, do NN
thành lập, thừa nhận cà có tên gọi riêng; Có cơ cấu thống nhất hoàn chỉnh; Có tài sản độc
lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm = tài sản đó; Nhân danh tổ chức tham
gia vào QHPL và chịu trách nhiệm từ hậu quả phát sinh)
=> NLPL và NLHV của pháp nhân phát sinh đồng thời và tồn tại tương ứng với thời điểm thành
lập và giải thể pháp nhân
 Không phải là pháp nhân: Tổ chức hợp pháp nhưng ko thoải mãn các đk để đc công nhận
là pháp nhân => vẫn đc tham gia vàp QHPL
 Nhà nước: Là chủ thể đặc biệt tham gia vào 1 số QHPL cơ bản và quan trọng nhất để thực
hiện quản lý mọi mặt đời sống XH (hình sự, sở hữu NN,...)
- Điều kiện do PL quy định đối với cá nhân, tổ chức để họ có thể tham gia vào QHPL đgl NĂNG
LỰC CHỦ THỂ (khả năng được làm chủ thể):
+ NL pháp luật: là khả năng có quyền, nghĩa vụ pháp lý do NN quy định cho các cá nhân,
tổ chức nhất định (Cá nhân từ khi sinh ra -> chết đi: đều có NL pháp luật)\
+ NL hành vi: Khả năng mà NN thừa nhận cho cá nhân, tổ chức = hành vi của mình tự xác
lập và thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý (Người có NLHV đầy đủ: đủ 18 tuổi, ko bị mất
NL hành vi, ko bị hạn chế NL hành vi)
b. Nội dung: bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể
- Quyền chủ thể: là khả năng của chủ thể xử sự theo những cách thức nhất định mà PL cho phép,
gồm các khả năng:
 Có thể tự thực hiện những hành động nhất định (Tự xử sự)
 Có thể yêu cầu chủ thể bên kia phải thực hiện hành vi nào đó để đáp ứng việc thực hiện
quyền of mình, có thể yêu cầu chấm dứt hành vi nếu cho rằng cản trở việc thực hiện quyền
 Có thể yêu cầu các cơ quan NN có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
khi bị xâm hại
- Nghĩa vụ chủ thể: là cách xử sự mà chủ thể bắt buộc phải thực hiện theo quy định PL nhằm thực
hiện quyền của chủ thể khác, gồm:
 Phải tiến hành 1 số hoạt động nhất định
 Phải kiềm chế ko thực hiện 1 số hđ
 Phải chịu trách nhiệm pháp lí khi xử sự ko đúng với quy định PL
c. Khách thể: là những lợi ích mà chủ thể tham gia QHPL mong muốn đạt đc tham gia qhe
đó
 Lợi ích vật chất: trong quan hệ mua bán, trao đổi
 Lợi ích phi vật chất: thoả mãn nhu cầu về tinh thần
d. PHÂN BIỆT THỂ NHÂN & PHÁP NHÂN
- Thể nhân: + Là 1 cá nhân, bản chất sinh học
+ NLPL, NLHV có sự tách biệt
+ Tham gia trực tiếp or gián tiếp vào QHPL
- Pháp nhân: + Là 1 tổ chức đặc biệt, có đủ các đk theo PL
+ NLPL,NLHV không có sự tách biệt
+ Tham gia vào QHPL thông qua người đại diện
4. Sự kiện pháp lý
- Khái niệm: Là sự kiện xảy ra trong đời sống thực tế tương ứng như những hoàn cảnh, điều kiện
được nêu ra trong phần giả định của các QPPL, làm căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPL cụ
thể
- Phân loại:
+ Theo dấu hiệu ý chí: Hành vi, sự biến
+ Theo hậu quả pháp lý: Phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPL
CHƯƠNG 4: Ý THỨC PHÁP LUẬT, VĂN HOÁ PHÁP LÝ, GIÁO DỤC PL
I. Ý THỨC PL
1. KN
- Là tổng thể các học thuyết, tư tưởng, quan điểm khoa học về PL; thái độ, cảm xúc, sự đánh
giá của con người về PL; tính hợp pháp hay không hợp pháp trong cách xử sự của con người,
trong hoạt động của cơ quan, tổ chức
2. Đặc điểm
- Là một hình thái ý thức XH, chịu sự quy định của tồn tại XH, nhưng có tính độc lập tương đối
- Có tính giai cấp
- Là tiền đề thiết yếu cho quá trình tạo lập hay làm ra PL thông qua nhà nước
- Có tính kế thừa trên cơ sở chọn lọc 1 số nhân tố của Ý thức PL trước đó
- Có bộ phận tư tưởng khoa học về PL có thể vượt lên trên tồn tại XH
- Có quan hệ và sự tác động qua lại với các hình thái ý thức XH khác của thượng tầng pháp lý
3. Phân loại ý thức PL
* Theo mức độ, trình độ, phạm vi nhận thức:
- YTPL phổ thông:+ Là nhận thức, thái độ của con người đối với các hiện tượng đời sống thực tiễn
+ Chỉ ở mức bề ngoài
+ Có tính sinh động, cụ thể phản ánh tư duy, cảm quan trực tiếp với thực tiễn;
không phản ánh tính hệ thống, chiều sâu, ko hình thành cơ sở lí luận chuyên biệt về đối tượng
- YTPL lý luận: + Là những học thuyết, trường phái khác nhau về PL
+ Mang tính lý luận, khái quát cao
+ Là cơ sở, nền tảng nhận thức chỉ đạo quá trình xây dựng, điều chỉnh, giáo dục PL
- YTPL nghề nghiệp: + Là ý thức của những người hoạt động nghề luật
+ Lý luận chuyên sâu và áp dụng trong hoạt động nghề nghiệp
* Theo chủ thể:
- YTPL cá nhân: + Phản ánh đặc điểm nhân cách cá nhân và điều kiện tồn tại mỗi người
+ Mang tính chủ quan, phiến diện
+ Là cơ sở tạo lập YTPL Xã hội
- YTPL nhóm: (nhóm người, nhóm XH, tầng lớp, giai cấp)
- YTPL xã hội (cá nhân, nhóm trong toàn XH):
4. Cấu trúc của YTPL
- Hệ tư tưởng PL:
+ Là toàn bộ quan điểm, tư tưởng, học thuyết, trường pháp lý luận về PL;
+ Tư tưởng PL mang tính khoa học phản ánh đúng đắn các mqh vật chất của XH và quy
luật phát triển khách quan của XH; ngược lại không khoa học cũng phản ánh mqh vậy chất của
XH nhưng là xuyên tạc, sai lầm, thiếu khách quan
- Tâm lý PL: + Nhận thức, biểu hiện, tâm trạng, cảm xúc, thái độ của con người đối với PL và các
hiện tượng pháp lý
+ Tâm lý PL chịu sự ảnh hưởng của tập quán, điều kiện sống và làm việc, hệ thống
thông tin, trình độ học vấn, tính cách, sức khoẻ, trạng thái tâm lý, mqh với gia đình, XH,...
5. Chức năng của YTPL
- Nhận thức: có khả năng nhận thức, hiểu biết về PL
- Đánh giá: có khả năng đánh giá, thể hiện thái độ, cảm xúc đối với pháp luật và hình vi của con
người, hoạt động của các cơ quan, tổ chức
- Điều chỉnh: Có khả năng đưa ra quyết định hành vi phù hợp với nhận thức, đánh giá
II. VĂN HOÁ PHÁP LÝ
1. KN: Là biểu hiện sự hiểu biết PL, trình độ tư duy pháp lý, mức độ hiện thực hoá các giá trị
pháp lý thông qua hành vi con người
2. Đặc điểm:
- Chịu sự chi phối của cơ sở hạ tầng (điều kiện KT-XH)
- Có mqh chặt chẽ với các hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng: PK, YTPL, Giáo dục PL,...
- Hình thành, tồn tại trên nền tảng của quá trình điều chỉnh PL
- Có tính kế thừa, phủ định, đan xen trong quá trình tồn tại, phát triển
- Có tính giai cấp
- MQH hữu cơ với các loại hình văn hoá khác
III. GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
1.KN: Là quá trình tác động 1 cách có hệ thống và thường xuyên tới nhận thức của con người,
nhằm trang bị cho họ những kiến thức pháp lý nhất định, để nhận thức đúng đắn về PL, tôn trọng
PL và tự giác xử sự theo yêu cầ PL
2. Mục đích
- Trang bị kiến thức pháp lý
- Khơi dậy tình cảm, lòng tin và tôn trọng PL
- Thói quen hành xử theo PL với động cơ tích cực
3. Nội dung
- Quy định của Hiến pháp và văn bản QPPL, trọng tâm là các quy định về dân sự, hình sự, hành
chính, kỉ luật,...
- Các điều ước quốc tế mà nước CHXHCNVN là thành viên, các thoả thuận quốc tế
- Ý thức tôn trọng và chấp hành PL; bảp vệ PL; lợi ích của chấp hành PL; gương người tốt trong
thực hiện PL
CHƯƠNG 5: THỰC HIỆN PL, ÁP DỤNG PL, GIẢI THÍCH PL
I. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
1. KN: là hành vi thực tế, hợp pháp, có mục đích của các chủ thể đc hình thành trong quá trình
hiện thực hoá các quy định của PL
2. Hình thức Thực hiện PL
- Tuân thủ PL: Chủ thể PL kiềm chế không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm
- Thi hành PL: Chủ thể PL tiến hành các hđ mà PL buộc phải làm
- Sử dụng PL: Chủ thể PL tiến hành hđ mà PL cho phép
- Áp dụng PL: Hình thức thực hiện PL của các cơ quan NN hoặc chủ thể đc trao quyền, nhằm cá
biệt hoá các QPPL vào các trường hợp cụ thể
II. Áp dụng PL
1. Trường hợp áp dụng PL
- Khi áp dụng chế tài cho các chủ thể VPPL
- Khi quan hệ PL ko phát sinh nếu thiếu tác động của NN
- Khi tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các bên mà cần có sự giải quyết của NN
- Khi cần kiểm tra, giám sát, xác nhận của NN
2. Đặc điểm
- Mang tính quyền lực NN
- Phải tuân theo hình thức, thủ tục chặt chẽ do PL quy định
- Mang tính cá biệt hoá QPPL đối với từng trường hợp cụ thể
- Đòi hỏi tính sáng tạo
3. Các yêu cầu có tính nguyên tắc của Áp dụng PL
- Có căn cứ, lý do xác đáng
- Đúng, chính xác, công bằng
- Bảo đảm tính pháp chế
- Phù hợp mục đích đề ra
- Bảo đảm tính hiệu quả
4. Các giai đoạn của quá trình ADPL
a. Phân tích, đánh giá đúng, chính xác tình tiết, hoàn cảnh, điều kiện của sự việc thực tế đã xảy ra
b. Lựa chọn QPPL phù hợp và phân tích làm sáng tỏ nội dụng, ý nghĩa của QPPL đối với trường
hợp cần áp dụng
c. Ban hành quyết định áp dụng
d. Tổ chức thực hiện quyết định áp dụng
III. ÁP DỤNG PL TƯƠNG TỰ
1. KN: Là biện pháp tạm thời nhằm khắc phục những vấn đề chưa có PL điều chỉnh
2. Phân loại:
- Áp dụng tương tự QPPL: là giải quyể vụ việc thực tế trên cơ sở QPPL điều chỉnh trường hợp
khác có nội dung gần giống vụ việc cần giải quyết
- Áp dụng tương tự PL: Giải quyết vụ việc trên cơ sở những nguyên tắc chung của PL hiện hành, ý
thức PL, kết hợp các quy phạm XH khác.
3. Điều kiện áp dụng
- ĐK áp dụng tương tự QPPL:
+ Xác định tính chất pháp lý của vụ việc
+ Xác định được chưa có QPPL điều chỉnh vụ việc
+ Lựa chọn QPPL tương tự để áp dụng và giải thích tại sao lại áp dụng tương tự
- ĐK áp dụng tương tự PL:
+ Xác định đc tính chất pháp lý của vụ việc
+ Xác định chưa có QPPL và QPPL tương tự điều chỉnh vụ việc
+ Lựa chọn nguyên tắc PL để áp dụng và giải thích được lý do áp dụng
IV. GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT
1. KN: làm sáng tỏ nội dung, tư tưởng ý nghĩa của QPPL, bảo đảm cho PL đc nhận thức và thực
hiện đúng đắn, thống nhất
2. Các hình thức
- Chính thức: giải thích PL của các chủ thể có thẩm quyền, thường thể hiện dưới hình thức văn
bản, các chủ thể có thẩm quyền phải tuân theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ do luật định
- Không chính thức: Giải thích PL của bất kì cá nhân, tổ chức nào trong XH;
phổ biến, mang tính quảng đại quần chúng
người giải thích có thể là các nhà hđ khoa học, người làm CT, giảng dạy PL;
đc thể hiện trong các bài viết, bài bình luận hay phân tích về PL trên MXH
3. Các phương pháp
- Giải thích theo văn phạm: phân tích cấu tạo ngữ pháp của quy phạm, xác định các thành phần
câu, các dấu câu, từ nối để xác định mối liên hệ giữa các bộ phận của quy phạm
- Giải thích hệ thống: đặt QPPL cần giải thích trong mối liên hệ với quy phạm khác để giải thích
- Giải thích logic: Sử dụng quy luật của logic hình thức, làm sáng tỏ nội dung trong trường hợp lời
văn của QPPL ko trực tiếp thể hiện rõ ý chí NN
- Giải thích CT-lịch sử: làm sáng tỏ nội dung thông qua việc tìm hiểu hoàn cảnh CT, lịch sử ban
hành chúng
- Giải thích hạn chế
CHƯƠNG 6: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP

I. VI PHẠM PHÁP LUẬT
1. KN: là hành vi trái PL và có lỗi, do chủ thể có năng lực pháp lý thực hiện, xâm phạm đến các
quan hệ XH được PL bảo vệ
2. Cấu thành của VPPL
a. Mặt khách quan: là biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan, gồm:
- Hành vi trái PL: thể hiện dưới dạng hành động như đâm chém, cướp tài sản,...; không hành động
như không tố giác tội phạm, trốn nghĩa vụ quân sự,...
- Hậu quả: kết quả trực tiếp của hành vi trái PL
- MQH nhân quả giữa hành vi trái PL và hậu qảu
- Thời gian, địa điểm, phương tiện, cách thức VPPL
b. Mặt chủ quan: biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể khi VPPL, gồm: lỗi, động cơ, mục đích
- Lỗi: phản ánh thái độ tâm lý bên trong của chủ thể đối với hành vi VPPL và hậu quả
Lỗi Lý trí Ý chí
Cố ý trực tiếp 1. Nhận thức rõ hành vi của Mong muốn hậu quả xảy ra
mình là nguy hiểm cho XH
2. Thấy trước hậu quả
Cố ý gián tiếp 1. Nhận thức rõ hành vi của KHÔNG mong muốn hậu quả
mình là nguy hiểm cho XH xảy ra, nhưng để mặc cho xảy
2. Thấy trước hậu quả ra
Vô ý vì quá tự tin 1. Thấy trước hành vi của KHÔNG mong muốn hậu quả
mình gây ra hậu quả nguy hại xảy ra
cho XH
2. Tin tưởng hậu quả không
xảy ra hoặc ngăn ngừa được

Vô ý do cẩu thả KHÔNG thấy hành vi của KHÔNG mong muốn hậu quả
mình có thể gây ra hậu quả xảy ra
nguy hại cho XH
- Động cơ: là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi VPPL, chỉ VPPL với lỗi cố ý
mới có yếu tố động cơ
- Mục đích: là kết quả trong ý thức mà chủ thể VPPL đặt ra và mong muốn đạt đc khi thực hiện
hành vi VPPL, chỉ vi phạm với lỗi cố ý trực tiếp mới có mục đích
c. Chủ thể
- Là những người có năng lực trách nhiệm pháp lý
d. Khách thể
- Những quan hệ XH đc pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi VPPL xâm hại, là yếu tố quan trọng
phản ánh tính chất nguy hiểm của hành vi VPPL.
- 1 VPPL có thể xâm hại 1 or nhiều khách thể: VD: hành vi trộm cắp xâm phạm quyền sở hữu;
hành vi cướp vừa xâm hại sức khoẻ, tính mạng con người, vừa xâm hại quyền sở hữu
3. Phân loại VPPL
VP HÌNH SỰ VP hành chính VP DÂN SỰ VP KỈ LUẬT

Hành vi xác định củaHành vi xác định của Hành vi xác định của con Hành vi xác định của con
con người con người người người
Hành vi bị coi là Tội
Hành vi trái quy tắc Hành vi trái thoả thuận, Hành vi xâm hại các
phạm được quy định ởquản lý của NN, chưa hoặc đơn phương xâm hại QHXH đc xác lập trong
bộ luật hình sự đến mức bị coi là Tội đến quan hệ nhân thân, tài cơ quan, tổ chức
phạm, có quy định bị sản đc bảo vệ
xử phạt hành chính
Chủ thể có năng lực Chủ thể có năng lực Chủ thể có năng lực Chủ thể có năng lực
trách nhiệm hình sự TNHC TNDS TNKL
Có lỗi Có lỗi Có lỗi Có lỗi

II. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ


1.KN: Là sự bắt buộc phải gánh chịu hậu quả pháp lí bất lợi do VPPL
2. Đặc điểm
- Luôn gắn liền với VPPL, chỉ áp dụng khi có hành vi VPPL
- Các hậu quả bất lợi được quy định bằng PL, nằm trong phần chế tài của các QPPL
- Vừa có ý nghĩa trừng phạt, vừa giáo dục, cải tạo người vi phạm
- Thể hiện thái độ phản ứng của NN và XH đối với chủ thể VPPL.
- Được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của mình
3. Các loại trách nhiệm pháp lý
- TN hình sự: nghiêm khắc nhất do toà án áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội (cảnh
cáo, phạt tiền, tù năm, tù chung thân, tử hình,...)
- TN hành chính: áp dụng đvoi chủ thể VP hành chính (cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sd giấy
phép, chứng chỉ hành nghề,...)
- TN kỉ luật: áp dụng đvoi người VP kỉ luật nhà nước (cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách
chức, buộc thôi việc, thôi học,...) => Trách nhiệm này có thể đi kèm TNPL khác nếu phạm tội,
VPHC hay VPDS đồng thời cũng là VPKL
- TN dân sự: áp dụng đvoi người VP dân sự (buộc chấm dứt hành vi VP, buộc xin lỗi, cải chính
công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ qsu, buộc bồi thường,...) => VPHC hay VPKL mà đồng thời
cũng VPDS
**** MQH GIỮA VPPL - TNPL: QUAN HỆ NHÂN - QUẢ
4. Truy cứu TNPL
- KN: Là việc áp dụng chế tài đối với chủ thể có hành vi VPPL
- Mục đích: + Bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp
+ Trừng phạt, giáo dục, cải tạo người VP
+ Ngăn ngừa, phòng chống hành vi VPPL
- Căn cứ: + Các quy định của PL hiện hành xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, cách thức tiến
hành truy cứu TNPL
+ Phải có hành vi VP thực tế xảy ra
+ Phân tích các yếu tố cấu thành VPPP
- Yêu cầu cơ bản: + Chỉ áp dụng đối với chủ thể có hành vi VPPL
+ Phải tiến hành kịp thời, nhanh chóng, đúng PL, đạt hiệu quả cao
+ Bảo đảm công bằng, nhân đạo, phù hợp trong truy cứu TNPL
CHƯƠNG 7: PHÁP LUẬT CHỦ NÔ
1. Sự ra đời
- Theo quan điểm của Mác Lênin: Hình thành cùng với sự xuất hiện của nhà ước chủ nô
2. Bản chất:
- Là ý chí của giai cấp chủ nô được nâng lên thành luật
- Công cụ bảo vệ XH chiếm hữu nô lệ, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp chủ nô
3. Đặc điểm
- Bảo vệ cơ sở của XH chiếm hữu nô lệ, chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với TLSX và nô lệ; sự
thống trị của g/c chủ nô trong XH; hợp pháp hoá các hình thức bóc lột đối với nô lệ
- Ghi nhận, củng cố tình trạng bất bình đẳng trong XH
- Chịu ảnh hưởng của chế độ gia trưởng
- Hình phạt dã man, tàn bạo
- Có tính tản mạn, thiếu thống nhất: do trình độ phát triển XH thấp, nên nhiều tư tưởng tôn giáo đc
thể chế hoá thành PL. PL chủ nô đc hình thành chủ yếu = con đường thừa nhận phong tục tập
quán, đạo đức và tín điều tôn giáo trong XH khác nhau trong các vùng miền, địa phương => có
tính tản mạn, ko thống nhất
4. Hình thức tồn tại
- Tập quán pháp
- Văn bản QPPL
- Án lệ
- Khẩu luật
CHƯƠNG 8: PHÁP LUẬT PHONG KIẾN
1. Sự ra đời: hình thành cùng sự ra đời của nhà nước PK
2. Bản chất
- Là ý chí của giai cấp địa chủ đc nâng lên thành luật
- Là công cụ bve trật tự XHPK, quyền và lợi ích của giai cấp địa chủ
- Đặc điểm:
+ Bảo vệ trật tự PK: bảo vệ chế độ sở hữu tư liệu, sx của giai cấp địa chủ, bảo vệ chế độ bóc lột
địa tô
+ Chịu ảnh hưởng của tôn giáo
+ Dung túng sự tuỳ tiện sd bạo lực
+ Pháp luật PK tản mạn, ko có tính thống nhất cao
+ Quy định những hình phạt và cách thi hành hình phạt rất dã man, hà khắc
CHƯƠNG 9: PHÁP LUẬT TƯ SẢN
1. Sự ra đời: Hình thành với sự ra đời của các nước tư sản
2. Bản chất
- Là ý chí của g/c TS đc nâng lên thành luật
- Là công cụ để bảo vệ trật tự XH tư sản, bảo vệ quyền, lợi ích của g/c tư sản
- Đặc điểm:
+ Bảo vệ cơ sở XH TB: chế độ dở hữu tư nhân, chế độ bóc lột giá trị thặng dư
+ Ghi nhận và bảo vệ sự thống trị về CT, tư tưởng của g/c TS đối với g/c khác
+ Có giá trị tích cực, đề cao hiến pháp, bảo vệ quyền con người, giới hạn quyền lực NN, các
nguyên tắc tự do hợp đồng
+ Có tính dân chủ, thừa nhận quyền tự do và bình đẳng về pháp lý cho công dân: PL tư sản đc xây
dựng dựa trên cơ sở các nguyên tắc bình đẳng, tự do, dân chủ
+ Nhân đạo hơn các kiểu PL trước: Hình phạt tử hình đã thu hẹp đáng kể, nhiều nước thậm chí đã
bỏ hình phạt này. (PL chủ nô và pk, PL hình sự giữ vị trí then chốt. PL tư sản: PL dân sự giữ vai
trò hàng đầu và hợp đồng thành chế định trung tâm)
- Hình thức: tập quán pháp; án lệ; văn bản QPPL; học thuyết pháp lý, các nguyên tắc PL lẽ phải,
công bằng
CHƯƠNG 10: PHÁP LUẬT XHCN
1. Sự ra đời: hình thành cùng sự ra đời của các nước XHCN
2. Bản chất
- Thể hiện ý chí của g/c công nhân, nhân dân lđ
- Là công cụ để bảo vệ trật tự XH, bảo vệ quyền và lợi ích chung của XH, xoá bỏ mọi áp lực bất
công, xoá bỏ người bóc lột người
- Là công cụ thể chế hoá đường lối của ĐCS
3. Đặc điểm
- Đường lối và chính sách của đảng luôn giữ vai trò chỉ đạo đvoi PL, chỉ đạo phương hướng xây
dựng, nội dung và cách thức tổ chức thực hiện PL
- Có phạm vi điều chỉnh khá rộng rãi và ngày càng hoàn thiện hơn: Tác động hầu hết lĩnh vực của
đời sống (KT,CT,VH,GD,KHKT, ANQP, đối ngoại,...)
- Vừa phản ánh chuẩn mực đạo đức XHCN, vừa góp phần xây dựng và bảo vệ nền đạo đức đó
4. Hình thức: tập quán pháp, án lệ, Văn bản QPPL
CHƯƠNG 11: PHÁP LUẬT NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
I. Bản chất, đặc điểm của PLVN
1. Bản chất
- Thể hiện "Ý Đảng, lòng dân"
- Bảo vệ trật tự XH, lợi ích chung của XH
2. Đặc điểm
- Là hệ thống các QPPL
- Thể hiện ý Đảng, lòng dân
- Đề cao nguyên tắc pháp chế XHCN
- Có phạm vi điều chỉnh ngày càng mở rộng
II. Hình thức: Tập quán pháp, Tiền lệ pháp, Văn bản PL
III. Văn bản QPPL ở VN
1. Khái niệm: Là văn bản có chứa QPPL, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình
tự, thủ tục trong Luật ban hành văn bản QPPL 2015
2. Hệ thống văn bản QPPL (điều 4 Luật ban hành văn bản QPPL 2015)
 Hiến pháp
 Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội
 Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban
thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
 Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
 Nghị định: Chính phủ ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch UBTW Mặt
trận tổ quốc VN
 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao
 Thông tư: Chánh án TAND tối cao, của Viện trưởng VKS; Bộ trưởng; Thủ tướng cơ quan
ngang bộ; thông tư liên tịch; Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước
 Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc TW
 QUyết định của UBND cấp tỉnh
 Văn bản QPPL của chính quyền địa phương
 Nghị quyết của HĐND huyện, quận, thị xã, thành phố
 Quyết định của UBND huyện
 Nghị quyết của HĐND xã, phường, thị trấn
3. Mỗi loại văn bản QPPL đc ban hành cho những nội dung nhất định
4. Thẩm quyền ban hành QPPL
Quốc hội Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Nghị quyết
UBTV Quốc hội Pháp lệnh, Nghị quyết
UBTV Quốc hội với Đoàn chủ tịch UBTW Nghị quyết liên tịch
MTTQ Việt Nam
Chủ tịch nước Lệnh, Nghị quyết
Chính phủ Nghị định
Chính Phủ với Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQ nghị quyết liên tịch
VN
Thủ tướng CP Quyết định
Hội đồng Thẩm phán TAND Nghị quyết
Chánh án TAND, Viện trưởng VKS, Bộ Thông tư
trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang bộ
Tổng Kiểm toán nhà nước Quyết định
HĐND các cấp Nghị quyết
UBND các cấp Quyết định
5. Hình thức văn bản QPPL
6. Quy tắc ghi số, kí hiệu
- Luật, Nghị quyết của Quốc hội: "Loại VB số: số thứ tự / năm / QH và số khoá QH"
VD: Luật số: 12/2015/QH13
- Pháp lệnh, nghị quyết của UBTV Quốc Hội: " loại VB: stt/năm/UBTVQH và số khoá QH"
VD: Pháp lệnh số: 01/2019/UBTVQH14"
- Các QPPL khác: "STT/năm/tên viết tắt của các loại văn bản - tên viết tắt cơ quan ban
hành"
VD: Số 12/2019/NĐ-CP
Số 20/2020/QĐ-TTg
Số 14/2020/TT-BTc
7. Hiệu lực của văn bản QPPL (Đ151-155 Luật ban hành văn bản QPPL 2015)
- Hiệu lực theo thời gian:
 Thời điểm bắt đầu có hiệu lực: không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký đối
với văn bản QPPL của TW; không sớm hơn 10 ngày đối với VBQPPL của HĐND, UBND
cấp tỉnh; không sớm hơn 7 ngày đối với HĐND,UBND cấp huyện xã
 Thời điểm kết thúc hiệu lực: hết thời hạn đc quy định trong văn bản; được sửa đổi, bổ sung
or thay thế bằng vb QPPL mới của chính cơ quan NN ban hành; Bị bãi bỏ = 1 văn bản của
cơ quan NN có thẩm quyền
 Hiệu lực hồi tố:
không được quy định hiệu lực hồi tố đvoi: Quy định TNPL mới đvoi hành vi, tại thời điểm
thực hiện hành vi đó PL ko quy định TNPL; Quy định TNPL nặng hơn
 Ngưng hiệu lực
- Hiệu lực theo không gian
 Vb của cơ quan ở TW
 Vb của cơ quan ở địa phương
- Hiệu lực theo đối tượng:
 Chủ thể trong nước
 Chủ thể nước ngoài
8. Nguyên tắc áp dụng văn bản QPPL:
- Chỉ áp dụng VB có hiệu lực
- Các VB quy định khác nhau về cùng vấn đề thì áp dụng VB cao hơn
- Các VB do 1 cơ quan ban hành khác nhau, thì áp dụng Vb mới
- VB mới ko, hoặc quy định TNPL nhẹ hơn thì áp dụng VB mới
9.
IV. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VN
1. Khái niệm:
- Nghĩa hẹp: tổng thể các QPPL có mối liên hệ nội tại và thống nhất với nhau, được phân định
thành các ngành luật, chế định PL
- Nghĩa rộng: Ngoài các QPPL còn có thêm các nguyên tắc, mục đích, định hướng của PL
2. Hệ thống PL
Ngành luật => Chế định PL => QPPL
3. Căn cứ phân chia ngành luật:
- Đối tượng điều chỉnh: Lĩnh vực quan hệ XH có đặc điểm cùng loại đc các QPPL của ngành luật
đó điều chỉnh
- Phương pháp điều chỉnh: Cách thức NN sử dụng pháp luật để tác động lên đối tượng điều chỉnh
- Các ngành luật nội dung:
 Hình sự
 Hành chính
 Dân sự
 Tài chính
 Đất đai
 Lao động
- Các ngành luật hình thức:
 Tố tụng hình sự
 Tố tụng hành chính
 Tố tụng dân sự
4. Hệ thống hoá PL
- Khái niệm: Là hoạt động tậo hợp, sắp xếp các QPPL hoặc các nguồn luật (VB, tập quán, án lệ) 1
cách có hệ thống, phục vụ những mục đích ngiên cứu, xây dựng, áp dụng PL
- Hình thức:
+ Tập hợp hoá: do các chủ thể khác nhau thực hiện; ko làm thay đổi nội dung, hiệu lực các
nguồn đc tập hợp hoá
+ Pháp điển hoá: Cơ quan NN thực hiện; tạo thành 1 văn bản mới (pháp điển hoá ndung)
hoặc bộ pháp điển (pháp điển hoá hình thức)

You might also like