You are on page 1of 5

CHƯƠNG 4 - LÝ THUYẾT LỢI ÍCH

Nhóm A (Mức độ: Thấp)


1. Lợi ích cận biên của việc tiêu dùng hàng hoá
a) Là sự tăng thêm của tổng lợi ích do tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá
b) Phản ánh mức độ hài lòng do tiêu dùng đơn vị hàng hoá cuối cùng mang lại
c) Tuân theo qui luật lợi ích cận biên giảm dần
d) Tất cả các điều trên đều đúng
2. Qui luật lợi ích cận biên giảm dần phát biểu rằng:
a) Khi tiêu dùng ngày càng nhiều thêm một hàng hoá, lợi ích cận biên thu được từ
việc tiêu dùng hàng hoá đó giảm dần
b) Khi tiêu dùng ngày càng ít đi một hàng hoá, lợi ích cận biên thu được từ việc tiêu
dùng hàng hoá đó giảm dần
c) Lợi ích cận biên sẽ giảm khi không có đủ hàng hoá để tiêu dùng
d) Tất cả các điều trên đều không đúng
3. Nguyên lý tối đa hoá lợi ích người tiêu dùng phát biểu rằng
a) Người tiêu dùng tối đa hoá lợi ích bằng cách tiêu dùng càng nhiều hàng hoá càng
tốt
b) Người tiêu dùng tối đa hoá lợi ích bằng cách lựa chọn mức độ tiêu dùng sao cho
lợi ích cận biên thu được từ mỗi đồng bỏ ra cho các hàng hoá khác nhau là bằng nhau
c) Người tiêu dùng tối đa hoá lợi ích bằng cách chỉ tiêu dùng hàng hoá mình thích
nhất
d) Không có câu nào ở trên là đúng
4. Đường ngân sách của người tiêu dùng là
a) Đường thể hiện ngân sách của người tiêu dùng có bao nhiêu tiền
b) Đường thể hiện ngân sách của người sản xuất có bao nhiêu tiền
c) Đường biểu diễn những kết hợp khác nhau của hai hàng hoá mà người tiêu dùng có
thể mua với một ngân sách nhất định
d) Không câu nào ở trên là đúng
5. Đường bàng quan là
a) Đường thể hiện sự bàng quan
b) Đường biểu diễn những kết hợp tiêu dùng giữa hai hàng hoá sao cho đem lại cũng
một tổng lợi ích
c) Đường biểu diễn những kết hợp khác nhau giữa hai yếu tố sản xuất đầu vào để sản
xuất ra cùng một sản lượng
d) Đường biểu diễn những kết hợp khác nhau giữa hai yếu tố sản xuất đầu vào được
mua với cùng một tổng chi phí.
6. Đường đẳng lượng biểu thị các cách kết hợp các yếu tố đầu vào sao cho:
a) Hãng có cùng một mức chi phí
b) Hãng có cùng một mức sản lượng
c) Hãng có cùng một mức doanh thu
d) Hãng có cùng một mức lợi nhuận.
Nhóm B (Mức độ: trung bình)
7. Thặng dư tiêu dùng là
a) Sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu dùng khi tiêu dùng hàng hoá và chi phí
thực tế để thu được lợi ích đó
b) Sự tiêu dùng dư thừa
c) Sự thặng dư thu nhập của người tiêu dùng
d) Không phải trường hợp nào ở trên
8. Một người tiêu dùng uống bia với tổng lợi ích thu được khi uống 1, 2, 3, 4, 5 cốc bia
lần lượt như sau 10, 18, 24, 28, 30. Lợi ích cận biên thu được từ cốc bia thứ 3 là:
a) 2
b) 4
c) 6
d) 10
9. Do lợi ích cận biên của hàng hoá có xu hướng giảm xuống nên
a) Càng tiêu dùng nhiều tổng lợi ích càng giảm
b) Càng tiêu dùng nhiều lợi ích cận biên của đơn vị hàng hoá tiêu dùng cuối cùng
càng giảm
c) Tiêu dùng ít đi thì lợi ích cận biên của đơn vị hàng hoá tiêu dùng cuối cùng tăng
lên
d) cả b và c đều đúng
10. Khi tiêu dùng một hàng hoá mua trên thị trường, người tiêu dùng tối đa hoá lợi
ích bằng cách:
a) Tiêu dùng hàng hoá đó ở số lượng mà tại đó lợi ích cận biên bằng giá hàng hoá
b) Tiêu dùng càng nhiều hàng hoá đó càng tốt
c) Tiêu dùng hàng hóa cho đến khi lợi ích cận biên thu được từ hàng hoá bằng không
d) Không theo cách nào ở trên
11. Một người tiêu dùng lựa chọn tiêu dùng hai hàng hoá X và Y. Hàm tổng lợi ích
của người tiêu dùng là TU = 3XY. Lợi ích cận biên thu được từ tiêu dùng hàng hoá
X sẽ là:
a) X
b) Y
c) 3X
d) 3Y
12. Khi tổng lợi ích (TU) thu được từ tiêu dùng một hàng hoá giảm thì lợi ích cận
biên thu được từ đơn vị hàng hoá cuối cùng sẽ
a) Dương
b) Âm
c) Bằng không
d) Tuỳ từng trường hợp
13. Khi tiêu dùng nhiều hàng hoá, người tiêu dùng tối đa hoá lợi ích khi
a) Đường bàng quan tiếp xúc với đường ngân sách
b) Lợi ích cận biên thu được từ mỗi đồng bỏ ra cho các hàng hoá khác nhau là như nhau
c) Ở đường bàng quan cao nhất trong bản đồ đường bàng quan
d) Cả a và b đều đúng
14. Các đường bàng quan có tính chất nào trong các tính chất sau:
a) Không bao giờ cắt nhau
b) Đường bàng quan thấp hơn (ở gần gốc toạ độ hơn) biểu thị tổng lợi ích thấp hơn.
c) Độ dốc của đường bàng quan tại một điểm chính là tỷ lệ thay thế biên giữa hai
hàng hoá tại điểm đó.
d) Tất cả các tính chất trên
15. Độ dốc của đường ngân sách phụ thuộc vào
a) Ngân sách của người tiêu dùng
b) Số lượng tiêu dùng hai hàng hoá
c) Tỷ lệ giá cả của hai hàng hoá
d) Sở thích của người tiêu dùng
16. Đường bàng quan có thể có những hình dạng sau
a) là đường cong lồi về gốc toạ độ
b) là đường thẳng dốc xuống
c) là đường có hình dạng chữ L
d) Tất cả các hình dạng trên
17. Số lượng táo một người tiêu dùng phải từ bỏ để tiêu dùng thêm một quả cam là:
a) Lợi ích cận biên của táo
b) Lợi ích cận biên của cam
c) Tỷ lệ thay thế biên giữa cam và táo
d) Qui luật tỷ lệ thay thế biên giảm dần
MỨC C TREN TRUNG BINH
18. Giả sử bạn tiêu dùng hai hàng hoá X và Y và MUx/ Px < MUy/Py. Bạn
a) Không có cách nào để tối đa hoá tổng lợi ích
b) Đang đạt được tổng lợi ích tối đa
c) Có thể tăng tổng lợi ích bằng cách tiêu dùng nhiều hơn hàng hoá Y và ít hơn hàng
hoá X.
d) Có thể tăng tổng lợi ích bằng cách tiêu dùng nhiều hơn hàng hoá X và ít hơn hàng
hoá Y.
19. Có hàm cầu P = 100 – 2Q và giá cân bằng của thị trường là 60. Thặng dư người
tiêu dùng sẽ bằng:
a) 20
b) 40
c) 60
d) 100
20. Đường cầu một hàng hoá có phương trình: Q=120-8P và giá thị trường là P=10.
Thặng dư của người tiêu dùng trong trường hợp này là:
a) 100 b) 112 c) 120 d) 400
21. Hàm tổng lợi ích của một người tiêu dùng là TU = F.C (trong đó F là số thực
phẩm và C là số quần áo). Nếu giá thực phẩm là $4 và giá quần áo là $2 thì người
tiêu dùng đó sẽ chi tiêu $40 như thế nào để tối đa hóa lợi ích?
a) 10 quần áo và 5 thực phẩm
b) 20 quần áo và 10 thực phẩm
c) 5 quần áo và 10 thực phẩm
d) 20 quần áo và 0 thực phẩm
22. A muốn bán một chiếc xe cũ với giá ít nhất là 5000$ còn B muốn mua chiếc xe
và sẵn sàng trả tối đa là 8000$. Sau khi thỏa thuận, A bán cho B chiếc xe với giá
7000$. Trong trường hợp này, B thu được thặng dư tiêu dùng là bao nhiêu?.
a. 500$
b. 1000$
c. 2000$
d) Không có phương án nào đúng
23. Một người tiêu dùng có tổng thu nhập là 420 và chi tiêu hết cho hai sản phẩm A
và B với giá Pa = 10/sản phẩm và Pb = 40/sản phẩm. Giả sử hàm tổng lợi ích của
người đó là TU = (A-2)B. Phương án tiêu dùng tối ưu của người đó là
a) A=10 và B=8
b) A=20 và B=5
c) A=22 và B=5
d) A=26 và B=4
24. Trên đồ thị trục tung biểu hiện số lượng sản phẩm Y và trục hoành biểu lộ số
lượng sản phẩm X. Nếu đường ngân sách của người tiêu dùng tiêu dùng hai sản
phẩm X và Y có độ dốc là -3 thì:
a) MUx=3MUy
b) MUy=3MUx
c) Px=1/3Py
d)Px=3Py
25. Giả sử một người tiêu dùng có thu nhập bằng tiền I = 60 USD dùng để mua hai
hàng hoá X và Y với giá tương ứng PX = 3 USD, PY = 1 USD, cho biết hàm tổng
ích lợi U(X,Y)
= X.Y. Bạn có nhận xét gì về các giỏ hàng hoá (X=10; Y=20); (X=20; Y=10) và
(X=15; Y=15).
a. Giỏ 1 hết ngân sách; giỏ 2 quá khả năng ngân sách; giỏ 3 chưa hết ngân sách
b. Giỏ 1 chưa hết ngân sách; giỏ 2 vừa hết ngân sách; giỏ 3 vượt quá ngân sách
c. Giỏ 1 chưa hết ngân sách; giỏ 2 quá khả năng ngân sách; giỏ 3 vượt quá ngân sách
d. Giỏ 1 chưa hết ngân sách; giỏ 2 quá khả năng ngân sách; giỏ 3 vừa hết ngân sách
26. Giả sử một người tiêu dùng có thu nhập bằng tiền I = 60 USD dùng để mua hai
hàng hoá X và Y với giá tương ứng PX = 3 USD, PY = 1 USD, cho biết hàm tổng
ích lợi U(X,Y)= X.Y. Xác định MUX, MUY và MRSX/Y?
a. MUX=X; MUY=Y và MRS=X/Y
b. MUX=Y; MUY=X và MRS=Y/X
c. MUX=Y; MUY=X và MRS=X/Y
d. MUX=X; MUY=X và MRS=Y/X
27. Giả sử một người tiêu dùng có thu nhập bằng tiền I = 60 USD dùng để mua hai
hàng hoá X và Y với giá tương ứng PX = 3 USD, PY = 1 USD, cho biết hàm tổng
ích lợi TU(X,Y)= X.Y. Xác định lượng hàng hoá X và Y mà người tiêu dùng mua để tối
đa hoá ích lợi (TUmax)?
a. X=6; Y=6.
b. X=6; Y=12.
c. X=6; Y=18.
d. X=6; Y=24.
28. Giả sử một người tiêu dùng có thu nhập bằng tiền I = 60 USD dùng để mua hai
hàng hoá X và Y với giá tương ứng PX = 3 USD, PY = 1 USD, cho biết hàm tổng
ích lợi U(X,Y)= X.Y. Nếu giá hàng hóa Y tăng gấp 3, xác định X và Y để người tiêu dung
tối đa hóa lợi ích.
a. X=Y=3
b. X=Y=6
c. X=Y=9
d. X=Y=12

You might also like