You are on page 1of 6

I. Lý luận hàng hóa sức lao động của C.

Mác
C. Mác viết: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất
và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó
đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất một giá trị sử dụng nào đó”

Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
Một, là người lao động phải tự do về thân thể.
Hai, người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với
sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán nên họ phải bán sức lao động.

Khi kinh tế hàng hóa phát triển hơn thì điều kiện thứ hai có những thay đổi nhất định. Đó là không
phải chỉ những người hoàn toàn không có tư liệu sản xuất hoặc của cải mới đem bán sức lao động
của mình, mà cả những người có tư liệu sản xuất hoặc có vốn, nhưng không đủ khả năng để sản xuất
có hiệu quả cũng vẫn đi làm thuê. (Phần bôi xanh không ghi vào slide mà chỉ để người TT nói)

- Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức lao động, là giá cả của
hàng hoá sức lao động

Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản
xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định.

Giá trị của hàng hóa sức lao động do các bộ phận sau đây hợp thành:
Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần) để tái sản xuất ra
sức lao động;
Hai là, phí tổn đào tạo người lao động;
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) nuôi con
của người lao động.
Nếu đúng theo nguyên tắc ngang giá trong nền kinh tế thị trường thì giá cả của hàng
hóa sức lao động phải phản ánh lượng giá trị nêu trên.

Nói tóm lại: Tiền lương ít nhất là phải = sinh hoạt phí cần thiết + phí đào tạo + tiền
nuôi con

Sinh hoạt

II. Thực trạng thị trường lao động ở Việt Nam


a. Thực trạng cầu lao động:
- Thứ nhất, là về số lượng lao động
+ Nước ta có nguồn lao động hết sức dồi dào, đặc biệt là lao động trẻ. Theo số liệu
thống kê của Tổng cục thống kê thì đến hết năm 2010 dân số Việt Nam là 86.927.700
người. Trong đó số người trong độ tuổi lao động là 50.392.900 người, mức tăng trung
bình hàng năm là 2.3% So với tốc độ tăng dân số (1,7%/năm) thì tốc độ tăng dân số
trong độ tuổi lao động cao hơn nhiều.
+ Lực lượng lao động nước ta khá đông đảo nhưng có sự phân bố không đồng đều
giữa thành thị và nông thôn; giữa đồng bằng, ven biển và miền núi; không đồng đều
giữa cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế.
+ Hiện nay ở Việt Nam cung về sức lao động đang vượt quá cầu và sẽ còn tiếp tục
vượt trong tương lai, điều đó tạo ra một áp lực rất lớn về việc làm cho dân cư.
- Thứ hai, về chất lượng lao động
+ Lao động nước ta cần cù, chịu khó, luôn sáng tạo, có tinh thần ham học hỏi, kinh
nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ
+ Đặc biệt lao động nước ta chủ yếu lao động trẻ, năng động, nhạy bén và tiếp thu
nhanh khoa học kĩ thuật.
+ Tuy nhiên, chất lượng lao động nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Về mặt sức khỏe,
thể lực của người kém xa so với các nước trong khu vực. Về tỷ lệ lao động đã qua
đào tạo của chúng ta hiện nay còn rất thấp.
+ Mặc dù cả nước có khoảng 1.300 trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy
nghề nhưng chất lượng đào tạo chưa đạt chuẩn quốc tế, chương trình giảng dạy
không phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu cho các khu công nghiệp, khu chế xuất
và cho xuất khẩu lao động.
+ Về ý thức kỷ luật lao động của người lao động còn thấp.
+ Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm,
không có khả nặng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ
kinh nghiệm làm việc
b. Thực trạng cầu lao động
- Nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây liên
tục tăng, nhưng các doanh nghiệp vẫn kêu thiếu lao động. Nguyên nhân là do lao
động Việt Nam chỉ mới đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chứ chưa đáp ứng được
nhu cầu về chất lượng.
- Sự chênh lệch về chất lương nguồn lao động được thể hiện rõ nhất là ở khu vực
nông thôn và thành thị. Ở thành thị lao động đã được đào tạo chiếm 30,9%, trong khi
ở nông thôn chỉ có 9%. Sự chênh lệch này là quá lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới sự
phát triển kinh tế chung của nước.
III. Giá nhân công ở thị trường Việt Nam(https://laodoSng.vn/cong-doan/tiet-lo-
muc-thu-nhap-cua-lao-dong-viet-nam-1129998.ldo)
- Việt Nam xếp thứ 47/60 thị trường lao động toàn cầu, và xếp cuối cùng trong số 11
quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
- Theo báo cáo, tiền lương của người lao động Việt Nam hiện là 275 USD, tương
đương hơn 6,5 triệu đồng/tháng (khiêm tốn so với trung bình 2.143 USD/tháng của
thế giới).
- So sánh với các nước khác, Việt Nam chưa hẳn là thị trường thực sự hấp dẫn. Đơn
cử như Philippines, nước này có tiền lương bình quân cao hơn (283 USD/tháng)
nhưng trình độ kỹ năng cao hơn hẳn với 18,3% lao động tay nghề cao (so với mức
11,6% của Việt Nam)
- Việc sở hữu một nguồn cung lao động trẻ và dồi dào khi nhiều quốc gia đang phải
đau đầu giải quyết vấn đề già hóa dân số là một trong những lý do khiến thị trường
Việt Nam được đánh giá cao bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trình độ kỹ
năng là một trong những điểm lao động Việt Nam cần khắc phục để sánh ngang với
các thị trường khác
- Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên viện trưởng Viện Khoa học lao
động và Xã hội, tiền lương của người lao động tăng ít nhất 6% so với năm 2021 do
Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
khởi sắc những tháng đầu năm 2022
-> Như vậy, cho thấy giá cả của sức lao động trên thị trường Việt Nam hiện nay vẫn
còn chưa thỏa đáng. Mức lương trung bình của người lao động còn thấp so với mức
thu nhập trung bình của lao động xã hội, chưa đảm bảo đầy đủ điều kiện để người lao
động phát huy hết khả năng của mình.
* Kết luận: Như vậy, cho thấy giá cả của sức lao động trên thị trường Việt Nam hiện
nay vẫn còn chưa thỏa đáng. Mức lương trung bình của người lao động còn thấp so
với mức thu nhập trung bình của lao động xã hội, chưa đảm bảo đầy đủ điều kiện để
người lao động phát huy hết khả năng của mình.

* Giải pháp hoàn thiện chính sách tiền công, tiền lương
- Một là, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức

về quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của cải cách chính

sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang

và người lao động trong các doanh nghiệp.


- Hai là, khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm,

coi đây là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền

lương.

- Bốn là, quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây

là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền

lương.

- Năm là, triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết Trung ương 6

khoá XII và các đề án đổi mới, cải cách trong các ngành, lĩnh vực có liên

quan là công việc rất quan trọng để cải cách chính sách tiền lương một

cách đồng bộ.

- Sáu là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
- Bẩy là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trò của nhân

dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

You might also like