You are on page 1of 14

ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Câu 1: Phát triển bền vững về kinh tế

- Phát triển kinh tế:

 Khái niệm: Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền
kinh tế, bao gồm sự thay đổi cả về lượng và về chất, là quá trình hoàn thiện cả về kinh tế
và xã hội của mỗi quốc gia.
 Nội dung:
 Tăng trưởng kinh tế dài hạn
 Cơ cấu kinh tế - xã hội chuyển dịch theo hướng tiến bộ
 Gia tăng năng lực nội sinh của nền kinh tế
 Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

- Phát triển bền vững:

 Khái niệm: Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại,
nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai

- Phát triển bền vững về kinh tế:

 Khái niệm: Là sự phát triển nhằm thỏa mãn những nhu cầu về kinh tế của thế hệ hiện tại
mà không ảnh hưởng xấu đến khả năng đáp ứng những nhu cầu kinh tế của thế hệ tương
lai, có nghĩa là phải tránh cho nền kinh tế bị suy thoái, vỡ nợ, mất kiểm soát trong tương
lai.
 Nội dung:
 Tăng trưởng kinh tế lâu dài và ổn định : đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô như lạm
phát, lãi suất, nợ chính phủ, đảm bảo cân đối cán cân thương mại
 Cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tiến bộ, hợp lý: cơ cấu kinh tế có khả năng tạo
ra quá trình tái sản xuất mở rộng nền kinh tế
 Sử dụng tối ưu các nguồn lực: đầu tư có chất lượng, có năng suất cao thông qua
việc nâng cao hàm lượng khoa học và công nghệ trong sản xuất,
 Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp, từng loại
sản phẩm nói riêng ngày càng cao: Chỉ khi nền kinh tế có sự cạnh tranh thực sự
thì các doanh nghiệp mới có sự đầu tư nhằm nâng cao sự cạnh tranh và nhờ đó
sản phẩm hàng hoá ngày càng được đa dạng, phong phú và chất lượng được tốt
hơn.

Câu 2: Phát triển bền vững về mặt xã hội

- Phát triển kinh tế:

 Khái niệm: Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền
kinh tế, bao gồm sự thay đổi cả về lượng và về chất, là quá trình hoàn thiện cả về kinh tế
và xã hội của mỗi quốc gia.
 Nội dung:
 Tăng trưởng kinh tế dài hạn
 Cơ cấu kinh tế - xã hội chuyển dịch theo hướng tiến bộ
 Gia tăng năng lực nội sinh của nền kinh tế
 Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

- Phát triển bền vững:

 Khái niệm: Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại,
nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai

- Phát triển bền vững về mặt xã hội:

 Khái niệm: là xây dựng chủ nghĩa xã hội, gồm cơ cấu xã hội, điều kiện sống, chất lượng
sống của con người, công bằng xã hội và các quan hệ xã hội, các thiết chế và cơ chế quản
lý xã hội nhằm đáp ứng bình đẳng nhu cầu ngày càng tăng của con người cả trong hiện
tại và mai sau
 Nội dung:
 Chống được nghèo đói, thất nghiệp và bất công bằng xã hôi: phát triển nhằm đảm
bảo sự công bằng trong xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng
thu nhập cho người lao động xã hội sẽ phát triển hơn, tệ nạn xã hội sẽ ít hơn, con
người đoàn kết hơn
 Cải thiện sâu rộng mọi khía cạnh của cuộc sống cho mọi thành viên trong xã hội:
đảm bảo người dân có cơ hội được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản như y tế,
giáo dục
 Đảm bảo cân bằng giữa cuộc sống vật chất và tinh thần, duy trì và phát triển được
các giá trị truyền thống của dân tộc và nhân loại: ngày nay người ta trọng vật chật,
người chạy theo vật chất là người tự hủy hoại mình, phải biết cân bằng giữa đời
sống vật chất và đời sống tinh thần, khẳng định vật chất không thể quyết định
được ý thức con người
 Đảm bảo cho mọi người có cơ hội lựa chọn, có năng lực lựa chọn tham gia vào
quá trình phát triển và cùng hưởng lợi từ quá trình phát triển: đảm bảo được mọi
người được lựa chọn làm những điều mình thích được phát triển bản thân theo
hướng mình muốn, nhưng vậy mọi người sẽ sống và làm việc tích cực, phát triển
một xã hội bền vững

Câu 3: Phát triển bền vững về mặt môi trường

- Phát triển kinh tế:

 Khái niệm: Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền
kinh tế, bao gồm sự thay đổi cả về lượng và về chất, là quá trình hoàn thiện cả về kinh tế
và xã hội của mỗi quốc gia.
 Nội dung:
 Tăng trưởng kinh tế dài hạn
 Cơ cấu kinh tế - xã hội chuyển dịch theo hướng tiến bộ
 Gia tăng năng lực nội sinh của nền kinh tế
 Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

- Phát triển bền vững:

 Khái niệm: Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại,
nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai

- Phát triển bền vững về mặt môi trường:


 Khái niệm: là việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, duy trì một nền tảng nguồn lực
ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh
 Nội dung:
 Đảm bảo cân bằng các hệ sinh thái: Đảm bảo sự ổn định của sinh vật và môi
trường, hạn chế các thiên tai: lũ lụt, hạn hán, bão dữ....
 Xử lý và khắc phục ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện chất lượng môi
trường: Môi trường có trong sạch thì sức khoẻ, cuộc sống của con người mới lâu
dài và bền vững, đó là điều kiện để con người tồn tại và phát triển
 Phòng chống cháy và chặt phá rừng: bảo vệ rừng là giúp cho việc điều hòa khí
hậu, là lá chắn vững vàng nhất cho mọi biến động thiên tai
 Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên thiên
nhiên cần có thời gian để tái tạo, nếu khai thác bừa bãi thì sẽ bị cạn kiệt tài
nguyên ảnh hưởng đến quá trình khai thác và phục vụ cho các ngành công nghiệp.

Câu 4: Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế:

 Khái niệm: Là sự gia tăng kết quả đầu ra của nền kinh tế trong một thời kỳ (thường là
năm) so với kỳ gốc (năm gốc)
 Gia tăng về lượng kết quả đầu ra thể hiện ở quy mô và tốc độ tăng trưởng
 Nhân tố tác động đến tăng trưởng:
 Tổng cung
 Tổng cầu
 Phi kinh tế

- Phát triển kinh tế:

 Khái niệm: Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền
kinh tế, bao gồm sự thay đổi cả về lượng và về chất, là quá trình hoàn thiện cả về kinh tế
và xã hội của mỗi quốc gia.
 Nội dung:
 Tăng trưởng kinh tế dài hạn
 Cơ cấu kinh tế - xã hội chuyển dịch theo hướng tiến bộ
 Gia tăng năng lực nội sinh của nền kinh tế
 Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

- Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển:

 Tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển kinh tế:
 Khi tăng trưởng kinh tế sẽ gia tăng GDP giúp tăng thu nhập, nền kinh tế gia tăng
được tiềm lực tài chính.Tiềm lực tài chính được gia tăng thì nhà nước đầu tư cho
phát triển kinh tế,
 Đầu tư cho phát triển công nghiệp và dịch vụ hiện đại: một nền kinh tế có công
nghiệp, dịch vụ hiện đại thì sẽ phát triển.
 Đầu tư cho phát triển các khu đô thị: một đất nước có các khu đô thị rất phát triển
thì đất nước đó chắc chắn phát triển.
 Đầu tư để nâng cao năng lực nội sinh của nền kinh tế: năng lực khoa học cộng
nghệ và chất lượng nhân lực. Một nền kinh tế có khoa học phát triển, có nhân lực
cao thì sẽ phát triển
 Đầu tư nâng cao chất lượng đời sống của người dân: nâng cao chất lượng giáo
dục, y tế, giao thông vận tải và các dịch vụ khác đảm bảo được cả về vật chất và
cả tinh thần
 Tác động của phát triển kinh tế đến tăng trưởng kinh tế:
 Khi phát triển kinh tế cơ cấu KT-XH dịch chuyển theo hướng tiến bộ: tác động
đến tổng cung và tổng cầu. Nhà nước đầu tư các ngành công nghiệp dịch vụ theo
hướng hiện đại, giúp gia tăng tổng cung, sản lượng. KT-XH dịch chuyển theo
hướng tiến bộ cư dân đô thị ngày càng ra tăng là người tiêu dùng tăng kích thích
gia tăng tổng cầu. Gia tăng tổng cung và tổng cầu giúp tăng trưởng kinh tế
 Khi phát triển kinh tế gia tăng năng lượng nội dinh của nền kinh tế: khoa học
công nghệ ngày càng phát triển và chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao giúp
tăng trưởng kinh tế
 Khi phát triển kinh tế nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân: Người dân
được giáo dục hoàn thiện,nâng cao năng lực làm việc, cuộc sống đầy đủ người lao
động hăng say, tích cực làm việc dẫn đến tăng trưởng kinh tế.
 Tăng trưởng kinh tế mới chỉ điều kiện cần nhưng chưa là điều kiện đủ để phát triển kinh
tế
 Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần: nếu không có tăng trưởng thì không thể có
nguồn lực tài chính để đầu tư cho phát triển
 Tăng trưởng kinh tế chưa là điều kiện đủ:
o Tăng trưởng kinh tế có dẫn đến phát triển kinh tế hay không còn phụ thuộc
vào quan điểm và chính sách của chính phủ trong việc sử dụng kết quả
tăng trưởng, có quan tâm đến đầu tư phát triển kinh tế hay không. Vì đầu
tư phát triển kinh tế không chỉ là đầu tư phát triển kinh tế đơn thuần mà
còn phải đầu tư cho phát triển xã hội và môi trường.
o Trong thực tiễn có nhiều hiện tượng tăng trưởng không dẫn đến phát triển.

Câu 5: Thế nào là khai thác và sử dụng tài nguyên theo quan điểm phát triển bền vững?
Trong điều kiện VN để đảm bảo khai thác và sử dụng TNTN theo quan điểm phát triển
bền vucng cần quan tâm giải quyết vấn đề gì?

- Khái niệm TNTN: Tài nguyên thiên nhiên là tất cả những yếu tố tự nhiên mà con người có thể
sử dụng để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của mình.

- Phân loại: Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, có
thể phân loại theo những cách khác nhau:

 Căn cứ vào thuộc tính tự nhiên có: Nguồn đất đai, năng lượng, khoáng sản, nguồn nước,
các nguồn tài nguyên rừng, biển và khí hậu...
 Căn cứ vào khả năng tái sinh có: tài nguyên hữu hạn và tài nguyên vô hạn. Tài nguyên
hữu hạn bao gồm hai loại: tài nguyên có thể tái sinh được và loại tài nguyên thiên nhiên
không thể tái sinh được.

- Khái niệm phát triển bền vững: Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu
cầu của hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai
- Khai thác và sử dụng TNTN theo quan điểm phát triển bền vững: Là khai thác và sử dụng
TNTN cho nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại cho tương lai.

- Biểu hiện:

 Phải khai thác trên cơ sở chiến lược, quản lý quy hoạch khai thác và sử dụng phù hợp, có
cơ sở khoa học phù hợp với từng loại tài nguyên, từng địa phương khác nhau
 Khai thác và sử dụng TNTN trên cơ sở đầu tư đồng bộ theo hướng hiện đại, công nghệ
khai thác và chế biến tài nguyên tránh cho bị lãng phí tài nguyên
 Khai thác và sử dụng TNTN phải thực hiện trên cơ sở quan tâm, công tác bảo vệ tài
nguyên, giảm bớt sự tàn phá tài nguyên
 Khai thác và sử dụng TNTN phải trên cơ sở quan tâm đầu tư, tái tạo các nguồn tài
nguyên có khả năng tái sinh: Trồng rừng, nuôi trồng thủy hải sản...
 Khai thác và sử dụng TNTN cần quan tâm đầu tư nghiên cứu để sản xuất ra các nguồn
nguyên liệu mới, năng lượng mới để thay thế cho các nguồn TN có nguy cơ cạn kiệt.

- Trong điều kiện VN: Đánh giá khái quát thực trạng khai thác và sử dụng TNTN ở VN thời gian
qua chưa thật sựu theo quan điểm phát triển bền vững

 Chưa khai thác trên cơ sở chiến lược, quản lý quy hoạch khai thác và sử dụng TNTN phù
hợp với từng loại tài nguyên, từng địa phương một cách có cơ sỏ khoa học và thực tiễn
dẫn đến khai thác bừa bãi
 Chưa dựa trên cơ sở đầu tư đồng bộ theo hướng hiện đại, công nghệ khai thác và chế biến
tài nguyên tránh cho bị lãng phí tài nguyên
 Chưa thực hiện trên cơ sở quan tâm, công tác bảo vệ tài nguyên, giảm bớt sự tàn phá tài
nguyên
 Chưa quan tâm đầu tư, tái tạo các nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh: Trồng rừng,
nuôi trồng thủy hải sản...
 Chưa quan tâm đầu tư nghiên cứu để sản xuất ra các nguồn nguyên liệu mới, năng lượng
mới để thay thế cho các nguồn TN có nguy cơ cạn kiệt

- Giải pháp:
 Cần khai thác trên cơ sở chiến lược, quản lý quy hoạch khai thác và sử dụng phù hợp, có
cơ sở khoa học phù hợp với từng loại tài nguyên, từng địa phương khác nhau
 Cần đầu tư đồng bộ theo hướng hiện đại, công nghệ khai thác và chế biến tài nguyên
tránh cho bị lãng phí tài nguyên
 Cần thực hiện trên cơ sở quan tâm, công tác bảo vệ tài nguyên, giảm bớt sự tàn phá tài
nguyên
 Cần quan tâm đầu tư, tái tạo các nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh: Trồng rừng, nuôi
trồng thủy hải sản...
 Cần quan tâm đầu tư nghiên cứu để sản xuất ra các nguồn nguyên liệu mới, năng lượng
mới để thay thế cho các nguồn TN có nguy cơ cạn kiệt
 Cần tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với khai thác và sử dụng TNTN trong
đó đặc biệt quan tâm,xây dựng đồng bộ hệ thống luật và thi hành luật.

Câu 6: Chất lượng nguồn lao động là gì? Trong điều kiện Vn hiện nay để nâng cao chất
lượng lao động cần quan tâm giải quyết vấn đề gì?

- Khái niệm nguồn lao động: Nguồn lao động là một bộ phận của dân số trong độ tuổi quy định,
thực tế có tham gia lao động và những người không có việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc
làm.

- Nguồn lao động đc xem xét trên 2 khía cạnh:

 Số lượng nguồn lao động: số người và thời gian làm việc


 Chất lượng nguồn lao động:
 Chất lượng nguồn lao động được thể hiện trên các khía cạnh: sức khoẻ; trình độ
học vấn; kiến thức, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm tích lũy được; ý thức, thái
độ, tác phong của người lao động.
 Chất lượng nguồn lao động còn thể hiện ở cơ cấu của nguồn lao động xét theo
ngành nghề và cơ cấu lao động trong từng ngành cụ thể, cơ cấu xét theo tính chất
lành nghề của chất lượng chuyên môn.
 Chất lượng nguồn lao động dựa trên cơ sở trình độ tổ chức của lao động, phân
công bố chí làm việc cụ thể trong hệ thông dây chuyền. Phân công dựa trên quy
tắc phù hợp với năng lực, sở trường của từng người lao động và phụ thuộc vào vị
trí mà người lao động đảm nhận
 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn lao động bao gồm: giáo dục –
đào tạo và việc cải thiện chất lượng giáo dục – đào tạo; vấn đề nuôi dưỡng, chăm
sóc sức khỏe, môi trường sống; các chính sách sử dụng lao động; yêu cầu của xã
hội đối với lao động.

- Trong điều kiện hiện nay VN để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần:

 Nâng cao chất lượng nguồn lao động:


 Đối với giáo dục phổ thông cần coi trọng tính thiết thực của giáo dục hướng
nghiệp từ xây dựng chương trình các môn học hướng nghiệp đến đào tạo giáo
viên và cơ sở thực nghiệm
 Cần có hệ thống giải pháp đồng bộ để nâng cao thể chất, chăm sóc sức khoẻ ng-
ười lao động
 Đảm bảo được cơ cấu nguồn lao động hợp lý bằng cơ chế chính sách:
 Cần ưu tiên đầu tư cho đào tạo các ngành, các lĩnh vực đang thiếu và sắp bị hẫng
hụt về đội ngũ kế cận về đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có năng lực, như
công nghệ thông tin, vật liệu mới, nông, lâm, ngư nghiệp.
 Cần ưu tiên hơn ở những vùng còn thiếu hụt lực lượng lao động có đào tạo, những
vùng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, như vùng đồng bằng sông Cửu Long,
Tây Nguyên, các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc
 Nâng cao trình độ tổ chức nguồn lao động: chính sách sử dụng lao động
 Đảm bảo tuyển chọn được những ứng viên có đủ năng lực cần đổi mới công tác
thi tuyển, cẩn áp dụng những hình thức thi tuyển thông qua phỏng vấn
 Về nguyên tắc việc bố trí lao động phải xuất phát từ nhu cầu công việc của từng
vị trí cụ thể, cần tránh tình trạng bố trí công việc theo nhu cầu cá nhân hay ý
muốn chủ quan có tính áp đặt của lãnh đạo đơn vị, bất chấp tiêu chuẩn.
 Cần đặc biệt quan tâm chính sách đãi ngộ đối với người lao động, như đổi mới
chính sách tiền lương, tiền thưởng theo hướng gắn với hiệu quả hoạt động của
từng người lao động, tôn trọng những người lao động giỏi, trọng dụng nhân tài
Câu 7: Vì sao trong định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở VN lại ưu tiên phát triển các
nhành sử dụng nhiều lao động? Để các ngành này phát triển bền vững cần quan tâm giải
quyết vấn đề cơ bản gì?

- Khái niệm cơ cấu kinh tế: Cơ cấu ngành kinh tế là cơ cấu kinh tế trong đó mỗi bộ phận hợp
thành là một ngành hay một nhóm ngành kinh tế.

- Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi của cơ
cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với môi
trờng và điều kiện phát triển của nền kinh tế.

- Các ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn cần ưu tiên phát triển ở VN là ngành:

 Ưu tiên phát triển các ngành thu hút nhiều lao động, như các ngành dệt may, giày dép,
chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng, phát triển dịch vụ…
 Phát triển nông nghiệp theo hướng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đẩy mạnh xuất
khẩu và tạo cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
 Phát triển mạnh các ngành dịch vụ có nhiều lợi thế
 Xây dựng, cải tạo và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, như hệ thống giao
thông, các loại cảng, hệ thống thông tin, điện, nước…

- Các ngành sử dụng nhiều lao động : các ngành dệt may, giày dép, chế biến nông, lâm, thuỷ sản,
sản xuất hàng tiêu dùng, phát triển dịch vụ…

- VN ưu tiên phát triển những ngành sử dụng nhiều lao động vì:

 VN là đất nước có lực lượng lao động rất đông, một nửa dân số đang trong độ tuổi lao
động nên ưu tiên giải quyết việc làm trong tình trạng thất nghiệp, tăng thu nhập cho
người lao động
 Đây là những ngành đòi hỏi vốn đầu tư không nhiều có thể phát triển ở quy mô nhỏ và
vừa và quy mô gia đình, tỷ lệ rủi ro thấp
 Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ lao động cao, lao động thủ công vẫn có thể
phát triển được
 Đây là những ngành không cần đòi hỏi công nghệ hiện đại, công nghệ truyền thống, công
nghệ thủ công vẫn có thể phát triển được.
 Đây là những ngành có nguồn nguyên liệu tại chỗ rất phong phú bao gồm các sản phẩm
chính, sản phẩm phụ của các ngành nông lâm thủy sản và có rất nhiều tài nguyên thiên
nhiên để phát triển
 Đây là những ngành có thể tạo ra rất nhiều loại sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu, trong đó có nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực

- Để các ngành này phát triển bền vững VN cần quan tâm đến những vấn đề sau:

 Đáng giá tổng quát thực trạng của các ngành:


 Đáng giá những thành tựu đạt được:
o Có thể tạo ra rất nhiều việc làm cho người dân
o Giúp tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người lao động
o Giúp tăng xuất khẩu nhất là các sản phẩm xuất khẩu chủ lực
 Những khó khăn hạn chế:
o Trình độ lao động còn thấp, lao động thủ công còn là chủ yếu
o Công nghệ thủ công, công nghệ còn lạc hậu
o Mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm còn chậm đổi mới, kể cả các mặt hàng xuất
khẩu
o Các cơ sở sản xuất còn thiếu vốn
o Khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm nhất là đối với thị trường nước
ngoài, phần lớn các DN phải tự tìm thị trường
o Khó khăn về nguồn nguyên liệu đặc biệt là các nguồn nguyên liệu nhập
khẩu
 Giải pháp:
o Cần quan tâm vấn đề đào tạo nghề cho người lao động
o Cần quan tâm giúp các cơ sở sản xuất đổi mới công nghệ
o Cần quan tâm hỗ trợ DN trong thiết kể đổi mới sản phẩm
o Hỗ trợ DN trong vấn đề tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu quản
bá sản phẩm
o Hỗ trợ DN trong vấn đề huy động vốn

Câu 8: Phân tích quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Vì sao nói tăng
trưởng kinh tế mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa là điều kiện đủ để thực hiện công bằng
xã hội

- Tăng trưởng kinh tế:

 Khái niệm: Là sự gia tăng kết quả đầu ra của nền kinh tế trong một thời kỳ (thường là
năm) so với kỳ gốc (năm gốc)
 Gia tăng về lượng kết quả đầu ra thể hiện ở quy mô và tốc độ tăng trưởng
 Nhân tố tác động đến tăng trưởng:
 Tổng cung
 Tổng cầu
 Phi kinh tế

- Công bằng xã hội:

 Quan niệm:
 Công bằng theo chiều ngang: Đối xử như nhau đối với người có đóng góp
như nhau.
 Công bằng theo chiều dọc: Đối xử khác nhau đối với người có khác biệt
bẩm sinh hoặc có điều kiện xã hội khác nhau (do khả năng và kĩ năng lao động khác
nhau, cường độ lao động khác nhau, sự khác nhau về nghề nghiệp, về giáo dục đào tạo,
về thừa kế và chiếm hữu tài sản khác nhau, gánh chịu rủi ro khác nhau.
 Giải quyết công bằng xã hội theo quan điểm cá nhân
 Định nghĩa: công bằng theo hai nguyên tắc của NH thế giới là cơ hội công bằng và tránh
sự cùng khổ tuyệt đối

- Mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội:

 Các mô hình tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội


 Mô hình chữ U ngược của Simon Kuznets
 Mô hình tăng trưởng trước, bình đẳng sau của A.Lewis
 Mô hình tăng trưởng đi đối với bình đẳng của H. Oshima.
 Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng kinh tế của WB
 Tác động của tăng trưởng kinh tế tới công bằng xã hội
 Khi tăng trưởng kinh tế sẽ gia tăng GDP giúp tăng thu nhập, nền kinh tế gia tăng
được tiềm lực tài chính.Tiềm lực tài chính được gia tăng thì nhà nước đầu tư cho
công bằng xã hội
 Khi có tiềm lực tài chính nhà nước đầu tư xây dựng đồng bộ cơ cấu hạ tầng về
kinh tế và về xã hội từ đó đông bào vùng sâu vùng xa có điều kiện để đi học, để
chăm sóc sức khỏe, tạo ra sự cơ hội công bằng lâu dài
 Nhà nước dùng nguồn lực tài chính để thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo
để tránh sự cùng khổ tuyệt đối
 Khi có tiềm lực tài chính nhà nước quan tâm đến nhưng đối tượng chính sách xã
hội: người tàn tật, người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh...
 Nhà nước có thể thực hiện những cải cách tiền lương theo hướng công bằng, thực
hiện chính sách trọng dụng nhân tài, đầu tư cho lĩnh vực khoa học
 Tác động của công bằng xã hội đến tăng trưởng kinh tế
 Phát huy tối đa động lực của con người, người lao động giỏi nếu phấn đấu thì có
thu nhập cao, đồng thời những người lao động bình thường và người lao động yếu
kém thì phải nỗ lực phấn đấu
 Tạo ra một xã hội đoàn kết, phát triển ổn định giảm được những tác động tiêu cực
do mất công bằng gây ra. Một xã hội như vậy sẽ tạo ra môi trường ổn định thu hút
các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài
 Một xã hội công bằng là một xã hội giảm thiểu mức thấp nhất sự nghèo đói, nhà
nước giảm thiểu được khoản trợ cấp xã hội để tập trung cho phát triển. Những
người nghèo đói đó sẽ trở thành những người lao động đóng góp cho xã hội
 Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần chứ chưa là điều kiện đủ để thực hiện công bằng xã
hội
 Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần: nếu không có tăng trưởng thì không thể có
nguồn lực tài chính để thực hiện công bằng xã hội
 Tăng trưởng kinh tế chưa là điều kiện đủ:
o Tăng trưởng kinh tế có dẫn đến công bằng xã hội hay không còn phụ
thuộc vào quan điểm và chính sách của chính phủ trong việc sử dụng kết
quả tăng trưởng, có quan tâm đến thực hiện công bằng xã hội hay không.

You might also like