You are on page 1of 14

Hồ sơ học tập

Ngữ Văn
-Tổ 4-
I. GIỚI THIỆU THÀNH VIÊN.
1. Phan Thị Bảo Ngọc 04/02/2010
2. Đỗ Tùng Chi 01/02/2010
3. Nguyễn Bảo Châu 23/09/2010
4. Hoàng Thế Dũng 20/04/2010
5. Nguyễn Thị Khánh Vân 14/03/2010
6. Nguyễn Bá Đức 17/10/2010
7. Nguyễn Tường Vy
8. Lê Vương Quốc
9. Võ Phương Nhi 28/04/2010
10. Phùng Gia Bảo
II. Mục lục.
BẦU TRỜI TUỔI THƠ
Trẻ em tìm thấy tất cả ởn hững nơi chẳng có gì…
Gia-cô-mô Lê-ô-pác-đi
(Giacomo Leopardi)
Nhà văn Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri, tác giả của Hoàng tử bé từng khẳng
định rằng chỉ con mắt trẻ em mới có thể cảm nhận một cách thuần khiết vẻ
đẹp phong phó và bí ẩn của thế giới. Các em đang “sở hữu” cái nhìn kì diệu ấy
của tuổi thơ
Đến với chủ đề “Bầu trời tuổi thơ”, ta cùng tìm hiểu:
1. Văn bản Bầy chim chìa vôi (Nguyễn Quang Thiều)
2. Thực hành Tiếng Việt
3. Văn bản Đi lấy mật (trích Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi)
4. Thực hành Tiếng Việt
5. Văn bản Ngàn sao làm việc (Võ Quảng)
6. Nói và nghe trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội
hiện đại
Bầy chim chìa vôi
I.Đọc và tìm hiểu chung.
1. Tác giả
- Nguyễn Quang Thiều, sinh năm 1957
- Quê quán: Hà Nội
- Ông sáng tác thơ, viết truyện, vẽ tranh,..
- Truyện thiếu nhi chân thực, gần gũi với cuộc sống đời thường; thể hiện sự nhạy
cảm, trong sáng, tràn đầy niềm yêu thương vạn vật của tâm hồn trẻ thơ.
-Tác phẩm tiêu biểu: Bí mật hồ có thần; con quỷ gỗ; câu chuyện về ngọn núi bà già
mù,..
2. Tác phẩm
-Thể loại: truyện ngắn
-Xuất xứ: trích trong tác phẩm “Bầy chim chìa vôi” in trong cuốn “Mùa hoa cải bên
sông”. NXB Hội Nhà văn
-PTBĐ: tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Đề tài: tuổi thơ và thiên nhiên
-Ngôi kể: thứ ba
-Nhân vật chính: hai anh em Mên và Mon
-Bố cục:
Phần 1: từ đầu đến “sinh nở của chúng”
 Cuộc đối thoại giữa Mon và Mên về tổ chim chìa vôi
Phần 2: tiếp theo đến “của ông Hào mà đi”
 Quyết định đi cứu bầy chim chìa vôi của Mon và Mên
Phần 3: đoạn còn lại
 Cảm xúc của hai anh em khi chứng kiến cảnh bầy chim chìa vôi đập cánh
bay lên.
- Tóm tắt:
Mên và mon lo lắng cho bầy chim chìa vôi non, sợ chúng bị chết đuối khi thấy mưa
to và nước dâng cao ngoài bãi sống. Hai anh emd dã đi dò ra bãi cát giữa sống để cứu tổ
chim sắp bị ngập nước và xúc động khi chứng kiến cánh đàn chim bé bỏng bứt khỏi dòng
nước khổng lồ bay lên
II. Khám phá văn bản
1. Cuộc trò chuyện của 2 anh em Mon và Mên lúc nửa đêm.
*Điều khiến hai anh em lo lắng:
=> Sợ những con chm chìa vôi ở bãi sống chết đuối
2. Nhân vật Mon
“Bố kéo chũm được.. hốc cắm sáo sồ”
“ Nỗi lo lắng.. để cứu chúng”
 Một cậu bé có tâm hồn trong sáng, nhân hậu, biết yêu thương loài vật, trân
trọng sự sống.
3. Nhân vật Mên
- Lời nói:
+ Chứ còn sao- Lúc này giọng thằng Mên tỏ vẻ rất người lớn- nào xuống dò
được rồi đấy.
+ Phải kéo về bến chứ, không thì chết. Bây giờ tao kéo còn mày đẩy
- Cử chỉ hành động:
“Thằng Mên quấn cái dây buộc vào người nó và gò lưng kéo”
 Bình tĩnh, tỏ vẻ người lớn, chững chạc.
4. Khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh.
+Chi tiết cảnh tượng như huyền thoại.
“Từ mặt nước sông, những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng
nước khổng lồ bay lên”
 Gây ấn tượng bởi sự tương phản của hai hình ảnh cánh chim bé bỏng- dòng nước
khổng lồ và cảm xúc ngỡ ngàng, vui sướng của 2 anh em Mên, Mon khi thấy bầy
chim chìa vôi non không bị chết đuối mặc dù nơi chúng làm tổ đã chìm trong dòng
nước lũ.
+Chi tiết miêu tả bầy chim.
 Chim bố và mẹ: Nước dâng lên đến đầu,.. một cách đảm bảo
 Bầy chim non: Nếu bầy chim non cất cánh sớm hơn,.. dòng nước cuốn chìm
 Điều kì diệu của thế giới tự nhiên và sự sống
+Chi tiết miêu tả bầy chim non.
“Cuối cùng, bầy chim non đã thực hiện.. dứa dại bờ sông”
 Sức sống mãnh liệt của thiên nhiên
 Gợi liên tưởng đến vẻ đẹp của lòng dũng cảm; những khoảnh khắc con
người vượt qua gian nan, thử thách để trưởng thành,..
III. Tổng kết
1. Nội dung
-Sức sống kì diệu của bầy chim chìa vôi
-Tâm hồn trong sáng, nhân hậu của 2 nhân vật Mên và Mon
2. Nghệ Thuật
-Cốt truyện đơn giản nhưng hấp dẫn.
- Lời văn bình dị, gần gũi.
-Am hiểu, miêu tả thiên nhiên tinh tế
- Khắc họa nhân vật đặc sắc từ cử chỉ, hành động, ngôn ngữ đối thoại đến cảm xúc,
suy nghĩ
Thực hành Tiếng Việt
Câu 1 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
a. - Trạng từ trong câu 1: Hôm qua
- Trạng từ trong câu 2: Suốt từ chiều hôm qua
→ Câu 2 đầy đủ hơn do trạng ngữ là một cụm từ
b. - Trạng từ trong câu 1: Trong gian phòng
- Trạng từ trong câu 2: Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng
→ Câu 2 đầy đủ hơn do trạng ngữ là một cụm từ
c. - Trạng từ trong câu 1: Thế mà qua một đêm
- Trạng từ trong câu 2: Thế mà qua một đêm mưa rào
→ Câu 2 đầy đủ hơn do trạng ngữ cung cấp đầy đủ thông tin hơn
d. - Trạng từ trong câu 1: Trên nóc một lô cốt
- Trạng từ trong câu 2: Trên nóc một lô cốt cũ kề bên một xóm nhỏ
→ Câu 2 đầy đủ hơn do trạng ngữ cung cấp đầy đủ thông tin hơn
Nhận xét: Mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ cung cấp những thông tin cụ thể hơn, chi tiết
hơn về các sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
Câu 2 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Câu: chiều, bọn tôi học Toán
- Mở rộng trạng ngữ: Chiều tối hôm qua, bọn tôi học Toán
-Tác dụng: cụ thể thời gian được nhắc đến là trong quá khứ.
Câu 3 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
a. Từ láy: xiên xiết → nhấn mạnh tốc độ chảy của dòng sông
b. Từ láy: bé bỏng → nhấn mạnh sự nhỏ bé của con chim đang vụt bay khỏi dòng nước
c. Từ láy: mỏng manh → nhấn mạnh, gợi tả trạng thái đôi cánh của bầy chim một cách
sinh động
Đi lấy mật
I.Đọc và tìm hiểu chung.
1. Tác giả
- Đoàn Giỏi, ( 1925-1989)
- Quê quán: Tiền Giang
- Là nhà văn của miền đất phương Nam
- Lối miêu tả vừa hiện thực vừa trữ tình và ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương
-Tác phẩm tiêu biểu: Đất rừng phương Nam (1957); Cá bống núi(1956),..
2. Tác phẩm
-Thể loại: tiểu thuyết
-Xuất xứ: trích chương 9 “Đất rừng phương Nam”
-PTBĐ: tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Đề tài: thiên nhiên con người phương Nam
-Ngôi kể: thứ nhất (xưng tôi)
-Bố cục:
Phần 1: từ đầu đến “một lớp thủy tinh”
 Khung cảnh thiên nhiên sáng sớm qua cái nhìn của nhân vật An
Phần 2: tiếp theo đến “cây tràm thấp kia”
 Hành trình đi lấy mật của An, Cò và tía nuôi
Phần 3: đoạn còn lại
 Cách thuần hoá ong rừng khác biệt của người dân vùng U Minh.
- Tóm tắt:
Đoạn trích kể về một lần với tía nuôi và cò cùng nhau đi vào rừng lấy mật, An học
hỏi được nhiều điều, đặc biệt là không gian đất rừng phương Nam đẹp bí ẩn và cách
thức lấy mật độc đáo của người dân vùng U Minh.
III. Khám phá văn bản
1. Nhân vật tía nuôi của An
“Tía nuôi tôi đi trước … lối đi”
“Thôi, dừng lại nghỉ một lát.. lại nhìn tôi đâu”
“chính tía nuôi tôi định sẵn cho chúng nó một nơi về đóng rổ”
 Hình dáng bên ngoài:
 Toát lên vẻ đẹp của một người lao động từng trải, can đảm; vóc dáng khỏe mạnh,
vững chãi; cử chỉ mạnh mẽ, dứt khoát.
 Lời nói cách cư xử:
 Thể hiện sự quan tâm, tình yêu thương dành cho cậu con trai nuôi.
 Với thiên nhiên: ông gác kèo cho ong rừng làm tổ rất giỏi và bảo vệ đàn ong, trân
trọng sự sống.
 Tía nuôi của An là một người lao động dày dặn kinh nghiệm; tính cách
manh mẽ; giàu lòng nhân hậu, yêu thương con người và thiên nhiên.
2. Cảnh sắc thiên nhiên
*Cảnh sắc rừng U Minh qua cái nhìn của nhân vật An
-Buổi ban mai: yên tĩnh, trong vắt mát lành
-Nắng và gió: gió thổi rao rao, tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Nắng bốc hương
hoa tràm thơm ngây ngất. Gó đua mùi hương ngọt lan ra, phẳng phất khắp rừng.
-Các loài vật: chim hót líu lo và hàng ngàn con chim vụt bay lên; những loài côn trùng bé
nhỏ, kì lạ; thế giới đấy bí ẩn của loài ong.
-Cây cối: rừng tràm xanh mát, những nhánh gai chắn đường những bụi cây cúc áo.
=> Vẻ đẹp phong phú, đầy chất thơ của rừng U Minh
=> Khả năng quan sát tinh tế; tâm hồn trong sáng; biết phát hiện, cảm nhận vẻ đẹp thiên
nhiên của An.
3. Nhân vật Cò
“Thằng cò đội cái thúng to… chiếc non lá rách”
“thằng cò thì coi.. gì nữa là”
“chim đẹp quá, Cò ơi!.. mày mà gặp sân chim thì mày sẽ biết”
 Cò là một cậu bé sỉnh ra và lớn lên ở vùng đất rừng phương Bắc
 Đi rừng nhanh nhẹn thành thạo
 Có nhiều hiểu biết về sân chim, về rừng U Minh.
4. Nhân vật An
-Cảm nhận về tía nuôi, má nuôi, về cò:
+ cảm nhận được tình yêu thương của tía và má, Cò dành cho mình
=> Yêu quý má nuôi, luôn nghĩ về họ với tình cảm gần gũi, thân thuộc, ấm áp.
+ Với Cò ghen tị nhưng chỉ thoáng qua
 Luôn ngạc nhiên, ngưỡng mộ sự nhanh nhẹn và hiểu biết sâu rộng về rừng
U Minh của Cò.
 An là một cậu bé có tâm hồn trong sang; yêu thương tia và má nuôi với
Cò; thông minh, ham hiểu biết; phát hiện, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên
một cách tinh tế.
5. ấn tượng về con người và rừng phương Nam.
-Con người phương Nam: vừa gần gũi, bình dị, hồn nhiên, nhân hậu vừa mạnh mẽ,
phóng khoáng
- rừng phương Nam: kì thú, đầy chất thơ, giàu có, hoang sơ,..
III. Tổng kết
1.Nội dung
Vẻ đẹp phong phú, hoang sơ, bí ẩn của rừng U Minh; tâm hồn trong sáng, tinh tế; vừa
gần gũi, bình dị, hồn nhiên, nhân hậu vừa mạnh mẽ, phóng khoáng.
3. Nghệ thuật
- Lối miêu tả thiên nhiên và con người tinh tế
- Quan sát tỉ mỉ, sử dụng nhiều giác quan
- Ngôn ngữu đậm màu sắc địa phương
Thực hành Tiếng Việt
Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ: làm nổi bật đặc điểm cảnh vật ở rừng U
Minh, tạo sắc thái biểu cảm cho bức tranh thiên nhiên trở nên sinh động, có hồn hơn.
Hình ảnh những con kì nhông được miêu tả rõ ràng.
Câu 2 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Trả lời:
a. Rút gọn: “Một tiếng lá” → Câu không được chi tiết, rõ ràng về thời gian
b. Rút gọn: “Rừng ban mai” → Câu không được chi tiết, rõ ràng về địa điểm
c. Rút gọn: “Mấy con gầm ghì” → Câu không được chi tiết, rõ ràng đặc điểm màu sắc
Câu 3 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
a. Rút gọn: “vẫn không rời” → Câu không làm rõ được không gian và đặc điểm của sự
việc
b. Rút gọn: “im lặng” → Không biểu thị thái độ của người nói.
c. “lại lợp, bện” → Không cung cấp đầy đủ thông tin về các tổ ong ở Tây Âu.
Câu 4 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
a. Gió thổi rất dữ dội.
b. Không khí hôm nay thật trong lành.
c. Ong bay lượn khắp vườn.
Ngàn sao làm việc
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả
- Võ Quảng (1920-2007)
- Quê quán: Quảng Nam
- Sáng tác thơ, truyện, viết kịch bản phim hoạt hình và dịch một số tác phẩm văn
học nổi tiếng thế giới.
- Thơ viết cho thiếu nhi gian dị, trong sáng, gợi nhiều liên tưởng bất ngờ, độc đáo;
ngôn ngữ hình ảnh giàu chất tạo bình; giọng điệu hồn nhiên, ngộ nghĩnh, tươi
vui.
2. Tác phẩm
Thể loại: thơ 5 chữ
Xuất xứ: in trong “tuyển tập Võ Quảng”, tập II, NXB Văn học. HN 1998
PTBĐ: biểu cảm, miêu tả
Bố cục:
-phần 1: hai khổ đầu
=> khung cảnh làng quê, lúc trời chuyển tối
-Phần 2: 4 khổ thơ cuối
=> bầu trời đêm ngàn sao
II. Khám phá văn bản.
1. Hai khổ đầu
a. Cảnh vật
-Không gian: cánh đồng quê
-Thời gian: buổi chiều thanh bình và yên tĩnh
=> Nghệ thuật: tả cảnh sinh động, từ ngữ giàu sức gợi hình
b. Nhân vật tôi
- Hành động: dắt trâu về nhà trong khung cảnh êm đềm, thơ mộng của đồng quê hương;
bóng chiều tỏa, trời trở tối, người và trâu đi giữa trời đêm như bơi giữa ngàn sao.
2. bốn khổ thơ cuối
a. Khung cảnh bầu trời đêm qua trí tưởng tượng của nhân vật “tôi”
- Sông Ngân hà: nao nao, chảy giữa trời lồng lộng
- Sao thần nông: tỏa rộng chiếc vơ bằng vàng
- Sao hôm: như đuốc đèn soi cá
- Nhóm Đại Hùng tinh: buông gàu bên sông Ngân tát nước
- Ngàn sao: sáng lung linh đang lao động, đang làm việc đến lúc hứng động mới
về nghỉ
Nghệ thuật: so sánh nhân hoá
Nội dung: khung cảnh rộng lớn, mênh mông và không khí tươi vui, rộn rã. Ngàn sao tỏa
sáng, những chòm sao hiện lên sống động như những con người đang mải miết, cần mẫn,
hăng say trong công việc lao động thường ngày.
III.Tổng Kết
1. Nội dung
Bài thơ khắc họa vẻ đẹp của bầu trời đêm qua con mắt trẻ thơ. Qua đó thể hiện trí
tưởng tượng phong phú và tình yêu thiên nhiên của tác giả.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ 5 chữ
- Chi tiết miêu tả đặc sắc, nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa độc đáo, gợi liên
tưởng thú vị.
- Sử dụng từ ngữ giàu sức gợi hình.
Viết
Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài
* Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:
- Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc.
- Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc.
- Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc.
- Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt.
* Phân tích bài tóm tắt tham khảo
Tóm tắt văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh trong Ngữ văn 6, tập 2
- Cả 2 văn bản tóm tắt
+ Đều phản ánh đúng được nội dung của văn bản gốc “Sơn Tinh Thủy Tinh”
+ Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng: Vua Hùng Vương thứ 18
muốn kén rể cho con gái Mị Nương xinh đẹp; Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn; cuộc
giao tranh giữa hai chàng, ….
+ Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc: Vua Hùng Vương thứ mười tám, Mị
Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh, cầu hôn, lễ vật, đánh nhau, ….
+ Đáp ứng được yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt: Văn bản 1 dung
lượng ngắn; Văn bản 2 dung lượng dài hơn. Nhưng cả hai văn bản đều ngắn hơn so với
văn bản gốc.
* Thực hành viết theo các bước
1. Trước khi tóm tắt
a. Đọc kĩ văn bản gốc
- Đọc văn bản gốc để nắm được: nội dung, chủ đề.
b. Xác định nội dung chính cần tóm tắt
Ví dụ: Tóm tắt văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” sách Ngữ văn 6 tập 1
- Xác định nội dung khái quát, cốt lõi: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng
của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã
gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học
đường đời đầu tiên cho mình.
- Tìm ý chính của từng phần hoặc đoạn:
+ Phần 1: Từ đầu đến “đứng đầu thiên hạ rồi” : Giới thiệu vẻ đẹp và tính cách của Dế
Mèn.
+ Phần 2: Còn lại: Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của dế Mèn.
Tìm các từ ngữ quan trọng của văn bản: Dế Mèn, Dế Choắt, Chị Cốc, khỏe mạnh
cường tráng, nghịch dại, ân hận, bài học đường đời đầu tiên, …
- Đánh dấu vào văn bản hoặc ghi ra giấy những ý chính của văn bản.
c. Xác định yêu cầu về độ dài của văn bản cần tóm tắt
2. Viết văn bản tóm tắt
- Sắp xếp ý chính của văn bản gốc theo 1 trình tự hợp lí.
- Dùng lời văn của em kết hợp những từ ngữ quan trọng để viết văn bản tóm tắt.
- Chú ý đảm bảo yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt.
3. Chỉnh sửa
Rà soát, chỉnh sửa văn bản tóm tắt theo những gợi ý trong bảng sau:
Yêu cầu Gợi ý chỉnh sửa
Lược bỏ các thông tin không có trong văn bản gốc và
Nội dung đúng với văn bản gốc
những ý kiến bình luận của người tóm tắt (nếu có).
Trình bày được những ý chính, Bổ sung những ý chính, điểm quan trọng của văn bản gốc
những điểm quan trọng của văn (nếu thiếu), lược bớt các chi tiết thừa, không quan trọng
bản gốc. (nếu có)
Sử dụng những từ ngữ quan Bổ sung những từ ngữ quan trọng có trong văn bản gốc
trọng của văn bản gốc. (nếu thiếu)
Đáp ứng được những yêu cầu Rút gọn hoặc phát triển văn abnr tóm tắt để đảm bảo yêu
khác nhau về độ dài. cầu về độ dài.
Bảo đảm yêu cầu về chính tả và Rà soát lỗi chính tả và diễn đạt (dùng từ, đặt câu,...).
diễn đạt. Chỉnh sửa nếu phát hiện có lỗi.
Bài làm:
Tóm tắt văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” sách Ngữ văn 6 tập 1
Dế Mèn là một chàng dế cường tráng. Tuy nhiên, cậu chàng lại có tính kiêu căng,
luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn luôn coi thường những người
xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt - người bạn hàng xóm gầy gò và yếu ớt. Một lần, Dế
Mèn bày trò trêu chị Cốc khiến cho Dế Choắt phải chịu oan. Choắt bị chị Cốc mổ đến
kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn vô
cùng ân hận và nhận ra bài học đường đời đầu tiên của mình.
Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm
Người lớn đã từng là trẻ em, nhưng trẻ em thì chưa từng làm người lớn”, dù là trong
sinh hoạt hằng ngày, học tập, vui chơi hay đời sống tinh thần, thì con trẻ cũng rất
cần nhận được sự lắng nghe và chia sẻ từ bố mẹ. Thực tế cho thấy rất nhiều ông bố,
bà mẹ vẫn chưa thực sự lắng nghe con, vẫn chưa thực sự thấu hiểu những tâm tư,
nguyện vọng của con trẻ.
Bản thân mỗi đứa trẻ khi sinh ra đã là một cá thể riêng biệt, mỗi con sẽ có những tính
cách và thói quen, tố chất khác nhau. Bởi vậy, cách dạy dỗ đối vói mỗi đứa trẻ cũng
khác nhau. Bố mẹ không thể áp sở thích, đường hướng học tập của trẻ này lên trẻ khác.
Bó mẹ cũng không thể để một đứa trẻ thích vận động ngồi một chỗ làm thơ, hay bắt một
đứa trẻ có năng khiếu nghệ thuật phải học tốt về các con số. Nếu như không lắng nghe,
không trò chuyện với con, thì vô tình cha mẹ đang kìm hãm những ước mơ của con. Khi
cha mẹ thật sự lắng nghe thì trẻ em sẽ dần dần học được cách chia sẻ những khúc mắc,
hy vọng và mong muốn của mình với cha mẹ. Dù cha mẹ có trò chuyện tán gẫu với con
về bất cứ vấn đề gì thì đó cũng là một cách thể hiện tình yêu và sự quan tâm của cha mẹ
đối với trẻ. Kỳ thực, con trẻ suy nghĩ vô cùng đơn giản, chúng chỉ muốn hằng ngày cha
mẹ quan tâm tới mình nhiều hơn, trò chuyện với mình nhiều hơn. Cho dù đó chỉ là một
số chuyện vặt.

Tuy nhiên, cũng có những lúc vì gánh nặng mưu sinh mà cha mẹ lại sao nhãng đi việc
trò chuyện thấu hiểu với chúng ta. Những lúc như vậy, thay vì trách cứ cha mẹ chúng ta
hãy tiến lại gần trò chuyện, tâm tình với cha mẹ. Điều đó vừa giúp cha mẹ giải tỏa bớt
áp lục, đồng thời cũng giúp họ hiểu được suy nghĩa của chúng ta hơn.

Tôi tin rằng nếu chúng ta mở lòng thì cha mẹ sẽ luôn sẵn lòng lắng nghe chúng ta.

Củng cố mở rộng
Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
STT Văn bản Đề tài Ấn tượng chung về văn bản
Bầy chim chìa Văn bản đã để lại ấn tượng về tình cảm của hai anh em
1 Đề tài trẻ em
vôi với bầy chim chìa vôi khi mưa to trút xuống.
Con người và đất rừng phương Nam đều tuyệt đẹp.
Đề tài gia Thiên nhiên đất rừng thì hùng vĩ còn con người thì
2 Đi lấy mật
đình, trẻ em luôn hăng say với công việc, họ có kinh nghiệm trong
chính công việc gắn liền với khu rừng.
Ngàn sao cùng làm việc, cùng chung sức đã làm nên
Ngàn sao làm Đề tài thiếu vẻ đẹp huyền diệu của trời đêm. Lao động và biết
3
việc nhi, lao động đoàn kết, yêu thương đã làm cho vạn vật trở nên đẹp
đẽ, đáng yêu.
Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Chủ đề chung của cả ba văn bản là đều viết về và hướng tới những đứa trẻ - mầm xanh
tương lai của đất nước.
- Trong ba văn bản em thích nhất là nhân vật Mon. Mon là một cậu bé rất giàu lòng
thương đối với thế giới xung quanh. Giữa đêm mưa cậu đã nghĩ đến những chú chim
chìa vôi. Và em cũng đã có từng có một lần giải cứu một chú chim non bị mắc kẹt trên
cành cây. Điều đó giúp em hiểu hơn về nhân vật Mon.
Câu 3 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Tác phẩm truyện mà em thích nhất: Bầy chim chìa vôi
- Đề tài của truyện: trẻ em
- Các nhân vật trong truyện: Mon, Mên, những chú chim chìa vôi.
Mon là một cậu bé giàu lòng trắc ẩn, biết yêu thương động vật
Mên ra dáng đàn anh, biết sắp xếp và quyết định công việc.
- Cốt truyện: 1. Hai anh em Mon và Mên đang nằm ngủ thì trời mưa to. Mon lo lắng
cho đàn chim chìa vôi.
2. Bầy chim chìa vôi làm tổ rất đặc biệt: chúng chọn bãi đất nổi giữa song để làm tổ và
mùa mưa đến là lúc chúng cất cánh bay lên.
3. Hai anh em đã tìm cách để ra giữa sông cứu đàn chim chìa vôi.
4. Ra đến nơi hai anh em đã chứng kiến cảnh bầy chim cất cánh. Hai anh em vô cùng
xúc động.
Tóm tắt: Vào đêm mưa giông, Mon đang ngủ thì giật mình thức giấc vì bầy chim chìa
vôi đang bị kẹt giữa bãi cát. Hai đứa trẻ sợ bầy chim chìa vôi sẽ bị chìm mất. Hai anh
em bơi đò ra giữa sông để mang chúng vào bờ. Khi bình minh lên hai đứa trẻ đã được
chúng kiến một cảnh huyền thoại hiện ra trước mắt, những cánh chim nhỏ bé đã bứt
khỏi dòng nước khổng lồ bay lên. chứng kiến cảnh tượng đó cả hai đứa trẻ đã vô cùng
xúc động.
Thực hành đọc
Ngôi nhà trên núi
* Nội dung chính:

- Đoạn trích Ngôi nhà trên cây kể về cuộc gặp gỡ giữa Tốt – tô – chan và Ya-ma-mô-tô
và cuộc phiêu lưu mạo hiểm của hai bạn trên cây.

1. Đề tài của đoạn trích.

- Đề tài trẻ em

2. Những chi tiết miêu tả suy nghĩ của nhân vật Tốt-tô-chan về ya-ma-mô-tô Ya-sư-
a-ki

Những chi tiết miêu tả suy nghĩ của nhân vật Tốt-tô-chan và Ya-ma-mô-tô:

- Tốt-tô-chan: gặp Ya-ma-mô-tô lần đầu tiên thì tưởng bạn mình cố tình đi như thế; cậu
quyết đnhj rủ Ya-ma-mô-tô đi cùng mình đến ngôi nhà trên cây; khi gặp khó khăn cậu
băn khoăn “làm thế nào bây giờ”; cậu tìm cách để cho Ya-ma-mô-tô xem cái “hay cực
của mình”; Tốt-tô-chan muốn òa lên khó “Không thể thế này được. Mình mời Ya-sư-a-
ki-chan lên cây của mình để chỉ cho Ya-sư-a-ki-chan xem rất nhiều thứ cơ mà”.

- Ya-ma-mô-tô trả lời Tốt- tô-chan với giọng điệu rất tự tin; nhìn cái thang với ánh mắt e
dè nhưng rồi cũng cố gắng hết sức.
3. Đặc điểm tính cách của hai nhân vật Tốt-tô-chan và Ya-ma-mô-tô ya-sư-a-ki.

- Tôt-tô-chan là một người giàu tình thương, hết lòng vì bạn bè, luôn giúp đỡ bạn và sẵn
sàng chơi cùng cũng như giúp đỡ bạn.

- Ya-ma-mô-tô là một người lạc quan, tự tin, không tự ti với những khiếm khuyết trên
cơ thể mình. Bạn cũng là một người giàu nghị lực.

4. Bài học cuộc sống được gợi ra từ câu chuyện.

Đọc đoạn trích em rút ra được một bài học cho bản thân mình đó là luôn sống chân
thành với tất cả mọi người. Đối với người gặp khó khăn ta càng cần phải giúp đỡ họ
vượt lên hoàn cảnh, để họ có niềm tin và cuộc sống. Chúng ta nên hòa đồng với họ
không nên xa lánh, kì thị họ.

You might also like