You are on page 1of 6

ĐỀ LUYỆN THEO CHỦ ĐỀ SỐ 2

PHẦN SINH HỌC ĐỘNG VẬT


TS. PHAN KHẮC NGHỆ
LIVE CHỮA: 22g00 thứ 5 (26/3/2020)
Thầy Phan Khắc Nghệ – www.facebook.com/thaynghesinh
GROUP ÔN THI Y DƯỢC CÙNG TS. PHAN KHẮC NGHỆ
Câu 1. Tiêu hoá là quá trình
A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.
B. biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể.
C. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng ATP.
D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Câu 2. Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức nào sau đây?
A. tiêu hoá nội bào. B. tiêu hoá ngoại bào.
C. tiêu hoá ngoại bào và nội bào. D. túi tiêu hoá.
Câu 3. Ở động vật có ống tiêu hoá, quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào sau đây?
A. Thực quản. B. Dạ dày. C. Ruột non. D. Ruột già.
Câu 4. Ở các loài chim, diều được hình thành từ bộ phận nào sau đây của ống tiêu hóa?
A. Thực quản. B. Tuyến nước bọt. C. Khoang miệng. D. Dạ dày.
Câu 5. Những động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?
A. Trâu, cừu, dê. B. Ngựa, thỏ, chuột, trâu.
C. Ngựa, thỏ, chuột. D. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.
Câu 6. Bộ phận nào sau đây được xem là dạ dày chính thức của động vật nhai lại?
A. Dạ cỏ. B. Dạ lá sách. C. Dạ tổ ong. D. Dạ múi khế.
Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây không có ở cơ quan tiêu hóa của thú ăn thịt?
A. Dạ dày đơn. B. Ruột ngắn. C. Răng nanh phát triển. D. Manh tràng phát triển.
Câu 8. Loài động vật nào sau đây chỉ có tiêu hoá nội bào mà chưa có tiêu hóa ngoại bào?
A. Trùng đế giày. B. Thỏ. C. Bồ câu. D. giun đất.
Câu 9. Khi nói về tiêu hoá nội bào, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đây là quá trình tiêu hoá hoá học ở trong tế bào và ngoài tế bào.
B. Đây là quá trình tiêu hoá thức ăn ở trong ống tiêu hoá.
C. Đây là quá trình tiêu hoá hóa học ở bên trong tế bào nhờ enzim lizôxôm.
D. Đây là quá trình tiêu hoá thức ăn ở trong ống tiêu hoá và túi tiêu hoá.
Câu 10. Khi nói về tiêu hoá ngoại bào, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quá trình tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá.
B. Quá trình tiêu hoá thức ăn ở ngoài tế bào, trong túi tiêu hoá và ống tiêu hoá.
C. Quá trình tiêu hoá thức ăn chỉ bằng hoạt động cơ học.
D. Quá trình tiêu hoá có sự tham gia của các enzim.
Câu 11. Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Động vật nhai lại là những động vật có dạ dày kép.
B. Trâu, bò, dê, cừu là những động vật nhai lại.
C. Tất cả động vật ăn cỏ đều là động vật nhai lại.
D. Động vật nhai lại đều có khoang chứa cỏ.
Câu 12.Trong quá trình tiêu hóa ở khoang miệng của người, tinh bột được biến đổi thành đường nhờ tác dụng
của enzim nào sau đây?
A. Amylaza. B. Maltaza. C. Saccaraza. D. Lactaza.
Câu 13. Khi nói về sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
B. Ở dạ dày có tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học
C. Ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
D. Ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
Câu 14. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá?
I. Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim phân giải chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà
cơ thể hấp thụ được.
II. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những
chất đơn giản.
III. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội
bào.
IV. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào triệt để, enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi thành
những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15. Điểm khác nhau giữa quá trình tiêu hoá ở Trùng giày và quá trình tiêu hoá ở Thuỷ tức là:
A. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá - tiêu hoá nội bào. Ở Thuỷ tức, thức ăn
được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những phần nhỏ rồi tiếp tục được tiêu hoá nội bào.
B. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những phần nhỏ rồi tiếp tục được tiêu hoá
nội bào. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá - tiêu hoá nội bào.
C. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào thành các chất đơn giản hơn rồi tiếp tục được tiêu hoá nội
bào. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những chất đơn giản, dễ sử dụng.
D. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào rồi trao đổi qua màng vào cơ thể. Ở Thuỷ tức, thức ăn
được tiêu hoá nội bào thành các chất đơn giản, dễ sử dụng.
Câu 16. Nhóm động vật nào sau đây có phương thức hô hấp bằng mang?
A. Cá chép, ốc, tôm, cua. B. Giun đất, giun dẹp, chân khớp.
C. Cá, ếch, nhái, bò sát. D. Giun tròn, trùng roi, giáp xác.
Câu 17. Nhóm động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?
A. Côn trùng. B. Tôm, cua. C. Ruôt khoang. D. Trai sông.
Câu 18. Khi nói về các phương thức hô hấp ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Bề mặt trao đổi khí của các loài thú luôn ẩm ướt.
II. Tất cả các loài động vật đơn bào đều hô hấp qua bề mặt cơ thể.
III. Tất cả các loài ruột giun dẹp đều hô hấp qua bề mặt cơ thể.
IV. Thủy tức là động vật sống dưới nước nên hô hấp bằng mang.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 19. Xét các loài động vật: Cá chép, thủy tức, châu chấu, bồ câu, bò. Khi nói về hô hấp của các loài động
vật này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 2 loài hô hấp bằng phổi.
II. Có 3 loài hô hấp bằng ống khí.
III. Có một loài hô hấp qua bề mặt cơ thể.
IV. Có 1 loài hô hấp bằng mang.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 20. Xét 5 cá thể thuộc các loài động vật có xương sống: Ngựa, rắn, đại bàng, hươu, ếch đồng. Khi nói về
hô hấp của các cá thể này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cả 5 cá thể đều thực hiện trao đổi khí qua phế nang.
II. Tất cả các loài này đều hô hấp bằng phổi.
III. Có một loài vừa hô hấp bằng da vừa hô hấp bằng phổi.
IV. Giả sử quá trình hô hấp qua phổi bị ức chế thì cả 5 cá thể đều chết.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 21. Khi nói về hô hấp và sự trao đổi khí ở cá, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều.
B. Cửa miệng và nắp mang hoạt động nhịp nhàng đóng mở trái ngược nhau.
C. Dòng nước và dòng máu ngược chiều nhau khi đi qua các khe mang.
D. Máu sau khi nhận O2 ở mang được chuyển về tim để đưa tới các cơ quan và trao đổi khí tại các tế bào.
Câu 22. Ở các loài động vật trên cạn, cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây thường có hiệu quả trao
đổi khí đạt hiệu suất cao nhất?
A. Phổi của chim. B. Phổi và da của ếch nhái.
C. Phổi của bò sát. D. Bề mặt da của giun đất.
Câu 23. Khi nói về các loại hệ tuần hoàn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tuần hoàn kép là một loại hệ tuần hoàn kín.
II. Hệ tuần hoàn hở là những hệ tuần hoàn không có hệ mạch.
III. Hệ tuần hoàn hở là những hệ tuần hoàn không có dịch tuần hoàn.
IV. Hệ tuần hoàn kín luôn có đầy đủ 3 loại hệ mạch là động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 24. Ở hệ tuần hoàn hở, máu được di chuyển theo chiều nào sau đây?
A. Tim → Động mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch.
B. Tim → Tĩnh mạch → Xoang cơ thể → Động mạch.
C. Tim → Mao mạch → Động mạch → Tĩnh mạch.
D. Tim → Động mạch → xoang cơ thể → Tĩnh mạch.
Câu 25. Khi nói về hệ tuần hoàn của cá và của ếch nhái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đều có tuần hoàn kín.
II. Đều có tim 2 ngăn.
III. Ở cá, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi còn ở ếch nhái thì máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
IV. Hệ tuần hoàn đều có đủ 3 thành phần là tim, hệ mạch và dịch tuần hoàn.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 26. Xét các loài: Trai sông, cá chép, tôm càng xanh, thỏ, ếch đồng. Khi nói về tuần hoàn của các loài này,
có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hệ tuần hoàn của cả 5 loài này đều có dịch tuần hoàn.
II. Trong 5 loài này, có 3 loài có hệ tuần hoàn hở.
III. Hệ tuần hoàn của trai sông, máu chảy trong hệ mạch với áp lực thấp.
IV. Có 2 loài có hệ tuần hoàn kép.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 27. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở hệ tuần hoàn của chân khớp mà không có ở hệ tuần hoàn của
bò sát?
I. Có dịch tuần hoàn, có tim, có hệ mạch.
II. Dịch tuần hoàn trực tiếp trao đổi chất với tế bào của cơ thể.
III. Tim luôn bơm máu vào động mạch.
IV. Vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 28. Khi nói về hệ tuần hoàn của ếch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tim có 3 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
II. Hệ tuần hoàn kép nhưng lại là tuần hoàn hở.
III. Máu đi nuôi cơ thể với áp lực rất thấp.
IV. Máu luôn chảy trong hệ mạch và chỉ trao đổi chất với tế bào thông qua thành mao mạch.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 29. Khi nói về hệ tuần hoàn của của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các hệ tuần hoàn đều có tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn.
II. Tất cả các loài động vật đều có hệ tuần hoàn.
III. Hệ tuần hoàn hở có dịch tuần hoàn chiếm tỉ lệ cao hơn so với hệ tuần hoàn kín.
IV. Hệ tuần hoàn kép thường có áp lực máu chảy mạnh hơn so với hệ tuần hoàn đơn.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 30. Khi nói về hệ tuần hoàn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu tim ngừng hoạt động thì hệ tuần hoàn sẽ bị ngừng hoạt động.
II. Ở các loài lưỡng cư, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
III. Ở các loài côn trùng, máu đi nuôi cơ thể là máu nghèo oxi.
IV. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép đều là động vật có xương sống.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 31. Những nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?
A. Lưỡng cư, bò sát, sâu bọ. B. Cá, thú, giun đất.
C. Lưỡng cư, chim, thú. D. Chim, thú, sâu bọ, cá, ếch nhái.
Câu 32. Những nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Sứa; Giun tròn; Giun đất. B. Côn trùng; Lưỡng cư; Bò sát.
C. Giáp xác; Sâu bọ; Ruột khoang. D. Côn trùng; Thân mềm.
Câu 33. Con đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín diễn ra theo trật tự nào dưới đây?
A. Tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim.
B. Tim → động mạch → tĩnh mạch → mao mạch → tim.
C. Tim → mao mạch → động mạch → tĩnh mạch → tim.
D. Tim → tĩnh mạch → mao mạch → động mạch → tim.
Câu 34. Khi nói về hệ tuần hoàn hở, phát biểu nào sau đây sai?
A. Máu chảy với áp lực thấp.
B. Máu tiếp xúc trực tiếp với tế bào.
C. Hệ tuần hoàn hở có ở các loài động vật thuộc nhóm côn trùng, thân mềm.
D. Hệ tuần hoàn hở có hệ thống mao mạch nối động mạch với tĩnh mạch.
Câu 35. Khi nói về các ngăn tim và số lượng vòng tuần hoàn của các loài động vật có xương sống, phát biểu
nào sau đây đúng?
A. Cá có tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. B. Chim có tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
C. Bò sát có tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. D. Lưỡng cư có tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
Câu 36. Khi nói về đặc điểm hệ tuần hoàn kín, phát biểu nào sau đây sai?
A. Máu tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các tế bào.
B. Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín.
C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình.
D. Tốc độ máu chảy nhanh.
Câu 37. Khi nói về mối quan hệ giữa huyết áp, tiết diện mạch máu và vận tốc máu, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện mạch tăng dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch nên vận
tốc máu giảm dần.
B. Mao mạch có tổng tiết diện mạch lớn nhất nên huyết áp thấp nhất.
C. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện mạch giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ nên vận tốc
máu tăng dần.
D. Vận tốc máu phụ thuộc sự chênh lệch huyết áp và tổng tiết diện mạch máu.
Câu 38. Khi nói về sự thay đổi vận tốc máu trong hệ mạch, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giảm dần từ động mạch, đến mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
B. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch, tăng dần ở tĩnh mạch.
C. Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, giảm dần ở tĩnh mạch.
D. Luôn giống nhau ở tất cả các vị trí trong hệ mạch.
Câu 39. Một người trưởng thành có tần số tim là 75 nhịp/phút. Sau một thời gian dài luyện tập thể thao, tần số
nhịp tim của người này là 60 nhịp/phút. Khi nói về hiện tượng này, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sau một thời gian dài luyện tập thể thao, tim của người đó đập yếu hơn.
B. Do công suất tim tăng cho nên thời gian nghỉ của tim được tăng lên.
C. Thời gian hoạt động của tim duy trì không thay đổi 30 giây/phút.
D. Sự thay đổi này có hại cho tim.
Câu 40. Nếu mỗi chu kì tim luôn giữ ổn định 0,8 giây thì một người có tuổi đời 40 tuổi thì tim làm việc bao
nhiêu thời gian?
A. 5 năm. B. 10 năm. C. 20 năm. D. 40 năm.
Câu 41. Loại hooc môn nào sau đây có tác dụng làm giảm đường huyết?
A. Insulin. B. Glucagon. C. Progesteron. D. Tiroxin.
Câu 42. Cân bằng nội môi là hoạt động
A. duy trì sự ổn định trong tế bào. B. duy trì sự ổn định của máu.
C. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. D. duy trì sự ổn định của bạch huyết.
Câu 43. Bộ phận thực hiện cơ chế cân bằng nội môi là:
A. hệ thần kinh và tuyến nội tiết. B. các cơ quan dinh dưỡng như thận, gan, mạch máu...
C. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. D. cơ và tuyến.
Câu 44. Khi lượng nước trong cơ thể tăng lên so với bình thường, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Áp suất thẩm thấu giảm, huyết áp tăng. B. Áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp tăng.
C. Áp suất thẩm thấu giảm, huyết áp giảm. D. Áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp giảm.
Câu 45. Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, ngăn nào sau đây của tim trục tiếp nhận máu giàu
CO2 từ tĩnh mạch chủ?
A. Tâm thất trái. B. Tâm nhĩ phải. C. Tâm thất phải. D. Tâm nhĩ trái.
Câu 46. Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở người, quá trình tiêu hóa prôtêin chỉ diễn ra ở ruột non.
B. Ở thủy tức, thức ăn chỉ được tiêu hóa nội bào.
C. Ở thỏ, một phần thức ăn được tiêu hóa ở manh tràng nhờ vi sinh vật cộng sinh.
D. Ở động vật nhai lại, dạ cỏ tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa prôtêin.
Câu 47. Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở thỏ, quá trình tiêu hóa hóa học chỉ diễn ra ở manh tràng.
B. Ở người, quá trình tiêu hóa hóa học chỉ diễn ra ở ruột non.
C. Ở thủy tức, thức ăn chỉ được tiêu hóa nội bào.
D. Ở động vật nhai lại, dạ múi khế có khả năng tiết ra enzim pepsin và HCl.
Câu 48. Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở tất cả động vật không xương sống, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở ống
khí.
B. Ở tất cả động vật sống trong nước, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở mang.
C. Ở tất cả động vật sống trên cạn, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở phổi.
D. Ở tất cả các loài thú, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở phổi.
Câu 49. Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm.
II. Huyết áp cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần ở tĩnh mạch.
III. Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch.
IV. Trong hệ động mạch, càng xa tim, vận tốc máu càng giảm.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 50. Khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi đều được cấu tạo bởi nhiều phế nang.
II. Ở tâm thất của cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2.
III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch.
IV. Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 51. Người cao tuổi bị bệnh huyết áp cao thường dẫn đến bại liệt hoặc dễ tử vong. Nguyên nhân là vì:
A. Người cao tuổi có tuần hoàn kém máu đến cơ và nào kém nên dễ dẫn đến bại liệt hoặc dễ tử vong.
B. Người cao tuổi có mạch máu bị xơ cứng nên khả năng co bóp dẫn máu đến cơ và nào kém nên dễ dẫn đến
bại liệt hoặc dễ tử vong.
C. Người cao tuổi có mạch bị xơ cứng, đặc biệt là các mạch ở não. Khi bị huyết áp cao thì dễ vỡ mạch gây
xuất huyết não và có thể dẫn đến bại liệt và tử vong.
D. Người cao tuổi có tim yếu khi bị huyết áp cao sẽ làm máu khó lưu thông lên não gây bại não từ đó dẫn
đến bại liệt và tử vong.

You might also like