You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI

THƯƠNG
KHOA LUẬT
Mục lục
I. Lời nói đầu...........................................................................................................................................3
II. Giải thích từ ngữ..................................................................................................................................3
III. Khái quát bối cảnh ra đời của Luật Sở hữu trí tuệ 2005...................................................................3
1. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hình thành và phát triển...................................................................3
2. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam trong quá trình hội nhập...................................................................3
IV. Tổng quan Luật Sở hữu trí tuệ 2005................................................................................................3
1. Những đặc điểm của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.........................................................................3
2. Tóm tắt những thay đổi của Luật Sở hữu trí tuệ 2005.....................................................................3
V. Thực tiễn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sau 2005: Những vướng mắc và đề xuất giải pháp 3
1. Bất cập và khó khăn trong thực tiễn Luật Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam sau 2005...............................3
2. Kiến nghị giải pháp...........................................................................................................................3
Tình trạng buôn bán hàng giả, hàng lậu nói chung..............................................................................4
Về vấn đề phòng, chống vi phạm bản quyền trực tuyến.....................................................................4
Giải pháp cho bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm trí tuệ nhân tạo....................................4
Lời kết..........................................................................................................................................................3
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................................................3
I. Lời nói đầu
Sở hữu trí tuệ là một khía cạnh không thể thiếu trong nền kinh tế hiện đại và ngày càng trở nên quan
trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Việt Nam, như nhiều quốc gia
khác, đã phải thích nghi và phát triển hệ thống pháp lý và quản lý sở hữu trí tuệ để đảm bảo sự công bằng,
bảo vệ quyền lợi của người sáng tạo và đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Năm 2005, Việt Nam đã ban hành Luật Sở hữu Trí tuệ, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong
quá trình điều chỉnh và bảo vệ sở hữu trí tuệ. Trong những năm qua, luật này đã trải qua nhiều sự điều
chỉnh và điều tra để phù hợp hơn với thực tế và quy định quốc tế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc
bảo vệ và phát triển sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam sau năm 2005 đã điều chỉnh nhiều khía cạnh của sở hữu trí tuệ, bao
gồm bản quyền, sáng chế, nhãn hiệu, thiết kế công nghiệp và các hình thức khác. Quan trọng hơn cả, luật
này đã tạo nền tảng pháp lý mạnh mẽ để bảo vệ quyền của người sáng tạo và tạo động lực cho họ trong
việc sáng tạo và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Điều này đã giúp thúc đẩy sự phát triển của ngành
công nghiệp sáng tạo và cải thiện sự cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Ngoài ra, sau năm 2005 Luật Sở hữu Trí tuệ cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao
công nghệ và hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều này đã giúp nâng cao hiệu suất và
sự đổi mới trong sản xuất, đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, cùng với những điểm mạnh, Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cũng đối mặt với một số thách
thức. Trong quá trình thực thi, cần phải đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong việc xử lý các vụ vi
phạm sở hữu trí tuệ và tránh việc lạm dụng quyền để ngăn cản sự cạnh tranh hợp pháp. Hơn nữa, việc xây
dựng hệ thống pháp lý và quản lý hiệu quả đòi hỏi sự tương tác tốt giữa các cơ quan chức năng và đối tác
trong và ngoài nước.

Nhìn chung, Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam sau năm 2005 đã đánh dấu một sự tiến bộ quan trọng
trong việc bảo vệ và quản lý sở hữu trí tuệ. Nó đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự sáng tạo và phát
triển kinh tế, nhưng cũng đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ và thực thi công bằng. Trong tương lai, Việt Nam
cần tiếp tục cập nhật và hoàn thiện luật này để đáp ứng các thách thức mới và tạo cơ hội cho sự phát triển
bền vững.
II. Giải thích từ ngữ
● WTO : WTO tạo ra một khuôn khổ cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ và sở hữu trí tuệ. WTO

coi việc không phân biệt đối xử, mở cửa thị trường và cạnh tranh toàn cầu trong thương mại quốc
tế sẽ thúc đẩy phúc lợi quốc gia tại tất cả các nước là triết lý nền tảng của mình. WTO tồn tại để
xóa bỏ những hạn chế về chính trị đã ngăn cản các Chính phủ áp dụng các chính sách thương mại
hiệu quả hơn, từ đó thông qua sự trao đổi có đi có lại các cam kết tự do hóa.

● TRIPS: TRIPS là một hiệp định liên quan đến vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, mang tính pháp lý

giữa các thành viên tổ chức WTO. Khuôn khổ được áp dụng là đối với các thành viên có gia nhập
tổ chức WTO – Tổ chức Thương mại Thế giới. TRIPS đặt ra nhằm bảo hộ và thực thi quyền sở
hữu trí tuệ, góp phần thúc đẩy cải tiến về công nghệ. Từ đó việc chuyển giao công nghệ, đảm bảo
quyền lợi cho các nhà sản xuất và người sử dụng kiến thức. Các quyền nhằm hướng tới sự đảm
bảo cân bằng quyền lực và nghĩa vụ.

● A.I : Trí tuệ nhân tạo - Trí tuệ nhân tạo có thể hiểu đơn giản là một công nghệ mô phỏng trí tuệ,

các hoạt động tư duy của con người. Đối với lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật, Trí tuệ nhân tạo
hoạt động dựa trên thuật toán học sâu (deep learning) để mô phỏng nơron, não bộ và các tư duy
sáng tạo của con người.

● Tác phẩm tuệ nhân tạo: Tác phẩm trí tuệ nhân tạo là sản phẩm của các thuật toán có khả năng tạo
ra các tác phẩm hình ảnh, âm thanh hoặc văn học… một cách tự động. Các hệ thống trí tuệ nhân
tạo này có khả năng phân tích lượng lớn dữ liệu, nhận biết mẫu và tạo ra nghệ thuật mà có thể
không thể định hình được thông qua cách thức sáng tạo của con người truyền thống.
III. Khái quát bối cảnh ra đời của Luật Sở hữu trí tuệ 2005
1. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hình thành và phát triển
Trước thập niên 80 của Thế kỷ XX, ở Việt Nam sở hữu trí tuệ về thực chất chưa có khái
niệm. Những sáng kiến cải tiến kỹ thuật chủ yếu nhằm giảm bớt lao động cơ bắp của người công
nhân, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng trong sản xuất có kế hoạch được tập trung
cao độ theo pháp lệnh cụ thể Khẩu hiệu sản xuất: “Nhanh, nhiều, tốt, rẻ” được xem là tư tưởng
chỉ đạo, ảnh hưởng đến ý thức hệ của đội ngũ công nhân và nông dân lao động và phải đến tận
giai đoạn thập niên 60 đến 80 thế kỷ XX, tư tưởng này cũng đã được thể hiện bằng hành động cụ
thể của đội ngũ người lao động nhằm thoát nghèo và lạc hậu.

Sở hữu trí tuệ bước đầu được xác định về khái niệm tại Việt Nam từ khi có Pháp lệnh bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989 và Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994. Năm 1995,
Bộ luật Dân sự đầu tiên của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành, về quyền
sở hữu trí tuệ được quy định tại Phần thứ VI của Bộ luật là: “Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao
công nghệ”. Quy định về quyền tác giả Điều 745 đến Điều 779; quy định về quyền sở hữu công
nghiệp từ Điều 780 đến Điều 825.

Dù vậy Bộ luật Dân sự 1995 chỉ đề cập các khía cạnh dân sự của các mối quan hệ về sở
hữu trí tuệ nên Bộ luật Dân sự không bao quát hết được các khía cạnh kinh tế, hành chính, các
biện pháp bảo đảm thực hiện quyền sở hữu trí tuệ và vẫn không bao quát hết được các đối tượng
sở hữu công nghiệp như:

● Bí mật kinh doanh;

● Chỉ dẫn địa lý;

● Tên thương mại;

● Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh;

● Thiết kế bố trí mạch tích hợp;

● Giống cây trồng mới.


Tiếp theo Bộ luật Dân sự năm 1995 , chính phủ ban hành Nghị định số 63/1996/NĐ-CP ngày
24 tháng 10 năm 1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.
Một bước phát triển mới của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ là Luật Sở hữu trí tuệ năm
2005 được ban hành. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được ban hành là đòn bẩy giúp Việt Nam đáp ứng
kịp thời yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sau này
dân được sửa đổi, bổ sung một số điều vào các năm 2009, 2019 và 2022 nhằm khắc phục những
bất cập và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, thương mại của đất nước trong quá trình hội nhập
quốc tế. Cùng với đó nhà nước ban hành, một loạt các nghị định và Thông tư được ban hành để
làm rõ các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ (Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm
2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm
2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả,
quyền liên quan).

2. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam trong quá trình hội nhập
Với chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới (WT0) từ năm 1995, những quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam phải
phù hợp và tương thích với những quy định trong Hiệp định TRIPS. Cho nên Luật Sở hữu trí tuệ
của Việt Nam được ban hành phù hợp với yêu cầu đối với quốc gia thành viên của Tổ chức
thương mại thế giới. Ngoài ra, còn phù hợp với nhu cầu quan hệ kinh tế và thương mại với các
nước trong tổ chức thương mại thế giới, quan hệ trong khu vực, quan hệ với các nước trên thế
giới, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để đáp ứng hội nhập quốc
tế. (Có rất nhiều hiệp định, công ước, thỏa ước khác mà Việt Nam ký cũng như tham gia, nhưng
vì để tóm gọn bài thì ta sẽ chỉ nêu nổi bật là WTO và TRIPS)

● Công ước Paris (1883 -1979) về bảo hộ sở hữu công nghiệp;

● Thỏa ước Madrid (1891 - 1979) về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa;

● Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm Văn học, Nghệ thuật;

● Hiệp ước hợp tác bằng sáng chế - PCT (1979);

● Hiệp định về hợp tác sở hữu trí tuệ Việt Nam - Thụy Sỹ;

● Hiệp định về quan hệ quyền tác giả Việt Nam - Hoa Kỳ.

Với việc Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập tổ chức WTO, Việt Nam phải quan tâm đến
những lợi ích ổn định lâu dài, những yếu tố tích cực có ảnh hưởng lớn đến công cuộc đổi mới
toàn diện đất nước trong suốt quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Về lĩnh vực sở hữu trí tuệ,
WTO đòi hỏi các nước thành viên trong một thời hạn nhất định phải xây dựng một hệ thống pháp
luật đầy đủ để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Một trong những tiêu chuẩn được coi là đầy đủ là hệ
thống pháp luật bảo hộ tất cả đối tượng sở hữu trí tuệ được liệt kê trong Hiệp định về các khía
cạnh liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIPS - WTO) trong đó, bao gồm những đối tượng sở
hữu công nghiệp mới (Các hiệp định của WTO có hiệu lực vào ngày 01/01/1995, các nước phát
triển có thời hạn 1 năm (đến 31/12/1999) phải đáp ứng yêu cầu của Hiệp định TRIPS về hệ thống
pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Những nước kém pháp luật có thời hạn 11 năm (năm
2006).

IV. Tổng quan Luật Sở hữu trí tuệ 2005


1. Những đặc điểm của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07
năm 2006. Luật bao gồm 222 điều và có phạm vi điều chỉnh của là: quyền tác giả, quyền liên quan đến
quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.

Nội dung của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 gồm 6 phần

Phần thứ nhất: Quy định chung

Phần thứ hai: Quyền tác giả và quyền liên quan

● Chương I: Điều kiện bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan.

● Chương II: Nội dung, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.

● Chương III: Chủ sở hữu quyền tác giả quyền liên quan.

● Chương IV: Chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan.

● Chương V: Chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

● Chương VI: Tổ chức đại diện, tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan.

Phần thứ ba: Quyền sở hữu công nghiệp

● Chương VII: Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.


● Chương VIII: Xác nhận quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công

nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.

● Chương IX: Chủ sở hữu, nội dung và giới hạn quyền sở hữu công nghiệp.

● Chương X: Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

● Chương XI: Đại diện sở hữu công nghiệp.


Phần thứ tư: Quyền đối với giống cây trồng

● Chương XII: Điều kiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

● Chương XIII: Xác lập quyền đối với giống cây trồng.

● Chương XIV: Nội dung và giới hạn quyền đối với giống cây trồng.

● Chương XV: Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.

Phần thứ năm: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

● Chương XVI: Quy định chung về quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ.

● Chương XVII: Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự.

● Chương XVIII: Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính và hình

sự; kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành

Trong đó có các quy định tiêu biểu sau:

Về quyền tác giả và quyền liên quan Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy địnhtTác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài. Tác phẩm được bảo hộ phải được
công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời
tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước
khác. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền
tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế gồm:

● Có tính mới

● Có khả năng áp dụng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
● Có tính mới

● Có tính sáng tạo

● Có khả năng áp dụng công nghiệp

Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

● Có tính nguyên gốc

● Có tính mới thương mại

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

● Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều

hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc

● Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ

thể khác

● Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại

đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây

● Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc

nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý

● Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý

của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với

● chỉ dẫn địa lý đó quyết định

Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

● Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được


● Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với

người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó

● Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ

và không dễ dàng tiếp cận được.

Quyền đối với giống cây trồng:

Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc
phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát
triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.

Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc
Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban
hành, và phải thỏa mãn:

● Có tính mới,

● Có tính khác biệt,

● Có tính đồng nhất,

● Có tính ổn định

● có tên phù hợp.

Để được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc nộp đơn
đăng ký bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.

Quy định chung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Các biện pháp bảo vệ sở hữu trí tuệ

● Dân sự

● Hình sự

● Hành chính
2. Tóm tắt những thay đổi của Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Trước năm 2022 (2005-


Năm 2022
2009- 2019)

Nội dung mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ tập trung vào
7 nhóm chính sách:
- Chính sách 1: Đảm bảo quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn,
chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao Quyền tác
giả (QTG), Quyền liên quan đến quyền tác giả (QLQ)
- Chính sách 2: Khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng được tạo ra từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử
dụng ngân sách nhà nước.
Phạm vi - Chính sách 3: Tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện thủ tục đăng ký QTG, QLQ, thủ tục
sửa đổi, bổ xác lập quyền sở hữu công nghiệp
sung - Chính sách 4: Đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ, cụ thể: Bổ sung một số trường hợp ngoại lệ không xâm phạm QTG, QLQ, các giới
hạn QTG, QLQ.
- Chính sách 5: Tăng cường hiệu quả hoạt động hỗ trợ về sở hữu trí tuệ. Các nội dung sửa
đổi nhằm đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cho hệ thống sở hữu trí tuệ (bao gồm hoạt động đại
diện, giám định)
- Chính sách 6: Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
- Chính sách 7: Bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế của Việt Nam
về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập

Giải thích Nhận xét: Việc giải thích các từ ngữ đã chặt chẽ và thống nhất hơn từ đó hạn chế những
từ ngữ vấn đề nảy sinh xung quanh các khái niệm.

Tác giả, đồng tác giả Điều 6, Nghị định số ● Tác giả là người trực tiếp
22/2018/NĐ-CP:
sáng tạo tác phẩm.
- Tác giả là người trực tiếp
● Trường hợp có từ hai người
sáng tạo ra một phần hoặc
toàn bộ tác phẩm văn học, trở lên cùng trực tiếp sáng

nghệ thuật và khoa học. tạo tác phẩm với chủ ý là sự

- Đồng tác giả là những tác đóng góp của họ được kết

giả cùng trực tiếp sáng tạo ra hợp thành một tổng thể hoàn
một phần hoặc toàn bộ tác
chỉnh thì những người đó là
phẩm văn học, nghệ thuật và
các đồng tác giả.
khoa học.”

Nhận xét: Quy định này làm rộng hơn nội hàm của khái niệm “tác
giả” đối với tác phẩm khi pháp luật thừa nhận vai trò “đồng tác giả”
đối với những người cùng trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm. Điều này
cho phép xác định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của tác giả, đồng tác giả
trong tác phẩm, đồng thời là căn cứ pháp lý để bảo vệ tốt hơn quyền
tác giả, đồng tác giả.

Tác phẩm phái sinh là tác


phẩm được sáng tạo trên cơ
sở một hoặc nhiều tác phẩm
Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch
đã có thông qua việc dịch từ
từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác,
Tác phẩm phái sinh ngôn ngữ này sang ngôn ngữ
tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển
khác, phóng tác, biên soạn,
thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
chú giải, tuyển chọn, cải biên,
chuyển thể nhạc và các
chuyển thể khác.

Tác phẩm, bản ghi Thay bổ sung cụm từ hình thức của
âm, ghi hình bản sao là bất kỳ hình thức nào

Không còn quy định một hay nhiều


bản sao, thay vào đó bổ sung quy
định đối với việc tạo ra toàn bộ hoặc
một phần tác phẩm; không còn quy
định cụ thể bao gồm hình thức điện
Sao chép
tử)

Nhận xét: Với quy định mới này, việc sao chép một phần tác phẩm
chính thức được xem là hành vi sao chép, tạo cơ sở pháp lý để khắc
phục được những vướng mắc do pháp luật không rõ ràng trong nhiều
vụ việc liên quan đến quyền tác giả trước đây.

50 năm. 75 năm
Quyền tác Thời hạn bảo hộ
giả và quyền tác giả và các Nhận xét: Tạo sự bình đẳng giữa công dân Việt nam với công dân
các nước có quan hệ điều ước với Việt Nam. Cụ thể Hiệp định song
phương, đa phương mà Việt Nam là thành viên (như Hiệp định
quyền liên quan
thương mại Việt Nam – Hoa kỳ) quy định thời hạn bảo hộ là 75 năm

Căn cứ Điều 19: "Tác giả có quyền


chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên
Tác giả chỉ được chuyển giao tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận
một số hoặc toàn bộ các chuyển giao quyền tài sản quy định
quyền tài sản và một quyền tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;
nhân thân duy nhất là quyền (Điểm mới)"Tác giả được quyền
Chuyển nhượng, công bố tác phẩm chuyển giao hai quyền nhân thân là
chuyển giao quyền quyền công bố tác phẩm và quyền đặt
tác giả và các quyền tên cho tác phẩm.
liên quan Nhận xét: Trước khi có quy định trên, chủ sở hữu trong quá trình sử
dụng, khai thác tác phẩm, nếu có nhu cầu thay đổi tên tác phẩm phải
có văn bản xác nhận đổi tên tác phẩm của tác giả. Việc này làm phức
tạp, khó khăn cho chủ sở hữu trong trường hợp tác giả ở xa, điều
kiện sức khỏe không đảm bảo. Quy định mới không chỉ đảm bảo các
quyền liên
quyền nhân thân vốn có của tác giả, mà còn tạo điều kiện thuận lợi
quan
và nhanh chóng hơn cho chủ sở hữu khi cần đổi tên tác phẩm.

Bổ sung quy định giới hạn các quy


định về Giới hạn quyền tác giả (Điều
26): “Tổ chức, cá nhân có nhu cầu
khai thác, sử dụng tác phẩm đã công
bố của tổ chức, cá nhân Việt Nam
nhưng không thể tìm kiếm được hoặc
Giới hạn về quyền
không xác định được chủ sở hữu
tác giả và quyền liên
quyền tác giả thì thực hiện theo quy
quan
định của Chính phủ”.

Nhận xét: Quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn thực thi
pháp luật về quyền tác giả hiện nay. Trong thực tế có nhiều trường
hợp mặc dù rất muốn biết về nguồn gốc tác phẩm mình dự định sử
dụng để có thể xin phép và để được trả tiền bản quyền để sử dụng tác
phẩm đó nhưng rất tiếc không có cách nào để tìm ra tác giả/chủ sở
hữu tác phẩm đó. Với quy định mới này thì các bất cập trên có thể
được khắc phục một bước. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Nhà
nước cần quy định rõ về mức thu phí làm sao để hài hòa giữa quyền
lợi của tác giả/chủ sở hữu, bên sử dụng tác phẩm và lợi ích chung
của cộng đồng. ( Cụ thể vụ ông Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Đặng
Ngọc Sâm Thương kiện các tác giả GS Võ Quý - PGS. TS Nguyễn
Lân Hùng Sơn về hành vi vi phạm bản quyền khi sử dụng một số bức
ảnh của các nhiếp ảnh gia này minh họa cho cuốn sách “Chim Việt
Nam” ra mắt tháng 5/2017 )

Bổ sung quy định giới hạn quyền đặc


biệt liên quan đến Quốc kỳ, Quốc
huy & Quốc ca, cụ thể (Điều 7)

Nhận xét:
- Đây là sự bổ sung hợp lý nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của Nhà
nước và cộng đồng.
- Việc kịp thời bổ sung quy định trong mục “Giới hạn quyền SHTT”,
cụ thể là “Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca không được ngăn chặn, cản trở
việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca” đã thỏa mãn
được nhu cầu của người dân đối với thực tại vừa xảy ra và đảm bảo
quyền và lợi ích của Nhà nước và cộng đồng. (Cụ thể là sau sự kiện
không đáng có liên quan đến việc Quốc ca của Việt Nam trong trận
đấu giữa đội tuyển Việt Nam – Lào trên sân vận động Singapore
ngày 6/12/2021)

Bổ sung trường hợp sao chép một


Các trường
bản tác phẩm dùng cho học tập; bổ
hợp ngoại
sung yêu cầu các trường trên phải
lệ không
Điểm a khoản 1 Điều không nhằm mục đích thương mại;
xâm phạm
25: Sao chép tác
đến quyền Nhận xét: Phù hợp với mục đích học tập, bên cạnh cho mục đích
phẩm
tác giả, nghiên cứu khoa học hiện nay.

quyền liên Mặt khác,cụm từ “...để giảng dạy của cá nhân” được thay bằng cụm

quan. từ “...để học tập của cá nhân...” và “không áp dụng trong trường hợp
sao chép bằng thiết bị sao chép công cộng”. Thiết bị sao chép công
cộng ở đây có thể hiểu là máy photocopy, máy scan công cộng
(không phải dùng riêng cho một cá nhân)... Tuy nhiên, ở đây có một
loại vấn đề cần phải làm rõ như: bằng cách nào để nhận biết được
rằng bản sao chép để dùng nghiên cứu khoa học và học tập của cá
nhân được sao chép từ phương tiện nào? Có phương án nào để xác
định bản sao chép đó không được thực hiện từ thiết bị công cộng hay
không? Hơn nữa, khi sao chép một cuốn sách để học tập hay nghiên
cứu, cá nhân có thể sao chép bằng cách nào nếu không phải là
photocopy hay scan lại cuốn sách đó, và có được bao nhiêu cá nhân
có thể mua được máy photocopy và máy scan dùng cho cá nhân để
có thể được sử dụng cho mục đích học tập hay nghiên cứu khoa học
mà không vi phạm quy định này và làm thế nào để chứng minh được
tài liệu đó là do cá nhân tự sao chép hay do người khác sao chép
giúp? Nếu những vấn đề trên không được làm rõ thì quy định này vô
hình chung có thể gây khó khăn trong việc học tập, nghiên cứu khoa
học của cá nhân và trong việc thực thi quyền tác giả.

Sử dụng hợp lý tác Ngoài việc quy định khi trích dẫn tác
phẩm để minh họa phẩm, người trích dẫn phải thông tin
trong các bài giảng, về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ
ấn phẩm, cuộc biểu của tác phẩm, quy định này chỉ cho
diễn, bản ghi âm, ghi phép việc trích dẫn/minh họa phải
hình, chương trình “hợp lý”
phát sóng nhằm mục Nhận xét: Trên thực tế, việc “sử dụng hợp lý” và việc “sao chép” tác
đích giảng dạy (điểm phẩm hoàn toàn có khả năng bị pha trộn và đôi khi có thể được hiểu
c Khoản 1 Điều 25). là một trong một số trường hợp. Do đó, khi có quy định về sử dụng

hợp lý thì nên chăng cần phải có thêm quy định về định lượng như
thế nào được coi là hợp lý? Hiện nay, vì chưa có quy định thống nhất
về “định lượng” trích dẫn/minh họa “hợp lý” nên việc quy định về
“định lượng” thế nào thì bị coi là “đạo văn” sẽ do từng cơ sở đào tạo
tự quy định. Cũng chính vì vậy nên tình trạng “đạo văn” ngày càng
xảy ra thường xuyên, đặc biệt báo động là trong môi trường giáo dục
gây ảnh hưởng đền quyền tác giả cũng như chất lượng giáo dục nói
chung. Do đó, nếu đã có quy định về trích dẫn/minh họa hợp lý thì
cũng nên có văn bản quy định cụ thể về độ hợp lý, có thể dựa trên tỷ
lệ % dung lượng trích dẫn hoặc một cách tương tự khác để người
trích dẫn/minh họa tự tin khai thác các nội dung có ích mà không
xâm phạm đến quyền tác giả.

Thủ tục Căn cứ khoản 14 Điều 1 Luật Sở hữu


đăng ký trí tuệ 2022 bổ sung thêm một số nội
quyền tác dung như sau:
giả, quyền - Đối với tờ khai đăng ký quyền tác
liên quan, giả, đăng ký quyền liên quan: Tờ
quyền sở khai do chính tác giả, chủ sở hữu
hữu công Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên
nghiệp 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường
2019 hợp không có khả năng về thể chất để
Đơn đăng ký quyền ký tên hoặc điểm chỉ.
tác giả - Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu
quyền do tự sáng tạo hoặc do giao
nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng
sáng tạo, được thừa kế, được chuyển
giao quyền;

Nhận xét: Bổ sung tính chính chủ đối với tờ khai đăng ký quyền tác
giả, giúp nâng cao tính chính xác của hồ sơ tránh trường hợp người
không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đăng ký hồ sơ trái
pháp luật. Ngoài ra, người tiến hành đăng ký hồ sơ còn phải chứng
minh giúp tăng độ chính xác của hồ sơ

Hình thức nộp hồ sơ Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ


đăng ký quyền tác 2005, sửa đổi, bổ sung 2009,
Khoản 1 Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ
giả 2019
2022
Có hai hình thức nộp: nộp
Bổ sung hình thức nộp hồ sơ qua
trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ
Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc
chức, cá nhân khác nộp đơn
dịch vụ bưu chính
đăng ký quyền tác giả, quyền
liên quan.

Nhận xét: Điều này giúp chủ thể có nhu cầu dễ dàng hơn trong việc
thực hiện hồ sơ, tiết kiệm thời gian và chi phí

V. Thực tiễn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sau
2005: Những vướng mắc và đề xuất giải pháp
1. Bất cập và khó khăn trong thực tiễn Luật Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam sau 2005
Theo quan điểm của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), sở hữu trí tuệ cần được củng cố bởi
một hệ thống tư pháp đủ mạnh để xử lý các vi phạm dân sự và hình sự. Nghĩa là, nếu không có một hệ
thống tư pháp không thể đảm bảo việc thực thi quyền cũng như bảo vệ quyền đó trước những người khác
thì sự bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ sẽ không có giá trị[1]. Từ đó, có thể nói, nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đang ở mức đáng báo động như sắp được liệt kê
dưới đây là do Việt Nam chưa có hệ thống tư pháp đủ mạnh để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Cụ thể, báo cáo của Phòng thương mại quốc tế ICC (ICC Bascap) đã cho thấy sự xâm phạm quyển sở
hữu trí tuệ ở Việt Nam có nhiều điểm đáng lưu ý[2]:

● Thứ nhất, tình trạng hàng giả, hàng lậu ở mức báo động xuất hiện ở mọi lĩnh vực từ dệt may, mỹ

phẩm, dược phẩm, rượu mạnh, thực phẩm và phần mềm.

● Thứ hai, việc buôn bán hàng giả tại Việt Nam đang ngày càng tinh vi hơn về phương pháp và

cách thức thực hiện, không chỉ các thương hiệu lớn của nước ngoài mà nhiều thương hiệu trong
nước cũng bị làm giả.

● Thứ ba, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang gia tăng nhanh trên môi trường internet với tình

trạng vi phạm bản quyền trực tuyến thông qua các kênh phát trực tuyến, trang web cho phép tải
nội dung, trang web liên kết, trang web phát trực tiếp video, mạng xã hội.

Ngoài ra, Theo báo cáo 301 năm 2022 của Văn phòng Bộ thương mại Hoa Kỳ (USTR), Việt Nam vẫn
nằm trong danh sách các quốc gia cần theo dõi (Watch List) về sở hữu trí tuệ, điều này là do Việt Nam
vẫn chủ yếu dựa vào các biện pháp hành chính (mà USTR cho là chưa có hiệu quả) để ngăn chặn tình
trạng hàng giả và vi phạm bản quyền tràn lan[3].

Theo Tổng Cục Quản lý thị trường – Bộ Công thương, pháp luật Việt Nam quy định thực thi quyền
sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự, hình sự và hành chính nhưng trên thực tế việc thực thi quyền sở hữu
trí tuệ chưa thực sự hiệu quả vì hầu như chỉ có biện pháp hành chính là được áp dụng chủ yếu. Đồng thời,
biện pháp này cũng được cho là còn nhiều hạn chế do có nhiều lực lượng tham gia như Hải quan, Thanh
tra chuyên ngành, Quản lý thị trường và Công an kinh tế và thiếu đi sự xác định rõ ràng cơ quan nào là
đầu mối[4]. Thực tế cho thấy, chỉ trong hơn 3 năm tính đến năm 2022 đã phát hiện xử lý gần 16.000 vụ vi
phạm sở hữu trí tuệ, điều này khiến nguồn lực của các cơ quan xử lý vi phạm hành chính trở nên quá tải,
dẫn đến những cá nhân, tổ chức xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không những không phải bồi thường thiệt
hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình gây ra, mà việc đóng góp để bảo đảm hoạt động
xử lý vi phạm của các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng không đáng kể[5].

Từ góc độ chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ, do tính chất đặc thù là một loại tài sản vô hình việc
xác định và chứng minh được thiệt hại xảy ra đối với quyền sở hữu trí tuệ trên thực tế cũng gặp nhiều khó
khăn. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, các chủ sở hữu quyền cần phải chứng minh
được quyền sở hữu trí tuệ của mình bị xâm phạm và hành vi xâm phạm đó đã gây ra những thiệt hại về
vật chất và tinh thần (khoản 1 Điều 205). Trong hoạt động tố tụng, điều này yêu cầu bên có quyền lợi bị
xâm phạm phải đưa ra chứng cứ, tài liệu cụ thể nhằm xác định và chứng minh được thiệt hại. Tuy nhiên,
do tính chất đặc thù của quyền sở hữu trí tuệ là 1 loại tài sản vô hình, trong nhiều trường hợp, các chủ sở
hữu chưa nhận thức đúng đắn về loại tài sản này dẫn tới chính bản thân các chủ thể cũng chưa rõ về vấn
đề bị gây thiệt hại đối với tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình. Hơn hết, cơ chế xác định thiệt hại
cũng chưa thực sự hoàn thiện gây nên khó khăn trong tập hợp các minh chứng, tài liệu làm căn cứ chứng
minh thiệt hại theo yêu cầu của pháp luật. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, khi nguyên đơn không thể
chứng minh được thiệt hại thì mức bồi thường được giới hạn tối đa được quy định là không quá 500 triệu
đồng (khoản 1 Điều 205, Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) . Ở đây, pháp luật không quy định rõ ràng về
việc mức bồi thường nêu trên áp dụng với hành vi vi phạm cụ thể nào, áp dụng với một hành vi hay nhiều
hành vi. Đồng thời, trên thực tế, thiệt hại về SHTT trong nhiều trường hợp lớn hơn rất nhiều so với mức
bồi thường thiệt hại 500 triệu đồng nêu trên.

Cuối cùng, sự tiến triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo gây phát sinh nhiều thử thách mới mẻ. Hiện
nay việc Bảo hộ tác phẩm trí tuệ nhân tạo chưa được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Những
vướng mắc trong việc thiết lập bảo hộ cho tác phẩm của trí tuệ nhân tạo nằm trong các nội dung sau:

● Vướng mắc về chủ thể Quyền: Dựa trên Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, chủ thể Quyền tác giả phải

là một cá nhân, tổ chức sáng tạo ra tác phẩm đó. Cụ thể, là căn cứ theo quy định tại khoản 2 và
khoản 6 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009 của Việt Nam, chủ thể
của Quyền Sở hữu trí tuệ:
o Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc
sở hữu.
o Chủ thể Quyền Sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu Quyền Sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân
được chủ sở hữu chuyển giao Quyền Sở hữu trí tuệ.
● Như vậy, trí tuệ nhân tạo không thuộc đối tượng được quy định là chủ thể Quyền Sở hữu trí tuệ,

Quyền tác giả khi trí tuệ nhân tạo không thể xếp vào “cá nhân”, “tổ chức”, ngoài ra Luật không
có quy định về Quyền của người sáng tạo ra trí tuệ nhân tạo.

● Vướng mắc về Tính sáng tạo: Quyền sở hữu công nghiệp thường yeu cầu các đối tượng phải do

bản thân người có quyền sáng tạo ra hoặc sở hữu. Do đó, Bảo hộ bản quyền thông thường yêu cầu
một tác phẩm phải "sáng tạo." Nghệ thuật tạo ra bằng AI các máy móc, thuật toán. Điều này đặt
ra câu hỏi về tính sáng tạo của các tác phẩm như vậy.

● Vướng mắc về thời hạn Bảo hộ: Do trí tuệ nhân tạo không phải là đối tượng bảo vệ trong sở hữu

trí tuệ nên việc xác định thời hạn bảo hộ sẽ không xảy ra.

2. Kiến nghị giải pháp


Về tình trạng buôn bán hàng giả, hàng lậu nói chung
● Thường xuyên rà soát, đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả và sự phù hợp của các biện pháp bảo vệ

quyền SHTT theo hướng bảo đảm tính chất dân sự của quyền SHTT, dần tiến tới xóa bỏ tình
trạng hành chính hóa các quan hệ dân sự về SHTT. Điều đó sẽ giúp các doanh nghiệp trong và
ngoài nước tin tưởng và yên tâm phát triển sản xuất, thu hút lực lượng lao động nội địa.

● Nghiên cứu thành lập tòa án chuyên trách về SHTT, có kế hoạch xây dựng đội ngũ thẩm phán

chuyên xét xử các vụ việc về SHTT.

● Khuyến khích giải quyết các tranh chấp SHTT bằng hình thức trọng tài; đẩy mạnh và tăng cường

hoạt động hòa giải các tranh chấp về SHTT. Việc giải quyết tranh chấp SHTT bằng hình thức
trọng tài có thể giúp cho các bên giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm
chi phí.

● Trước mắt, khi các biện pháp xử lý bằng biện pháp dân sự chưa được ban hành, áp dụng thì nên

xem xét tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT nhằm răn đe và triệt tiêu khả
năng thu lợi bất chính từ hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền SHTT
của các đối tượng vi phạm.

● Mở rộng xã hội hóa đi đôi với nâng cao chất lượng hoạt động bổ trợ tư pháp về SHTT: rà soát, bổ

sung và củng cố đội ngũ giám định viên tư pháp về SHTT; khuyến khích việc tham gia cung ứng,
đồng thời tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ giám định chuyên môn theo yêu cầu cũng như
dịch vụ tư vấn pháp luật phục vụ hoạt động bảo vệ quyền SHTT.
● Bổ sung quy định về giải quyết tranh chấp SHTT thông qua thương lượng, hòa giải. Bên cạnh đó,

để giảm chi phí và công sức của các bên, cần đưa ra các quy định pháp luật cụ thể, rõ ràng hơn về
việc cho phép các bên tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp bằng các thỏa thuận trọng tài.
Bằng cách này, tranh chấp có thể được giải quyết nhanh chóng, chính xác bởi các chuyên gia,
Luật sư uy tín, có nhiều kinh nghiệm đối với các đối tượng liên quan đến SHTT mà các bên tranh
chấp, phù hợp với ý chí của các bên cũng như quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại
2010.

● Cần nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của quyền SHTT, pháp luật SHTT. Khi người dân

nhận thức đúng đắn về vai trò của SHTT và pháp luật SHTT, pháp luật SHTT sẽ được áp dụng tốt
hơn vào thực tiễn.

● Đối với các doanh nghiệp sản xuất, phải xác định trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với

các cơ quan chức năng thực thi pháp luật, tích cực liên kết với các nhà sản xuất; thông tin đầy đủ,
trung thực về hàng hóa và dịch vụ mà mình cung ứng bảo đảm tính hợp pháp của hàng hóa bán
ra, tránh gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Về vấn đề phòng, chống vi phạm bản quyền trực tuyến


● Thực hiện các biện pháp xử phạt hiệu quả hơn với các trang web vi phạm, vốn hoạt động kinh

doanh dựa trên cung cấp các nội dung vi phạm.

● Tiến hành các cải cách pháp lý để: (a) quy định cụ thể về trách nhiệm pháp lý của các doanh

nghiệp vận hành trang web chứa nội dung vi phạm bản quyền hoặc nhãn hiệu và (b) xây dựng cơ
chế khuyến khích hợp tác giữa chủ sở hữu quyền SHTT và các nhà cung cấp dịch vụ internet.

● Đảm bảo rằng tòa án có thẩm quyền và, trong một số trường hợp, có nghĩa vụ đưa ra án lệnh để

yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ internet cung cấp thông tin về chủ sở hữu trang web bị nghi ngờ vi
phạm cho các cơ quan thực thi pháp luật và chủ sở hữu quyền SHTT.

● Sửa đổi Luật Công nghệ thông tin để quy định trách nhiệm pháp lý của các nhà cung cấp dịch vụ

internet và những người liên quan đến hành vi vi phạm bản quyền trong một số tình huống cụ thể,
ví dụ, khi họ tiếp tục tham gia vào việc truyền tải hoặc lưu trữ nội dung có bản quyền, ngay cả
sau khi chủ sở hữu quyền SHTT đã ra thông báo.

● Đảm bảo rằng các quy trình, thủ tục được xây dựng đầy đủ để các cơ quan thực thi pháp luật và

chủ sở hữu quyền SHTT có thể tiếp cận các thông tin cần thiết, cho phép họ xác định chủ sở hữu
của các trang web bị nghi ngờ kinh doanh hàng lậu, hàng giả.
● Thực hiện quy trình gửi thông báo và gỡ nội dung vi phạm với các trang web chứa nội dung xâm

phạm mà không cần sự can thiệp của cơ quan quản lý.

Về giải pháp cho bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm trí tuệ nhân tạo
● Giải pháp về định nghĩa Pháp lý: Luật có thể được sửa đổi để bao gồm các định nghĩa rõ ràng cho

các tác phẩm tạo ra bằng AI, tác giả và chủ sở hữu. Điều này sẽ giúp xây dựng một khung Pháp lý
để nhận biết những khía cạnh đặc biệt của nghệ thuật tạo ra bằng AI. Những người làm luật có
thể tham khảo luật pháp của Anh để đưa ra một khái niệm cơ bản như sau:
o Về nội dung được sản sinh từ máy tính: Nội dung được sản sinh từ máy tính là những nội
dung được tạo ra thông qua công nghệ mà không có yếu tố con người;
o Về Quyền sở hữu nội dung tạo ra từ máy tính: Trong trường hợp các tác phẩm nghệ thuật
là nội dung sản sinh từ máy tính, Quyền tác giả sẽ thuộc về tổ chức hoặc cá nhân tạo điều
kiện cho việc sản sinh tác phẩm đó.

● Giải pháp công Nhận AI là Cộng tác Tác giả: Một cách tiếp cận có thể là công nhận AI là một

trong những tác giả cùng với con người. Điều này sẽ trao quyền bản quyền cho nghệ thuật tạo ra
bằng AI, đồng thời công nhận đóng góp của các lập trình viên và người dùng con người;

● Giải pháp về thời Hạn Bảo hộ: Cần xem xét việc sửa đổi thời hạn bảo hộ bản quyền cho các tác

phẩm tạo ra bằng AI. Một khoảng thời gian bảo hộ cố định, thay vì dựa vào cuộc đời con người,
có thể là một cách tiếp cận phù hợp hơn.

● Giải pháp về cơ Chế Đăng Ký: Việc thực hiện hệ thống đăng ký dành riêng cho các tác phẩm tạo

ra bằng AI có thể giúp làm rõ quyền sở hữu và tạo một hồ sơ về tác giả.
Lời kết
Luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đang trải qua một số thay đổi và cải cách để phản ánh thực trạng
phát triển của nền kinh tế và xã hội trong thời đại số hóa. Mặc dù còn nhiều thách thức và hạn chế, nhưng
cũng có những cơ hội và tiềm năng để cải thiện tình hình trong tương lai.

Tương lai của luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đòi hỏi sự tiếp tục của các nỗ lực cải cách và cập
nhật để đảm bảo rằng Luật phản ánh chính xác thực trạng kinh tế và xã hội hiện đại. Điều này bao gồm
việc tăng cường sự bảo vệ, thúc đẩy sáng tạo, cải thiện quản lý, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển bền vững của nền kinh tế dựa trên tri thức và sáng tạo.
Tài liệu tham khảo
[1] WIPO , “WIPO Intellectual Property Handbook: Policy, Law and Use”, WIPO PUBLICATION,
2004, No. 489 (E), tr. 207.

[2] ICC Bascap, “Thúc đẩy và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam”, 31/05/2019, tr. 12, xem tại:
https://iccwbo.go-vip.net/wp-content/uploads/sites/3/2019/05/bascap-vietnam-country-report-translation-
vietnam-vnm.pdf (truy cập ngày 29/08/2023).

[3] Office of the United States Trade Representative, “2022 Special 301 Report”, tr. 82, xem tại:
https://ustr.gov/sites/default/files/IssueAreas/IP/2022%20Special%20301%20Report.pdf

(truy cập ngày 29/08/2023).

[4] Trần Hữu Linh , “Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh Hiệp định EVFTA có hiệu lực”, tr. 02,
xem tại: https://trungtamwto.vn/file/18922/3_Thuc%20thi%20EVF (truy cập ngày 29/08/2023).

[5] Nguyễn vân, “Thực thi quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả chưa như mong muốn”, xem tại:
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/thuc-thi-quyen-so-huu-tri-tue-hieu-qua-chua-nhu-mong-muon-
105514.html, (truy cập ngày 29/08/2023).

[6] Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022

You might also like