You are on page 1of 31

Báo cáo hướng dẫn sử dụng phần mềm

Cadence

1
MỤC LỤC:
I, Cách mở, đăng nhập vào phần mềm Cadence: 3
II, Hướng dẫn cách vẽ Schematic và mô phỏng bằng Cadence Schematic: 7
III, Hướng dẫn vẽ Layout: 17
IV, Kiểm tra DRC: 21
V, Kiểm tra LVS: 23
VI, Chạy PEX: 25
VII, Post-Simulation: 27

2
I, Cách mở, đăng nhập vào phần mềm Cadence:
1,Ban đầu khởi động VMwave.

2,Chọn File -> open mở ra máy ảo kích vào nút chạy màu xanh để chạy.

3,Sau khi khởi động hệ điều hành Red Hat Enterprise Linux 4 ta có màn hình đăng
nhập hệ thống: Usename: root, Password: 123456.

3
4,Click chuột phải chọn Open Terminal.

5,Sau đó sử dụng các lệnh cơ bản trong Linux để mở phần mềm Virtuoso Cadence:

# license

# ls

# cd 180nm

# ls

# source tsmc180.csh

# virtuoso &

4
6,Để tạo thư viện mới chọn File-> New-> Library-> Đặt tên thư viện library:
Nhom4. Ta chọn Attach to an existing technolody library. Nhấn OK. Tiếp theo
chọn thư viện công nghệ (Technology Library): tsmc18.

5
6
II, Hướng dẫn cách vẽ Schematic và mô phỏng bằng Cadence Schematic:
Ví dụ hướng dẫn vẽ mạch và mô phỏng cổng logic cơ bản: OR 2 đầu vào. Các
bước thực hiện để vẽ sơ đồ nguyên lý Schematic như sau:

1,Để tạo một cell mới ta chọn File->New-> Cellview-> Chọn tên Cell: OR, View:
Schematic-> OK.

2,Trong file Schematic, để lấy ra các linh kiện như transistor PMOS,CMOS thì ban
đầu chọn các linh kiện bằng cách chọn trên thanh công cụ Create-> Instance (
hoặc bấm phím tắt i) thì cửa sổ Add Instance hiện ra rồi để chọn thư viện Library
click Browse: Chọn thư viện: tsmc180, cell: pmos2v, view: symbol. ->Ok.

7
*

Lấy transistor Nmos tương tự.

3,Để thay đổi đặc tính của transistor: thay đổi transistor PMOS chọn Q thay đổi
L=180nm,W(M)=4um. Còn thay đổi NMOS: L=180nm,W(M)=1um để thỏa mãn
độ rộng của Pmos lớn hơn Nmos gấp 2n lần với n là số đầu vào.

Sau khi đã nhập giá trị cho linh kiện ta đưa ra màn hình làm việc của Cadence
Virtuoso Schematic.

4,Sau khi đã đưa ra file mô phỏng thì kết nối đường dây của linh kiện lại sử dụng
phím tắt W ( hoặc bấm Create-> Wire). Ta được mạch như hình vẽ-

8
5,Khi kết nối xong, chọn Pin cho các đầu vào, đầu ra bằng cách bấm phím tắt P
(hoặc chọn trên thanh công cụ: Create-> Pin).

Chọn các chân pin ở mục Pin Names như : VDD,GND,A,B; mục Direction: chọn
Input. Bấm OK.

9
Chọn các chân pin đầu ra ở mục Pin Names: OUT; mục Direction chọn: Output.
Bấm OK.

Nối các chân pin đầu vào, đầu ra như hình vẽ.

6,Sau khi đã vẽ xong sơ đồ nguyên lý thì Save and Check lại. Nếu có lỗi thì kiểm
tra và sửa lại sơ đồ nguyên lý.

7,Muốn tạo Symbol: Chọn trên thanh công cụ Create-> Cellview-> from Cellview

-> OK

Sau đó vẽ lại hình dạng của cổng OR.

10
8,Mô phỏng sơ đồ nguyên lý:

Mở thư viện analoglib để lấy các dạng đầu vào.

Để tạo nguồn: click vào file trên thanh công cụ -> open -> library -> Chọn thư
viện: analoglib, chọn cell: vdc, chọn dạng symbol -> OK.

Muốn tạo đất Ground: click vào file trên thanh công cụ -> open -> library ->
Chọn thư viện: analoglib, chọn cell: vdc, chọn dạng symbol. Ấn OK.

Tương tự để tạo xung đầu vào: click vào file trên thanh công cụ -> open ->
library -> Chọn thư viện: analoglib, chọn cell: vpluse, chọn dạng symbol. Ấn OK

11
Để thay đổi các đặc tinh của dạng đầu vào thì bấm phím tắt Q cửa sổ Edit Object

Properties thay đổi nguồn VDD ở mục DC Voltage là 1,8V

12
.

Tương tự thay đổi đặc tính đầu vào là các xung pluse có điện áp 1(Voltage 1) = 0V,
điện áp 2( Voltage 2) = 1,8V, chu kì xung (period) = 1ns, sườn lên ( rising time)
=50ps, sườn xuống (falling time ) = 50ps

13
Sau đó, chọn nối các dạng đầu vào vào mạch nguyên lý.

Để thực hiện mô phỏng, chọn Launch->ADE L sẽ hiện thị lên bảng chạy mô

phỏng. Bấm vào biểu tượng Choose Analyes bên góc phải màn hình rồi chọn

thời gian stop là 10ns, chọn moderate-> ấn OK.

14
Bấm tiếp vào biểu tượng Setup Outputs chọn from Schematic rồi kích vào

các đường đầu vào, đầu ra. Bấm OK.

15
Chọn Run để chạy mô phỏng.

16
Kết quả mô phỏng thu được:

III, Hướng dẫn vẽ Layout:


1,Để mở file Layout chọn file-> new-> cell: OR, view: layout. Bấm OK.

Trong file Layout, chọn các linh kiện bằng cách bấm phím tắt i chọn các linh kiện:
PMOS, CMOS từ thư viện tsmc180. Chọn Open-> Library : tsmc180 -> cell:
pmosv2 hoặc nmosv2,view: layout.

17
Đưa các linh kiện ra màn hình layout.

Chọn linh kiện PMOS bấm Q để thay đổi L=180 nm, W=4 nm. Tương tự thay đổi
cho transistor NMOS.: L=180 nm, W=1 um

2,Để tạo cổng Body cho các transistor thì ta bấm phím tắt Q chọn Parameter - >
thay đổi body_typeL: detached, body_typeR: detached.

18
3, Tạo nguồn chọn M1_NACTIVE từ thư viện tsmc180 bằng cách bấm phím tắt i,
chọn Browse -> library: tsmc180, cell: M1_NACTICE, view: symbolic. Chọn giá trị
hàng và cột của nguồn sao cho nó bao phủ hết các PMOS. Ví dụ chọn 4 hàng, 22
cột.

19
Tạo đất tương tự chọn M1_PACTIVE và cũng chọn giá trị hàng và cột cho phù
hợp.

4,Sau khi đưa được các linh kiện ra màn hình. Ta bắt đầu kết nối 2 cổng Body với
nhau. Lớp Body bao gồm 3 lớp là: lớp DIFF, lớp METAL1, lớp NIMP.

Để vẽ từng lớp đơn giản hơn thì ta có thể hiển thị riêng mình lớp đó bằng cách:
chọn trên thanh công cụ LSW, chọn NV-> View -> Redraw ( hoặc phím tắt Clt+R).
Lần lượt kết nối các cổng Body của transistor PMOS,CMOS

Lớp Metal1 dùng để kết nối với nguồn hoặc đất.

Các lớp Metal 2 nối các cổng D hoặc S với nhau. Để vẽ được lớp Metal ta dùng
các lỗ via. Lấy lỗ via bằng cách click vào Create trên thanh công cụ ->Via bấm
phím tắt o chọn: M2_M1.

20
5,Kết nối các cổng theo đúng sơ đồ nguyên lý.

Ta được mạch layout như sau:

IV, Kiểm tra DRC:


Để kiểm tra nếu layout vi phạm các luật thiết kế hay không thì ta thực hiện
bằng cách lựa chọn: Calibre trên thanh công cụ -> Run DRC.

Calibre sẽ yêu cầu một file runset để load file. Browse


file:/root/TSMC180PDK/analog_traning_pdk/Calibre/drc/caliber.drc

21
Bấm Run DRC để chạy.

Sau đó sẽ hiện ra một bảng kiểm tra lỗi. Nó sẽ hiển thị tổng số lỗi vi phạm luật
của Layout. Kích vào nút mũi tên trên thanh công cụ để chuyển đến lỗi cần sửa.
Bấm từng lỗi để sửa trên mạch Layout.

Sau khi sửa lỗi, thì quay lại DRC để xác nhận lại các lỗi xem đã được sửa chưa.
Khi quay trở lại DRC thì phải lưu lại file vừa mới sửa. Khi đã sửa xong thì các nút
tích xanh sẽ xuất hiện. Trường hợp khi check lại còn 6 lỗi thì đây là các lỗi về mật
độ nên có thể chấp nhận được và chạy DRC thành công.

22
Khi đó chạy thành công DRC sẽ hiện như hình vẽ trên và sẽ chuyển sang bước tiếp
theo là kiểm tra sự tương thích giữa mạch nguyên lý schematic và layout (LVS)

V, Kiểm tra LVS:


Mặc dù layout có thể đã kiểm tra xong DRC, nhưng mạch vẫn không hoạt động
đúng như mong đợi nếu nó không thích hợp với mạch nguyên lý. Ví dụ nếu quên
kết nối cổng Body ở mạch nguyên lý, mặc dù ở Layout đã kết nối và qua bước
DRC thì LVS sẽ báo thiếu đường ở cổng Body.

Để chạy LVS chọn: Calibre -> LVS. Tương tự như khi mở DRC, 1 cửa sổ xuất
hiện và yêu cầu file runset để mở. Browse tới file:
/root/TSMCPDK/analog_training_pdk/Calibre/lvs/caliber.lvs

23
Sau đó bấm Run LVS để chạy

Cửa sổ LVS RVE sẽ hiện các lỗi giữa mạch nguyên lý schematic và layoyut.
LVS sẽ kiểm tra các linh kiện, các chân pin xem có được nối đúng không. Ta phải
quay lại mạch nguyên lý schematic và layout để kiểm tra lại.

Khi các sửa xong các lỗi thì chạy lại LVS. Nếu thành công thì cửa sổ LVS sẽ
hiện lên như sau:

24
VI, Chạy PEX:
Trong phần này sẽ mô tả cách để trích các thành phần ký sinh từ mạch layout.
Nó bao gồm các tụ điện và điện trở.

Để chạy PEX chọn: Calibre -> Run PEX. Tương tự xuất hiện 1 cửa sổ yêu cầu
file runset browse tới file: /root/180nm/PEX/calibre.rcx

25
Sau đó kiểm tra Input bên trái và Layout click vào “ Export from layout viewer”
và trong Netlist click vào “ Export from schematic viewer”. Thêm vào đó, trong
mục Outputs bên trái để đảm bảo rằng mục Netlist-> Format được chọn tới
CALIBREVIEW.

Click vào “Run PEX” để chạy.

Sau khi hoàn thành thì ta sẽ thấy 1 cửa sổ Calibre view setup. Ở mục Calibre
View Type chọn Schematic và Open Calibre Cellview chọn Read-mode. Bấm OK

Sau đó file tham số ký sinh sẽ xuất hiện trên màn hình.

26
VII, Post-Simulation:
Ở bước này phải chạy lại mô phỏng thiết kế khi thêm các tham số ký sinh vào.

Trước tiên tạo 1 file schematic: vào file->new->cellview: library: Nhom4, Cell:
OR_test, View: schematic.

27
Trong cửa sổ schematic này, ta gọi symbol OR vừa vẽ được ở thư viện Nhom4,
cell: OR. Ở đây thiết lập đầu vào, đầu ra để chạy mô phỏng.

Bước tiếp theo, là tạo 1 file config bằng cách: file->New->Library: Nhom4,
cell: OR_test, view: config.

Sau đó cửa sổ New Configuration xuất hiện, trong mục Top Cell: chọn library:
Nhom4, Cell: OR_test, view: Schematic. Rồi chọn Use Template: chọn Name:

28
spectre rồi bấm OK. Khi đó ở cửa sổ New Configuration mục Gobal Bindings: sửa
ở mục View list: thì viết thêm Calibre vào. Rồi chọn OK.

29
Lưu file config này lại. Rồi ở mục Cell Bindings chọn vào thư mục của mình
click chuột phải chọn Set Cell View: Calibre -> OK.

30
Quay lại cửa sổ schematic vừa tạo chạy lại mô phỏng rồi quan sát kết quả.

31

You might also like