You are on page 1of 14

DIỄN ĐÀN NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA Page 1 sur 14

Nhớ theo dõi Diễn Đàn Người Việt Quốc Gia trên hệ thống Đài Việt Nam Hải Ngoại vào lúc 7:00 PM

DIỄN ĐÀN NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA


Ngừoi Quốc Gia là những người đặt tổ quốc lên bản vị tối cao
Tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi sự vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cá chính bản thân mình v.v..
Trích VN Tự Điển của Đào Duy Anh

Nationalist Vietnamese Forum

Home

Bài Diễn Văn Của Tổng Thống Hoa Kỳ George. W. Bush


Về Tự Do - Dân Chủ Đọc Tại Kyoto, Nhật Bản

* Trúc Đông Quân Phiên Dịch

Kyoto ngày 16 tháng 11, 2005.

Kyoto Kaikan

(Konichiwa Mr Chairman) Tôi xin chân thành cám ơn sự nồng nhiệt của ông Chủ Tịch, cảm ơn lời mời và lời giới thiệu ưu ái của ông. Bà Laura
và tôi vô cùng hân hoan khi được trở lại nước Nhật, và xin chân thành cám ơn ông đã tiếp đón nồng hậu khi chúng tôi vừa đặt chân đến Kyoto.
Chúng tôi cũng rất hân hạnh được nghỉ ngơi tại nhà Quốc Khách Kyoto (Kyoto State Guest House). Đây là nơi thật tuyệt vời. Tôi biết nhiều
người trong cộng đồng này rất tự hào về ngôi nhà quốc khách này điều đó quả là đúng. Kyoto là thủ phủ của nước Nhật với hàng ngàn năm, và
tiếp tục mãi mãi là trung tâm văn hóa của một quốc gia hùng cường. Ðây là một thành phố có niềm tự hào về các đền thờ và đã giữ được truyền
thống trà đạo cổ xưa còn tồn tại của quốc gia này, đây cũng là nơi có nhiều khoa học gia từ các trường đại học nhận giải thưởng Nobel. Kyoto là

http://www.nationalistvietnameseforum.com/Nationalist%20Vietnamese%20Forum/Pages/Article%2094.htm 24/12/2007
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
DIỄN ĐÀN NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA Page 2 sur 14

biểu hiệu tiến trình của một quốc gia yêu chuộng tự do và tôn kính truyền thống.

Tự tôi có những kinh nghiệm cá nhân về sự chuyển mình của quốc gia quý vị. Trong Thế Chiến thứ II, cha tôi và một sĩ quan Nhật là Junya
Koizumi là đối thủ trên một trận chiến kinh hoàng. Hiện nay, con trai của hai vị đó được tuyển chọn là lãnh đạo của những quốc gia được nể vì.
Thủ Tướng Koizumi là một trong những người bạn thân nhất của tôi trên cộng đồng thế giới. Chúng tôi có nhiều lần gặp gỡ trong nhiệm kỳ tổng
thống của tôi. Tôi rất thân thuộc với ông Thủ Tướng và tôi tin tưởng vào sự quyết đoán của ông và tôi thán phục tài lãnh đạo của Thủ tướng. Hoa
Kỳ rất hãnh diện khi có ông (Koizumi) là người đồng minh cùng chung lý tưởng về nền hòa bình và tự do.

Sự quan hệ giữa hai quốc gia chúng ta trọng đại hơn tình bằng hữu của một vị Thủ Tướng với một người Tổng Thống. Nó chính là một sự hợp tác
đồng đẳng dựa trên giá trị tương đồng, có cùng chung mục đích, và cùng chung lời cam kết về nền tự do. Sự tự do làm cho nền dân chủ của hai
quốc gia tiến gần với nhau. Tự do là mấu chốt quan trọng trong sự gia tăng liên kết của chúng ta với nhiều quốc gia khác trong vùng. Trong thế kỷ
21, tự do là đích điểm của mọi người nam, phụ, lão, ấu từ Tân Tây Lan đến bán đảo Đại Hàn.

Tự do là nền tảng vững chắc cho quan hệ của Hoa Kỳ và Nhật bản. Khởi đầu của Thế Chiến thứ II, bên này của Thái Bình Dương chỉ có hai quốc
gia có nền dân chủ là Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan. Đến khi cuộc chiến chấm dứt, một số người tin rằng dân chủ không thể thực hiện trên nước
Nhật được. May mắn thay, Hoa Kỳ có những người lãnh đạo như Tổng Thống Harry Truman ông không để tâm vào sự hoài nghi này, và nhân
dân Nhật đã chứng minh sự hoài nghi là sai lạc bằng tinh thần đón nhận tuyển cử và dân chủ.

Khi các bạn đón nhận nền dân chủ, các bạn đã thay đổi cho thích nghi với nhu cầu và áp dụng đúng môi trường của đời sống. Do đó, dân chủ của
nước Nhật khác biệt với dân chủ của Hoa Kỳ. Các bạn có Thủ Tướng, không có Tổng Thống. Hiến pháp của các bạn theo thể chế quân chủ đó là
biểu hiệu niềm tự hào của quốc gia. Nước Nhật là một quốc gia điển hình cho một xã hội tự do mà có nền văn hóa và lịch sử đặc thù, đồng thời
bảo đảm cho những tự do phổ quát là nền tảng của các nền dân chủ chân chính.

Khi thiết lập một nước Nhật tiền tiến với những nguyên tắc tự do phổ quát này, Nhật Bản đã làm thay đổi cục diện Á Châu. Với mỗi bước tiến tới
tự do, thì kinh tế của của quý vị được tăng trưởng và trở thành mẫu mực cho nhiều quốc gia khác. Với mỗi bước tiến tới tự do, các bạn chứng
minh là nền dân chủ giúp cho chính quyền càng có trách nhiệm với nhân dân. Và với mỗi bước tiến tới tự do, các bạn trở thành một lực lượng
cho hòa bình và ổn định cho toàn vùng, (Nhật Bản) là một thành viên quan trọng của cộng đồng thế giới và là đồng minh tín cẩn của Hoa Kỳ.

Một nước Nhật tự do đã làm thăng hoa đời sống của nhân dân. Hơn nửa thế kỷ qua sự phát triển tự do tại Á Châu khởi nguồn từ nước Nhật, và
ngày hôm nay nhân dân Nhật là những người được thừa hưởng nhiều tự do nhất trên hoàn cầu. Các bạn nên hãnh diện về nền dân chủ này. Các
bạn đang vui hưởng đời sống với nhiều phẩm chất cao nhất của các quốc gia trên thế giới. Vì yêu chuộng tự do trong chính trị, kinh tế, quí quốc
nâng cao đời sống của toàn dân, (Nhật Bản) đã chứng minh cho mọi người nhìn thấy tự do là con đường chắc chắn nhất để tiến đến an bình và
thịnh vượng.

Một nước Nhật tự do giúp cho toàn vùng được chuyển mình. Sự đầu tư của Nhật Bản vào các nước lân bang giúp cho nền kinh tế Á châu được
phát triển. Sự viện trợ của quí quốc giúp kiến thiết các hạ tầng cơ sở quan trọng và cứu giúp những nạn nhân của các quốc gia bị thiên tai như

http://www.nationalistvietnameseforum.com/Nationalist%20Vietnamese%20Forum/Pages/Article%2094.htm 24/12/2007
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
DIỄN ĐÀN NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA Page 3 sur 14

động đất, sóng thần, lũ lụt. Sự liên minh của Nhật Bản với Hoa Kỳ là cột trụ vững bền cho nền an ninh và ổn định của toàn vùng và là sự bảo đảm
cho tương lai của Á Châu.

Một nước Nhật tự do đang giúp cho thế giới được tiến triển. Nhật và Hoa Kỳ viện trợ cho nhiều quốc gia trên thế giới mà chưa có hai quốc gia
song phương nào đã làm được. Tại A Phú Hãn, Nhật đã viện trợ kiến thiết một quốc lộ nên tổng thống Karzai tuyên bố đây là điểm chính yếu để
phục hồi kinh tế cho quốc gia dân chủ còn non trẻ này. Ở Iraq, Nhật hứa sẽ đóng góp gần 5 tỷ đô vào việc kiến thiết, và quí quốc đã gởi đoàn
quân phòng vệ đề giúp đỡ cho nền dân chủ của Iraq tại quận Al-Muthanna. Khởi đầu của niên kỷ này, Nhật Bản đang dùng sự tự do của mình để
khai triển lý tưởng hòa bình và thịnh vượng cho nhiều nơi trên thế giới, và thế giới trở nên một nơi tốt đẹp hơn nhờ sự lãnh đạo của Nhật.

Nước Nhật cũng đã chứng minh cho thế giới thấy rằng, là khi nếm được hương vị của tự do thì người ta sẽ muốn được thừa hưởng thêm, vì những
niềm ước mơ tự do đã khắc ghi trong trái tim của mọi người nam cũng như nữ trên địa cầu này. Khi có thêm nhiều thế hệ lớn lên trong tự do, thì
niềm ước mơ tự do càng gia tăng, và tinh thần trách nhiệm theo đó cũng gia tăng. Tại nước Nhật, Thủ Tướng Koizumi thực thi tài lãnh đạo qua
các kế hoạch thay đổi các chính sách trọng yếu để mở cửa cho kinh tế và giúp cho các cơ chế của Nhật nhận lãnh trách nhiệm hơn nữa với nhu
cầu của nhân dân. Thủ Tướng (Koizumi) biết là những quốc gia giàu mạnh và phát triển có tầm cỡ to lớn tùy thuộc vào sự tin tưởng vào tài năng
và uyên bác của nhân dân, bài học đó đã lan rộng khắp vùng rộng lớn này.

Tự do là nền tảng vững vàng của tình thân hữu Mỹ - Nhật, và cũng là mấu chốt chính cho sự liên kết của chúng ta với Á Châu. Là quốc gia của
vùng Thái Bình Dương, Hoa Kỳ bị thu hút vào kinh tế, văn hóa và lịch sử là một phần của tương lai vùng này. Sự phát triển kinh tế to lớn khác
thường trong vòng đai Thái Bình Dương mở ra những tiến triển khả quan, đem lại những thách thức mới mà ảnh hưởng mọi người chúng ta.
Những thách thức mới này bao gồm sự tự do và công bằng trong mậu dịch, bảo vệ người dân trước những hiểm họa mới như đại dịch cúm gia
cầm và bảo đảm những nền kinh tế đang phát triển có nguồn năng lượng cần thiết để tiếp tục phát triển. Chúng ta hiểu rằng khi tự do phát triển
đến toàn vùng Á Châu và toàn thế giới, nó có những kẻ thù sinh tử- đó là những tên khủng bố là những kẻ khinh miệt những tiến bộ của tự do và
họ muốn chận đứng tự do bằng cách tàn sát những lương dân vô tội từ nam, phụ lão, ấu, và đe dọa chính quyền sở tại. Tôi đã tìm đến Á Châu để
thảo luận về những khó khăn này - ở mức độ song phương, trong những lần gặp gỡ với các lãnh đạo như Thủ Tướng Koizumi và các lãnh đạo
khác trong vùng, qua Hội Nghị Thượng Đỉnh Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương (gọi tắt là APEC = Asia Pacific Economic Cooperation). Đó là
những khó khăn sinh tử và bằng cách chú tâm đến chúng ngay bây giờ, chúng ta sẽ xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn và tự do hơn cho người
dân.

Cơ hội tốt nhất của chúng ta để phổ biến tự do phát sinh từ nền kinh tế thịnh vượng là thông qua sự tự do và công bằng trong mậu dịch. Vòng đàm
phán của kế hoạch Doha (The Doha Round) thuộc Cơ quan Mậu Dịch Thế Giới (WTO) cho chúng ta cơ hội để mở cửa thị trường dịch vụ, sản
phẩm, và nông sản của toàn thế giới. Kế hoạch Doha tạo cho mọi quốc gia đều hưởng lợi, và những quốc gia đang phát triển hưởng nhiều quyền
lợi nhất. Ngân Hàng Thế Giới dự phóng rằng việc xóa tan rào cản mậu dịch có thể làm hàng trăm triệu người thóat vòng nghèo đói. Và sự cản trở
to lớn nhất cho sự thành công của kế hoạch Doha là sự lưỡng lự của nhiều phần tử trong các quốc gia đang phát triển không muốn tháo gỡ thuế
mậu dịch, những rào cản giao thương hay chế độ trợ cấp thị trường, gian thương làm biến chất nguyên lý thị trường tự do mậu dịch (ám chỉ
Trung Cộng đánh cắp bản quyền "copy right", làm hàng giả, kiểm soát tiền tệ để đánh phá thế giới bằng kinh tế - lời người dịch) làm cô lập
các quốc gia nghèo, khiến họ mất đi nhiều cơ hội tốt của kỷ nguyên này.

http://www.nationalistvietnameseforum.com/Nationalist%20Vietnamese%20Forum/Pages/Article%2094.htm 24/12/2007
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
DIỄN ĐÀN NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA Page 4 sur 14

Ban chấp hành của chúng tôi muốn đưa ra một đề nghị táo bạo cho kế hoạch Doha để giảm đi nhiều thuế nông nghiệp, chấm dứt khuyến khích
các nạn buôn gian bán lận, trong giai đoạn khởi đầu và trong vòng 15 năm thì sẽ chấm dứt vĩnh viễn các trường hợp đó. Những nhà lãnh đạo của
vòng đai Thái Bình Dương nào quan tâm đến các hậu quả tai hại của thuế mậu dịch cao và cứu trợ nông nghiệp, cần đồng tâm vận động cho kế
hoạch Doha được phát triển tốt đẹp về mặt nông nghiệp, cũng như lãnh vực phục vụ và sản xuất. Hội Nghị Thượng Đỉnh năm nay tại Nam Hàn
giúp cho Tổ chức Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương (APEC) có cơ hội tham gia vào vai trò lãnh đạo trước đại hội Mậu Dịch Thế Giới (WTO) sẽ
xảy ra vào tháng tới tại Hong Kong.

Hội Nghị Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương (APEC) là diễn đàn đứng đầu của Châu Á Thái Bình Dương thảo luận về phát triển kinh tế, hợp tác,
mậu dịch, đầu tư. Với 21 thành viên kinh tế bao gồm cho gần một nửa mậu dịch thế giới. Và nếu biết gây ảnh hưởng để đạt được mục tiêu của kế
hoạch Doha, Hội Nghị Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương (APEC) có thể giúp cho hệ thống mậu dịch toàn cầu được tự do hơn và công bằng hơn,
giúp cho sự chia xẻ thịnh vượng và cơ hội cho toàn vùng Châu Á Thái Bình Dương.

Khi chúng ta cùng hợp lực để tiến đến thịnh vượng thì chúng ta cũng sẽ hợp lực để bảo vệ sức khỏe và an ninh cho người dân. Khi kinh tế mở cửa
thì sẽ tạo nhiều cơ hội mới, và cũng mở đường cho những rủi ro mới. Trong kỷ nguyên của sự di chuyển và mậu dịch toàn cầu, thì bệnh dịch
cũng theo đó lây lan nhanh chóng. Trong ba năm vừa qua, chúng ta thấy cần sự hợp tác của thế giới và sự minh bạch, khi siêu vi khuẩn
(virus) SAR hoàn toàn mới lạ xuất hiện tại vùng đồng quê Trung quốc. Khi một bác sĩ bị nhiễm bệnh siêu vi khuẩn gieo rắc bệnh bên ngoài
lãnh thổ Trung Cộng, nó đã lan tràn đến Việt Nam, Singapore và Gia Nã Đại trong vòng một tháng. Và chẳng bao lâu, thì siêu vi khuẩn
SARS lan tràn đến khắp nơi trên thế giới, giết nhiều trăm người. Có nguồn thẩm định là đại dịch này gây mất mát cho Châu Á Thái Bình
Dương sự thiệt hại gần 40 tỷ đô la. Kinh nghiệm này là một bài học rõ rệt: chúng ta đều đồng có chung một mục đích là cùng cộng tác để
ngăn chận sự lây lan của cơn đại dịch nguy hiểm này, chúng ta cần bảo vệ sinh mạng của mọi người sống hai bên bờ Thái Bình Dương.

Hiện nay chúng ta cũng đứng trước một đại dịch mới đầy nguy hiểm như dịch cúm gia cầm lây lan cho loại chim muông của Á Châu và cùng
khắp nơi. Tôi vui mừng thấy những chính quyền nơi ấy có những kế hoạch để ngăn chận sự bành trướng của bệnh cúm gia cầm không biến thành
đại dịch. Cơ quan Y Tế Thế Giới (WHO) đưa ra những kế hoạch toàn cầu để đáp ứng lại cơn dịch đầy hiểm họa này, để đương đầu với đại dịch
cần có sự cởi mở, thành thật toàn diện, hợp tác toàn diện. Trong cuộc đại hội sắp tới đây, tôi mong đợi sự bàn thảo các biện pháp cho toàn vùng,
đáp ứng và ngăn chận hiểm họa đại dịch. Mọi quốc gia đều phải hợp tác đáp ứng để truy tìm bệnh dịch và chận đứng các ổ dịch trước khi bùng
nổ. Tại quê hương của tôi có những kế hoạch trọng yếu để chuẩn bị cho sự bùng phát của bệnh dịch. Khi những quốc gia Á Châu thực thi chương
trình phòng chống đại dịch và bảo vệ nguời dân thoát khỏi hiểm họa cúm gia cầm thì Hoa Kỳ sẽ yểm trợ các quốc gia đó.

Khi chúng ta đưa ra những trở ngại về y tế cộng đồng, chúng ta cũng đương đầu với nhu cầu an toàn năng lượng, trong một thị trường toàn cầu
đầy căng thẳng mà nhu cầu năng lượng đang gia tăng. Các quốc gia Á Châu hiểu thấu đáo rằng cách hay nhất để tạo ra những cơ hội mới và giảm
đi nghèo khó là thông qua cách phát triển kinh tế. Khi kinh tế phát triển thì nhu cầu năng lượng gia tăng. Trong ba năm qua, Hoa Kỳ khởi công
nhiều chương trình để giúp đỡ những quốc gia này đáp ứng được sự đòi hỏi về nhu cầu năng lượng, đồng thời giảm đi đòi hỏi của thị trường thế
giới, giảm ô nhiễm môi trường, đáp ứng lại các biến chuyển của khí hậu thay đổi dài hạn. Khởi đầu bằng những kế hoạch sử dụng than sạch,
ethanol và biodiesel, hay loại xe dùng thán khí không thải khói, dùng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, chất đốt sạch từ quặng mỏ khí
“methane”, bãi rác, và nông trại.

http://www.nationalistvietnameseforum.com/Nationalist%20Vietnamese%20Forum/Pages/Article%2094.htm 24/12/2007
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
DIỄN ĐÀN NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA Page 5 sur 14

Mùa hè năm nay chúng tôi đưa ra một bước quan trọng cho các mục tiêu chính này bằng cách lập ra Hiệp hội Châu Á Thái Bình Dương về Sự
Phát Triển Lành Mạnh. Với sự hợp tác của Úc Châu, Trung Quốc, Ấn độ, Nhật, và Nam Hàn chúng ta sẽ chú tâm vào những phương pháp đơn
giản hữu hiệu nhất để áp dụng vào những kỹ thuật năng lượng mới nhất sẽ được cung cấp cho mọi thành viên. Và khi các quốc gia trong vùng
thích ứng với những phương pháp và kỹ thuật này, họ sẽ kiến thiết cơ xưởng và công ty năng lượng trong lành hơn, hữu hiệu hơn. Tôi sẽ có
những chương trình thăm viếng toàn vùng để thẩm định tầm mức phát triển ra sao. Nếu chúng ta đồng hợp tác, chúng ta sẽ nâng cao kinh tế và
giảm thiểu khí thải, và giúp xây dựng một thế giới tốt đẹp và lành mạnh hơn.

Khi chúng ta cùng hợp tác để giải quyết những khó khăn chung, chúng ta cần gia tăng sự hợp tác toàn diện trong sự tin cậy giữa các quốc gia. Và
phương cách hữu hiệu nhất để củng cố sự tín nhiệm của các quốc gia là nâng cao nền tự do của các quốc gia ấy. Những quốc gia tự do là những
quốc gia an bình, những quốc gia có tự do không là hiểm họa cho các nước láng giềng. Những quốc gia tự do đem lại cho người dân những ước
mơ tràn đầy hy vọng cho tương lai. Bằng sự thúc đẩy lý tưởng tự do toàn vùng, chúng ta sẽ đóng góp vào sự thịnh vượng chung, và sự hòa bình
an lạc chỉ đến khi có tự do.

Sự phát triển tự do cho Á Châu đã là một trong những câu chuyện vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, và trong những ngày phôi thai của kỷ
nguyên mới, chúng ta cũng sẽ ghi thêm vào trong câu chuyện này. Hàng triệu người trong vùng này đang sống trong những nước dân chủ, có nơi
mới khởi đầu trên con đường tự do, và có một số lãnh đạo của các quốc gia từ chối không muốn khởi bước đi trên con đường tự do (ám chỉ ba
nước Đông Dương, Tàu, Bắc Hàn, Miến Ðiện - lời người dịch), và tự họ thấy mình đang bị lạc lõng với các quốc gia lân bang và tự cô lập mình
với thế giới. Dù vậy, trong những quốc gia cô độc này, khát vọng tự do vẫn tồn tại và một ngày nào đó tự do sẽ cập bến trên quê hương họ.

Có những quốc gia Á Châu đã xây dựng nền tảng tự do và xã hội cởi mở. Và một thí dụ ngoạn mục là nước Cộng Hòa Đại Hàn (Nam Hàn), là
quốc gia chủ nhà của Hội Nghị Kinh Tế Thái Bình Dương (APEC) lần này. Cũng như các quốc gia trong vùng, Nam Hàn trong quá khứ có chính
sách đóng kín không cải đổi chính trị, nhưng từ từ hé mở nhập vào kinh tế thế giới. Nhờ chỉ mở cửa cho môi trường tự do kinh tế mà Nam Hàn tự
chuyển mình trở thành một cường quốc kỹ nghệ cho quốc gia, và cường quốc mậu dịch trên thế giới.

Khi mở cửa đón nhận thị trường thế giới, Nam Hàn thấy tự do kinh tế thúc đẩy thêm sự đòi hỏi tự do chính trị của người dân. Sự thịnh vượng của
kinh tế Nam Hàn tạo ra thành phần trung lưu, thành phần này đòi hỏi nhu cầu bầu cử tự do và một chính thể dân chủ có trách nhiệm với nhân dân.
Chúng tôi ngưỡng mộ sự đấu tranh của nhân dân Nam Hàn để tiến tới dân chủ tự do, và ngưỡng mộ quốc gia tự do tiên tiến do dân Nam Hàn hình
thành. Nam Hàn là một trong những quốc gia thành công lớn về kinh tế, và thành công nhất về dân chủ và là biểu tượng lãnh đạo trên thế giới qua
việc giúp đỡ các quốc gia khác tìm kiếm tự do. Vào thời điểm này quân đội Đại Hàn chiếm một phần ba lực lượng liên minh tại Irag, khi Đại Hàn
giúp đỡ người dân Irag xây dựng một xã hội tự do trong trung tâm của Trung Đông, chính là Nam Hàn đang đóng góp cho một thế giới thêm bình
an và hy vọng.

Đài Loan là một xã hội điển hình khác, sống dưới sự đàn áp đã tiến đến dân chủ khi nền kinh tế được giải phóng. Tương tự như Nam Hàn, trong
nhiều năm người dân Đài Loan đã bị cai trị bởi một chính quyền có chính sách hạn hẹp nhưng từ từ cởi mở cho kinh tế. Tương tự như Nam Hàn,
khi mở cửa cho thị trường thế giới thì quần đảo này biến thành một thành viên kinh doanh quan trọng. Tương tự như Nam Hàn, khi Đài Loan giải
phóng kinh tế là lúc ước vọng quyền tự do phát biểu của cá nhân nhen nhúm, vì khi mọi người dù nam hay nữ được quyền làm chủ tài sản cá nhân

http://www.nationalistvietnameseforum.com/Nationalist%20Vietnamese%20Forum/Pages/Article%2094.htm 24/12/2007
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
DIỄN ĐÀN NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA Page 6 sur 14

thì họ tiến đến nhu cầu đòi hỏi quyền làm chủ đời sống và tương lai của chính mình.

Tương tự như Nam Hàn, quốc gia tiền tiến Đài loan có tự do, dân chủ và thịnh vượng. Vì Đài Loan đón nhận tự do cho mọi tầng lớp, nên đã đem
lại sự phồn thịnh cho người dân và tạo dựng một xã hội Trung Hoa tự do dân chủ. Quan điểm của Hoa Kỳ về một Trung Hoa thống nhất không
thay đổi. Dựa trên căn bản của ba thông cáo chính thức (three communiqus), Tu Chính Án Liên Hệ Với Đài Loan (the Taiwan Relations Act)
thì chúng tôi tin rằng không có một hành động đơn phương từ phía nào có thể thay đổi tình trạng trên, hay nguyên trạng do phía này hay phía kia.
Hoa Kỳ vẫn nhấn mạnh rằng đàm phán là phương tiện để giải quyết những khác biệt trong hòa bình.

Có những quốc gia Á Châu đang trên con đường tìm kiếm tự do, nhưng chưa đạt được thành công. Khi cha tôi là trưởng phái đoàn công tác ngoại
giao đến Bắc Kinh ba mươi năm trước, lúc đó một Trung Cộng cô lập và đóng kín đang phục hồi từ những biến động tạo ra bởi chiến dịch Cách
Mạng Văn Hóa. Vào cuối thập niên 70’s, lãnh đạo của Trung Quốc có cái nhìn thấu đáo về nội bộ của quốc gia họ và quyết định thay đổi. Họ mở
cửa cho kinh tế phát triển, và ngày hôm nay người dân Trung Hoa được no đủ hơn, được thêm cơ hội, và đời sống ổn định hơn bao giờ hết trong
lịch sử Trung Hoa.

Khi Trung Cộng cải tổ kinh tế, cũng là lúc lãnh đạo họ nhìn thấy một khi cánh cửa tự do hé mở, dù chỉ mở hé một tí thôi, thì nó sẽ không bị đóng
kín lại nữa. Khi người dân Trung Hoa được phát đạt thì nhu cầu đòi hỏi tự do chính trị cũng tăng theo. Chủ Tịch Hồ (Cẩm Đào) có giải thích cho
tôi về giấc mơ "phát triển trong hòa bình" và muốn cho nhân dân được phồn thịnh. Tôi vạch rõ cho ông Hồ (Cẩm Đào) thấy rằng người dân
Trung Hoa muốn được tự do phát biểu, tự do tôn giáo mà không bị sự kềm chế bởi chính quyền, muốn được in ấn, và phát hành Kinh Thánh và
các tài liệu thiêng liêng mà không phải sợ hãi việc chính quyền trừng phạt. Những nỗ lực của nhân dân Trung Hoa để nâng cao xã hội phải được
chính quyền đón nhận vào chương trình kiến thiết Trung Quốc. Khi đáp ứng được nhu cầu chính đáng này cho toàn dân là tự do và cởi mở, thì
lãnh đạo Trung Cộng có thể giúp cho quốc gia họ trở thành tân tiến, thịnh vượng và tự tin.

Việc đi vào thương trường của Hoa Kỳ đã đóng góp một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế cho Trung Cộng, và Trung Cộng cần
phải cung cấp một sân chơi cân xứng cho thương gia Hoa Kỳ trong việc tiếp cận vào thị trường của Trung Hoa. Hoa Kỳ ủng hộ cho Trung Quốc
gia nhập vào Mậu Dịch Thế Giới (WTO) vì một Trung Quốc tuân thủ luật chung của quốc tế giống như các quốc gia khác sẽ đóng góp vào hệ
thống mậu dịch tự do và công bằng của thế giới. Trong cuộc gặp gỡ vừa qua tại New York với chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Ông Hồ ngỏ ý muốn đem
lai sự cân bằng mậu dịch và bảo vệ sản phẩm trí tuệ. Tôi hoan nghinh những lời cam kết này, cũng như tôi hoan nghinh lời tuyên bố của Trung
Quốc vào tháng bảy, là sẽ thực thi mềm dẻo tiền tệ trên căn bản của thị trường hối đoái. Những lời tuyên bố này là dấu hiệu tốt, nhưng Trung
Cộng cần phải có những hành động thực tiễn để bảo đảm là những mục tiêu này được thực hành toàn vẹn. Khế ước về dệt may của hai quốc gia
vừa được thỏa thuận trong tuần qua cho thấy rằng với nhiều nỗ lực và quyết tâm chúng ta có thể ngồi lại với nhau để giải quyết những khác biệt
và khó khăn của mậu dịch. Sự thỏa thuận này gia tăng một thương trường được dự đoán hơn và chắc chắn hơn cho cả Hoa Kỳ và Trung Cộng.
Tôi mong mỏi sự thẳng thắn thảo luận với chủ tịch họ Hồ tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương (APEC) và tại Bắc Kinh
để tìm được giải pháp cho những khác biệt mậu dịch của Hoa Kỳ và Trung Cộng.

Trung Cộng có thể đóng vai trò hữu ích trên thế giới. Chúng tôi đón chào khi Trung Cộng đón nhận trọng trách làm trung gian cho cuộc đàm
phán sáu bên để đem lại hòa bình cho bán đảo Đại Hàn. Chúng tôi đang mong đợi sự giải quyết những khác biệt mậu dịch trong tinh thần tương

http://www.nationalistvietnameseforum.com/Nationalist%20Vietnamese%20Forum/Pages/Article%2094.htm 24/12/2007
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
DIỄN ĐÀN NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA Page 7 sur 14

kính, tôn trọng triệt để qui luật quốc tế. Chúng tôi khuyến khích Trung Cộng tiếp tục tiến trên con đường canh tân và cởi mở, bởi vì Trung Cộng
càng tự do hơn tại đối nội, Trung Cộng sẽ càng được tiếp đón nồng hậu hơn trên thế giới.

Không giống như Trung Quốc, có vài quốc gia Á Châu vẫn chưa có những bước khởi đầu cho tự do. Những chính thể này đều hiểu rằng tự
do kinh tế và tự do chính trị đi song song với nhau, và họ từ chối, hoàn toàn không cởi mở. Những đảng cầm quyền này cố gắng bám vào
quyền lực. Cái giá phải trả cho hành động không cởi mở của họ là bị cô lập, bị tụt hậu, và tàn khốc. Khi đóng cửa ngăn chận tự do thì tự họ
tạo ra những nỗi khốn khổ cho quốc gia họ, và gieo sự bất an cho thế giới. Những quốc gia này là biểu hiệu cho một Á Châu đang lùi về dĩ
vãng thay vì tiến đến tương lai. (lời trên tổng thống Bush chỉ thẳng vào chính quyền "Đảng” Cộng Sản Hà Nội và Bắc Hàn - lời người dịch)

Chúng tôi thấy một Burma thiếu tự do, một quốc gia lẽ ra phải thịnh vượng và thành công nhất Á Châu nhưng lại là một quốc gia nghèo nhất
trong vùng. Mười lăm năm trước, người dân Burma được quyền bỏ phiếu, họ chọn lấy tự do. Chính quyền đã đáp ứng bằng cách bỏ tù lãnh đạo
của khối đa số ưa chuộng dân chủ. Kết quả là một quốc gia giàu mạnh nhân tài và sản lượng biến thành nơi hàng triệu người phải chịu muôn ngàn
vất vả chỉ để sinh tồn. Sự đàn áp của quân đội Miến Ðiện lan tràn khắp nơi, gồm luôn cả việc hãm hiếp, tra tấn, tử hình, và cưỡng bức di dân,
cưỡng bức lao động, tệ nạn buôn người, cưỡng bách trẻ em đi lính, kỳ thị tôn giáo là những điều thường xảy ra. Người dân Burma đang sống
trong màn đen tối của độc tài, nhưng ánh sáng tự do đã tỏ rõ hào quang trong trái tim của họ. Họ muốn được tự do, và ngày nào đó họ sẽ thừa
hưởng tự do.

Hoa Kỳ cũng quan tâm đến tương lai của tự do cho vùng Đông Bắc Á Châu (ám chỉ Bắc Hàn - lời người dịch), nơi các cường quốc trong quá khứ
đã xung đột. Bán đảo Đại Hàn vẫn bị vướng mắc bởi quá khứ. Sự đình chiến, sự đình chỉ chiến tranh, hay tạm thời ngưng bắn trên lằn ranh chiến
trường của cuộc chiến vẫn chưa làm kết thúc cuộc chiến tranh. Sự theo đuổi vũ khí nguyên tử đe dọa an ninh toàn vùng. Các bản đồ từ vệ tinh cho
thấy nhiều trại tù rộng lớn bằng cả nhiều thành phố, và về đêm cả Bắc Hàn hầu như hoàn toàn bị bao trùm bởi bóng đen tăm tối.

Trong thiên niên kỷ mới này, Trung Quốc, Nhật và Nga tham gia với Hoa Kỳ và Nam Hàn để tìm kiếm hòa bình và tự do cho bán đảo đầy khó
khăn phức tạp này. Cuộc đàm phán sáu bên đem đến kết quả là Bắc Hàn thỏa thuận hủy bỏ những vũ khí nguyên tử trên bán đảo Đại Hàn. Sự thỏa
thuận này phải được thực thi. Có nghĩa là nỗ lực ngoại giao hỗn hợp và toàn diện của các quốc gia tham dự phải được yểm trợ bằng một quyết
tâm cứng rắn. Chúng ta sẽ không bỏ quên người dân Bắc Hàn. Thế kỷ 21 này là thế kỷ tự do cho toàn dân Đại Hàn, và một ngày nào đó mọi
người dân trên bán đảo này sẽ được sống trong tự do, thịnh vượng tại quê nhà và được sống chung hòa bình với các quốc gia láng giềng.

Trong đời sống hiện tại này, chúng ta được thấy đại cương của một tương lai tươi sáng. Sự tiến triển trong tự do thịnh vượng trên toàn châu Á đã
đem lại một khuôn mẫu đầy hy vọng cho thế giới. Cho dù nền dân chủ nẩy mầm ở Á Châu còn quá mới mẻ, nhưng những ước mơ họ mong ước
đã có từ xưa. Thời gian hàng ngàn năm trước khi có Thomas Jefferson hay Abraham Lincoln, một thi sỹ Trung Hoa viết rằng: "con người phải
được thương yêu vì con người là cội nguồn của quốc gia, gốc có vững bền, thì quốc gia mới được thanh bình" Ngày hôm nay người dân Á
Châu đang tỏ lộ ước muốn tự do, và các quốc gia Á Châu chỉ được thanh bình khi được lãnh đạo bởi chính quyền của dân, bởi dân và vì
dân.

Trong thế kỷ 21, tự do là giá trị của Châu Á, bởi đó là giá trị chung. Chính tự do đem lại cho mọi người dân Á châu một đời sống có giá trị nhân

http://www.nationalistvietnameseforum.com/Nationalist%20Vietnamese%20Forum/Pages/Article%2094.htm 24/12/2007
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
DIỄN ĐÀN NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA Page 8 sur 14

bản. Đấy là sự tự do làm hoa trí tuệ nở, ấy là tiềm năng sáng tạo của người Đông phương vậy. Và rồi tự do sẽ cho mọi người dân trên lục địa này
niềm tin vào tương lai của hoà bình cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Và trước mặt công việc đang trải rộng để chờ đón, mọi người nơi
đây có thể hiểu là: Các bạn có một người đồng hành nằm trong chính quyền Hoa Kỳ, và các bạn còn có thêm một bạn hữu nữa trong nhân
dân Hoa Kỳ.

Đại diện cho tổ quốc tôi (Hoa Kỳ), xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người

Office of the Press Secretary

President Discusses Freedom and Democracy in Kyoto, Japan

Kyoto Kaikan

Kyoto, Japan

November 16, 2005 - 3:18 P.M. (Local)

THE PRESIDENT: Konichiwa. Mr. Chairman, thank you very much for your kind introduction, and thank you for this invitation. Laura and I are
pleased to be back in Japan, and we appreciate the warm welcome that we received here in Kyoto. We were so honored to stay at the Kyoto State Guest
House. It's a fantastic facility. I know the folks of this community have great pride in the guest house, and you should. Kyoto served as the capital of
Japan for more than a thousand years -- and it is still the cultural heart of this great nation. It's a proud city where ancient teahouses and temples keep
this country's traditions alive -- and scientists from its universities win Nobel Prizes. Kyoto is a symbol of Japan's transformation into a nation that
values its freedom and respects its traditions.

I have experienced this transformation of your country in a highly personal way. During World War II, my father and a Japanese official named Junya
Koizumi were on opposite sides of a terrible war. Today, their sons serve as elected leaders of their respected nations. Prime Minister Koizumi is one of
my best friends in the international community. We have met many times during my presidency. I know the Prime Minister well. I trust his judgment. I
admire his leadership. And America is proud to have him as an ally in the cause of peace and freedom.

The relationship between our countries is much bigger than the friendship between a President and a prime minister. It is an equal partnership based on

http://www.nationalistvietnameseforum.com/Nationalist%20Vietnamese%20Forum/Pages/Article%2094.htm 24/12/2007
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
DIỄN ĐÀN NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA Page 9 sur 14

common values, common interests, and a common commitment to freedom. Freedom has made our two democracies close allies. Freedom is the basis
of our growing ties to other nations in the region. And in the 21st century, freedom is the destiny of every man, woman, and child from New Zealand to
the Korean Peninsula.

Freedom is the bedrock of our friendship with Japan. At the beginning of World War II, this side of the Pacific had only two democracies: Australia and
New Zealand. And at the end of World War II, some did not believe that democracy would work in your country. Fortunately, American leaders like
President Harry Truman did not listen to the skeptics -- and the Japanese people proved the skeptics wrong by embracing elections and democracy.

As you embraced democracy, you adapted it to your own needs and your own circumstances. So Japanese democracy is different from American
democracy. You have a prime minister -- not a president. Your constitution allows for a monarchy that is a source of national pride. Japan is a good
example of how a free society can reflect a country's unique culture and history -- while guaranteeing the universal freedoms that are the foundation of
all genuine democracies.

By founding the new Japan on these universal principles of freedom, you have changed the face of Asia. With every step toward freedom, your
economy flourished and became a model for others. With every step toward freedom, you showed that democracy helps governments become more
accountable to their citizens. And with every step toward freedom, you became a force for peace and stability in this region, a valued member of the
world community, and a trusted ally of the United States.

A free Japan has transformed the lives of its citizens. The spread of freedom in Asia started in Japan more than a half century ago -- and today the
Japanese people are among the freest in the world. You have a proud democracy. You enjoy a standard of living that is one of the highest in the world.
By embracing political and economic liberty, you have improved the lives of all your citizens -- and you have shown others that freedom is the surest
path to prosperity and stability.

A free Japan has helped transform the lives of others in the region. The investment you have provided your neighbors helped jump-start many of Asia's
economies. The aid that you send helps build critical infrastructure -- and delivers relief to victims of earthquakes, and typhoons, and tsunamis. And the
alliance that you have made with the United States is the pillar of stability and security for a region -- and a source of confidence in Asia's future.

A free Japan is helping to transform the world. Japan and the United States send more aid overseas than any other two countries in the world. Today in
Afghanistan, Japanese aid is building a highway that President Karzai says is essential for the economic recovery of this newly democratic nation. In
Iraq, Japan has pledged nearly $5 billion for reconstruction -- and you have sent your self defense forces to serve the cause of freedom in Iraq's al-
Muthanna province. At the start of this young century, Japan is using its freedom to advance the cause of peace and prosperity around the world -- and
the world is a better place because of Japanese leadership.

Japan has also shown that once people get a taste for freedom, they want more -- because the desire for freedom is written in the hearts of every man
and woman on this earth. With each new generation that grows up in freedom, the expectations of citizens rise -- and the demand for accountability
grows. Here in Japan, Prime Minister Koizumi has shown leadership by pushing crucial reforms to open your economy and make Japan's institutions

http://www.nationalistvietnameseforum.com/Nationalist%20Vietnamese%20Forum/Pages/Article%2094.htm 24/12/2007
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
DIỄN ĐÀN NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA Page 10 sur 14

more responsive to the needs of its people. The Prime Minister knows that nations grow in wealth and stature when they trust in the wisdom and talents
of their people -- and that lesson is now spreading across this great region.

Freedom is the bedrock of America's friendship with Japan -- and it is the bedrock of our engagement with Asia. As a Pacific nation, America is drawn
by trade and values and history to be a part of the future of this region. The extraordinary economic growth in the Pacific Rim has opened new
possibilities for progress; it has raised new challenges that affect us all. These challenges include working for free and fair trade, protecting our people
from new threats like pandemic flu, and ensuring that emerging economies have the supplies of energy they need to continue to grow. We have also
learned that as freedom spreads throughout Asia and the world, it has deadly enemies -- terrorists who despise freedom's progress and who want to stop
it by killing innocent men, women, and children -- and intimidating their governments. I have come to Asia to discuss these common challenges -- at the
bilateral level during visits with leaders like Prime Minister Koizumi, and at the regional level through the Asia Pacific Economic Cooperation Summit.
These issues are all vital -- and by addressing them now, we will build a freer and better future for all our citizens.

Our best opportunity to spread the freedom that comes from economic prosperity is through free and fair trade. The Doha Round of negotiations in the
World Trade Organization gives us a chance to open up markets for goods, and services, and farm products all across the globe. Under Doha, every
nation will gain -- and the developing world stands to gain the most. The World Bank projects that the elimination of trade barriers could lift hundreds
of millions of people out of poverty. And the greatest obstacle to a successful Doha Round is the reluctance in many parts of the developed world to
dismantle the tariffs, and barriers, and trade-distorting subsidies that isolate the world's poor from the great opportunities of this century.

My administration has offered a bold proposal for Doha that would substantially reduce agricultural tariffs and trade-distorting subsidies in a first stage,
and over a period of fifteen years, eliminate them altogether. Pacific Rim leaders who are concerned about the harmful effects of high tariffs and farm
subsidies need to come together to move the Doha Round forward on agriculture -- as well as on services and manufactured goods. And this year's
Summit in Korea gives APEC a chance to take a leadership role before next month's WTO meeting in Hong Kong.

APEC is the premier forum in the Asia-Pacific region for addressing economic growth, cooperation, trade, and investment. Its 21 member economies
account for nearly half of all world trade. By using its influence to push for an ambitious result in the Doha Round, APEC can help create a world
trading system that is freer and fairer -- and helps spread prosperity and opportunity throughout the Asia-Pacific region.

As we come together to advance prosperity, we must also come together to ensure the health and safety of our citizens. As economies open up, they
create new opportunities -- but this openness also exposes us to new risks. In an age of international travel and commerce, new diseases can
spread quickly. We saw the need for international cooperation and transparency three years ago, when a previously unknown virus called
SARS appeared in rural China. When an infected doctor carried the virus out of China, it spread to Vietnam and to Singapore and to Canada
within a month. Before long, the SARS virus had spread to nearly every continent -- and killed hundreds of people. By one estimate, the SARS
outbreak cost the Asian-Pacific region about $40 billion. The lesson of this experience is clear: We all have a common interest in working
together to stop outbreaks of deadly new viruses -- so we can save the lives of people on both sides of the Pacific.

We now face a new and potentially more deadly threat from avian flu, which has infected bird populations across Asia and elsewhere. I am glad to see

http://www.nationalistvietnameseforum.com/Nationalist%20Vietnamese%20Forum/Pages/Article%2094.htm 24/12/2007
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
DIỄN ĐÀN NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA Page 11 sur 14

that governments around the region are already taking steps to prevent avian flu from becoming a pandemic. The World Health Organization is
coordinating the global response to this threat -- and the way forward is through greater openness, greater transparency, and greater cooperation. At the
forthcoming summit, I look forward to discussing ways to help this region prepare for, and respond to, the threat of a pandemic. Every nation in the
world has an interest in helping to detect and contain any outbreak before it can spread. At home, my country is taking important steps so that we are
prepared in the event of an outbreak. And as the nations of Asia work to prevent a pandemic and protect their people from the scourge of avian flu,
America will stand by their side.

As we address these challenges to public health, we must also confront the challenge of energy security in a tight global market where demand is
growing. Asian nations understand that the best way to create opportunity and alleviate poverty is through economic growth. As their economies grow,
they are using more energy. Over the last three years, the United States has launched a series of initiatives that will help these countries meet their
energy needs -- while easing demand on global markets, reducing pollution, and addressing the long-term challenge of climate change. These initiatives
range from cleaner use of coal, to ethanol and biodiesel, to emission-free hydrogen vehicles, to solar and wind power, to clean-burning methane from
mines, landfills, and farms.

This summer, we took an important step toward these goals by forming the Asian-Pacific Partnership on Clean Development. Together with Australia,
and China, and India, Japan, and South Korea, we will focus on practical ways to make the best practices and latest energy technologies available to all.
And as nations across this region adapt these practices and technologies, they will make their factories and power plants cleaner and more efficient. I
plan to use my visit to the region to build on the progress we are making. By working together, we will promote economic growth and reduce emissions
-- and help build a better and cleaner world.

As we work together to meet these common challenges, we must continue to strengthen the ties of trust between our nations. And the best way to
strengthen the ties of trust between nations is by advancing freedom within nations. Free nations are peaceful nations, free nations do not threaten their
neighbors, and free nations offer their citizens a hopeful vision for the future. By advancing the cause of liberty throughout this region, we will
contribute to the prosperity of all -- and deliver the peace and stability that can only come with freedom.

And so the advance of freedom in Asia has been one of the greatest stories in human history -- and in the young century now before us we will add to
that story. Millions in this region now live in thriving democracies, others have just started down the road of liberty, and the few nations whose leaders
have refused to take even the first steps to freedom are finding themselves out of step with their neighbors and isolated from the world. Even in these
lonely places, the desire for freedom lives -- and one day freedom will reach their shores as well.

Some Asian nations have already built free and open societies. And one of the most dramatic examples is the Republic of Korea -- our host for the
APEC Summit. Like many in this part of the world, the South Koreans were for years led by governments that closed their door to political reform but
gradually opened up to the global economy. By embracing freedom in the economic realm, South Korea transformed itself into an industrial power at
home -- and a trading power abroad.

As South Korea began opening itself up to world markets, it found that economic freedom fed the just demands of its citizens for greater political

http://www.nationalistvietnameseforum.com/Nationalist%20Vietnamese%20Forum/Pages/Article%2094.htm 24/12/2007
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
DIỄN ĐÀN NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA Page 12 sur 14

freedom. The economic wealth that South Korea created at home helped nurture a thriving middle class that eventually demanded free elections and a
democratic government that would be accountable to the people. We admire the struggle the South Korean people made to achieve their democratic
freedom -- and the modern nation they have built with that freedom. South Korea is now one of the world's most successful economies and one of Asia's
most successful democracies. It is also showing leadership in the world, by helping others who are claiming their own freedom. At this hour Korean
forces make up the third largest contingent in the multi-national force in Iraq -- and by helping the Iraqis build a free society in the heart of the Middle
East, South Korea is contributing to a more peaceful and hopeful world.

Taiwan is another society that has moved from repression to democracy as it liberalized its economy. Like South Korea, the people of Taiwan
for years lived under a restrictive political state that gradually opened up its economy. And like South Korea, the opening to world markets
transformed the island into one of the world's most important trading partners. And like South Korea, economic liberalization in Taiwan
helped fuel its desire for individual political freedom -- because men and women who are allowed to control their own wealth will eventually
insist on controlling their own lives and their own future.

Like South Korea, modern Taiwan is free and democratic and prosperous. By embracing freedom at all levels, Taiwan has delivered prosperity
to its people and created a free and democratic Chinese society. Our one China policy remains unchanged. It is based on three communiqus,
the Taiwan Relations Act, and our belief that there should be no unilateral attempts to change the status by either side -- the status quo by
either side. The United States will continue to stress the need for dialogue between China and Taiwan that leads to a peaceful resolution of their
differences.

Other Asian societies have taken some steps toward freedom -- but they have not yet completed the journey. When my father served as the head
of our nation's diplomatic mission in Beijing thirty years ago, an isolated China was recovering from the turmoil unleashed by the cultural
revolution. In the late 1970s, China's leaders took a hard look at their country, and they resolved to change. They opened the door to economic
development -- and today the Chinese people are better fed, better housed, and enjoy better opportunities than they ever have had in their
history.

As China reforms its economy, its leaders are finding that once the door to freedom is opened even a crack, it can not be closed. As the people of China
grow in prosperity, their demands for political freedom will grow as well. President Hu has explained to me his vision of "peaceful development," and
he wants his people to be more prosperous. I have pointed out that the people of China want more freedom to express themselves, to worship without
state control, to print Bibles and other sacred texts without fear of punishment. The efforts of Chinese people to -- China's people to improve their
society should be welcomed as part of China's development. By meeting the legitimate demands of its citizens for freedom and openness, China's
leaders can help their country grow into a modern, prosperous, and confident nation.

Access to American markets has played an important role in China's economic development -- and China needs to provide a level playing field for
American businesses seeking access to China's market. The United States supported China's entry into the World Trade Organization because a China
that abides by the same global rules as everyone else will contribute to a free and fair world trading system. When I met President Hu in New York
recently, he said that China would bring more balance in our trade and protect intellectual property. I welcomed those commitments, just as I welcomed

http://www.nationalistvietnameseforum.com/Nationalist%20Vietnamese%20Forum/Pages/Article%2094.htm 24/12/2007
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
DIỄN ĐÀN NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA Page 13 sur 14

China's announcement in July that it would implement a flexible, market-based exchange system for its currency. These statements are a good
beginning -- but China needs to take action to ensure these goals are fully implemented. The textile agreement our two nations reached last week shows
that with hard work and determination, we can come together to resolve difficult trading issues. The agreement adds certainty and predictability for
businesses in both America and China. I look forward to frank discussions with President Hu at APEC and in Beijing about our need to find solutions to
our trade differences with China.

China can play a positive role in the world. We welcome the important role China has assumed as host of the six-party talks aimed at bringing peace to
the Korean Peninsula. We look forward to resolving our trade differences in a spirit of mutual respect and adherence to global rules and standards. And
we encourage China to continue down the road of reform and openness -- because the freer China is at home, the greater the welcome it will receive
abroad.

Unlike China, some Asian nations still have not taken even the first steps toward freedom. These regimes understand that economic liberty and political
liberty go hand in hand, and they refuse to open up at all. The ruling parties in these countries have managed to hold onto power. The price of their
refusal to open up is isolation, backwardness, and brutality. By closing the door to freedom, they create misery at home and sow instability abroad.
These nations represent Asia's past, not its future.

We see that lack of freedom in Burma -- a nation that should be one of the most prosperous and successful in Asia but is instead one of the region's
poorest. Fifteen years ago, the Burmese people cast their ballots -- and they chose democracy. The government responded by jailing the leader of the
pro-democracy majority. The result is that a country rich in human talent and natural resources is a place where millions struggle simply to stay alive.
The abuses by the Burmese military are widespread, and include rape, and torture, and execution, and forced relocation. Forced labor, trafficking in
persons, and use of child soldiers, and religious discrimination are all too common. The people of Burma live in the darkness of tyranny -- but the light
of freedom shines in their hearts. They want their liberty -- and one day, they will have it.

The United States is also concerned with the fate of freedom in Northeast Asia, where great powers have collided in the past. The Korean Peninsula is
still caught in the past. An armistice -- a truce -- freezes the battle lines from a war that has never really come to an end. The pursuit of nuclear weapons
threatens to destabilize the region. Satellite maps of North Korea show prison camps the size of whole cities, and a country that at night is clothed
almost in complete darkness.

In this new century, China, Japan, and Russia have joined with the United States and South Korea to find a way to help bring peace and freedom to this
troubled peninsula. The six-party talks have produced commitments to rid the Korean Peninsula of nuclear weapons. These commitments must be
implemented. That means a comprehensive diplomatic effort from all countries involved -- backed by firm resolve. We will not forget the people of
North Korea. The 21st century will be freedom's century for all Koreans -- and one day every citizen of that peninsula will live in dignity and freedom
and prosperity at home, and in peace with their neighbors abroad.

In our lifetimes, we have already been given a glimpse of this bright future. The advance of freedom and prosperity across the Asian continent has set a
hopeful example for all in the world. And though the democracies that have taken root in Asia are new, the dreams they express are ancient. Thousands

http://www.nationalistvietnameseforum.com/Nationalist%20Vietnamese%20Forum/Pages/Article%2094.htm 24/12/2007
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
DIỄN ĐÀN NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA Page 14 sur 14

of years before Thomas Jefferson or Abraham Lincoln, a Chinese poet wrote that, "the people should be cherished the people are the root of a country
the root firm, the country is tranquil." Today the people of Asia have made their desire for freedom clear -- and that their countries will only be tranquil
when they are led by governments of, by, and for the people.

In the 21st century, freedom is an Asian value -- because it is a universal value. It is freedom that enables the citizens of Asia to live lives of dignity. It
is freedom that has unleashed the creative talents of the Asian people. It is freedom that gives the citizens

of this continent confidence in the future of peace for their children and grandchildren. And in the work that lies ahead, the people of this region can
know: You have a partner in the American government -- and a friend in the American people.

On behalf of my country, thank you all very much. (Applause.) - END 3:47 P.M. (Local)

http://www.nationalistvietnameseforum.com/Nationalist%20Vietnamese%20Forum/Pages/Article%2094.htm 24/12/2007
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

You might also like