You are on page 1of 200

ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA LUẬT

TẬP BÀI GIẢNG


MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

GVTH: ThS. Lê Thị Xuân Phương

ĐÀ NẴNG, năm 2021


MỤC LỤC
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC.....................................................................7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................11
CHƯƠNG 1. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ VÀ NGUỒN CỦA
LUẬT QUỐC TẾ....................................................................................................12
1.1. Khái quát chung về luật quốc tế.......................................................................12
1.1.1. Nguồn gốc hình thành và phát triển của luật quốc tế..............................12
1.1.2. Định nghĩa và đặc điểm của luật quốc tế................................................16
1.1.3. Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế....................................................19
1.2. Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia................................................20
1.2.1. Học thuyết nhất nguyên luận...................................................................20
1.2.2. Học thuyết nhị nguyên luận.....................................................................20
1.2.3. Quan điểm khoa học luật quốc tế hiện đại..............................................20
1.3. Khái quát chung về nguồn của Luật quốc tế.....................................................22
1.3.1. Khái niệm nguồn của luật quốc tế...........................................................22
1.3.2. Cơ sở pháp lý xác định nguồn của luật quốc tế.......................................23
1.3.3. Phân loại nguồn của luật quốc tế............................................................24
1.4. Một số nguồn cơ bản của luật quốc tế..............................................................24
1.4.1. Điều ước quốc tế......................................................................................24
1.4.2. Tập quán quốc tế.....................................................................................27
1.4.3. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.........................29
1.5. Các phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế................................................30
1.5.1. Nguyên tắc pháp luật chung....................................................................31
1.5.2. Án lệ.........................................................................................................32
1.5.3. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ.................................33
1.5.4. Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia..............................................34
1.5.5. Các học thuyết về luật quốc tế.................................................................35
1.6. Vấn đề pháp điển hóa luật quốc tế....................................................................38
CÂU HỎI ÔN TẬP.................................................................................................40
CHƯƠNG 2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ.................47
2.1. Khái quát chung về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế............................47
ThS. Lê Thị Xuân Phương 1
2.1.1. Định nghĩa các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế................................47
2.1.2. Cơ sở pháp lý của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.....................48
2.1.3. Đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế............................49
2.1.4. Vai trò của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế................................51
2.2. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia....................................52
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền
giữa các quốc gia...............................................................................................52
2.2.3. Nội dung của nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia.....53
2.2.3. Ngoại lệ của nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia......54
2.3. Nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ
quốc tế......................................................................................................................54
2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc không sử dụng vũ lực và
đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế....................................................54
2.3.2. Nội dung của nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực
trong quan hệ quốc tế........................................................................................56
2.2.3. Ngoại lệ của nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực
trong quan hệ quốc tế........................................................................................58
2.4. Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế...................................60
2.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc hòa bình giải quyết các
tranh chấp quốc tế.............................................................................................60
2.4.2. Nội dung của nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế....61
2.4.3. Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế...........................62
2.5. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.............63
2.5.1. Lịch sử hình thành nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của
quốc gia khác.....................................................................................................63
2.5.2. Nội dung của nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc
gia khác..............................................................................................................64
2.5.3. Ngoại lệ của nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc
gia khác..............................................................................................................65
2.6. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác...................................................66

ThS. Lê Thị Xuân Phương 2


2.6.1. Lịch sử hình thành nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác...........66
2.6.2. Nội dung của nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác...................67
2.7. Nguyên tắc dân tộc tự quyết.............................................................................68
2.7.1. Lịch sử hình thành nguyên tắc dân tộc tự quyết......................................68
2.7.2. Nội dung của nguyên tắc dân tộc tự quyết...............................................68
2.8. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế...........................70
2.8.1. Lịch sử hình thành nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết
quốc tế................................................................................................................70
2.8.2. Nội dung nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế...71
2.8.3. Ngoại lệ của nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc
gia khác..............................................................................................................72
CÂU HỎI ÔN TẬP.................................................................................................73
CHƯƠNG 3. CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC TẾ..................................................81
3.1. Khái quát chung về chủ thể của luật quốc tế....................................................81
3.2. Quốc gia............................................................................................................82
3.2.1. Các vấn đề cơ bản về quốc gia trong luật pháp quốc tế.........................82
3.2.2. Công nhận quốc gia trong luật pháp quốc tế..........................................86
3.2.3. Kế thừa quốc gia trong luật pháp quốc tế...............................................88
2.2.4. Quyền và nghĩa vụ của quốc gia trong pháp luật quốc tế.......................91
3.3. Tổ chức quốc tế liên chính phủ.........................................................................93
3.3.1. Khái quát chung về tổ chức quốc tế liên chính phủ.................................93
3.3.2. Địa vị pháp lý của tổ chức quốc tế liên chính phủ..................................94
3.4. Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết............................................95
3.5. Tòa thánh Vatican.............................................................................................97
CÂU HỎI ÔN TẬP.................................................................................................98
CHƯƠNG 4. LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG LUẬT QUỐC
TẾ..........................................................................................................................103
4.1. Những vấn đề pháp lý cơ bản về lãnh thổ quốc gia........................................103
4.1.1. Khái quát chung về lãnh thổ quốc gia...................................................103
4.1.2. Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia.............................................104

ThS. Lê Thị Xuân Phương 3


4.1.3. Bản chất pháp lý của lãnh thổ quốc gia................................................108
4.1.4. Vấn đề thay đổi lãnh thổ quốc gia.........................................................111
4.1.5. Vấn đề xác lập chủ quyền lãnh thổ........................................................112
4.2. Những vấn đề pháp lý cơ bản về biên giới quốc gia.......................................118
4.2.1. Khái quát chung về biên giới quốc gia..................................................118
4.2.2. Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia............................................119
4.2.3. Các kiểu biên giới quốc gia...................................................................120
4.2.4. Phương thức xác định biên giới quốc gia..............................................121
4.2.5. Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia................................................123
4.3. Việt Nam và vấn đề xác định biên giới quốc gia............................................125
4.4. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia.......................................................129
4.4.1. Nội thuỷ..................................................................................................129
4.4.2. Lãnh hải.................................................................................................139
4.5. Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia............................................143
4.5.1. Vùng tiếp giáp lãnh hải..........................................................................143
4.5.2. Vùng đặc quyền kinh tế..........................................................................145
4.5.3. Vùng thềm lục địa..................................................................................147
CÂU HỎI ÔN TẬP...............................................................................................152
CHƯƠNG 5. DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ.............................................160
5.1. Khái quát chung về dân cư trong luật quốc tế................................................160
5.2. Quyền của quốc gia đối với dân cư................................................................161
5.2.1. Quốc tịch................................................................................................161
5.2.2. Bảo hộ công dân....................................................................................169
5.3. Địa vị pháp lý của người nước ngoài..............................................................171
5.3.1. Khái niệm và phân loại về người nước ngoài........................................171
5.3.2. Các chế độ pháp lý của người nước ngoài............................................171
5.3.3. Quyền cư trú của người nước ngoài theo pháp luật quốc tế.................173
CÂU HỎI ÔN TẬP...............................................................................................176
CHƯƠNG 6. LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ............................................181
6.1. Khái quát chung luật ngoại giao và lãnh sự....................................................181

ThS. Lê Thị Xuân Phương 4


6.1.1. Khái niệm luật ngoại giao và lãnh sự....................................................181
6.1.2. Nguồn của Luật ngoại giao và lãnh sự..................................................182
6.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của luật ngoại giao, lãnh sự............................183
6.2. Cơ quan đại diện ngoại giao...........................................................................186
6.2.1. Khái niệm cơ quan đại diện ngoại giao.................................................186
6.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện ngoại giao........................187
6.2.3. Thành viên cơ quan đại diện ngoại giao...............................................188
6.2.4. Đoàn ngoại giao....................................................................................189
6.2.5. Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao....................................................190
6.3. Cơ quan lãnh sự..............................................................................................195
6.3.1. Khái niệm về cơ quan lãnh sự...............................................................195
6.3.2. Chức năng của cơ quan lãnh sự............................................................196
6.3.3. Cấp lãnh sự và người đứng đầu cơ quan lãnh sự..................................198
6.3.4. Thành viên của cơ quan lãnh sự............................................................198
6.3.5. Bổ nhiệm lãnh sự...................................................................................199
6.3.6. Kết thúc chức năng lãnh sự...................................................................199
6.3.7. Khu vực lãnh sự.....................................................................................200
6.3.8. Đoàn lãnh sự..........................................................................................200
6.3.9. Quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự.........................................................200
CÂU HỎI ÔN TẬP...............................................................................................202

ThS. Lê Thị Xuân Phương 5


GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC
I. MỤC TIÊU GIẢNG DẠY
a. Về kiến thức:
- Trang bị cho sinh viên những vấn đề lý luận chung về hệ thống luật quốc tế
(khái niệm, đặc điểm, cấu trúc, nguồn pháp lý)
- Giúp cho sinh viên phân biệt sự khác nhau giữa luật quốc tế và luật quốc gia
và mối quan hệ biện chứng giữa hai hệ thống pháp luật này.
- Giúp sinh viên nắm được những vấn đề lý luận cơ bản về quốc gia với tư
cách là chủ thể cơ bản của luật quốc tế.
- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý luận nguồn của Luật
quốc tế và mối quan hệ giữa các loại nguồn.
- Giúp sinh viên nắm vững hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế,
và sự dẫn chiếu của hệ thống nguyên tắc cơ bản này đến toàn bộ hệ thống pháp luật
quốc tế và mối quan hệ quốc tế của các quốc gia.
- Giúp sinh viên nắm chắc kiến thức lý luận chung về luật quốc tế để làm nền
tảng nghiên cứu các vấn đề pháp lý cụ thể của hệ thống pháp luật quốc tế.
- Trang bị cho sinh viên các kiến thức lý luận và pháp lý cơ bản về yếu tố dân
cư trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau, những nguyên nhân của tình trạng
nhiều quốc tịch, không quốc tịch và hướng giải quyết tình trạng này và những vấn
đề cơ bản về quốc tịch
- Trang bị cho sinh viên các kiến thức pháp luật quốc tế nền tảng về vấn đề
lãnh thổ, biên giới quốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và
quyền tài phán của quốc gia ven biển.
- Giúp cho sinh viên nắm được một cách khái quát và tổng thể về các kiến
thức pháp lý trong điều chỉnh các quan hệ ngoại giao và lãnh sự giữa các quốc gia
và các chủ thể khác, trình tự thiết lập các cơ quan quan hệ đối ngoại ở nước ngoài
và quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao, lãnh sự. 
b. Về kỹ năng:
- Sinh viên có kỹ năng nhận diện được các vấn đề pháp lý quốc tế trong hệ
thống các quan hệ tương tác giữa các quốc gia đã, đang và sẽ diễn ra;

ThS. Lê Thị Xuân Phương 6


- Đánh giá đúng bản chất của các sự biến pháp lý quốc tế, từ đó liên hệ đến
những tác động và ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật và đời sống chính trị - xã hội
của quốc gia;
- Sinh viên hình thành được tư duy pháp lý thông qua việc nghiên cứu các án
lệ quốc tế và đánh giá được mối liên hệ, xu hướng phát triển của pháp luật quốc gia
dựa trên sự phát triển của luật pháp quốc tế;
- Đánh giá đúng về các vấn đề pháp lý quốc tế hiện tại của Việt Nam như vấn
đề biên giới, giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, bảo hộ công dân đối với các
trường hợp lao động ở nước ngoài, ...
- Có kỹ năng lập luận, thuyết trình và làm việc nhóm, về các vấn đề liên quan
tới công pháp quốc tế.
c. Về phẩm chất đạo đức:
Người học có đạo đức, tư cách tốt, có trình độ chuyên môn về pháp luật trong
lĩnh vực công pháp quốc tế (luật quốc tế), hình thành được quan điểm đúng đắn về
các quan hệ quốc tế từ đó có cách ứng xử phù hợp trong quan hệ quốc tế, quan hệ
xã hội.
II.NỘI DUNG MÔN HỌC
Chương I: Khái luận chung về luật quốc tế và nguồn của luật quốc tế
Chương II: Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
Chương III: Chủ thể của luật quốc tế
Chương IV: Lãnh thổ và biên giới quốc gia trong luật quốc tế
Chương V: Dân cư trong luật quốc tế
Chương VI: Luật ngoại giao và lãnh sự
Câu hỏi và bài tập
III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Thuyết giảng;
- Đặt vấn đề, câu hỏi, tình huống cho sinh viên tự nghiên cứu hoặc trả lời, trao
đổi trên lớp;
- Thảo luận nhóm;
- Phương pháp so sánh luật học;

ThS. Lê Thị Xuân Phương 7


- Gợi ý tình huống để sinh viên viết tiểu luận, bước đầu tập nghiên cứu, giải
quyết vấn đề;
IV. HỌC LIỆU
A. HỌC LIỆU BẮT BUỘC
A1. GIÁO TRÌNH
1. Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2017). Giáo trình Công pháp quốc tế -
Quyển 1. TP.HCM, Việt Nam: Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
2. Nguyễn Bá Diến (2013), Giáo trình Công pháp quốc tế, Nhà xuất bản đại
học quốc gia Hà Nội.
A2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982.
2. Công ước năm 1946 về quyền ưu đãi và miễn trừ của Liên hợp quốc.
3.Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao.
4. Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự.
5. Công ước Viên năm 1973 về ngăn ngừa và trừng trị tội phạm chống những
cá nhân được hưởng sự bảo hộ quốc tế.
6. Công ước Viên về kế thừa điều ước quốc tế năm 1978.
7. Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ và công nợ quốc gia năm
1983.
8. Hiến chương liên hợp quốc 1945.
9. Tuyên bố năm 1970 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc về các nguyên tắc của
Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với
Hiến chương Liên hợp quốc.
10. Công ước Montevideo ngày 26/12/1933 về quyền và nghĩa vụ của quốc
gia.
B. HỌC LIỆU THAM KHẢO
1. Hugh Thirlway (2019), The Sources of International Law (2nd Edition),
Oxford University Press.
2. Malcolm Shaw, International law, Cambridge University Press, Sixth
edition.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 8


3. Ngô Hữu Phước (2010), Luật quốc tế, NXB chính trị quốc gia.
4. Nguyễn Hồng Thao (1997), Những điều cần biết về luật biển, NXB Công
an nhân dân.
5. Nguyễn Hồng Thao (2000), Tòa án công lý quốc tế, NXB Chính trị quốc
gia.
6. Nguyễn Minh Tuấn (2006), Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế
giới, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Kim Ngân, Chu Mạnh Hùng (2012), Giáo trình Luật quốc tế,
NXB Giáo dục Việt Nam.
8. Vũ Dương Huân (2010), Ngoại giao và công tác ngoại gia, NXB Chính trị
Quốc gia.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 9


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết Tên viết tắt Tiếng Anh
tắt
1 UNCLOS Công ước của Liên hợp quốc về United Nations Convention
luật biển on Law of the Sea
2 LHQ Liên hợp quốc United Nations
3 ICJ Tòa án công lý quốc tế International Court of
Justice
4 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Association of South East
Nam Á Asian Nations
5 MFN Chế độ đối xử tối huệ quốc Most famoured nation

ThS. Lê Thị Xuân Phương 10


CHƯƠNG 1. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ VÀ
NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
 Mục tiêu cần đạt được của chương:
- Phân biệt được công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế, hiểu được bản chất
của môn công pháp quốc tế là luật quốc tế.
- Nắm được nguồn gốc hình thành và pháp triển của hệ thống pháp luật
quốc tế nói chung và luật quốc tế hiện đại nói riêng.
- Nắm được định nghĩa, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, mối
quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.
- Xác định được các vấn đề cơ bản liên quan đến nguồn của luật quốc tế.
- Nêu và phân tích được vai trò và tầm quan trọng của các nguồn cơ bản
của luật quốc tế.
- Xác định được các nguồn bổ trợ của luật quốc tế, thứ tự áp dụng các
nguồn này trong quan hệ pháp lý quốc tế.
1.1. Khái quát chung về luật quốc tế
1.1.1. Nguồn gốc hình thành và phát triển của luật quốc tế
Trên cơ sở chủ nghĩa Mac-Lenin, khẳng định, sự ra đời của nhà nước và
pháp luật là một hiện tượng khách quan, là sản phẩm tất yếu của một xã hội có
giai cấp. Chính vì vậy, lịch sử hình thành của pháp luật quốc tế cũng không nằm
ngoài quy luật phát triển chung của nhà nước và pháp luật 1. Bởi lẽ, nếu không có
sự hình thành của nhà nước và pháp luật của mỗi quốc gia sẽ không có sự hình
thành và phát triển của luật pháp quốc tế.
Xét trên phương diện lịch sử, việc hình thành hệ thống pháp luật quốc gia
là tiền đề cho sự ra đời, và phát triển của hệ thống pháp luật quốc tế. Chính sự
xuất hiện của nhà nước và pháp luật ở các khu vực địa lý khác nhau trên thế giới
đã làm phát sinh nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các quốc gia nhằm thiết lập một
mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia và hình thành một trật tự chung để
giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến các vấn đề như: phân định biên
1
Nguyễn Minh Tuấn, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội,
2016, trang 40 - 41.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 11


giới, lãnh thổ; trao đổi hàng hóa; giải quyết các vấn đề về chiến tranh và hòa
bình, ... Đây là những tiền đề quan trọng làm cơ sở cho sự hình thành và phát
triển hệ thống các quy tắc ứng xử giữa các quốc gia với nhau, hay nói cách khác
luật quốc tế hình thành và phát triển là một tất yếu khách quan của lịch sử, là
một sản phẩm của xã hội có giai cấp và gắng liền với sự hình thành, tồn tại và
phát triển của nhà nước và pháp luật nói chung.2
Tóm lại, có thể khẳng định rằng, nguồn gốc xuất hiện của hệ thống pháp
luật quốc tế chính là nguồn gốc xuất hiện của nhà nước và pháp luật quốc gia.
Có thể khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật quốc tế qua 04
giai đoạn sau đây:
(1) Luật quốc tế thời cổ đại
Luật quốc tế thời cổ đại hay còn gọi là luật quốc tế thời kỳ chiếm hữu nô lệ
được hình thành đầu tiên tại khu vực Lưỡng Hà và Ai Cập, nơi hình thành hai
nền văn minh của thế giới vào khoảng thế kỷ thứ XL (40) đầu thế kỷ thứ XXX
trước công nguyên. Tiếp theo đó, luật quốc tế được hình thành ở một số nền văn
minh khác của thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc ở Phương Đông hay Hy Lạp,
La Mã ở Phương Tây, ... Có thể kể đến một trong những văn bản pháp lý quốc tế
được hình thành sớm nhất trên thế giới là hiệp ước giữa những người cai trị
Lagash và Umma (khu vực Lưỡng Hà) vào khoảng năm 2100 Trước công
nguyên về phân định biên giới giữa các bên.3
Trong giai đoạn này, luật quốc tế được hình thành trên nền tảng kinh tế
thấp kém, mối quan hệ giữa các quốc gia yếu ớt và rời rạc, bị cản trở bởi các
điều kiện tự nhiên và phát triển xã hội còn nhiều hạn chế nên luật quốc tế thời
kỳ này chủ yếu mang tính khu vực, khép kín, tồn tại chủ yếu dưới dạng các luật
lệ, tập quán về chiến tranh và phân định lãnh thổ. Nhìn chung, trong thời kỳ này,
khoa học luật quốc tế chưa được hình thành. Tuy nhiên việc xuất hiện của một
số chế định cũng cho thấy sự tiến bộ trong nên lập pháp thời kỳ cổ đại. Có thể
kể đến như: tính nhân đạo trong việc quy định cấm dùng thuốc độc và vũ khí
2
Ngô Hữu Phước, Luật quốc tế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2010, trang 18.
3
Malcolm Shaw, International law, Cambridge University Press, Sixth edition, p14.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 12


tẩm thuốc độc khi đánh nhau tại vùng La Mã, Hy Lạp, hay quy định “hai nước
giao tranh không giết sứ giả” giữa Trung Quốc và một số quốc gia trong khu
vực.
(2) Luật quốc tế thời kỳ trung đại
Luật quốc tế trong thời kỳ này phản ánh tính chất phức tạp và vô cùng đa
dạng của xã hội phong kiến, luật quốc tế trong thời kỳ này cũng mang bản chất
phong kiến, phần lớn thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Trong thời kỳ này,
việc phân quyền, cát cứ và chiến tranh xảy ra liên miên, cùng với đó tôn giáo
ngày càng phát triển mạnh và ảnh hưởng sâu sắc đến các mối quan hệ và nền
tảng xã hội. Chính vì vậy, tôn giáo có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hình
thành các quan hệ quốc tế giữa các quốc gia.
Cũng trong thời kỳ này, nền kinh tế của các quốc gia có sự phát triển hơn
so với giai đoạn trước, chính vì vậy nhu cầu trao đổi hàng hóa đã vượt tra khỏi
khuôn khổ khu vực, bước đầu hình thành tính liên khu vực, liên quốc gia trong
quan hệ quốc tế. Một số trung tâm luật quốc tế đã được hình thành tại Châu Âu,
Nga, Tây Nam Địa Trung Hải, Ấn Độ, Trung Hoa. Khoa học luật quốc tế trong
thời kỳ này cũng được hình thành với sự xuất hiện của nhiều học giả tiêu biểu
với các tác phẩm pháp lý quốc tế quan trong làm tiền đề cho sự phát triển của
một số nguyên tắc, chế định pháp lý quốc tế hiện tại. Có thể kể đến các tác phẩm
của Hugo Grotius, cha đẻ của Luật quốc tế như: De Jure Belli ac Pacis (1625,
Về quy luật của Chiến tranh và Hòa bình); Mare Liberum (1609, Về Tự do biển
cả).4
(3) Luật quốc tế thời kỳ cận đại
Trong thời kỳ này, luật quốc tế có sự phát triển đáng kể, vượt ra ngoài
khuôn khổ khu vực và liên khu vực và hướng đến việc xây dựng các trật tự
chung của thế giới. Luật quốc tế trong giai đoạn này có sự phát triển rực rỡ,
trong đó, phải kể đến sự ra đời của các nguyên tắc mới về luật quốc tế như:
nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của

4
Ngô Hữu Phước, Luật quốc tế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2010, trang 21 - 22.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 13


nhau, … Luật quốc tế trong giai đoạn này cũng phát triển trên 02 phương diện:
luật thực định và khoa học pháp lý quốc tế.
Đáng chú ý hơn, trong giai đoạn này cũng đã đánh dấu sự ra đời của một số
tổ chức quốc tế đầu tiên như: Liên minh điện tín quốc tế (1865), Liên minh bưu
chính thế giới (1879). Điều này cho ta thấy quan hệ giữa các quốc gia trong
cộng đồng quốc tế lúc bấy giờ đã phát triển vượt bậc. Đặt nền móng cho sự phát
triển của các tổ chức quốc tế liên chính phủ sau này, đây cũng là một loại chủ
thể đặc biệt trong luật quốc tế.
Tuy nhiên, đặc trưng cơ bản của luật quốc tế thời kỳ này là luật quốc tế của
các quốc gia tư bản vì chỉ có các quốc gia được gọi là văn minh mới có quyền
tham gia vào các quan hệ quốc tế với tư cách là chủ thể của luật quốc tế. Do đó,
luật quốc tế thời kỳ này vẫn còn tồn tại những học thuyết, những tư tưởng mang
tính chất lạc hậu như chế độ bảo hộ, nô dịch, quyền chiến tranh bị hạn chế
nhưng chưa được ngăn cấm một cách triệt để.
(4) Luật quốc tế thời kỳ hiện đại
Luật quốc tế hiện đại bắt đầu từ những thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc
tế giữa các quốc gia và thành quả của cuộc Cách mạng tháng mười Nga 1917.
Trong gia đoạn này, hàng loạt các quốc gia trên thế giới đứng lên đấu tranh
giành quyền độc lập đã tác động tích cực và ảnh hưởng tiến bộ đến sự phát triển
của luật quốc tế thông qua việc các quốc gia tham gia ngày càng nhiều hơn vào
các diễn đàn, hội nghị, tổ chức quốc tế và ký kết các điều ước quốc tế song
phương đa phương. Cũng trong giai đoạn này, các nguyên tắc cơ bản của luật
quốc tế được các quốc gia xây dựng và ghi nhận trong Hiến chương LHQ.
Bên cạnh đó, các ngành luật độc lập của pháp luật quốc tế như luật điều
ước quốc tế, Luật ngoại giao lãnh sự, Luật biển quốc tế, Luật hàng không dân
dụng quốc tế, Luật môi trường quốc tế, Luật nhân đạo quốc tế, ... và các nguyên
tắc, quy phạm tiến bộ trước đó ngày càng được cũng cố, hoàn thiện, có tính kế

ThS. Lê Thị Xuân Phương 14


thừa để điều chỉnh các quan hệ quốc tế phát sinh trong thời kỳ mới, đảm bảo hòa
bình, an ninh và tiến bộ của xã hội.5
1.1.2. Định nghĩa và đặc điểm của luật quốc tế
Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng cùng tồn tại và phát triển. Nhà
nước hình thành và phát triển không thể thiếu pháp luật. Ngược lại, pháp luật
được ban hành bởi nhà nước. Do đó, không có nhà nước thì sẽ không có pháp
luật. Các quan hệ xã hội trong một quốc gia được điều chỉnh bởi hệ thống pháp
luật quốc gia còn quan hệ giữa các quốc gia với nhau được điều chỉnh bởi một
hệ thống pháp luật đặc biệt còn gọi là luật quốc tế. Hệ thống pháp luật này tuy
được hình thành và tồn tại độc lập, khác hẳn với trình tự và thẩm quyền lập pháp
của pháp luật quốc gia nhưng nó có quan hệ tác động qua lại với hệ thống pháp
luật quốc gia.
Luật quốc tế được phân chia thành luật xung đột (hay còn gọi là Tư pháp
quốc tế) và công pháp quốc tế (hay còn gọi là luật quốc tế). Trong đó, đối tượng
điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự - kinh tế - thương mại,
quan hệ lao động, quan hệ hôn nhân và gia đình mang yếu tố nước ngoài. Ngoài
ra tư pháp quốc tế còn điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thẩm quyền xét xử
của cơ quan tư pháp đối với các lĩnh vực nêu trên. Trong khi đó, công pháp quốc
tế, hay luật quốc tế trong khuôn khổ của môn học này điều chỉnh các quan hệ
phát sinh giữa các quốc gia, các quan hệ mang tính liên chính phủ phát sinh
trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, ... giữa các quốc gia và vùng lãnh
thổ với nhau.6
Giống như hầu hết các hệ thống pháp luật khác, hệ thống pháp luật quốc tế
cũng bao gồm một hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật được các chủ
thể của luật quốc tế ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ
xã hội phát sinh trong các quan hệ quốc tế. Xét dưới khía cạnh ban hành pháp
luật, hệ thống pháp luật quốc tế được ban hành bởi các chủ thể của luật quốc tế
mà trước tiên và chính yếu nhất là các quốc gia, bên cạnh đó, luật quốc tế còn
5
Ngô Hữu Phước, Luật quốc tế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2010, trang 42.
6
Nguyễn Bá Diến, Giáo trình công pháp quốc tế, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội, năm 2014, trang 26-27.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 15


được ban hành bởi các chủ thể đặc biệt khác bao gồm các tổ chức liên chính phủ
và các dân tộc đang đấu tranh giành quyền độc lập. Ngoài ra, xuất phát từ vai trò
bình đẳng giữa các quốc gia trong quan hệ luật quốc tế, việc ban hành hệ thống
pháp luật quốc tế cũng được tiến hành dựa trên nguyên tắc bình đẳng thông qua
các thỏa thuận song phương và đa phương giữa các quốc gia.
Từ đó, có thể đi đến kết luận chung về định nghĩa của luật quốc tế như sau:
“Luật quốc tế là một hệ thống các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật, được
các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng trên cơ sở tự
nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của
luật quốc tế trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế”.
Qua đó, luật quốc tế góp phần đóng góp to lớn vào sự hình thành và phát
triển của hệ thống pháp luật trên toàn cầu với các vai trò cụ thể sau đây:
(1) Là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của mỗi
chủ thể của luật quốc tế trong quan hệ quốc tế.
(2) Là công cụ, là nhân tố quan trọng nhất để bảo vệ hòa bình và an ninh
quốc tế.
(3) Có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển văn minh của nhân loại,
thúc đẩy cộng đồng quốc tế phát triển theo hướng ngày càng văn minh.
(4) Thúc đẩy việc phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế đặc biệt là quan hệ
kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay.
Đặc điểm của Luật quốc tế
Như đã khẳng định, pháp luật quốc tế có những đặc điểm hoàn toàn khác
biệt với hệ thống pháp luật quốc gia, Những nét đặc trưng cơ bản của Luật quốc
tế thể hiện ở các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, luật quốc tế được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận, thể hiện sự
thống nhất ý chí của các chủ thể. Điều này xuất phát từ việc chủ thể của luật
quốc tế là các quốc gia, các tổ chức liên chính phủ với địa vị pháp lý quốc tế
ngang nhau, do đó không có sự áp đặt, duy ý chí trong việc xây dựng và hình
thành pháp luật. Hệ thống pháp luật quốc tế chỉ thực sự có hiệu lực khi được sự

ThS. Lê Thị Xuân Phương 16


chấp thuận của các quốc gia thông qua việc ký kết, phê chuẩn, gia nhập các điều
ước quốc tế.
Thứ hai, hệ thống luật quốc tế không có hệ thống cơ quan tư pháp như đối
với pháp luật quốc gia. Theo quy chế của các thiết chế tài phán quốc tế như ICJ,
Tòa trọng tài quốc tế, Tòa án luật biển quốc tế, ... tòa án chỉ có thẩm quyền xét
xử khi được sự chấp thuận thẩm quyền của các bên tranh chấp. Nói cách khác,
thẩm quyền của Tòa án chỉ phát sinh dựa trên cơ sở sự đồng ý, chấp thuận rõ
ràng giữa các quốc gia.
Thứ ba, luật quốc tế có hệ thống chế tài đặc biệt, phong phú. Mặc dù hệ
thống pháp luật quốc tế được xây dựng dựa trên cơ sở sự thỏa thuận giữa các
quốc gia và mối quan hệ giữa các quốc gia là bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
Tuy nhiên, trong trường hợp các chủ thể vi phạm các cam kết và nghĩa vụ quốc
tế thì họ phải gánh chịu những trách nhiệm những trách nhiệm pháp lý tương
ứng, hay nói cách khác là phải chịu những chế tài của luật quốc tế. Các chế tài
của Luật quốc tế thể hiện qua các đặc điểm sau:
(1) Chế tài của luật quốc tế do chính các quốc gia tự thực hiện theo những
cách thức riêng lẻ hoặc tập thể, trong một số trường hợp chế tài của luật quốc tế
được thực hiện bởi các cơ quan tài phán quốc tế. Xuất phát từ việc luật pháp
quốc tế không có một cơ quan hành pháp riêng biệt, do đó trong một số trường
hợp việc thực thi pháp luật của luất quốc tế được tiến hành thông qua việc huy
động các lực lượng quân đội từ chính các quốc gia thành viên.
(2) Các chế tài do quốc gia áp dụng trong trường hợp có vi phạm pháp luật
của một chủ thể khác. Các chủ thể của luật quốc tế áp dụng nhiều cách thức,
biện pháp khác nhau để đảm bảo cho việc thực thi hệ thống pháp luật quốc tế.
Bên cạnh các biện pháp mang tính pháp lý, các chủ thể này còn sử dụng các yếu
tố chính trị - xã hội để tạo sự hiệu quả trong việc thực thi pháp luật quốc tế. Có
thể khái quát cá chế tài của luật quốc tế qua các hình thức chính sau: (i) Chế tài
phi hình sự: công khai xin lỗi, cắt đứt quan hệ ngoại giao, cấm vận, ... (ii) Chế
tài hình sự: áp dụng đối với các tội ác chống lại loài người, tội diệt chủng, ... Ví

ThS. Lê Thị Xuân Phương 17


dụ: Tòa án xét xử tội ác Khmer Đỏ (ECCC) được thành lập tại Campuchia năm
2018 dưới sự bảo trợ của LHQ đã tuyên Pol Pot và các đồng phạm tội diệt
chủng và áp dụng chế tài hình sự đối với một số đối tượng thuộc tổ chức tội
phạm này; (iii) Chế tài quân sự: áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng lực
lượng vũ trang đối với các quốc gia vi phạm hòa bình hoặc đe dọa hòa bình.
Điều 42 Hiến chương LHQ quy định: “Hội đồng bảo an có quyền áp dụng mọi
hành động của hải, lục, không quân mà Hội đồng bảo an xét thấy cần thiết cho
việc duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế.”
1.1.3. Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế
Mỗi ngành luật đều có đối tượng điều chỉnh riêng, trong đó đối tượng điều
chỉnh của từng ngành luật là một hệ thống các quan hệ xã hội nhất định có mối
quan hệ gần gũi và có tính chất giống nhau, đối tượng điều chỉnh của pháp luật
cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để phân chia các ngành luật. Luật
quốc tế là một ngành luật đặc biệt, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
đời sống quốc tế. Có thể khái quát các quan hệ phát sinh trong đời sống quốc tế
bao gồm: quan hệ chính trị, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội giữa
các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế với nhau, các quan hệ này
mang tính liên quốc gia, liên chính phủ, phát sinh trong mọi mặt của đời sống
quốc tế.7
Tóm lại, đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế là các quan hệ liên quốc gia,
liên chính phủ giữa các chủ thể của luật quốc tế phát sinh trong quá trình quan
hệ quốc tế giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau ở những cấp độ và khuôn
khổ hợp tác khác nhau trong mọi lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, ...
1.2. Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia
Có nhiều học thuyết khác nhau liên quan đến mối quan hệ giữa luật quốc tế
và luật trong nước: Học thuyết nhất nguyên luận và học thuyết nhị nguyên luận
và quan điểm của khoa học luật quốc tế hiện đại.
1.2.1. Học thuyết nhất nguyên luận

7
Nguyễn Bá Diến, Giáo trình Công pháp quốc tế, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội, năm 2014, trang 34.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 18


Trường phái này cho rằng luật quốc tế và pháp luật trong nước là hai bộ
phận của một hệ thống pháp luật thống nhất, trong đó bộ phận này phù thuộc
vào bộ phận kia.
Ở trong nội bô của trường phái này lại tồn tại hai quan điểm khác nhau, cụ
thể là: Một nhóm đại biểu cho rằng lật quốc tế phải được đặt lên trên pháp luật
trong nuớc. Ngược lại, một nhóm đại biểu khác thì có quan điểm cho rằng pháp
luật trong nước phải được đặt lên trên luật quốc tế.
1.2.2. Học thuyết nhị nguyên luận
Trường phái này cho rằng luật quốc tế và pháp luật trong nước là hai hệ
thống pháp luật khác nhau, song song cùng tồn tại nhưng biệt lập với nhau.
1.2.3. Quan điểm khoa học luật quốc tế hiện đại
Quan điểm hiện nay, được đa số nhà nghiên cứu luật tán thành cho rằng
luật quốc tế và pháp luật trong nước là hai hệ thống pháp luật khác nhau, song
song cùng tồn tại có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Luật quốc gia có ảnh
hưởng, mang tính quyết định việc hình thành và phát triển của luật quốc tế và
luật quốc tế có tác động tích cực đến sự phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc
gia.
Sự độc lập, khác nhau của luật trong nước và luật quốc tế thể hiện ở các
tiêu chuẩn như đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, trình tự lập pháp,
nguồn và các biện pháp đảm bảo thi hành….của hai hệ thống pháp luật này.
Về quan hệ tác động qua lại lẫn nhau: Cả luật quốc tế và pháp luật trong
nước đều chính là công cụ để thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại của quốc
gia.
Đối với luật quốc tế, luật quốc gia có ảnh hưởng rất lớn trong qua trình đám
phán, ký kết các điều ước quốc tế. Trước tiên có thể nói đến trình tự, thủ tục và
thẩm quyền đàm phán. Khi tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế thì điều
ước quốc tế đó phải phù hợp với pháp luật trong nứơc về trình tự, thẩm quyến
đàm phán và ký kết. Do đó, nếu pháp luật quốc gia không rõ ràng và đầy đủ về
vấn đề trình tự, và thẩm quyền đàm phán, ký kết thì sẽ ảnh hưởng đến giá trị

ThS. Lê Thị Xuân Phương 19


pháp lý của điều ước quốc tế nói riêng và luật quốc tế nói chung. Ngoài ra, nếu
quốc gia đàm phán tốt thì những quy định của pháp luật quốc gia mình có thể
trùng với những quy định của điều ước quốc tế. Lúc đó, luật quốc gia sẽ được
trở thàng những quy phạm pháp lý quốc tế. Ngược lại, luật quốc tế ảnh hưởng
rất lớn đến luật quốc gia. Cụ thể, luật quốc tế khi được xây dựng, các quốc gia
thành viên phải tuân thủ bằng nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế
(pacta sunt servande). Do đó, các quốc gia phải áp dụng luật quốc tế khi trong
quan hệ với chủ thể mà mình đã thỏa thuận với nhau bằng những điều ứơc quốc
tế. Nếu thấy rằng những quy định của điều ứơc quốc tế sẽ có lợi và làm cho hệ
thống pháp luật của quốc gia phát triển, phù hợp với xu thế phát triển của thời
đại thì các quốc gia phải nội luật hóa. Có nghĩa là chuyển hóa các quy định của
điều ứơc quốc tế mà mình là thành viên hoặc những quy định của các điều ước
quốc tế tiến bộ khác thành những quy định của pháp luật trong nước.
Ở Việt Nam, trong thời kỳ hội nhập quốc tế, vấn đề mối quan hệ giữa luật
quốc tế và luật quốc gia và giá trị pháp lý của hai hệ thống pháp luật này đang là
vấn đề mang tính thời sự. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của rất nhiều
điều ước quốc tế đa phương và song phương. Khi đã tham gia vào điều ước quốc
tế thì Việt Nam phải tuân thủ triệt để nguyên tắc Pacta sunt servanda - một trong
những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại. Để đảm bảo tuân thủ nguyên
tắc này, Việt Nam đã xây dựng cho mình những quy phạm pháp luật quốc gia về
ký kết và thực hiện điều ứơc quốc tế. Đồng thời, trong các văn bản quy phạm
pháp luật của quốc gia, Việt Nam đã nội luật hóa rất nhiều những quy định tiến
bộ của các điều ứơc quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đối với những vấn đề
mà Việt Nam không thể nội luật hoá được do có sự khác nhau giữa các điều ước
quốc tế và bảo đảm điều chỉnh đối với những quan hệ pháp luật thì một giải
pháp hữu hiệu để tuân thủ nguyên tắc Pacta sunt servanda là quy định trong các
văn bản về giá trị pháp lý của các điều ước quốc tế khi có sự mâu thuẫn với điều
ước quốc tế. Ví dụ : Khi có sự mâu thuẫn giữa điều ước quốc tế với văn bản này
thì áp dụng điều ước quốc tế.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 20


CHƯƠNG 2. NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
1.3. Khái quát chung về nguồn của Luật quốc tế
1.3.1. Khái niệm nguồn của luật quốc tế
Nguồn của luật quốc tế là những hình thức biểu hiện sự tồn tại của luật
quốc tế, chứa đựng các nguyên tắc và các quy phạm pháp lý quốc tế nhằm điều
chỉnh các quan hệ quốc tế do chính các chủ thể xây dựng (ví dụ: điều ước quốc
tế) hoặc thừa nhận (ví dụ: tập quán quốc tế) trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng
nhằm điều chỉnh các quan hệ quốc tế giữa những chủ thể của luật quốc tế. Như
vậy, về cơ bản luật quốc tế được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận của các
quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế.
Trong khoa học pháp luật quốc tế hiện đại, có nhiều quan điểm khác nhau
về khái niệm nguồn của luật quốc tế. Tuy nhiên, đều nằm trong 02 phạm vi sau
đây:
Theo nghĩa hẹp, nguồn của luật quốc tế là hình thức chứa đựng, ghi nhận
tất cả các nguyên tắc quy phạm pháp lý quốc tế nhằm xác định quyền và nghĩa
vụ pháp lý của các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế khi tham gia vào
các quan hệ quốc tế. Theo đó, luật quốc tế gồm 02 loại nguồn cơ bản bao gồm:
điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.8
Theo nghĩa rộng, và được áp dụng rộng rãi hơn đối với hệ thống pháp luật
quốc tế hiện đại, nguồn của luật quốc tế là tất cả các nguyên tắc, quy phạm mà
các thiết chế tài phán quốc tế và cơ quan có thẩm quyền có thể dựa vào đó để
đưa ra các quyết định pháp lý, các phán quyết quốc tế.9
1.3.2. Cơ sở pháp lý xác định nguồn của luật quốc tế
Đến thời điểm hiện tại việc viện dẫn, áp dụng các loại nguồn của luật quốc
tế hiện tại vẫn dựa trên khoản 1, Điều 38 Quy chế Toà ICJ như điểm bắt đầu
thảo luận về nguồn của luật quốc tế. Trong đó, khoản 1, Điều 38 Quy chế Toà
ICJ quy định10:
8
Nguyễn Bá Diến (2013), Giáo trình Công pháp quốc tế, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội, trang 40.
9
Hugh Thirlway (2019), The Sources of International Law (2nd Edition), Oxford University Press, p 1 - 2.
10
International court of justice (1945), Statute of the International court of justice, Article 38 (1),
https://www.icj-cij.org/en/statute.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 21


Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với luật quốc tế các vụ tranh
chấp được chuyển đến Tòa án, sẽ áp dụng:
a. Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên
tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận;
b. Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa
nhận như những quy phạm pháp luật;
c. Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận;
d. Với điều kiện nêu ở Điều 59 quy chế Tòa, các án lệ và các học thuyết
của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia
khác nhau được coi là phương tiện để xác định các qui phạm pháp luật.
Như vậy, về cơ bản khoản 1, Điều 38 liệt kê khá đầy đủ các nguồn của luật
quốc tế. Ngoài ra, chỉ có điều ước quốc tế và tập quán quốc tế mới được xem là
nguồn chính thống của luật quốc tế,các nhóm còn lại chỉ được xem là phương
tiện bổ trợ nguồn.
1.3.3. Phân loại nguồn của luật quốc tế
Căn cứ vào Điều 38, Quy chế ICJ cũng như hình thức biểu hiện sự tồn tại
của các loại nguồn có thể phân chia nguồn của luật quốc tế thành 02 loại là
nguồn thành văn và nguồn bất thành văn với nội dung chứa đựng các quy phạm
pháp lý quốc tế, điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các quốc gia và các chủ thể
khác của luật quốc tế. Trong đó: nguồn thành văn chính là các nguyên tắc, quy
phạm pháp luật quốc tế chứa đựng trong các điều ước quốc tế song phương và
đa phương được các bên tham gia, ký kết thừa nhận. Nguồn bất thành văn bao
gồm các tập quán quốc tế và các nguyên tắc pháp luật chung được các dân tộc
văn minh thừa nhận.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện các chức năng của mình, ICJ và các
thiết chế tài phán quốc tế khác có thể sử dụng các án lệ, các học thuyết của các
chuyên gia có chuyên môn cao, các nguyên tắc pháp luật chung và các hình thức
khác được hình thành trong thực tiễn phát triển của luật quốc tế như các nghị

ThS. Lê Thị Xuân Phương 22


quyết không bắt buộc của các tổ chức quốc tế, hành vi pháp lý đơn phương của
các quốc gia, ... được xem là những phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế.
1.4. Một số nguồn cơ bản của luật quốc tế
1.4.1. Điều ước quốc tế
1.4.1.1. Khái niệm điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế là nguồn cơ bản của luật quốc tế hiện đại. Chúng là sự
thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau trên cơ sở tự nguyện, bình
đẳng nhằm xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ
thể đối với nhau.
Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 2, Công ước Viên về Luật điều
ước quốc tế năm 1969 thì “Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận
quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế
điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay
nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì.” 11
Như vậy, Công ước Viên chỉ mới dừng lại ở vấn đề liên quan đến hình thức mà
chưa đề cập đến nội dung của điều ước quốc tế. Mặc khác công ước cũng chỉ
mới dừng lại ở việc đề cập đến các quốc gia là chủ thể của việc ký kết các điều
ước quốc tế mà chưa đề cập đến các chủ thể còn lại của luật quốc tế.
Do đó, có thể mở rộng ra một cách phổ quát nhất, điều ước quốc tế là
những thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và chủ
thể khác của luật quốc tế trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm xác lập, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể đó với nhau thông qua
các quy phạm pháp lý quốc tế bắt buộc được gọi là quy phạm điều ước.
Hai yếu tố quan trọng nhất để một thỏa thuận có được xem là một điều ước
quốc tế hay không là (i) chủ thể ký kết phải là chủ thể của luật pháp quốc tế, (ii)
việc ký kết điều ước quốc tế phải dựa trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng và (iii)
luật điều chỉnh phải là luật pháp quốc tế. Có nghĩa là, nếu các chủ thể ký kết một
thoả thuận mà ghi nhận luật điều chỉnh là một hệ thống pháp lý khác với luật
11
United Nations, Vienna Convention on the Law of Treaties 1969, Article 2 Use of terms,
https://legal.un.org/ilc/texts/instruments/english/conventions/1_1_1969.pdf.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 23


pháp quốc tế (ví dụ như luật quốc gia của một bên) thì thoả thuận đó không
được xem là điều ước quốc tế. Thoả thuận được luật quốc tế điều chỉnh mới làm
phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể của luật
pháp quốc tế, và theo đó, mới được xem là điều ước quốc tế.
Một điểm đáng lưu ý khác về hình thức của điều ước quốc tế, theo quy định
của Công ước Viên về luật điều ước quốc tế năm 1969 (Công ước Viên năm
1969) và Công ước Viên về luật điều ước giữa các quốc gia và các tổ chức quốc
tế năm 1986 (Công ước Viên năm 1986), điều ước quốc tế chỉ yêu cầu phải là
thoả thuận bằng văn bản. Tuy nhiên, tại Điều 3 của cả 02 công ước khi quy định
về nhưng hiệp định quốc tế không thuộc phạm vi của công ước đã không loại trừ
những điều điều ước quốc tế phi văn bản, nói cách khách, yêu cầu hình thức của
một điều ước quốc tế phải là văn bản không phải là một quy tắc bất di bất dịch.
Tuy nhiên, trên thực tế, đến thời điểm hiện tại, hệ thống pháp luật quốc tế hiện
đại không tồn tại bất kỳ điều ước quốc tế nào nằm ngoài hệ thống điều ước quốc
tế thành văn.
1.4.1.2. Điều kiện trở thành nguồn luật quốc tế của điều ước quốc tế
Khẳng định điều ước quốc tế là nguồn cơ bản và chủ yếu của hệ thống pháp
luật quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải mọi điều ước quốc tế đều trở
thành nguồn của luật quốc tế. Để trở thành nguồn của luật quốc tế các điều ước
quốc tế cần đáp ứng được những điều kiện sau:
(1) Điều ước quốc tế phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng
giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế với nhau.
(2) Điều ước được ký kết phải phù hợp và tuân theo quy định có liên quan
trong pháp luật của các bên ký kết về thẩm quyền, thủ tục ký kết.
(3) Điều ước quốc tế được ký kết phải có nội dung phù hợp với những
nguyên tắc cơ bản và quy phạm Jus cogens của pháp luật quốc tế.
(4) Chủ thể ký kết các điều ước quốc tế phải là chủ thể của luật quốc tế.
1.4.1.3. Phân loại điều ước quốc tế

ThS. Lê Thị Xuân Phương 24


Căn cứ vào tên gọi, điều ước quốc tế có nhiều loại tên gọi khác nhau như
công ước, hiệp ước, hiệp định, nghị định thư, tuyên bố, hiến chương … Luật
quốc tế không có quy phạm bắt buộc về việc xác định tên gọi của các điều ước
quôc tế. Các chủ thể liên quan căn cứ vào mức độ, nội dung và tập quán mà đặt
tên cho điều ứơc quốc tế mà mình đàm phán, ký kết. Về hình thức cũng vậy,
điều ước quốc tế không bắt buộc có những điều khoản rõ ràng như văn bản pháp
luật trong nước. Có những điều ước quốc tế chỉ có nội dung cam kết giữa các
bên mà không có điều khoản nào cả. Các điều ước này thông thường là những
tuyên bố của các tổ chức quốc tế.
Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia, điều ước quốc tế được phân thành:
(1) Điều ước quốc tế đa phương, là điều ước quốc tế có sự tham gia của ít nhất
03 chủ thể của luật quốc tế: một số dạng thức của điều ước quốc tế đa phương
có thể kể đến như: (i) điều ước quốc tế phổ cập (Hiến chương LHQ, UNCLOS
1982, ...), (ii) điều ước quốc tế khu vực (Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển
Đông DOC, Hiến chương ASEAN). (2) Điều ước quốc tế song phương: là văn
bản được ký kết bởi 02 quốc gia hoặc chủ thể khác của luật quốc tế.
Căn cứ vào nội dung của điều ước quốc tế: điều ước quốc tế được phân
thành điều ước chính trị, điều ước kinh tế - thương mại, điều ước tương trợ tư
pháp, ...
1.4.1.4. Giá trị pháp lý của điều ước quốc tế
Xuất phát từ bản chất của điều ước quốc tế là sự thỏa thuận của các quốc
gia và chủ thể khác của luật quốc tế, điều ước quốc tế có những giá trị pháp lý
cơ bản như sau12:
(1) Là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc
tế để tạo cơ sở pháp lý cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát
triển,
(2) Là công cụ, phương tiện để duy trì và tăng cường các quan hệ hợp tác
giữa các chủ thể.

12
Nguyễn Bá Diến (2013), Giáo trình Công pháp quốc tế, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội, trang 43.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 25


(3) Là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
các chủ thể.
(4) Là công cụ để xây dựng khung pháp luật hiện đại và tiến hành pháp
điển hóa luật quốc tế.
1.4.2. Tập quán quốc tế
1.4.2.1. Khái niệm tập quán quốc tế
Tập quán quốc tế là nguồn của luật quốc tế. Nó ra đời ngay từ thời kỳ đầu
tiên trong quá trình phát triển của luật quốc tế, sớm hơn nhiều so điều ước quốc
tế.
Điểm b, khoản 1, Điều 38 quy chế ICJ quy định ngắn gọi về định nghĩa tập
quán quốc tế và dựa theo đó là cách xác định một quy định tập quán quốc tế:
“Tập quán quốc tế, như là bằng chứng về một thực tiễn chung được thừa nhận
như những quy phạm pháp luật” (International custom, as evidence of a general
practice accepted as law).13
Nói một cách tổng quát, tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng
quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quốc tế và được các chủ thể của
luật quốc tế thừa nhận rộng rãi như là quy phạm pháp lý có tính chất bắt buộc.
1.4.2.2. Điều kiện trở thành nguồn luật quốc tế của tập quán quốc tế
Cũng giống như điều ước quốc tế, không phải tất cả các tập quán quốc tế
đều được công nhận là nguồn của luật quốc tế. Một tập quán được xem là nguồn
của Luật quốc tế phải thỏa mãn các điều kiện sau:14
(1) Phải là quy tắc xử sự chung, hình thành trong quan hệ giữa các quốc
gia, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế tuân thủ và áp dụng một
cách tự nguyện.
(2) Quy tắc xử sự được coi là tập quán quốc tế phải được các chủ thể của
luật quốc tế thừa nhận rộng rãi như những quy phạm pháp luật sử dụng lặp đi
lặp lại nhiều lần, trải qua một quá trình lâu dài.
13
International court of justice (1945), Statute of the International court of justice, Article 38 (1) b,
https://www.icj-cij.org/en/statute.
14
Vụ liên quan đến các hoạt động quân sự và bán quân sự của Mỹ bên trong và chống lại Nicaragua (Nicaragua
v. Mỹ), Phán quyết về nội dung của Tòa ICJ năm 1986, đoạn 183.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 26


(3) Tập quán quốc tế phải có nội dung phù hợp với những nguyên tắc cơ
bản và những quy phạm Jus Cogens của luật quốc tế.
1.4.2.3. Giá trị pháp lý của tập quán quốc tế
Tập quán quốc tế có giá trị độc lập với điều ước quốc tế và các nguyên tắc
của luật quốc tế. Tập quán quốc tế có vai trò quan trọng trong việc hình thành
nên các quy phạm pháp lý quốc tế trong các điều ước quốc tế. Bởi vì các chủ thể
của luật quốc tế mong muốn các tập quán này được thể hiện dưới hình thức văn
bản để không phải giải thích hoặc xảy ra bất đồng quan điểm trong quá trình áp
dụng. Do đó, khi đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế thì các chủ thể thông
thường chuyển hóa những tập quán đã và đang tồn tại trên thực tế thành những
điều khoản trong điều ước quốc tế.
Tập quán quốc tế là nguồn điều chỉnh hữu hiệu quan hệ quốc tế giữa các
chủ thể khi những quan hệ đó không có quy phạm điều ước điều chỉnh. Điều này
có nghĩa là khi có sự mâu thuẫn giữa tập quán quốc tế và điều ước quốc tế thì
điều ước quốc tế sẽ được các chủ thể áp dụng.
1.4.3. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế
Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế là mối quan hệ
biện chứng, tác động qua lại với nhau, không loại trừ giá trị áp dụng của nhau.
Mối quan hệ này được biểu hiện trên các phương diện sau:
(1) Tập quán quốc tế là cơ sở hình thành điều ước quốc tế và ngược lại.
Mối quan hệ này là mối quan hệ có tính biện chứng, thể hiện sự phát triển
tiến bộ của luật quốc tế, nhiều quy phạm tập quán được thay thế hoặc phát triển
thành quy phạm điều ước quốc tế. Ví dụ tập quán về nguyên tắc tự do biển cả
trong luật biển quốc tế được phát triển thành các quy phạm cụ thể trong
UNCLOS thành các quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đánh bắt hải
sản, tự do nghiên cứu khoa học, tự do lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm và tự do
xây dựng đảo nhân tạo và các công trình khác được pháp luật cho phép.
(2) Tập quán có thể bị thay đổi, hủy bỏ bằng điều ước quốc tế và ngược lại
có trường hợp điều ước bị thay đổi, hủy bỏ bằng tập quán quốc tế. (Ví dụ: Hình

ThS. Lê Thị Xuân Phương 27


thành các quy phạm Jus cogens mới của luật quốc tế dưới dạng tập quán quốc
tế).
(3) Tập quán quốc tế tạo điều kiện mở rộng hiệu lực của điều ước quốc tế
(Hiệu lực của điều ước quốc tế với bên thứ ba do việc viện dẫn quy phạm điều
ước dưới dạng tập quán quốc tế).
1.5. Các phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế
Bên cạnh hai loại nguồn cơ bản của luật quốc là là điều ước quốc tế và tập
quán quốc tế, việc hình thành và phát triển của luật quốc tế còn dựa trên hệ
thống các phương tiện bổ trợ nguồn khác. Theo đó, khoa học pháp lý quốc tế
hiện đại ghi nhận các nguồn bổ trợ của hệ thống pháp luật quốc tế bao gồm:
(1) Các nguyên tắc pháp luật chung được các dân tộc văn minh thừa nhận;
(2) Các án lệ của các thiết chế tài phán quốc tế;
(3) Nghị quyết của các tổ chức quốc tế;
(4) Hành vi pháp lý đơn phương của các quốc gia;
(5) Các học thuyết về luật quốc tế.
Sở dĩ các loại phương tiện bổ trợ nguồn này không thể tạo thành nguồn của
hệ thống pháp luật quốc tế là vì chúng không chứa đựng các nguyên tắc và các
quy phạm pháp luật quốc tế. Tuy nhiên trong thực tiễn áp dụng pháp luật quốc tế
của các chủ thể, các loại phương tiện bổ trợ nguồn này được cân nhắc sử dụng
khi mối quan hệ luật quốc tế cần điều chỉnh không có nguyên tắc hoặc quy
phạm pháp luật quốc tế nào đề cập. Đặc biệt, các phương tiện bổ trợ nguồn có
giá trị ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của luật quốc tế, và có ý
nghĩa quan trọng đối với thực tiễn xét xử và đưa ra các ý kiến tư vấn của các
thiết chế tài phán quốc tế.
Các loại phương tiện bổ trợ nguồn này không được sử dụng để điều chỉnh
trực tiếp các quan hệ pháp luật quốc tế mà chỉ góp phần làm sáng tỏ tính chất
pháp lý của việc vận dụng các nguồn cơ bản của luật quốc tế vào thực tiễn mà
thôi.
1.5.1. Nguyên tắc pháp luật chung

ThS. Lê Thị Xuân Phương 28


Theo Điều 38 Quy chế tòa ICJ, bên cạnh điều ước quốc tế và tập quán quốc
tế, Tòa ICJ áp dụng những “nguyên tắc pháp luật chung được các dân tộc văn
minh thừa nhận”. Các nguyên tắc pháp luật chung được xem là một nguồn để
lấp khoảng trống pháp lý khi một tranh chấp không có quy định điều ước hay
tập quán điều chỉnh.
Trên thực tế, những quy định trong hệ thống pháp luật quốc tế hiện hành
không đưa ra giải thích về khái niệm nguyên tắc pháp luật chung. Do đó, trong
khoa học pháp lý quốc tế vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề
này. Tuy nhiên quan điểm được thừa nhận khá rộng rãi hiện nay chính là quan
điểm cho rằng, các nguyên tắc pháp luật chung chính là các nguyên tắc được
công nhận bởi đa số hệ thống pháp luật trên thế giới mà các thiết chế tài phán
quốc tế sử dụng để giải thích và làm sáng tỏ nội dung quy phạm pháp luật quốc
tế. Nguyên tắc pháp luật chung được áp dụng sau điều ước quốc tế và tập quán
quốc tế với ý nghĩa để giải thích và làm sáng tỏ nội dung của quy phạm luật
quốc tế. Các nguyên tắc pháp luật chung có hiệu lực ràng buộc với tất cả các
quốc gia, và không có ngoại lệ.
Một số nguyên tắc pháp luật chung được áp dụng rộng rãi hiện nay có thể
kể đến như: Nguyên tắc “không ai có thể trao quyền cho người khác hơn những
quyền mà mình có” (Nemo plus iuris transfere (ad alium) potest quam ipse
habet), nguyên tắc “người gây thiệt hại phải bồi thường” (Principe de la
réparation du préjudice causé), ...
Về mặt lý luận, các nguyên tắc pháp luật chung có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc định hướng tư tưởng cho hoạt động xây dựng, giải thích và thực
hiện pháp luật trên thực tế. Việc hiểu đúng và vận dụng đúng tinh thần, nội dung
của các nguyên tắc chung của luật quốc tế sẽ thúc đẩy việc xây dựng, giải thích
và thực hiện pháp luật quốc tế thống nhất, đồng bộ và chính xác hơn.
1.5.2. Án lệ
Án lệ, hay còn được hiểu là các quyết định của các thiết chế tài phán quốc
tế trong quá trình xét xử, giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể của luật quốc tế.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 29


Các án lệ chỉ là những giải pháp của các thiết chế tài phán đối với những vấn đề
cụ thể và chỉ có giá trị đối với bên cam kết (res inter alios acta). Cụ thể Điều 59,
Quy chế tòa ICJ nêu rõ “Quyết định của Tòa án chỉ có giá trị ràng buộc đối với
các bên tham gia vụ án và chỉ liên quan đến vụ án cụ thể đó”.
Tuy nhiên trên thực tế, các giải thích pháp lý trong các phán quyết có phạm
vi áp dụng vượt ra khỏi khuôn khổ của các bên tham gia vào vụ kiện. Các giải
thích pháp luật quốc tế trong các án lệ đã góp phần định hình các nguyên tắc,
quy phạm được giải thích và có tác động đối với cả các quốc gia tham gia ký kết
các điều ước quốc tế có liên quan hoặc chấp nhận thẩm quyền của thiết chế tài
phán đó mà không phải là một bên tham gia vụ kiện. Các thiết chế tài phán quốc
tế cũng sử dụng những án lệ trước đó để giải thích và xác định những quy tắc
pháp lý. Vì vậy, án lệ là một nguồn bổ trợ để xác định các quy tắc luật.15
Bên cạnh đó, một số phán quyết quan trọng đã góp phần làm sáng tỏ nội
dung của một số quy phạm pháp luật quốc tế, là cơ sở để hình thành một số quy
phạm pháp lý quốc tế mới và có tác động tích cực đến các quan điểm, cách ứng
xử của các chủ thể luật quốc tế với nhau, cũng như có những bổ sung nhất định
cho những khiếm khuyết trong hệ thống pháp luật quốc tế.
Trong các thiết chế tài phán quốc tế, Tòa ICJ là cơ quan tài phán quan
trọng, đây là cơ quan tài phán chính của LHQ và được thành lập theo Điều 92,
Hiến chương LHQ. Các phán quyết của thiết chế tài phán này đã góp phần làm
sáng tỏ thêm luật quốc tế. (Ví dụ: phán quyết vụ eo biển Crofu năm 1949 của
Tòa đã góp phần làm sáng tỏ khái niệm eo biển quốc tế và nguyên tắc quyền đi
qua không gây hại qua eo biển quốc tế).16
1.5.3. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ
Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chỉnh phủ là các quyết định được
tổ chức quốc tế đưa ra hoặc được các cơ quan của tổ chức đó đưa ra trong phạm
vi quyền hạn của mình theo quy định của tổ chức quốc tế. Các quyết định này

15
Nguyễn Hồng Thao, Tòa án công lý quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
16
International Court of Justice (ICJ), Judgment (1949), Case Corfu Channel (United Kingdom of Great Britain
and Northern Ireland v. Albania).

ThS. Lê Thị Xuân Phương 30


thể hiện ý chí của tổ chức quốc tế đó và quan trọng hơn là các quốc gia thành
viên của tổ chức. Tổ chức quốc tế càng phổ quát thì ý chí chung đó càng mang
tính đại diện cao trong cộng đồng quốc tế.
Mặc dù tại điểm d, khoản 1, Điều 38 Quy chế ICJ khi quy định về các
nguồn áp dụng của Tòa không đề cập đến nghị quyết của các tổ chức quốc tế
liên chính phủ, tuy nhiên trên thực tế phương tiện bổ trợ nguồn này có đóng góp
lớn cho việc giải thích và áp dụng hệ thống pháp luật quốc tế.
Các văn kiện của tổ chức quốc tế liên chính phủ có hiệu lực không đồng
nhất gồm: nghị quyết có hiệu lực bắt buộc và nghị quyết không có hiệu lực bắt
buộc đối với các thành viên. Trong đó, những nghị quyết mang tính chất khuyến
nghị có vai trò nhất định trong việc giải thích và áp dụng các quy phạm pháp
luật quốc tế, tạo tiền đề cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế.
Ngược lại, những nghị quyết có giá trị bắt buộc sẽ là nguồn luật được viện dẫn
để giải quyết các quan hệ phát sinh của giữa các quốc gia thành viên của tổ chức
đó.
Bên cạnh hiệu lực ràng buộc, vai trò của các nghị quyết của tổ chức quốc tế
nằm ở việc thể hiện ý chí chung của các quốc gia thành viên, ví dụ như nghị
quyết của Đại hội đồng LHQ có thể đại diện cho 194 quốc gia. Và chính điều
này có tác động đến phương hướng mà luật pháp quốc tế sẽ phát triển trong
tương lai.
Một số nghị quyết điển hình hay được viện dẫn trong quá trình giải thích và
áp dụng pháp luật quốc tế có thể kể đến như: Tuyên bố của Đại hội đồng LHQ
về trao trả độc lập cho các quốc gia và các dân tộc thuộc địa năm 1960; Tuyên
bố của Đại hội đồng LHQ về những nguyên tắc của luật quốc tế năm 1970;
Tuyên bố năm 1974 về định nghĩa xâm lược; ....
1.5.4. Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia
Hành vi pháp lý đơn phương là hành vi do các chủ thể có thẩm quyền của
quốc gia thể hiện nhằm mục đích xác lập về quyền và nghĩa vụ pháp lý cho quốc
gia.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 31


Hành vi pháp lí đơn phương là sự độc lập thể hiện ý chỉ của một chủ thể
luật luốc tế. Một hành vi được coi là hành vi pháp lí đơn phương của quốc gia
nếu đồng thời thỏa mãn 3 yếu tố sau:
(1) Hành vi đó phải do những người hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
đại diện của quốc gia đưa ra;
(2) Hành vi đó phải hướng đến các chủ thể cụ thể của Luật quốc tế;
(3) Hành vi đó phải làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho
quốc gia đó.
Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia thể hiện ở một số dạng chủ yếu
sau đây17:
(1) Hành vi công nhận: là hành vi thể hiện một cách minh thị, rõ ràng xác
nhận một sự kiện hay một yêu cầu nào đó diễn ra trong các mối quan hệ của
pháp luật quốc tế là phù hợp với luật pháp quốc tế. (Ví dụ: hành vi công nhận
một quốc gia mới).
(2) Hành vi cam kết: là hành vi tạo ra các nghĩa vụ mới bằng một cam kết
đơn phương chấp nhận sự ràng buộc đối với một nghĩa vụ pháp lý quốc tế.
(3) Hành vi phản đối: là cách thức để một quốc gia bày tỏ ý chí không công
nhận đối với một sự kiện, một hoàn cảnh, một yêu cầu hoặc một thái độ xử sự
của một chủ thể khác. Ví dụ: Ngày 30/3/2020, Phái đoàn thường trực Việt Nam
tại LHQ đã gửi bản Công hàm để phản bác lại các lập luận của phía Trung Quốc
về vấn đề Biển Đông.
(4) Hành vi từ bỏ: là hành vi thể hiện ý chí độc lập của chủ thể tự nguyện từ
bỏ các quyền nhất định. Kết quả của hành vi này là việc chấm dứt các quyền của
chủ thể đối với một đối tượng hay một lĩnh vực nào đó. Hành vi từ bỏ được
công nhận phải là hành vi được thể hiện một cách công khai minh bạch.
Có thể nhận thấy, hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia tuy không
làm phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến quy phạm pháp luật quốc tế. Tuy nhiên

17
Nguyễn Bá Diến (2013), Giáo trình công pháp quốc tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, trang 48.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 32


việc thực hiện các hành vi này của các chủ thể sẽ là cơ sở để các tổ chức quốc tế
sử dụng làm căn cứ để đưa ra các kết luận pháp lý quốc tế.
Ví dụ, việc các cơ quan chức năng của Việt Nam liên tục khẳng định Việt
Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và Việt Nam có chủ quyền đối với hai quần
đảo này trước các sự biến liên quan đến Biển Đông là một hành vi pháp lý đơn
phương của Việt Nam. Tuy nhiên trên góc độ pháp lý quốc tế, hành vi pháp lý
đơn phương này sẽ là cơ sở để các thiết chế tài phán quốc tế, các tổ chức quốc tế
làm căn cứ để xác định yếu tố quản lý công khai, liên tục của Việt Nam đối với
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo tinh thần của nguyên tắc chiếm hữu
thực sự.18
1.5.5. Các học thuyết về luật quốc tế
Các học thuyết về luật quốc tế là những tư tưởng, quan điểm thể hiện trong
các công trình nghiên cứu, tác phẩm và kết luận của các học giả, luật gia về
những vấn đề lý luận cơ bản của luật quốc tế. Trong đó, các học giả đưa ra
những quan điểm để lý giải và làm sáng tỏ về nội dung của điều ước quốc tế và
tập quán quốc tế, giúp cho việc áp dụng hệ thống pháp luật quốc tế một cách
đúng đắn vào từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó, học thuyết pháp lý quốc tế
đôi khi cũng là quan điểm, nhận định của các chuyên gia pháp luật quốc tế về
các mối quan hệ xã hội mới được phát sinh trong luật quốc tế, hoặc luật quốc tế
chưa có điều chỉnh rõ ràng.
Ví dụ, quan điểm về việc sử dụng chiến thuật vùng xám trong giai đoạn
hiện tại có được xem là việc vi phạm nguyên tắc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử
dụng vũ lực theo quy định của LHQ hay không. 19 Trên thực tế, Trung Quốc đã
vận dụng triệt để chiến thuật này để khiêu khích gây hấn các quốc gia láng giềng
18
Nội dung chủ yếu của nguyên tắc “chiếm hữu thực sự” trong luật pháp quốc tế như sau: Việc xác lập chủ
quyền lãnh thổ phải do Nhà nước tiến hành; Sự chiếm hữu phải được tiến hành một cách hòa bình trên một vùng
lãnh thổ vô chủ (res nullius) hoặc là trên một vùng lãnh thổ đã bị từ bỏ bởi một quốc gia đã làm chủ nó trước đó
(derelicto). Việc sử dụng vũ lực để xâm chiếm là hành động phi pháp; Quốc gia chiếm hữu phải thực thi chủ
quyền của mình ở những mức độ cần thiết, tối thiểu thích hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng
lãnh thổ đó; Việc thực thi chủ quyền phải liên tục, hòa bình.
19
Chiến thuật “vùng xám” được định nghĩa là hành động gây căng thẳng nhưng dưới mức chiến tranh, không tạo
cớ cho xung đột xảy ra, để các nước khác không có cớ can thiệp quân sự chính thức. Với chiến thuật này, các
nước có thể dùng lực lượng quân sự núp bóng các lực lượng dân sự hoạt động.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 33


ở khu vực Biển Đông, Hoa Đông và Hoàng Hải trong đó có Việt Nam. Có thể kể
đến sự kiện gần đây nhất vào tháng 3/2021, Trung Quốc đã điều động hơn 200
tàu cá đến hoạt động tại Đá Ba Đầu thuộc cụm đảo Sinh Tồn ở quần đảo Trường
Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) nhưng không nhằm mục đích đánh bắt cá.
Hành động này được xem là cố tình thách thức yêu sách chủ quyền của Việt
Nam trên Biển Đông. Do đó, việc các chuyên gia luật quốc tế nghiên cứu về
chiến thuật vùng xám sẽ là tiền đề lý luận cho những kết luận pháp lý trong
tương lai.
Như vậy, học thuyết về luật quốc tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh
hưởng đến quá trình hình thành nhận thức của con người về luật quốc tế, tác
động đến quan điểm của các quốc gia về vấn đề pháp lý quốc tế.
Tuy nhiên cũng giống như những phương tiện bổ trợ nguồn khác của luật
quốc tế, các học thuyết về luật quốc tế chỉ là nguồn bổ trợ của luật quốc tế vì
những lý do sau đây:
(1) Học thuyết về luật quốc tế không phải là văn bản pháp lý ràng buộc các
quốc gia, không thể hiện ý chí của các quốc gia được nâng lên thành luật.
(2) Tự bản thân học thuyết không tạo thành quy phạm pháp lý quốc tế,
cũng không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ ràng buộc các quốc gia.
(3) Học thuyết về luật quốc tế không có sự công nhận hoặc không công
nhận chính thức từ các quốc gia và không được áp dụng thường xuyên trong
quan hệ quốc tế.
Tóm lại, các nguồn bổ trợ nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Tuy nhiên
thực tiễn áp dụng pháp lý quốc tế hiện đại đã chỉ ra rằng một số nguồn bổ trợ
này nếu được các quốc gia cùng thừa nhận áp dụng lâu dài, không trái nhau về
cách áp dụng và quan điểm thi các nguồn này có thể trở thành tập quán quốc tế
hoặc được chính các chủ thể của luật quốc tế xây dựng nên các quy phạm trong
điều ước quốc tế trên cơ sở thỏa thuận của các bên liên quan. Do đó, ranh giới
giữa nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ vô hình trung chỉ là cơ sở tạo điều kiện cho
việc phân loại nguồn chứ không ảnh hưởng nhiều đến giá trị pháp lý của các

ThS. Lê Thị Xuân Phương 34


nguồn này trên thực tế, bởi lẽ, luật pháp quốc tế hiện đại cũng đã xác định thứ tự
ưu tiên áp dụng của các loại nguồn này.
Hệ thống nguồn bổ trợ của luật pháp quốc tế cũng có mối liên hệ mật thiết
đến nguồn của luật quốc tế, đặc biệt là quá trình hình thành nên các nguồn cơ
bản của luật quốc tế. Cụ thể: (i) Nguồn bổ trợ là cơ sở để hình thành nên nguồn
cơ bản của Luật Quốc tế; (ii) Nguồn bổ trợ là phương tiện chứng minh sự tồn tại
của nguồn cơ bản; (iii) Nguồn bổ trợ góp phần giải thích, làm sáng tỏ nội dung
của nguồn cơ bản; (iv) Nguồn bổ trợ bổ sung những nội dung mà Điều ước quốc
tế và Tập quán quốc tế chưa điều chỉnh; Mặc khác, nguồn bổ trợ được áp dụng
khi thiếu vắng nguồn cơ bản.
1.6. Vấn đề pháp điển hóa luật quốc tế
Pháp điển hóa là một thuật ngữ đặc thù trong khoa học pháp lý, thể hiện
quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc tập hợp
các quy định pháp luật hiện có theo một trình tự nhất định, loại bỏ những quy
định không còn phù hợp, xây dựng những quy phạm mới để thay thế cho các
quy phạm đã bị loại bỏ và khắc phục những khoảng trống pháp lý trong thực
tiễn, trong quá trình tập hợp văn bản, sửa đổi các quy phạm hiện hành.
Việc pháp điển hóa pháp luật quốc tế sẽ tạo ra các quy phạm pháp lý quốc
tế mới, đó là những bộ luật, điều ước, quy chế ... tương ứng với một ngành luật
nhất định hay một lĩnh vực nhất định, trong đó các quy phạm pháp luật được sắp
xếp một cách logic, chặt chẽ và nhất quán. Có thể gói gọn nội hàm của việc
pháp điển hóa trong các nội dung chính sau: (i) Tập hợp các quy định trong cùng
một lĩnh vực; (ii) Chọn lọc để loại bỏ quy định không còn phù hợp; (iii) Đưa ra
những quy định mới; (iv) Sửa đổi những quy định hiện hành theo hướng ngày
càng nâng cao hiệu lực pháp lý, tính hệ thống, tính hoàn chỉnh về cả mặt nội
dung lẫn mặt kỹ thuật của chúng.
Về cơ sở pháp lý, thuật ngữ pháp điển hóa được quy định tại điểm a, khoản
1, Điều 13, Hiến chương LHQ và được giải thích tại Điều 15 Quy chế ủy ban
pháp luật quốc tế.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 35


Vấn đề pháp điển hóa được tiến hành ở 03 cấp độ:
(1) Cấp song phương: pháp điển hóa luật quốc tế ở cấp độ song phương
được thể hiện qua ký kết các hiệp định, có thể kể đến như việc ký kết các hiệp
định thương mại tự do song phương, hiệp định hữu nghị và hợp tác bảo hộ đầu
tư, ...
(2) Cấp khu vực: được thể hiện thông qua việc ký kết các điều ước khu vực
như hiệp định thương mại tự do ASEAN, Hiệp định về khu vực tự do thương
mại Bắc Mỹ, ...
(3) Pháp điển hóa ở cấp độ quốc tế hóa phổ cập: việc pháp điển hóa được
thể hiện thông qua việc ký kết các điều ước quốc tế, các hiệp định đa phương, ...
03 cấp độ pháp điển hóa pháp luật quốc tế này có mối quan hệ mật thiết với
nhau trong tiến trình thống nhất của việc pháp điển hóa pháp luật quốc tế .

ThS. Lê Thị Xuân Phương 36


CÂU HỎI ÔN TẬP

1.1. Câu hỏi tự luận

1. Nêu và phân tích định nghĩa luật quốc tế?

2. Phân tích các giai đoạn hình thành và phát triển của luật quốc tế?

3. Trình bày các đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế?

4. Phân tích mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia?

5. Trình bày đặc điểm cơ bản của Luật Quốc tế?

6. Phân tích cấu trúc nguồn của Luật quốc tế?

7. Phân tích mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế?

8. Phân tích mối quan hệ giữa nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ của luật quốc
tế?

9. Bình luận về vai trò và sự phát triển của hành vi pháp lý đơn phương của
quốc gia trong việc hình thành nguồn của pháp luật quốc tế hiện đại?

10. Lựa chọn phân tích một án lệ về tranh chấp quốc tế tại các thiết chế tài
phán: ICJ, ITLOS, PCA và đánh giá ảnh hưởng của án lệ này đến việc hình
thành nguồn của hệ thống pháp luật quốc tế?

11. Đánh giá xu hướng phát triển về hệ thống nguồn của luật quốc tế trong
tương lai.

1.2. Câu hỏi nhận định

Các nhận định sau đây là đúng hay sai, giải thích tại sao?

1. Có ý kiến cho rằng lịch sử hình thành và phát triển của luật quốc tế
không tách rời mà gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của nhà nước và
pháp luật thế giới.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 37


2. Pháp luật quốc tế là hệ thống pháp luật không có chế tài ràng buộc.

3. Thẩm quyền xét xử của các thiết chế tài phán quốc tế đối với các tranh
chấp quốc tế là thẩm quyền đương nhiên.

4. Luật Quốc tế chỉ điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia với nhau.

5. Mọi quan hệ pháp luật có sự tham gia của quốc gia đều thuộc đối tượng
điều chỉnh của Luật quốc tế?

6. Thỏa thuận là biện pháp duy nhất hình thành hệ thống pháp luật quốc tế.

7. Phán quyết của Tòa án công lý quốc tế trong tranh chấp Đền Preah
Vihear giữa Thái Lan và Campuchia được coi là nguồn cơ bản của Luật quốc tế?

8. Chỉ có tập quán quốc tế và điều ước quốc tế là nguồn của luật quốc tế?

9. Các án lệ của các thiết chế tài phán quốc tế chỉ có giá trị ràng buộc đối
với các bên tham gia tranh chấp?

10. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế chỉ có giá trị tham khảo trong việc
áp dụng và giải thích hệ thống pháp luật quốc tế?

11. Hành vi pháp lý đơn phương của các chủ thể của luật quốc tế không
làm phát sinh các nghĩa vụ pháp lý quốc tế?

12. Trong một số trường hợp, các nguồn bổ trợ của luật quốc tế có giá trị
áp dụng cao hơn các nguồn cơ bản?

13. Tập quán quốc tế là nguồn luật thành văn của luật quốc tế?

14. Tự nguyện là nguyên tắc duy nhất hình thành các điều ước quốc tế giữa
các quốc gia?

1.3. Câu hỏi trắc nghiệm

Chọn câu trả lời đúng nhất trong các lựa chọn sau:

ThS. Lê Thị Xuân Phương 38


1. Đặc điểm cơ bản của luật quốc tế thời kỳ phong kiến?

A. Xuất hiện các cơ quan lãnh sự được các QG thành lập trên lãnh thổ của
nhau.

B. Chủ quyền quốc gia thuộc về nhà vua

C. Tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các nguyên tắc
và các quy phạm luật quốc tế

D. Tất cả các đáp án trên

2. Luật quốc tế được hình thành như một ngành khoa học độc lập kể
từ thời kỳ nào?

A. Thời kỳ cổ đại

B. Thời kỳ trung đại

C. Thời kỳ cận đại

D. Thời kỳ hiện đại

3. Quan điểm luật quốc tế và pháp luật trong nước là hai hệ thống
pháp luật khác nhau, song song cùng tồn tại nhưng biệt lập với nhau thuộc
trường phái học thuyết nào?

A. Học thuyết nhất nguyên luận

B. Học thuyết nhị nguyên luận

C. Quan điểm khoa học quốc tế hiện đại

D. Tất cả các phương án trên đều sai

4. Tổ chức quốc tế đầu tiên trên thế giới ra đời trong giai đoạn nào?

A. Cổ đại

B. Trung đại
ThS. Lê Thị Xuân Phương 39
C. Cận hiện đại

D. Hiện đại

5. Lựa chọn câu trả lời đúng nhất về phương thức hình thành hệ thống
pháp luật quốc tế?

A. Các quốc gia thỏa thuận ban hành hoặc thừa nhận các tập quán quốc tế

B. Quốc gia đặt ra những phương thức xử sự mới

C. Quốc gia thừa nhận hệ thống luật tục của các địa phương

D. Các quốc gia thành viên hội đồng bảo an Liên Hợp quốc soạn thảo

6. Trong các văn bản sau đây văn bản nào là nguồn cơ bản của luật
quốc tế?

A. Luật hải giám Trung Quốc năm 2021

B. Phán quyết của Tòa án công lý quốc tế về phân định các đá Pedra
Branca, Middle Rocks và South Ledge giữa Malaysia và Singapore.

C. Quan điểm của ông Nguyễn Văn A về khoảng không vũ trụ

D. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982

7. Trong các lựa chọn sau đây, đâu không phải là nguồn của luật quốc
tế theo Điều 38, Quy chế tòa án công lý quốc tế ?

A. Các điều ước quốc tế

B. Pháp luật quốc gia

C. Học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn

D. Các tập quán quốc tế

8. Lựa chọn câu trả lời đúng nhất khi nói về nội dung của điều ước
quốc tế?
ThS. Lê Thị Xuân Phương 40
A. Là những thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các chủ thể
của luật quốc tế

B. Các điều ước quốc tế được ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng

C. Các điều ước quốc tế được ký kết nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau.

D. Điều ước quốc tế là loại quy phạm bắt buộc

9. Trong các điều ước quốc tế sau đây, đâu là điều ước quốc tế phổ cập

A. Công ước khung về Biến đổi Khí hậu (FCCC)

B. Tuyên bố về ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (DOC)

C. Hiệp ước liên minh châu Âu 1992 (Hiệp ước Maastricht)

D. Hiệp định hợp tác khu vực về chống cướp biển và cướp có vũ trang
chống lại tàu, thuyền tại châu Á

10. Lựa chọn đúng về giá trị pháp lý của Điều ước quốc tế?

A. Là công cụ, phương tiện để duy trì và tăng cường các quan hệ hợp tác
giữa các chủ thể.

B. Là công cụ để xây dựng khung pháp luật hiện đại và tiến hành pháp điển
hóa luật quốc tế.

C. Là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
các chủ thể.

D. Tất cả các phương án trên

11. Lựa chọn nào sau đây thể hiện đúng thứ tự ưu tiên áp dụng các loại
nguồn của luật quốc tế?

A. Điều ước quốc tế, Án lệ, Học thuyết pháp lý quốc tế

ThS. Lê Thị Xuân Phương 41


B. Tập quán quốc tế, Điều ước quốc tế, Hành vi pháp lý đơn phương

C. Các học thuyết về luật quốc tế, Điều ước quốc tế, Án lệ

D. Án lệ, Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia, Nghị quyết của các tổ
chức quốc tế

12. Trong các hành vi sau đây hành vi nào là hành vi pháp lý đơn
phương của các quốc gia?

A. Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa

B. Việt Nam công nhận tư cách quốc gia của Palestine vào năm 1988

C. Australia công nhận phán quyết của Tòa trọng tài về vấn đề Biển Đông

D. Tất cả các hành vi trên

13. Vấn đề pháp điển hóa pháp luật quốc tế được tiến hành theo mấy
cấp độ ?

A. 1

B. 2

C. 3

D.4

14. Câu nào không đúng khi về dấu hiệu đặc thù của các nguyên tắc cơ
bản của luật quốc tế?

A. Là những nguyên tắc có giá trị pháp lý cao nhất, mang tính bắt buộc
chung.

B. Nội dung của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được thể hiện trong
tất cả các lĩnh vực của đời sống quốc tế.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 42


C. Những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có thể không bắt buộc đối với
một số mối quan hệ pháp luật quốc tế.

D. Là cơ sở để xây dựng các quy phạm điều ước và quy phạm tập quán.

15. Trong các lựa chọn sau đâu không phải là nguồn bổ trợ của luật
quốc tế?

A. Các án lệ của các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế

B. Các học thuyết về luật quốc tế của các chuyên gia pháp luật quốc tế

C. Các hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia

D. Các nguyên tắc pháp luật chung.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 43


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hugh Thirlway (2019), The Sources of International Law (2nd Edition),
Oxford University Press.
2. Malcolm Shaw, International law, Cambridge University Press, Sixth
edition.
3. International court of justice (1945), Statute of the International court of
justice.
4. Ngô Hữu Phước, Luật quốc tế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2010.
5. Nguyễn Bá Diến (2013), Giáo trình Công pháp quốc tế, Nhà xuất bản
đại học quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Minh Tuấn, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới,
Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội, 2016.
7. United Nations, Vienna Convention on the Law of Treaties 1969.
8. Vụ liên quan đến các hoạt động quân sự và bán quân sự của Mỹ bên
trong và chống lại Nicaragua (Nicaragua v. Mỹ), Phán quyết về nội dung của
Tòa ICJ năm 1986.
9. Nguyễn Hồng Thao, Tòa án công lý quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2000.
10. International Court of Justice (ICJ), Judgment (1949), Case Corfu
Channel (United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland v. Albania).

ThS. Lê Thị Xuân Phương 44


CHƯƠNG 2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
 Mục tiêu cần đạt được của chương:
- Nêu và phân tích được các vấn đề khái quát chung về các nguyên tắc cơ
bản của luật quốc tế, làm rõ được vai trò của luật quốc tế trong sự phát triển của
các quan hệ pháp lý quốc tế.
- Nêu và phân tích được 07 nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
- Xác định được các ngoại lệ có trong một số nguyên tắc và từ đó lý giải
được những tình huống pháp lý đặc biệt trong quan hệ pháp lý quốc tế.
- Đánh giá được các vấn đề pháp lý quốc tế có liên quan đến Việt Nam dựa
trên hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
2.1. Khái quát chung về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
2.1.1. Định nghĩa các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
Khẳng định, hệ thống pháp luật quốc tế được cấu thành bởi các nguyên tắc
và quy phạm pháp lý quốc tế thông qua cơ sở thỏa thuận và xây dựng giữa các
chủ thể với nhau. Trong mối quan hệ nội tại, chặt chẽ và thống nhất của hệ
thống pháp luật quốc tế, các nguyên tắc pháp lý luôn đóng vai trò quan trọng, là
cơ sở điều chỉnh các quan hệ pháp luật quốc tế. Trong đó, các nguyên tắc cơ bản
của quốc tế đóng vai trò như những chuẩn mực chung của hệ thống pháp luật
quốc tế, là cơ sở điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể và là khuôn khổ cho
việc pháp điển hóa hệ thống pháp luật quốc tế hiện đại, hướng đến mục tiêu bảo
vệ hòa bình, an ninh quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giữa các quốc
gia, bảo vệ quyền con người.
Hệ thống nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được hiểu là những tư tưởng
chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, nền tảng, bao trùm và có giá trị bắt buộc
chung đối với các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế khi tham gia vào
các quan hệ pháp lý quốc tế.
Hệ thống pháp luật quốc tế tồn tại nhiều nguyên tắc khác nhau, trong đó có
các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ ở phạm vi toàn cầu, có những nguyên tắc
điều chỉnh quan hệ ở phạm vi khu vực, đồng thời có cả những nguyên tắc điều

ThS. Lê Thị Xuân Phương 45


chỉnh quan hệ trong từng ngành luật cụ thể của luật quốc tế. Trong đó các
nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những nguyên tắc thể hiện tập trung nhất,
khái quát nhất và cơ bản nhất các quan điểm chính trị - pháp lý và cách xử sự
giữa các quốc gia trong việc giải quyết những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất
của đời sống quốc tế.20
Bên cạnh hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, mỗi ngành luật
trong hệ thống pháp luật quốc tế đều có những nguyên tắc đặc thù. Các nguyên
tắc đặc thù của các ngành luật đóng vai trò quan trọng trong việc chi phối sự
hình thành và phát triển của ngành luật đó.
Ví dụ: Ngành luật môi trường quốc tế có các nguyên tắc đặc thù như:
Nguyên tắc phát triển bền vững; Nguyên tắc môi trường là một thể thống nhất;
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền; ... Ngành luật biển quốc tế có các
nguyên tắc đặc thù như: Nguyên tắc đất thống trị biển; nguyên tắc tự do biển
cả; ...
2.1.2. Cơ sở pháp lý của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được quy định trong 02 văn kiện
pháp lý quốc tế quan trong là Hiến Chương LHQ năm 1945 và Tuyên bố ngày
24/10/1970 của Đại hội đồng LHQ về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến
chương LHQ.
Thứ nhất, các nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến chương LHQ năm
194521:
(1) Nguyên tắc bình đằng vể chủ quyền giữa các quốc gia (khoản 1, Điều
2);
(2) Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (Pacta sunt
servanda) (khoản 2, Điều 2);
(3) Nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế (khoản 3, Điều
2);
20
Nguyễn Bá Diến (2013), Giáo trình Công pháp quốc tế, NXB đại học quốc gia Hà Nội, trang 71
21
Điều 2, Hiến chương liên hợp quốc 1945.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 46


(4) Nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan
hệ quốc tế (khoản 4, Điều 2);
(5) Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
(khoản 7, Điều 2).
Thứ hai, các nguyên tắc được ghi nhận trong Tuyên bố ngày 24/10/1970.
Bên cạnh các nguyên tắc được liệt kê tại Điều 2, Hiến chương LHQ, tuyên bố
năm 1970 còn bổ sung 02 nguyên tắc sau:
(1) Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau;
(2) Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết.
07 nguyên tắc này được xem là 07 nguyên tắc quan trọng nhất của luật
quốc tế và được nhiều quan điểm pháp lý quốc tế hiện đại cũng như nhiều hệ
thống pháp luật thừa nhận như là 07 nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
Ngoài Hiến chương LHQ và Tuyên bố ngày 24/10/1970, các nguyên tắc
này còn được quy định tại Định ước Henxinki ngày 01/8/1975. Trong đó, định
ước cũng bổ sung thêm 03 nguyên tắc sau:
(1) Nguyên tắc bất khả xâm phạm biên giới quốc gia;
(2) Nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;
(3) Nguyên tắc tôn trọng quyền con người.
2.1.3. Đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có 04 đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có tính mệnh lệnh, bắt
buộc chung.
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những quy phạm có tính mệnh
lệnh chung, có giá trị pháp lý cao nhất và bắt buộc đối với mọi chủ thể của luật
quốc tế, trong đó, các chủ thể của luật quốc tế có nghĩa vụ tuân thủ tuyệt đối các
nguyên tắc này trong mọi hoàn cảnh, mọi quan hệ pháp luật quốc tế, bất kỳ vi
phạm nào đối với các nguyên tắc cơ bản này cũng sẽ tất yếu tác động đến lợi ích
của các chủ thể khác của quan hệ quốc tế.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 47


Trong mối quan hệ quốc tế, không một chủ thể hay nhóm chủ thể nào của
luật quốc tế có quyền huỷ bỏ nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Bất kỳ hành vi
đơn phương nào không tuân thủ triệt để nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đều
bị coi là sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế. Các quy phạm điều ước và
tập quán quốc tế có nội dung trái với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đều
không có giá trị pháp lý.
Thứ hai, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có tính bao trùm nhất
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có tính bao trùm, xuyên suốt toàn
bộ hệ thống quy phạm pháp lý quốc tế và pháp luật quốc gia. Về phương diện lý
luận, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế tổng quát hóa toàn bộ nội dung hệ
thống các quy phạm pháp luật quốc tế. Song song đó, các nguyên tắc cơ bản của
luật quốc tế được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực của quan hệ quốc tế giữa các
chủ thể của luật quốc tế; góp phần định hướng cơ bản cho hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật quốc gia.
Thứ ba, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có tính phổ cập
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được áp dụng trên phạm vi toàn cầu
và được thừa nhận rộng rãi trong quan hệ quốc tế. Về cơ sở pháp lý, các nguyên
tắc cơ bản của luật quốc tế được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quan
trọng. Có thể kể đến như: Hiến chương LHQ 1945, Tuyên bố ngày 24/10/1970,
Định ước Henxinki ngày 01/8/1975 về an ninh và hợp tác các nước châu Âu,
Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á, ....
Thứ tư, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có mối quan hệ qua lại trong
một chỉnh thể thống nhất.
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có quan hệ mật thiết với nhau trong
một chỉnh thể thống nhất, có tác động qua lại lẫn nhau về nội dung và yêu cầu
thực hiện những nội dung đó. Chính vì vậy, khi giải thích và áp dụng các
nguyên tắc cơ bản, chúng ta không thể tách rời nội dung của từng nguyên tắc mà
phải xem xét và áp dụng chúng trong mối quan hệ mới các nguyên tắc cơ bản
khác của luật quốc tế. Chính mối liên hệ chặt chẽ này của các nguyên tắc đã làm

ThS. Lê Thị Xuân Phương 48


cho hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế trở thành “xương sống”, là
nền tảng của hệ thống pháp luật quốc tế.
2.1.4. Vai trò của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đóng vai trò quan trọng trong tiến trình
phát triển của hệ thống pháp luật quốc tế, điều này được thể hiện qua 02 khía
cạnh sau đây:
(1) Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là cơ sở, nền tảng của toàn bộ hệ
thống pháp luật, trật tự pháp lý quốc tế và là cơ sở pháp lý quan trọng để các chủ
thể giải thích, áp dụng pháp luật quốc tế đồng thời, thiết lập những giới hạn về
nghĩa vụ pháp lý đối với các chủ thể.
Các quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế đều bị coi là bất hợp pháp và
vô hiệu nếu các quan hệ đó đi ngược lại nội dung và tiêu chuẩn pháp lý được
quy định trong các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
(2) Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là cơ sở pháp lý để giải quyết
các tranh chấp quốc tế và là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ thể của luật quốc tế.
Bên cạnh đó, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế còn là nền tảng pháp
lý cho tất cả các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế tuân thủ và thực
hiện một cách hiệu quả nhất.
2.2. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc bình đẳng về chủ
quyền giữa các quốc gia
Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia được hình thành
trong thời kỳ hậu phong kiến và trở thành vũ khí của các quốc gia tư bản trong
việc chống lại giai cấp phong kiến. Chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị -
pháp lý vốn có của quốc gia, thể hiện quyền tối cao của quốc gia trong lãnh thổ
của mình và quyền độc lập trong các quan hệ quốc tế. Trong phạm vi lãnh thổ
của mình quốc gia có quyền tối cao về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp, tự
do lựa chọn cho mình phương thức thích hợp nhất để thực thi quyền lực.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 49


Kể từ năm 1917, nội dung của nguyên tắc này mới được nâng cao, hoàn
thiện và đầy đủ. Hiện nay, nguyên tắc này được quy định tại hai văn kiện pháp
lý quốc tế quan trọng đó là Hiến chương Liên hiệp quốc và Tuyến bố năm 1970
về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế của Đại hội đồng LHQ. Nguyên tắc
bình đẳng chủ quyền được xem là nền tảng tiền đề của các nguyên tắc cơ bản
của luật quốc tế.22 Năm 2014, Tòa ICJ đã khẳng định nguyên tắc bình đẳng chủ
quyền giữa các Quốc gia là “một trong những nguyên tắc cơ bản của trật tự
pháp lý quốc tế.”23
Theo khoản 1 Điều 2, Hiến chương LHQ thì “Liên hiệp quốc xây dựng trên
cơ sở bình đẳng về chủ quyền của tất cả các quốc gia hội viên”.
Tính quy phạm phổ quát của nguyên tắc này còn được thể hiện thông qua
việc tái khẳng định nguyên tắc tương tự của các điều ước quốc tế khu vực như:
Điều 10 Hiến chương Tổ chức Liên Mỹ, Điều III.1. Hiến chương Tổ chức Liên
minh châu Phi, Điều 2 và Điều 5, Hiến chương ASEAN.
Nguyên tắc này cũng thể hiện vai trò của mình trong việc giải thích và điều
chỉnh các mối quan hệ pháp lý phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế,
trong Vụ Nicaragua v. Mỹ năm 1986, Tòa ICJ đã công nhận nguyên tắc bình
đẳng chủ quyền là một quy định tập quán quốc tế, và là nội hàm cơ bản của
nguyên tắc chủ quyền quốc gia. Tòa nhận định: “Khái niệm pháp lý cơ bản của
chủ quyền Quốc gia trong tập quán quốc tế được thể hiện, inter alia, tại khoản
1, Điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc.”24
2.2.3. Nội dung của nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc
gia
Nội dung của nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia được
giải thích tại Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế trong Nghị
quyết 2625 năm 1970 của Đại hội đồng LHQ, theo đó, nội hàm chính của

22
J Kokott, ‘States, Sovereign Equality’, In Max Planck Encyclopedia of Public International Law [MPEPIL].
23
Tranh chấp liên quan đến việc thu giữ một số tài liệu và dữ liệu (Timor Leste v. Australia) [2014] (Quyết định
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời), ICJ Rep 147, 153
24
Vụ Hoạt động quân sự và bán quân sự ở Nicaragua (Nicaragua v Mỹ) [1986] (Phán quyết về nội dung) ICJ
Rep 14, 111.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 50


nguyên tắc này là: “Tất cả các Quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền. Các Quốc
gia bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, và là thành viên bình đẳng của cộng đồng
quốc tế, bất kể khác biệt về kinh tế, xã hội, chính trị hay các khác biệt khác .”
Trong đó, hai thành tố quan trọng của nguyên tắc này là chủ quyền và bình
đẳng. Mọi quốc gia đều có chủ quyền và chủ quyền đó là bình đẳng với nhau.
Tuyên bố năm 1970 cũng giải thích cụ thể hơn nội hàm chi tiết của bình
đẳng, như sau: (a) bình đẳng về pháp lý, (b) được hưởng các quyền theo xuất
phát từ chủ quyền hoàn toàn, (c) có nghĩa vụ tôn trọng tư cách của các quốc gia
khác, (d) bất khả xâm phạm về toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị, (e) có
quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội,
và (f) có nghĩa vụ tuân thủ đầy đủ và thiện chí nghĩa vụ quốc tế và chung sống
hòa bình với các quốc gia khác.
Như vậy, luật quốc tế không cho phép một hay một nhóm quốc gia phong
tỏa ý chí và áp đặt ý chí lên quốc gia khác trên cơ sở bất bình đẳng và không tự
nguyện. Tất cả các quốc gia đều bình đẳng với nhau, ngoại trừ những trường
hợp đặc biệt được cộng đồng quốc tế thừa nhận.
2.2.3. Ngoại lệ của nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
Về nguyên tắc, các quốc gia có chủ quyền bình đẳng. Tuy nhiên, nguyên
tắc này cũng tồn tại một ngoại lệ duy nhất là sự “đồng ý tự nguyện từ bỏ vị thế
bình đẳng pháp lý”. Cụ thể, trong quá trình phát sinh các quan hệ pháp lý quốc
tế giữa các chủ thể, các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế được các quốc gia
thỏa thuận xây dựng nên, tuy nhiên trong quá trình xây dựng các điều ước quốc
tế này một số quốc gia tự nguyện tạo ra bất bình đẳng bằng cách từ bỏ vị thế
bình đẳng về pháp lý của mình.
Ví dụ như, khi phê chuẩn Hiến chương LHQ, các quốc gia thành viên, bao
gồm Việt Nam, đã tự nguyện chấp nhận sự bất bình đẳng giữa 05 ủy viên
thường trực Hội đồng Bảo an và các quốc gia thành viên còn lại. Anh, Hoa Kỳ,
Pháp, Nga và Trung Quốc luôn có mặt trong Hội đồng Bảo an; trong khi 09 ủy
viên không thường trực sẽ được bầu theo nhiệm kỳ 02 năm và thậm chí không

ThS. Lê Thị Xuân Phương 51


được đảm nhận vị trí ủy viên hai nhiệm kỳ liên tục. Năm ủy viên thường trực
còn có quyền phủ quyết (veto) tất cả các dự thảo quyết định của Hội đồng Bảo
an. Sự bất bình đẳng thể hiện rất rõ nét, nhưng là sự bất bình đẳng dựa trên sự
đồng ý tự nguyện của 188 quốc gia còn lại.
2.3. Nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong
quan hệ quốc tế
2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc không sử dụng vũ
lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế
Nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ
quốc tế (hay còn gọi là nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ
lực) được xem là nguyên tắc có tầm quan trọng bậc nhất trong tất cả các nguyên
tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Việc xây dựng một trật tự dựa trên luật pháp là
biện pháp hữu hiệu nhất để xây dựng xã hội một cách hòa bình, hay ít nhất
không xung đột một mất một còn. Do đó, nếu vũ lực được sử dụng một cách
không hạn chế và không được kiểm soát thì tất cả những nỗ lực xây dựng một
trật tự thế giới dựa trên luật pháp chỉ là những điều vô nghĩa.
Trước khi có sự hình thành nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử
dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, các quốc gia vẫn thường sử dụng vũ lực hay
nói cách khác là sức mạnh quân sự của mình để giải quyết những xung đột,
tranh chấp với các quốc gia khác. Phương thức sử dụng quân sự để “chinh phạt
lãnh thổ” cũng được các quốc gia áp dụng triệt để. Do đó, đã dẫn đến sự bất
công bằng giữa các cường quốc và các quốc gia yếu thế hơn khi tham gia vào
các mối quan hệ quốc tế.
Sau hai cuộc thế chiến, đặc biệt là Thế chiến thứ II, nhân loại đã phải chịu
đựng những mất mát, đau thương không kể xiết.25 Do đó, các quốc gia nhận thấy
vũ lực cần phải được hạn chế mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn, không chỉ bằng
quy định mà còn bằng một cơ chế bảo đảm và giám sát thực hiện hiệu quả. Và
để đáp ứng suy nghĩa đó, Hiến chương LHQ năm 1945 đã quy định nguyên tắc

25
Lời mở đầu, Hiến Chương Liên hợp quốc 1945.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 52


cấm đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực là một trong những nguyên tắc của Tổ
chức này, giao cho Hội đồng Bảo an trách nhiệm chính yếu để giám sát thực thi
nhằm bảo đảm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.26
Nguyên tắc này được ghi nhận tại khoản 4, Điều 2, Hiến Chương LHQ:
“Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử
dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh
thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác
trái với những mục đích của Liên hợp quốc.”
Giống như nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, nội dung
của nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực được ghi nhận
trong phán quyết kinh điển về Vụ Nicaragua v. Hoa Kỳ năm 1986, trong phán
quyết này ICJ đã lần đầu tiên công nhận nguyên tắc này là một quy phạm tập
quán quốc tế, ràng buộc tất cả các quốc gia trên thế giới.27
2.3.2. Nội dung của nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng
vũ lực trong quan hệ quốc tế
Theo tuyên bố ngày 24/10/1970, tên gọi đầy đủ của nguyên tắc này là:
“nguyên tắc tất cả các quốc gia từ bỏ việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực
trong các quan hệ quốc tế của mình chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập
chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc bất cứ cách thức nào khác không phù hợp
với những mục đích của Liên hợp quốc”. Qua đó, có thể nhận thấy hành vi sử
dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế là hành vi vi
phạm pháp luật quốc tế nghiêm trọng nhất. Nguyên tắc không sử dụng vũ lực và
đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế được thể hiện ở 03 vấn đề cơ bản
bao gồm: (1) sử dụng vũ lực; (2) đe dọa sử dụng vũ lực và (3) xâm lược.
Thứ nhất, sử dụng vũ lực có thể được hiểu là việc sử dụng lực lượng vũ
trang để chống lại một quốc gia độc lập có chủ quyền. Việc một quốc gia sử
dụng vũ lực vi phạm nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế trước hết là việc

26
Lời mở đầu, Hiến Chương Liên hợp quốc 1945.
27
Vụ Hoạt động quân sự và bán quân sự trên lãnh thổ Nicaragua (Nicaragua v Mỹ) [1986] (Phán quyết về nội
dung) ICJ, [188] – [190].

ThS. Lê Thị Xuân Phương 53


quốc gia đó sử dụng lực lượng vũ trang tấn công vào lãnh thổ quốc gia khác
nhằm mục đích xâm lược hoặc chiếm đóng trong một thời gian nhất định đối với
quốc gia đó.
Ngoài ra, việc sử dụng các phương tiện khác như kinh tế, chính trị cũng có
thể được coi là sử dụng vũ lực theo nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực nếu ảnh
hưởng của nó dẫn đến kết quả là các biện pháp quân sự được áp dụng. Chúng ta
có thể gọi các biện pháp này là gián tiếp sử dụng vũ lực hoặc các biện pháp phi
vũ trang.
Thứ hai, đe dọa sử dụng vũ lực được hiểu là hành vi mà các chủ thể của
luật quốc tế sử dụng không nhằm tấn công xâm lược nhưng để gây sức ép, đe
dọa quốc gia khác hoặc các hành vi được sử dụng hàm chứa nguy cơ, mầm
móng dẫn đến việc sử dụng vũ lực. Theo đó việc đe dọa sử dụng vũ lực bao gồm
các hoạt động sau đây:
(1) Tập trận ở biên giới giáp với quốc gia khác;
(2) Tập trung, thành lập căn cứ quân sự quân sự ở biên giới giáp một quốc
gia trái với các thỏa thuận giữa các bên hữu quan;
(3) Gửi tối hậu thư đe dọa quốc gia khác.
Thứ ba, xâm lược. Hành vi xâm lược được định nghĩa tại Nghị quyết của
Đại hội đồng bảo an LHQ số 3314 ngày 12/4/1974. Cụ thể:
(1) Hành vi xâm lược là việc một quốc gia hoặc nhóm quốc gia sử dụng lực
lượng vũ trang để tiến quân hoặc tấn công vào lãnh thổ của một quốc gia khác.
Hành vi xâm lược trong trường hợp này còn bao gồm cả việc bao vây quân sự,
dù ngắn hay dài, nếu đó là kết quả của việc tiến công hoặc tấn công vũ trang;
hoặc là việc sử dụng lực lượng vũ trang để chiếm đóng toàn bộ hoặc một phần
lãnh thổ của quốc gia khác.
(2) Hành vi xâm lược là sự không kích hoặc sử dụng bất kỳ vũ khí nào
chống lại lãnh thổ quốc gia khác, ngay cả khi nó không kèm theo sự tấn công
bằng lực lượng vũ trang.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 54


(3) Hành vi xâm lược là các hành vi tấn công bằng lực lượng vũ trang của
quốc gia này vào lực lượng vũ trang của quốc gia khác.
(4) Hành vi xâm lược là việc một quốc gia hoặc nhóm quốc gia sử dụng lực
lượng vũ trang đóng trên lãnh thổ quốc gia khác theo thỏa thuận, nhưng đã vi
phạm thỏa thuận cũng như kéo dài thời hạn đóng quân ở nước đó.
(5) Hành vi xâm lược bao gồm các hoạt động của quốc gia tạo điều kiện
cho một quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại một sự toàn vẹn
lãnh thổ của một bên thứ ba.
(6) Hành vi xâm lược là việc một quốc gia đưa các nhóm vũ trang, các
băng đảng phiến loạn có vũ trang hoặc lính đánh thuê vào lãnh thổ nước khác
với mục đích chống lại quốc gia đó.
Tóm lại, nội hàm của nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng
vũ lực trong quan hệ quốc tế bao gồm những hành vi sau đây:
(1) Cấm xâm chiếm lãnh thổ của các quốc gia khác, vi phạm các quy phạm
của pháp luật quốc tế;
(2) Cấm các hành vi trấn áp bằng vũ lực;
(3) Không được cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến
hành xâm lược chống quốc gia thứ ba;
(4) Không tổ chức, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các
hành vi khủng bố tại các quốc gia khác;
(5) Không tổ chức hoặc khuyến khích việc tổ chức các băng nhóm vũ trang,
lực lượng vũ trang phi chính quy, lính đánh thuê để đột nhập vào lãnh thổ của
quốc gia khác;
(6) Cấm tuyên truyền chiến tranh xâm lược;
(7) Cấm dùng vũ lực để ngăn cản các dân tộc thực hiện quyền tự quyết của
mình;
2.2.3. Ngoại lệ của nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng
vũ lực trong quan hệ quốc tế
Mặc dù vậy nguyên tắc này không phải không có ngoại lệ.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 55


Thứ nhất, theo Hiến chương LHQ, các quốc gia vẫn được phép sử dụng vũ
lực ít nhất trong hai trường hợp:
(1) Việc sử dụng vũ lực vì tự vệ chống lại một cuộc tấn công vũ trang là
được phép (quyền tự vệ) theo Điều 51. Quyền tự vệ bao gồm tự vệ cá nhân và tự
vệ tập thể và đây là quyền tự nhiên của tất cả mọi quốc gia không chỉ theo quy
định ở Điều 51 mà còn theo tập quán quốc tế. 28 Các biện pháp vũ lực được sử
dụng để tự vệ phải thỏa mãn điều kiện về tính cần thiết (necessity) và tính tương
xứng (proportionality).
(2) Các quốc gia có thể sử dụng vũ lực nếu Hội đồng Bảo an cho phép theo
thẩm quyền của cơ quan này quy định tại Chương VII Hiến chương. Cụ thể,
trong trường hợp có hành vi xâm lược hoặc đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế
Hội đồng bảo an sẽ áp dụng các biện pháp phi vũ trang như cắt đứt toàn bộ hay
từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, đường hàng không, ... trong
trường hợp các biện pháp này không đủ để ngăn cản các quốc gia khác vi phạm
các trật tự pháp luật quốc tế, LHQ sẽ triển khai các biện pháp quân sự nhằm duy
trì hòa bình và an ninh quốc tế. Tại Điều 53, Hiến Chương LHQ cũng cho phép
Hội đồng bảo an LHQ “sử dụng các hiệp định hoặc các tổ chức khu vực (nếu
có) để thực hiện các biện pháp cưỡng chế dưới sự chỉ huy của Hội đồng bảo
an”.
Thứ hai, ngoại lệ khác:
Thực tiễn áp dụng các quy định của luật pháp quốc tế luôn phong phú và
đa dạng hơn lý thuyết, do đó bên cạnh các ngoại lệ của hội đồng bảo an LHQ
nguyên tắc này vẫn còn ngoại lệ khác. Cụ thể, can thiệp nhân đạo và sự đồng ý
của quốc gia liên quan được một bộ phận không nhỏ các quốc gia trên thế giới
xem như là một trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc này. Can thiệp nhân đạo
(humanitarian intervention) có thể hiểu là việc một quốc gia sử dụng vũ lực để
can thiệp vào một quốc gia khác nhằm mục đích loại trừ một thảm họa nhân đạo
ở quốc gia bị can thiệp. Cách thức áp dụng và những điều kiện cụ thể để viện
28
Vụ Hoạt động quân sự và bán quân sự trên lãnh thổ Nicaragua (Nicaragua v. Mỹ) [1986] (Phán quyết về nội
dung) ICJ , đoạn 193.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 56


dẫn can thiệp nhân đạo gần đây được nêu trong quan điểm pháp lý của Chính
phủ Anh về khả năng sử dụng vũ lực chống lại Syria khi có cáo buộc nước này
sử dụng vũ khí hóa học năm 2013.29 Theo quan điểm này, can thiệp nhân đạo có
thể được tiến hành và tiến hành hợp pháp theo luật pháp quốc tế, nếu thỏa mãn
03 điều kiện:
(1) Có bằng chứng thuyết phục, được toàn thể công đồng quốc tế công
nhận rộng rãi về sự tồn tại của thảm họa nhân đạo cần thiết phải được loại trừ
ngay;
(2) Hoàn cảnh của vụ việc rõ ràng và khách quan là không có bất kỳ biện
pháp thay thế nào ngoài sử dụng vũ lực – sử dụng vũ lực là biện pháp cuối cùng
khả thi; và
(3) Việc sử dụng vũ lực ở mức cần thiết tối thiểu và tương xứng để loại trừ
thảm họa nhân đạo đó.30
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, quan điểm về ngoại lệ này vẫn còn nhiều
tranh cãi, cụ thể là những vấn đề liên quan đến việc chủ thể nào sẽ là bên có
thẩm quyền đánh giá về sự tồn tại của thảm họa nhân đạo, hay việc sử vũ lực là
biện pháp cuối cùng khả thi trong trường hợp đó, hoặc là mức độ sử dụng vũ lực
như thế nào được xem là tối thiểu và tương xứng.
Rõ ràng, cho đến khi các vấn đề pháp điểm hóa ngoại lệ trên được thực
hiện thì can thiệp nhân đạo sẽ không được chấp nhận rộng rãi như một quy định
tập quán quốc tế – một ngoại lệ mới của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực.
2.4. Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế
2.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc hòa bình giải
quyết các tranh chấp quốc tế

29
Văn phòng Thủ tướng Anh, Policy Paper: Chemical weapon use by Syrian regime: UK government legal
position, xem tại https://www.gov.uk/government/publications/chemical-weapon-use-by-syrian-regime-uk-
government-legal-position/chemical-weapon-use-by-syrian-regime-uk-government-legal-position-html-version,
truy cập ngày 02/6/2021.
30
Ba điều kiện này cũng được Anh viện dẫn trong vụ NATO đánh bom Kosovo năm 1999, xem Christopher
Greenwood, Humanitarian Intervention: The Case of Kosovo, in trong 2002 Finnish Yearbook of International
Law, Helsinki, Finland: Kluwer Law, 2002, tr. 177.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 57


Nguyên tắc này là hệ quả pháp lý tất yếu của nguyên tắc cấm sử dụng vũ
lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, bởi nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa
sử dụng vũ lực sẽ không có giá trị pháp lý ràng buộc các chủ thể luật quốc tế
nếu như không có nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế.
Mặc dù luật quốc tế ngay từ buổi bình minh đã không còn xa lạ với các
biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp như ngoại giao, đàm phán, trung
gian, ... nhưng chưa có những quy phạm bắt buộc các quốc gia phải giải quyết
tranh chấp chỉ bằng phương pháp hòa bình mà không bằng vũ lực. Trong hệ
thống Công ước La Haye năm 1899 và năm 1907 có Công ước về hòa bình giải
quyết xung đột quốc tế, tuy nhiên, Công ước cũng chỉ kêu gọi các quốc gia “với
khả năng có thể thì ngăn ngừa việc dùng vũ lực” và “sử dụng tối đa các biện
pháp trung gian, hòa giải trước khi dùng vũ khí”.
Hiệp ước Paris năm 1928 về khước từ chiến tranh đã tuyên bố cấm chiến
tranh xâm lược và nêu rõ trách nhiệm của các quốc gia chỉ giải quyết tranh chấp
bằng phương pháp hòa bình. Sau khi Hiệp ước ra đời, việc giải quyết mọi tranh
chấp hay bất đồng chí được thực hiện thông qua các biện pháp hòa bình.
Nguyên tắc này được chính thức thừa nhận là nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
trong Hiến chương LHQ: “Tất cả các Thành viên giải quyết các tranh chấp quốc
tế của họ bằng biện pháp hòa bình, theo cách không làm nguy hại đến hòa bình
và an ninh quốc tế, và công lý” (khoản 3, Điều 2, Hiến chương LHQ), đồng
thời, tại Điều 33, Hiến chương cũng đã xây dựng hệ thống các biện pháp hòa
bình giải quyết tranh chấp quốc tế.
Nội dung của nguyên tắc này một lần nữa được khẳng định và quy định cụ
thể trong Tuyên bố ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng LHQ và nhiều văn kiện
pháp lý khác như Định ước Henxinki 1975, Tuyên bố Madrid về hòa bình giải
quyết tranh chấp quốc tế năm 1982, Hiến chương của tổ chức các quốc gia châu
Mỹ Latinh, ...
2.4.2. Nội dung của nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc
tế

ThS. Lê Thị Xuân Phương 58


Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp được giải thích cụ thể trong
Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu
nghị giữa các quốc gia năm 1970 của Đại hội đồng LHQ. Tuyên bố này được
tòa án quốc tế và các học giả có uy tín xem là văn bản có giá trị giải thích Hiến
chương LHQ. Bên cạnh đó, Đại hội đồng đã thông qua một số nghị quyết khác
về nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, bao gồm Tuyên bố Manila
về Hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế năm 1982 (Tuyên bố Manila) và Nghị
quyết về Ngăn ngừa và hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế năm 2003.
Tuyên bố năm 1970 quy định các nghĩa vụ cụ thể của các quốc gia trong
nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, như sau:
1. Nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình
theo cách thức không gây nguy hiểm cho hòa bình, an ninh và công lý quốc tế;
2. Nghĩa vụ tìm kiếm giải pháp cho các tranh chấp một cách nhanh chóng
và công bằng thông qua đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, biện
pháp tư pháp, sử dụng các tổ chức hay dàn xếp quốc tế hoặc các biện pháp hòa
bình khác theo sự lựa chọn của các bên, phù hợp với hoàn cảnh và bản chất của
tranh chấp;
3. Nghĩa vụ tiếp tục tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp bằng những
biện pháp hòa bình mà các bên chấp nhận trong trường hợp chưa thể giải quyết
tranh chấp bằng bất kỳ biện pháp hòa bình nêu trên;
4. Nghĩa vụ hạn chế có hành động có thể làm xấu đi tình huống gây nguy
hiểm cho việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và phải hành động theo cách
thức phù hợp với mục đích và nguyên tắc của LHQ.
Trong bốn nghĩa vụ cụ thể trên, nghĩa vụ cuối cùng vẫn còn tồn tại nhiều
tranh cãi liên quan và tiếp tục được hoàn thiện trong tiến trình pháp triển pháp
luật quốc tế.
2.4.3. Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
Các quốc gia có nghĩa vụ phải giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp
hòa bình và trong mọi trường hợp không được sử dụng vũ lực. Các biện pháp cụ

ThS. Lê Thị Xuân Phương 59


thể để giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế được liệt kê ở Điều 33 Hiến
chương Liên hợp quốc, bao gồm đàm phán, trung gian, hòa giải, điều tra, sử
dụng các dàn xếp khu vực, các biện pháp tòa án, trọng tài và các biện pháp hòa
bình khác. Các quốc gia có quyền tự do lựa chọn biện pháp mà họ thấy thích
hợp. Luật pháp quốc tế hiếm khi quy định về một biện pháp bắt buộc nhất định
và cho dù có quy định như thế thì quyền tự do lựa chọn vẫn được bảo đảm. Ví
dụ như UNCLOS 1982 quy định thủ tục bắt buộc mang tính chất ràng buộc (tòa
án và trọng tài), nhưng cũng cho phép quyền của các quốc gia thành viên lựa
chọn biện pháp khác, thậm chí quyền loại trừ áp dụng thủ tục bắt buộc.
2.5. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia
khác
2.5.1. Lịch sử hình thành nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội
bộ của quốc gia khác
Không can thiệp vào công việc nội bộ được đề cập đến trong các học
thuyết chính trị thời kỳ phục hưng ở Châu Âu, được ghi nhận trong Hiến pháp
của một số quốc gia châu Âu và sau đó trở thành nguyên tắc bản của luật pháp
quốc tế.
Hiến pháp của Pháp năm 1793 lần đầu tiên khẳng định: “Nhân dân Pháp
không can thiệp vào công việc nội bộ của các dân tộc khác, đồng thời cũng
không cam chịu để các dân tộc khác can thiệp vào công việc nội bộ của mình”. 31
Hiến chương LHQ với tư cách là điều ước quốc tế đa phương toàn cầu lần đầu
tiên đã ghi nhận “không can thiệp vào công việc nội bộ quốc gia khác” với tư
cách là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế hiện đại: “Liên
hợp quốc hoàn toàn không có quyền can thiệp vào những công việc, thực chất
thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia nào và không đòi hỏi thành viên
của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy
định của Hiến chương”32.

31
French Republic Constitution of 1793, (Act 119: “ It does not interfere with the affairs of government of other
nations. It suffers no interference of other nations with its own”.)
32
Khoản 2, Điều 2, Hiến Chương Liên hợp quốc.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 60


Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ tiếp tục được triển trong
quá trình hoạt động của LHQ. Năm 1970, LHQ thông qua “Tuyên bố về các
nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ thân thiện và hợp tác giữa các
quốc gia” nêu rõ việc cấm các hoạt động được coi là can thiệp vào công việc nội
bộ của các quốc gia khác.
Nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong các văn bản của khu vực như
Hiến chương ASEAN, Tuyên bố Bali năm 1976, Hiến chương của cộng đồng
các quốc gia độc lập, ...
2.5.2. Nội dung của nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của
quốc gia khác
Nội hàm của nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia
khác được ghi nhận cụ thể và rõ ràng trong Nghị quyết 2625 năm 1970 của Đại
hội đồng LHQ. Nghị quyết này được xem là “giải thích có giá trị” của 07
nguyên tắc trong Hiến chương LHQ.33 Năm nội dung chính của nguyên tắc theo
Nghị quyết 2625 như sau:
1. Không Quốc gia nào hay nhóm Quốc gia nào có quyền can thiệp, trực
tiếp hay gián tiếp, vì bất kỳ lý do gì vào công việc đối nội và đối ngoại của bất
kỳ Quốc gia nào khác. Theo đó, can thiệp vũ trang và tất cả các hình thức can
thiệp hay đe dọa chống lại tư cách của Quốc gia hay chống lại các đặc trưng
chính trị, kinh tế và văn hóa của Quốc gia đó, đều là vi phạm luật pháp quốc tế.
2. Không Quốc gia nào có thể sử dụng hay khuyến khích sử dụng các biện
pháp cưỡng ép bằng kinh tế, chính trị hay các hình thức khác nhằm buộc Quốc
gia khác phải phụ thuộc mình khi thực hiện các quyền chủ quyền và nhằm bảo
đảm các lợi thế ở bất kỳ hình thức nào. Cũng vậy, không Quốc gia nào được tổ
chức, hỗ trợ, khuyến khích, tài trợ, kích động hay dung thứ cho hành vi lật đổ,
khủng bố hay các hoạt động vũ trang trực tiếp nhằm lật đổ bằng bạo lực thể chế
của Quốc gia khác, hoặc can thiệp vào các cuộc bạo động dân sự ở Quốc gia
khác.

33
MN Shaw, International Law, 6th ed. (Cambridge University Press 2008), p 253.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 61


3. Việc sử dụng vũ lực để ngăn cản các dân tộc có bản sắc quốc gia cấu
thành hành vi vi phạm các quyền không thể tách rời của các dân tộc đó và vi
phạm nguyên tắc không can thiệp.
4. Mỗi Quốc gia đều có quyền không thể tách rời trong việc lựa chọn thể
chế chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa mà không chịu sự can thiệp dưới bất kỳ
hình thức nào của Quốc gia khác.
5. Không có bất kỳ đoạn nào nêu trên sẽ được giải thích như phản ánh các
quy định của Hiến chương liên quan đến duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
2.5.3. Ngoại lệ của nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của
quốc gia khác
Trong luật pháp quốc tế, có hai ngoại lệ đối với nguyên tắc cấm can thiệp
vào công việc nội bộ của quốc gia khác.
Thứ nhất, can thiệp theo quy định của các điều ước quốc tế. Ví dụ điển
hình nhất là các biện pháp cưỡng chế của Hội đồng Bảo an theo Chương VI.
Điều 2(7) ghi nhận nguyên tắc không can thiệp, đồng thời cũng ghi rõ rằng
nguyên tắc này “không ảnh hưởng đến việc áp dụng các biện pháp theo Chương
VII.” Khi phê chuẩn Hiến chương, các quốc gia thành viên đã chấp nhận quyền
can thiệp này và khả năng bị can thiệp bằng một nghị quyết của Hội đồng Bảo
an. Như vậy, với các quốc gia thành viên LHQ, Hội đồng Bảo an là cơ quan có
quyền can thiệp vào bất kỳ vấn đề nội bộ nào của bất kỳ quốc gia thành viên nào
nếu xét thấy “có mối đe dọa đến hòa bình, phá hoại hòa bình và hành vi xâm
lược.” Quyền can thiệp của Hội đồng Bảo an rất rộng và gần như không có giới
hạn. Tính chất không có giới hạn này được thể hiện qua hai mặt. Một, Hiến
chương không áp đặt bất kỳ tiêu chí cụ thể nào để xác định khi nào thực sự có
mối đe dọa đến hòa bình, phá hoại hòa bình hay hành vi xâm lược. Hội đồng
Bảo an tự mình và tự do quyết định theo ý chí tập thể của 15 quốc gia thành
viên. Hai, các biện pháp can thiệp có thể bao gồm biện pháp vũ lực (Điều 42)
hoặc phi-vũ lực (Điều 41, gồm cắt đứt quan hệ kinh tế, ngoại giao, giao thông,
thông tin liên lạc,…).

ThS. Lê Thị Xuân Phương 62


Thứ hai, can thiệp có sự đồng ý của quốc gia sở tại (consent). Nói cách
khác, can thiệp của một quốc gia vào công việc nội bộ của quốc gia khác theo
lời mời của chính quốc gia khác đó (intervention by invitation).
Tóm lại, công việc nội bộ mà các quốc gia hay LHQ không có quyền can
thiệp vào theo nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những công việc thuốc về
thẩm quyền của cơ quan nhà nước của quốc gia và đồng thời không phải là công
việc bị cộng đồng quốc tế cấm.

2.6. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác


2.6.1. Lịch sử hình thành nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác
Ngay từ khi hình thành các quốc gia thì bản thân sự tồn tại của các quốc
gia cũng đặt ra vấn đề phải có sự hợp tác quốc tế. Bởi vì, không một quốc gia
nào mà tồn tại một cách biệt lập với cộng đồng quốc tế. Vì vậy, quốc gia hình
thành và phát triển một cách độc lập nhưng không biệt lập với thế giới nên hợp
tác quốc tế là tất yếu khách quan gắn liền với sự phát triển của quốc gia. Tuy
nhiên, trong bối cảnh quan hệ quốc tế cũ khi mà “quyền chiến tranh” tồn tại với
tư cách của nguyên tắc điều chỉnh quan hệ quốc tế thì sự hợp tác quốc tế thường
đi theo hai xu hướng hợp tác để chống chiến tranh - và các mối đe dọa tới sự tồn
tại, phát triển của các quốc gia; và hợp tác để gây chiến tranh đối với quốc gia
thứ ba.
Từ thực tiễn, hợp tác quốc tế giữa các quốc gia được pháp luật hóa thông
qua quy định của Hiến chương LHQ (Khoản 3, Điều 4 ): “Liên hợp quốc thực
hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã
hội, văn hóa và nhân đạo, khuyến khích và phát triển sự tôn trọng các quyền của
con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam
nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”. Các quốc gia là những thực thể độc lập có chủ
quyền và bình đẳng với nhau trong quan hệ quốc tế. Sự hợp tác trên cơ sở bình
đẳng đảm bảo để tất cả các bên cùng có lợi đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các

ThS. Lê Thị Xuân Phương 63


quốc gia. Sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong tất cả các lĩnh vực không
phụ thuộc vào chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và nhằm duy trì hoà bình và an
ninh quốc tế.
2.6.2. Nội dung của nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác
Về nguyên tắc, hợp tác quốc tế là quyền và nhu cầu tất yếu của các chủ thể
luật quốc tế. Các quốc gia có quyền tự do thiết lập và thực hiện các quan hệ hợp
tác quốc tế để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, trong thực tiễn quốc tế từ trước
đến nay có nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề mà một quốc gia dù lớn mạnh đến đâu
cũng không thể đơn phương giải quyết được như vấn đề chiến tranh, hòa bình,
nhân quyền, môi trường, y tế, ... Vì vậy, tất cả các quốc gia cần cùng nhau hợp
tác giải quyết những vấn đề còn tồn tại, qua đó, góp phần xây dựng thế giới
ngày càng tốt đẹp hơn.
Theo Tuyên bố ngày 24/10/1970, nguyên tắc này bao gồm các nội dung:
(1) Quốc gia phải hợp tác với các quốc gia khác trong việc duy trì hòa bình
và an ninh quốc tế.
(2) Các quốc gia phải hợp tác để khuyến khích sự tôn trọng chung và tuân
thủ quyền con người và các quyền tự do cơ bản khác của cá nhân, thủ tiêu các
hình thức phân biệt tôn giáo, sắc tộc, chủng tộc.
(3) Các quốc gia phải tiến hành quan hệ quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã
hội, văn hóa, thương mại và kỹ thuật, công nghệ theo các nguyên tắc bình đẳng
về chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ.
(4) Các quốc gia thành viên LHQ phải thực hiện các hành động chung hay
riêng trong việc hợp tác với LHQ theo quy định của Hiến chương.
(5) Các quốc gia phải hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa,
khoa học, công nghệ nhằm khuyến khích sự tiến bộ về văn hóa, giáo dục, phát
triển kinh tế trên toàn thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển.
2.7. Nguyên tắc dân tộc tự quyết
2.7.1. Lịch sử hình thành nguyên tắc dân tộc tự quyết

ThS. Lê Thị Xuân Phương 64


Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết chỉ
là một nguyên tắc có tính chính trị trong phạm trù ý thức pháp luật của các dân
tộc. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, nguyên tắc này đã trở thành
một nguyên tắc của luật quốc tế nhưng vẫn chưa được phổ cập rộng rãi. Sau
Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên tắc này đã được khẳng định và ghi nhận
trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế và là cơ sở pháp lý cho phong trào giải
phóng dân tộc trên thế giới mà đỉnh điểm là phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc giai đoạn 1945 - 1960.
Nội dung pháp lý của nguyên tắc được thể hiện cụ thể lần đầu tiên tại
Tuyên bố ngày 24/10/1970 và Nghị quyết 1514 (XV) ngày 14/12/1960 của Đại
hội đồng LHQ về trao trả độc lập cho các dân tộc thuộc địa.
2.7.2. Nội dung của nguyên tắc dân tộc tự quyết
Khoản 1, Điều 1 của hai Công ước về quyền con người năm 1966 quy
định: “Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết; dựa trên quyền đó, các dân tộc
tự do quyết định chế độ chính trị của mình và tự do mưu cầu phát triển kinh tế,
xã hội và văn hóa.” Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được
thông qua tại Nghị quyết 2625 (XXX) năm 1970 của Đại hội đồng Liên hợp
quốc ghi nhận nhiều nội hàm cụ thể của nguyên tắc này, cụ thể:
(1) Tất cả các dân tộc đều có quyền tự do quyết định chế độ chính trị và
mưu cầu phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa mà không có sự can thiệp từ bên
ngoài;
(2) Tất cả các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền này, thúc đẩy việc hiện
thực hóa quyền này, và hỗ trợ LHQ trong việc chấm dứt chủ nghĩa thuộc địa;
(3) Việc cưỡng bức và bóc lột các dân tộc là hành vi vi phạm nguyên tắc
này, đi ngược lại các quyền con người cơ bản và Hiến chương;
(4) Tất cả các quốc gia có nghĩa vụ thúc đẩy thực thi và tôn trọng phổ quát
các quyền con người và tự do cơ bản;

ThS. Lê Thị Xuân Phương 65


(5) Các dân tộc có quyền tự do quyết định việc thành lập một quốc gia độc
lập, liên kết hay sáp nhập vào một quốc gia khác hay bất kỳ dàn xếp chính trị
nào;
(6) Tất cả các quốc gia có nghĩa vụ không có hành vi vũ lực ngăn cản các
dân tộc thực thi quyền này.
(7) Lãnh thổ của các thuộc địa hay của Vùng Lãnh thổ không tự trị (Non-
Governing Territory) có quy chế tách biệt với lãnh thổ của quốc gia quản lý, cho
đến khi dân tộc của thuộc địa hay lãnh thổ đó thực thi quyền tự quyết của mình;
(8) Không có nội hàm nào ở đây được phép giải thích theo hướng cho phép
hay khuyến khích các hành động nhằm làm tan rã, tổn hại toàn bộ hay một phần
sự toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất chính trị của các quốc gia độc lập có chủ
quyền, các quốc gia đang tuân thủ quyền tự quyết dân tộc như trên và do đó, có
một chính phủ đại diện cho toàn bộ dân tộc thuộc lãnh thổ đó trên cơ sở không
phân biệt chủng tộc, dòng dõi hay màu da.
(9) Tất cả các quốc gia không được có hành vi nhằm làm tan rã toàn bộ hay
một phần sự thống nhất quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia khác.
Tóm lại, nguyên tắc tự quyết dân tộc có ba nội dung chính.
Thứ nhất, các dân tộc có quyền tự do quyết định chế độ chính trị, kinh tế,
văn hóa và xã hội của mình mà không có sự can thiệp từ các quốc gia khác – nội
dung này có sự kết hợp với nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của
quốc gia khác và nguyên tắc bình đẳng chủ quyền, và cả nguyên tắc cấm đe dọa
sử dụng hay sử dụng vũ lực. Tương lai của mỗi dân tộc do chính dân tộc đó
quyết định. Tuy nhiên, cần bảo đảm rằng kết quả của việc thực hiện quyền tự
quyền cần phải ít nhất là “có một chính phủ đại diện cho toàn thể dân tộc thuộc
lãnh thổ đó trên cơ sở không phân biệt chủng tộc, dòng dõi hay màu da.”
Thứ hai, tất cả các quốc gia có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền tự quyết của
các dân tộc, không có hành vi ngăn cản việc thực thi quyền này, và cần hỗ trợ,
giúp đỡ các dân tộc và LHQ trong việc chấm dứt chủ nghĩa thuộc địa và hiện
thực hóa quyền này. Các quốc gia cũng không được lợi dụng quyền này để phá

ThS. Lê Thị Xuân Phương 66


họa toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất chính trị của các quốc gia – ví dụ như xúi
dục hay giúp đỡ các lực lượng ly khai.
Thứ ba, quyền tự quyết dân tộc không cho phép chủ nghĩa thực dân tiếp
tục tồn tại, không cho phép một quốc gia cưỡng ép, bóc lột một dân tộc khác.
Đối với các dân tộc thuộc địa hay lãnh thổ không tự trị, LHQ giúp đỡ các dân
tộc này thực thi quyền tự quyết. Nghị quyết 1541 (XV) năm 1960 đưa ra ba sự
lựa chọn cho các dân tộc thuộc địa:
(1) Thành lập một quốc gia độc lập có chủ quyền cho riêng mình;
(2) Liên kết tự do với một quốc gia khác, hoặc
(3) Sáp nhập vào một quốc gia khác.
2.8. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế
2.8.1. Lịch sử hình thành nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các
cam kết quốc tế
Có thể khẳng định rằng, trong các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế,
nguyên tắc Pacta sunt servanda là nguyên tắc cổ xưa nhất. Nguyên tắc này được
hình thành từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ và tồn tại dưới hình thức tập quán quốc tế.
Kể từ khi luật quốc tế hiện đại ra đời, nguyên tắc này đã được kế thừa và phát
triển với đầy đủ nội nhận dụng pháp lý cơ bản của nó.
Nguyên tắc Pacta sunt servanda được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp
lý quan trọng, đặc biệt là Hiến chương LHQ; Công ước Viên 1969 về Luật điều
ước quốc tế; Tuyên bố ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng LHQ; Định ước
Henxinki ngày 01/8/1975, ...
2.8.2. Nội dung nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc
tế
Theo tuyên bố ngày 24/10/1970, nguyên tắc này bao gồm các nội dung cơ
bản sau đây:
(1) Mọi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí các nghĩa vụ của
mình phù hợp với hiến chương LHQ.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 67


(2) Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí những nghĩa vụ của
mình theo những nguyên tắc và quy phạm được luật quốc tế thừa nhận.
(3) Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí những nghĩa vụ của
mình trong những thỏa thuận có hiệu lực theo những nguyên tắc và quy phạm
được luật quốc tế thừa nhận chung.
(4) Khi có sự xung đột giữa các nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước quốc tế
với các nghĩa vụ được phát sinh từ Hiến chương thì những nghĩa vụ được quy
định trong Hiến chương LHQ sẽ có ưu thế hơn.
Tóm lại, nguyên tắc này bao gồm các nội dung cơ bản sau đây.
Mỗi quốc gia phải có nghĩa vụ thực hiện một cách tận tâm, đầy đủ, thiện
chí và trung thực các nghĩa vụ mà mình đã cam hợp với Hiến chương LHQ và
luật quốc tế hiện đại đó là các nghĩa vụ phát sinh từ Hiến chương LHQ từ các
nguyên tắc và các quy phạm được thừa nhận rộng rãi của luật quốc tế, từ các
điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên; từ các tuyên bổ đơn phương của
quốc gia đưa ra. Các quốc gia không được viện dẫn những lý do không chính
đáng để từ chối thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong điều ước như đất nước
có biểu tình, thiên tai, hệ sự thay đổi lãnh thổ, không phù hợp với pháp luật
trong nước, ...
2.8.3. Ngoại lệ của nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của
quốc gia khác
Trong quan hệ quốc tế, các quốc gia không phải thực hiện các điều ước,
cam kết mà quốc gia mình là thành viên khi:
(1) Điều ước quốc tế mà mình đã ký kết hoặc tham gia có nội dung trái với
Hiến chương LHQ và các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.
(2) Trường hợp đình chỉ thi hành điều ước. Điều 72 Công ước Viên quy
định về hệ quả pháp lý phát sinh khi đình chỉ thi hành điều ước quy định rằng:
Khi điều ước quốc tế bị đình chỉ thi hành, các bên không phải thực thi điều ước
trong thời gian đình chỉ. Mặc khác, điểm b, khoản 1, Điều 72 cũng nhấn mạnh
việc đình chỉ thi hành không ảnh hưởng đến quan hệ pháp lý giữa các bên được

ThS. Lê Thị Xuân Phương 68


xác lập bởi điều ước đó. Điều đó có nghĩa là điều ước vẫn có hiệu lực ràng buộc
giữa các bên, dù đã bị đình chỉ thi hành. Như vậy, nguyên tắc pacta sunt
servanda cũng có thể được xem là tạm thời không áp dụng dù rằng điều ước vẫn
có hiệu lực (in force). Hơn nữa, khoản 3, Điều 72 quy định rằng trong thời gian
đình chỉ, các bên không được có hành vi làm cho việc tái thực thi điều ước
không thể thực hiện được.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 69


CÂU HỎI ÔN TẬP

2.1. Câu hỏi tự luận

1. Trình bày và phân tích nội dung nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa
các quốc gia và ngoại lệ của nguyên tắc này.

2. Trình bày nội dung nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của
quốc gia khác và phân tích một ví dụ về ngoại lệ của nguyên tắc này trong thực
tiễn quan hệ pháp lý quốc tế giữa các quốc gia.

3. Trình bày nội dung và các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc cấm dùng
vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

4. Đánh giá và bình luận vụ Hải chiến Trường Sa năm 1988 trong mối liên
hệ đến nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ
quốc tế.

5. Phân tích và đánh giá về sự hình thành của nhà nước Palestine trong mối
liên hệ đến nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết.

6. Lựa chọn phân tích 01 trong 07 nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và
đánh giá việc áp dụng nguyên tắc này trong một vấn đề pháp lý quốc tế cụ thể.

7. Đánh giá sự phát triển của nguyên tắc tôn trọng quyền con người trong
sự hình thành và phát triển các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế trong tương
lai.

2.2. Câu hỏi nhận định

Các nhận định sau đây là đúng hay sai, giải thích tại sao?

1. Tất cả các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đều tồn tại những ngoại lệ.

2. Các chủ thể của Luật Quốc tế không được can thiệp vào công việc nội bộ
của nhau.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 70


3. Trong mọi trường hợp các quốc gia đều phải có nghĩa vụ tự nguyện thực
hiện một cách tận tâm và thiện chí cam kết quốc tế mà quốc gia mình là thành
viên.

4. Mọi hành vi dùng vũ lực của chủ thể luật quốc tế đều vi phạm nguyên
tắc cấm chiến tranh xâm lược là nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế.

5. Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại là cơ sở cho sự hình
thành và phát triển của Luật quốc tế.

6. Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế có tính bất biến theo thời gian.

7. Tập trận ở khu vực biên giới không phải là hành vi đe dọa sử dụng vũ
lực theo nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.

8. Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là nguồn của luật quốc tế.

9. Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được quy định trong Hiến
chương của Liên hợp quốc năm 1945.

10. Không phải tất cả các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đều có tính
mệnh lệnh bắt buộc chung

2.3. Câu hỏi trắc nghiệm

Chọn câu trả lời đúng nhất trong các lựa chọn sau:

1. Câu nào không đúng khi về dấu hiệu đặc thù của các nguyên tắc cơ
bản của luật quốc tế?

A. Là những nguyên tắc có giá trị pháp lý cao nhất, mang tính bắt buộc
chung.

B. Nội dung của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được thể hiện trong
tất cả các lĩnh vực của đời sống quốc tế.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 71


C. Những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có thể không bắt buộc đối với
một số mối quan hệ pháp luật quốc tế.

D. Là cơ sở để xây dựng các quy phạm điều ước và quy phạm tập quán.

2. Trong những nguyên tắc sau đây, nguyên tắc nào là nguyên tắc cơ
bản của luật quốc tế?

A. Nguyên tắc môi trường là một thể thống nhất

B. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

C. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế

D. Nguyên tắc chiếm hữu thực sự

3. Có bao nhiêu nguyên tắc của luật quốc tế được ghi nhận trong hiến
chương Liên hợp quốc 1945?

A. 3

B. 5

C. 7

D. 8

4. Điều nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc bình đẳng về chủ
quyền giữa các quốc gia?

A. Các quốc gia bình đẳng với nhau về mặt pháp lý

B. Các quốc gia bất khả xâm phạm về toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị

C. Các quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh
tế, văn hóa và xã hội

D. Tất cả các phương án trên

ThS. Lê Thị Xuân Phương 72


5. Trong những lựa chọn sau đây, đâu là ngoại lệ của nguyên tắc bình
đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia?

A. Các quốc gia đồng ý tự nguyện từ bỏ vị thế bình đẳng pháp lý

B. Quốc gia can thiệp nhân đạo đối với quốc gia khác

C. Quốc gia thực hiện quyền tự vệ chính đáng

D. Tất cả các phương án trên đều sai

6. Hành vi nào sau đây được xem là trái với nguyên tắc cấm sử dụng
vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực?

A. Sử dụng vũ lực để chinh phạt lãnh thổ trong thời kỳ trung đại

B. Sử dụng vũ lực để tự vệ trước các hành vi xâm lược

C. Tập trận ở khu vực biên giới giáp với các quốc gia khác

D. Sử dụng vũ lực để chống lại tội ác diệt chủng theo quy định của hội
đồng bảo an Liên hợp quốc

7. Trong các hành vi sau đây, hành vi nào không phải là hành vi đe dọa
sử dụng vũ lực?

A. Tập trung, thành lập căn cứ quân sự quân sự ở biên giới giáp một quốc
gia trái với các thỏa thuận giữa các bên hữu quan

B. Tập trận ở biên giới giáp với quốc gia khác

C. Gửi tối hậu thư đe dọa quốc gia khác

D. Cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành xâm lược
chống quốc gia thứ ba

8. Trường hợp nào dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ
quốc tế không bị xem là vi phạm pháp luật quốc tế

ThS. Lê Thị Xuân Phương 73


A. Tham gia vào lực lượng liên quân theo quy định của Hội đồng bảo an
trong trường hợp có sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm
lược.

B. Khi quốc gia thực hiện quyền tự vệ cá thể hoặc tập thể trong trường hợp
bị tấn công vũ trang.

C. Các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc được quyền sử dụng vũ lực để tự
giải phóng mình.

D. Tất cả các đáp án trên

9. Trong các biện pháp sau đây, đâu không phải là biện pháp hòa bình
giải quyết tranh chấp quốc tế?

A. Sử dụng các thiết chế tài phán quốc tế như ITLOS, PCA, ICJ

B. Thông qua cơ chế khu vực như ASEAN, EU

C. Thông qua đàm phán thương thượng song phương và đa phương

D. Sử dụng phương thức ngoại giao “chiến lang” tạo thế áp đảo bên đối
phương

10. Điều nào sau đây đúng khi nói về nguyên tắc hòa bình giải quyết
các tranh chấp quốc tế?

A. Nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình
theo cách thức không gây nguy hiểm cho hòa bình, an ninh và công lý quốc tế

B. Nghĩa vụ tiếp tục tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp bằng những
biện pháp hòa bình mà các bên chấp nhận trong trường hợp chưa thể giải quyết
tranh chấp bằng bất kỳ biện pháp hòa bình nêu trên

C. Nghĩa vụ hạn chế có hành động có thể làm xấu đi tình huống gây nguy
hiểm cho việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và phải hành động theo cách
thức phù hợp với mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc
ThS. Lê Thị Xuân Phương 74
D. Tất cả các phương án trên

11. Trong các lựa chọn sau lựa chọn nào không phải là nội dung của
nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác?

A. Không can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào công tác đối nội, đối ngoại
của quốc gia khác

B. Không sử dụng hay khuyến khích sử dụng các biện pháp cưỡng ép bằng
kinh tế, chính trị hay các hình thức khác nhằm buộc Quốc gia khác phải phụ
thuộc mình khi thực hiện các quyền chủ quyền

C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác kể cả khi quốc
gia đó có các hành vi phá hoại hòa bình

D. Không can thiệp vào bản sắc văn hóa riêng của quốc gia khác

12. Hành vi nào sau đây không thuộc nội hàm của nguyên tắc các quốc
gia có nghĩa vụ hợp tác?

A. Cuba hỗ trợ Việt Nam trong việc cung ứng và sản xuất vaccine COVID-
19

B. Các quốc gia ASEAN triển khai thực hiện Kế hoạch hành động khu vực
chống đánh bắt cá bất hợp pháp trên Biển Đông

C. Hoa Kỳ hợp tác với Bahrain, Jordan, Ả rập Xê út, Qatar, UAE, ... tiến
hành cuộc không kích chống lại Syria

D. Nhật Bản và Anh diễn tập chống cướp biển ở Vịnh Aden

13. Lựa chọn đúng về nguyên tắc dân tộc tự quyết?

A. Tất cả các dân tộc đều có quyền tự do quyết định chế độ chính trị và
mưu cầu phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa mà không có sự can thiệp từ bên
ngoài

ThS. Lê Thị Xuân Phương 75


B. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí những nghĩa vụ của
mình trong những thỏa thuận có hiệu lực theo những nguyên tắc và quy phạm
được luật quốc tế thừa nhận chung

C. Các quốc gia thành viên Liên hợp quốc phải thực hiện các hành động
chung hay riêng trong việc hợp tác với Liên hợp quốc theo quy định của Hiến
chương

D. Các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các
biện pháp hòa bình theo cách thức không gây nguy hiểm cho hòa bình, an ninh
và công lý quốc tế

14. Trong các nguyên tắc sau đây nguyên tắc nào là nguyên tắc cổ xưa
nhất của luật quốc tế?

A. Nguyên tắc dân tộc tự quyết

B. Nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực

C. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế

D. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác

15. Trong các nguyên tắc sau, nguyên tắc nào không tồn tại ngoại lệ?

A. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế

B. Nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan
hệ quốc tế

C. Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế

D. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác

ThS. Lê Thị Xuân Phương 76


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Christopher Greenwood, Humanitarian Intervention: The Case of
Kosovo, in trong 2002 Finnish Yearbook of International Law, Helsinki,
Finland: Kluwer Law;
2. Hiến chương liên hợp quốc 1945;
3. J Kokott, ‘States, Sovereign Equality’, in Max Planck Encyclopedia
of Public International Law [MPEPIL];
4. Ngô Hữu Phước, Luật quốc tế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia,
2010.
5. Nguyễn Bá Diến (2013), Giáo trình công pháp quốc tế, NXB Đại
học quốc gia Hà Nội;
6. Tranh chấp liên quan đến việc thu giữ một số tài liệu và dữ liệu
(Timor Leste v. Australia) năm 2014;
7. Tuyên bố ngày 24/10/1974 của Đại hội đồng bảo an Liên hợp quốc;
8. Văn phòng Thủ tướng Anh, Policy Paper: Chemical weapon use by
Syrian regime: UK government legal position, xem tại https://www.gov.uk;
9. Vụ Hoạt động quân sự và bán quân sự ở Nicaragua (Nicaragua v
Mỹ) [1986] (Phán quyết về nội dung) ICJ.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 77


CHƯƠNG 3. CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC TẾ
 Mục tiêu cần đạt được của chương:
- Xác định được các loại chủ thể của luật quốc tế và mối quan hệ giữa các
chủ thể.
- Nêu và phân tích được các vấn đề khái luận chung liên quan đến quốc gia,
xác định được các yếu tố cấu thành quốc gia và liên hệ được với thực tiễn.
- Nắm rõ được bản chất pháp lý của các vấn đề công nhận và kế thừa quốc
gia.
- Nêu và phân tích được vi trò chủ thể của các tổ chức quốc tế liên chính
phủ trong quan hệ pháp lý quốc tế, cũng như làm sáng tỏ vai trò chủ thể của
nhóm đối tượng này.
- Nắm được bản chất pháp lý của các chủ thể chưa đầy đủ và chủ thể đặc
biệt của luật quốc tế.
3.1. Khái quát chung về chủ thể của luật quốc tế
Vấn đề chủ thể của luật quốc tế hiện nay trong khoa học luật quốc tế có
nhiều quan điểm khác nhau, đặc biệt là sự thừa nhận các loại thực thể nhất định
là chủ thể hay không là chủ thể. Tuy nhiên, theo quan điểm của hầu hết các quốc
gia và những học thuyết thì để có tư cách là chủ thể của luật quốc tế thì chủ thể
đó phải có khả năng tham gia độc lập trong quan hệ quốc tế bằng quyền và
những nghĩa vụ pháp lý quốc tế xác định và có khả năng chịu trách nhiệm pháp
lý quốc tế do mình gây ra trong quan hệ quốc tế.
Như vậy, chủ thể của luật quốc tế hiện đại là những thực thể đang tham gia
hoặc có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế một cách độc lập, có
đầy đủ những quyền và nghĩa vụ quốc tế, đồng thời có khả năng gánh vác những
trách nhiệm pháp lý trên cơ sở những quy định của pháp luật quốc tế.
Từ định nghĩa trên, có thể nhận thấy chủ thể của luật quốc tế có những đặc
điểm quan trọng sau đây:
(1) Chủ thể phải có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế do luật
quốc tế điều chỉnh;

ThS. Lê Thị Xuân Phương 78


(2) Chủ thể phải có ý chí độc lập trong quan hệ quốc tế, không phải chịu sự
chi phối của một thế lực nào đứng trên nó trong quan hệ quốc tế mà nó tham gia;
(3) Chủ thể phải có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ riêng biệt đối với các chủ
thể khác thuộc phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế trong lĩnh vực mà mình tham
gia;
(4) Chủ thể phải có khả năng độc lập gánh vác những trách nhiệm pháp lý
quốc tế do những hành vi mà chủ thể đã thực hiện gây ra.
Thông qua những đặc điểm trên, thực tiễn cho thấy tồn tại các chủ thể luật
quốc tế chủ yếu sau: (i) Quốc gia, chủ thể cơ bản của luật quốc tế; (ii) Tổ chức
quốc tế, chủ thể phái sinh của luật quốc tế; (iii) Các dân tộc đang đấu tranh
giành quyền tự quyết; (iv) Các chủ thể đặc biệt khác (Tòa thánh Vatican ...).
3.2. Quốc gia
3.2.1. Các vấn đề cơ bản về quốc gia trong luật pháp quốc tế
3.2.1.1. Định nghĩa về quốc gia
Khẳng định, trong quan hệ pháp luật quốc tế, quốc gia là chủ thể cơ bản và
quan trọng nhất, tham gia vào tất cả các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp
của luật pháp quốc tế cũng như hình thành đại đa số các quan hệ pháp lý quốc tế.
Sự xuất hiện của các quốc gia cũng như việc thiết lập quam hệ giữa những chủ
thể này là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển của luật pháp quốc tế. Chính vì vậy,
việc làm rõ định nghĩa về quốc gia sẽ là cơ sở quan trọng để xác định chủ thể
của luật pháp quốc tế.
Theo Điều 1, Công ước Montevideo ngày 26/12/1933 về quyền và nghĩa vụ
của quốc gia thì một thực thể được coi là quốc gia trong quan hệ quốc tế phải
hội đủ 4 điều kiện sau: (i) Có lãnh thổ xác định, (ii) Có dân cư cư trú ổn định và
thường xuyên; (iii) Có chính phủ; (iv) Có khả năng tham gia vào quan hệ quốc
tế một cách độc lập với các chủ thể khác. Một thực thể khi đã hội tụ đủ các yếu
tố cấu thành quốc gia sẽ trở thành một quốc gia với một đặc điểm thuộc tính
chính trị, pháp lý vốn có là thuộc tính chủ quyền.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 79


Nói một cách khái quát, quốc gia trong quan hệ pháp luật quốc tế là một
chủ thể được hình thành trên cơ các yếu tố quan trọng bao gồm: dân cư, lãnh
thổ, chính quyền và chủ quyền quốc gia. Trong đó dân cư, lãnh thổ và chính
quyền là những yếu tố vật chất và chủ quyền là thuộc tính vốn có của một quốc
gia.
3.2.1.2. Các yếu tố vật chất cấu thành quốc gia
a. Lãnh thổ
Về phương diện pháp lý quốc tế, lãnh thổ đóng vai trò vô cùng quan trọng
bởi lẽ đây là môi trường tự nhiên, là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của từng quốc
gia trong cộng đồng quốc tế. Sẽ không có sự hình thành quốc gia nếu quốc gia
đó không có lãnh thổ xác định. Lãnh thổ của một quốc gia bao gồm các bộ phận
thuộc chủ quyền của quốc gia đó bao gồm: vùng đất, vùng trời, vùng nước và
vùng trong lòng đất. Ranh giới để xác định vùng đất của một quốc gia là các
đường biên giới trên đất liền, biên giới quốc gia trên biển sẽ là ranh giới ngoài
của lãnh hải, việc xác định vùng trời và vùng trong lòng đất dựa trên mặt cắt
theo chiều thẳng đứng của các đường biên giới quốc gia trên đất liền và trên
biển. Tuy nhiên, lãnh thổ quốc gia trên đất liền là thành tố quan trọng nhất trong
lãnh thổ của một quốc gia, quyết định sự hình thành của các vùng thuộc chủ
quyền còn lại, do đó khi nói đến lãnh thổ của một quốc gia người ta thường hay
nghĩ đến lãnh thổ vùng đất.
Ví dụ, theo Điều 1, Luật Biên giới quốc gia Việt Nam năm 2003 xác định
“Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và
mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo,
các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng
nước, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Lãnh thổ của quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm, sự tồn tại của một
quốc gia trong quan hệ quốc tế được xác định dựa trên lãnh thổ, nếu mất đi lãnh
thổ quốc gia đó sẽ toàn toàn mất đi tư cách chủ thể trong quan hệ quốc tế. Bởi

ThS. Lê Thị Xuân Phương 80


lẽ, lãnh thổ chính là không gian vật chất mà tại đó chủ quyền và quyền lực của
quốc gia được thiết lập và thực hiện.
Bên cạnh đó, lãnh thổ quốc gia không phải là một thuộc tính bất biến mà có
thể thay đổi trong một số trường hợp nhất định. Cụ thể, với tư cách là một chủ
thể của luật quốc tế, các quốc gia có thể mở rộng lãnh thổ hoặc chuyển nhượng
một phần lãnh thổ của mình cho quốc gia khác. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng
này phải được tiến hành trên các cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế.
b. Dân cư
Dân cư của một quốc gia trong quan hệ pháp lý quốc tế được hiểu là một
tập thể con người sinh sống và tồn tại trên một khu vực lãnh thổ nhất định. 34 Đây
là một thành tố quan trọng và không thể thiếu để cấu thành quốc gia.
Căn cứ vào địa vị pháp lý của công dân, dân cư sẽ bao gồm 02 bộ phận chủ
yếu: (i) Công dân của quốc gia sở tại, là những cá nhân mang quốc tịch của quốc
gia đó, bộ phận này chiếm đại đa số trong dân cư của một quốc gia; (ii) người
nước ngoài, là người cư trú trên lãnh thổ nước sở tại nhưng không có quốc tịch
hoặc quốc tịch của một quốc gia khác, không phải quốc gia sở tại.
Dân cư có mối liên hệ mật thiết đến sự hình thành và phát triển của một
quốc gia, về nguyên tắc, một quốc gia sẽ không thể tồn tại nếu không có dân cư.
Chính vì vậy tư cách quốc gia của một chủ thể luật quốc tế sẽ biến mất nếu
không có dân cư hoặc dân cư di cư toàn bộ. Dân cư cũng có mối liên hệ mật
thiết với lãnh thổ, cụ thể, một lãnh thổ không có dân cư sẽ được xác định là một
lãnh thổ vô chủ hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi, trừ trường hợp lãnh thổ đó không đáp
ứng đủ các điều kiện cần thiết về tự nhiên để con người có thể hiện diện thường
xuyên tại đó.
c. Chính quyền
Chính quyền, hay chính phủ là bộ máy để thực hiện chức năng của nhà
nước trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại. Đây là thành tố không thể thiếu để xác
định tư cách quốc gia của một chủ thể, là cơ quan đại diện hợp pháp cho quốc

34
Ngô Hữu Phước (2010), Luật quốc tế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, trang 165.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 81


gia đó trong các quan hệ pháp lý quốc tế. Trong mọi trường hợp chính quyền đó
phải thực hiện quyền kiểm soát đối với dân cư và lãnh thổ, đảm bảo thực thi trên
thực tế quyền lực nhà nước.
Một chính quyền được xem là thành tố vật chất cấu thành quốc gia phải
đảm bảo được tính hữu hiện trong việc thực thi quyền lực Nhà nước. Tính hữu
hiệu đó được thực hiện thông qua việc tiến hành liên tục, trên thực tế, và trong
một thời gian dài đối với các hoạt động mang tính quyền lực nhà nước về mặc
đối nội và đối ngoại. Trong mối quan hệ với dân cư, chính quyền đó cũng đồng
thời giữ vai trò đại diện được đông đảo quần chúng nhân dân, được quần chúng
nhân dân tự nguyện, tự giác ủng hộ. Tóm lại, chính quyền phải có khả năng duy
trì và thực hiện quyền lực nhà nước đối với dân cư trên lãnh thổ quốc gia, quyền
lực này mang tính hoàn toàn, riêng biệt, không chia sẻ và loại trừ mọi sự can
thiệp từ phía các chủ thể khác của luật quốc tế.
3.2.1.3. Chủ quyền quốc gia - thuộc tính chính trị, pháp lý đặc thù
Chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị - pháp lý không thể tách rời của
quốc gia. Điều này được thể hiện qua 02 nội dung:
(1) Quyền tối cao trong lãnh thổ: Quốc gia có toàn quyền quyết định các
vấn đề trong phạm vi lãnh thổ của mình mà biểu hiện là các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp; quyền quyết định các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đời
sống vật chất và tinh thần của quốc gia; quyền đối với mọi công dân, tổ chức và
đối với chính lãnh thổ quốc gia cũng như toàn bộ tài nguyên thiên nhiên trong
lãnh thổ quốc gia mà các chủ thể khác của luật quốc tế không có quyền can
thiệp.
(2) Quyền độc lập trong quan hệ quốc tế: Các quốc gia là hoàn toàn độc lập
trong các quan hệ của luật quốc tế, không phụ thuộc vào ý chí của các quốc gia,
chủ thể khác của luật quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề đối ngoại của
mình. Các quốc gia có quyền tự do lựa chọn việc tham gia các điều ước quốc tế,
các tổ chức quốc tế, ...
3.2.2. Công nhận quốc gia trong luật pháp quốc tế

ThS. Lê Thị Xuân Phương 82


3.2.2.1. Khái quát chung về công nhận quốc gia
Công nhận quốc gia là hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia thừa
nhận sự hiện diện của một quốc gia mới trong cộng đồng quốc tế. Hành vi công
nhận quốc gia được xuất hiện trong giai đoạn phát triển của luật quốc tế hiện
đại, khi trên thế giới hình thành các quốc gia mới, đồng thời sự xuất hiện của các
quốc gia mới này dẫn đến những quan điểm khác nhau đối với các quốc gia
đang tồn tại. Chính vì vậy sự công nhận khẳng định quan điểm chính trị, ngoại
giao của các quốc gia đối với một quốc gia mới được hình thành trong quan hệ
pháp lý quốc tế.
Trên cơ sở các quan điểm pháp lý quốc tế hiện tại, có hai học thuyết về giá
trị pháp lý của công nhận quốc gia đối với việc hình thành quốc gia. Theo thuyết
cấu thành (constitutive theory), một thực thể chỉ được xem là quốc gia nếu được
công nhận. Trong khi đó, thuyết tuyên bố (declaratative theory) có quan điểm
ngược lại theo đó, một khi thực thể đã thoả mãn các điều kiện thực chất của một
quốc gia thì thực thể đó là một quốc gia trong luật pháp quốc tế, việc công nhận
chỉ là một hành vi thuần tuý chính trị mà không có giá trị pháp lý ảnh hưởng đến
sự tồn tại của quốc gia đó.
Trên thực tế, thuyết tuyên bố (declaratative theory) đang chiếm ưu thế hơn
và được cộng đồng các quốc gia tiến bộ trên thế giới thừa nhận. Hay nói cách
khác, việc công nhận không phải là yếu tố quyết định sự tồn tại của một quốc
gia. Tuy nhiên, hành vi công nhận quốc gia đóng vai trò quan trọng và không thể
thiếu trong quan hệ pháp lý quốc tế, hành vi công nhận khẳng định sự thừa nhận
của một quốc gia đối với việc tồn tại của một thành viên mới trong cộng đồng
quốc tế, thể hiện ý chí muốn thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường và ổn định
với thành viên mới trong quan hệ quốc tế.
3.2.2.2. Các thể loại, hình thức và phương pháp công nhận
Thứ nhất, các thể loại công nhận. Trong thực tiễn quan hệ pháp lý quốc tế
có nhiều thể loại công nhận khác nhau như công nhận các dân tộc đang đấu
tranh, công nhận các “chính phủ lưu vong”, công nhận các bên tham chiến, công

ThS. Lê Thị Xuân Phương 83


nhận các bên khởi nghĩa, ... Tuy nhiên, hai thể loại cơ bản và được pháp luật
quốc tế hiện đại thừa nhận là công nhận quốc gia mới thành lập và công nhận
chính phủ mới thành lập, hai thể loại công nhận này có ý nghĩa quan trọng đối
với thực tiễn ngoại giao cũng như pháp lý quốc tế35.
Thứ hai, các hình thức công nhận. Các quan điểmn pháp lý quốc tế hiện
nay thừa nhận 03 hình thức công nhận sau đây36:
(1) Công nhận de jure (công nhận pháp lý): Là công nhận quốc tế chính
thức, ở mức độ đầy đủ nhất và trong một phạm vi toàn diện nhất.
(2) Công nhận de facto (công nhận thực tế): Là công nhận quốc tế thực tế
nhưng ở mức không đầy đủ, hạn chế và trong một phạm vi không toàn diện.
(3) Công nhận ad hoc (công nhận theo vụ việc): Là hình thức công nhận
đặc biệt mà quan hê giữa các bên chỉ phát sinh trong một phạm vi nhất định
nhằm tiến hành một số công vụ cụ thể và quan hệ đó sẽ được chấm dứt ngay sau
khi hoàn thành công vụ đó.
Thứ ba, các phương pháp công nhận. Công nhận quốc gia thường được thể
hiện thông qua 02 phương pháp sau:
(1) Công nhận minh thị: Là phương pháp công nhận được thể hiện một
cách rõ ràng, minh bạch, được thực hiện bằng một hành vi rõ rệt, cụ thể của
quốc gia công nhận trong các văn bản chính thức.
(2) Công nhận mặc thị: Là phương pháp công nhận được thể hiện một cách
kín đáo, ngấm ngầm mà bên được công nhận hoặc các quốc gia và chính phủ
khác phải dựa vào các quy phạm tập quán nhất định hay các nguyên tắc suy diễn
trong sinh hoạt quốc tế mới làm sáng tỏ được ý định công nhận của bên công
nhận.
3.2.2.3. Hệ quả pháp lý của công nhận quốc gia
Như đã phân tích, công nhận quốc gia là một hành vi pháp lý đơn phương
mà việc công nhận không phải là yếu tố quyết định đến sự tồn tại của quốc gia
35
Xem thêm: Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Công pháp quốc tế (quyển 1),
NXB Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, trang 190-194
36
Xem thêm: Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Công pháp quốc tế (quyển 1),
NXB Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, trang 194-198.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 84


mới được hình thành đó, tuy nhiên trên thực tiễn quan hệ pháp lý quốc tế, vấn đề
công nhận đã dẫn đến những hệ quả cơ bản sau:
(1) Công nhận quốc gia giải quyết triệt để vấn đề về quy chế pháp lý của
đối tượng được công nhận. Qua đó, khẳng định tư cách pháp lý đầy đủ của quốc
gia được công nhận khi tham gia vào các quan hệ quốc tế.
(2) Công nhận quốc gia tạo ra những điều kiện thuận lợi để các bên thiết
lập quan hệ nhất định với nhau trong đó nổi bậc nhất là việc thiết lập quan hệ
ngoại giao.
(3) Công nhận quốc gia tạo điều kiện cho các quốc gia mới được thành lập
tham gia tích cực vào các quan hệ quốc tế, góp phần tạo điều kiện để quốc gia
này được hưởng các quyền và nghĩa vụ quốc tế tương tự như những quốc gia
khác.
3.2.3. Kế thừa quốc gia trong luật pháp quốc tế
3.2.3.1. Khái quát chung về kế thừa quốc gia
Vấn đề kế thừa quốc gia đặt ra khi có sự thay đổi triệt để về chủ quyền của
quốc gia này bằng chủ quyền của quốc gia khác trên một lãnh thổ nhất định. Sự
thay đổi này có thể là kết quả của sự xuất hiện một quốc gia mới hoặc một bộ
phận lãnh thổ của quốc gia này được chuyển giao cho quốc gia khác.
Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 2 Công ước Viên về kế thừa điều
ước quốc tế và điểm a, khoản 1, Điều 2 Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ
lưu trữ và công nợ quốc gia, kế thừa quốc gia được quy định là “sự thay thế của
một quốc gia này cho một quốc gia khác trong việc hưởng quyền và gánh chịu
trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với một lãnh thổ nhất định”. Nói cách khác, kế
thừa quốc gia là sự chuyển dịch quyền và nghĩa vụ quốc tế từ quốc gia này sang
quốc gia khác có liên quan đến vùng lãnh thổ nhất định.
Như vậy, vấn đề kế thừa quốc gia được đặt ra và giải quyết trước hết là
quan hệ giữa quốc gia để lại quyền kế thừa và quốc gia hưởng quyền kế thừa.
Đối tượng của quyền kế thừa quốc gia thường là các quyền và nghĩa vụ pháp lý
quốc tế ràng buộc các quốc gia trên cơ sở các điều ước quốc tế, liên quan đến

ThS. Lê Thị Xuân Phương 85


lãnh thổ, tài sản quốc gia, quốc tịch và quy chế thành viên tại các tổ chức quốc
tế. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ kế thừa giữa các quốc gia là những
biến cố chính trị lớn diễn ra phù hợp với những quy luật khách quan của xã hội
và tiến trình phát triển của luật pháp quốc tế. Những biến cố chính trị này dẫn
đến sự thay đổi triệt để về chủ quyền của quốc gia này bởi chủ quyền của quốc
gia khác trên một phần lãnh thổ nhất định.37 Cụ thể:
(1) Sự thay đổi về chủ quyền lãnh thổ có thể là kết quả của việc chuyển
nhượng, sáp nhập, phân tách, trao đổi một phần lãnh thổ quốc gia. Trong trường
hợp này, vấn đề kế thừa quốc gia chỉ được đặt ra đối với bộ phận lãnh thổ được
chuyển giao cho quốc gia khác theo nguyên tắc giữ nguyên các đường ranh giới
của lãnh thổ đã được xác định bởi các điều ước quốc tế.
(2) Sự thay đổi về chủ quyền lãnh thổ dẫn đến việc xuất hiện của một quốc
gia mới thông qua nhiều phương thức khác nhau như: giải phóng dân tộc, hợp
nhất quốc gia hoặc giải thể quốc gia liên bang.
Ví dụ: Cộng hòa liên bang Đức và cộng hòa dân chủ Đức hợp nhất thành
nước Đức thống nhất; Tiệp khắc được tách thành hai quốc gia mới là Séc và
Slovakia; ...
3.2.3.2. Một số vấn đề liên quan đến kế thừa quốc gia38
Thứ nhất, kế thừa trong quan hệ giữa quốc gia được hưởng quyền kế thừa
và quốc gia để lại quyền kế thừa. Trường hợp này liên quan chủ yếu đến công
nợ và tài sản quốc gia.
(1) Đối với tài sản quốc gia, được giải quyết dựa trên cơ sở các quy định
của công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ và công nợ quốc gia. Theo
đó:
(i) Đối với trường hợp kế thừa quốc gia do kết quả của phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc, quốc gia hưởng quyền kế thừa có quyền sở hữu bất
động sản của quốc gia để lại quyền kế thừa đang ở trên lãnh thổ của mình. Động
37
Xem thêm: Nguyễn Thị Kim Ngân, Chu Mạnh Hùng (2012), Giáo trình Luật quốc tế, NXB Giáo dục Việt
Nam, trang 91, 92.
38
Xem thêm: Nguyễn Bá Diến (2014), Giáo trình Công pháp quốc tế, NXB đại học quốc gia Hà Nội, trang 137 -
143.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 86


sản của quốc gia để lại quyền kế thừa liên quan đến hoạt động của quốc gia đó
trên lãnh thổ của quốc gia hưởng quyền kế thừa cũng thuộc về quốc gia này.
(ii) Đối với trường hợp hợp nhất hai hay nhiều quốc gia, tài sản của quốc
gia để lại quyền kế thừa sẽ thuộc về quốc gia hưởng quyền kế thừa.
(iii) Đối với trường hợp có sự thay đổi lớn về lãnh thổ quốc gia (một phần
hay một số phần lãnh thổ quốc gia tách ra thành quốc gia mới hoặc được chuyển
nhượng cho quốc gia khác) hay giải thể quốc gia, vấn đề kế thừa về tài sản giải
quyết trên cơ sở thỏa thuận giữa quốc gia để lại quyền kế thừa và quốc gia
hưởng quyền kế thừa.
(2) Đối với công nợ quốc gia: Luật pháp quốc tế ghi nhận việc chuyển giao
quyền kế thừa công nợ hay các nghĩa vụ tài chính của quốc gia để lại quyền kế
thừa và quốc gia hưởng quyền kế thừa theo tỷ lệ công bằng và hợp lý, có tính
đến các tài sản, quyền và lợi ích mà quốc gia này có được trên cơ sở kế thừa.
Tuy nhiên, nguyên tắc này không áp dụng đối với vấn đề kế thừa quốc gia do
kết quả của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
Thứ hai, kế thừa trong quan hệ giữa quốc gia được hưởng quyền kế thừa và
các chủ thể khác của luật quốc tế.
(1) Đối với các điều ước quốc tế: (i) Trong trường hợp kế thừa do có sự
thay đổi lớn về lãnh thổ thì các điều ước ký kết bởi quốc gia để lại kế thừa sẽ
chấm dứt hiệu lực thi hành đối với vùng lãnh thổ được chuyển giao; các điều
ước ràng buộc quốc gia hưởng quyền kế thừa sẽ áp dụng tại lãnh thổ đó. 39 (ii)
Trong trường hợp xuất hiện các quốc gia mới, quốc gia được kế thừa có quyền
tùy ý quyết định việc thực hiện hay từ chối các nghĩa vụ điều ước ràng buộc
quốc gia để lại quyền kế thừa.
(2) Đối với quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế: quốc gia mới được
thành lập không thể đương nhiên kế thừa tư cách thành viên của quốc gia để lại
quyền kế thừa tại các tổ chức quốc tế mà phải thực hiện các thủ tục gia nhập tổ
chức quốc tế. Đối với các quốc gia hình thành do kết quả của phong trào đấu

39
Điều 15, Công ước Viên 1978

ThS. Lê Thị Xuân Phương 87


tranh giành quyền dân tộc tự quyết, việc tiến hành thủ tục gia nhập mang tính
bắt buộc bởi quốc gia để lại quyền kế thừa vẫn tồn tại và vẫn là thành viên của
các tổ chức quốc tế liên quan. Trong trường hợp giải thể hoặc hợp nhất quốc gia,
vấn đề kế thừa quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế được giải quyết theo
từng trường hợp cụ thể.
Ví dụ: khi vương quốc Ấn Độ tan rã, hình thành hai quốc gia mới là Ấn Độ
và Pakistan, Ấn Độ được xác định là quốc gia duy nhất được hưởng quyền kế
thừa do đó, Ấn Độ không phải làm thủ tục gia nhập LHQ, chỉ Pakistan mới tiến
hành thủ tục trên.
2.2.4. Quyền và nghĩa vụ của quốc gia trong pháp luật quốc tế
Trong các văn kiện pháp lý quốc tế, các quyền cơ bản của quốc gia bao
gồm40:
(1) Quyền bình đẳng về chủ quyền và bình đẳng về quyền lợi với các quốc
gia khác;
(2) Quyền được tự vệ cá nhân và tự vệ tập thể;
(3) Quyền được tồn tại trong hòa bình và độc lập;
(4) Quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ;
(5) Quyền được tham gia vào việc xây dựng hệ thống pháp luật quốc tế;
(6) Quyền được tự do quan hệ với các chủ thể khác của luật quốc tế;
(7) Quyền dân tộc tự quyết;
(8) Quyền được tham gia vào các tổ chức quốc tế; ...
Bên cạnh đó, các quốc gia cũng có những ràng buộc pháp lý quốc tế nhất
định về mặt nghĩa vụ, cụ thể như41:
(1) Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác;
(2) Không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực;
(3) Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác;
(4) Hợp tác hữu nghị với các quốc gia nhằm duy trì hòa bình và an ninh
quốc tế;
40
Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2015, trang 62 - 63.
41
Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2015, trang 63.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 88


(5) Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ quốc tế;
(6) Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình; ...
Khi thực hiện những quyền và nghĩa vụ nêu trên, các quốc gia có thể thực
hiện một cách độc lập theo ý chí của mình, hoặc cùng với các quốc gia khác
phối hợp thực hiện. Tuy nhiên, dù độc lập hay liên kết thực hiện những quyền và
nghĩa vụ thì việc thực hiện đó không được ảnh hưởng đến phạm vi chủ quyền
quốc gia của họ và các quốc gia khác. Ngoài ra, trong quan hệ quốc tế, các quốc
gia có thể tự hạn chế những quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình đối với những
lĩnh vực và phạm vi nhất định, với điều kiện việc hạn chế đó không trái với các
quy định chung của luật quốc tế (Ví dụ: các quốc gia theo đuổi chính sách trung
lập, không liên kết. Thụy Sĩ đã tuyên bố quốc gia mình trung lập vĩnh viễn từ
năm 1815, Áo đưa ra tuyên bố trung lập từ năm 1955. Nước trung lập được nhìn
nhận bằng cách ra tuyên bố đặc biệt với tất cả các nước trên thế giới và phải
thực hiện đầy đủ những cam kết của nước trung lập). Bên cạnh đó, các quốc gia
cũng có thể gánh vác thêm những quyền lợi và nghĩa vụ bổ sung nhằm duy trì
hòa bình và an ninh quốc tế (Ví dụ: lực lượng lính “mũ nồi xanh” Việt Nam
tham gia nhiệm vụ giữ gìn hòa bình của LHQ tại Châu Phi).
3.3. Tổ chức quốc tế liên chính phủ
3.3.1. Khái quát chung về tổ chức quốc tế liên chính phủ
Từ lịch sử phát triển của các quan hệ quốc tế, có thể nhận thấy, các tổ chức
quốc tế liên chính phủ xuất hiện từ khá sớm vào giai đoạn pháp luật quốc tế thời
cận đại. Tuy nhiên, phải đến sau Chiến tranh thế giới thứ II các tổ chức quốc tế
liên chính phủ mới bắt đầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình một cách toàn
diện trong đời sống quốc tế mà điển hình đầu tiên là Hội quốc liên. Hiện nay, tổ
chức quốc tế liên chính phủ là chủ thể đóng vai trò rất quan trọng trong quan hệ
quốc tế, đặc biệt là quá trình toàn cầu hoá.
Tổ chức liên quốc tế liên chính phủ là chủ thể liên kết các quốc gia độc lập
cũng như các chủ thể khác của luật quốc tế, được thành lập trên cơ sở các điều
ước quốc tế và có quyền năng chủ thể của luật quốc tế. Các tổ chức quốc tế liên

ThS. Lê Thị Xuân Phương 89


chính phủ có cơ cấu chặt chẽ, phù hợp nhằm duy trì hoạt động thường trực để
đạt được những mục đích, tôn chỉ mà tổ chức đó đặt ra.
Để được coi là chủ thể của luật quốc tế, các tổ chức quốc tế liên chính phủ
phải thỏa mãn được các tiêu chí sau42:
(1) Chủ thể đó phải được thành lập bởi các Quốc gia;
(2) Chủ thể đó phải được thành lập trên cơ sở một điều ước quốc tế;
(3) Chủ thể đó phải có ý chí riêng biệt với các Quốc gia Thành viên (a
distinct will).
(4) Thành viên của thực thể đó phải là các quốc gia hoặc các tổ chức
quốc tế khác; và
(5) Phải có quyền năng thông qua các quy tắc (norms) theo nghĩa rộng áp
đặt lên các quốc gia thành viên.
Tổ chức quốc tế liên chính phủ là chủ thể phái sinh của luật quốc tế,
được hình thành trên cơ sở chủ thể cơ bản (và chủ thể khác) của luật quốc tế
chứ không được hình thành một cách tự nhiên như quốc gia.
3.3.2. Địa vị pháp lý của tổ chức quốc tế liên chính phủ
Tổ chức quốc tế liên chính phủ có tư cách chủ thể luật quốc tế, tư cách chủ
thể này phát sinh trên cơ sở điều ước quốc tế thành lập tổ chức và thời điểm phát
sinh tư cách chủ thể của nhóm chủ thể này là kể từ khi điều ước quốc tế thành
lập tổ chức có hiệu lực. Theo ICJ một tổ chức quốc tế liên chính phủ có tư cách
chủ thể của luật quốc tế khi tổ chức đó hội tụ các yếu tố sau:43
(1) Tư cách chủ thể của tổ chức quốc tế liên chính phủ đó được thể hiện
một cách rõ ràng trong văn kiện thành lập tổ chức;
(2) Tư cách chủ thể là cần thiết nhằm tạo điều kiện thực hiện các mục đích
và đối tượng cụ thể hoặc ngụ ý;
(3) Tư cách chủ thể cần thiết cho việc thực hiện các nghĩa vụ của tổ chức;

42
Jan Klappers, An Introduction to International Institutional Law (CUP 2002) 9 – 13, Philippe Sands & Pierre
Klein, Bowett’s Law of International Institutions (6th ed., Sweet & Maxwell 2009), p 15 – 16.
43
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Công pháp quốc tế (quyển 1), NXB Hồng Đức, trang 219.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 90


(4) Tư cách chủ thể phù hợp với thực tiễn của các quốc gia trong quan hệ
quốc tế đối với tổ chức quốc tế liên quan.
Điều ước quốc tế thành lập nên tổ chức quốc tế luôn bao gồm điều khoản
cho phép tổ chức quốc tế đó được hưởng các chế độ pháp lý cần thiết trên lãnh
thổ của mỗi quốc gia thành viên để tổ chức quốc tế đó thực hiện tốt các chức
năng và đạt được mục đích của mình.
Tổ chức quốc tế được ký các điều ước quốc tế với các quốc gia trong đó
bao gồm cả những quốc gia không phải là thành viên của tổ chức; được giải
quyết tranh chấp giữa các nước thành viên, được nhận cơ quan đại diện và quan
sát viên thường trực của các quốc gia chưa là thành viên của mình; được hưởng
những miễn trừ và ưu đãi ngoại giao trên cơ sở hiệp định về ưu đãi và miễn trừ
dành cho tổ chức quốc tế ký với quốc gia nơi tổ chức đặt trụ sở; được quyền trao
đổi đại diện với các tổ chức quốc tế liên quốc gia khác và được yêu cầu kết luận
tư vấn của Tòa án quốc tế.
3.4. Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết
Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết hay còn được gọi là các
dân tộc đang đấu tranh giành độc lập. Khẳng định “Quyền dân tộc tự quyết” là
một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Do đó, các dân tộc đang
đấu tranh vì một nền độc lập và tự do chân chính có thể trở thành chủ thể của
luật quốc tế hiện đại. Trong quan hệ quốc tế, các dân tộc đang đấu tranh giành
độc lập này tham gia rất hạn chế. Hầu như họ tham gia chỉ với một cơ sở pháp lý
duy nhất là quyền dân tộc tự quyết. Do đó, chủ thể này còn được xem là chủ thể
hạn chế của luật quốc tế.
Để trở thành chủ thể của luật quốc tế hiện đại thì các dân tộc phải hội đủ
các điều kiện sau:
(1) Phải là các dân tộc đang bị đô hộ, nô dịch và bị áp bức;
(2) Đã và đang đứng lên đấu tranh; và
(3) Đã thành lập được cho mình một cơ quan lãnh đạo đại diện cho dân tộc
mình.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 91


Như vậy, các dân tộc đang bị đô hộ muốn trở thành chủ thể của luật quốc tế
thì phải có cơ quan lãnh đạo thực hiện quyền năng cho một cuộc đấu tranh đòi
quyền tự quyết và nó phải gắn liền với thực tế của một cuộc đấu tranh. Do vậy,
khi hội tụ đủ ba điều kiện nêu trên thì mặc nhiên, các dân tộc này trở thành chủ
thể của luật quốc tế, chứ không phụ thuộc vào việc công nhận của các quốc gia
khác.
Các quyền quốc tế cơ bản của các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập:
(1) Được thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình trong bất cứ hình thức nào,
dưới bất kỳ dạng nào, kể cả việc áp dụng các biện pháp nhằm chống lại các quốc
gia đang cai trị mình;
(2) Quyền được luật pháp quốc tế bảo vệ, và được sự giúp đỡ từ các quốc
gia, các tổ chức quốc tế, các dân tộc và nhân dân trên thế giới;
(3) Quyền được thiết lập các quan hệ chính thức với các chủ thể của luật
quốc tế hiện đại;
(4) Quyền được tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế và hội nghị
quốc tế;
(5) Quyền được tham gia xây dựng những quy phạm pháp luật quốc tế, và
được thi hành một cách độc lập những quy phạm pháp luật quốc tế.
Bên cạnh các quyền nêu trên thì các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập
cũng phải có những nghĩa vụ quốc tế tương ứng như: tôn trọng các quyền cơ bản
của các quốc gia khác; tuân thủ các cam kết quốc tế...
Như vậy, các dân tộc bị đô hộ khi đứng lên đấu tranh và thành lập được cơ
quan lãnh đạo phong trào thì nó trở thành chủ thể của luật quốc tế hiện đại.
Quyền năng chủ thể của nó gắn liền với sự tồn tại trên thực tế của cuộc đấu
tranh chứ không phụ thuộc vào việc nó đã thành lập được một quốc gia độc lập
hay chưa, hoặc không phụ thuộc vào sự công nhận của quốc gia khác. Quyền
năng này được quy định và đảm bảo thực hiện bởi các quy phạm pháp luật quốc
tế.
3.5. Tòa thánh Vatican

ThS. Lê Thị Xuân Phương 92


Tòa thánh Vatican là một chủ thể đặc biệt của luật quốc tế, xuất phát từ
những đặc điểm riêng biệt của tôn giáo. Cụ thể, giáo hội công giáo La Mã mà
người đại diện là hoàng có trung tâm hành chính đặt tại thành phố Vatican -
Thuật ngữ “Tòa thánh Vatican” dùng để chỉ cơ quan trung ty, của Giáo hội chứ
không phải là chỉ thành phố Vatican - một vị hành chính. Thành phố Vatican
(City of Vatican) không thỏa mãn các yếu tố cấu thành quốc gia theo luật quốc
tế. Mặc dù theo Hiệp ước Lateran 1929, chính phủ Ý trao cho Giáo hội một
vùng lãnh thổ được xác định là thành phố Vatican, nhưng thành phố Vatican
không có dân cư ổn định theo nghĩa của yếu tố cấu thành dân cư. Dân cư của
thành phố Vatican chủ yếu là các giáo sĩ phục vụ cho Giáo hội được mang quốc
tịch Vatican do bộ nhiệm và quốc tịch này chấm dứt khi họ bị ngừng bổ nhiệm.
Những người này sẽ trở lại quốc tịch cũ hoặc sẽ mang quốc tịch Ý nếu không có
quốc tịch khác theo luật của Ý .
Như vậy, không tồn tại một khái niệm quốc gia Vatican trong luật quốc tế.
Tuy nhiên, thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy Tòa thánh Vatican (khác với
thành phố Vatican) được coi là chủ thể của luật quốc tế trong các quan hệ mà
Tòa thành tham gia, Tòa thánh Vatican là thành viên ký kết các điều Ước quốc
tế (ví dụ: Công tước Vienna 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Vienna 1963
về quan hệ lãnh sự, Công ước Geneva 1919 về bao hộ nạn nhân chiến tranh), là
thành viên của nhiều tổ chức quốc tế ( ví dụ UNCTAD, WIPO, IAEA ), là quan
sát viên của nhiều tổ chức quốc tế (LHQ, WHO, UNESCO, FAO). Tòa thánh
Vatican có quan hệ ngoại giao với 179 quốc gia trên thế giới.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 93


CÂU HỎI ÔN TẬP

3.1. Câu hỏi tự luận

1. Nêu và phân tích các yếu tố cấu thành quốc gia theo pháp luật quốc tế?

2. Phân tích vấn đề công nhận trong luật quốc tế, liên hệ thực tiễn và nêu
quan điểm của cá nhân em về vấn đề này?

3. So sánh hình thức công nhận de facto và công nhận de jure, những ảnh
hưởng của hai hình thức công nhận này đến địa vị pháp lý quốc tế của quốc gia
được công nhận?

4. Phân tích chế định kế thừa quốc gia trong luật quốc tế, đánh giá những
hệ quả pháp lý của việc kế thừa quốc gia?

5. Phân tích mối liên hệ giữa chủ thể cơ bản của luật quốc tế và chủ thể
phái sinh của luật quốc tế.

3.2. Câu hỏi nhận định

Các nhận định sau đây là đúng hay sai, giải thích tại sao?

1. Quốc gia là chủ thể cơ bản của luật quốc tế.

2. Chủ quyền quốc gia không phải là yếu tố vật chất cấu thành lãnh thổ
quốc gia.

3. Công nhận quốc gia là hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia.

4. Công nhận quốc gia là yếu tố quyết định sự tồn tại của một quốc gia mới
được thành lập.

5. Công nhận adhoc chỉ có giá trị đối với vấn đề được công nhận.

3.3. Câu hỏi trắc nghiệm

Chọn câu trả lời đúng nhất trong các lựa chọn sau:

ThS. Lê Thị Xuân Phương 94


1. Trong các chủ thể sau, chủ thể nào là chủ thể cơ bản của Luật quốc
tế?

A. Việt Nam

B. EU

C. Đài Loan

D. Tòa thánh Vatican

2. Lựa chọn câu trả lời đúng nhất về những yếu tố cấu thành quốc gia
được cấu thành bởi các yếu tố nào sau đây?

A. Lãnh thổ xác đinh; Dân cư ổn định; Có chính phủ; Khả năng tham gia
độc lập vào các quan hệ quốc tế

B. Vùng đất; Vùng nước; Vùng trời; Vùng lòng đất

C. Độc lập trong việc quyết định các vấn đề đối nội và đối ngoại.

D. Có chính phủ; Có dân cư ổn định; Có đầy đủ các bộ phận cấu thành lãnh
thổ

3. Trong các yếu tố sau, đâu không phải là yếu tố vật chất cấu thành
quốc gia?

A. Lãnh thổ

B. Dân cư

C. Chính phủ

D. Chủ quyền

4. Hình thức công nhận quốc gia nào sau đây chỉ có giá trị đối với một
vấn đề cụ thể?

A. Công nhận de jure

ThS. Lê Thị Xuân Phương 95


B. Công nhận de facto

C. Công nhận ad hoc

D. Tất cả các phương án trên đều đúng

5. Trong trường hợp nào sau đây quốc gia được kế thừa có quyền kế
thừa đối với toàn bộ tài sản của quốc gia để lại thừa kế?

A. Kế thừa do phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

B. Kế thừa do sự chia tách lãnh thổ

C. Kế thừa do việc chuyển nhượng lãnh thổ

D. Kế thừa do xâm chiếm lãnh thổ

6. Trong các chủ thể sau, chủ thể nào là chủ thể phái sinh của Luật
quốc tế?

A. Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE)

B. Liên minh châu Phi (AU)

C. Khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây (Trung Quốc)

D. Tòa thánh Vatican

7. Điều kiện cấu thành tổ chức quốc tế liên chính phủ là?

A. Được thành lập bởi các quốc gia

B. Được thành lập trên cơ sở một điều ước quốc tế

C. Chủ thể đó phải có ý chí riêng biệt với các Quốc gia Thành viên

D. Tất cả các phương án trên

8. Điều kiện để được công nhận là một dân tộc đang đấu tranh giành
quyền tự quyết là?

ThS. Lê Thị Xuân Phương 96


A. Phải là các dân tộc đang bị đô hộ, nô dịch và bị áp bức

B. Đã và đang đứng lên đấu tranh

C. Đã thành lập được cho mình một cơ quan lãnh đạo đại diện cho dân tộc
mình

D. Tất cả các phương án trên

9. Tòa thánh Vatican là loại chủ thể nào của luật quốc tế?

A. Chủ thể cơ bản

B. Chủ thể phái sinh

C. Chủ thể đặc biệt

D. Chủ thể không đầy đủ

10. Tổ chức liên chính phủ nào đóng vai trò quan trọng nhất hiện nay?

A. Liên hợp quốc (UN)

B. Liên minh châu Âu (EU)

C. Liên minh châu Phi (AU)

D. Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương (PIF)

ThS. Lê Thị Xuân Phương 97


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ước Montevideo ngày 26/12/1933 về quyền và nghĩa vụ của
quốc gia.
2. Công ước Viên về kế thừa điều ước quốc tế năm 1978.
3. Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ và công nợ quốc
gia năm 1983.
4. Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật quốc tế, NXB Công
an nhân dân.
5. Ngô Hữu Phước (2010), Luật quốc tế, NXB chính trị quốc gia.
6. Nguyễn Bá Diến (2014), Giáo trình Công pháp quốc tế, NXB đại
học quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Kim Ngân, Chu Mạnh Hùng (2012), Giáo trình Luật
quốc tế, NXB Giáo dục Việt Nam.
8. Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình
Công pháp quốc tế (quyển 1), NXB Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 98


CHƯƠNG 4. LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG
LUẬT QUỐC TẾ
 Mục tiêu cần đạt được của chương:
- Nêu và phân tích được các vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến lãnh thổ
quốc gia.
- Nắm rõ được phương thức xác lập chủ quyền lãnh thổ theo nguyên tắc
chiếm hữu thực sự và liên hệ được đến các trường hợp cụ thể của Việt Nam.
- Nắm được các vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến biên giới quốc gia và
vai trò của nguyên tắc Uti Posidetis trong việc phân định biên giới.
- Xác định được các vấn đề pháp lý liên quan đến biên giới Việt Nam.
- Phân định được các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc
gia theo UNCLOS 1982.
- Xác định được phương thức phân định biển trong trường hợp bờ biển
quốc gia ven biển đối diện hoặc liền kề với bờ biển của quốc gia khác.
4.1. Những vấn đề pháp lý cơ bản về lãnh thổ quốc gia
4.1.1. Khái quát chung về lãnh thổ quốc gia
Luật quốc tế về lãnh thổ, biên giới là một ngành luật độc lập trong hệ thống
pháp luật quốc tế, bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy pháp pháp luật quốc tế
điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế về
các vấn đề pháp lý liên quan đến lãnh thổ nói chung, lãnh thổ và biên giới quốc
gia nói riêng. Trong hệ thống pháp luật quốc tế, luật quốc tế về lãnh thổ, biên
giới quốc gia giữ vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần xác định thành tố cơ bản
nhất để cấu thành quốc gia, chủ thể cơ bản của luật quốc tế.
Pháp luật quốc tế ghi nhận các thành tố cơ bản cấu thành quốc gia bao
gồm: lãnh thổ xác định, dân cư thường xuyên, có chính phủ và có năng lực tham
gia vào các quan hệ quốc tế với các chủ thể khác. 44 Qua đó, xác định lãnh thổ là
thành tố quan trọng và không thể thiếu của mỗi quốc gia. Lãnh thổ và biên giới

44
Điều 1, Công ước Mongtevideo năm 1933.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 99


quốc gia không thể tách rời với chủ quyền quốc gia, là vấn đề thiêng liêng, quan
trọng nhất và bất khả xâm phạm đối với mỗi quốc gia, dân tộc.
Nếu như luật pháp quốc tế hiện đại ghi nhận lãnh thổ là toàn bộ trái đất,
bao gồm các bộ phận cấu thành vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng trong lòng
đất và khoảng không vũ trụ thì lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất với
phạm vi không gian được giới hạn bởi các đường biên giới quốc gia và được
quản lý bởi một cơ quan quyền lực đặc biệt của nhà nước.45 Lãnh thổ quốc gia là
nền tảng vật chất, là môi trường cho mỗi Quốc gia tồn tại và phát triển trong
mối quan hệ tất yếu trên nhiều phương diện với các quốc gia láng giềng, khu
vực và quốc tế. Trong đó, lãnh thổ quốc gia được tạo thành từ: vùng đất, vùng
nước (nội thủy, lãnh hải), vùng trời, và vùng trong lòng đất.
4.1.2. Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia
Như định nghĩa nêu trên, lãnh thổ của quốc gia được cấu thành bởi các bộ
phận sau :
Thứ nhất, lãnh thổ vùng đất.
Lãnh thổ vùng đất của một quốc gia là toàn bộ vùng đất liền của lục địa và
các đảo (ven bờ, hoặc xa bờ) thuộc chủ quyền của quốc gia. Đối với quốc gia
quần đảo thì vùng đất sẽ là tập hợp tất cả các đảo thuộc chủ quyền của quốc gia
đó. Việc xác định lãnh thổ vùng đất của một quốc gia dựa trên các đường biên
giới quốc gia được ký kết bằng những hiệp ước song phương và đa phương với
các quốc gia láng giềng, hoặc bằng các tuyên bố đơn phương đối với trường hợp
lãnh thổ đó là các đảo.
Về phương diện pháp lý quốc tế, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt
đối đối với lãnh thổ vùng đất. Quốc gia có lãnh thổ là chủ thể quốc tế duy nhất
có quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các vấn đề pháp lý liên quan
đến lãnh thổ và vùng đất của quốc gia.
Thứ hai, lãnh thổ vùng nước.

Mohammad Raoof Heidari Far, Concept of Territory in Global Era, Geopolitics Quarterly, Volume : 7, No 4,
45

Winter 2011, p121.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 100


Lãnh thổ vùng nước của một quốc gia là toàn bộ vùng nước nằm bên trong
đường biên giới của quốc gia. Xuất phát từ vị trí địa lý khác biệt của mỗi quốc
gia nên lãnh thổ vùng nước của mỗi quốc gia không giống nhau. Cụ thể: Thông
thường sẽ có 04 loại lãnh thổ vùng nước đối với các quốc gia bao gồm: vùng
nước nội địa, vùng nước biên giới, vùng nước nội thủy và vùng nước lãnh hải.
Tuy nhiên 02 lãnh thổ vùng nước là nội thủy và lãnh hải chỉ đặc biệt giành riêng
cho các quốc gia có biển (quốc gia ven biển và quốc gia quần đảo), đây là hai
vùng nước quan trọng cấu thành lãnh thổ quốc gia trên biển. Cụ thể nội dung
của từng loại vùng nước được thể hiện như sau:
Một là, vùng nước nội địa. Vùng nước nội địa của quốc gia bao gồm toàn
bộ phần nước ở các sông, hồ, kênh, rạch … kể cả tự nhiên và nhân tạo nằm
trong vùng đất hoặc biển nội địa thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của
quốc gia.
Đối với các kênh đào quốc tế và eo biển quốc tế, xuất phát từ vị trí địa lý
đặc biệt của các vùng nước này, khi chúng nằm trên các đường hàng hải quốc tế
nên các phương tiện bơi của tất cả các quốc gia đều có quyền “đi qua không gây
hại” theo nguyên tắc tự do hàng hải.46
Hai là, Vùng nước biên giới. Vùng nước biên giới bao gồm nước ở sông,
hồ, kênh, rạch, biển nội địa, ... nằm trong khu vực biên giới tiếp liền giữa các
quốc gia hữu quan. Về bản chất vùng nước này là vùng nước nội địa, nhưng do
vị trí đặc biệt của chúng nên người ta gọi là vùng nước biên giới. Việc chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt đối với vùng nước bên trong biên giới phải có sự đồng
thuận của các bên hữu quan. Trên thực tế, các quốc gia có chung vùng nước
biên giới sẽ ký kết với nhau các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương
để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến việc quản lý, khai thác, sử dụng và
bảo vệ vùng nước biên giới. Chính vì vậy, trong vùng nước này quốc gia có chủ
quyền hoàn toàn, đầy đủ nhưng không tuyệt đối như trong vùng nước nội địa.

46
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Công pháp quốc tế (quyển 1), NXB Hồng Đức, năm 2017, trang
231.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 101


Ba là, vùng nước nội thủy. Vùng nước nội thủy là bộ phận lãnh thổ trên
biển của một quốc gia, với chiều rộng được được xác định bởi một bên là đường
cơ sở và một bên là bờ biển của quốc gia ven biển 47. Vùng nước này có khá
nhiều bộ phận như: các cảng biển, các vũng đậu tàu, vịnh thiên nhiên, vịnh lịch
sử, vùng nước lịch sử, ... Đối với các quốc gia quần đảo thì vùng nước nội thủy
là toàn bộ vùng biển nằm trong đường cơ sở của quốc gia quần đảo.
Về vị trí địa lý và địa vị pháp lý, nội thủy gắn liền với đất liền và là bộ
phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và
tuyệt đối của quốc gia (trừ một số trường hợp đặc biệt. Ví dụ như: trong vùng
nước quần đảo tàu thuyền nước ngoài được hưởng quyền quá cảnh). Chính vì
vậy, mọi luật lệ, quy chế được ban hành trên đất liền đều được áp dụng ở vùng
nước nội thủy mà không có bất kỳ ngoại lệ nào.
Bốn là, vùng nước lãnh hải. Cùng với nội thủy, vùng nước lãnh hải là một
bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia trên biển. Lãnh hải có chiều rộng được xác
định bởi một bên là đường cơ sở và một bên là ranh giới phía ngoài của lãnh hải.
Trong trường hợp quốc gia không đối diện hoặc tiếp giáp với bất kỳ quốc gia
nào trên biển, chiều rộng của lãnh hải được xác định là một vùng rộng 12 hải lý
tính từ đường cơ sở và ranh giới phía ngoài của lãnh hải được xác định là đường
biên giới quốc gia trên biển.48
Về phương diện chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ, lãnh hải quốc gia
thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia. Trong vùng lãnh hải, tàu
thuyền của các quốc gia có biển hay không có biển đều được hưởng quyền “đi
qua không gây hại”. (Xem thêm mục 5.4 về các vùng biển thuộc chủ quyền
quốc gia).
Thứ ba, lãnh thổ vùng trời
Vùng trời của quốc gia là toàn bộ khoảng không gian bao trùm lên vùng đất
và vùng nước của quốc gia. Quốc gia có quyền xác định chủ quyền hoàn toàn và
riêng biệt của mình trên vùng trời trên cơ sở thông lệ quốc tế. Hiện nay, pháp
47
Điều 8, Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982.
48
Điều 3, Điều 4, Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 102


luật quốc tế chưa có quy định thống nhất về giới hạn độ cao cho lãnh thổ vùng
trời. Tuy nhiên, trong thực tiễn pháp lý quốc tế người ta giới hạn độ cao cho
vùng không phận vào khoảng từ 100 đến 110km, tức là tới tầm hoạt động của
các con tàu vũ trụ.49 Đối với Việt Nam, độ cao của vùng trời đã được tuyên bố
trong Tuyên bố về vùng trời ngày 5/6/1984 và Luật Biên giới Quốc gia ngày
17/6/2003.
Trong lãnh thổ vùng trời, quốc gia có chủ quyền tối cao và trọn vẹn trong
việc thiết lập và thực hiện các quyền năng về chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
cũng như giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến vùng trời quốc gia. Cụ thể,
quốc gia có toàn quyền điều chỉnh, cho phép và kiểm soát mọi hoạt động hàng
không, vũ trụ, kể cả hàng không dân dụng, phi thương mại, cứu hộ cứu nạn, ...
Bên cạnh đó, mọi phương tiện bay nước ngoài được phép hoạt động trên lãnh
thổ vùng trời của một quốc gia đều phải tuân thủ tuyệt đối pháp luật của quốc
gia sở tại.
Thứ tư, lãnh thổ vùng lòng đất
Lãnh thổ vùng lòng đất là toàn bộ phần đất nằm dưới vùng đất và vùng
nước thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia và nó được kéo dài
đến tận tâm trái đất.
Ngoài các vùng lãnh thổ tự nhiên như đã nêu trên, lãnh thổ của một quốc
gia còn bao gồm một số bộ phận đặc biệt như các tàu thuyền, máy bay quân sự,
công vụ hoặc dấu hiệu đặc biệt của quốc gia, các đường cáp, ống dẫn, công trình
thiết bị của quốc gia nằm phía ngoài lãnh thổ quốc gia như các vùng biển quốc
tế, vùng Nam cực, khoảng không gian vũ trụ, ... Các bộ phận này còn được gọi
với các tên gọi như: lãnh thổ bơi, lãnh thổ bay, hay lãnh thổ di động, ...
4.1.3. Bản chất pháp lý của lãnh thổ quốc gia
a. Các học thuyết về chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ
Quốc gia có quyền lực tối cao đối với lãnh thổ của mình, trong các thời kỳ
lịch sử khác nhau đã có các quan điểm khác nhau về quyền lực tối cao của quốc

49
Nguyễn Bá Diến (2013), Giáo trình Công pháp quốc tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, trang 436.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 103


gia đối với lãnh thổ quốc gia. Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý quốc tế có 03
học thuyết cơ bản là thuyết tài vật, thuyết cai trị và thuyết thẩm quyền.
Thứ nhất, học thuyết tài vật
Học thuyết tài vật được hình thành trong giai đoạn phong kiến, qua đó, học
thuyết này xem lãnh thổ quốc gia như một loại tài sản thuộc sở hữu quốc gia.
Do đó, quốc gia có quyền chiếm hữu, sử dụng, và định đoạt theo ý chí của mình
đối với lãnh thổ quốc gia.
Ví dụ: Năm 1306, vua Chiêm Thành là Chế Mân đem 2 châu Ô, châu Lý
làm quà sính lễ để cưới Huyền Trân Công chúa, đó là vùng đất nam Quảng Trị
và Thừa Thiên Huế ngày nay. Qua đó có thể nhận thấy Vua Chiêm Thành xem
đất đai là một loại tài sản có thể tặng cho bất cứ lúc nào.
Thứ hai, học thuyết cai trị
Học thuyết cai trị được hình thành trong giai đoạn đầu của thời kỳ chủ
nghĩa tư bản, theo đó, học thuyết này xác định lãnh thổ của quốc gia là khoảng
không gian mà trong đó tồn tại quyền lực của quốc gia. Do đó, quốc gia có
quyền cai trị phạm vi lãnh thổ của mình. Thuyết này cho rằng lãnh thổ không
phải là một vật thuộc quyền sở hữu của quốc gia mà nó chính là phạm vi cai trị
của quốc gia, quyền lực của quốc gia ảnh hưởng tới đâu thì lãnh thổ quốc gia
mở rộng tới đó.
Thứ ba, học thuyết thẩm quyền
Học thuyết thẩm quyền được hình thành vào đầu thế kỷ thứ XX. Học
thuyết này xem lãnh thổ của quốc gia chỉ là khái niệm tương đối. Cụ thể, trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia không chỉ tồn tại quyền lực của quốc gia sở tại mà
còn tồn tại quyền lực của quốc gia khác (mặc dù quyền lực này rất hạn chế).
Học thuyết này biện minh cho hành vi của các quốc gia tư bản phát triển can
thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác như các quốc gia thuộc địa, quốc
gia nghèo, kém phát triển, ...
Theo luật quốc tế hiện đại thì quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ
(chủ quyền quốc gia) là một thuộc tính vốn có và không thể tách rời của quốc

ThS. Lê Thị Xuân Phương 104


gia. Do đó, cần phải xem xét vấn đề lãnh thổ quốc gia trong mối quan hệ qua lại
chặt chẽ về vị trí, vai trò xã hội của nó đối với thực tế tồn tại của cộng đồng. Nói
chung, lãnh thổ quốc gia là sự thể hiện chủ quyền của quốc gia ở cả hai phương
diện vật chất và quyền lực.
Quyền lực của quốc gia được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ, thông qua
hệ thống các cơ quan nhà nước. Không một quốc gia nào khác có thể áp đặt
quyền lực của họ trên lãnh thổ quốc gia này, trừ những hoạt động hợp pháp
được quốc gia sở tại cho phép.
Lãnh thổ quốc gia đồng thời cũng thuộc quyền sở hữu của quốc gia. Chỉ có
quốc gia mới có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt vấn đề lãnh thổ trên cơ
sở phù hợp với sự lựa chọn và lợi ích của cộng đồng dân cư sống ở đó.
b. Quy chế pháp lý đối với lãnh thổ quốc gia
Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia là biểu hiện và là sự cụ thể hóa
quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ, là chủ quyền không thể phân chia
và tước đoạt của quốc gia trong quan hệ quốc tế, được luật quốc tế thừa nhận và
đảm bảo thực hiện. Hay nói cách khác, quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia là
tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế và quy phạm pháp luật
quốc gia nhằm thiết lập và điều chỉnh chế độ quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ
và định đoạt các vấn đề pháp lý liên quan đến lãnh thổ quốc gia. Nội dung chủ
yếu về quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia bao gồm nguyên tắc bất khả xâm
phạm và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và các nội dung khác. Cụ thể:
Thứ nhất, nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ.
Đây là nguyên tắc bắt nguồn từ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia
đối với lãnh thổ và các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, được ghi nhận trong
Tuyên bố năm 1970 của Đại hội đồng LHQ và Hiến chương LHQ.
Bất khả xâm phạm lãnh thổ quốc gia có nghĩa là trong quan hệ quốc tế các
quốc gia không được sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để xâm phạm lãnh thổ
quốc gia khác. Còn toàn vẹn lãnh thổ có nghĩa là tất cả các quốc gia đều có

ThS. Lê Thị Xuân Phương 105


nghĩa vụ tuân thủ pháp luật quốc tế, không tiến hành các hành động đe dọa hoặc
xâm phạm đến lãnh thổ quốc gia khác như thôn tính, chia chắt lãnh thổ, ...
Thứ hai, nội dung quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia.
Một là, quốc gia có quyền hoàn toàn tự do lựa chọn cho mình một chế độ
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng dân
cư sống trên lãnh thổ đó mà không có sự can thiệp, áp đặt dưới bất kỳ hình thức
nào từ phía bên ngoài.
Hai là, quốc gia có quyền tự do lựa chọn phương hướng phát triển của đất
nước, thực hiện cải cách kinh tế - xã hội phù hợp với các đặc điểm của quốc gia.
Các quốc gia khác phải có nghĩa vụ tôn trọng sự lựa chọn đó.
Ba là, quốc gia có quyền quy định chế độ pháp lý cho từng vùng lãnh thổ
quốc gia.
Bốn là, quốc gia có quyền sở hữu đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên và
các tư liệu sản xuất, trong đó bao gồm cả quyền về khai thác, bảo quản, sử dụng
và xuất khẩu các tài nguyên thiên nhiên đó một cách độc lập.
Năm là, quốc gia có quyền thực hiện quyền tài phán đối với mọi công dân,
tổ chức (kể cả người nước ngoài và các tổ chức quốc tế) hiện đang ở trong phạm
vi lãnh thổ quốc gia. Những thực thể này phải tuyệt đối phục tùng quyền lực của
quốc gia, trừ những trường hợp có điều ước quốc tế mà quốc gia đó ký kết hoặc
tham gia có quy định khác;
Sáu là, quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp.
Ngay cả trường hợp quốc gia cho phép đầu tư nước ngoài hoặc sự hoạt động của
các công ty đa quốc gia...thì quốc gia cũng có quyền điều chỉnh, kiểm soát đầu
tư cho phù hợp với mục đích của quốc gia, kể cả việc quốc hữu hóa, tịch thu tài
sản của người nước ngoài có bồi thường hoặc không bồi thường...
Bên cạnh các quyền nêu trên, quốc gia phải có trách nhiệm chú ý đến môi
trường xung quanh, cũng như những lợi ích của các quốc gia khác trên cơ sở
tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại.
4.1.4. Vấn đề thay đổi lãnh thổ quốc gia

ThS. Lê Thị Xuân Phương 106


Thay đổi lãnh thổ quốc gia được hình thành trong quá trình vận động của
lịch sử, gắn liền với cộng đồng dân cư nhất định. Mặc dù lãnh thổ quốc gia là ổn
định, toàn vẹn và bất khả xâm phạm tuy nhiên lãnh thổ quốc gia vẫn có thể thay
đổi trong một số trường hợp nhất định trên cơ sở pháp luật quốc tế và pháp luật
quốc gia. Trước đây, khi luật quốc tế còn thừa nhận quyền chiến tranh trong
việc giải quyết các tranh chấp quốc tế , bao gồm cả tranh chấp về lãnh thổ, biên
giới thì cơ sở của việc thay đổi lãnh thổ quốc gia chủ yếu là các cuộc chiến tranh
xâm chiếm lãnh thổ. Từ khi luật quốc tế hiện đại ra đời và ghi nhận nguyên tắc
cấm sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế là một nguyên tắc
cơ bản của luật quốc tế thì việc thay đổi lãnh thổ quốc gia bằng chiến tranh xâm
chiếm lãnh thổ đã bị loại trừ. Theo đó, bất kỳ quốc gia nào khi tiến hành bất cứ
hình thức thay đổi lãnh thổ quốc gia nào cũng phải dựa trên nguyên tác quyền
dân tộc tự quyết.
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, lãnh thổ quốc gia có thể được thay đổi
bằng một trong các hình thức sau đây:
Thứ nhất, thay đổi lãnh thổ quốc gia do phân chia một quốc gia thành hai
hay nhiều quốc gia mới. Ví dụ: Tiệp Khắc đã phân chia thành hai quốc gia độc
lập là Cộng hòa Czech và Slovakia năm 1993; Liên bang Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Xô viết (Liên Xô) đã phân chia thành 15 quốc gia độc lập vào năm 1991.
Ấn Độ đã phân chia thành hai quốc gia độc là Ấn Độ và Pakistan vào năm 1947.
Thứ hai, thay đổi lãnh thổ quốc gia do hợp nhất hai hay nhiều quốc gia
thành một quốc gia mới. Ví dụ: tháng 8/1990, hai nước Cộng hòa dân chủ Đức
và Cộng hòa Liên bang Đức đã hợp nhất thành Cộng hòa Liên bang Đức.
Thứ ba, thay đổi lãnh thổ quốc gia do sáp nhập một bộ phận lãnh thổ quốc
gia này vào lãnh thổ của quốc gia khác. Ví dụ: ngày 18/8/1945, ba ngày sau khi
Nhật Bản tuyên bố đầu hàng, chấm dứt chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên
bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết đã sáp nhập quần đảo Kuril thuộc lãnh
thổ của Nhật Bản vào lãnh thổ của mình.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 107


Thứ tư, thay đổi lãnh thổ quốc gia do trao đổi một bộ phận lãnh thổ giữa
hai quốc gia với nhau. Ví dụ: ngày 1/7/1997, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc
Ireland đã trao trả lại Hồng Kông cho Trung Quốc sau hơn 100 năm chiếm đóng
; hoặc ngày 31/12/1999 Bồ Đào Nha trả lại Ma Cao cho Trung Quốc sau 442
năm chiếm đóng.
Thứ năm, thay đổi lãnh thổ quốc gia do chuyển nhượng một bộ phận lãnh
thổ của quốc gia này cho một quốc gia khác. Ví dụ: Sa Hoàng đã bán vùng lãnh
thổ bang Alaska hiện nay cho Hoa Kỳ vào ngày 9/4/1867 với giá
7.200.000USD.
Thứ sáu, thay đổi lãnh thổ quốc gia bằng một điều ước quốc tế đặc biệt. Ví
dụ: việc thay đổi lãnh thổ Triều Tiên sau cuộc chiến tranh liên Triều bắt đầu từ
ngày 25/6/1950 và kết thúc ngày 27/7/1953 bằng hiệp định tạm đình chiến Bàn
Môn Điếm.
4.1.5. Vấn đề xác lập chủ quyền lãnh thổ
Vấn đề xác lập chủ quyền của quốc gia đối với vùng lãnh thổ được đặt ra
trong thực tiễn pháp luật quốc tế từ rất sớm. Có 03 nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ
quan trọng liên quan đến việc xác lập chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, bao
gồm: (i) Thụ đắc lãnh thổ do tác động của tự nhiên; (ii) Thụ đắc lãnh thổ bằng
chiếm hữu; (iii) Thụ đắc lãnh thổ bằng chuyển nhượng.
Thứ nhất, thụ đắc lãnh thổ do tác động của tự nhiên.
Đây là phương thức thụ đắc lãnh thổ mà theo đó một quốc gia mở rộng
diện tích lãnh thổ của mình thông qua việc bồi đắp tự nhiên vào lãnh thổ chính
hoặc sự xuất hiện của các hòn đảo mọc lên trong phạm vi đường biên giới của
quốc gia.
Ví dụ: Việc thụ đắc lãnh thổ của Nhật Bản đối với một số hòn đảo mới xuất
hiện do núi lửa phun trào dưới biển như đảo Niijima vào năm 2013, hay đảo
Hunga Ha’apai của Tonga được mở rộng vào năm 2015. Việc thụ đắc lãnh thổ
của Việt Nam đối với vùng đất được bồi đắp do phù sa sông Mê Kông ở Mũi Cà
Mau, ...

ThS. Lê Thị Xuân Phương 108


Trong trường hợp lãnh thổ mới xuất hiện nằm giữa biên giới của hai quốc
gia, thì vấn đề thụ đắc liên quan đến vùng lãnh thổ này sẽ được giải quyết dựa
trên cơ sở pháp luật quốc tế.
Ví dụ: Vào năm 1971, một hòn đảo nhỏ bất ngờ nổi lên tại khu vực đồng
bằng sông Hằng ở vịnh Bengal sau khi một cơn bão lớn đi qua. Do nằm cách
cửa sông Hariabhanga phân chia Ấn Độ - Bangladesh chỉ 3,5 km, vị trí địa lý
của hòn đảo khiến cả hai quốc gia đều tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo. Mặc
dù hòn đảo này đã biến mất vào năm 2010 như một hậu quả của biến đổi khí
hậu, nhưng tranh chấp phát sinh giữa Ấn Độ và Bangladesh từ năm 1971 vẫn
tồn tại dai dẳng cho đến khi Tòa trọng tài thường trực PCA đưa ra phán quyết về
phân định ranh giới biển giữa hai bên vào năm 2014.50
Thứ hai, thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm hữu.
Thụ đắc lãnh thổ quốc gia theo nguyên tắc chiếm hữu có nghĩa là hành
động của một quốc gia theo tuyên bố nhằm xác lập chủ quyền đối với một vùng
lãnh thổ vô chủ, không thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào vào thời điểm
xác lập. Đến thời điểm hiện tại, mặc dù trên trái đất này không còn lãnh thổ vô
chủ nữa, tuy nhiên trên phương diện pháp lý quốc tế, đây là nguyên tắc quan
trọng để giải quyết hầu hết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc
gia, trong đó có Việt Nam.
Việc thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm hữu được chia thành hai nguyên tắc
chính là chiếm hữu tượng trưng và chiếm hữu thực sự. Trong đó, nguyên tắc
chiếm hữu thực sự đóng vai trò vô cùng quan trọng và được các học giả pháp
luật quốc tế hiện đại nhìn nhận như một trong những nguyên tắc cơ bản của
pháp luật quốc tế về lãnh thổ và biên giới.
Một là, nguyên tắc chiếm hữu tượng trưng.
Nguyên tắc chiếm hữu tượng trưng, hay còn gọi là chiếm hữu hình thức
được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ XII, cùng với sự nở rộ của ngành hàng
hải thế giới. Điều này được thể hiện thông qua hàng loạt các cuộc phát kiến và
50
PCA, Case “Bay of Bengal Maritime Boundary Arbitration between Bangladesh and India”, 2009-2014,
Bangladesh v. India, https://pca-cpa.org/en/cases/18/, truy cập ngày 24/6/2021.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 109


thám hiểm địa lý như các thủy thủ người Tây Ban Nha tìm ra quần đảo Canary
vào năm 1130; các thủy thủ người Bồ Đào Nha đã đặt chân đến Nam Cực và
Châu Phi vào năm 1480; ...
Từ những khám phá vĩ đại này, luật quốc tế thời kỳ bấy giờ đã hình thành
nên một học thuyết làm cơ sở cho việc xác lập chủ quyền đối với các vùng lãnh
thổ vô chủ đó là học thuyết quyền khám phá trước tiên. Tuy nhiên hoạc thuyết
này nhanh chóng bộc lộ những bất cập trong việc áp dụng trên thực tế. Sau đó,
luật pháp quốc tế yêu cầu nhiều hơn là phát hiện; các quốc gia phải có hành
động chiếm hữu, ít nhất là hành động mang tính biểu tượng. Sau khi luật gia
người Hà Lan Grotius đã vận dụng những khái niệm về quyền sở hữu tài sản
trong luật La Mã vào lĩnh vực chủ quyền lãnh thổ, thuyết về quyền chiếm hữu
tượng trưng đã ra đời và cũng là nền móng cho nguyên tắc chiếm hữu tượng
trưng.
Theo nguyên tắc này, việc chiếm cứ vùng lãnh thổ mới được thực hiện và
công nhận thông qua sự công nhận một số hành vi mang tính chất tượng trưng
như: Hoạt động của viên thuyền trưởng hay một nhà thám hiểm nào đó đã đặt
chân lên đảo hay bờ biển của vùng lãnh thổ mới và phải lưu lại bằng chứng về
việc mình đã đặt chân lên nơi đó kèm theo tuyên bố củaNhà nước về sự khởi
đầu quyền sở hữu. Cụ thể, hai điều kiện quan trọng của nguyên tắc là:
(1) Để lại bằng chứng về việc nhà thám hiểm hay viên thuyền trưởng đã
đặt chân lên vùng lãnh thổ đó và để lại cây thập tự, cột gỗ...hay bất kỳ dấu tích
nào để chứng minh sự có mặt của họ trên lãnh thổ đó.
(2) Nhà nước phải đưa ra tuyên bố chính thức về việc xác lập chủ quyền
của quốc gia đối với vùng lãnh thổ mới phát hiện.
Tuy nhiên, trên thực tế, nguyên tắc này đã bộc lộ những thiếu sót và hạn
chế sau:
(1) Việc chiếm hữu theo cách này là dễ dàng đối với vùng đất, đảo nhỏ
nhưng ngược lại đối với vùng đất đai rộng lớn nếu chỉ lưu lại bằng chứng tại

ThS. Lê Thị Xuân Phương 110


một điểm nào đó mà trên thực chất nhà thám hiểm chưa khám phá hết vùng đất
mới mà đã xác lập chủ quyền hoàn toàn đối với vùng đất này là chưa hợp lý.
Ví dụ: Năm 1497, Giovanni Caboto, nhà thám hiểm người Ý mới chỉ đi
dọc bờ biển Bắc Mỹ từ vĩ tuyến từ khoảng 56 0 đến 380 Bắc theo ủy quyền của
vua Henry VII của Anh mà nước Anh đã đòi xác lập chủ quyền cả vùng Bắc
Mỹ.51
(2) Điều kiện thông tin trong thời điểm này chưa phát triển nên đã dẫn tới
tình trạng các nước không được thông tin đầy đủ và kịp thời về một vùng lãnh
thổ nào đó đã được một quốc gia phát hiện. Do vậy, thường dẫn đến tình trạng
nhiều quốc gia đều tuyên bố chủ quyền trên một vùng đất mới.
(3) Việc lưu lại bằng những chứng cứ như cờ, cây thập tự, cột gỗ thì không
phải bao giờ cũng được nguyên vẹn qua thời gian nên dẫn đến tình trạng tái phát
hiện sáp nhập đi sáp nhập lại các vùng đất mới.
Hai là, nguyên tắc chiếm hữu thực sự.
Chính những hạn chế của nguyên tắc chiếm hữu tượng trưng đã dẫn đến sự
ra đời của nguyên tắc chiếm hữu thực sự. Nguyên tắc chiếm hữu thực sự hay
còn gọi là chiếm cứ hữu hiệu được khởi xướng và hình thành từ năm 1884 và
chính thức được ghi nhận lần đầu tiên trong Hiệp ước Berlin năm 1885. Mặc dù
hiệp ước này chỉ ràng buộc 14 quốc gia ký kết, tuy nhiên những nội dung của
nguyên tắc chiếm hữu thực sự sau đó được rất nhiều các thiết chế tài phán quốc
tế sử dụng, có thể kể đến là: Vụ tranh chấp chủ quyền Đông Greenland giữa Na
Uy và Đan Mạch (giai đoạn 1931 – 1933); Vụ tranh chấp chủ quyền đảo
Clipperton giữa Pháp và Mexico năm 1931; Vụ tranh chấp chủ quyền nhóm đảo
Minquies và Ecrehos giữa Anh và Pháp (giai đoạn 1951 – 1953); ...
Theo nguyên tắc này, luật quốc tế hiện đại thừa nhận việc thiết lập và
khẳng định chủ quyền quốc gia đối với một vùng lãnh thổ mới phải xuất phát từ
sự chiếm hữu thực sự, đồng thời quốc gia chiếm hữu phải duy trì sự quản lý liên

American Journeys, The Voyages of John Cabot, www.americanjourneys.org/aj-069/. truy cập ngày 24/6/2021.
51

Dẫn lại từ: Olson, Julius E. and Edward G. Bourne (editors). The Northmen, Columbus and Cabot, 985-1503:
The Voyages of the Northmen; The Voyages of Columbus and of John Cabot. (New York: Charles Scribner's
Sons, 1906). Pages 421-430.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 111


tục và hòa bình đối với vùng lãnh thổ đó. Cụ thể, các tiêu chí cần thiết của
nguyên tắc này bao gồm:
(1) Những vùng đất, đảo được quốc gia chiếm hữu phải là lãnh thổ vô chủ,
không nằm hoặc không còn nằm trong hệ thống địa lý hành chính của một quốc
gia nào.
Vùng đất, đảo có thể có hoặc không có người ở nhưng khái niệm vô chủ có
nghĩa là vùng đất, đảo đó không nằm trong hệ thống hành chính của bất kỳ nước
nào, hoặc tuy đã từng thuộc về một quốc gia nhưng quốc gia này đã từ bỏ và
không có ý định tiếp tục thực hiện chủ quyền của mình ở đó.
Ví dụ: Năm 1606 Tây Ban Nha đã chiếm hữu đảo Palmas nhưng việc
chiếm hữu này chỉ mang tính chất tượng trưng và sau đó quốc gia này đã từ bỏ
chủ quyền đối với hòn đảo này. Sau đó, Hà Lan đã xác lập chủ quyền lãnh thổ
và tiến hành các hoạt động chiếm cứ hữu hiệu đối với hòn đảo này. Trong phán
quyết về tranh chấp chủ quyền đảo Palmas Tòa kết luận chủ quyền đối với hòn
đảo này thuộc về Hà Lan do trước đó Tât Ban Nha đã từ bỏ chủ quyền của
mình.52
(2) Việc chiếm hữu đó phải là hành động của Nhà nước. Việc chiếm hữu
một vùng lãnh thổ phải là một hành động có tính chất Nhà nước, nghĩa là được
thực hiện bởi những viên chức đại diện cho Nhà nước, hoặc những người được
Nhà nước ủy quyền thì mới có giá trị pháp lý. Hành động xác lập chủ quyền của
những cá nhân, hoặc những tập thể, tổ chức tư nhân đều không có giá trị pháp lý
để xác định chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các hành
động của tư nhân với danh nghĩa công dân của một quốc gia, dù chưa được Nhà
nước đó chứng nhận, cũng có thể có một ý nghĩa nhất định. Như khi giải quyết
tranh chấp lãnh thổ, những hành động này sẽ là những chưng cứ có lợi cho một
quốc gia nếu phía bên kia không có hành động có ý nhĩa pháp lý nào được thực
hiện.53

52
Xem thêm: Reports of International Arbitral awards (1928), Islands of Palmas case (Netherlands vs. USA),
https://legal.un.org/riaa/cases/vol_II/829-871.pdf, truy cập ngày 23/6/2021.
53
Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình công pháp quốc tế, NXB Hồng Đức, trang 249.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 112


(3) Việc chiếm hữu phải thực sự, rõ ràng. Có nghĩa là cơ sở của việc chiếm
hữu thực sự là phải thiết lập một cơ chế Nhà nước cần thiết nhằm mục đích
kiểm soát, quản lý, bảo vệ vùng lãnh thổ đã chiếm hữu và thực hiện trên thực tế
quyền tài phán ở đó.
(4) Việc chiếm hữu phải hoà bình được dư luận đương thời chấp nhận.
Yêu cầu về tính hoà bình của sự chiếm hữu có nghĩa là việc chiếm hữu
không được tước đoạt quyền của một quốc gia khác bằng vũ kực hay bằng hoạt
động lén lút, việc chiếm hữu phải công khai được dư luận đương thời chấp
nhận.
(5) Việc chiếm hữu phải có tính liên tục. Có nghĩa là hoạt động xác lập chủ
quyền của quốc gia đối với một vùng lãnh thổ phải được thực hiện liên tục trong
một khoảng thời gian dài.
Tóm lại, nội dung chính của nguyên tắc chiếm hữu thực sự trước tiên là
việc chiếm hữu phải được tiến hành đối với một vùng lãnh thổ vô chủ, được
thực hiện bởi nhà nước hoặc cơ quan đại diện có thẩm quyền của một quốc gia
và quá trình chiếm hữu đó phải thực hiện một cách công khai, liên tục và hòa
bình với mục đích tạo ra một danh nghĩa chủ quyền đối với lãnh thổ.
Thứ ba, Thụ đắc lãnh thổ bằng chuyển nhượng.
Đây là sự chuyển giao một cách hòa bình danh nghĩa chủ quyền trên một
lãnh thổ từ một quốc gia này sang quốc gia khác thông quan các hình thức như
qua điều ước quốc tế; qua mua bán; qua trao đổi. Phương thức này chuyển cho
người chủ mới một danh nghĩa hợp pháp.
4.2. Những vấn đề pháp lý cơ bản về biên giới quốc gia
4.2.1. Khái quát chung về biên giới quốc gia
Thuật ngữ biên giới quốc gia bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XIV và trong thời
gian dài, thuật ngữ “biên giới” thường dùng để chỉ các vùng tiếp giáp chứ không
phải là đường biên giới theo đúng nghĩa của từ. Trong thời kỳ các quốc gia cổ
đại, biên giới quốc gia được xác định bởi những chướng ngại vật tự nhiên như
rừng núi, sông suối, sa mạc…và hình thức ra đời đầu tiên giữa các quốc gia là

ThS. Lê Thị Xuân Phương 113


“biên giới vùng”. Khái niệm biên giới theo nghĩa hiện đại của từ bắt đầu được
sử dụng từ thế kỷ XVII dưới thời Louis thứ XIV, khái niệm này được dùng
trong Hiệp ước Pyrénê ký năm 1659 giữa Pháp và Tây Ban Nha. Trong thời
cách mạng Pháp các nhà cách mạng Pháp cũng đã sử dụng khái niệm này như
một khái niệm chính thức và thuật ngữ biên giới quốc gia theo đúng nghĩa của
từ là “một đường” phân cách chứ không phải là “vùng” biên giới. Khái niệm
này đã được khẳng định trong Hội nghị Viên năm 1875 về việc chấm dứt các
cuộc chiến tranh của Napoleon và đã được khẳng định qua thực tiễn pháp lý
quốc tế từ thế kỷ XIX đến nay.
Về phương diện pháp lý, biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ
giữa quốc gia này và quốc gia khác, đây cũng là đường để giới hạn chủ quyền
của quốc gia trong một phạm vi lãnh thổ xác định.
4.2.2. Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia
Xác định, biên giới quốc gia là ranh giới để phân định lãnh thổ quốc gia
này với quốc gia khác, do đó, các bộ phận cấu thàn biên giới quốc gia cũng
tương ứng với các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia. Theo đó biên giới quốc
gia thường được hợp thành bởi các bộ phận cơ bản đó là biên giới trên bộ, biên
giới trên biển, biên giới lòng đất và biên giới trên không, mỗi bộ phận biên giới
đều có những đặc diểm riêng biệt của nó.
Thứ nhất, biên giới trên bộ.
Biên giới trên bộ là đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo
trên sông, trên hồ biên giới, trên biển nội địa, … Biên giới trên bộ thường được
ấn định bằng các Hiệp định biên giới giữa các quốc gia, chủ yếu là các Hiệp
định song phương và đa phương. Trong một số trường hợp biên giới quốc gia có
thể được quy định trong một số điều ước Quốc tế đặc biệt. Trên thực tế, cũng có
thể có một số nước tự đơn phương xác định đường biên giới của mình, nhưng
việc đơn phương hoạch định này có giá trị pháp lý hay không còn phụ thuộc vào
việc nó có được các quốc gia láng giềng công nhận hay không, nếu các quốc gia
hữu quan phản đối, đường biên giới này không có trị pháp lý.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 114


Thứ hai, biên giới trên biển.
Biên giới trên biển chỉ được xác định cho các quốc gia ven biển (có biển).
Biên giới này được xác định đối với vùng nội thủy và lãnh hải, tùy thuộc vào vị
trí địa lý của các quốc gia hữu quan. Thông thường, biên giới quốc gia trên biển
được xác định là ranh giới ngoài lãnh hải của một quốc gia. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp, các quốc gia cần xác định biên giới có vị trí địa lý bờ biển
đối diện hoặc liền kề với bờ biển của quốc gia khác, dẫn đến sự chồng lấn trong
vùng nội thủy và lãnh hải, việc xác định đường biên giới trên biển sẽ được tiến
hành trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên hữu quan theo phương pháp đường
trung tuyến hoặc đường cách đều.
Thứ ba, biên giới trên không.
Biên giới trên không, hay còn gọi là biên giới vùng trời là đường ranh giới
phân định vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia này với vùng trời thuộc chủ
quyền của quốc gia khác hoặc ranh giới phân định vùng trời quốc gia với vùng
trời quốc tế và khoảng không vũ trụ. Cụ thể:
Phần thứ nhất là biên giới sườn: Được xác định bằng cách lấy các điểm
nằm trên biên giới trên bộ và biên giới trên biển, kéo dài thẳng lên không trung,
“vuông góc” với mặt đất. Đường biên giới này dùng để phân định vùng trời của
các quốc gia với nhau.
Phần thứ hai là biên giới trên cao: Là mặt phẳng nối các điểm của biên giới
sườn, song song với mặt đất, theo một độ cao nhất định nhằm phân định.
Thứ tư, biên giới trong lòng đất
Biên giới lòng đất được xác định dựa trên biên giới trên bộ và trên biển của
quốc gia được kéo dài tới tận tâm trái đất.
4.2.3. Các kiểu biên giới quốc gia
Trong thực tiễn hoạch định biên giới quốc gia, người ta thường sử dụng
một số kiểu biên giới sau đây:
Thứ nhất, biên giới địa hình

ThS. Lê Thị Xuân Phương 115


Đây là kiểu biên giới xác định dựa vào địa hình thực tế như các dãy núi,
sông, hồ, bờ biển… kiểu biên giới này rất phổ biến trong thời kỳ phong kiến.
Tuy nhiên hiện nay kiểu biên giới này vẫn được một số quốc gia áp dụng như
một ranh giới tượng hình, mặc dù trên thực tế, việc phân định ranh giới được
xác định thông các điểm tọa độ.
Ví dụ: Biên giới giữa Việt Nam và Trung quốc, Việt Nam và Lào chủ yếu
dựa vào các dãy núi. Hay biên giới giữa Thái Lan và Lào được xác định dựa vào
sông Mê Kông, …
Thứ hai, biên giới hình học
Đây là kiểu biên giới được xác định theo các đường thẳng nối các điểm lại
với nhau không phụ thuộc vào địa hình. Kiểu biên giới này phổ biến ở một số
quốc gia Châu Phi, Bắc Mỹ và Châu Á. Kiểu biên giới này có ưu điểm là thuận
tiện cho việc hoạch định biên giới quốc gia nhưng có thể gây ra nhiều xáo trộn,
thay đổi, làm ảnh hưởng đến sự ổn định của dân cư sống trong khu vực biên giới
phân định.
Thứ ba, biên giới thiên văn
Đây là kiểu biên giới được xác định theo các kinh tuyến và vĩ tuyến cụ thể.
Kiểu biên giới này thường đươc áp dụng để xác định biên giới quốc gia trên
biển.
Ví dụ: Hiệp định biên giới giữa Pháp và nhà Thanh (Trung Quốc ) về biên
giới trong vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam - Trung Quốc năm 1887. Hay như việc
phân định biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc (ROK).
4.2.4. Phương thức xác định biên giới quốc gia
Hoạt động xác định biên giới là hoạt động vô cùng quan trọng và phức tạp,
không chỉ quyết định đến mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia láng giềng
mà còn liên quan mật thiết đến các yếu tố như dân cư, lịch sử, văn hóa, ... cũng
như các quyền và lợi ích của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Chính vì vậy việc
xác định biên giới quốc gia phải dựa trên sự tự nguyện, thỏa thuận, thương

ThS. Lê Thị Xuân Phương 116


lượng trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia và những nguyên
tắc, quy định định của pháp luật quốc về lĩnh vực này.
Trong thực tiễn xây dựng biên giới quốc gia, các quốc gia thường xác định
biên giới dựa vào hai nguyên tắc sau:
Một là, nguyên tắc thỏa thuận.
Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong việc xây dựng biên giới quốc gia.
Thực chất của việc xây dựng biên giới quốc gia là việc giới hạn chủ quyền và
quyền lực tối cao của Nhà nước đối với lãnh thổ của mình. Chính vì vậy, khi
xây dựng biên giới quốc gia, đặc biệt là biên giới quốc gia trên bộ và biên giới
quốc gia trên biển các quốc gia có chung biên giới phải thỏa thuận, thống nhất
để cùng nhau xác lập một biên giới ổn định, hòa bình vì lợi ích chung của các
quốc gia.
Luật pháp Quốc tế không đặt ra các tiêu chuẩn về hoạch định biên giới
quốc gia. Do vây, để xây dựng một biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác thì các
quốc gia phải thỏa thuận, thống nhất xây dựng biên giới, dựa trên nguyên tắc
bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.
Hai là, nguyên tắc Utipossidetis (nguyên tắc đường biên giới lịch sử)
Nguyên tắc này gắn liền với thừa kế quốc gia và đã được ICJ coi là nguyên
tắc có tính tập quán quốc tế để giải quyết các tranh chấp biên giưới lãnh thổ giữa
các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia từng là thuộc địa của thực dân, đế quốc
trước đây. Nội dung chính của nguyên tắc là các bên có nghĩa vụ tôn trọng các
đường biên giới đã hình thành trong lịch sử để vạch định đường biên giới chung.
Nguyên tắc Utipossidetis được chia làm 02 trường hợp là Utipossidetis
juris và Utipossidetis de facto. Trong đó, nguyên tắc Utipossidetis juris có nghĩa
là “vì bạn đã sở hữu chúng nên bạn sẽ sở hữu chúng”, việc vạch định biên giới
phải dựa trên cơ sở kế thừa các văn bản pháp lý có liên quan đến biên giới quốc
gia trước đó.
Một số trường hợp phân định biên giới giữa trên nguyên tắc này có thể kể
đến như trường hợp tranh chấp chủ quyền ngôi đền cổ Preah Vihear giữa

ThS. Lê Thị Xuân Phương 117


Campuchia và Thái Lan, Vụ tranh chấp đất liền, đảo và ranh giới trên biển giữa
El Salvador và Honduras (Nicaragua can thiệp), ...
Nguyên tắc Utipossidetis de facto có nghĩa là trước thời điểm hoạch định
biên giới, giữa các quốc gia đã tồn tại một đường biên giới thực tế. Chính vì vậy
để thuận tiện cho việc hoạch định, các quốc gia hữu quan có thể sử dụng đường
biên giới thực tế đó để tiếp tục phân định và biến đường biên giới thực tế đó
thành các đường biên giới pháp lý thông qua việc thỏa thuận ký kết các điều ước
quốc tế về biên giới.
Trên thực tế, quá trình xác định biên giới quốc gia thường diễn ra theo ba
giai đoạn: hoạch định biên giới, phân giới thực địa và cắm mốc. Cụ thể:
Một là, giai đoạn hoạch định biên giới: Trước tiên, các quốc gia có chung
biên giới sẽ thỏa thuận với nhau bằng việc ký kết điều ước quốc tế. Trong điều
ước sẽ quy định nội dung về phương hướng xác định cũng như vị trí của đường
biên giới quốc gia và miêu tả chi tiết trong bản đồ đính kèm điều ước quốc tế.
Hai là, giai đoạn phân giới thực địa: Các bên hữu quan sẽ tiến hành tiến
trình phân giới thực địa dựa trên cơ sở nội dung của các điều khoản trong văn
kiện đã được ký kết và giai đoạn này sẽ đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống
mốc giới.
Ba là, giai đoạn cắm mốc: Tiếp nối hai giai đoạn vừa được tiến hành, một
Ủy ban hỗn hợp của các bên hữu quan sẽ tiến hành cắm mốc giới trên thực địa.
Tiếp theo đó, Ủy ban hỗn hợp này sẽ lập bản đồ về biên giới kèm theo hiệp định
để cơ quan có thẩm quyền ký và phê chuẩn.
4.2.5. Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia
Thứ nhất, nguyên tắc bất khả xâm phạm biên giới quốc gia.
Luật pháp Quốc tế xem biên giới quốc gia là một bộ phận cấu thành không
thể tách rời của lãnh thổ quốc gia. Chính vì vậy, để đảm bảo sự bất khả xâm
phạm và toàn vẹn của lãnh thổ thì biên giới quốc gia cũng bất khả xâm phạm.
Bất khả xâm phạm biên giới quốc gia là một nguyên tắc quan trọng của luật
pháp quốc tế khi xem xét đến quy chế pháp lý của biên giới quốc gia.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 118


Nội dung chủ yếu của nguyên tắc này là: (i) Các quốc gia có chung biên
giới phải duy trì sự ổn định, lâu dài và bất khả xâm phạm của đường biên giới
quốc gia. Không tùy tiện xâm nhập, vi phhạm quy chế pháp lý của biên giới
quốc gia. (ii) Cấm dùng bất kỳ hình thức, thủ đoạn hoặc biện pháp nào để gây
rối hoặc di dời, thay đổi một cách bất hợp pháp đường biên giới quốc gia. (iii)
Mỗi quốc gia đều có quyền bảo vệ biên giới của mình, điều chỉnh các hoạt động
có liên quan đến đường biên giới hoặc khu vực biên giới. (Ví dụ: Việt Nam có
Luật Biên giới quốc gia năm 2003)
Thứ hai, nguồn luật áp dụng đối với vấn đề biên giới quốc gia
Vì mục đích xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia một cách hoà bình, hữu
nghị giữa các quốc có chung biên giới. Các quốc gia thường quy định chế độ
pháp lý về biên giới. Biên giới quốc gia phải được các quốc gia khác tôn trọng
triệt để, không thể tùy tiện xâm phạm hoặc vi phạm. biên giới quốc gia là bất
khả xâm phạm vì nó là một phần của lãnh thổ quốc gia. Trong các Hiệp định về
biên giới giữa các quốc gia được hình thành trên cơ sở các nguyên tắc, quy
phạm của pháp luật Quốc tế và các nguyên tắc, quy phạm của pháp luật quốc
gia. Chính vì vậy, quy chế pháp lý của biên giới quốc gia gồm những quy định
dựa trên hai nguồn khác nhau, đó là các Điều ước Quốc tế và các văn bản pháp
luật quốc gia.
Một là, các Điều ước quốc tế. Loại nguồn này quy định về các nguyên tắc
pháp lý cơ bản điều chỉnh các hoạt động trong khu vực biên giới có liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp đến các quyền lợi của quốc gia có chung biên giới. Nội
dung của các Điều ước Quốc tế thường quy định những vấn đề sau:
(i) Quy định trình tự, điều kiện qua lại biên giới đối với người, hàng hóa và
các phương tiện giao thông.
(ii) Quy định về thể lệ giữ gìn và bảo vệ biên giới quốc gia trên bộ và trên
biển.
(iii) Quy định về thể lệ và điều kiện hành nghề trong khu vực biên giới.
(iv) Quy định về hệ thống các cửa khẩu giữa các quốc gia.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 119


(v) Quy định các trạm kiểm soát biên Phòng, hải quan giữa các cửa khẩu
biên giới quốc gia.
(vi) Quy định về chế độ, điều kiện thăm dò, khai thác tài nguyên, nguồn
nước biên giới.
(vii) Quy định về việc tiến hành sửa chữa, thay thế cột mốc giới và bảo vệ
biên giới chung.
(viii) Quy định về thủ tục và cách thức giải quyết các tranh chấp về biên
giới.
Hai là, pháp luật quốc gia
Các văn bản pháp luật của quốc gia thường quy định các nguyên tắc, quy
phạm về các hoạt động cụ thể và chủ yếu là điều chỉnh các hoạt động trong khu
vực giáp biên của quốc gia hay còn gọi là quy chế dọc biên giới. Các văn bản
này thường quy định các nội dung chủ yếu sau:
(i) Quy định cách thức bảo vệ biên giới, các lực lượng bảo vệ và các biện
pháp bảo vệ cần thiết.
(ii) Quy định về chế độ thuế quan, vệ sinh dịch tễ.
(iii) Quy định về điều kiện hành nghề, các hoạt động sản xuất, kinh doanh
và các hoạt động khác trong khu vực biên giới.
(iv) Quy định về bảo vệ, sử dụng nguồn nước biên giới.
(v) Quy định trình tự, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về biên giới và
các tranh chấp khác trong khu vực biên giới.
4.3. Việt Nam và vấn đề xác định biên giới quốc gia
Thứ nhất, biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc
Lịch sử cho thấy rằng biên giới giữa hai quốc đã hình thành, tồn tại và
được coi trọng từ lâu, tuy rằng trước đây, nhà nước phong kiến Việt Nam và
Trung Quốc chưa ký một văn kiện pháp lý nào với nhau. Trong thời kỳ Pháp
xâm lược Việt Nam, Lào và Campuchia thì Pháp đã nhân danh nhà nước bảo hộ
ký với nhà Đại Thanh (Trung Quốc) hai Công ước 1887 và 1895 về phân chia
biên giới trên đất liền và trong Vịnh Bắc bộ.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 120


Tiếp đến khi chính quyền nhân dân được thành lập, hai quốc gia này vẫn
tiếp tục công nhận và tôn trọng đường biên giới đang tồn tại. Tuy nhiên, trên
thực tế, một thời gian dài đã có một số mâu thuẩn thường xuyên xảy ra. Do đó,
hai quốc gia đã nỗ lực để xác định rõ ràng về mặt pháp lý về biên giới chung.
Cuối cùng, hai quốc gia đã ký kết với nhau Hiệp ước biên giới đất liền vào ngày
30/12/1999. Đây là Hiệp ước được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng trong đời
sống chính trị của cả hai bên. Ngay sau khi hiệp ước biên giới trên đất liền Việt
Nam - Trung Quốc năm 1999, hai bên đã thành lập Ủy ban liên hợp tiến hành
phân giới và cắm mốc trên thực địa, đến nay vấn đề phân định biên giới và cắm
mốc trên thực tế giữa Việt Nam và Trung Quốc về cơ bản đã hoàn thành.
Đối với vấn đề biên giới trên biển, Việt Nam và Trung Quốc có vùng biển
đối diện, liền kề trong khu vực Vịnh Bắc Bộ. Ngày 25/12/2000, Hiệp định Phân
định Vịnh Bắc Bộ giữa chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được ký tại Bắc Kinh nhằm xác định biên
giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong Vịnh Bắc Bộ. Đây là
kết quả sau nhiều đợt đàm phán kể từ năm 1973. Hiệp định này thay thế Công
ước Pháp -Thanh 1887.
Thứ hai, biên giới giữa Việt Nam và Lào
Ngày 18/7/1977, CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới và ngày 24/1/1986 ký Hiệp ước bổ sung
Hiệp ước hoạch định biên giới giữa hai nước. Các hiệp ước này đã phân định
đường biên giới giữa hai nước dài khoảng 2.340 km, tiếp giáp giữa 10 tỉnh của
Việt Nam là Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum và 10 tỉnh của Lào là
Phông Xa Lỳ, Luông Pha Băng, Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay,
Khăm Muộn, Sa Văn Nạ Khệt, Sa La Van, Xê Kong, Ất Ta Pư. B
Trong giai đoạn từ năm 1978 đến năm 1987, hai bên đã cơ bản hoàn thành
công tác phân giới cắm mốc trên thực địa, đã phân giới được khoảng 1.877 km
đường biên giới. Từ năm 1996 đến năm 2003, hai bên đã hoàn thành bộ bản đồ

ThS. Lê Thị Xuân Phương 121


điện tử đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào tỷ lệ 1/50.000, đồng thời đã
tiến hành phần giới trên thực địa 19/20 đoạn biên giới còn tồn đọng và giải
quyết toàn bộ các mâu thuẫn, sai lệch về đường biên, mốc giới. Tuy nhiên, hệ
thống mốc giới hai nước được xây dựng những năm trước không còn thích hợp
với điều kiện phát triển, mật độ thưa, 40km mới có một cột mốc. Chính vì vậy,
năm 2004 hai bên đã phối hợp xây dựng “Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống
mốc giới Việt Nam - Lào”. Đến năm 2017, vấn đề biên giới giữa Việt Nam và
Lào đã được phân định và cắm mốc thành công trên thực tế ở các hạng mục: (i)
tăng dày hệ thống mốc quốc giới ở những vị trí cần thiết để làm rõ đường biên
giới; (ii) tôn tạo mốc hiện có và mốc tại cửa khẩu để bảo đảm kiên cố vững
chắc; (iii) hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đường biên giới Việt Nam và Lào.
Thứ ba, biên giới Việt Nam với Campuchia
Tình hình giải quyết vấn đề biên giới giữa hai quốc gia được đánh giá là
phức tạp hơn nếu so với Lào. Bởi vì giữa hai quốc gia có chung chia cả đất liền
và cả biên giới trên biển.
Trước năm 1945, tương tự như Lào, Campuchia và Việt Nam cũng nằm
trong khuôn khổ của Liên bang Đông dương. Lúc bấy giờ, tình hình lãnh thổ đã
rơi vào tình trạng chia cắt tùy theo cách sắp xếp của Toàn quyền Đông dương.
Sau khi thống nhất đất nước, mãi đến 1983 thì giữa Việt Nam với Campuchia
vẫn chưa có đường biên giới chính thức mặc dù đường biên giới đã được định
hình trên thực tế. Đến ngày 20/7/1983, Việt Nam và Campuchia đã ký một Hiệp
ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới với nhau. Tiếp đến ngày
27/12/1985, Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới giữa
hai quốc gia. Ngày 10/10/2005, hai bên đã ký hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch
định biên giới quốc gia năm 1985, trong đó hai bên dự kiến tiến hành cắm mốc
trên thực địa. Đến năm 2020, vấn đề cắm mốc phân định biên giới trên thựuc địa
giữa hai bên về cơ bản được hoàn thành với 84% thông qua lễ trao đổi 02 văn
kiện pháp lý được ký kết là: Văn kiện Phê chuẩn “Hiệp ước bổ sung năm 2019
Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm

ThS. Lê Thị Xuân Phương 122


2005 giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia” và “Nghị
định thư Phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt
Nam và Vương quốc Campuchia”, cùng ký ngày 05/10/2019.
Ngoài việc phân định lãnh thổ biên giới trên đất liền, Việt Nam và
Campuchia còn phải phân định lãnh thổ biên giới trên biển. Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân khác nhau, cho đến thời điểm hiện tại hai nước vẫn chưa ký điều
ước quốc tế nào để chính thức phân định nội thủy và lãnh hải trong Vịnh Thái
Lan. Cơ sở pháp lý được hai nước áp dụng là Hiệp định về vùng nước lịch sử
của nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia được ký
kết ngày 7/7/1982 để quản lý và khai thác trên các vùng biển lịch sử giữa hai
nước đã được xác định theo Hiệp định này.
Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa hai nước gồm 3 điều quy định 3 nội
dung cơ bản sau đây: (1) Hai nước xác định, vùng nước nằm giữa bờ biển tỉnh
Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thổ Chu của nước CHXHCN Việt
Nam và bờ biển tỉnh Kampot đến nhóm đảo Poulo Wai của nước Cộng hoà nhân
dân Cambodia là vùng nước lịch sử của hai nước theo chế độ nội thủy. (2) Hai
bên cam kết sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp trên tinh thần bình đẳng,
hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng
lợi ích chính đáng của nhau để hoạch định đường biên giới trên biển giữa hai
bên trong vùng nước lịch sử. (3) Hai nước thỏa thuận, trong khi chờ đợi giải
quyết đường biên giới trên biển giữa hai nước trong vùng nước lịch sử nói trên
thì điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của
mỗi nước nằm giữa biển trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu và đảo
Poulo Wai và sẽ do hai bên thoả thuận xác định sau.54
Ngoài ra, hai bên vẫn lấy đường gọi là đường Brévié được vạch ra năm
1939 làm đường phân chia đảo trong khu vực này.Việc tuần tiễu, kiểm soát
trong vùng nước lịch sử chung do cả hai bên tiến hành. Vấn đề đánh bắt cá của
nhân dân địa phương trong khu vực này vẫn được tiếp tục như một vùng đánh
54
Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Công pháp quốc tế (quyển 1), NXB Hồng Đức, trang
288, 289.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 123


bắt truyền thống và vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên trong khu vực sẽ
được tiến hành trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên.
Ngoài những quốc gia được đề cập trên đây, Việt Nam vẫn tiếp tục nỗ lực
để giải quyết với các quốc gia trong tranh chấp chủ quyền các đảo ở Biển Đông
bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei theo chủ
trương đàm phán, thỏa thuận trên cơ sở hoà bình, dựa vào luật pháp quốc tế để
giải quyết triệt để vấn đề biên giới trên biển.

4.4. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia


4.4.1. Nội thuỷ
4.4.1.1. Định nghĩa nội thủy
Tại khoản 1, Điều 8 UNCLOS 1982 định nghĩa nội thuỷ là “các vùng
nước ở phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải”. Qua đó,
Điều này nhắc lại và làm rõ thêm khái niệm về nội thuỷ đã được ghi nhận
trong khoản 1, Điều 5 của Công ước Giơ ne vơ năm 1958 về lãnh hải và vùng
tiếp giáp: “các vùng nước nằm về một bên của đường cơ sở lãnh hải đối diện
với đất liền tạo thành vùng nước nội thuỷ của quốc gia”.
Như vậy nội thuỷ được hiểu là tất cả các vùng nước được giới hạn
giữa một bên là đường bờ biển của lãnh thổ lục địa hay lãnh thổ đảo của một
quốc gia với một bên là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải cũng
như các vùng biển khác thuộc thẩm quyền tài phán của quốc gia đó. Trong
luật biển quốc tế, các vùng nước nội thuỷ có thể chia thành ba loại căn cứ vào
nguồn gốc tạo thành của chúng.
Một là, các vùng nước cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, các vịnh, các
vùng nước nằm kẹp giữa lãnh thổ đất liền và đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải mà ta gọi chung là vùng nước nội thuỷ thật sự. Nhưng cũng cần
phải phân biệt các bộ phận này khi chúng nằm hoàn toàn trong nội thuỷ hay
mở rộng ra ngoài nội thuỷ.
Hai là, các vùng nước lịch sử được đặt dưới chế độ nội thuỷ. Đối với Việt

ThS. Lê Thị Xuân Phương 124


Nam hiện tại, chúng ta có vùng nước lịch sử chung với Campuchia, trong vịnh
Thái Lan, nơi có điểm A0 dùng để xác định đường cơ sở để tính chiều rộng
lãnh hải và xác định các vùng biển khác. Về bản chất, các vùng nước lịch sử
này được coi như những vùng nước nội thuỷ thật sự, và do đó chúng không bị
ràng buộc bởi Điều 8, khoản 2 của UNCLOS 1982, trù định một chế độ quyền
qua lại không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong các vùng nước trước
kia chưa được coi là nội thuỷ nhưng do việc vạch đường cơ sở thẳng phù hợp
với điều 7 của Công ước đã bị gộp vào nội thuỷ. Điều 8 đã phân biệt thêm
một vùng nước nội thuỷ trong đó tồn tại quyền qua lại không gây hại của tàu
thuyền nước ngoài. Một quốc gia có thể có nhiều vùng nước nội thuỷ với các
chế độ pháp lý khác nhau: nội thuỷ, vùng nước lịch sử trong đó quyền qua lại
vô hại của tàu thuyền được tôn trọng.
4.4.1.2. Phương pháp xác định đường cơ sở
Như đã khẳng định tất cả các vùng biển đều được xác định dựa trên
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Trong đó, nội thủy được xác
định là vùng nước phía trong đường cơ sở, do đó các phương pháp xác định
đường cơ sở theo luật pháp quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định
nội thủy và các vùng biển của một quốc gia biển. UNCLOS 1982 quy định 2
phương pháp chính để xác lập đường cơ sở là đường cơ sở thông thường và
đường cơ sở thẳng, ngoài ra, UNCLOS cũng quy định việc xác định đường
cơ sở quần đảo đối với các trường hợp của quốc gia quần đảo.
a. Các loại đường cơ sở trong luật biển quốc tế
UNCLOS quy định có 03 loại đường cơ sở bao gồm: đường cơ sở
thông thường (normal baselines), đường cơ sở thẳng (straight baselines), và
đường cơ sở quần đảo (archipelagic baselines). Ngoài ra, còn có một số loại
đường cơ sở kết hợp khác có thể áp dụng cho một số dạng địa hình/cấu trúc bờ
biển đặc biệt khác như đường cơ sở ở khu vực cảng biển, bãi lúc nổi lúc chìm,
bãi san hô, cửa sông, và cửa vịnh. Trong 03 loại đường cơ sở chính trên, về
nguyên tắc các quốc gia bắt buộc phải vạch đường cơ sở thông thường. Chỉ

ThS. Lê Thị Xuân Phương 125


trong trường hợp địa hình hay cấu trúc bờ biển có yếu tố đặc biệt thỏa mãn
các điều kiện nhất định của UNCLOS thì các quốc gia mới được phép vạch
đường cơ sở thẳng và đường cơ sở quần đảo. Đường cơ sở thẳng và đường cơ
sở quần đảo là hai ngoại lệ của quy định phải vạch đường cơ sở thông thường.
Đường cơ sở của một quốc gia ven biển có thể kết hợp áp dụng nhiều hơn
một loại đường cơ sở miễn sao tại việc áp dụng này đúng theo quy định của
Công ước về hoàn cảnh được vạch và cách thức vạch.
b. Điều kiện và Cách thức vạch các loại đường cơ sở
Khi tìm hiểu các quy định về đường cơ sở trong UNCLOS, có hai câu
hỏi quan trọng: (1) trong hoàn cảnh nào được vạch loại đường cơ sở nào? Và
(2) khi đã xác định được loại đường cơ sở phù hợp với hoàn cảnh thực tế thì
đường cơ sở đó được vạch như thế nào? Trả lời được hai câu hỏi trên sẽ giải
thích được điều kiện và cách thức vạch các loại đường cơ sở theo luật quốc tế.
Thực tiễn xác lập đường cơ sở của các quốc gia biển cho thấy việc xác lập
đường cơ sở phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên, địa lý, địa mạo và cấu
trúc của toàn bộ hay các đoạn bờ biển.
Một là, Đường cơ sở thông thường
Cơ sở pháp lý: Điều 5 UNCLOS quy định “trừ khi có quy định trái ngược
của Công ước, đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là
ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ
tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận”, quy định này
tương tự như Điều 3 Công ước Geneva về Lãnh hải và Tiếp giáp lãnh hải
1958.
Hoàn cảnh được phép áp dụng: đường bờ biển có địa hình, cấu trúc thông
thường, đơn giản, không có các đặc điểm gây khó khăn cho việc vạch đường
cơ sở thông thường (nói cách khác không có các đặc điểm theo đó đường cơ sở
thẳng và đường cơ sở quần đảo được phép vạch). Ở đây có thể có câu hỏi đặt
ra là liệu quốc gia ven biển có được phép vạch được cơ sở thông thường trong
khi thỏa mãn điều kiện để vạch đường cơ sở thẳng hay không. Mục đích của

ThS. Lê Thị Xuân Phương 126


đường cơ sở thẳng là nhằm bảo đảm quốc gia ven biển có được một bản đồ
đường cơ sở đơn giản, không quá phức tạp đến mức gây khó khăn cho hoạt
động hàng hải cũng như bảo đảm an toàn hàng hải trong trường hợp bờ biển
không ổn định. Do đó, nếu các quốc gia vẫn lực chọn vạch đường cơ sở thông
thường cho đoạn bờ biển phức tạp như thế có thể đi ngược lại mục đích của
việc quy định đường cơ sở thẳng của UNCLOS. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là
Công ước sử dụng từ “có thể” khi quy định về khả năng áp dụng đường cơ sở
thẳng.
Cách thức vạch: Điều 5 UNCLOS quy định đường cơ sở thông thường “là
đường ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc theo bờ biển như được vạch trên bản
đồ có tỷ lệ lớn được quốc gia ven biển công nhận chính thức.”
Hai là, Đường cơ sở thẳng
Cơ sở pháp lý: Điều 7 UNCLOS quy định ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu
và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển,
phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền các điểm thích hợp có thể được sử
dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Hoặc, ở nơi nào bờ
biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc điểm tự nhiên
khác, các điểm thích hợp có thể được lựa chọn dọc theo ngấn nước triều thấp
nhất có chuyển dịch vào phía trong bờ, các đường cơ sở đã được vạch ra vẫn
có hiệu lực cho tới khi các quốc gia ven biển sửa đổi đúng theo Công ước.
Hoàn cảnh được phép áp dụng: Khoản 1 và 2, Điều 7 quy định ba trường
hợp được vạch đường cơ sở thẳng: đường bờ biển khúc khuỷu, lòi lỏm;
đường bờ biển có chuỗi đảo chạy dọc và gần bờ và đường bờ biển không ổn
định do có đồng bằng châu thổ hay các điều kiện tự nhiên khác. Tuy nhiên,
với quy định như trên không phải dễ để xác định nội hàm chính xác của các
từ ngữ mang tính định tính như “khúc khuỷu”, “lồi lõm”, “chuỗi đảo”, “gần
bờ” hay “không ổn định”. Cho đến hiện nay chưa có bất kỳ án lệ nào giải
thích rõ hơn khoản 1 và 2, Điều 7 này.
Cách thức vạch: các quốc gia ven biển sẽ lựa chọn các điểm cơ sở

ThS. Lê Thị Xuân Phương 127


(basepoints) vào nối các điểm cơ sở đó lại và tạo thành đườn cơ sở thẳng. Các
điểm cơ sở có thể là điểm nhô ra xa bờ nhất của bờ biển đất liền (trong trường
hợp bờ biển khúc khuỷu, lồi lõm) hay của các đảo (trong trường hợp có chuỗi
đảo gần bờ), hay là điểm đã từng là điểm xa bờ nhất (trong trường hợp bờ
biển không ổn định), hay điểm thuộc một bãi lúc nổi lúc chìm gần bờ, … Khi
vạch đường cơ sở thẳng, quốc gia ven biển phải tuân thủ bốn điều kiện sau,
được quy định tại Điều các khoản 3, 4, 5, và 6, Điều 7 UNCLOS:
“Việc vạch đường cơ sở thẳng phải không đi xa một cách đáng kể từ xu
hướng chung của bờ biển và khu vực biển bên trong đường cơ sở phải liên
kết đủ chặt chẽ với đất liền để được xem có quy chế nội thủy.” Đường cơ sở
phải đi theo xu hướng chung của bờ biển, bảo đảm đường cơ sở bám sát và
những nét, hướng lớn của bờ biển. Hơn nữa khi bám sát vào xu hướng bờ
biển, đường cơ sở cũng không được phé vạch quá xa bờ, bao trọn một vùng
biển quá rộng lớn đến mức không thể xem là nội thủy. Không có bất kỳ tiêu
chí nào để xác định như thế nào là “liên kết đủ chặt chẽ với đất liền để
được xem có quy chế nội thủy.” Tuy nhiên nếu so sánh với nội thủy do đường
cơ sở thông thường tạo ra có thể rút ra một số gợi ý. Đường cơ sở
thông thường vạch dựa trên đường ngấn nước thủy triều thấp nhất do đó nếu
thủy triều xuống thì thực chất bên trong đường sơ sở thông thường sẽ là đất
liền. Có thể đây là tiêu chí để xác định mức độ liên kết chặt chẽ khi vạch
đường cơ sở thẳng, mặc dù đương nhiên nội thủy tạo ra bởi đường cơ sở
thẳng sẽ xa bờ và do đó ít liền kết chặt chẽ hơn với đất liền so với nội thủy do
đường cơ sở thông thường vạch. Tóm lại tiêu chí có thể là khoảng cách giữa
đường cơ sở thẳng và đất liền (bên cạnh những tiêu chí khác có thể có).
“Đường cơ sở thẳng không thể được vạch từ hoặc đến các bãi lúc nổi lúc
chìm, trừ khi có hải đăng hay các công trình tương tự được xây dựng luôn
nổi trên mực nước biển hoặc trừ trường hợp việc vạch đường cơ sở thẳng từ
và đến các bãi lúc nổi lúc chìm này được công nhận quốc tế rộng rãi.” Thông
thường các điểm cơ sở được lựa chọn trên đất liền hoặc đảo, nhưng UNCLOS

ThS. Lê Thị Xuân Phương 128


cho phép được lựa chọn trên các bãi lúc nổi lúc chìm với điều kiện thỏa mãn
một trong hay điều kiên nêu trên.
“Khi áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng theo khoản 1, quốc gia
ven biển cần xem xét đến lợi ích kinh tế đối với khu vực, thực tế và tầm quan
trọng được thể hiện rõ ràng thông qua việc sử dụng lâu dài khi quốc gia ven
biển quyết định các đoạn cơ sở cụ thể.”
“Hệ thống các đoạn cơ sở thẳng có thể không được một quốc gia áp
dụng theo cách thức mà sẽ tách lãnh hải của một quốc gia khác khỏi biển cả
hay vùng đặc quyền kinh tế.”
Ba là, Đường cơ sở quần đảo
Cơ sở pháp lý: Điều 46, 47 UNCLOS. Một quốc gia quần đảo có thể
vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối liền các điểm ngoài cùng của
các đảo xa nhất và các bãi đá lúc chìm lúc nổi của quần đảo, với điều kiện là
tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực
mà tỷ lệ diện tích nước đó với đất, kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỷ lệ số
1/1 và 9/1.
Hoàn cảnh được phép áp dụng: Đường cơ sở quần đảo chỉ có thể áp
dụng đối với quốc gia quần đảo. “Quốc gia quần đảo” (archipelagic states) và
“quần đảo” được định nghĩa ở Điều 46. Đường cơ sở quần đảo không áp dụng
cho các quần đảo thuộc quốc gia đất liền, ví dụ như Việt Nam không thể vạch
đường cơ sở quần đảo cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Việt Nam
không phải là quốc gia quần đảo. Trong khu vực Đông Nam Á, Philippines và
Indonesia là hai quốc gia quần đảo đã áp dụng loại đường cơ sở này.
Cách thức vạch: Quốc gia quần đảo lựa chọn các điểm cơ sở tại những
điểm xa nhất của những đảo và bãi cạn xa nhất của quần đảo và nối các điểm
cơ sở lại với nhau. Đường cơ sở quần đảo phải thỏa mãn các điều kiện ở Điều
47:
(1) Tỷ lệ diện tích vùng biển bên trong đường cơ sở quần đảo và diện
tích đất liền phải nằm trong khoảng 1:1 đến 9:1. Diện tích đất liền có thể

ThS. Lê Thị Xuân Phương 129


bao gồm cả diện tích nước nằm bên trong các bãi san hô dạng vòng bao
quanh các đảo hay rạn san hô, bao gồm cả phần đáy biển được bao quanh
hoặc gần như bao quanh bởi các mỏm đá hay bãi cạn (khoản 1 và 7);
(2) Chiều dài của từng đoạn cơ sở không được vượt quá 100 hải lý,
nhưng Công ước cho phép có tối đa 3% số đoạn cơ sở được vượt quá 100 hải
lý nhưng không được vượt quá 125 hải lý (khoản 2);
(3) Đường cơ sở quần đảo không được đi xa đến mức độ đáng kể hình
dạng chung của quần đảo;
(4) Các đoạn cơ sở không được vạch từ hoặc đến các bãi lúc nổi lúc
chìm, trừ khi có hải đăng hay các công trình tương tự được xây dựng luôn nổi
trên mặt nước biển, hoặc khi bãi lúc nổi lúc chìm nằm hoàn toàn hay một
phần trong phạm vi không vượt quá chiều rộng của lãnh hải tính từ đất liền;
(5) Hệ thống các đường cơ sở sẽ không được vạch theo cách thức làm
tách biển cả hay vùng đặc quyền kinh tế khỏi lãnh hải của quốc gia khác;
(6) Đường cơ sở phải được thể hiện trên bản đồ (khoản 8) và được công
khai (khoản 9).
4.4.1.3. Các bộ phận nằm trong nội thủy
Thứ nhất, cảng biển. Nói đến nội thuỷ, trước hết phải nói đến cảng biển. Đó
là khu vực có cửa thông ra biển, nơi tàu thuyền thường qua lại bốc, xếp hàng
hoá, sửa chữa, bảo dưỡng, tránh gió bão. UNCLOS 1982, Điều 11 và Công ước
Geneva năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp, Điều 8 đã đưa ra định nghĩa
chính xác hơn, cảng được hiểu như vùng nước cảng có tính đến các công trình
thiết bị thường xuyên được coi như các bộ phận hữu cơ của cảng. Trong đó,
vùng nước cảng biển là một bộ phận của nội thủy, là lãnh thổ quốc gia. Trong
cảng biển quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối.
Thứ hai, vũng đậu tàu. Vũng đậu tàu là một bộ phận tạo thuộc phạm vi của
nội thủy, đây là vùng nước phía trước một cảng biển, đóng vai trò là tiền cảng
nhằm đáp ứng mục đích trú đậu tự nhiên hoặc nhân tạo của tàu thuyền, nơi tàu
thuyền dừng lại trước khi vào cảng hoặc vào cửa sông, hoặc bốc xếp và chuyển

ThS. Lê Thị Xuân Phương 130


tải hàng hoá với các phương tiện khác. Về cơ bản vũng đậu tàu được hưởng quy
chế pháp lý tương tự như đối với cảng biển, tuy nhiên nếu vũng đậu tàu nằm bên
ngoài nội thủy thì quy chế pháp lý của khu vực có vũng đậu tàu đó sẽ tương tự
như quy chế pháp lý của vùng biển mà nó thuộc về. Ví dụ, Vũng Dung Quất có
vị trí nằm ngoài lãnh hải, do đó, vũng này sẽ được thừa hưởng quy chế pháp
lý của vùng lãnh hải, có nghĩa là đối với vũng Dung Quất, tàu thuyền nước
ngoài sẽ được quyền tự do “đi qua không gây hại”.
Theo Điều 9 của Công ước Geneva năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp
và Điều 12, UNCLOS 1982: “các vũng tàu được dùng thường xuyên vào việc
xếp dỡ hàng hoá và làm khu neo tàu, bình thường nằm hoàn toàn hoặc một phần
ở ngoài đường ranh giới bên ngoài của lãnh hải cũng được coi như là bộ phận
của lãnh hải”.
Thứ ba, cửa sông. Trong trường hợp các con sông đổ ra biển trực tiếp,
không tạo thành các vụng, thì phần nước nội thuỷ cũng được xác định là phần
nước nằm bên trong đường cơ sở về phía lục địa, khép cửa sông. Đường cơ sở
này là một đường thẳng được kẻ ngang qua cửa sông, nối liền các điểm ngoài
cùng của ngấn nước triều thấp nhất ở hai bên bờ sông (Điều 9, UNCLOS
1982).55
Thứ tư, Vịnh. Điều 10, UNCLOS 1982 định nghĩa vịnh tự nhiên do bờ biển
của một quốc gia bao bọc cần được hiểu là một vùng lõm sâu rõ rệt vào đất liền
mà chiều sâu của vùng lõm đó so sánh với chiều rộng ở ngoài cửa của nó đến
mức là nước của vùng lõm đó được bờ biển bao quanh và vùng đó lõm sâu hơn
là một sự uốn cong của bờ biển.
Tuy nhiên, UNCLOS cũng quy định vùng lõm đó chỉ được coi là một vịnh
pháp lý nếu nó thoả mãn hai điều kiện:
(1) Diện tích của vịnh ít nhất cũng bằng diện tích một nửa hình tròn có
đường kính là đường thẳng kẻ ngang qua cửa vào của vùng lõm. Theo Điều 10
khoản 3, diện tích của một vùng lõm được tính giữa ngấn nước triều thấp nhất
55
Nguyễn Hồng Thao, Nguyễn Như Mai (2013), Luật biển quốc tế và luật biển Việt Nam, Khoa luật, Viện đại
học Mở Hà Nội.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 131


dọc theo bờ biển của vùng lõm và đường thẳng nối liền các ngấn nước triều
thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên. Nếu do có các đảo mà một vùng lõm
có nhiều cửa vào thì nửa hình tròn nói trên có đường kính bằng tổng số chiều
dài các đoạn thẳng cắt ngang các cửa vào đó. Diện tích các đảo nằm trong
một vùng lõm được tính vào diện tích chung của vùng lõm.
(2) Đường khép cửa vào tự nhiên của cửa vịnh không vượt quá 24 hải
lý. Trong trường hợp ngược lại thì cần phải vạch các đoạn cơ sở thẳng dài
24 hải lý ở phía trong cửa vịnh sao cho phía trong của nó có một diện tích nước
tối đa. Bằng quy định này, luật biển quốc tế đã bác bỏ tiêu chuẩn 10 hải lý, do
các cường quốc biển áp đặt, trong việc xác định một vịnh pháp lý.
Bên cạnh đó, UNCLOS cũng xác định các điều kiện trên đây không áp
dụng đối với các vịnh gọi là “Vịnh lịch sử” và cũng không áp dụng đối với các
trường hợp được xác định theo phương pháp đường cơ sở thẳng được trù định
trong Điều 7 UNCLOS.
Thứ tư, vịnh lịch sử và vùng nước lịch sử.
UNCLOS 1982 không quy định cụ thể thế nào là vịnh lịch sử hay vùng
nước lịch sử, tuy nhiên trên thực tiễn pháp lý quốc tế có thể xác định vịnh
lịch sử là vịnh gắn liền với một danh nghĩa lịch sử được hình thành thông
qua thực tiễn hoạt động của các quốc gia và được sự thừa nhận của các quốc
gia khác. Còn vùng nước lịch sử và vùng nước thuộc các biển, vịnh, vũng tàu,
eo biển, ... tuy cửa ra vào rộng hơn 24 hải lý nhưng vẫn chưa được thừa
nhận.56 Vùng nước lịch sử và vịnh lịch sử được hưởng chế độ pháp lý tương tự
như nội thủy.

4.4.1.4. Quy chế pháp lý của nội thuỷ


Các vùng nước nội thuỷ có một quy chế pháp lý đặc thù, chúng được coi
như một vùng lãnh thổ gắn với đất liền, tại đó quốc gia ven biển có chủ quyền
hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ. Chủ quyền này bao trùm lên cả vùng trời bên
Trường đại học Luật TP. HCM (2017), Giáo trình công pháp quốc tế (Quyển 1), Chương V: Luật biển quốc tế,
56

NXB Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 132


trên và vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên dưới vùng nước nội thuỷ.
Chính vì vậy trong vùng biển này quốc gia ven biển sẽ thực hiện đầy đủ quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp giống như trên đất liền. Mọi luật lệ do quốc gia
ban hành đều được áp dụng trong nội thủy mà không có một ngoại lệ nào.
Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa chủ quyền trên nội thuỷ so với chủ
quyền trên lãnh thổ đất liền vì quốc gia ven biển thực hiện quyền lực của mình
trên vùng nước nội thuỷ không phải đối với các cá nhân mà là đối với tàu
thuyền - cộng đồng có tổ chức và đáp ứng các quy tắc riêng biệt. Nội thuỷ khác
với lãnh hải ở chỗ trong nội thuỷ, các quốc gia quy định các điều kiện ra vào và
trú đậu của tàu thuyền nước ngoài, không tính đến quy tắc qua lại không gây
hại của chúng. Vậy các vấn đề cần chú ý trong vùng nước nội thuỷ là: (1) Việc
ra vào vùng nước nội thuỷ, (2) Thẩm quyền tài phán dân sự; (3) Thẩm quyền tài
phán hình sự.57
4.4.2. Lãnh hải
Lãnh hải là một khái niệm cổ sơ nhất của luật biển quốc tế. Vào thời
Trung cổ, khái niệm này dần hình thành do hai nhu cầu chính đòi hỏi: về mặt
chính trị, các nước Địa Trung Hải phải tự bảo vệ chống lại các cuộc tấn công
của cướp biển; về mặt kinh tế, các nước Bắc Âu và các quốc gia đại dương lại
quan tâm đến việc bảo lưu quyền đánh cá đặc quyền cho công dân của họ trong
các vùng nước ven bờ lãnh thổ của họ. Tới cuối thế kỷ thứ XVI, khái niệm
lãnh hải đã được xác định rõ ràng và được các luật gia chấp nhận.
4.4.2.1. Định nghĩa
Lãnh hải của quốc gia ven biển là vùng biển tiếp liền và nằm phía ngoài
đường cơ sở, thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển. Theo quy định tại
UNCLOS 1982, các quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải
của mình tới một giới hạn không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở.
Theo Điều 2 UNCLOS 1982 quy định Chủ quyền của quốc gia ven biển
được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, và trong trường hợp một
57
Nguyễn Hồng Thao, Nguyễn Như Mai (2013), Luật biển quốc tế và luật biển Việt Nam, Khoa Luật, Viện đại học Mở Hà
Nội.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 133


quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp liền,
gọi là lãnh hải.
Lãnh hải trong luật biển quốc tế có ý nghĩa pháp lý đặc biệt quan trọng
đối với các quốc gia có biển cũng như cộng đồng quốc tế. Bởi lẽ, việc xác lập
chủ quyền của quốc gia đối với lãnh hải sẽ ảnh hưởng và tác động rất lớn đối
với các vùng biển khác, đặc biệt là đối với các quốc gia có bờ biển đối diện
hoặc liền kề.
4.4.2.2. Cách xác định lãnh hải
Theo Điều 3, UNCLOS 1982 chiều rộng tối đa của lãnh hải là 12 hải lý
tính từ đường cơ sở, đây là cách ấn định chiều rộng lãnh hải thông thường
được các quốc gia tiến bộ trên thế giới thừa nhận. Trên thực tế, tùy thuộc vào
cấu trúc địa hình của bờ biển mà việc xác định lãnh hải của các quốc gia được
tiến hành theo các phương pháp khác nhau.
Một là, trường hợp quốc gia biển không có vị trí địa lý đối diện, liền kề
hoặc không tiếp giáp với các quốc gia khác trên biển. Trong trường hợp này,
các quốc gia có biển sẽ căn cứ vào đặc điểm địa hình của bờ biển và các quy
định của UNCLOS 1982 để xác định đường cơ sở và tuyên bố chiều rộng của
lãnh hải (không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở). Sau đó quốc gia ven biển
công bố theo đúng thủ tục các hải đồ hay các bản kê các tọa độ địa lý và gửi
đến Tổng thư ký LHQ một bản để lưu chiểu. Theo đó, ranh giới phía ngoài
của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển.
Hai là, trường hợp hai quốc gia có bờ biển đối diện hoặc liền kề nhau,
theo quy định tại Điều 13 UNCLOS 1982: “Khi hai quốc gia có bờ biển kề
nhau hoặc đối diện nhau không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra
qua đường trung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đều các điểm gần nhất
của các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi
có sự thỏa thuận ngược lại. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng trong
trường hợp do có những danh nghĩa lịch sử hoặc có các hoàn cảnh đặc biệt
khác cần phải hoạch định ranh giới lãnh hải của hai quốc gia một cách

ThS. Lê Thị Xuân Phương 134


khác”. Hay nói cách khác, trong trường hợp này, một đường trung tuyến, hoặc
cách đều sẽ được vẽ trên cơ sở cách đều tất cả các điểm tương ứng xuất phát từ
đường cơ sở của cả hai quốc gia nhằm đảm bảo việc phân định các vùng
biển được tiến hành một cách công bằng nhất.
4.4.2.3. Quy chế pháp lý của lãnh hải
Điều 2, UNCLOS 1982 quy định quốc gia ven biển có chủ quyền đối với
lãnh hải, bao gồm cả vùng nước, vùng trời phía trên và vùng đáy biển, lòng đất
dưới đáy biển. Chủ quyền này không tuyệt đối và đầy đủ như trong nội thủy
do chịu hai hạn chế, trong đó có quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước
ngoài và quyền miễn trừ của tàu chiến. Có thể nói, hai quyền miễn trừ này
chính là sự thỏa hiệp giữa các quốc gia ven biển và các cường quốc hàng hải
trong việc thừa nhận quốc gia ven biển có vùng lãnh hải rộng 12 hải lý trong
tiến trình đàm phán UNCLOS (trước đây, thông thường lãnh hải của quốc gia
ven biển chỉ rộng 3 hải lý).
Mặc dù, tàu thuyền nước ngoài có quyền qua lại vô hại nhưng không có
nghĩa là trong vấn đề này quốc gia ven biển không có bất kỳ thẩm quyền nào.
UNCLOS 1982 quy định:
- Tất cả các loại tàu thuyền (dân sự và quân sự) của tất cả các nước đều
được hưởng quyền qua lại vô hại mà không có sự phân biệt đối xử (Điều 17).
- “Qua lại” tức là đi qua lãnh hải để vào nội thủy; hoặc từ nội thủy đi ra
qua lãnh hải; hoặc đi qua lãnh hải mà không vào nội thủy. Đi qua là trạng thái
di chuyển liên tục của tàu thuyền, không được phép dừng lại (trừ trường hợp
bất khả kháng như gặp sự cố thông thường về hàng hải, mắc cạn, hoặc vì mục
đích cứu giúp người, phương tiện khác đang bị lâm nguy). Việc qua lại vô hại
phải được tiến hành nhanh chóng và liên tục (Điều 18).
- “Qua lại vô hại” là không xâm phạm đến hòa bình, trật tự hay an ninh
của quốc gia ven biển, tuyệt đối không được tiến hành một hoặc nhiều những
hành động sau đây khi đi qua lãnh hải: (i) đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của quốc gia ven biển;

ThS. Lê Thị Xuân Phương 135


(ii) diễn tập quân sự; (iii) thu thập tin tức tình báo gây thiệt hại cho quốc
phòng, an ninh của quốc gia ven biển; (iv) tuyên truyền nhằm làm hại đến
quốc phòng, an ninh của quốc gia ven biển; (v) phóng đi, tiếp nhận, sắp xếp
các phương tiên bay; (vi) cất lên, hạ xuống hoặc đưa lên tàu những phương
tiện quân sự; (vii) bốc dỡ hàng hóa, đưa lên xuống tiền bạc hoặc người trái với
luật lệ hải quan, thuế khóa, nhập cư, y tế của quốc gia ven biển; (viii) gây ô
nhiễm biển; (ix) đánh bắt hải sản; (x) nghiên cứu, khảo sát biển; (xi) làm rối
lọan hệ thống liên lạc hoặc công trình, thiết bị của quốc gia ven biển; và (xii)
các hoạt động khác không liên quan trực tiếp đến việc qua lại.
- Quốc gia ven biển có quyền ban hành các quy định để kiểm soát và
giám sát tàu thuyền nước ngoài thực hiện việc qua lại lãnh hải của mình
trong các vấn đề: (i) an toàn hàng hải, điều phối giao thông đường biển; (ii)
bảo vệ các thiết bị, công trình, hệ thống đảm bảo hàng hải; bảo vệ tuyến dây
cáp và ống dẫn ở biển; (iii) bảo tồn tài nguyên sinh vật biển; (iv) ngăn ngừa vi
phạm pháp luật của quốc gia ven biển liên quan đến đánh bắt hải sản; bảo vệ
môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; và (v) ngăn ngừa các vi phạm về
hải quan, thuế khóa, nhập cư, y tế.
Về thực thi thẩm quyền đối với tàu dân sự.
Về nguyên tắc quốc gia ven biển không có quyền thực thi thẩm quyền tài
phán hình sự và dân sự. Theo Điều 27, UNCLOS, quốc gia ven biển không
được thực thi thẩm quyền hình sự đối với một tàu nước noài đi quan lãnh hải
nước mình để bắt giữ người, thực thiện điều tra tội phạm xảy ra trên tàu
thuyền, trừ trường hợp: (a) hậu quả của tội phạm mở rộng đến quốc gia ven
biển, (b) tội phạm thuộc loại gây ảnh hưởng đến hòa bình quốc gia hay trật tự
trên lãnh hải, (c) thuyền trưởng của tàu thuyền hay đại diện ngoại giao, lãnh sự
của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu giúp đỡ, và (d) khi cần thiết để ngăn
chặn việc vận chuyển trái phép ma túy và các chất kích thích. Đối với quyền
tài phán dân sự, quốc gia ven biển không nên thực thi thẩm quyền dân sự đối
với tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải của họ hay có hành vi dừng hay

ThS. Lê Thị Xuân Phương 136


chuyển hướng tàu để thực thi thẩm quyền dân sự đối với những người trên tàu.
Về thực thi thẩm quyền đối với tàu quân sự.
Tàu quân sự và tàu nhà nước phi thương mại được hưởng quyền miễn trừ
khi qua lại trong lãnh hải quốc gia ven biển. Tuy nhiên, các loại tàu này
cũng phải tuân thủ các luật và các quy định của quốc gia ven biển liên quan
đến việc qua lại do quốc gia ven biển ấn định phù hợp với UNCLOS 1982.
Đồng thời, nếu có vi phạm các luật và các quy định của quốc gia ven biển,
quốc gia ven biển có quyền yêu cầu tàu đó rời khỏi lãnh hải ngay lập tức và
yêu cầu quốc gia mà tàu đó mang quốc tịch phải chịu mọi trách nhiệm quốc
tế đối với mọi tổn thất mà tàu đó đã gây ra cho quốc gia ven biển. Phần 1 , tiểu
mục C UNCLOS 1982 quy định về quy tắc áp dụng cho tàu chiến và các tàu
thuyền khác của nhà nước được dùng vào những mục đích không thương mại
từ Điều 29 đến Điều 32.
Điều 30, UNCLOS 1982 quy định: “Nếu một tàu quân sự không tôn trọng
các luật và quy định của quốc gia ven biển có liên quan đến việc đi qua trong
lãnh hải và bất chấp yêu cầu phải tuân thủ các luật và quy định đó đã được
thông báo cho họ, thì quốc gia ven biển có thể đòi chiếc tàu đó rời khỏi lãnh
hải ngay lập tức”. UNCLOS cũng quy định trách nhiệm đối với quốc gia mà
chiếc tàu quân sự đó mang quốc tịch tại Điều 31 như sau: “Quốc gia mà tàu
mang cờ chịu trách nhiệm quốc tế về mọi tổn thất hoặc về mọi thiệt hại gây ra
cho quốc gia ven biển do một tàu chiến hay bất kỳ tàu thuyền nào khác của
Nhà nước dùng vào những mục đích không thương mại vi phạm các luật và
quy định của quốc gia ven biển có liên quan đến việc đi qua lãnh hải hay vi
phạm các quy định của Công ước hoặc các quy tắc khác của pháp luật quốc
tế.”
4.5. Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia
4.5.1. Vùng tiếp giáp lãnh hải
4.5.1.1. Định nghĩa và cách xác định vùng tiếp giáp lãnh hải
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với

ThS. Lê Thị Xuân Phương 137


lãnh hải, tại đó quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt
và hạn chế đối với các tàu thuyền nước ngoài. Nguồn gốc của sự ra đời vùng
này là do nhu cầu kiểm soát thuế quan của quốc gia ven biển chống lại các
hoạt động buôn lậu trên biển. Các văn kiện pháp lý đầu tiên quy định vùng tiếp
giáp là: Hovering acts của Anh 1718, quy định phạm vi thuế quan 20 km của
Pháp 1817, các hiệp ước chống buôn lậu rượu của Mỹ 1924.
Trên phương diện pháp lý và học thuyết, khái niệm vùng tiếp giáp lần đầu
tiên được bàn đến tại Hội nghị điển chế hoá luật quốc tế tại La Haye năm
1930. Nhưng thất bại của Hội nghị trong việc định ra một chiều rộng chung
cho lãnh hải đã ảnh hưởng đến việc hình thành khái niệm điều ước này. Chỉ tới
Hội nghị lần thứ nhất của LHQ về Luật biển năm 1958, khái niệm này mới
được ghi nhận trong duy nhất có một điều khoản (Điều 24) mà nội dung của
nó được Điều 33, UNCLOS 1982 nhắc lại với một vài điều chỉnh. Theo đó:
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm liền kề với lãnh hải, hợp với
lãnh hải tạo thành một vùng rộng không quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở của
quốc gia biển.
4.5.1.2. Quy chế pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải
Vùng tiếp giáp lãnh hải không phải là lãnh thổ của quốc gia ven biển,
cũng không phải là một bộ phận của vùng biển quốc tế, chính vì vậy, về bản
chất quy chế pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải khác so với lãnh hải. Cụ thể,
nếu như lãnh hải thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối của quốc gia thì vùng
tiếp giáp lãnh hải là vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của
quốc gia.
Theo Điều 33, UNCLOS 1982, trong vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia
ven biển có các thẩm quyền ngăn ngừa và trừng trị các vi phạm đối với các
luật hay quy định đối với bốn lĩnh vực: hải quan, thuế khoá, y tế, nhập cư. Các
thẩm quyền này chỉ mang tính cảnh sát và không có ý nghĩa khai thác kinh tế
gì. Do việc vùng tiếp giáp lãnh hải đồng thời nằm trong phạm vi vùng đặc
quyền về kinh tế nên ngoài những nội dung pháp lý đã quy định cho vùng tiếp

ThS. Lê Thị Xuân Phương 138


giáp lãnh hải đã nói ở trên, nó còn chịu sự chi phối hoàn toàn của những nội
dung pháp lý đã quy định cho vùng đặc quyền về kinh tế.
Các thẩm quyền trong vùng tiếp giáp có mục đích trấn áp các vi phạm đối
với các luật hay quy định về hải quan, thuế khoá, y tế, nhập cư xảy ra trong các
vùng biển thuộc chủ quyền (nội thuỷ, lãnh hải) và trên lãnh thổ của quốc gia
ven biển chứ không phải các vi phạm xảy ra trong vùng tiếp giáp. Các quyền
này là các quyền có tính ngoài lãnh thổ.
Ngoài ra, theo Điều 303, UNCLOS 1982 đã mở rộng quyền lực của quốc
gia ven biển đối với các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ nằm trên đáy biển
của vùng. Để kiểm soát việc mua bán hiện vật này, quốc gia ven biển có thể
coi việc lấy các hiện vật đó từ đáy biển của vùng tiếp giáp lãnh hải mà không
có sự thoả thuận của mình là sự vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven
biển ở trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

4.5.2. Vùng đặc quyền kinh tế


4.5.2.1. Định nghĩa và cách xác định vùng đặc quyền kinh tế
Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế là kết quả của sự nhượng bộ lẫn nhau
giữa các quốc gia chủ trương “lãnh thổ hoá” vùng biển 200 hải lý tính từ
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải và các quốc gia công nghiệp hoá
mong muốn một giải pháp ôn hoà giữ được các quyền tự do biển cả. Một mặt,
khái niệm này cho phép các quốc gia ven biển mở rộng quyền lực kinh tế của
họ tới một vùng biển rộng tiếp liền với bờ biển của họ. Lý do chủ yếu của sự
mở rộng này là nhu cầu bảo vệ một cách tốt nhất nghề cá ven bờ, đồng thời
việc quy thuộc cho các quốc gia ven biển các quyền kinh tế đặc thù hay ưu tiên
trên một vùng biển có bề rộng thống nhất 200 hải lý nhằm xoá bỏ sự bất bình
đẳng mà chế độ pháp lý năm 1958 đem lại cho các quốc gia ven biển chỉ một
vùng thềm lục địa hẹp do độ sâu của đáy biển tăng đột ngột ở khoảng cách gần
bờ. Mặt khác, khái niệm này làm thoả mãn các quốc gia công nghiệp phát triển

ThS. Lê Thị Xuân Phương 139


khi các quyền tự do truyền thống của biển cả - tự do hàng hải, tự do bay, tự do
đặt dây cáp và ống dẫn ngầm - và các thẩm quyền khác có liên quan đến chúng
vẫn được duy trì trong vùng đặc quyền kinh tế.
Kết quả của sự nhượng bộ này được thể hiện trong phần V của UNCLOS
1982. Tại Điều 55 của Công ước quy định: “Vùng đặc quyền kinh tế là một
vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp
lý riêng quy định trong phần này (phần V), theo đó các quyền và quyền tài
phán của quốc gia ven biển và các quyền và các quyền tự do của các quốc gia
khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh”.
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển bao gồm cả phần nước, đáy biển và
lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải và rộng tối đa 200 hải lý tính từ
đường cơ sở. Tùy thuộc vào chiều rộng của lãnh hải mà chiều rộng của vùng
đặc quyền kinh tế sẽ tương ứng từ 188 đến 200 hải lý.
4.5.2.2. Quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế
Thứ nhất, quyền của quốc gia ven biển
Điều 56 UNCLOS quy định quốc gia ven biển có quyền chủ quyền và
quyền tài phán mang tính chất độc quyền trên vùng đặc quyền kinh tế. Theo
đó, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong việc thăm dò, khai thác, quản
lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và phi sinh vật, và các hoạt động
thăm dò, khai thác kinh tế khác, như tạo năng lượng từ nước, dòng chảy và
gió. Quyền chủ quyền không chỉ bao gồm quyền được trực tiếp thăm dò, khai
thác, bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên, mà bao gồm tất cả các quyền
cần thiết cho hay liên quan đến các hoạt động đó. Quyền tài phán của quốc gia
ven biển liên quan đến ba lĩnh vực: (i) xây dựng và sử dụng đảo nhân đạo,
công trình và cấu trúc nhân tạo, (ii) nghiên cứu khoa học biển, và (iii) bảo vệ
và bảo tồn môi trường biển. Trong các lĩnh vực thuộc quyền chủ quyền và
quyền tài phán của quốc gia ven biển, mọi hoạt động đều cần phải có sự đồng
ý của quốc gia ven biển.
Thứ hai, quyền của các quốc gia khác.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 140


Vùng đặc quyền kinh tế không thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển và
do đó các quốc gia khác có nhiều quyền rộng rãi hơn so với trong lãnh hải.
Trong lãnh hải, các quốc gia khác chỉ có quyền qua lại vô hại (bên cạnh quyền
miễn trừ dành cho tàu chiến). Trong vùng đặc quyền kinh tế, các quốc gia khác
có các quyền tự do về hàng hải, hàng không và lắp đặt cáp và ống ngầm. Trong
06 quyền tự do biển cả cơ bản, trong vùng đặc quyền kinh tế các quốc gia khác
được hưởng 03 quyền tự do.
Ngoài ra khoản 2, Điều 58 quy định các Điều 88 đến 115 của Công ước
cũng áp dụng cho các quốc gia khác trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia
ven biển, bao gồm các quy định về thẩm quyền đối với tàu thuyền của quốc gia
mà tàu mang cờ, quyền miễn trừ đối với tàu chiến, quyền thăm tàu (right of
visit), quyền truy đuổi nóng (right of hot pursuit), các quy định liên quan đến
chống cướp biển và các hoạt động bị cấm.
4.5.3. Vùng thềm lục địa
4.5.3.1. Định nghĩa và cách xác định vùng thềm lục địa
Theo Điều 76 UNCLOS quy định:
“Thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm vùng đáy biển và lòng đất
dưới đáy biển mở rộng bên ngoài lãnh hải theo sự kéo dài tự nhiên của lãnh
thổ đất liền đến mép ngoài của rìa lục địa, hoặc đến khoảng cách 200 hải lý
tính từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải nếu rìa lục địa không mở rộng đến
khoảng cách đó.”
Định nghĩa này loại bỏ yếu tố “khả năng khai thác” và bám sát vào điều
kiện tự nhiên của đáy biển. Trong mọi trường hợp quốc gia ven biển có tối
thiểu 200 hải lý thềm lục địa. Nếu rìa lục địa tự nhiên vượt quá 200 hải lý thì
quốc gia ven biển có thể có thềm lục địa pháp lý rộng hơn 200 hải lý (thường
gọi là thềm lục địa mở rộng hoặc thềm lục địa vượt quá 200 hải lý). Tuy nhiên,
thềm lục địa không được vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc 100 hải
lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét.58

58
Điều 76, Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 141


Yếu tố quan trọng nhất để xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa là
xác định đúng mép của rìa lục địa (outer edge of the continental margin). Rìa
lụa địa là phần kéo dài của đất liền chìm dưới biển, bao gồm thềm (shelf), dốc
(slope) và bờ (rise). Khoản 4, Điều 76 đưa ra hai phương pháp mà quốc gia
ven biển có thể lựa chọn: (a) theo độ dày trầm tích của đáy biển, hoặc (b) theo
khoảng cách với chân dốc lục địa. Cả hai cách thức này đều mang nặng tính kỹ
thuật và đòi hỏi chuyên môn trong các lĩnh vực địa chất, địa lý, địa mạo và hải
dương học.
Trong trường hợp quốc gia ven biển muốn xác lập thềm lục địa vượt quá
200 hải lý, Điều 76 yêu cầu các quốc gia phải nộp đệ trình lên Ủy ban Ranh
giới Thềm lục địa (Commission on the Limits of Continental Shelf – CLCS).
Thềm lục địa vượt quá 200 hải lý chỉ có thể được xác lập dựa trên khuyến nghị
của Ủy ban này.
4.5.3.2. Quy chế pháp lý của thềm lục địa
Thứ nhất, các quyền của quốc gia ven biển
Bản chất pháp lý các quyền của quốc gia ven biển trên thềm lục địa liên
quan chặt chẽ với lý do kinh tế tạo dựng nên thể chế này.
Điều 77 của UNCLOS 1982 quy định:
“1. Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm
lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình.
2. Các quyền nói ở khoản 1 có tính chất đặc quyền, nghĩa là nếu quốc gia
ven biển không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên
nhiên của thềm lục địa, thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy,
nếu không có sự thoả thuận rõ ràng của các quốc gia đó.
3. Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc
vào sự chiếm hữu thật sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ
ràng nào”.
Căn cứ vào điều khoản trên, quyền của quốc gia ven biển trên thềm lục
địa có ba tính chất chủ yếu: (i) Các quyền này là quyền chủ quyền chứ không

ThS. Lê Thị Xuân Phương 142


phải chủ quyền. (ii) Có tính đặc quyền nghĩa là nếu quốc gia ven biển này
không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của
thềm lục địa (bao gồm các tài nguyên không sinh vật và các tài nguyên sinh
vật thuộc loài định cư), thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy,
nếu không có sự thoả thuận rõ ràng của các quốc gia đó. (iii) Các quyền này
tồn tại đương nhiên và ngay từ đầu (ipso facto and ab initio) ít nhất là từ khi
tồn tại Nhà nước. Đó là quyền không thể chuyển nhượng và không thể mất
hiệu lực, một quyền tồn tại còn trước cả khi học thuyết pháp lý về thềm lục địa
ra đời.
Bên cạnh quyền chủ quyền đối với việc thăm dò và khai thác các tài
nguyên thiên nhiên trên thềm lục địa, quốc gia ven biển còn có các quyền tài
phán khác như quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình
trên thềm lục địa, quyền tài phán về nghiên cứu khoa học biển, quyền tài phán
về bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Cũng như trong trường hợp vùng đặc
quyền kinh tế, các quyền tài phán này xuất phát từ mối quan hệ mật thiết giữa
các hoạt động trong các lĩnh vực kể trên với các hoạt động khai thác trên thềm
lục địa.
Quốc gia ven biển có quyền tiến hành đặt và cho phép đặt các đảo nhân
tạo, các thiết bị, công trình trên thềm lục địa. UNCLOS 1982 đã đồng nhất hoá
các điểm liên quan đến vấn đề này giữa các đảo nhân tạo, các thiết bị, công
trình trong vùng đặc quyền kinh tế (Điều 60) với các đảo nhân tạo, các thiết bị,
công trình trên thềm lục địa (Điều 80).
Về nghiên cứu khoa học biển, UNCLOS 1982 đã quy định: (i) Trên thềm
lục địa quốc gia ven biển có quyền quy định, cho phép và tiến hành các công
tác nghiên cứu khoa học biển theo đúng các quy định tương ứng của Công
ước. (ii) Công tác nghiên cứu khoa học biển trên thềm lục địa được tiến hành
với sự thoả thuận của quốc gia ven biển. (iii) Các trường hợp quốc gia ven
biển có thể khước từ đề nghị của phía nước ngoài nghiên cứu khoa học biển
trên thềm lục địa của mình tương tự như các quy định về nghiên cứu khoa học

ThS. Lê Thị Xuân Phương 143


biển trong vùng đặc quyền kinh tế. Tuy vậy các quốc gia ven biển cũng không
thể thi hành quyền tuỳ ý khước từ đối với các dự án nghiên cứu khoa học biển
được tiến hành trên phần thềm lục địa ở cách đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải 200 hải lý. (iv) Các quốc gia và các tổ chức có thẩm quyền muốn
tiến hành công tác khoa học biển trên thềm lục địa của quốc gia ven biển phải
có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho quốc gia ven biển và tuân thủ một số điều
kiện được quy định tại Đriều 248 và 249 của Công ước.
Quốc gia ven biển có quyền tài phán bảo vệ và gìn giữ môi trường biển áp
dụng tương tự như trong vùng đặc quyền kinh tế nhằm ngăn ngừa, hạn chế ô
nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán quốc gia.
Thứ hai, các quyền của các quốc gia khác
Như trong các vùng biển không thuộc chủ quyền quốc gia, các quyền của
quốc gia ven biển trên thềm lục địa được thừa nhận với điều kiện các quyền lợi
truyền thống của Cộng đồng quốc tế được tôn trọng.
Điều 78 UNCLOS 1982 quy định:
“1. Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không đụng
chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước ở phía trên hay của vùng trời trên
vùng nước này.
2. Việc quốc gia ven biển thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục
địa không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền và các tự do khác của
các quốc gia khác đã được Công ước thừa nhận, cũng không được cản trở việc
thực hiện các quyền này một cách không thể biện bạch được”.
Qua đó, có thể nhận thấy trong vùng biển này các quốc gia khác được
thực hiện quyền tự do hàng không, tự do hàng hải và các quyền tự do khác của
biển cả ở vùng nước nằm bên trên thềm lục địa của quốc gia ven biển.
Đối với việc đặt dây cáp và ống dẫn ngầm trên thềm lục địa, UNCLOS
ghi nhận tất cả các quốc gia đều có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm
ở thềm lục địa.59 Ngoài ra UNCLOS cũng cho phép các quốc gia khác thực

59
Điều 79, Công ước liên hợp quốc về luật biển năm 1982.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 144


hiện quyền lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm trong vùng biển này.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 145


CÂU HỎI ÔN TẬP

4.1. Câu hỏi tự luận

1. Nêu và phân tích các bộ phận hợp thành lãnh thổ quốc gia?
2. Trình bày quy chế pháp lý liên quan đến việc xác lập chủ quyền lãnh thổ
quốc gia? Liên hệ đến 01 trường hợp về xác lập chủ quyền lãnh thổ trên thực
tiễn các quan hệ pháp lý quốc tế về chủ quyền lãnh thổ.
3. Trình bày nguyên tắc chiếm hữu thực sự và phân tích nội hàm nguyên
tắc này trong việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa?
4. Trình bày phương thức và nguyên tắc xác định biên giới quốc gia?
5. Phân tích các trường hợp xác định biên giới quốc gia trên biển, cho ví dụ
minh họa?
6. Phân tích nguyên tắc chiếm hữu thực sự và liên hệ đến 01 vấn đề về giải
quyết tranh chấp dựa trên nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong quan hệ pháp lý
quốc tế.
7. Phân tích danh nghĩa chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng
Sa dựa trên nguyên tắc chiếm hữu thực sự.
8. Phân tích nguyên tắc Utipossidetis và những tác động của nguyên tắc
này đến việc phân định vùng nước lịch sử chung Việt Nam - Campuchia trong
Vịnh Thái Lan.
9. Trình bày các phương thức xác định đường cơ sở theo luật quốc tế, đánh
giá các vấn đề về đường cơ sở của Việt Nam hiện nay.

4.2. Câu hỏi nhận định

Các nhận định sau đây là đúng hay sai, giải thích tại sao?

1. Vùng đất đặt Đại sứ quán là lãnh thổ hải ngoại của quốc gia cử đại diện
tại quốc gia sở tại?

2. Vùng nước trong giếng đào tại đảo Lý Sơn là vùng nước nội địa của Việt
Nam?

ThS. Lê Thị Xuân Phương 146


3. Quốc gia không có chủ quyền tuyệt đối đối với tất cả các bộ phận lãnh
thổ?

4. Quốc gia có thể không có đầy đủ tất cả các bộ phân biên giới quốc gia?

5. Việc hoạch định biên giới quốc gia trên bộ là bắt buộc?

6. Lãnh thổ vùng nước thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối của
quốc gia?

7. Chức năng duy nhất của biên giới quốc gia là phân định lãnh thổ giữa
quốc gia này với quốc gia khác?

8. Trong hệ thống pháp luật quốc tế, pháp luật về lãnh thổ và biên giới quốc
gia giữ vai trò đặc biệt quan trọng?

9. Ranh giới ngoài của lãnh hải chính là biên giới quốc gia trên biển?

10. Tàu ngầm của lực lượng hải quân Việt Nam là một bộ phận của lãnh
thổ Việt Nam?

4.3. Câu hỏi trắc nghiệm

Chọn câu trả lời đúng nhất trong các lựa chọn sau:

1. Lãnh thổ vùng đất của quốc gia bao gồm?

A. Tổng diện tích đất liền và các đảo gần bờ

B. Tổng diện tích các đảo, đất liền và vùng trong lòng đất

C. Tổng diện tích đất liền và các đảo (đảo gần bờ, xa bờ, các đảo tạo thành
quốc gia quần đảo

D. Tổng diện tích đất liền và vùng trong lòng đất

2. Trong các bộ phận sau đây, bộ phận nào không cấu thành lãnh thổ
quốc gia?

ThS. Lê Thị Xuân Phương 147


A. Vùng trời

B. Vùng đất

C. Khoảng không vũ trụ

D. Lòng đất

3. Lựa chọn nào không phải là các bộ phận cấu thành lãnh thổ Việt
Nam?

A. Đảo Cồn Cỏ

B. Tàu hộ vệ Lý Thái Tổ HQ-012

C. Hồ Tây

D. Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam

4. Lựa chọn nào không đúng về nội hàm của nguyên tắc chiếm hữu
thực sự?

A. Chủ thể chiếm hữu chỉ cần để lại các dấu hiệu của việc chiếm hữu

B. Việc chiếm hữu phải công khai, liên tục, hòa bình

C. Lãnh thổ chiếm hữu phải là lãnh thổ vô chủ

D. Chủ thể chiếm hữu phải là nhà nước

5. Quan điểm lãnh thổ quốc gia như một tài sản thuộc sở hữu của quốc
gia là nội hàm của học thuyết nào?

A. Học thuyết tài vật

B. Học thuyết cai trị

C. Học thuyết thẩm quyền

D. Tất cả các phương án trên đều sai

ThS. Lê Thị Xuân Phương 148


6. Biên giới quốc gia bao gồm những bộ phận nào?

A. Biên giới trên không, biên giới đất liền, ranh giới ngoài lãnh hải

B. Biên giới trên không, biên giới đất liền, biên giới biển, biên giới lòng đất

C. Biên giới sườn, biên giới trên cao, biên giới lòng đất, biên giới đất liền

D. Tất cả các phương án trên đều sai

7. Kiểu biên giới nào sau đây được xác định bởi hệ thống kinh tuyến và
vĩ tuyến?

A. Biên giới địa hình

B. Biên giới hình học

C. Biên giới thiên văn

D. Tất cả các đáp án trên đều sai

8. Lựa chọn nào không phải là đặc điểm của nguyên tắc Utipossidetis?

A. Việc phân định biên giới được tiến hành thông qua việc thỏa thuận giữa
các bên hữu quan

B. Việc phân định biên giới phải được tiến hành trên cơ sở các điều ước về
phân định biên giới trước đó

C. Việc phân định biên giới phải được tiến hành trên cơ sở đường biên giới
đã có trước đó trên thực tế

D. Là hệ quả của quá trình phi thuộc địa, phi thực dân

9. Nội dung của nguyên tắc bất khả xâm phạm về biên giới quốc gia?

A. Các quốc gia có chung biên giới phải duy trì sự ổn định, lâu dài và bất
khả xâm phạm của đường biên giới quốc gia. Không tùy tiện xâm nhập, vi
phhạm quy chế pháp lý của biên giới quốc gia

ThS. Lê Thị Xuân Phương 149


B. Cấm dùng bất kỳ hình thức, thủ đoạn hoặc biện pháp nào để gây rối
hoặc di dời, thay đổi một cách bất hợp pháp đường biên giới quốc gia

C. Mỗi quốc gia đều có quyền bảo vệ biên giới của mình, điều chỉnh các
hoạt động có liên quan đến đường biên giới hoặc khu vực biên giới

D. Tất cả các phương án trên đều đúng

10. Việt Nam có chung đường biên giới trên bộ với những quốc gia nào
sau đây?

A. Thái Lan, Lào, Campuchia

B. Philippines, Campuchia, Lào

C. Trung Quốc, Lào, Campuchia

D. Brunei, Trung Quốc, Lào

11. Trong trường hợp thông thường biên giới quốc gia trên biển là?

A. Đường cơ sở

B. Ranh giới ngoài lãnh hải

C. Ranh giới ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải

D. Tất cả các phương án trên đều sai

12. Quốc gia nào sau đây không thể thiết lập đường cơ sở quần đảo?

A. Trung Quốc

B. Philippines

C. Indonesia

D. New Zealand

ThS. Lê Thị Xuân Phương 150


13. Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối đối
với vùng biển nào sau đây?

A. Nội thủy

B. Vùng nước quần đảo

C. Vùng nước lịch sử chung

D. Lãnh hải

14. Lựa chọn nào không phải là quyền tài phán của quốc gia ven biển
đối với vùng đặc quyền kinh tế?

A. Xây dựng đảo nhân tạo và các công trình nhân tạo

B. Nghiên cứu khoa học

C. Bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên sinh vật biển

D. Khai thác các nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật có trong vùng

15. Quyền quá cảnh được áp dụng đối với vùng biển nào?

A. Lãnh hải

B. Vùng đặc quyền kinh tế

C. Eo biển quốc tế

D. Vùng nước quần đảo

ThS. Lê Thị Xuân Phương 151


ThS. Lê Thị Xuân Phương 152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Journeys, The Voyages of John Cabot,
www.americanjourneys.org/aj-069/, truy cập ngày 24/6/2021.
2. Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982.
3. Công ước Mongtevideo năm 1933.
9. Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật quốc tế, NXB Công
an nhân dân.
4. Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình công pháp
quốc tế (quyển 1), NXB Hồng Đức.
5. Mohammad Raoof Heidari Far, Concept of Territory in Global
Era, Geopolitics Quarterly, Volume : 7, No 4, Winter 2011.
10. Ngô Hữu Phước (2010), Luật quốc tế, NXB chính trị quốc gia.
6. Nguyễn Bá Diến (2013), Giáo trình Công pháp quốc tế, NXB Đại
học quốc gia Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Kim Ngân, Chu Mạnh Hùng (2012), Giáo trình Luật
quốc tế, NXB Giáo dục Việt Nam.
7. PCA, Case “Bay of Bengal Maritime Boundary Arbitration
between Bangladesh and India”, 2009-2014, Bangladesh v. India, https://pca-
cpa.org/en/cases/18/, truy cập ngày 24/6/2021.
8. Reports of International Arbitral awards (1928), Islands of Palmas
case (Netherlands vs. USA), https://legal.un.org/riaa/cases/vol_II/829-871.pdf,
truy cập ngày 23/6/2021.
12. Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình
Công pháp quốc tế (quyển 1), NXB Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 153


CHƯƠNG 5. DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ
 Mục tiêu cần đạt được của chương:
- Nêu và phân tích được các vấn đề khái quát chung về dân cư trong luật
quốc tế, mối liên hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia trong vấn đề
dân cư.
- Xác định được các trường hợp hưởng quốc tịch, mất quốc tịch, và các vấn
đề khác liên quan đến quốc tịch trong luật quốc tế.
- Nắm rõ được vấn đề pháp lý liên quan đến việc bảo hộ công dân và liên
hệ được đến các trường hợp thực tiễn.
- Xác định được địa vị pháp lý của người nước ngoài trong mối liên hệ đến
hệ thống pháp luật quốc tế.
5.1. Khái quát chung về dân cư trong luật quốc tế
Theo quan điểm của pháp luật quốc tế hiện đại dân cư là 01 trong 03 yếu tố
vật chất cấu thành quốc gia - chủ thể cơ bản của luật quốc tế. Trong đó, dân cư
là tất cả những người sinh sống trong một vùng lãnh thổ quốc gia mà không phụ
thuộc vào quy chế pháp lý của họ. Cụ thể, dân cư trong pháp luật quốc tế có thể
là công dân của nước sở tại, người nước ngoài, người không có quốc tịch, người
có hai hay nhiều quốc tịch. Bên cạnh khái niệm “dân cư” còn có khái niệm
“nhân dân”. Nhân dân thường được hiểu là tất cả những người có quốc tịch của
nước sở tại, công dân của nước sở tại.
Dân cư trong luật quốc tế được xác định gồm 3 nhóm cơ bản sau: (1) công
dân của quốc gia sở tại (những người mang quốc tịch của nước họ đang sống);
(2) Người nước ngoài (những người không mang quốc tịch của quốc gia sở tại)
bao gồm: viên chức ngoại giao, lãnh sự các chuyên gia, các nhà đầu tư nước
ngoài, lưu học sinh đến học tập, làm việc tại quốc gia sở tại (cơ sở pháp lý để họ
hiện diện tại nước sở tại có thể là các điều ước quốc tế hoặc các hợp đồng lao
động); người nước ngoài đến định cư và làm ăn sinh sống tại quốc gia sở tại; (3)
Người không quốc tịch và người có nhiều quốc tịch (trong đó có quốc tịch của
quốc gia sở tại).

ThS. Lê Thị Xuân Phương 154


Việc xác định địa vị pháp lý của các bộ phận dân cư thuộc thẩm quyền của
quốc gia. Tuy nhiên, trong thực tiễn quan hệ quốc tế, có nhiều vấn đề pháp lý
liên quan đến dân cư chỉ có thể giải quyết một cách hiệu quả dựa trên cơ sở các
điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia.
5.2. Quyền của quốc gia đối với dân cư
5.2.1. Quốc tịch
Chế định quốc tịch có vai trò rất lớn trong luật quốc tế, đặc biệt là trong
việc xác định được sự ổn định của dân cư quốc gia - một trong các điều kiện để
một thực thể trơ thành một quốc gia độc lập.
5.2.1.1. Khái niệm quốc tịch
Quốc tịch là một chế định cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp của tất cả
các quốc gia trên thế giới nhằm xác lập địa vị pháp lý của công dân. Quốc tịch
thể hiện sự quy thuộc về một Nhà nước nhất định của một cá nhân, đồng thời là
tiền đề pháp lý cơ bản để một cá nhân được hưởng các quyền và nghĩa vụ công
dân của một nhà nước. Cá nhân nào mang quốc tịch của quốc gia nào sẽ được
hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật của
quốc gia đó. Quốc tịch không chỉ là quan hệ bề ngoài giữa nhà nước với công
dân và cũng không đơn thuần là một chế định pháp lý quy định sự thuộc về nhà
nước của một cá nhân, mà quan trọng hơn, quốc tịch còn thể hiện địa vị xã hội
thực tế của từng cá nhân. Bởi lẽ, quốc tịch sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân, là sự thể chế hóa mối quan hệ xã hội cơ bản thể hiện
trong quốc tịch.
Về phương diện lịch sử, quốc tịch là một khái niệm ra đời vào thời kỳ quá
độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa - xuất hiện cùng với
những tiến bộ của cuộc cách mạng tư sản. Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ chỉ có
giai cấp chủ nô mới có đầy đủ các quyền do nhà nước quy định, trong đó có
quyền được sở hữu và bóc lột nô lệ. Dưới chế độ phong kiến, người dân được
coi là “thần dân” của vua chúa phong kiến. Họ chỉ có một số quyền cá nhân

ThS. Lê Thị Xuân Phương 155


nhưng lại bị tước đi các quyền về chính trị (họ không được tham gia vào bộ máy
nhà nước của giai cấp phong kiến).
Bước sang giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản dùng
chế định “quốc tịch” để lôi kéo quần chúng tham gia cách mạng, lật đổ chế độ
phong kiến, “thần dân” trở thành công dân” với nhiều quyền lợi và nghĩa vụ
kèm theo, trong đó có các quyền dân sự và chính trị. Hiện nay, quốc tịch là một
chế định pháp luật đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong Hiến pháp của tất
cả các quốc gia trên thế giới.
Như vậy, xét theo phương diện pháp lý quốc tế hiện đại, quốc tịch là mối
liên hệ pháp lý - chính trị bền vững, thường xuyên giữa một cá nhân với một
quốc gia nhất định và biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý được
pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện.
Từ định nghĩa nêu trên về quốc tịch, có thể rút ra một số đặc điểm về quốc
tịch như sau:
(1) Quốc tịch có tính ổn định, thường xuyên và bền vững về thời gian và
không gian. Thông thường, một người ngay khi sinh ra đã mang một quốc tịch ,
tức là có mối liên hệ với ít nhất một quốc gia nhất định. Mối liên hệ này sẽ gắn
bó suốt quá trình sống của người đó từ lúc sinh ra cho đến lúc chết, trừ những
trường hợp đặc biệt (xin thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch ... ). Mối quan hệ pháp
lý giữa quốc gia và cá nhân mang quốc tịch hoàn toàn không bị hạn chế, điều
này thể hiện ở chỗ: Khi đã mang quốc tịch và trở thành công dân của một quốc
gia nào đó thì mỗi công dân phải luôn chịu sự chi phối và tác động về mọi mặt
từ quốc gia đó, bất kể họ đang cư trú ở đâu, trong hay ngoài nước, và tại nơi họ
cư trú, họ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý như nhau.
(2) Quốc tịch được coi là trạng thái pháp lý và chính trị xác định mối liên
hệ pháp lý giữa công nhân với Nhà nước. Mối quan hệ này được biểu hiện ở
tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó được pháp luật của Nhà nước quy
định và bảo đảm thực hiện. Quốc tịch còn là một hiện tượng pháp lý mang tính
chất giai cấp rõ rệt và sâu sắc. Việc quy định một bộ phận dân cư được hưởng

ThS. Lê Thị Xuân Phương 156


chế độ pháp lý nào là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị. Mối
liên hệ pháp lý giữa công dân với Nhà nước của người đã mang quốc tịch có
một số đặc điểm như tính vững bền và ổn định; công dân có quyền và nghĩa vụ
đối với Nhà nước của mình, đồng thời Nhà nước cũng có các quyền và nghĩa vụ
đối với công dân của mình.
(3) Quốc tịch thể hiện mối quan hệ pháp lý hai chiều giữa Nhà nước và
công dân, là cơ sở để xác định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Khi
mang quốc tịch của một quốc gia, công dân được hưởng các quyền đồng thời
phải gánh vác các nghĩa vụ đối với Nhà nước mà mình mang quốc tịch; ngược
lại, các quyền của công dân cũng chính là các nghĩa vụ mà quốc gia phải thực
hiện nhằm đảm bảo tốt nhất các quyến của công dân và nghĩa vụ của công dân
lại đồng thời là các quyền của quốc gia đó.
(4) Quốc tịch gắn bó với bản thân mỗi cá nhân cụ thể và không thể chia sẻ
cho người khác. Việc thay đổi quốc tịch của một người không thể làm quốc tịch
của người khác thay đổi theo.
(5) Quốc tịch vừa mang tính quốc tế, vừa là đối tượng điều chỉnh của pháp
luật quốc gia. Trong mối quan hệ quốc tế, quốc tịch là cơ sở để quốc gia tiến
hành bảo hộ ngoại giao cho công dân của mình, đồng thời cũng là cơ sở để quốc
gia từ chối tiến hành dẫn độ tội phạm đối với công dân của mình (trừ những
trường hợp có điều ước quốc tế quy định về dẫn độ).
5.2.1.2. Các nguyên tắc xác định quốc tịch
Trên cơ sở chủ quyền quốc gia, các nước có quyền quy định những trường
hợp nào được hưởng quốc tịch, thay đổi quốc tịch và mất quốc tịch của quốc gia
mình. Do đó, ở mỗi quốc gia khác nhau, có những quy định về cách thức và điều
kiện hưởng quốc tịch khác nhau trong luật của nước mình. Nhìn chung, theo
pháp luật quốc tịch của các nước trên thế giới hiện nay thì thực tế đã có những
cách thức hưởng quốc tịch như sau: Hưởng quốc tịch theo sự sinh đẻ, hưởng
quốc tịch theo sự gia nhập, hưởng quốc tịch theo sự lựa chọn quốc tịch và hưởng
quốc tịch do được thưởng quốc tịch.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 157


Thứ nhất, hưởng quốc tịch theo sự sinh đẻ
Đây là cách thức hưởng quốc tịch phổ biến nhất. Có hai nguyên tắc hưởng
quốc tịch theo sự sinh đẻ đó là nguyên tắc huyết thống và nguyên tắc nơi sinh.
(1) Theo nguyên tắc huyết thống thì đứa trẻ sinh ra sẽ có quốc tịch theo
cha, mẹ chứ không phụ thuộc vào nơi sinh. Có nghĩa là nếu cha mẹ của đứa trẻ
có quốc tịch nào thì đứa trẻ có quốc tịch đó, bất kể đứa trẻ đó được sinh ra ở
đâu.
(2) Theo nguyên tắc nơi sinh thì đứa trẻ sinh ra ở nơi nào thì sẽ có quốc
tịch của quốc gia nơi được sinh ra, không phụ thuộc vào quốc tịch của cha, mẹ.
Chúng ta thấy hai nguyên tắc nếu trên hoàn toàn trái ngược nhau. Do vậy,
trên thực tế đã có nhiều đứa trẻ sinh ra không có quốc tịch của quốc gia nào
hoặc có thể có nhiều quốc tịch cùng một lúc.
Đây là trường hợp xung đột pháp luật về quốc tịch giữa các quốc gia với
nhau. Ngày nay, các nước đã và đang tiến hành hợp tác với nhau trên cơ sở các
điều ước quốc tế để giải quyết tình trạng này.
Thứ hai, hưởng quốc tịch theo sự gia nhập quốc tịch
Hưởng quốc tịch theo sự gia nhập là việc một người được nhận quốc tịch
của một quốc gia nhất định theo ý chí của người đó bằng hình thức xin nhập
quốc tịch. Trên thực tiễn có 03 trường hợp hưởng quốc tịch theo gia nhập đó là:
(i) Xin nhập quốc tịch, (ii) Do kết hôn với người nước ngoài, (iii) Do nhận làm
con nuôi.
Đây là hình thức hưởng quốc tịch cần phải có sự thống nhất, đồng ý giữa
một bên là đương sự và một bên là quốc gia cho hưởng quốc tịch trên tinh thần
tự nguyện. Trong trường hợp này, một cá nhân được hưởng quốc tịch mới
nhưng không đương nhiên bị mất đi quốc tịch cũ. Nguyên nhân dẫn đến tình
trạng này là do luật quốc tịch của nước họ không có quy định về việc đương
nhiên mất quốc tịch khi nhập quốc tịch mới.
Để hạn chế và ngăn ngừa các trở ngại do hiện tượng hai hay nhiều quốc
tịch mang lại, trong quan hệ hợp tác của mình, các quốc gia tiến hành ký kết một

ThS. Lê Thị Xuân Phương 158


số điều ước song phương và đa phương nhằm ngăn chặn và tiến tới loại bỏ các
trường hợp nhiều quốc tịch. Theo các điều ước này, cá nhân có quyền lựa chọn
một trong số các quốc tịch mà họ đang có.
Thứ ba, hưởng quốc tịch theo sự lựa chọn quốc tịch.
Trên thực tiễn quan hệ quốc tế, có nhiều trường hợp các quốc gia thỏa
thuận việc chuyển nhượng, trao đổi một bộ phận lãnh thổ quốc gia của mình cho
quốc gia khác, hoặc chính phủ hai nước thỏa thuận di dân từ quốc gia này sang
quốc gia khác. Khi đó, một bộ phận dân cư trên vùng lãnh thổ đó sẽ có sự thay
đổi về quốc tịch. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền có quốc tịch và nguyên tắc quốc
tịch là ổn định đối với cá nhân thi các quốc gia hữu quan thỏa thuận với nhau là
tạo điều kiện cho dân cư trên vùng này có thể tự lựa chọn quốc tịch cho mình.
Có nghĩa là trong một thời gian nhất định thi bộ phận dân cư này sẽ quyết định
là vẫn giữ quốc tịch cũ hay nhận quốc tịch mới phù hợp với nguyên tắc cơ bản
của luật quốc tế.
Hưởng quốc tịch do sự lựa chọn cũng xuất hiện trong trường hợp cá nhân
có nhiều quốc tịch và pháp luật của quốc gia hữu quan bắt buộc cá nhân đó phải
lựa chọn một quốc tịch trong số các quốc tịch đang có.
Thứ tư, hưởng quốc tịch theo sự phục hồi (trở lại) quốc tịch
Trở lại quốc tịch là việc khôi phục lại quốc tịch của một người đã mất quốc
tịch. Vấn đề trở lại quốc tịch thường được đặt ra đối với những người trước đây
đã từng có quốc tịch của quốc gia nhưng ví lý do nào đó họ không còn quốc tịch
của quốc gia đó nữa và họ muốn trở lại quốc tịch cũ của mình. Phục hồi quốc
tịch xảy ra trong các trường hợp: (i) Đã thôi quốc tịch cũ để sinh sống ở nước
ngoài nay trở về tổ quốc; (ii) Đối với những người đã mất quốc tịch do kết hôn
với người nước ngoài, nay ly hôn và muốn trở lại quốc tịch cũ; (iii) Được người
nước ngoài nhận làm con nuôi và đã có quốc tịch của cha mẹ nuôi nay muốn trở
lại quốc tịch ban đầu.
Thứ năm, hưởng quốc tịch do được thưởng quốc tịch

ThS. Lê Thị Xuân Phương 159


Thưởng quốc tịch là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của một
quốc gia công nhận người nước ngoài có công trạng lớn đối với nước mình là
công dân nước mình trên cơ sở đồng ý của người đó.
5.2.1.3. Một số vấn đề khác liên quan đến quốc tịch
Thứ nhất, vấn đề đương nhiên mất quốc tịch
Nếu như có quốc tịch là cơ sở để xác định mối quan hệ pháp lý vững chắc,
ổn định giữa một cá nhân với một quốc gia thì ngược lại, mất quốc tịch sẽ làm
chấm dứt mối quan hệ giữa một cá nhân với quốc gia mà mình mang quốc tịch.
Mất quốc tịch là việc một người tự động mất quốc tịch hiện có khi rơi vào
những trường hợp mà luật đã quy định trước, nhằm hạn chế những rắc rối có thể
xảy ra trong trường hợp cá nhân có hai hoặc nhiều quốc tịch, hoặc đơn thuần là
chấm dứt mối liên hệ giữa nhà nước và cá nhân công dân khi mối liên hệ này
không thể tiếp tục tồn tại.
Khẳng định, Quốc tịch là một mối liên hệ ổn định và bền vững về mặt
không gian và thời gian, quốc tịch chỉ có thể thay đổi trong những điều kiện nhất
định, và trong những trường hợp nhất định theo sự quy định của pháp luật. Do
vậy, pháp luật quốc gia của hầu hết các nước đều quy định những trường hợp cụ
thể mà theo đó công dân không còn được mang quốc tịch của quốc gia mình.
Nhìn chung vấn đề mất quốc tịch bao gồm một số trường hợp phổ biến sau:
(i) Đương nhiên mất quốc tịch; (ii) Việc mất quốc tịch của một công dân xảy ra
khi người đó ở vào những trường hợp mà pháp luật đã có những quy định từ
trước.
Pháp luật của các nước trên thế giới thường quy định những trường hợp cụ
thể dẫn đến hệ quả pháp lý mất quốc tịch của đương sự khi họ thực hiện một
trong các hành vi sau đây: (i) Gia nhập quốc tịch nước khác; (ii) Phục vụ trong
lực lượng vũ trang nước ngoài; (iii) Tham gia vào bộ máy Nhà nước của quốc
gia khác.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 160


Như vậy, đương nhiên mất quốc tịch là trường hợp công dân của một quốc
gia bị mất quốc tịch một cách mặc nhiên chứ không phải là hành vi trừng phạt từ
Nhà nước.
Thứ hai, người không quốc tịch
Không quốc tịch là hiện tượng một cá nhân không có quốc tịch của một
quốc gia nào, đồng nghĩa với việc người đó cũng không được coi là công dân
của bất kỳ nước nào. Đây là hiện tượng phát sinh do một số nguyên nhân như:
(i) trẻ em sinh ra trên lãnh thổ của nước áp dụng riêng biệt nguyên tắc “quyền
huyết thống” mà cha mẹ là người không có quốc tịch. (ii) Khi có sự xung đột
pháp luật của các nước về vấn đề quốc tịch, chẳng hạn một người do cư trú ở
nước ngoài mà theo luật nước họ, họ bị tước quốc tịch hoặc tự động mất quốc
tịch, nhưng luật của nước nơi họ đang cư trú lại yêu cầu phải được sự chấp
thuận thổi quốc tịch gốc mới được vào quốc tịch mới. (iii) Khi một người đã mất
quốc tịch cũ (do được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, tự động mất quốc tịch, ...
) nhưng chưa có quốc tịch mới.
Địa vị pháp lý của người không quốc tịch bị hạn chế hơn nhiều với công
dân của nước sở tại và người có quốc tịch nước ngoài trên lãnh thổ quốc gia mà
họ đang sinh sống. Theo nguyên tắc, những người không quốc tịch có các quyền
và tự do ít hơn, bị hạn chế trong việc sử dụng các quyền dân sự và chính trị,
không có khả năng yêu cầu sự đồ bảo hộ ngoại giao trong trường hợp các quyền
và lợi ích cá nhân của họ bị xâm phạm.
Thứ ba, thôi quốc tịch
Thôi quốc tịch là việc đương sự bị mất quốc tịch xuất phát từ ý chí, nguyện
vọng của đương sự khi họ yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước
mình cho phép họ thôi quốc tịch. Để được thôi quốc tịch, đương sự phải làm đơn
xin thôi quốc tịch gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và khi được phép
thôi quốc tịch, họ sẽ không được coi là công dân của nước đó nữa. Pháp luật các
nước đều quy định một số điều kiện chủ yếu để xin thôi quốc tịch như: (i) Đã
hoàn thành hoặc được miễn nghĩa vụ quân sự; (ii) Đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ

ThS. Lê Thị Xuân Phương 161


thuế hoặc các nghĩa vụ tài chính cho quốc gia mà họ xin thôi quốc tịch; (iii)
Không phải thi hành các phán quyết dân sự; (iv) Không bị truy tố hình sự trong
thời gian xin thôi quốc tịch .
Thứ tư, bị tước quốc tịch
Tước quốc tịch là việc công dân bị chính quốc gia mà mình mang quốc tịch
tước bỏ quyền được mang quốc tịch trên cơ sở những hành vi vi phạm pháp luật
của nước đó, thông thường đó là những hành vi gây phương hại đến lợi ích, an
ninh và uy tín của quốc gia, ...
Tước quốc tịch là hình phạt mà quốc gia áp dụng đối với công dân nước
mình khi họ không còn xứng đáng với danh hiệu công dân nữa. Như vậy, việc
một người bị tước quốc tịch là vấn đề liên quan đến danh dự cá nhân. Vì vậy,
chỉ khi nào công dân có hành vi vi phạm cụ thể và được luật quy định mới có
thể bị tước quốc tịch. Thông thường biện pháp tước quốc tịch áp dụng đối với
những người gia nhập quốc tịch hoặc có quốc tịch nhưng đang định cư ở nước
khác.
Thứ năm, người nhiều quốc tịch
Người nhiều quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng một lúc
mang hai hay nhiều quốc tịch của hai hay nhiều quốc gia khác nhau. Nguyên
nhân cũng giống như tình trạng không quốc tịch là do xung đột pháp luật về
quốc tịch hoặc do cá nhân nhận quốc tịch mới mà chưa thôi quốc tịch cũ hoặc do
pháp luật của một số quốc gia vẫn thừa nhận tình trạng công dân của họ có thể
có hai hay nhiều quốc tịch.
5.2.2. Bảo hộ công dân
5.2.2.1. Khái niệm bảo hộ công dân
Bảo hộ công dân là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ
quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài, khi các quyền và lợi ích
này bị xâm hại ở nước ngoài. Theo nghĩa rộng bảo hộ công dân bao gồm cả các
hoạt động giúp đỡ về mọi mặt mà Nhà nước dành cho công dân của nước mình

ThS. Lê Thị Xuân Phương 162


đang ở nước ngoài, kể cả trong trường hợp không có hành vi xâm hại nào tới các
công dân của nước này.
Như vậy, hoạt động bảo hộ công dân có thể bao gồm các hoạt động có tính
chất công vụ như cấp phát hộ chiếu, giấy tờ hành chính hoặc các hoạt động có
tính giúp đỡ như trợ cấp tài chính cho công dân khi họ gặp khó khăn, phổ biến
các thông tin cần thiết cho công dân nước mình tìm hiểu về nước mà họ dự định
tới, ...

5.2.2.2. Điều kiện tiến hành bảo hộ


Để được một quốc gia nào đó bảo hộ, đối tượng được bảo hộ phát thỏa mãn
các điều kiện sau:
(1) Đối tượng bảo hộ là công dân của quốc gia tiến hành bảo hộ. Tuy nhiên,
trên thực tế có trường hợp một người có quốc tịch của quốc gia đó nhưng không
được bảo hộ (ví dụ trường hợp người có hai hay nhiều quốc tịch, không được
bảo hộ nếu sự bảo hộ đó chống lại quốc gia mà người này cũng mang quốc tịch),
cũng có trường hợp một người không mang quốc tịch của quốc gia này nhưng
lại được quốc gia đó bảo hộ trong trường hợp bị xâm phạm (chẳng hạn, đối với
công dân thuộc Liên minh Châu Âu).
(2) Khi quyền lợi hợp pháp của đối tượng bảo hộ bị xâm hại.
(3) Đã áp dụng các biện pháp tự bảo vệ trên thực tế theo pháp luật của nước
sở tại như: yêu cầu đòi bồi thường để khắc phục thiệt hại nhưng không mang lại
kết quả, ...
5.2.2.3. Thẩm quyền và cách thức tiến hành bảo hộ
Dựa trên cơ sở cơ cấu tổ chức, chức năng và phạm vi hoạt động của các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền bảo hộ công dân, có thể chia các cơ quan này ra
làm hai loại: cơ quan có thẩm quyền trong nước và cơ quan có thẩm quyền ở
nước ngoài.
(1) Cơ quan có thẩm quyền bảo hộ trong nước: Hầu hết các quốc gia đều
thực hiện việc bảo hộ công dân thông qua Bộ Ngoại giao. Bộ Ngoại giao chịu

ThS. Lê Thị Xuân Phương 163


trách nhiệm trước chính phủ về các hoạt động bảo hộ công ở trong nước cũng
như nước ngoài.
(2) Cơ quan có thẩm quyền bảo hộ ở nước ngoài: Theo nguyên tắc chung,
thẩm quyền bảo hộ công dân nước mình ở nước ngoài thuộc về các cơ quan đại
diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước cử đại diện tại nước nhận đại diện.
Việc bảo hộ công dân do các cơ đại diện thực hiện được ghi nhận trong Công
ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước Viên năm 1963 về quan
hệ lãnh sự. Khi tiến hành các hoạt động bảo hộ công dân, các cơ quan chức năng
có thẩm quyền phải dựa trên cơ sở pháp lý là các văn bản pháp luật quốc gia về
bảo hộ công dân và các điều ước quốc tế hữu quan về bảo hộ công dân.
Trong quá trình thực hiện bảo hộ công dân, các nước có thể thực hiện bảo
hộ thông qua các cách thức khác nhau, từ đơn giản như cấp hộ chiếu, visa xuất
cảnh cho tới các cách thức bảo hộ phức tạp và có ảnh hưởng tới quan hệ ngoại
giao giữa các nước hữu quan như đưa vụ việc ra toà án quốc tế, ... Việc lựa chọn
cách thức bảo hộ ở mức độ nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quyền lợi nào bị
vi phạm, mức độ vi phạm, thái độ của nước sở tại, ...
Nhìn chung, biện pháp ngoại giao là biện pháp thường được sử dụng trong
việc bảo hộ công dân. Cơ sở pháp lý của biện pháp này là tranh chấp quốc tế.
Biện pháp ngoại giao được thực hiện để bảo hộ công dân có thể thông qua trung
gian, hòa giải, thương lượng hoặc đàm phán trực tiếp.
5.3. Địa vị pháp lý của người nước ngoài
Người nước ngoài cũng là một bộ phận dân cư của một quốc gia. Tuy
nhiên, bộ phận này chiếm tỷ lệ rất ít so với công dân của quốc gia. Trong quan
hệ quốc tế, sự tồn tại của người nước ngoài trên lãnh thổ quốc gia cũng là
nguyên nhân dẫn đến sự hợp tác, thiết lập các quan hệ giữa các quốc gia với
nhau. Những chế độ, chính sách của một quốc gia đối với người nước ngoài trên
lãnh thô của họ nói lên mức độ hợp tác và ban giao của quốc gia trên trường
quốc tế.
5.3.1. Khái niệm và phân loại về người nước ngoài

ThS. Lê Thị Xuân Phương 164


Người nước ngoài là người không có quốc tịch của quốc gia mà họ đang cư
trú (bao gồm cả người có quốc tịch của nước khác và người không quốc tịch).
Định nghĩa nêu trên được hầu hết các quốc gia sử dụng, trong đó có Việt Nam.
Người nước ngoài có nhiều loại căn cứ vào các tiêu chí khác nhau. Nếu căn
cứ vào thời gian cư trú thì có người nước ngoài thường trú và người nước ngoài
tạm trú. Nếu căn cứ vào quốc tịch thì có người nước ngoài có quốc tịch và người
nước ngoài không quốc tịch. Nếu căn cứ vào quy chế pháp lý thì có người nước
ngoài hưởng quy chế thông thường, người nước ngoài hưởng quy chế ngoại giao
và người nước ngoài hưởng quy chế theo các điều ước quốc tế cụ thể.
5.3.2. Các chế độ pháp lý của người nước ngoài
Chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài là tổng thể các quyền và nghĩa
vụ pháp lý của người nước ngoài ở quốc gia sở tại. Như vậy, chế độ pháp lý
chính là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên địa vị pháp lý của người nước
ngoài. Chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài được hình thành theo một số
dạng phổ biến và được thừa nhận rộng rãi trên thế giới, đó là các chế độ sau:
Thứ nhất, chế độ đối xử quốc gia (NT - National treatment). Theo chế độ
này, người nước ngoài được hưởng các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa
cơ bản như công dân của nước sở tại trong những quan hệ xã hội nhất định,
ngoại trừ một số quyền do pháp luật quốc gia sở tại có quy định hạn chế vì lý do
liên quan đến lợi ích và an ninh quốc gia của nước đó như: không có quyền bầu
cử, không được theo học các trường công an, quân sự ... Chế độ đối xử quốc gia
thường được áp dụng với nhóm người nước ngoài làm ăn, cư trú và sinh sống
trên lãnh thổ của nước sở tại. Chế độ này thể hiện mối quan hệ giữa người nước
ngoài với quốc gia sở tại .
Chế độ đối xử quốc gia thường được quy định trước hết trong luât quốc gia
của mỗi nước, ngoài ra còn được quy định trong các điều ước quốc tế được ký
kết giữa các quốc gia với nhau.
Thứ hai, chế độ đối xử tối huệ quốc: xác định cho thể nhân và pháp nhân
nước ngoài ở quốc gia sở tại được hưởng các quyền và ưu đãi mà các thể nhân

ThS. Lê Thị Xuân Phương 165


và pháp nhân của bất kỳ một nước thứ ba nào đang và sẽ được hưởng trong
tương lai. Chế độ đối xử tối huệ quốc thể hiện mối quan hệ bình đẳng giữa các
thể nhân và pháp nhân của các quốc gia khác nhau tại lãnh thổ hoặc trong quan
hệ với nước sở tại.
Đây là chế độ pháp lý có ý nghĩa và vai trò quan trọng, nó được áp dụng
chủ yếu trong quan hệ kinh tế - thương mại và hàng hải. Nhìn chung, chế độ đối
xử tối huệ quốc phải được ghi nhận rõ ràng trong các điều ước quốc tế giữa các
quốc gia nhằm loại bỏ sự phân biệt đối xử bất bình đẳng, tạo điều kiện để thúc
đẩy sự hợp tác kinh tế thương mại giữa các quốc gia với nhau .
Chế độ đãi ngộ theo quy chế MFN có sự phân biệt với chế độ đãi ngộ quốc
gia ở chỗ, việc hưởng chế độ đãi ngộ MFN mà nước sở tại dành cho thể nhân,
pháp nhân nước khác luôn trên cơ sở của sự thỏa thuận quốc tế giữa các quốc
gia, mà không có ý nghĩa là chế độ phổ cập đương nhiên mà nước sở tại dành
cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài.
Thứ ba, chế độ đãi ngộ đặc biệt.
Trong chế độ này người nước ngoài được hưởng các quyền và ưu đãi đặc
biệt mà chính công dân của nước sở tại cũng không được hưởng, đồng thời,
người nước ngoài cũng không phải gánh chịu các trách nhiệm pháp lý mà công
dân nước sở tại phải gánh chịu trong các trường hợp tương tự. Tuy nhiên, người
nước ngoài chỉ được hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt này trên cơ sở ghi nhận của
pháp luật quốc gia của nước sở tại hoặc điều ước quốc tế mà nước này tham gia.
Trên thực tế, chế độ đãi ngộ này chủ yếu được áp dụng trong quan hệ ngoại
giao, quan hệ lãnh sự giữa các quốc gia hoặc quan hệ giữa các tổ chức quốc tế
với các quốc gia.
Ngoài ba chế độ đãi ngộ chính nêu trên, trong quan hệ quốc tế còn xuất
hiện các chế độ khác như chế độ có đi có lại, chế độ báo phục quốc, ... (i) Chế
độ có đi có lại là chế độ mà một quốc gia chỉ cho phép công dân, pháp nhân
nước ngoài hưởng những quyền và nghĩa vụ nhất định trên lãnh thổ của mình
khi các quốc gia của những người đó cho công dân và pháp nhân của họ những

ThS. Lê Thị Xuân Phương 166


quyền và nghĩa vụ tương tự như vậy. (ii) Chế độ báo phục quốc là việc áp dụng
các biện pháp trả đũa giữa các quốc gia với nhau. Nếu như một quốc gia nào đó
đơn phương sử dụng những biện pháp hoặc có những hành vi gây tổn hại, thiệt
hại cho quốc gia khác hoặc công dân, pháp nhân của quốc gia khác thi chính
quốc gia bị thiệt hại hoặc có công dân, pháp nhân bị thiệt hại có quyền sử dụng
những biện pháp tương tư như vậy để áp dụng đối với quốc gia gây thiệt hại.
5.3.3. Quyền cư trú của người nước ngoài theo pháp luật quốc tế
Cư trú chính trị là việc một quốc gia cho phép những người nước ngoài
đang bị truy nã tại quốc gia mà họ mang quốc tịch do những hoạt động và quan
điểm về chính trị, khoa học và tôn giáo, ... được quyền nhập cảnh và cư trú trên
lãnh thổ nước sở tại.
Quyền cư trú với tính chất là một chế định pháp lý quốc tế là quyền của
quốc gia chứ không phải là quyền của thể nhân. Quốc gia không có nghĩa vụ
phải dành cho nhóm cá nhân xác định quyền cư trú. Chính vì vậy, trong các văn
bản pháp lý quốc gia không có điều khoản, quy định nào ghi nhận công dân của
nước này hay nước kia có quyền yêu cầu cư trú ở lãnh thổ nước khác. Nhìn
chung, trong hệ thống pháp luật trong nước, các quốc gia đều ghi nhận cơ sở
chung để đối tượng được hưởng quyền cư trú là thể nhân bị truy đuổi vì các lý
do hoặc quan điểm chính trị tại đất nước mình. Trên thực tế, các quốc gia đã có
sự công nhận chung khi không trao quyền cư trú cho các đối tượng sau:
(1) Những cá nhân phạm tội ác quốc tế (như tội ác chiến tranh, tội ác diệt
chủng, ... );
(2) Những cá nhân thực hiện các hành vi tội phạm hình sự có tính chất
quốc tế như: không tặc, buôn bán ma túy và các chất hướng thần;
(3) Những tội phạm hình sự mà việc dẫn độ được quy định trong các điều
ước quốc tế song phương hoặc đa phương về dẫn độ;
(4) Những cá nhân có hành vi trái với mục đích và nguyên tắc của Hiến
chương LHQ.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 167


Việc trao quyền cư trú cho người nước ngoài là thẩm quyền riêng biệt của
mỗi quốc gia. Người nước ngoài được quyền cư trú không bị buộc phải nhập
quốc tịch của nước sở tại, họ được hưởng những quyền lợi và tự do ngang bằng
với người nước ngoài khác. Quốc gia cho phép cư trú phải có nghĩa vụ bảo đảm
an ninh cho người cư trú, không được dẫn độ hoặc trục xuất theo yêu cầu của
quốc gia mà họ là công dân (trừ trường hợp việc cho phép cư trú của quốc gia là
bất hợp pháp). Pháp luật quốc tế chỉ cho phép cư trú lãnh thổ, không cho phép
cư trú ngoại giao (tức là không cho phép người bị truy nã cư trú trong cơ quan
đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của quốc gia khác). Nếu cơ quan ngoại giao
cho phép cư trú ngoại giao thì đây là hành vi cho phép cư trú bất hợp pháp, vượt
quá chức năng của cơ quan ngoại giao đã được ghi nhận trong Công ước Viên
năm 1961 và là hành vi lạm dụng quyền được ưu đãi ngoại giao từ phía nước sở
tại.
Trong quan hệ quốc tế có những trường hợp có sự dịch chuyển biên theo sự
thỏa thuận của các quốc gia hữu quan. Thông thường trong những trường hợp
như vậy, sẽ có trưng cầu ý dân để xem một vùng lãnh thổ nào đó sẽ thuộc quốc
gia nào trong hai quốc gia có chung biên giới. Khi tham gia trưng cầu ý dân, có
những người đồng ý để vùng lãnh thổ nơi họ cư trú được chuyển dịch sang lãnh
thổ nước láng giềng. Đương nhiên cũng có nhiều người không đồng ý với sự
chuyển dịch đó. Do vậy, trên cơ sở kết quả trưng cầu ý dân, công dân nào đồng
ý với sự chuyển dịch lãnh thổ sang nước khác sẽ có quyền chọn quốc tịch mới,
còn những người vẫn giữ quốc tịch cũ sẽ được bố trí định cư tại nước mà họ
đang có quốc tịch.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 168


CÂU HỎI ÔN TẬP
5.1. Câu hỏi tự luận
1. Trình bày định nghĩa và các đặc điểm của quốc tịch.
2. Trình bày các cách thức hưởng quốc tịch và lấy ví dụ cụ thể.
3. Trình bày các trường hợp mất quốc tịch theo luật quốc tế, đánh giá và
bình luận trường hợp mất quốc tịch do hậu quả của biến đổi khí hậu đối với các
quốc đảo Thái Bình Dương.
4. Phân tích nguyên nhân, hậu quả pháp lý và biện pháp khắc phục tình
trạng nguời hai hay nhiều quốc tịch.
5. Phân tích nội dung chế độ pháp lý mà quốc gia dành cho người nước
ngoài.
6. Bình luận vấn đề bảo hộ đối với công dân Đoàn Thị Hương trong vụ ám
sát ông Kim Jong Nam nguyên chủ tịch ủy ban quốc vụ Tiền Tiên dưới góc độ
luật quốc tế.
7. Bình luận vấn đề từ bỏ quốc tịch của 39 “công dân” Việt Nam trong vụ
“39 nạn nhân chết trong container ở Anh” dưới góc độ pháp luật quốc tế, từ đó
đánh giá vai trò của nhà nước Việt Nam đối với vấn đề bảo hộ công dân trong
trường hợp này.

5.2. Câu hỏi nhận định

Các nhận định sau đây là đúng hay sai, giải thích tại sao?

1. Người nước ngoài là một trong những bộ phận cấu thành dân cư của một
quốc gia?

2. Vấn đề quốc tịch chỉ được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật quốc tế?

3. Hưởng quốc tịch dựa trên hình thức gia nhập quốc tịch là hình thức
hưởng quốc tịch phổ biến nhất?

4. Khi một cá nhân tham gia vào lực lượng vũ trang của một quốc gia khác
thì cá nhân đó sẽ bị tước quốc tịch theo luật quốc tịch

ThS. Lê Thị Xuân Phương 169


5. Thôi quốc tịch là việc mất quốc tịch dựa vào ý chí, nguyện vọng của
đương sự?

6. Hoạt động bảo hộ công dân chỉ được tiến hành bởi cơ quan nhà nước có
thẩm quyền?

7. Hoạt động bảo hộ công dân được áp dụng đối với người không quốc
tịch?

8. Người nước ngoài được hưởng các chế độ đãi ngộ như công dân nước sở
tại trong những quan hệ xã hội nhất định là nội dung của nguyên tắc chế độ đối
xử tối huệ quốc?

5.3. Câu hỏi trắc nghiệm

Chọn câu trả lời đúng nhất trong các lựa chọn sau:

1. Dân cư trong cấu thành quốc gia bao gồm?

A. Công dân của quốc gia sở tại

B. Người nước ngoài

C. Người không quốc tịch

D. Tất cả các phương án trên đều đúng

2. Cầu thủ Đỗ Merlo - Câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn hưởng quốc tịch
Việt Nam dựa vào hình thức?

A. Gia nhập quốc tịch

B. Theo huyết thống

C. Phục hồi quốc tịch

D. Thưởng quốc tịch

3. Điều nào sau đây đúng khi nói về hình thức phục hồi quốc tịch?

ThS. Lê Thị Xuân Phương 170


A. Đã thôi quốc tịch cũ để sinh sống ở nước ngoài nay trở về tổ quốc

B. đã mất quốc tịch do kết hôn với người nước ngoài, nay ly hôn và muốn
trở lại quốc tịch cũ

C. Được người nước ngoài nhận làm con nuôi và đã có quốc tịch của cha
mẹ nuôi nay muốn trở lại quốc tịch ban đầu

D. Tất cả các phương án trên đều đúng

4. Trường hợp nào sau đây không đương nhiên làm thay đổi trạng thái
quốc tịch của cá nhân?

A. Phục vụ lực lượng vũ trang nước ngoài

B. Tham gia vào bộ máy nhà nước của quốc gia khác

C. Kết hôn có yếu tố nước ngoài

D. Bị tước quốc tịch

5. Đứa trẻ sinh ra được hưởng quốc tịch của quốc gia sở tại là nguyên
tắc hưởng quốc tịch?

A. Nguyên tắc nơi sinh

B. Nguyên tắc gia nhập

C. Nguyên tắc lựa chọn

D. Nguyên tắc huyết thống

6. Chế độ đãi ngộ cho phép một cá nhân, pháp nhân của một quốc gia
được hưởng các chế độ đãi ngộ tương tự như những cá nhân, thể nhân của
một quốc gia thứ ba tại quốc gia sở tại?

A. Chế độ đãi ngộ quốc gia

B. Chế độ đối xử tối huệ quốc

ThS. Lê Thị Xuân Phương 171


C. Chế độ đãi ngộ đặc biệt

D. Chế độ đãi ngộ báo phục quốc

7. Người nước ngoài là người?

A. Không quốc tịch

B. Có quốc tịch khác với quốc tịch của quốc gia mà họ thường trú

C. A và B đều đúng

D. A và B đều sai

8. Lựa chọn đúng về các điều kiện bảo hộ quốc gia?

A. Đối tượng bảo hộ là công dân của quốc gia tiến hành bảo hộ

B. Quyền lợi hợp pháp của đối tượng bảo hộ bị xâm hại

C. Đã áp dụng các biện pháp tự bảo vệ trên thực tế theo pháp luật của nước
sở tại

D. Tất cả các phương án trên

9. Chế độ đãi ngộ chỉ giành riêng cho cá nhân được hưởng?

A.Chế độ đãi ngộ đặc biệt

B. Chế độ đãi ngộ quốc gia

C. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc

D. Chế độ đãi ngộ có đi có lại

10. Đối tượng nào sau đây được quyền cư trú tại một quốc gia mà
mình không có quốc tịch?

A. Nhóm cướp biển vùng Somalia

B. Ông trùm ma túy El Chapo

ThS. Lê Thị Xuân Phương 172


C. Ông Khieu Samphan thủ lĩnh Khơ me đỏ

D. Ông Nguyễn Văn A, sinh viên trường đại học Duy Tân

ThS. Lê Thị Xuân Phương 173


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao.
2. Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự.
3. Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật quốc tế, NXB Công an
nhân dân.
4. Ngô Hữu Phước (2010), Luật quốc tế, NXB chính trị quốc gia.
5. Nguyễn Bá Diến (2014), Giáo trình Công pháp quốc tế, NXB đại học
quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Kim Ngân, Chu Mạnh Hùng (2012), Giáo trình Luật quốc
tế, NXB Giáo dục Việt Nam.
7. Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Công
pháp quốc tế (quyển 1), NXB Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 174


CHƯƠNG 6. LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ
 Mục tiêu cần đạt được của chương:
- Nêu và phân tích được các vấn đề lý luận liên quan đến luật ngoại giao và
lãnh sự, tầm trong trọng của luật ngoại giao và lãnh sự trong quan hệ pháp lý
quốc tế.
- Xác định được các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền ưu đãi miễn trừ
ngoại giao.
- Xác định được các vấn đề lý luận về cơ quan đại điện ngoại giao và cơ
quan lãnh sự.
- Phân biệt được cơ quan ngoại giao và cơ quan lãnh sự.
6.1. Khái quát chung luật ngoại giao và lãnh sự
6.1.1. Khái niệm luật ngoại giao và lãnh sự
Từ lý luận và thực tiễn hoạt động ngoại giao trên thế giới, có thể định nghĩa
về ngoại giao như sau: Ngoại giao là hoạt động mang tính tổng hợp của các cơ
quan làm công tác đối ngoại, nhằm thực hiện chính sách đối ngoại của nhà nước,
bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia, góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế
chung bằng các biện pháp hoà bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật quốc tế.
Cùng với sự xuất hiện của hoạt động ngoại giao, Luật ngoại giao và lãnh sự
là một trong những ngành luật ra đời sớm nhất của luật quốc tế, Ngành luật này
ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nước quốc gia. Như đã đề cập, sự xuất hiện
nhà nước và pháp luật ở các khu vực địa lý khác nhau trên thế giới đã làm phát
sinh các mối quan hệ quốc tế (mà bắt đầu là quan hệ đối ngoại) giữa các quốc
gia. Trong giai đoạn đầu của thời kỳ chiếm hữu nô lệ, các mối quan hệ quốc tế
chỉ tính khu vực và bó hẹp trong một số lĩnh vực nhất định như chiến tranh, hòa
bình; phân định lãnh thổ, biên giới; quan hệ ngoại giao; ... giữa các quốc gia.
Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của quan hệ quốc tế đã làm phát
sinh nhu cầu tất yếu, khách quan là cần có hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế
để điều chỉnh quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ phát sinh trong lĩnh vực

ThS. Lê Thị Xuân Phương 175


ngoại giao, lãnh sự nói riêng giữa các quốc gia. Đó chính là nguồn gốc hình
thành và phát triển của ngành luật ngoại giao lãnh sự, một ngành luật độc lập
trong hệ thống pháp luật quốc tế.
Trải qua các giai đoạn phát triển lịch sử, luật ngoại giao và lãnh sự ngày
càng chứng tỏ vai trò và tầm quan trọng to lớn với tư cách là công cụ không thể
thiếu trong việc hỗ trợ các hoạt động xác lập và phát triển quan hệ đối ngoại
giữa các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế. Đối tượng điều chỉnh của
Luật ngoại giao, lãnh sự là các quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia hoặc giữa
quốc gia với tổ chức quốc tế hoặc giữa các tổ chức quốc tế với nhau. Phần lớn
hoạt động đối ngoại là những hoạt động có tính chất ngoại giao. Căn cứ vào tính
chất, chức năng của các cơ quan quan hệ đối ngoại; mục tiêu, nội dung hoạt
động của các quan hệ ngoại giao và lãnh sự ... có thể định nghĩa như sau:
Luật ngoại giao, lãnh sự là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật
nhằm điều chỉnh trình tự thiết lập quan hệ chính thức giữa các quốc gia và chủ
thể khác của luật quốc tế với nhau; quy định quyền và nghĩa vụ của các cơ quan
đại diện và các thành viên của chúng; quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể trong quan hệ ngoại giao và lãnh sự, trên cơ sở đó, duy trì hoạt động chức
năng của các cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước và các tổ chức quốc tế
nhằm xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế của nhà nước hoặc các tổ
chức quốc tế liên chính phủ, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ hoà
bình và an ninh quốc tế.
6.1.2. Nguồn của Luật ngoại giao và lãnh sự
Là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế hệ thống nguồn
của luật ngoại giao, lãnh sự cũng có những điểm tương đồng với hệ thống nguồn
của luật quốc tế, bao gồm hệ thống các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, các
nguyên tắc pháp lý quốc tế, các án lệ, học thuyết pháp lý quốc tế, ...
Trong đó nguồn của Luật ngoại giao và lãnh sự dựa trên cơ sở các văn kiện
pháp lý quốc tế và tập quán quốc tế quan trọng sau đây:
(1) Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao;

ThS. Lê Thị Xuân Phương 176


(2) Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự;
(3) Công ước Viên năm 1969 về phái đoàn đặc biệt;
(4) Công ước Viên năm 1975 về cơ quan đại diện của quốc gia tại các tổ
chức quốc tế phổ cập;
(5) Công ước Viên năm 1973 về ngăn ngừa và trừng trị tội phạm chống
những cá nhân được hưởng sự bảo hộ quốc tế;
(6) Công ước năm 1980 về quy chế pháp lý, các quyền ưu đãi và miễn trừ
của các tổ chức liên chính phủ;
(7) Công ước năm 1946 về quyền ưu đãi và miễn trừ của LHQ;
(8) Công ước năm 1947 về quyền ưu đãi và miễn trừ của các tổ chức
chuyên môn của LHQ.
Bên cạnh các điều ước quốc tế đa phương, còn có các điều ước quốc tế
song phương về quan hệ ngoại giao và lãnh sự giữa các quốc gia và chủ thể khác
của luật quốc tế, như: các hiệp định về thiết lập quan hệ ngoại giao, hiệp định về
thiết lập quan hệ lãnh sự, hiệp định về miễn thị thực, ... Ngoài ra, các văn bản
quy phạm pháp luật quốc gia về ngoại giao và lãnh sự nhằm nội luật hóa những
quy định của các điều ước quốc tế liên quan cũng là những nguồn quan trọng
của pháp luật ngoại giao và lãnh sự.
6.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của luật ngoại giao, lãnh sự
Thứ nhất, nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử
Trong quan hệ quốc tế, các quốc gia hoàn toàn bình đẳng với nhau về
quyền lợi và nghĩa vụ, không có sự phân biệt lớn bé, giàu nghèo, trình độ phát
triển, chế độ chính trị - xã hội, ... Việc đối xử trọng thị và bình đẳng là đặc thù
của quan hệ ngoại giao và lãnh sự. Vì vậy, trong quan hệ ngoại giao và lãnh sự,
nguyên tắc bình đẳng chủ quyền, không phân biệt đối xử thường được coi là một
trong những nguyên tắc cốt lõi và đã được ghi nhận trong hàng loạt các điều ước
quốc tế song phương và đa phương. Điều 47 của Công ước Viên năm 1961 về
quan hệ ngoại quy định: “Trong khi thi hành những điều khoản của Công ước
này, nước nhận đại diện không được có sự phân biệt đối xử giữa các nước”.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 177


Thứ hai, nguyên tắc thoả thuận
Nguyên tắc thoả thuận là một trong những nguyên tắc đặc trưng và được áp
dụng triệt để trong Luật ngoại giao và lãnh sự. Bởi vì, các quan hệ ngoại giao và
lãnh sự được hình thành và phát triển từ giai đoạn phôi thai cho đến khi đầy đủ,
từ giai đoạn phi chính thức cho đến chính thức ... đều dựa trên ý chí tự nguyện
và sự thoả thuận giữa các quốc gia hoặc giữa các quốc gia với tổ chức quốc tế.
Điều 15, Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao quy định: “Các quốc
gia thoả thuận với nhau về việc các trưởng đoàn đại diện của mình phải thuộc
vào cấp nào”. Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự ghi nhận: “Hai nước
thiết lập quan hệ ngoại giao thì mặc nhiên là đã thoả thuận thiết lập quan hệ lãnh
sự, trừ trường hợp có nói rõ không làm như thế” (khoản 2, Điều 2).
Vì vậy, mọi hành vi đơn phương trong quan hệ đối ngoại, nhất là những
hành vi có liên quan đến quyền và lợi ích của các bên hữu quan khác đều sẽ vô
giá trị nếu như chưa đạt được sự thoả thuận với các bên đó. Do đó, nguyên tắc
thoả thuận luôn là nguyên tắc nền tảng của Luật tắc ngoại giao và lãnh sự.
Thứ ba, nguyên tắc tôn trọng quyền ưu đãi và miễn trừ
Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự và
thành viên của các cơ quan này là một trong những quyền hết sức quan trọng và
đặc trưng trong quan hệ ngoại giao và lãnh sự. Nguyên tắc tôn trọng quyền ưu
đãi và miễn trừ đã được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế và trở thành nội
dung quan trọng nhất của Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao và
Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự.
Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia được
quy định trong luật quốc tế, xuất phát từ việc không phân biệt đối xử trong quan
hệ đối ngoại, xuất phát từ đặc trưng trong quan hệ đối ngoại là các quyền về ưu
đãi và miễn trừ, ... thì quyền miễn trừ của quốc của quốc gia trong quan hệ ngoại
giao và lãnh sự cần phải được tôn trọng. Các quyền ưu đãi và miễn trừ này xuất
phát từ chủ quyền quốc gia, được luật quốc tế ghi nhận và đảm bảo thực hiện.
Quốc gia sở tại phải đối xử trọng thị với viên chức ngoại giao và viên chức lãnh

ThS. Lê Thị Xuân Phương 178


sự, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật quốc tế
để cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự được hưởng đầy đủ các quyền
ưu đãi và miễn trừ trong khi thực hiện các chức năng mà Nhà nước trao cho.
Thứ tư, nguyên tắc tôn trọng pháp luật và phong tục tập quán của nước tiếp
nhận trong các hoạt động ngoại giao và lãnh sự
Hoạt động của các cơ quan và thành viên của các cơ quan quan hệ đối
ngoại của các quốc gia là đại diện cho quốc gia mình trong mối quan hệ với các
quốc gia khác, các tổ chức quốc tế, hay trực tiếp với quốc gia tiếp nhận. Vì vậy,
hoạt động của các cơ quan và thành viên của cơ quan ngoại giao và lãnh sự của
nhà nước ở nước ngoài phải luôn luôn phù hợp với pháp luật quốc tế, với pháp
luật nước mình và tôn trọng pháp luật cũng như phong tục tập quán của nước
tiếp nhận. Sự tôn trọng pháp luật, phong tục tập quán của các cơ quan đại diện
ngoại giao và những thành viên của những cơ quan này cũng biểu hiện sự tôn
trọng của quốc gia cử đại diện đối với quốc gia sở tại (quốc gia tiếp nhận ). Sự
tôn trọng này góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, dân
tộc, đồng thời, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển giữa các quốc gia
và chủ thể khác của luật quốc tế.
Nguyên tắc tôn trọng pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận
đã được quy định trong Công ước Viên năm 1961, theo đó, “tất cả những người
được hưởng những quyền ưu đãi và quyền miễn trừ có nhiệm vụ phải tôn trọng
luật pháp nước nhận đại diện, ... không được can thiệp vào công việc nội bộ của
nước sở tại (Điều 41).
Thứ năm, nguyên tắc có đi có lại
Đây là nguyên tắc có tính tập quán, xuất hiện từ rất sớm trong quan hệ
ngoại giao và lãnh sự giữa các quốc gia. Nguyên tắc có đi có lại được thể hiện
trong quan hệ ngoại giao, lãnh sự, theo đó: việc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ
quan lãnh sự của quốc gia được hưởng chế độ pháp lý đối xử như nhau, không
cho phép một bên có quyền đòi hỏi cơ quan và thành viên của Cơ quan đại diện
ngoại giao, lãnh sự của mình hoạt động trên lãnh thổ bên kia được hưởng các

ThS. Lê Thị Xuân Phương 179


quyền ưu đãi và miễn trừ nhiều hơn những gì mà mình đã và đang dành cho bên
kia.
Nguyên tắc có đi có lại được ghi nhận một cách gián tiếp tại Điều 47 của
Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao: “Không được coi là phân biệt
đối xử nếu: (1) Việc nước nhận đại diện áp dụng hạn chế một trong những điều
khoản của Công ước này vì lý do điều khoản ấy cũng đã áp dụng như vậy đối
với đoàn ngoại giao của nước đó tại nước cử đại diện; (2) Việc các nước cho
nhau hưởng theo tập quán hoặc theo sự thoả thuận với nhau, một sự đối xử
thuận lợi hơn những điều khoản của Công ước này”.
Trên cơ sở nguyên tắc này, các quốc gia có thể tiến hành những biện pháp
trả đũa trong trường hợp quốc gia tiếp nhận có những hành vi xử sự làm ảnh
hưởng đến danh dự, uy tín hoặc làm thiệt hại đến lợi ích của quốc gia cử đại
diện.
6.2. Cơ quan đại diện ngoại giao
6.2.1. Khái niệm cơ quan đại diện ngoại giao
Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan đối ngoại của một quốc gia, có trụ
sở trên lãnh thổ của một quốc gia khác, nhằm thực hiện chức năng đại diện
chính thức của Nhà nước trong quan hệ với quốc gia tiếp nhận.
Theo Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao, cơ quan đại diện
ngoại giao có ba cấp:
(1) Đại sứ quán, đứng đầu là đại sứ đặc mệnh toàn quyền hay đại sứ của
Giáo hoàng được bổ nhiệm bên cạnh Nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu cơ
quan đại diện có hàm tương đương, đây là cấp cao nhất và phổ biến trong thực
tiễn quan hệ quốc tế.
(2) Công sứ quán, đứng đầu là công sứ đặc mệnh toàn quyền hay Công sứ
của Giáo hoàng được bổ nhiệm bên cạnh Nguyên thủ quốc gia; đây là cấp sau
Đại sứ quán.
(3) Đại biện quán, đứng đầu là Đại biện được bổ nhiệm bên cạnh Bộ trưởng
Ngoại giao, đây là cấp thấp nhất.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 180


6.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện ngoại giao
Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao được quy định tại Điều 3, Công
ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao, bao gồm:
(1) Đại diện cho nước cử đi tại nước tiếp nhận;
(2) Bảo vệ quyền lợi của nước cử đi và của công dân nước cử đi tại nước
tiếp nhận trong phạm vi cho phép của luật quốc tế;
(3) Đàm phán với Chính phủ nước tiếp nhận;
(4) Tìm hiểu bằng mọi cách hợp pháp các điều kiện và các sự kiện tại nước
tiếp nhận và báo cáo với Chính phủ của nước cử đi;
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và phát triển quan hệ kinh tế, văn hóa và khoa
học giữa nước cử đi và nước tiếp nhận.
Trong khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ quan đại diện
ngoại giao và thành viên của cơ quan đó phải tuân thủ các quy định của pháp
luật quốc tế và pháp luật của nước tiếp nhận.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu quan hệ với nước sở tại, mỗi
quốc gia tự xác định cơ cấu tổ chức của cơ quan đại diện ngoại giao. Thông
thường, một đại sứ quán có các bộ phận sau: văn phòng gồm lễ tân, hành chính,
quản trị và các phòng: phòng chính trị, phòng kinh tế - thương mại, phòng văn
hóa, phòng giáo dục, .... Hiện nay, các quốc gia có xu hướng xây dựng cơ quan
đại diện ngoại giao theo “mô hình gọn nhẹ” gồm hai, ba cán bộ ngoại giao và
mỗi người kiêm nhiều việc khác nhau. Điều đó có nghĩa là nhà ngoại giao phải
có kiến thức đa năng và nghiệp vụ thành thạo.
6.2.3. Thành viên cơ quan đại diện ngoại giao
Thành viên cơ quan đại diện ngoại giao bao gồm viên chức ngoại giao,
nhân viên hành chính kỹ thuật và nhân viên phục vụ của quan đó.
6.2.3.1. Viên chức ngoại giao
Thứ nhất, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao: Người đứng đầu cơ
quan đại diện ngoại giao là người được nước cử đi giao cho nhiệm vụ hoạt động
với tư cách đó. Người đứng đầu cơ quan đại điện có ba cấp là Đại sứ, Công sứ

ThS. Lê Thị Xuân Phương 181


hoặc Đại biện. Khi ba cấp của cơ quan đại diện bị khuyết thì người đứng đầu là
đại biện lâm thời. Cấp ngoại giao khác nhau không ảnh hưởng đến địa vị pháp lý
của người đứng đầu cơ quan đại diện. Trừ những việc liên quan đến ngôi thứ và
nghi thức, nước tiếp nhận không được có sự phân biệt nào giữa những người
đứng đầu cơ quan đại diện vì cấp bậc của họ (Khoản 1, Điều 14, Công ước Viên
1961).
Thứ hai, các viên chức ngoại giao khác: Viên chức ngoại giao của cơ quan
đại diện ngoại giao là những thành viên của cơ quan có hàm và đảm nhiệm chức
vụ ngoại giao. Về nguyên tắc, viên chức ngoại giao phải là công dân của nước
cử. Họ có thể là công dân của nước tiếp nhận với điều kiện được sự đồng ý của
nước này.
Chức vụ ngoại giao là chức vụ được bổ nhiệm cho thành viên có cương vị
ngoại giao công tác tại cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài. Chức vụ ngoại
giao Việt Nam bao gồm: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền; đại sứ; công sứ; tham tán
công sứ; tham tán; bí thư thứ nhất; bí thư thứ hai; bí thứ thứ ba; tùy viên.
Hàm ngoại giao là chức danh nhà nước phong cho công chức ngành ngoại
giao để phục vụ công tác đối ngoại ở trong nước và nước ngoài. Hệ thống hàm,
cấp ngoại giao Việt Nam được quy định như sau: (1) Cấp ngoại giao cao cấp
gồm có: Hàm đại sứ, hàm công sứ, hàm tham tán. (2) Cấp ngoại giao trung cấp
gồm có: Hàm bí thư thứ nhất, hàm bí thư thứ hai. (3) Cấp ngoại giao sơ cấp gồm
có: Hàm bí thư thứ ba; hàm tuỳ viên.
Viên chức ngoại giao chấm dứt hoạt động, chức năng, nhiệm vụ trong
những trường hợp sau: (1) Hết nhiệm kỳ công tác; (2) Bị nước tiếp nhận tuyên
bố “persona non grata” và đề nghị triệu hồi về nước; (3) Bị chết; (4) Từ chức;
(5) Hai quốc gia cắt quan hệ ngoại giao; (6) Hai nước xảy ra chiến tranh; (7)
Quốc gia, chủ thể của luật quốc tế không còn tồn tại (tan rã liên bang ... ).
6.2.4.2. Các thành viên khác của cơ quan đại diện ngoại giao

ThS. Lê Thị Xuân Phương 182


Nhân viên hành chính kỹ thuật: của cơ quan đại diện ngoại giao là những
thành viên của cơ quan làm công việc hành chính hoặc kỹ thuật trong cơ quan
như phiên dịch, tài vụ, văn thư, đánh máy, ...
Nhân viên phục vụ của cơ quan đại diện ngoại giao là những thành viên của
cơ quan làm công việc phục vụ trong cơ quan như: lái xe, bảo vệ, quét dọn, nấu
ăn, ...
6.2.4. Đoàn ngoại giao
Đoàn ngoại giao được hiểu theo hai nghĩa: (1) Theo nghĩa hẹp, đoàn ngoại
giao bao gồm những người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao được bổ
nhiệm bên cạnh Nguyên thủ quốc gia nước sở tại. (2) Theo nghĩa rộng, đoàn
ngoại giao là tất cả các cán bộ cơ quan đại diện ngoại giao tại một nước, được
nước sở tại công nhận là viên chức ngoại giao, cùng thành viên gia đình họ.
Ngoài ra, khái niệm “đoàn ngoại giao” cũng được sử dụng để chỉ tập thể những
người hoạt động ngoại giao ở nước ngoài của một quốc gia nhất định, ví dụ:
Đoàn ngoại giao Anh, Đoàn ngoại giao Pháp, ...
6.2.5. Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao
6.2.5.1. Khái niệm
Trong luật quốc tế, quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao được hiểu là những
quyền ưu đãi đặc biệt mà nước nhận đại diện dành cho cơ quan đại diện ngoại
giao, phái đoàn đại diện thường trực của quốc gia tại các tổ chức quốc tế liên
chính phủ và thành viên của các cơ quan này cũng như thành viên của gia đình
họ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cơ quan và thành viên của các cơ
quan này thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ ngoại giao trên cơ sở phù
hợp với luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia hữu quan.
6.2.5.2. Quyền ưu đãi, miễn trừ đối với cơ quan đại diện ngoại giao
Quyền ưu đãi và miễn trừ đối với cơ quan đại diện ngoại giao được quy
định tập trung từ Điều 20 đến Điều 28 và trong một số điều khoản khác của
Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961, theo đó cơ quan đại diện ngoại
giao sẽ được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao cơ bản sau đây:

ThS. Lê Thị Xuân Phương 183


Thứ nhất, quyền bất khả xâm phạm về trụ sở
Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao được hiểu là tòa nhà hoặc bộ phận
của tòa nhà và đất đai thuộc các nhà đó, không kể người sở hữu là ai, được dùng
vào mục đích của cơ quan đại diện, kể cả nhà ở của người đứng đầu cơ quan đại
diện. Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm. Chính quyền
nước sở tại không được vào nếu không có sự đồng ý của người đứng đầu cơ
quan đại diện ngoại giao.
Nước nhận đại diện có nghĩa vụ đặc biệt phải thi hành mọi biện pháp thích
đáng để ngăn ngừa việc xâm nhập, làm hư hại trụ sở của cơ quan đại diện ngoại
giao, phá rối trật tự hoặc làm tổn hại đến danh dự của cơ quan đại diện ngoại
giao. Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao, đồ đạc và tài sản khác ở trong đó
cũng như các phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao không thể
bị khám xét, trưng dụng, tịch thu hoặc là đối tượng thi hành án.
Như vậy, quyền bất khả xâm phạm về trụ sở của cơ quan đại diện ngoại
giao là quyền có tính chất tuyệt đối. Tuy nhiên, trụ sở của cơ quan đại diện
ngoại giao sẽ không được sử dụng một cách không phù hợp với những chức
năng của cơ quan đại diện như đã ghi trong bản Công ước này hoặc trong các
quy phạm khác của công pháp quốc tế hoặc trong những hiệp định riêng hiện
hành giữa nước cử đại diện và nước nhận đại diện.
Nhà riêng của viên chức ngoại giao cũng dược hướng quyền bất khả xâm
phạm và được bảo vệ như trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao.
Thứ hai, quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ và tài liệu
Hồ sơ và tài liệu của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm bất
kể thời gian và địa điểm. Nếu không có sự đồng ý của cơ quan đại diện ngoại
giao thì không được lục soát, khám xét hồ sơ, tài liệu.
Thứ ba, quyền bất khả xâm phạm về thư tín và túi ngoại giao, vali ngoại
giao
Khi được dùng để thực hiện chức năng ngoại giao, thư tín ngoại giao, túi
ngoại giao, vali ngoại giao của cơ quan đại điện ngoại giao không bị mở ra,

ThS. Lê Thị Xuân Phương 184


không bị giữ lại. Tuy nhiên, thư tín ngoại giao, vali ngoại giao, túi ngoại giao
phải được ghi rõ bên ngoài những dấu hiệu dễ nhận thấy, chỉ rõ tính chất của nó
và chỉ được chứa đựng những tài liệu ngoại giao hoặc những đồ dùng vào chức
năng chính thức của cơ quan đại diện ngoại giao.
Giao thông viên ngoại giao khi thực hiện chức năng của mình trong việc
giao nhận thư tín, túi, vali ngoại giao cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm
về thân thể và không thể bị bắt hoặc giam giữ dưới bất kỳ hình thức nào.
Thứ tư, quyền tự do thông tin liên lạc
Nước nhận đại diện phải cho phép và bảo vệ quyển tự do liên lạc của cơ
quan đại diện ngoại giao về mọi công việc chính thức. Trong khi liên lạc với
chính phủ cũng như với các cơ quan đại diện ngoại giao khác và cơ quan lãnh sự
của nước cử đại diện ở bất kỳ nơi nào, cơ quan đại diện ngoại giao của nước cử
đại diện có thể sử dụng tất cả các phương tiện liên lạc thích hợp, kể cả giao
thông viên ngoại giao và điện tín bằng mật mã hay bằng số hiệu.
Tuy nhiên, mỗi cơ quan đại diện ngoại giao chỉ có thể đặt và sử dụng máy
phát tin bằng vô tuyến điện nếu được nước nhận đại diện đồng ý.
Thứ năm, quyền miễn thuế, lệ phí
Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao được miễn tất cả các thứ thuế và lệ
phí, trừ các loại thuế và lệ phí là các khoản thu về các dịch vụ cụ thể. Cơ quan
đại diện ngoại giao còn được miễn thuế và lệ phí đổi với các khoản tiền mà cơ
quan đại diện thu được từ các công việc chính thức, các đồ vật dùng vào công
việc chính thức của cơ quan đại diện.
Thứ sáu, quyền được treo quốc kỳ và quốc huy của nước cử đại diện tại trụ
sở của cơ quan đại diện ngoại giao, nhà ở, phương tiện đi lại của người đứng
đầu cơ quan đại diện ngoại giao.

6.2.5.3. Quyền ưu đãi và miễn trừ đối với thành viên của cơ quan đại diện
ngoại giao

ThS. Lê Thị Xuân Phương 185


Thứ nhất, quyền ưu đãi và miễn trừ đối với viên chức ngoại giao
Quyền ưu đãi và miễn trừ đối với viên chức ngoại giao được quy định tập
trung từ Điều 29 đến Điều 36 và trong một số điều khoản khác của Công ước
Viên năm 1961, bao gồm một số quyền ưu đãi và miễn trừ cơ bản sau đây:
Một là, quyền bất khả xâm phạm về thân thể
Thân thể của các viên chức ngoại giao là bất khả xâm phạm. Họ không thể
bị bắt hoặc bị giam giữ dưới bất kỳ hình thức nào. Bên cạnh đó, nước nhận đại
diện cần phải đối xử với họ một cách trọng thị và thực hiện những biện pháp
thích hợp đề ngăn chặn các hành vi xâm phạm thân thế, tự do và danh dự của
viên chức ngoại giao.
Hai là, quyền bất khả xâm phạm về nơi ở, tài liệu, thư tín, tài sản
Nơi ở của viên chức ngoại giao (bao gồm nhà riêng, căn hộ trong khu tập
thế, phòng ở khách sạn) được hưởng quyền bất khả xâm phạm và được bảo vệ
như trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao. Tài liệu, thư tín, tài sản của viên
chức ngoại giao cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm, trừ những trường
ngoại lệ được quy định tại các điều ước quốc tế có liên quan.
Ba là, quyền miễn trừ về tài phán
Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ tài phán về hình sự của
nước nhận đại diện. Viên chức ngoại giao cũng được hưởng quyền miễn trừ tài
phán về hành chính và dân sự, trừ những trường hợp sau đây:
(1) Một vụ kiện về một bất động sản tư nhân trên lãnh thổ nước nhận đại
diện, không trên danh nghĩa của nước cử đại diện và không vì các mục đích để
phục vụ cho cơ quan đại diện ngoại giao;
(2) Một vụ kiện về thừa kế trong đó viên chức ngoại giao là người thực
hiện di chúc, người quản lý, người thừa kế hoặc người hưởng tài sản theo di
chúc, với tư cách cá nhân chứ không phải nhân danh nước cử đại diện;
(3) Một vụ kiện liên quan đến bất cứ hoạt động nghề nghiệp hoặc thương
mại nào mà viên chức ngoại giao làm ngoài chức vụ chính thức của mình ở
nước nhận đại diện.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 186


Như vậy, viên chức ngoại giao được hưong quyền miễn trừ tài phán tuyệt
đối về hình sự, hành chính (chỉ có nước cử đại diện mới có quyền từ bỏ quyền
miễn trừ về tài phán của các viên chức ngoại giao và của những người được
hưong các quyền ưu đãi, miễn trừ khác). Quyền miễn trừ xét xử về dân sự chỉ
mang tính chất tương đối. Tuy nhiên, quyền được miễn trừ tài phán của một viên
chức ngoại giao đổi với pháp luật nước nhân đại diện không miền trừ cho người
đó đối với pháp luật của nước cử đại diện.
Bốn là, quyền được miễn thuế, lệ phí
Viên chức ngoại giao được miễn mọi thứ thuế và lệ phí, trừ thuế gián thu;
thuế và lệ phí đối với bất động sản tư nhân có trên lãnh thổ nước tiếp nhận thuộc
sở hữu riêng của viên chức ngoại giao; thuế và lệ phí thừa kế, trừ những quy
định nêu ở đoạn 4 của Điều 39 công ước Viên 1961; thuế và lệ phí đánh vào các
khoản thu nhập tư nhân có nguồn gốc ở nước nhận đại diện và thuế đánh vào
vốn đầu tư các cơ sở thương mại đóng tại nước nhận đại diện; thuế và lệ phí đối
với những dịch vụ cụ thế; các lệ phí trước bạ, chứng thư, tòa án, cầm cô, cước
tem về bất động sản, trừ các quy định tại Điều 23 công ước Viên 1961.
Năm là, quyền ưu đãi hải quan
Viên chức ngoại giao đưoc phép nhập khẩu và miễn thuế và lệ phí hải
quan, các loại thuế và các khoản thu khác có liên quan (trừ phí lưu kho, cước
vận chuyển và cước phí về những dịch vụ tương tự) đối với đồ dùng cá nhân của
họ và thành viên trong gia đình cùng sống chung với họ, kể cả những đồ vật
dùng vào việc bố trí nơi ở. Hành lý của viên chức ngoại giao được miễn khám
xét, trừ khi có lý do xác đáng để khẳng định rằng trong hành lý đó có những
hàng hóa không thuộc loại miễn thuế, lệ phí nói trên đây hoặc những vật phẩm
mà pháp luật nước nhận đại diện cấm xuất hoặc nhập cảnh hoặc phải tuân theo
quy định về miễn dịch của nước nhận đại diện. Tuy nhiên, trong trường hợp này,
việc khám xét chỉ đưoc tiến hành trước mặt viên chức ngoại giao hoặc người
được ủy quyền đại diện cho họ.
Sáu là, quyền tự do đi lại

ThS. Lê Thị Xuân Phương 187


Trừ trường hợp có các luật lệ của nước nhận đại diện về các khu vực mà
việc ra vào bị ngăn cấm hoặc có quy định hạn chế ra vào vì lý do an ninh quốc
gia, nước nhận đại diện đảm bảo cho tất cả các thành viên của cơ quan đại diện
ngoại giao được quyền tự do đi lại trên lãnh thổ của mình.
Ngoài ra viên chức ngoại giao còn được hưởng các quyền ưu đãi và miễn
trừ khác như quyền không bắt buộc phải ra làm chứng, ...
Thứ hai, quyền ưu đãi và miễn trừ đối với nhân viên hành chính - kỹ thuật
và nhân viên phục vụ
Một là, quyền ưu đãi và miễn trừ đối với nhân viên hành chính - kỹ thuật
được quy định tại Điều 37 Công ước Viên 1961. Theo đó, nhóm đối tượng này
sẽ được hưởng các quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nơi ở, tài liệu, thư tín,
tài sản, quyền miễn trừ xét xử về hình sự, quyền miễn thuế và lệ phí, quyền tự
do đi lại, quyền miễn trừ về chế độ bảo hiểm đối với công việc phục vụ cho
nước cử ở nước nhận đại diện, quyền miễn trừ về nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ
liên quan đến quân sự của nước nhận đại diện, quyền miễn trừ việc làm chứng.
Hai là, quyền ưu đãi và miễn trừ đối với nhân viên phục vụ. Nhân viên
phục vụ của cơ quan đại diện ngoại giao nếu không phải là công dân của quốc
gia sở tại hoặc không thường trú tại nước sở tại sẽ được hưởng các quyền miễn
trự đối với hành vi trong khi thi hành công vụ của họ. Được miễn các thứ thuế
và lệ phí đánh vào tiền lương mà họ lĩnh được từ công vụ và được hưởng quyền
miễn trừ đối với các chế độ bảo hiểm tại nước tiếp nhận đại diện.
6.3. Cơ quan lãnh sự
6.3.1. Khái niệm về cơ quan lãnh sự
Quan hệ lãnh sự là quan hệ đặc thù, có những điểm giống nhưng có những
điểm khác biệt so với quan hệ ngoại giao. Các quốc gia thỏa thuận với nhau về
việc thiết lập quan hệ lãnh sự, thậm chí khi không có quan hệ ngoại giao với
nhau (Ví dụ, sau khi công nhận defacto). Thông thường, nếu không có sự thỏa
thuận nào khác thì việc thiết lập quan hệ ngoại giao bao hàm cả việc thiết lập
quan hệ lãnh sự. Tuy nhiên, việc cắt đứt quan hệ ngoại giao trên thực tế lại

ThS. Lê Thị Xuân Phương 188


không có nghĩa là cắt đứt quan hệ lãnh sự. Như vậy, lãnh sự là một chế định độc
lập trong Luật quốc tế hiện tại.
Cơ quan lãnh sự là cơ quan đối ngoại ở ngoài nước của nước cử lãnh sự đặt
trên lãnh thổ nước tiếp nhận lãnh sự nhằm thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi
kinh tế, pháp lý, văn hóa của nước mình cũng như công dân và pháp nhân nước
mình trong một khu vực lãnh thổ nhất định trên cơ sở thỏa thuận giữa hai quốc
gia.
Khác với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự chỉ đại diện cho
nước mình trong một số vấn đề nhất định và tại một khu vực lãnh thổ nhất định
(khu vực lãnh sự). Một nước có thể có nhiều cơ quan lãnh sự ở nước ngoài theo
những khu vực khác nhau. Cơ quan lãnh sự đặt bên cạnh chính quyền địa
phương của khu vực đó.
6.3.2. Chức năng của cơ quan lãnh sự
Theo Điều 5, công ước Viên năm 1993 về quan hệ lãnh sự, chức năng lãnh
sự gồm:
(1) Bảo vệ quyền lợi của nước cử lãnh sự, của cá nhân cũng như pháp nhân
nước đó tại nước tiếp nhận lãnh sự trong phạm vi Luật quốc tế cho phép;
(2) Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển quan hệ thương mại, kinh tế, văn
hóa và phát triển bằng mọi cách khác những quan hệ hữu nghị giữa hai nước
theo tinh thần của Công ước;
(3) Bằng mọi phương tiện hợp pháp, tìm hiểu tình hình sinh hoạt, thương
mại, kinh tế, văn hóa và khoa học của nước tiếp nhận lãnh sự, báo cáo tình hình
đó cho Chính phủ nước mình và cung cấp tài liệu cho những người hữu quan;
(4) Cấp hộ chiếu và giấy tờ đi đường cho công dân nước mình cũng như
cấp thị thực và các tài liệu thích hợp cho những người muốn đến nước cử lãnh
sự;
(5) Cứu trợ và giúp đỡ công dân cũng như pháp nhân của nước cử lãnh sự;
(6) Thực hiện chức năng công chứng viên, hộ tịch viên và chức năng có
tính chất hành chính phù hợp với pháp luật nước tiếp nhận lãnh sự;

ThS. Lê Thị Xuân Phương 189


(7) Bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân cũng như pháp nhân nước mình
trong trường hợp thừa kế di sản trên lãnh thổ nước tiếp nhận lãnh sự; bảo vệ lợi
ích của những vị chưa thành niên và những người không đủ năng lực hành vi là
công dân của nước mình; bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình trong
quá trình tố tụng tại nước tiếp nhận lãnh sự;
(8) Chuyển giao các tư liệu, tài liệu ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm
quyền của nước cử lãnh sự;
(9) Thực hiện các trách nhiệm đối với tàu thuyền, máy bay, cũng như đoàn
thủy thủ, phi hành đoàn của nước mình tại khu vực lãnh sự;
(10) Thực hiện các chức năng khác theo quy định pháp luật nước mình và
trong phạm vi Luật quốc tế cho phép trên cơ sở tôn trọng pháp luật nước tiếp
nhận lãnh sự.
Cơ quan lãnh sự chỉ quan hệ trực tiếp với chính quyền địa phương trong
phạm vi khu vực lãnh sự. Trong trường hợp quan hệ với chính quyền trung ương
nước sở tại và chính quyền địa phương khu vực khác phải thông qua đại diện
ngoại giao của nước mình.
Theo quy định pháp luật của một số nước và pháp luật quốc tế, cơ quan
lãnh sự có thể được giao thực hiện một số chức năng của cơ quan đại diện ngoại
giao nếu như hai nước chưa thiết lập quan hệ ngoại giao. Cơ quan lãnh sự có thể
kiêm nhiệm chức năng lãnh sự ở nước thứ ba và thay mặt cho nước thứ ba để thi
hành chức năng lãnh sự trừ khi nước tiếp nhận lãnh sự phản đối.

6.3.3. Cấp lãnh sự và người đứng đầu cơ quan lãnh sự


Cơ quan lãnh sự gồm 4 cấp (Điều 9, Công ước Viên 1963):
(1) Tổng lãnh sự quán (đứng đầu là tổng lãnh sự);
(2) Lãnh sự quán (đứng đầu là lãnh sự);
(3) Phó lãnh sự quán (đứng đầu là phó lãnh sự);
(4) Đại lý lãnh sự quán (đứng đầu là đại lý lãnh sự).

ThS. Lê Thị Xuân Phương 190


Thông thường, các nước đặt cơ quan lãnh sự ở cấp tổng lãnh sự quán và
lãnh sự quán.
6.3.4. Thành viên của cơ quan lãnh sự
Theo Công ước Viên năm 1963, thành viên cơ quan lãnh sự được chia làm
3 loại:
(1) Viên chức lãnh sự là những người thực hiện chức năng lãnh sự;
(2) Nhân viên lãnh sự thực hiện công việc hành chính - kỹ thuật trong cơ
quan lãnh sự;
(3) Nhân viên phục vụ là những người làm công việc phục vụ nội bộ trong
cơ quan lãnh sự.
Viên chức lãnh sự phải là công dân nước cử lãnh sự. Nước cử lãnh sự
không được cử người có quốc tịch nước tiếp nhận lãnh sự hoặc quốc tịch nước
thứ ba mà không đồng thời có quốc tịch nước cử lãnh sự làm viên chức lãnh sự
trừ khi nước tiếp nhận lãnh sự đồng ý rõ ràng. Viên chức lãnh sự gồm tổng lãnh
sự, lãnh sự, phó lãnh sự và tùy viên lãnh sự.
6.3.5. Bổ nhiệm lãnh sự
Theo Công ước Viên năm 1963, người đứng đầu cơ quan lãnh sự do nước
cử lãnh sự bổ nhiệm và phải được nước tiếp nhận lãnh sự chấp nhận. Trên cơ sở
Công ước này, thể thức bổ nhiệm hoặc chấp nhận người đứng đầu cơ quan lãnh
sự do luật lệ hoặc tập quán của nước cử lãnh sự và nước tiếp nhận lãnh sự quy
định. Thông thường Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, căn cứ vào pháp luật nước mình,
bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan lãnh sự bằng cách cấp bằng lãnh sự, trong đó
ghi họ tên, cấp lãnh sự, khu vực lãnh sự và địa chỉ cơ quan lãnh sự. Cấp và khu
vực lãnh sự cần được thỏa thuận trước với nước tiếp nhận lãnh sự.
Bằng lãnh sự được gửi lên chính quyền nước tiếp nhận để xin giấy chứng
nhận. Kể từ ngày nước tiếp nhận lãnh sự cấp giấy chứng nhận lãnh sự
(Exequatur), người đứng đầu cơ quan lãnh sự chính thức thực hiện chức năng
lãnh sự. Nước tiếp nhận có quyền từ chối cấp giấy chứng nhận lãnh sự, nhưng
không buộc phải cho nước cử lãnh sự biết lý do.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 191


6.3.6. Kết thúc chức năng lãnh sự
Chức trách của viên chức lãnh sự sẽ chấm dứt trong các trường hợp:
(1) Khi nước cử lãnh sự báo cho nước tiếp nhận lãnh sự biết chức trách của
người đó chấm dứt;
(2) Khi người đó bị thu hồi giấy chứng nhận lãnh sự;
(3) Khi nước tiếp nhận lãnh sự báo cho nước cử lãnh sự biết về việc không
coi người đó là nhân viên cơ quan lãnh sự nữa;
(4) Bị triệu hồi về nước;
(5) Khu vực lãnh sự không còn thuộc chủ quyền của nước tiếp nhận;
(6) Cơ quan lãnh sự đóng cửa.
Tùy điều kiện cụ thể trong những trường hợp trên và theo quyết định của
chính phủ nước mình, lãnh sự có thể ủy quyền bảo vệ lợi ích của công dân và
pháp nhân cũng như của nhà nước mình cho lãnh sự nước thứ ba.
6.3.7. Khu vực lãnh sự
Khu vực lãnh thổ dành cho cơ quan lãnh sự để thực hiện chức năng lãnh sự
gọi là khu vực lãnh sự. Khu vực lãnh sự do hai nước hữu quan thỏa thuận trong
hiệp định lãnh sự hoặc biên bản thỏa thuận và ghi trong bằng lãnh sự (thư ủy
nhiệm lãnh sự) của người đứng đầu cơ quan lãnh sự. Nước tiếp nhận lãnh sự có
quyền quy định những vùng nào lãnh sự nước ngoài có thể được phép và vùng
nào không được phép có trụ sở trong phạm vi lãnh thổ của mình.
6.3.8. Đoàn lãnh sự
Đoàn lãnh sự bao gồm tất cả các viên chức lãnh sự nước ngoài công tác tại
khu vực lãnh sự nhất định và chỉ thực hiện chức năng lễ tân bên cạnh chính
quyền địa phương mà thôi. Người đứng đầu đoàn lãnh sự là viên chức lãnh sự
có cấp và hàm cao nhất cũng như có thâm niên công tác lâu nhất trong khu vực
lãnh sự đó.
6.3.9. Quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự
Theo Công ước Viên năm 1963, các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự về cơ
bản giống như quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao nhưng mức độ hạn chế hơn.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 192


Công ước Viên năm 1963 quy định trụ sở cơ quan lãnh sự là bất khả xâm
phạm. Nhà đương cục nước tiếp nhận lãnh sự không được phép vào trụ sở cơ
quan lãnh sự khi không có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan lãnh sự hoặc
của người do người đó chỉ định hoặc trưởng đoàn đại diện ngoại giao của nước
cử lãnh sự. Tuy nhiên, trong trường hợp có hỏa hoạn hoặc một tai biến gì khác
cần biện pháp bảo vệ khẩn cấp thì có thể mặc nhiên coi như người đứng đầu cơ
quan lãnh sự đồng ý cho phép vào trụ sở .
Hồ sơ lưu trữ và tài liệu lãnh sự quán được hưởng quyền bất khả xâm phạm
bất cứ lúc nào và bất cứ đâu. Thư từ chính thức của cơ quan lãnh sự là bất khả
xâm phạm. Va-li lãnh sự không bị mở hoặc giữ lại. Tuy vậy, trong trường hợp
cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại có lý do chính đáng để nghi là trong va-
li lãnh sự có tài liệu khác không phục vụ cho hoạt động lãnh sự thì có quyền yêu
cầu khám xét. Nếu đại diện có thẩm quyền của nước cử lãnh sự không đồng ý
thì vali đó phải được gửi trả lại nơi xuất phát.
Viên chức lãnh sự có thể bị bắt hoặc bị tạm giữ để chờ xét xử trong trường
hợp phạm trong tội và theo quyết định của cơ quan pháp luật có thẩm quyền
(khoản 1, Điều 41, Công ước Viên 1963). Trong những trường hợp đó, việc truy
tố phải tiến hành khẩn trương với đảm bảo càng ít trở ngại cho việc thừa hành
nhiệm vụ càng tốt và phải báo ngay cho người đứng đầu cơ quan lãnh sự.
Theo Điều 43, Công ước Viên năm 1963, các viên chức lãnh sự và nhân
viên lãnh sự không chịu sự tài phán của cơ quan tư pháp hoặc hành chính có
thẩm quyền của nước tiếp nhận về các hành động của mình trong khi thừa hành
nhiệm vụ. Thành viên cơ quan lãnh sự có thể được mời làm chứng trong quá
trình tiến hành tố tụng về tư pháp hoặc hành chính, nhưng không bắt buộc phải
cung cấp chứng cứ về các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chức năng của
mình (Điều 44, Công ước Viên năm 1963). Cơ quan lãnh sự và các thành viên
của họ được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ khác như cơ quan đại diện ngoại
giao.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 193


CÂU HỎI ÔN TẬP

6.1. Câu hỏi tự luận

1. Phân tích chung về luật ngoại giao và lãnh sự?

2. Phân tích chức năng và đại diện của cơ quan đại diện ngoại giao, liên hệ
đến thực tiễn của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam đối với vấn đề đánh bắt
cá bất hợp pháp trên Biển Đông?

3. Trình bày nội dung quyền ưu đãi miễn trừ dành cho viên chức lãnh sự và
các thành viên của gia đình họ?

4. So sánh quyền ưu đãi miễn trừ dành cho thành viên cơ quan đại diện
ngoại giao và thành viên cơ quan lãnh sự?

5. So sánh cơ quan ngoại giao và cơ quan lãnh sự?

6.2. Câu hỏi nhận định

Các nhận định sau đây là đúng hay sai, giải thích tại sao?

1. Công ước Viên năm 1969 về phái đoàn đặc biệt là nguồn cơ bản của luật
ngoại giao, lãnh sự?

2. Nguyên tắc thỏa thuận là một trong những nguyên tắc đặc trưng của luật
ngoại giao, lãnh sự?

3. Công sứ quán là cấp đại diện ngoại giao của một quốc gia?

4. Nhân viên nấu ăn cho cơ quan ngoại giao là thành viên của cơ quan đại
diện ngoại giao?

5. Vợ của đại sứ Việt Nam tại Lào là thành viên của đoàn ngoại giao Việt
Nam tại Lào?

6. Quốc gia cử đại diện có thể cử nhiều cơ quan lãnh sự tại quốc gia khác?

ThS. Lê Thị Xuân Phương 194


7. Chức năng lãnh sự chấm dứt khi cơ quan lãnh sự bị đóng cửa?

8. Phu nhân của tổng lãnh sự quán là thành viên của đoàn lãnh sự?

9. Hồ sơ lưu trữ và tài liệu lãnh sự quán được hưởng quyền bất khả xâm
phạm bất cứ lúc nào và bất cứ đâu?

10. Cơ quan lãnh sự có quyền giải quyết tất cả các công việc liên quan đến
công dân quốc gia mình trên toàn lãnh thổ của quốc gia đặt trụ sở lãnh sự?

6.3. Câu hỏi trắc nghiệm

Chọn câu trả lời đúng nhất trong các lựa chọn sau:

1. Trong các nguyên tắc sau, nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc
cơ bản của luật ngoại giao, lãnh sự?

A. Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử

B. Nguyên tắc tôn trọng quyền ưu đãi và miễn trừ

C. Nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế

D. Nguyên tắc có đi, có lại

2. Các quốc gia hoàn toàn bình đẳng với nhau về quyền lợi và nghĩa
vụ, không có sự phân biệt lớn bé, giàu nghèo, trình độ phát triển, chế độ
chính trị - xã hội, ... là nội dung của nguyên tắc nào về luật ngoại giao, lãnh
sự?

A. Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử

B. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia

C. Nguyên tắc thỏa thuận

D. Nguyên tắc tôn trọng quyền ưu đãi và miễn trừ

ThS. Lê Thị Xuân Phương 195


3. Lựa chọn thứ tự đúng của các cơ quan đại diện ngoại giao theo thứ
tự từ cao đến thấp?

A. Đại sứ quán, công sứ quán, đại biện quán

B. Đại sứ quán, đại biện quán, công sứ quán

C. Đại biện quán, công sự quán, đại sứ quán

D. Tất cả các phương án trên đều sai

4. Trong các đối tượng sau, đối tượng nào không phải là viên chức
ngoại giao?

A. Đại sứ

B. Tham tán

C. Bí thư thứ 2

D. Phu nhân đại sứ

5. Viên chức ngoại giao chấm dứt hoạt động, chức năng, nhiệm vụ
trong những trường hợp nào sau đây?

A. Hết nhiệm kỳ công tác

B. Bị chết

C. Hai quốc gia cắt đứt quan hệ ngoại giao

D. Tất cả các phương án trên


6. Lựa chọn đúng về chức năng của cơ quan lãnh sự?

A. Bảo vệ quyền lợi của nước cử lãnh sự, của cá nhân cũng như pháp nhân
nước đó tại nước tiếp nhận lãnh sự trong phạm vi Luật quốc tế cho phép

B. Cứu trợ và giúp đỡ công dân cũng như pháp nhân của nước cử lãnh sự

ThS. Lê Thị Xuân Phương 196


C. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển quan hệ thương mại, kinh tế, văn
hóa và phát triển bằng mọi cách khác những quan hệ hữu nghị giữa hai nước
theo tinh thần của Công ước

D. Tất cả các phương án trên

7. Cá nhân đứng đầu Tổng lãnh sự quán là?

A. Lãnh sự

B. Phó lãnh sự

C. Đại lý lãnh sự

D. Tất cả các phương án trên đều sai

8. Chức năng lãnh sự không kết thúc khi?

A. Thay đổi trụ sở lãnh sự tại nước sở tại

B. Thành viên đoàn lãnh sự bị triệu hồi về nước

C. Khu vực lãnh sự không còn thuộc chủ quyền của nước tiếp nhận

D. Cơ quan lãnh sự đóng cửa

9. Chọn câu trả lời đúng khi nói về khu vực lãnh sự?

A. Khu vực lãnh thổ dành cho cơ quan lãnh sự để thực hiện chức năng lãnh
sự gọi là khu vực lãnh sự.

B. Một quốc gia có thể có nhiều khu vực lãnh sự khác nhau tại quốc gia cử
lãnh sự

C. Phạm vi giải quyết công việc của cơ quan lãnh sự chỉ nằm trong khu
vực lãnh sự

D. Tất cả các phương án trên

10. Cá nhân nào sau đây không nằm trong đoàn lãnh sự?
ThS. Lê Thị Xuân Phương 197
A. Tham tán

B. Tổng lãnh sự

C. Lãnh sự

D. Phó lãnh sự

ThS. Lê Thị Xuân Phương 198


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ước năm 1946 về quyền ưu đãi và miễn trừ của Liên hợp
quốc.
2. Công ước năm 1947 về quyền ưu đãi và miễn trừ của các tổ chức
chuyên môn của Liên hợp quốc.
3. Công ước năm 1980 về quy chế pháp lý, các quyền ưu đãi và miễn
trừ của các tổ chức liên chính phủ.
4. Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao.
5. Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự.
6. Công ước Viên năm 1969 về phái đoàn đặc biệt.
7. Công ước Viên năm 1973 về ngăn ngừa và trừng trị tội phạm chống
những cá nhân được hưởng sự bảo hộ quốc tế.
8. Công ước Viên năm 1975 về cơ quan đại diện của quốc gia tại các
tổ chức quốc tế phổ cập.
9. Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật quốc tế, NXB Công
an nhân dân.
10. Ngô Hữu Phước (2010), Luật quốc tế, NXB chính trị quốc gia.
11. Nguyễn Bá Diến (2014), Giáo trình Công pháp quốc tế, NXB đại
học quốc gia Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Kim Ngân, Chu Mạnh Hùng (2012), Giáo trình Luật
quốc tế, NXB Giáo dục Việt Nam.
13. Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình
Công pháp quốc tế (quyển 1), NXB Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam.

ThS. Lê Thị Xuân Phương 199

You might also like