You are on page 1of 10

ÔN TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Chương 2
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trên những cơ sở nào?
2. Điểm xuất phát và động lực nào đã thúc đẩy Hồ Chí Minh ra đi tìm đường
cứu nước?
3. Chân lý lớn của thời đại đồng thời cũng chính là một điểm cốt lõi trong tư
tưởng Hồ Chí Minh là gì?
4. Tinh hoa văn hoá, tư tưởng phương Đông kết tinh trong ba học thuyết lớn
nào?
5. "Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều
điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học“. Nhận
định trên của Hồ Chí Minh nói về học thuyết chính trị - xã hội nào ở Phương
Đông?
6. Mặt tích cực của Nho, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo, chủ nghĩa tam
dân? ưu điểm chung trong tư tưởng của Khổng Tử, Giêxu, Mác, Tôn Dật
Tiên là gì?
7. Điền từ vào chỗ trống: “Thế là chúng ta làm theo lòng đại từ đại bi
của………., kháng chiến để đưa giống nòi ra khỏi cái khổ ải nô lệ" (Hồ Chí
Minh)
8. Yếu tố nào là cơ sở lý luận quyết định bước phát triển mới về chất trong tư
tưởng Hồ Chí Minh?
9. Điền từ vào chỗ trống: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng
chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là.....” (Hồ Chí
Minh).
10.Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã
giải quyết được vấn đề gì của cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX.
11. Vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin đốivới sự hình thành tư tưởng HCM?
12. "Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của
mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo
ra". Nhận định trên của ai?
13.Theo Hồ Chí Minh vũ khí không gì thay thế được trong thắng lợi của cách
mạng Việt Nam là gì?
14.Hồ Chí Minh là thầy giáo ở ngôi trường nào?
15. Bước nhận thức mới về quyền tự do, dân chủ của nhân dân trong tư tưởng
Hồ Chí Minh diễn ra qua hoạt động nào?
16.Văn kiện nào của Nguyễn Ái Quốc là tiếng nói chính nghĩa đầu tiên của đại
biểu phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam trên diễn đàn quốc tế.
17. Hồ Chí Minh đã tìm thấy và xác định rõ phương hướng đấu tranh giải
phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản qua nghiên cứu
táp phẩm nào?
18.Sự kiện nào được coi là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Hồ Chí
Minh, bước ngoặt chủ nghĩa yêu nước kết hợp chặt chẽ với lập trường cách
mạng vô sản.
19. Mục đích sáng lập báo Le Paria của Hồ Chí Minh là gì?
20. Tác phẩm nào của Hồ Chí Minh là sự chuẩn bị mọi mặt về chính trị, tư
tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
21.Sự kiện nào đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh
đạo cách mạng Việt Nam kéo dài suốt từ cuối thế kỷ XIX sang đầu năm
1930.
22. “... Đừng để tôi sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động và giống như
là sống ở bên cạnh, ở bên ngoài của Đảng » đề nghị này của Hồ Chí Minh
gửi Quốc tế cộng sản trong giai đoạn nào ?
23.Tư tưởng đấu tranh cho Độc lập - Tự do - Hạnh phúc của con người và dân
tộc Việt Nam của Hồ Chí Minh được phát triển từ quan điểm nào?
24.Tiền đề lý luận quan trọng nhất, có vai trò quyết định trong việc hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh là gì ?
25.“Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính
nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”. Nhận định trên
của ai?
26.Quan điểm: Cách mạng là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc
một hai người được Nguyễn Ái Quốc viết trong tác phẩm nào?
27.Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Nam?
Chương 3
1. Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn liền với cái gì?
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc?
3. Tuyên ngôn Độc lập của cách mạng Mỹ năm 1776, Tuyên ngôn Nhân
quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 đề cao vấn đề gì?
4. Trong Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam Hồ Chí Minh đã nâng quyền con
người được ghi nhận trong Tuyên ngôn Độc lập của cách mạng Mỹ (1776),
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp (1791) thành
quyền gì. Căn cứ vào đâu Hồ Chí Minh khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên
thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung
sướng và quyền tự do?
5. Trong hoàn cảnh khó khăn khi đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến
tranh cục bộ”, Hồ Chí Minh đã nêu lên một chân lý thời đại, một tuyên ngôn
bất hủ của các dân tộc khao khát nền độc lập, tự do trên thế giới là gì?
6. Tư tưởng độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc
của nhân dân của Hồ Chí Minh được kế thừa từ ai?
7. “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta
hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn
áo mặc, ai cũng được học hành”. Khẳng định trên của Hồ Chí Minh nhấn
mạnh điều gì?
8. Mục tiêu cao cả vì con người được thể hiện ở nội dung nào trong tư
tưởng Hồ Chí Minh?
9. Theo Hồ Chí Minh vì sao độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn
toàn và triệt để?
10. Trong quá trình đi xâm lược các nước, bọn thực dân đế quốc hay dùng
chiêu bài mị dân, thành lập các chính phủ bù nhìn bản xứ, tuyên truyền cái
gọi là “độc lập tự do” giả hiệu cho nhân dân các nước thuộc địa nhằm mục
đích gì?
11. Theo Hồ Chí Minh độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để có nghĩa là gì?
12. Theo Hồ Chí Minh vì sao độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ?
13. “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể
mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Khẳng định trên của Hồ Chí
Minh nhấn mạnh điều gì?
14. Hồ Chí Minh khẳng định: “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam.
Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”
trong hoàn cảnh nào?
15. Hồ Chí Minh khẳng định “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là
một” trong hoàn cảnh nào?
16. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc?
17. Xuất phát từ thực tiễn nào của cách mạng Việt Nam, Hồ CHí Minh
khẳng định: Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con
đường cách mạng vô sản?
18. Đánh giá của Hồ Chí Minh về cách mạng tư sản Pháp và Mỹ ?
19. Tại sao Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách
mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi…”
20. Tại sao Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân
tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”?
21. Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, trong
đó vấn đề nào là trên hết?
22. Nguyễn Ái Quốc đánh giá con đường cứu nước của ai chẳng khác nào
“đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”?
23. Nguyễn Ái Quốc đánh giá con đường cứu nước của ai chẳng khác nào
“xin giặc rủ lòng thương”?
24. Theo Hồ Chí Minh giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở
chính quốc có mối quan hệ như thế nào? Vì sao có mối quan hệ như vậy?
25. Vì sao Hồ Chí Minh cho rằng: cách mạng thuộc địa không những không
phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi
trước.
26. Quan điểm nào của Hồ Chí Minh về CMGPDT thể hiện sự vận dụng
sáng tạo nhất chủ nghĩa Mác –Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
27. Hồ Chí Minh ví chủ nghĩa đế quốc như con gì?
28. Vì sao Hồ Chí Minh khẳng định: công nông là chủ cách mệnh…là gốc
cách mệnh.
29. Theo Hồ Chí Minh hình thức đấu tranh của bạo lực cách mạng là gì?
30. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 diễn ra với hình thức tổng khởi nghĩa
của quần chúng nhân dân trong cả nước. Hình thức đấu tranh đó chủ yếu
dựa vào lực lượng nào?
33. Theo Hồ Chí Minh chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản khác nhau ở
chỗ nào?
34. Theo Hồ Chí Minh xã hội xã hội chủ nghĩa có đặc trưng gì?
35. Theo Hồ Chí Minh chế độ dân chủ tức là gì?
36. Hồ Chí Minh chỉ ra điểm khác nhau cơ bản giữa chủ nghĩa xã hội với
những chế độ xã hội trước nó là gì?
37. Theo Hồ Chí Minh của quý báu nhất của nhân dân là gì?
38. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, lợi ích của dân, dân chủ của dân, đoàn kết
toàn dân có mối quan hệ như thế nào? tạo nên cái gì?
39. Hồ Chí Minh khẳng định: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết
cần có gì?
40. Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng năm 1930, Hồ Chí Minh đã khẳng
định phương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam: làm tư sản dân quyền
cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Đây là hình thức
quá độ gì?
41. Hồ Chí Minh nhận thấy đặc điểm lớn nhất của nước ta trong thời kỳ quá
độ là gì?
42. Theo Hồ Chí Minh độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội có mối quan hệ
như thế nào?
43. Điều kiện tiên quyết nhất để bảo đảm độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội là gì?
Chương 4
1. Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng trước hết phải có gì?
2. Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự kết
hợp những nhân tố nào?
3. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức của Đảng thể hiện như thế nào?
4. Điền từ vào chỗ trống: Đảng phải “sẵn sàng vui vẻ làm …….., làm tôi tớ
trung thành của nhân dân” (Hồ Chí Minh).
5. Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu vì
sao ?
6. Nếu Đảng không đạo đức, văn minh thì Đảng sẽ như thế nào ?
7. Nội dung nào là nội dung đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng
Cộng sản Việt Nam?
8. Bước phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh so với lý luận của V.I.Lênin
về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản là gì?
9. Trong tác phẩm "Đường cách mệnh", Hồ Chí Minh ví Đảng với hình ảnh
nào?
10. Quy luật ra đời của Đảng theo Hồ Chí Minh ?
11. Nguyên tắc hoạt động của Đảng?

12. Theo Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động
Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?

13. Điền từ vào chỗ trống: “Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người
không có (1)……, tàu không có (2)…….. ” (Hồ Chí Minh).

14. Trong tác phẩm Đường cách mệnh (1927), Hồ Chí Minh khẳng định:
“Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai
cũng phải theo chủ nghĩa ấy”. Chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh nói đến ở đây là

15. Điều kiện tiên quyết khi thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là gì?
16. Hồ Chí Minh đưa ra luận đề: Tập trung trên nền tảng dân chủ, dân chủ
phải đi đến tập trung. Quan điểm này cho thấy mối quan hệ giữa tập trung và
dân chủ như thế nào?
17. Hồ Chí Minh coi tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập
trung. Để nhấn mạnh tính chất này, Hồ Chí Minh lưu ý vấn đề gì ?
18. Hai vế tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách có mối quan hệ như thế nào ?
19. Điền từ vào chỗ trống: Trong Di chúc, Hồ Chí Minh viết: Trong Đảng
thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh ……
20. Hồ Chí Minh coi tự phê bình và phê bình là việc làm thường xuyên như
hoạt động nào của con người ?
21. Hồ Chí Minh cho rằng, “thang thuốc” tốt nhất để làm cho phần tốt
trong mỗi tổ chức và mỗi con người nẩy nở như hoa mùa xuân và phần xấu
bị mất dần đi là gì ?
22. Hồ Chí Minh cho rằng: Không có kỷ luật sắt không có tổ chức nào ?
23. Đảng ta tuy đông người, nhưng khi tiến đánh chỉ như một người. Nhận
định trên nhấn mạnh điều gì ?
24. Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh của một Đảng cộng sản bắt nguồn từ đâu?
25. Hồ Chí Minh nêu ý kiến rằng, ngay sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước
của nhân dân Việt Nam hoàn toàn thắng lợi, việc cần phải làm trước tiên là
gì ?
26. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Các đồng chí từ Trung ương
đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn bộ
phận nào của con người ?
27. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước Việt Nam là Nhà nước như thế
nào?
28. Hồ Chí Minh ví tham ô, lãng phí, quan liêu với cái gì?
29. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Mỗi kẻ địch bên trong là một ……..
của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngoài không đáng sợ. Địch bên trong
đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra”
30. Tại sao Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác cán bộ?
31. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, bản chất nhà nước VN là gì?
32. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước Việt Nam thể hiện như thế
nào?
33. Đảng lãnh đạo nhà nước bằng phương thức nào?
34. Tại sao bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước Việt Nam thống nhất
với tính nhân dân và tính dân tộc.
35. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, nhà nước của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân biểu hiện như thế nào
36. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, nguyên lý “dân là chủ” nhằm khẳng
định điều gì?
37. Trong Nhà nước dân chủ, nhân dân thực thi quyền lực thông qua hai
hình thức nào? Biểu hiện của các hình thức dân chủ đó? Hồ Chí Minh luôn
coi trọng hình thức dân chủ nào? Vì sao?
38. Theo Hồ Chí Minh, sự khác biệt căn bản của luật pháp của Nhà nước
Việt Nam mới với luật pháp của các chế độ tư sản, phong kiến là ở chỗ nào?
39. Công cụ để thực thi quyền lực của nhân dân, là phương tiện để kiểm soát
quyền lực nhà nước là gì?

Chương 5
1. Đại đoàn kết toàn dân tộc có vai trò gì?
2. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết toàn dân tộc có phải là vấn đề
sách lược không?
3. Vì sao chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc được duy trì cả trong cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa?
4. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Đoàn kết là (1)……….., là (2)……. của
thành công.
5. Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, theo Hồ Chí Minh là ai?
6. “Nhân dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu như thế nào?
7. Lực lượng làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo quan
điểm của Hồ Chí Minh là gì?
9. Trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phải đặc biệt chú trọng yếu tố “hạt
nhân” nào?
10. Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là gì?
11. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là gì?
12. Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng liên minh
nào? Vì sao?
13. Mặt trận Tổ quốc hoạt động theo nguyên tắc nào? Nội dung của nguyên
tắc đó?
14. Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết thực sự nghĩa là gì?
15. Để thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc thì phải làm tốt vấn đề gì?
16. Thành lập các tổ chức: Công đoàn, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội
phụ nữ...Đây là phương thức nào trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc?
17. Tại sao phải đoàn kết quốc tế?
18. Sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại là gì ?
19. Đâu là nội dung chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc
tế và cũng là một trong những bài học quan trọng nhất, mang tính thời sự
sâu sắc nhất của cách mạng Việt Nam ?
20. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Nguyễn Ái Quốc xác
định: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.
Nội dung này thể hiện tư tưởng gì ?
21. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Nguyễn Ái Quốc xác định
lực lượng cách mạng là tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp như công
nhân, nông dân, tư sản dân tộc, trí thức…. Quan điểm này nhấn mạnh vấn đề
gì?
22. Đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế có mối quan hệ như thế
nào?
23. Nhờ giương cao ngọn cờ nào Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình,
ủng hộ của quốc tế ?
24. Đây không phải là vấn đề sách lược, một thủ đoạn chính trị nhất thời mà
là vấn đề có tính nguyên tắc, một đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt
Nam. Vấn đề gì được nói đến trong nhận định trên?
25. Trong đấu tranh cách mạng, Hồ Chí Minh luôn nêu cao khẩu hiệu: “Tự
lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”, tư tưởng này thể hiện nguyên tắc
gì trong đoàn kết quốc tế ?
26. Nội lực và nguồn lực ngoại sinh có mối quan hệ như thế nào?
27. Đoàn kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay ở nước ta nhằm thực hiện
mục tiêu
28. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh khẳng định truyền thống nào là cực kỳ quý
báu của Đảng và của dân tộc ta?
29. Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản – Giai cấp công nhân – Nhân dân Việt
Nam là mối quan hệ như thế nào?
30. Trong hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng hiện nay việc khơi
dậy và phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc, và sức mạnh quốc tế
phải đảm bảo nguyên tắc nào?
31. Ở thời đại Hồ Chí Minh, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là
sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ nào?
Chương 6
1. Trong tác phẩm Sửa đối lối làm việc (1947), Hồ Chí Minh viết: “Cũng
như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải
có gốc, không có gốc thì cây héo”. Hồ Chí Minh muốn nói đến vấn đề gì?
2. Điền từ vào chỗ trống: Người cách mạng phải có………. làm nền tảng,
mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang.
3. Hồ Chí Minh khẳng định: Quần chúng chỉ quý mến những người như thế
nào?
4. Đức và tài có mối quan hệ như thế nào?
5. Trong bài Đạo đức cách mạng (1955), Hồ Chí Minh viết: “Tuy năng lực
và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc
nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng”. Hồ Chí Minh
muốn khẳng định điều gì?
6. Hồ Chí Minh cho rằng, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội là ở đâu?
7. Theo Hồ Chí Minh đạo đức phải gắn liền với vấn đề gì?
8. Theo Hồ Chí Minh đạo đức vài tài năng có vai trò như thế nào?
9. Theo Hồ Chí Minh, phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất và chi
phối các phẩm chất khác là phẩm chất nào?
10. Hồ Chí Minh đã phát triển phẩm chất đạo đức truyền thống nào thành
phẩm chất đạo đức cách mạng: Trung với nước, hiếu với dân?
11. Hồ Chí Minh ví: Đạo đức cũ và Đạo đức mới với hình ảnh nào?
12. Trong Thư gửi thanh niên (1965), Hồ Chí Minh viết: “Phải luôn luôn
nâng cao chí khí cách mạng trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào
cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”
Luận điểm đó của Hồ Chí Minh có ý nghĩa ?
13. Phẩm chất Trung với nước, Hiếu với dân được hiểu như thế nào?
14. Phẩm chất đạo đức cách mạng nào gắn liền với hoạt động hằng ngày của
mỗi người?
15. Trong các phẩm chất đạo đức cách mạng, phẩm chất nào được Hồ Chí
Minh nhắc đến nhiều nhất, thường xuyên nhất?
16. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư cũng là một biểu hiện cụ thể của
phẩm chất nào?
17. Theo Hồ Chí Minh cái gì là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn
hạnh phúc của chúng ta?
18. Điền từ vào chỗ trống: “ ……….. , phải đi đôi với nhau, như hai chân
của con người” (Hồ Chí Minh).
19. “Phải để công việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà” là biểu hiện
của phẩm chất đạo đức cách mạng nào?
20. Hồ Chí Minh cho rằng: Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì sẽ
như thế nào?
21. “Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” là biểu hiện của phẩm chất đạo đức
cách mạng nào?
22. Hồ Chí Minh coi đức tính cơ bản nào của con người, giống như bốn mùa
của trời, bốn phương của đất?
23. Hồ Chí Minh cho rằng, nếu không có phẩm chất đạo đức nào thì không
thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản?
24. Yếu tố cốt lõi đầu tiên tạo nên nền tảng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
là gì?
25. Nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng nào là sự thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn?
26. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nguồn gốc của mọi thứ tệ nạn là do đâu?

You might also like