You are on page 1of 3

Thiết lập các hàm tự định nghĩa

- Hàm trong Python được định nghĩa bằng từ khóa def, theo sau là tên hàm (tên
hàm sẽ theo quy tắc đặt tên định danh).
- Hàm có thể có hoặc không có tham số. Khối lệnh mô tả hàm được viết sau dấu
“:” và viết lùi vào, thẳng hàng. Hàm có thể có hoặc không có giá tị trả lại sau từ
khóa return.
+ Cú pháp thiết lập hàm có trả lại giá trị:
def <tên hàm>():
<khối lệnh>
return <giá trị>
Ví dụ 1: Cách viết hàm có trả lại giá trị

+ Cú pháp thiết lập hàm không trả lại giá trị:


def <tên hàm>():
<khối lệnh>
return
Ví dụ 2: Cách viết hàm không trả lại giá trị

Thực hành: Thiết lập hàm trong Python


Bài 1: Viết hàm yêu cầu nhập họ tên, rồi đưa lời chào ra màn hình.
Input: Nguyen Van A
Output: Xin chao Nguyen Van A

Bài 2: Viết hàm prime(n) với tham số là số tự nhiên n và trả lại True nếu n là số
nguyên tố, trả lại False nếu n không phải là số nguyên tố.
Hướng dẫn
Số nguyên tố là số chỉ chia hết cho 1 và chính nó.
Input: 7
Output:True

Bài 3: Viết hàm tìm số lớn nhất trong danh sách các số.
Input: a_list=[15,8,22,45,10]
Output: 45

*Bài 4: Viết hàm tính giai thừa của 1 số nguyên dương n.

Bài 5: Viết hàm loại bỏ các phần tử trùng lặp ra khỏi danh sách.
Input: a_list=[15,8,15,22,22,45,8,10]
Output: 15,8,22,45,10

Bài 6: Viết hàm tìm ra danh sách các ước của số nguyên n.
Input: n=9
Output: 1,3,9

Bài 7: viết hàm tính UCLN và hàm tính BCNN của 2 sô nguyên
Bài 8: Viết một hàm có tên tinh_tong_so_le nhận vào một số nguyên dương n và
trả về tổng của tất cả các số lẻ từ 1 đến n.

Bài 9: Viết một hàm có tên dao_chuoi nhận vào một chuỗi và trả về chuỗi đảo
ngược.

Bài 10: Viết một hàm có tên la_chuoi_doi_xung nhận vào một chuỗi và trả về True
nếu chuỗi đó là chuỗi đối xứng, ngược lại trả về False. Chuỗi đối xứng là chuỗi mà
khi đảo ngược vẫn giữ nguyên giá trị.
Input: abcddcba
Output: True

Bài 11: Viết một hàm có tên so_nguyen_to_tiep_theo nhận vào một số nguyên
dương n và trả về số nguyên tố lớn hơn n.

Bài 12: Viết một hàm có tên tim_so_hoan_hao nhận vào một số nguyên dương n và
kiểm tra xem n có phải là số hoàn hảo hay không. Số hoàn hảo là số mà tổng các
ước số của n bằng chính nó (ví dụ: 28 = 1 + 2 + 4 + 7 + 14).

You might also like