You are on page 1of 63

Chương 1

1
MỤC TIÊU

Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:


- Giải thích được:
+ Một số thuật ngữ, khái niệm, đặc điểm, vai trò
của thuế.
+ Các yếu tố cơ bản tạo nên một luật thuế.
- So sánh và phân biệt được thuế trực thu, thuế
gián thu, thuế suất phần trăm, thuế suất tuyệt
đối. 2
Khái niệm và đặc điểm

Vai trò
NỘI DUNG
Phân loại thuế

Các yếu tố cơ bản tạo


nên luật thuế

3
I KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THUẾ

1. Khái niệm

4
NHÀ NƯỚC RA ĐỜI
Khi có tư hữu về tư liệu sản xuất và xuất hiện những giai
cấp đối kháng do vậy cần một tổ chức chính trị đứng ra để
điều hòa những mâu thuẫn ấy và để quản lí xã hội.

NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CHỨC


NĂNG ĐỐI NỘI, ĐỐI NGOẠI
Bảo vệ chế độ, an ninh, trật tự an toàn xã hội; tổ chức và
quản lý kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục; thiết lập các
mối bang giao với nước khác, phòng thủ đất nước,…

NHÀ NƯỚC CẦN NGUỒN TÀI CHÍNH


Để duy trì sự tồn tại thực hiện các chức năng của mình

QUAN HỆ THU, NỘP


NHÀ NƯỚC THU MỘT BỘ PHẬN NGUỒN VẬT CHẤT
NÀY CHÍNH LÀ
CỦA CẢI XÃ HỘI
THUẾ
KHÁI NIỆM VỀ THUẾ
Thuế xuất hiện gắn liền với sự ra đời của nhà nước.
Sự phát triển của thuế gắn với mỗi giai đoạn mà nhà
nước sử dụng nó làm công cụ điều tiết nguồn thu.

Cho đến nay, có 4 kiểu nhà nước được hình thành: Nhà
nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản,
Nhà nước vô sản (Nhà nước xã hội chủ nghĩa).
Thuế được xem xuất hiện sớm nhất ở Ai Cập cổ đại vào
khoảng năm 3000 - 2900 TCN.
KHÁI NIỆM VỀ THUẾ

Nếu xét theo hình thức và phương pháp thu


thuế, có thể chia lịch sử hình thành và phát
triển thành 03 giai đoạn:

7
03 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA THUẾ

I: Thế giới cổ đại đến II: Thế kỷ XVI đến III: Thế kỷ XIX đến
thế kỷ XVI đầu thế kỷ XIX nay
Thuế sơ khai và nhà hệ thống thuế và các hệ thống thuế và bộ
nước chưa có bộ máy tổ chức thu thuế máy thu thuế hoàn
thu thuế hoàn chỉnh tương đối hoàn chỉnh chỉnh

- Chính phủ không trực - Châu Âu đã sử dụng - Bộ máy thu thuế hoàn
tiếp thu thuế mà giao phương pháp đấu giá chỉnh từ TW đến địa
cho các lãnh địa thực quyền thu thuế phương
hiện - Nguồn thu chủ yếu là - Các loại thuế có trước
- Thuế đánh vào tài sản thuế thân, thuế đất, đây dần được hoàn
như đất đai, vật nuôi, thuế mua ngựa, thuế thiện, một số thuế mới ra
nô lệ, thu hái hoa quả tuyển mộ lính đời: TTNCN, TGTGT 8
KHÁI NIỆM VỀ THUẾ

- Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, các khái


niệm về thuế cũng khác nhau.

- Theo E.R.A Seligman: “Thuế là sự đóng


góp cưỡng bách của mỗi người cho Chính
phủ để trang trải các chi phí vì quyền lợi
chung, không căn cứ vào các lợi riêng được
hưởng”.

9
KHÁI NIỆM VỀ THUẾ

- Theo hai nhà kinh tế học người Anh


Chrisopher Pass và Bryan Lowes: “Thuế là
một biện pháp của chính phủ đánh trên thu
nhập của cải và vốn nhận được của các cá
nhân hay doanh nghiệp (thuế trực thu), trên
việc chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ (thuế
gián thu) và trên tài sản”.

10
KHÁI NIỆM VỀ THUẾ

- Theo hai nhà kinh tế học người Mỹ K.P


Makkollhell và C.L Bruy: “Thuế là một khoản
chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hàng hóa,
dịch vụ) của các công ty và hộ gia đình cho
Chính phủ, mà trong sự trao đổi đó họ
không nhận lại được một cách trực tiếp
hàng hóa, dịch vụ nào cả, khoản nộp đó
không phải là tiền phạt mà tòa án tuyên phạt
do hành vi vi phạm pháp luật”
11
KHÁI NIỆM VỀ THUẾ

- Theo Karl Marx: “Thuế là cơ sở kinh tế


của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn đơn
giản để kho bạc thu được tiền hay tài sản
của người dân để dùng vào việc chi tiêu
của nhà nước”.

12
KHÁI NIỆM VỀ THUẾ

Có thể tóm lược khái niệm về thuế như sau:

“Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc đối


với các thể nhân và pháp nhân, được nhà
nước quy định thông qua hệ thống pháp luật.
Sự ra đời của thuế gắn liền với sự phân chia
xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất
hiện của nhà nước.”
13
KHÁI NIỆM VỀ THUẾ

Theo từ điển tiếng Việt (Từ điển tiếng Việt-NXB Khoa học xã

hội–Trung tâm từ điển 1994):

“Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người


dân hoặc tổ chức kinh doanh, tùy theo tài sản,
thu nhập, nghề nghiệp… buộc phải nộp cho
nhà nước theo quy định”.

14
2. Đặc điểm cơ bản của thuế
2.1. Thuế mang tính bắt buộc

Chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế không


gắn liền với lợi ích cụ thể của người nộp thuế, nên
không ai muốn nộp thuế.
Vì vậy, Nhà nước phải dùng quyền lực để bắt
buộc các đối tượng có thu nhập phải chuyển giao
cho Nhà nước.
Đặc điểm này giúp phân biệt thuế với phí, lệ phí.
Phí, lệ phí nói chung mang tính tự nguyện.
15
ĐẶC ĐIỂM

2.2. Thuế mang tính không hoàn trả trực tiếp


(không mang tính đối giá)
Nghĩa là mức thuế mà người nộp thuế nộp cho
Nhà nước không dựa trên mức độ người nộp thuế
thừa hưởng những dịch vụ công do Nhà nước
cung cấp và người nộp thuế cũng không có quyền
đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực
tiếp cho mình thì mới nộp thuế.

16
ĐẶC ĐIỂM

2.3. Thuế được dùng vào chi tiêu công


Đặc điểm này cho thấy nguồn thu từ thuế chỉ
được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu
công của Nhà nước, không được sử dụng cho
mục tiêu cá nhân.

17
ĐẶC ĐIỂM

2.4. Thuế chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố:


kinh tế, chính trị, xã hội trong từng thời
kỳ nhất định
- Yếu tố kinh tế: mức độ tăng trưởng kinh tế, thu
nhập bình quân đầu người, giá cả, thị trường…
- Yếu tố chính trị, xã hội: thể chế chính trị của
Nhà nước, truyền thống văn hóa xã hội…

18
II VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ

1. Nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước *


- Đây là vai trò mang tính lịch sử, gắn với sự ra đời của
thuế và vai trò này ngày càng được khẳng định.
- Bên cạnh thuế, Nhà nước có thể sử dụng nhiều cách
khác nhau để tạo nguồn thu như:
+ Quyên góp.
+ Nhận viện trợ.
+ Vay nợ.
+ Phát hành tiền…
19
VAI TRÒ

Các nước trên thế giới xem thuế luôn là khoản


thu chủ yếu, vì:
- Thuế bao quát nguồn thu trên cơ sở xác định
hợp lý tỷ lệ động viên so với GDP.
- Thuế mang tính bắt buộc.

20
VAI TRÒ

2. Góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế


Khi giai cấp tư sản nắm quyền* đã chủ trương
xây dựng Nhà nước tự do, không can thiệp
vào hoạt động kinh tế, Nhà nước chỉ đảm
nhận giữ gìn bờ cõi, an ninh xã hội.
Thuế chỉ đóng vai trò huy động nguồn tài
chính cần thiết tối thiểu để duy trì bộ máy
nhà nước, an sinh xã hội.
21
VAI TRÒ
Tuy nhiên, đến giai đoạn 1929-1933: nền kinh tế
các nước tư bản lâm vào khủng hoảng, lúc này
học thuyết Nhà nước không can thiệp vào
hoạt động kinh tế bộc lộ hạn chế.
Nhiều học giả, trong đó có J.M Keynes đã đưa
“lý thuyết Nhà nước can thiệp” Nhà nước
phải sử dụng nhiều công cụ khác nhau, trong
đó có thuế để điều chỉnh hoạt động kinh tế.
22
VAI TRÒ
- Năm 1936, J.M KEYNES xuất bản cuốn sách
General Theory of Employment, Interest and
Money (Lý thuyết căn bản về lao động, lãi suất
và tiền tệ), theo ông khủng hoảng kinh tế xảy
ra là do thiếu sự can thiệp của Nhà nước vào
kinh tế. Để giải quyết khủng hoảng, thất
nghiệp cao, thúc đẩy tăng trưởng Nhà nước
nên sử dụng các công cụ để can thiệp vào
nền kinh tế, như: chính sách đầu tư, tiền tệ,
thuế…
23
TIÊU CHÍ DỰ ÁN 1 DỰ ÁN 2

- Vốn đầu tư 1.000 1.000

- Khả năng sinh lợi 10% 10%

- Thu nhập 100 100

- Thuế suất thuế TNDN 20% 15%

- Thu nhập sau thuế TNDN 80 85


24
TIÊU CHÍ DỰ ÁN 1 DỰ ÁN 2

- Vốn đầu tư 1.000 1.000

- Khả năng sinh lợi 10% 10%

- Thu nhập 100 100

- Thuế suất thuế TNDN 20% 20%

- Miễn thuế 0 4 năm


- Thu nhập sau thuế TNDN
80 100
(4 năm đầu) 25
TIÊU CHÍ ÁO ÁO

- Xuất xứ Nhập khẩu Việt Nam

- Giá chưa đánh thuế NK 500 500

- Giá đã đánh thuế NK 550 500

26
THUẾ GIÁN THU

(a) (b)
(P) (P)

S2

S1 S1

B
$2.0
C
P2 = $1.8 $0.5

P1 = $1.5 A P1 = $1.5 A

D D

Q1 = 100 (Q) Q2 = ? Q1 = 100 (Q)


27
THUẾ TRỰC THU

(I)

A
I2

I1 B

I(t)

t2 t1 (t)
28
28
28
VAI TRÒ

Nhà nước sử dụng công cụ thuế can thiệp vào hoạt


động kinh tế nhằm:
- Định hướng tiêu dùng.
- Định hướng đầu tư.
- Bảo hộ sản xuất trong nước.
Bằng các phương pháp của Thuế:
- Thay đổi thuế suất.
- Áp dụng các ưu đãi thuế (miễn, giảm).
29
VAI TRÒ

3. Thuế góp phần thực hiện công bằng, bình đẳng

Công bằng, bình đẳng về thuế thường được


xem xét trên 2 khía cạnh:
- Công bằng theo chiều ngang.
- Công bằng theo chiều dọc.

30
VAI TRÒ

- Công bằng theo chiều ngang: các đối tượng


nộp thuế có khả năng thanh toán ngang nhau
nên phải nộp cùng một lượng thuế (tiền thuế)
- Công bằng theo chiều dọc: đối tượng có
nhiều nguồn lực hơn (thu nhập nhiều hơn) sẽ
phải nộp thuế nhiều hơn.

31
VAI TRÒ

Ví dụ: Bà Hoa và ông Minh sống độc thân,


trong năm bà Hoa có thu nhập 150 trđ, ông
Minh có thu nhập 200 trđ.

- Bà Hoa mua máy tính giá 10 trđ, thuế GTGT 10%

- Ông Minh mua máy tính giá 10 trđ, thuế GTGT 10%

Hỏi: bà Hoa và ông Minh có chịu thuế GTGT


ngang nhau?
32
VAI TRÒ

33
VAI TRÒ

Ví dụ: Bà Hoa và ông Minh sống độc thân,

trong năm cùng có thu nhập 200 trđ.

- Trong năm bà Hoa chi 40 trđ cho chi phí y tế,

còn ông Minh chi 20 trđ cho chi phí y tế.

Hỏi: bà Hoa và ông Minh có chịu thuế TNCN

như nhau?
34
VAI TRÒ

35
III PHÂN LOẠI THUẾ

1. Phân loại dựa vào phương thức đánh thuế.

- Đánh thông qua giá


cả hàng hóa, dịch vụ.
Thuế
gián thu - Chuyển giao được
gánh nặng thuế.
Phương thức
đánh thuế - Đánh trực tiếp vào
thu nhập, tài sản của
Thuế người nộp thuế.
trực thu - Rất khó chuyển
giao được gánh nặng
thuế. 36
CHUYỂN GIAO ĐƯỢC GÁNH NẶNG THUẾ

CƠ QUAN
THU
THUẾ
NGƯỜI MUA NGƯỜI BÁN

Hóa đơn GTGT


Giá chưa thuế GTGT = 100.000
Tiền thuế (T.S 10%) = 10.000
Tổng = 110.000

Thuế - Đánh thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ.


gián thu - Chuyển giao được gánh nặng thuế.
PHÂN LOẠI THUẾ

Thông thường thì thuế trực thu đảm bảo yếu tố


công bằng theo chiều dọc (đặc biệt đối với thuế
suất lũy tiến); nhưng thuế gián thu thì ngược lại,

tức là thuế gián thu mang tính lũy thoái.

38
PHÂN LOẠI THUẾ

Ví dụ:

- Ông Bình sống 01 mình, có thu nhập trong tháng 7:


13.000.000 đồng, thuế TNCN phải nộp là 200.000 đồng.

- Ông Minh sống 01 mình, có thu nhập trong tháng 7:


14.000.000 đồng, thuế TNCN phải nộp là 250.000 đồng.

- Trong tháng 7, ông Bình mua 01 áo và ông Minh mua 01


áo. Áo cùng giá là 100.000 đồng, thuế suất thuế GTGT
là 10%.
39
PHÂN LOẠI THUẾ
2. Phân loại dựa vào cơ sở đánh thuế

Cơ sở đánh thuế là
Thuế thu nhập: tiền lương,
thu nhập tiền công, thu nhập từ
SXKD.

Cơ sở đánh thuế là
Cơ sở Thuế phần thu nhập được
đánh thuế tiêu dùng mang đi tiêu dùng
trong hiện tại.

Thuế Cơ sở đánh thuế là giá


tài sản trị tài sản. 40
PHÂN LOẠI THUẾ

3. Phân loại dựa vào phân cấp quản lý ngân sách

Thuế Ngân sách trung


trung ương ương hưởng 100%.

Phân cấp Ngân sách địa


Thuế
phương hưởng
ngân sách địa phương 100%.

Chia giữa ngân sách


Thuế trung ương và ngân
phân chia sách địa phương. 41
IV YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ

1. Tên gọi của thuế


Đây là yếu tố không thể thiếu của bất kỳ loại thuế
nào.
Thông thường tên gọi của thuế phản ánh được
phần nào phạm vi áp dụng của loại thuế đó.

42
YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ

2. Đối tượng chịu thuế


Là mục tiêu tác động của luật thuế, có thể là
thu nhập, hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản.
3. Đối tượng không chịu thuế
Không là mục tiêu tác động của thuế, thông
thường được liệt kê (có giới hạn) trong danh
không chịu thuế.
43
YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ

4. Người nộp thuế


Người nộp thuế là các tổ chức và cá nhân có
trách nhiệm phải nộp thuế theo luật định.

Tùy thuộc vào tính chất trực thu hay gián thu của
thuế, người nộp có thể là người chịu thuế hay chỉ là
người có trách nhiệm pháp lý phải nộp khoản tiền
thuế (đã nhận của người chịu thuế) vào NSNN.
44
YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ

5. Căn cứ tính thuế


Dùng để tính toán được số tiền thuế phải nộp.

45
YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ

6. Thuế suất

Thể hiện mức độ động viên và chính sách điều


chỉnh kinh tế của Nhà nước.

46
MÔ HÌNH LAFFER
TƯƠNG QUAN GIỮA THUẾ SUẤT VÀ TIỀN THUẾ

Tiền thuế

0 t 100% Thuế suất


47
TUYỆT ĐỐI

THUẾ
SUẤT Cố định
Từng phần

PHẦN TRĂM Lũy tiến


(%)

Toàn phần
Lũy thoái
48
YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ

- Thuế suất tuyệt đối: là loại thuế suất được


quy định bằng số tiền tính trên đơn vị vật lý
của đối tượng chịu thuế.

- Thuế suất tỷ lệ % không lũy tiến: quy định tỷ


lệ % trên một đơn vị giá trị.

49
THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Mức thuế
Đơn vị (đồng/1
STT Hàng hóa
tính đơn vị
hàng hóa)
I Xăng lít 4.000
II Than đá nâu tấn 15.000
III Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon kg 5.000
IV Túi ni lông thuộc diện chịu thuế kg 50.000
V Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng kg 500
VI Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000
VII Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000
VIII Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000
50
YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ

Ví dụ: DN Toàn kinh doanh quạt điện, thuế suất

thuế GTGT quạt điện là 10%.

Khi DN Toàn bán quạt điện:

Giá 200.000 đồng Giá 1.000.000 đồng

= 200.000 đồng * 10% = 1.000.000 đồng * 10%

= 20.000 đồng = 100.000 đồng


51
YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ

- Thuế suất tỷ lệ % lũy tiến: quy định theo tỷ lệ


% trên một đơn vị giá trị và tăng dần theo sự
gia tăng của giá trị tính thuế.

+ Lũy tiến từng phần

+ Lũy tiến toàn phần

52
THUẾ SUẤT LŨY TIẾN TỪNG PHẦN
BẬC THU NHẬP TÍNH THUẾ THÁNG THUẾ SUẤT

1 Đến 5 trđ 5%
2 Trên 5 trđ đến 10 trđ 10%
3 Trên 10 trđ đến 18 trđ 15%
4 Trên 18 trđ đến 32 trđ 20%
5 Trên 32 trđ đến 52 trđ 25%
6 Trên 52 trđ đến 80 trđ 30%
7 Trên 80 trđ 35%
YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ
Ví dụ: Ông An là cá nhân cư trú ở Việt Nam, thu
nhập từ tiền lương 01 tháng được 27 trđ (chưa trừ
các loại bảo hiểm bắt buộc).
Tính thuế TNCN mà ông An nộp theo biểu thuế
từng phần?
Biết mức giảm trừ gia cảnh của bản thân ông An
là 11 trđ, các khoản bảo hiểm bắt buộc bị trừ
trước khi thanh toán tiền lương 2 trđ và ông không
có người phụ thuộc.
YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ
YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ

- Thuế suất tỷ lệ % lũy thoái: theo tỷ lệ % trên

một đơn vị giá trị và mức thuế suất giảm

xuống khi giá trị tính thuế tăng.

56
YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ

Ngoài ra, còn một số thuật ngữ về thuế suất

- Thuế suất pháp lý: được quy định trong biểu


thuế của 01 luật thuế.

- Thuế suất thực tế: là thuế suất thực tế doanh


nghiệp gánh chịu (nộp vào NSNN).

57
YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ

Ví dụ:

- Thuế suất thuế TNDN của Việt Nam: 20%.

- Doanh nghiệp Vĩnh Lợi có thu nhập chịu thuế


TNDN 500 trđ, trong đó 100 trđ thu nhập được
miễn thuế TNDN.

Hỏi: thuế suất pháp lý, thuế suất thực tế?

58
YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ

59
YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ

- Thuế suất biên: là thuế suất tính trên đồng thu

nhập tính thuế tiếp theo (gặp trong thuế suất lũy

tiến).

- Thuế suất trung bình: là tỷ lệ % của tiền thuế

phải nộp trên tổng thu nhập tính thuế.

60
YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ

Ví dụ: Ông An là cá nhân cư trú ở Việt Nam, thu


nhập từ tiền lương 01 tháng được 27 trđ (chưa
trừ các loại bảo hiểm bắt buộc).
Hỏi: thuế suất biên, thuế suất trung bình?
Biết mức giảm trừ gia cảnh của bản thân ông
An là 11 trđ, các khoản bảo hiểm bắt buộc bị
trừ trước khi thanh toán tiền lương 2 trđ và ông
không có người phụ thuộc.
YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ

62
YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ

7. Miễn, giảm thuế (ưu đãi thuế).

Thông thường luật thuế đưa ra một số trường


hợp miễn, giảm thuế nhằm mục đích khuyến
khích sản xuất, đầu tư hoặc chiếu cố đến
hoàn cảnh khó khăn của đối tượng nộp thuế.

63

You might also like