You are on page 1of 6

KHÓA TỔNG ÔN LUYỆN ĐỀ 2022|TYHH

THI THỬ LIÊN TRƯỜNG NGHỆ AN


(File đề dành riêng lớp VIP)

Câu 1: Kim loại nào sau đây tác dụng được với nước ở điều kiện thường
A. Fe. B. Pb. C. Cu. D. Na.

Câu 2: Ứng dụng nào sau đây không phải của glucozơ?
A. Thuốc tăng lực trong y tế. B. Nhiên liệu cho động cơ đốt trong.
C. Tráng gương, tráng ruột phích. D. Sản xuất rượu etylic.

Câu 3: Muốn điều chế Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thủy luyện ta dùng kim loại nào sau đây làm
chất khử?
A. Na. B. Fe. C. Ag. D. Ca.

Câu 4: Phương trình ion rút gọn của phản ứng xảy ra giữa NaHCO3 và HCl trong dung dịch là:
A. 2H+ + CO32- → CO2 + H2O. B. H+ + HCO3- → CO2 + H2O.
C. H+ + OH- → H2O. D. HCl + HCO3- → CO2 + H2O + Cl-.

Câu 5: Phân tử saccarozơ được tạo bởi


A. hai gốc glucozơ. B. một gốc glucozơ và một gốc mantozơ.
C. hai gốc fructozơ. D. một gốc glucozơ và một gốc fructozơ.

Câu 6: Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có
khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Câu 7: Công thức phân tử tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2n+2O2 (n ≥ 2). B. CnH2nO2 (n ≥ 3).
C. CnH2nO2 (n ≥ 2). D. CnH2n-2O2 (n ≥ 4).

Câu 8: Dung dịch NaOH không tác dụng với dung dịch chất nào sau đây?
A. FeCl2. B. CuSO4. C. KNO3. D. MgCl2.

Câu 9: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là
A. β-aminoaxit. B. α-aminoaxit. C. axit cacboxylic. D. este.

Câu 10: Ion kim loại nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong các ion Al3+, Fe2+, Fe3+, Ag+?
A. Fe2+. B. Fe2+. C. Al3+. D. Ag+.

Câu 11: Khi điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, ở anot thu được khí nào?
A. SO2. B. O2. C. H2. D. H2S.

Câu 12: Dãy kim loại nào dưới đây tác dụng được với dung dịch HCl
A. Hg, Ca, Fe. B. Au, Pt, Al. C. Na, Zn, Mg. D. Cu, Zn, K.
Câu 13: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và CH3OH. B. HCOONa và C2H5OH.
C. CH3COONa và C2H5OH. D. HCOONa và CH3OH.

Câu 14: Trong các chất gồm cao su buna, polietilen, xenlulozơ, xenlulozơ trinitrat, poli(mety metacrylat), tơ
visco, tơ nitron, poli(etylen terephtalat). Số chất thuộc loại polime thiên nhiên, polime tổng hợp lần lượt

A. 2 và 3. B. 1 và 6. C. 1 và 5. D. 2 và 4.

Câu 15: Dung dịch tương ứng của chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?
A. NaNO3. B. NaHCO3. C. NaHSO4. D. Na2SO4.

Câu 16: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Pb. B. Au. C. Hg. D. W.

Câu 17: Cacbon chỉ thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng hóa học nào sau đây?
A. 3C + 4Al → Al4C3. B. C + CO2 → 2CO.
C. C + O2 → CO2. D. C + 2CuO → 2Cu + CO2.

Câu 18: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?
A. CH2CH2CH2OH, C2H5OH. B. CH3OCH3, CH3CHO.
C. C4H10, C6H6. D. C2H5OH, CH3OCH3.

Câu 19: Trong các dung dịch sau đây: K2CO3; KCl; CH3COONa; NH4Cl; NaHSO4; Na2S. Có bao nhiêu dung
dịch có pH > 7?
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 20: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. Tính bazơ. B. Tính oxi hóa. C. Tính khử. D. Tính axit.

Câu 21: Chất béo là trieste của axit béo với


A. glixerol. B. etylen glicol. C. ancol etylic. D. ancol metylic.

Câu 22: Cho các dung dịch sau: (1) etylamin; (2) đimetylamin; (3) amoniac; (4) anilin. Số dung dịch có thể làm
đổi màu quỳ tím sang màu xanh là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Câu 23: Cho 0,01 mol aminoaxit X phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl hoặc 0,01 mol NaOH. Công thức chung
của X có dạng:
A. H2NRCOOH. B. H2NR(COOH)2.
C. (H2N)2RCOOH. D. (H2N)2R(COOH)2.

Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 6,2 gam oxit Na2O vào nước được 200ml dung dịch A. Nồng độ mol của chất tan
trong dung dịch A là:.
A. 1M. B. 0,1M. C. 0,5M. D. 2M.
Câu 25: Đun nóng hoàn toàn 0,1 mol CH3COOC2H5 bằng 200ml dung dịch NaOH 1M được dung dịch A. Cô
cạn cẩn thận dung dịch A được m gam chất rắn khan. Giá trị m là:
A. 12,2 gam. B. 8,2 gam. C. 4 gam. D. 6,1 gam.

Câu 26: Cho sơ đồ điều chế ancol etylic từ tinh bột: Tinh bột → Glucozơ → Ancol etylic. Lên men 3,24 kg tinh
bột với hiệu suất các giai đoạn lần lượt là 75% và 80%. Thể tích dung dịch ancol etylic 20° thu được là
(biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 gam/ml)
A. 3,45 lít. B. 6,90 lít. C. 19,17 lít. D. 9,58 lít.

Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4 và C3H6, thu được 4,032 lít CO2 (đktc) và
3,78 gam H2O. Mặt khác 3,87 gam X phản ứng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a

A. 0,045. B. 0,030. C. 0,105. D. 0,070.

Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 5,65 gam hỗn hợp Mg, Zn trong dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít H2 (đktc) và
dung dịch X. Dung dịch X có cạn được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 16,3. B. 21,95. C. 11,8. D. 18,10.

Câu 29: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại R và M đều ở chu kì 3, R có số hiệu nguyên tử nhỏ hơn M. Chia hỗn hợp X
làm 2 phần bằng nhau. Cho phần một vào nước dư thu được V lít khí. Cho phần hai vào dung dịch
NaOH dư, được 1,5V lít khí. Các khí đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Tỉ lệ mol của M và R trong X
tương ứng là:
A. 1: 2. B. 5: 8. C. 3: 5. D. 5: 3.

Câu 30: Cho m gam hỗn hợp gồm HCOOC2H5 và H2N-CH2-COOC2H5 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch
NaOH 0,5M đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa ancol etylic và
7,525 gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của m là
A. 8,250. B. 8,125. C. 7,750. D. 8,725.

Câu 31: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa hỗn hợp Ca(OH)2 và NaOH, kết quả thí nghiệm được biểu
diễn bằng đồ thị sau

Giá trị của x là


A. 0,07. B. 0,06. C. 0,05. D. 0,04.

Câu 32: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ dưới đây
Kết thúc thí nghiệm, dung dịch Br2 bị mất màu. Chất X là
A. Na. B. CaO. C. Al4C3. D. CaC2.

Câu 33: Poli(vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (metan chiếm 95% khí thiên nhiên) theo sơ
đồ chuyển hóa và hiệu suất mỗi giai đoạn như sau: Metan → (15%) Axetilen → (95%) Vinyl clorua →
(90%) PVC. Muốn tổng hợp 1 tấn PVC thì cần bao nhiêu m3 khí thiên nhiên (đo ở đktc)?.
A. 5589 m3. B. 5883 m3. C. 2941 m3. D. 5880 m3.

Câu 34: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:


(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một
loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.

Câu 35: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(a) Cho một lượng nhỏ Ba vào dung dịch Na2CO3.
(b) Cho dung dịch hỗn hợp chứa a mol NaOH và 1,2a mol KOH vào dung dịch chứa 0,6a mol Al(NO3)3.
(c) Cho dung dịch KHCO3 dư vào dung dịch KAIO2.
(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)3.
(e) Cho dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo thành chất kết tủa là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 36: X là hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C6H8O4. Cho các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol
phản ứng):
X + 2NaOH → Z + T + H2O
T + H2 → T1
2Z + H2SO4 → 2Z1 + Na2SO4
Biết Z1 và T1 có cùng số nguyên tử cacbon;
Z1 là hợp chất hữu cơ đơn chức. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Tổng số nguyên tử trong T1 bằng 12.
B. Nung Z với hỗn hợp vôi tôi xút thu được ankan đơn giản nhất.
C. X không có đồng phân hình học.
D. T là hợp chất hữu cơ no, đơn chức.

Câu 37: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(a) Cho dung dịch chứa a mol AgNO3 vào dung dịch 1,5a mol Fe(NO3)2.
(b) Sục 1,5x mol CO2 vào dung dịch chứa x mol NaOH và x mol NaAlO2 dư.
(c) Cho dung dịch Na2CO3 vào nước cứng vĩnh cửu.
(d) Cho dung dịch chứa a mol NaOH và 1,2a mol BaCl2 vào dung dịch 2a mol KH2PO4.
(e) Cho dung dịch chứa 3,5x mol KHSO4 vào dung dịch chứa 0,9x mol KAlO2.
Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo thành chất kết tủa là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 38: Cho hỗn hợp X gồm muối A (C5H16O3N2) và B (C4H12O4N2) tác dụng với một lượng dung dịch NaOH
vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai
muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít hỗn hợp Z gồm hai amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối
hơi đối với H2 là 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là
A. 12,28 gam. B. 8,04 gam. C. 5,36 gam. D. 4,24 gam.

Câu 39: Điện phân (với các điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm Cu(NO 3)2 và NaCl
bằng dòng điện có cường độ 2,68A. Sau thời gian 6h, tại anot thoát ra 4,48 lít khí (đktc). Thêm 20 gam
bột sắt vào dung dịch sau điện phân, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 12,4 gam
chất rắn gồm hai kim loại. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:.
A. 63,1 gam. B. 97,5 gam. C. 86,9 gam. D. 77,5 gam.

Câu 40: Cho 0,08 mol hỗn hợp X gồm 4 este mạch hở phản ứng vừa đủ với 0,17 mol H2 (xúc tác Ni, t°), thu
được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 110ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Z
gồm 2 muối của 2 axit cacboxylic no có mạch cacbon không phân nhánh và 6,88 gam hỗn hợp T gồm 2
ancol no, đơn chức. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X cần vừa đủ 0,09 mol O2. Phần trăm khối
lượng của muối có phân tử khối nhỏ hơn trong Z là
A. 50,31%. B. 58,84%. C. 49,69%. D. 54,18%.

Tự học – TỰ LẬP – Tự do!


---- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) ----

You might also like