You are on page 1of 14

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

CHỦ ĐỀ: PHẬT GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN


XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Giảng viên Lý Hải Yến

Sinh viên: Chu Mỹ Anh KDQT48C10003


Phạm Vũ Trúc Giang KDQT48C10039
Vũ Thu Trang KDQT48C10100
Vũ Thiên Hà KDQT48C10042
Nguyễn Yến Chi KDQT48C10028
Vũ Phương Anh KDQT48C10012
Phạm Thị Lan Anh KDQT48C10011

Hà Nội, 2023
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

Họ và tên MSSV Phần trăm (%)


1 Chu Mỹ Anh KDQT48C10003 100
2 Phạm Vũ Trúc Giang KDQT48C10039 100
3 Vũ Thu Trang KDQT48C10100 100
4 Vũ Thiên Hà KDQT48C10042 100
5 Nguyễn Yến Chi KDQT48C10028 100
6 Vũ Phương Anh KDQT48C10012 100
7 Phạm Thị Lan Anh KDQT48C10011 100
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..............................................................................................................2
I. GIỚI THIỆU VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ VÀ PHẬT GIÁO TRONG THỜI
KỲ QUÁ ĐỘ:......................................................................................................3
1. Thời kỳ quá độ:............................................................................................3
2. Phật giáo trong thời kỳ quá độ:..................................................................3
II. ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO VÀO ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ:...........................................................................4
1. Về kinh tế:..................................................................................................4
2. Về an sinh xã hội:......................................................................................5
3. Về văn hóa:................................................................................................5
III. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHẬT GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ
ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM:............................................7
KẾT LUẬN..........................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO:................................................................................9
MỞ ĐẦU

Phật giáo, một trong những trào lưu tâm linh lớn nhất trên thế giới, đã gắn
liền với cuộc sống và tâm hồn của người Việt Nam suốt hàng ngàn năm. Đề tài
"Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa" là cầu nối
giữa lịch sử tâm linh và diễn tiến xã hội của Việt Nam trong thời kỳ bấy giờ.
Trong thời kỳ lịch sử đầy biến động của Việt Nam, việc Phật giáo thích
nghi và phản ánh trong bối cảnh xã hội chủ nghĩa đã góp phần quan trọng vào
việc xây dựng và thúc đẩy những giá trị văn hóa và tâm linh. Cuộc hòa nhập
này không chỉ thể hiện qua việc Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong cuộc
sống hàng ngày của người dân Việt, mà còn qua việc Phật giáo tham gia vào các
hoạt động xã hội và chính trị của quốc gia.
Bài báo cáo sẽ đi sâu vào những đóng góp của Phật giáo tại Việt Nam
trong thời kỳ quá độ trên các khía cạnh như văn hoá, an sinh xã hội, kinh tế,
xem xét cách mà nó đã tương tác với xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn quá độ.
Cuối cùng bài báo cáo sẽ phân tích công tác quản lý nhà nước ở Việt Nam thời
kỳ quá độ đối với Phật giáo.
I. GIỚI THIỆU VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ VÀ PHẬT GIÁO TRONG THỜI
KỲ QUÁ ĐỘ:

1. Thời kỳ quá độ
Thời kỳ quá độ là thời kỳ cải tạo cách mạng xã hội tư bản chủ nghĩa thành
xã hội xã hội chủ nghĩa, bắt đầu từ khi giai cấp công nhân giành được chính
quyền và kết thúc khi xây dựng xong các cơ sở của chủ nghĩa xã hội. Ở nước ta,
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm
1975, sau khi đất nước đã hoàn toàn độc lập và cả nước thống nhất, cách mạng
dân tộc - dân chủ nhân dân đã hoàn toàn thắng lợi trên phạm vi cả nước thì cả
nước cùng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, cùng quá độ lên chủ nghĩa xã
hội.
Đặc điểm của thời kỳ này ở nước ta là quá trình cải biến nền sản xuất lạc
hậu thành nền sản xuất tiên tiến, hiện đại. Chúng ta quá độ lên CNXH trong
điều kiện đất nước vừa có hòa bình vừa có chiến tranh, miền Bắc CNXH, miền
Nam tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc. Điều này đòi hỏi phải áp dụng toàn
diện các hình thức đấu tranh cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm
chống lại các thế lực đi ngược lại con đường xã hội chủ nghĩa.

2. Phật giáo
Phật giáo là một hệ thống tư tưởng có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Sakyamuni
(Thích Ca Mâu Ni) sáng lập.
Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức
để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại. Đạo Phật không công
nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay
giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân -
Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng.
Đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không có thái độ phân biệt
đẳng cấp, không có hệ thống giáo quyền. Đức Phật đã từng nói: “Không có
đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước
mắt cùng mặn”. Ngoài ra, đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không
phân biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của đạo Phật là “Tứ chúng
đồng tu”, đó là Tăng, Ni, Phật tử nam và Phật tử nữ đều cùng được tu và nếu ai
có quyết tâm đều có thể thành tựu như Đức Phật.
Một đặc điểm nổi bật của đạo Phật là một tôn giáo hoà bình, hữu nghị, hợp
tác. Trải qua hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, đạo Phật du nhập vào trên 100
nước trên thế giới, ở hầu khắp các châu lục nhưng luôn với trạng thái ôn hoà,
chưa bao giờ đi liền với chiến tranh xâm lược hay xảy ra các cuộc thánh chiến.
Tại việt nam hiện nay, trong số 26,5 triệu tín đồ tôn giáo, Phật giáo chiếm
số lượng nhiều nhất với trên 14 triệu tín đồ và 18.544 cơ sở thờ tự vào năm
2021 trong số gần 30000 cơ sở thờ tự tôn giáo
3. Phật giáo trong thời kỳ quá độ
Từ năm 1954, khi đất nước bị chi cắt thành 02 miền thì tình hình Phật giáo
ở 02 miền cũng bắt đầu có sự khác nhau, cụ thể, ở miền Bắc, tổ chức Hội Phật
giáo Thống Nhất Việt Nam được thành lập với mục đích "Hòa hợp tăng sự, cư
sỹ, các nhà nghiên cứu Phật học để hoằng dương Phật pháp, lợi lạc quần sinh,
phụng sự tổ quốc và bảo vệ hòa bình". Ở miền Nam, những năm 1954-1975,
tình hình Phật giáo có những diễn biến phức tạp, đáng chú ý là có sự ra đời của
nhiều tổ chức, hệ phái.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước hòa bình, độc lập, thống nhất
đã tạo điều kiện thống nhất các tổ chức hệ phái Phật giáo trong một tổ chức
chung là Giáo hội Phật giáo Việt Nam với đường hướng "Đạo pháp- Dân tộc -
Chủ nghĩa xã hội";
Có thể nói thống nhất Phật giáo Việt Nam là sự kiện cực kỳ quan trọng
trong lịch sử Phật giáo Việt Nam vì nó đáp ứng nguyện vọng tha thiết của tăng,
ni phật tử trong cả nước; đồng thời tạo điều kiện hơn bao giờ hết cho giới Phật
giáo Việt Nam tiếp tục phát triển, phát huy truyền thống gắn bó với dân tộc để
"Hộ trì hoằng dương Phật pháp, phục vụ tổ quốc Việt Nam xã hội Chủ nghĩa,
góp phần đem lại hòa bình, an lạc cho thế giới".

II. ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO VÀO ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ:

1. Về kinh tế:
Những tư tưởng trong Phật giáo đã góp phần điều chỉnh hành vi, thái độ
ứng xử của con người đối với tự nhiên, xã hội. Đây là yếu tố rất quan trọng
quyết định sự thịnh vượng bền vững của nền kinh tế một quốc gia.
Thứ nhất, những tư tưởng của Phật giáo góp phần khai thác và sử dụng
nguồn lực hợp lý trong tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam.
Với những triết lý của Phật giáo cho rằng các nguồn lực phải được tận dụng triệt
để, không để thừa, sự lãng phí trong sử dụng nguồn lực đó là sự “ăn bám” trong
xã hội. Trong đó, lao động của con người giúp con người tồn tại trong cuộc
sống. Những tư tưởng đó giúp con người biết trân trọng những nguồn lực xã hội
hơn. Kinh tế học Phật giáo hướng đến giá trị, tài năng của con người, tầm quan
trọng của của hệ sinh thái, sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên, và đưa ra phương
án thay vì khai thác và kiểm soát thiên nhiên, mọi người sẽ sử dụng kiến thức,
tài năng của mình để sản xuất, khai thác một cách hợp lý đồng thời có sự bảo
vệ, chăm sóc nuôi dưỡng thiên nhiên, hỗ trợ mục tiêu không gây hại đến môi
trường.
Thứ hai, Phật giáo đang đóng góp vào phát triển kinh tế du lịch, du lịch
tâm linh. Du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri
ân, báo ân những vị anh hùng dân tộc, những vị tiền bối có công với nước, dân
tộc (Thành Hoàng) trở thành du lịch về cội nguồn dân tộc với đạo lý uống nước
nhớ nguồn. Bên cạnh đó, có những công trình của Phật giáo tọa ở vùng đất có
không khí yên lành, mát mẻ rất thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng. Điều đó đã
thúc đẩy sự phát triển về du lịch văn hóa tâm linh, mở các tour tham quan, hành
hương tâm linh đến các địa danh là những ngôi cổ tự, các công trình kiến trúc
cổ với nhiều bảo vật trải qua các thời kỳ lịch sử như: chùa Thiên Mụ (Huế),
chùa Dâu (Bắc Ninh)…
Chính việc thu hút lượng khách đông đảo cả trong nước và quốc tế hằng
năm tới tham quan, đặc biệt lượng khách tập trung đông nhất trong năm vào
mùa lễ hội như: lễ hội chùa Hương, lễ hội chùa Phật Tích,… đã góp phần tăng
thu nhập du lịch của địa phương.
Thứ ba, song song với các hoạt động về Đạo pháp, các hoạt động lao động
sản xuất, góp phần xây dựng đất nước, thực hiện kinh tế tự túc tại các tự viện
cũng đã được Ban Trị sự Phật giáo các địa phương quan tâm. Hầu hết Tăng Ni
tại các cơ sở tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường tùy theo khả năng của
từng chùa, thế mạnh của từng miền, từng vùng để làm kinh tế thích hợp như
trồng hoa màu, cây ăn trái các loại, trồng chè, cà phê,.. nhằm ổn định cuộc sống
bằng sức lao động của chính mình.

2. Về an sinh xã hội:
Các tổ chức Phật giáo ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ vừa hoạt động tôn
giáo vừa hoạt động xã hội, tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước.
Đặc biệt Hội Phật giáo Thống Nhất Việt Nam đã động viên tín đồ, tăng ni ủng
hộ, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Chủ nghĩa Xã hội ở
miền Bắc, đấu tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước. Phát huy truyền thống gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, với phương châm
“nhập thế giúp đời”, Phật giáo Việt Nam luôn tham gia tích cực vào các hoạt
động nhân đạo, từ thiện, xã hội. Sự tham gia của Phật giáo vào an sinh xã hội
ngày càng sâu rộng, với nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, đạt hiệu quả cao.
Phật giáo tham gia vào tất cả các nội dung chính của an sinh xã hội ở
những mức độ khác nhau, bao gồm: bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo
bền vững; trợ giúp xã hội cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tiếp
cận dịch vụ xã hội ở mức tối thiểu (dịch vụ giáo dục, y tế, nhà ở tối thiểu; dịch
vụ nước sạch và dịch vụ thông tin). Mức độ huy động nguồn lực tham gia các
hoạt động từ thiện xã hội không ngừng gia tăng. Trong những năm 1980, mặc
dù đời sống của nhân dân cũng như của tăng ni còn nhiều khó khăn, thiếu thốn,
nhưng Phật giáo tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, thăm hỏi, tặng quà
cho đồng bào vùng bị bão lụt, thiên tai.
Về bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững, Phật giáo tham gia
vào các hoạt động từ thiện như: xây cầu, đào giếng, làm đường nông thôn, hỗ
trợ gia đình chính sách, chiến sĩ biên phòng, nuôi dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh
hùng; tham gia ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa, chương trình nghĩa tình biển đảo,
v.v..
Với trợ giúp đột xuất, Phật giáo tập trung vào các hoạt động cứu trợ đồng
bào nghèo vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc; thăm và tặng quà cho bệnh
nhân trại phong, trại tâm thần, nhà dưỡng lão, v.v..
Về các hoạt động bảo trợ thường xuyên, mang tính bền vững: hình thành
được hệ thống trường nuôi dạy trẻ, chăm sóc người già cô đơn, không nơi
nương tựa, như: Tại Hà Nội có Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật, trẻ bị
nhiễm HIV chùa Bồ Đề; Lớp học tình thương chùa Đồng Cựu; thành phố Hồ
Chí Minh có 5 trường nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật; 4 cơ sở chăm sóc người
già neo đơn, 13 lớp tình thương;…
Về chỗ ở, các chùa, tự viện là nơi thường xuyên tiếp nhận các cảnh đời cơ
nhỡ, bất hạnh, không nơi nương tựa. Về trợ giúp y tế, có thể kể đến hệ thống
Tuệ Tĩnh đường, phòng khám đông y hoạt động rất hiệu quả. Hiện nay, Phật
giáo có 150 Tuệ Tĩnh đường, 655 phòng chẩn trị y học dân tộc, một phòng
khám đa khoa và hàng trăm nhà thuốc nam, phòng châm cứu đang hoạt động ở
nhiều tỉnh thành
3. Về văn hóa:
Từ khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập đến nay, nền văn hóa
dân tộc cũng có những biến đổi, theo đó Phật giáo cũng có những vận động phù
hợp với xu thế thời đại, bắt nhịp với quá trình hiện đại hóa của đất nước, dung
hòa với đời sống tư tưởng và tinh thần hiện đại. Những đóng góp của Phật giáo
đối với văn hóa dân tộc thời kỳ quá độ nói riêng và chiều dài lịch sử của Việt
Nam nói chung có thể khái quát trên các mặt sau:
Trong lĩnh vực văn hóa vật thể, Phật giáo đưa đến cho văn hóa Việt một
nền kiến trúc chùa, tháp phong phú, kiến trúc là văn hóa, sự phát triển của kiến
trúc đánh dấu bước tiến của văn minh. Ngôi chùa Việt là nơi hội tụ đầy đủ giá
trị lịch sử, văn hóa nghệ thuật, là sản phẩm văn hóa vật thể và là không gian văn
hóa truyền thống, gắn bó sâu sắc với đời sống tinh thần của người dân. Ngôi
chùa trở thành thiết chế quan trọng, chiếm vị trí trung tâm và là nơi quần tụ văn
hóa của làng, người dân hội họp, đi chơi hội hay các sinh hoạt văn hóa khác đều
diễn ra ở chùa. Trong chùa là cả một bảo tàng nghệ thuật, bao gồm hệ thống
tượng pháp, các bức phù điêu, câu đối, bia ký, bản kinh khắc trên gỗ (mộc bản)
thể hiện nghệ thuật điêu khắc bởi bàn tay tài hoa của người Việt, đó là những
tác phẩm nghệ thuật mang giá trị văn hóa, chứa đựng trong đó tâm hồn, tình
cảm và triết lý sống của dân tộc.
Trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể, Phật giáo đưa ra những nguyên lý nhận
thức về thế giới và con người, với những giáo thuyết như: “Vô ngã”, “Vô
thường”, “Nghiệp”, “Tứ diệu đế”, “Thân duyên”, “Nhân quả”, “Luân hồi”,…
Với tư cách là thành tố văn hóa tinh thần, Phật giáo hướng đến:
- Đề cao giá trị con người, hướng thiện, xây dựng xã hội an bình: Phật
giáo luôn đề cao khả năng tư duy độc lập của con người nhằm hướng mỗi người
biết tự chọn cho mình phương châm hành động đúng lẽ phải, phân biệt chính/tà,
thiện/ác, biết cần phải làm gì trong cuộc sống vốn đầy biến động, xây dựng một
xã hội an bình.
- Duy trì, phát triển truyền thống đoàn kết dân tộc, hòa đồng với cộng
đồng: Thông qua những hoạt động mang tính xã hội, cùng với nhiều tôn giáo
khác, Phật giáo Việt Nam đã thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn, hướng thiện,
tăng cường kết nối tình đoàn kết giữa Đạo với Đời, giữa các tầng lớp nhân dân,
góp phần giáo dục, phát huy tinh thần cộng đồng, phát huy sức mạnh tập thể
theo truyền thống của người Việt.
- Giáo dục, phát huy truyền thống yêu nước: Khi đất nước hưng thịnh thì
Phật giáo phát triển; cùng với nền độc lập, tự do của dân tộc, trong nhiều năm
qua, Phật giáo đã tích cực góp phần cùng toàn dân tham gia xây dựng cuộc sống
thông qua giáo dục tín đồ, phật tử phát huy truyền thống yêu nước, trau dồi đạo
đức, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Chung tay xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc: Trên nhiều góc độ, bình diện, trí tuệ Phật giáo đã thể hiện rất rõ tác
dụng, trong việc góp phần cùng với các tổ chức xã hội và nhân dân thực hiện
ngày càng tốt hơn những chủ trương, quyết sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt
là công tác nhân đạo, từ thiện, hạn chế những tiêu cực, mặt trái trong xã hội hiện
đại... Thể hiện qua hoạt động truyền bá và tôn vinh những giá trị tốt đẹp của nền
văn hóa truyền thống dân tộc với nhiều hình thức giáo dục đa dạng; khơi lên
những giá trị tích cực trong văn hóa tâm linh; giác ngộ lòng từ bi, hướng thiện
trong tâm hồn con người...
Các phạm trù Phật giáo như: “Cứu nhân độ thế”, “Nhân quả”, “Nghiệp
báo”, “Từ, bi, hỷ, xả”, đã không còn là của riêng Phật giáo mà đi sâu vào văn
hóa Việt, đến nỗi người dân không phải là tín đồ Phật giáo nhưng vẫn thấm
nhuần tư tưởng trên và trở thành một phần trong lẽ sống của họ.
Nhiều lễ hội chùa trở thành lễ hội làng, vùng, miền, làm phong phú thêm
kho tàng lễ hội văn hóa dân tộc, trở thành thiết chế tinh thần của nhân dân, góp
phần xiển dương những giá trị tư tưởng, đạo đức tốt đẹp tới mỗi người dân Việt.

III. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHẬT GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ


ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM:
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nhà nước đã có
một số nguyên tắc trong giải quyết vấn đề tôn giáo nói chung như: tôn trọng và
bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, bảo vệ các
cơ sở thờ tự, các phương tiện phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân, không
can thiệp vào nội bộ tôn giáo, các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
Với riêng Phật giáo, Nhà nước đã thực hiện những hoạt động quản lý đa
dạng. Thứ nhất, Nhà nước quy định tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của các
tổ chức Phật giáo. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước hòa bình, độc
lập, thống nhất đã tạo cơ duyên thuận lợi cho giới Phật giáo thực hiện một Phật
sự lớn được đặt ra từ lâu. Đó là việc thống nhất các tổ chức hệ phái Phật giáo
trong một tổ chức chung. Tháng 2/1980, Ban vận động Phật giáo thống nhất đã
được thành lập với 33 vị tăng, ni, cư sĩ đại diện cho các tổ chức hệ phái của Phật
giáo cả nước. Cơ quan QLNN về tôn giáo ở Trung ương (Ban Tôn giáo Chính
phủ) tham mưu với Chính phủ chấp thuận Giáo hội PGVN tổ chức các kỳ đại
hội, chấp thuận Hiến chương Giáo hội PGVN và các bản sửa đổi được thông
qua tại các kỳ đại hội thể hiện được quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với
PGVN, một mặt đáp ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN đối với
hoạt động của PGVN, mặt khác, tạo điều kiện cho hoạt động Phật sự, thực hiện
quyền và lợi ích hợp pháp, các hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật
cũng là thể hiện Giáo hội PGVN được pháp luật bảo hộ. Cùng với Ban Tôn giáo
Chính phủ, cơ quan QLNN về tôn giáo ở địa phương (Ban Tôn giáo tỉnh, thành
phố) tham mưu cho UBND cấp tỉnh cho phép thành lập, chia tách, sáp nhập tổ
chức Phật giáo ở địa phương, tạo điều kiện giúp cho Giáo hội PGVN hoàn thiện
nhân sự và tổ chức giáo hội từ cấp Trung ương đến cấp địa phương. Các kỳ đại
hội luôn được sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ,
ngành, địa phương và Nhân dân cả nước.
Thứ hai, bảo đảm tài sản, giữ gìn, bảo tồn di sản lịch sử, văn hóa của đất
nước. Công tác QLNN đối với tài sản và việc xây dựng của Giáo hội luôn được
Nhà nước quan tâm, nhất quán thực hiện, bảo đảm cho Giáo hội có cơ sở và
điều kiện để hành đạo. Nhà nước bảo hộ các tài sản hợp pháp của Giáo hội và
nghiêm cấm việc xâm phạm đến tài sản đó. Đối với đất có các công trình xây
dựng do cơ sở Phật giáo sử dụng gồm chùa, trường đào tạo những người chuyên
hoạt động tôn giáo… được Nhà nước cho phép hoạt động, được sử dụng lâu dài.
Nhà nước tạo điều kiện cho tổ chức Phật giáo cũng như sư trụ trì được cải tạo,
nâng cấp, xây dựng mới các công trình thuộc cơ sở tôn giáo. Về cơ sở thờ tự
của Giáo hội PGVN, “tháng 11/1981, khi mới thành lập có 14.778 ngôi chùa.
Như vậy, các cơ quan QLNN đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng chính
đáng của Giáo hội, tăng ni, phật tử; phối hợp với ngành văn hóa hướng dẫn và
quản lý các hoạt động Phật giáo tại các cơ sở Phật giáo là di tích lịch sử, văn
hóa, bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo của tăng ni, phật tử; đồng thời, giữ gìn,
bảo tồn di sản lịch sử, văn hóa của đất nước. Giáo hội có 257 tự viện được Bộ
Văn hóa, Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia, hàng trăm tự viện
được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, thành phố. Đặc biệt, xây dựng
các ngôi chùa tại biên giới, hải đảo như: chùa Bản Giốc, chùa Tà Lùng tỉnh Cao
Bằng, chùa Tân Thanh tỉnh Lạng Sơn, tại Phú Quốc, tại Côn Đảo và các ngôi
chùa tại quần đảo Trường Sa.
Thứ ba. quản lý hoạt động in ấn tài liệu. Nhà nước phối hợp với các cấp,
các ngành liên quan để xem xét Giáo hội xuất bản, in, phát hành các loại kinh,
báo, tạp chí và các xuất bản phẩm khác về Phật giáo; xuất, nhập khẩu văn hóa
phẩm tôn giáo, sản xuất đồ dùng phục vụ hoạt động của Phật giáo nhằm bảo
đảm để tăng ni và tín đồ phật tử có điều kiện tu học, hành đạo theo đúng truyền
thống Phật giáo, văn hóa, đạo đức dân tộc và pháp luật của Nhà nước; đồng
thời, ngăn chặn in ấn, lưu hành, xuất nhập khẩu ấn phẩm có nội dung trái quy
định pháp luật của Nhà nước Việt Nam và Hiến chương của Giáo hội PGVN.
Thứ tư, Nhà nước tạo điều kiện cho các hoạt động của Phật giáo. Cơ quan
QLNN đã chủ động, phối hợp với các ngành chức năng, tham mưu với Chính
phủ, UBND các cấp tạo điều kiện để Giáo hội thực hiện các hoạt động tri ân
những gia đình có công với đất nước, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh
hùng… và các hoạt động từ thiện nhân đạo, như: nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn, hỗ trợ cơ sở chăm sóc sức khỏe người nghèo, người tàn tật,
người nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân phong, tâm thần; thực hiện xây cầu dân
sinh, đào giếng nước sạch cho đồng bào, làm đường giao thông nông thôn, tặng
nhà tình nghĩa, hỗ trợ phát triển các cơ sở giáo dục mầm non xã hội… Giáo hội
luôn có mặt đúng lúc và kịp thời cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt và tham gia
tích cực ủng hộ phong trào xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc các đối tượng người
có công với đất nước. Phát quà từ thiện, xây cầu, làm đường, phát xe lăn, hiến
máu nhân đạo, quỹ khuyến học, ủng hộ các chiến sỹ biển đảo bám biển Hoàng
Sa, Trường Sa của Tổ quốc.
Thứ năm, quan tâm đến đời sống kinh tế và đời sống tinh thần của đồng
bào Phật giáo: tạo sự chuyển biến tích cực về kinh tế – xã hội. Một số chùa Phật
giáo có điều kiện đã được xây dựng thành trung tâm văn hóa – thông tin; có
chùa là nơi thực nghiệm, ứng dụng khoa học – kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật cho nông dân; hoặc có chùa là nơi nghiên cứu ý nghĩa tiêu biểu về lịch sử
và văn hóa vào danh mục xếp hạng của Nhà nước. Nhà nước chăm sóc đời
sống, giúp phương tiện làm việc đối với các vị sư sãi chủ trì các Ban Trị sự
Giáo hội Phật giáo địa phương và biểu dương khen thưởng các vị sư sãi có công
với nước, với dân.
KẾT LUẬN
Nhà nước ta luôn ghi nhận những đóng góp to lớn của Phật giáo đối với dân tộc,
trong đó có sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng
như xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ quá độ, dựa trên nền tảng giáo lý
mang tính nhân văn sâu sắc của tư tưởng từ bi, hỉ xả, “lợi lạc quần sinh, vô ngã
vị thư”. Lấy phương châm “Phật pháp bất ly thế gian giác”, “hộ quốc, an dân”
cho đường hướng hành đạo, Phật giáo luôn luôn là thành viên tin cậy, có nhiều
đóng góp quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong thời kỳ quá độ, Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến công tác tôn giáo nói
chung và phật giáo nói riêng bao gồm: quản lý tổ chức Giáo hội Phật giáo; quản
lý việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử trong Phật giáo;
quản lý các chương trình hoạt động Phật sự thường xuyên, đột xuất của Phật
giáo; quản lý về đại hội, hội nghị và một số việc thuộc hành chính đạo của tổ
chức Phật giáo; quản lý việc xây dựng cơ sở vật chất của Phật giáo, kinh doanh,
xuất nhập khẩu kinh sách của Phật giáo và đồ dùng trong đạo và quan tâm,
chăm lo đời sống đồng bào Phật giáo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2018), Phật giáo góp phần hình thành
nền tư tưởng, văn hóa dân tộc Việt Nam. Truy cập ngày 18/10/2023 tại:
https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/phat-giao-gop-phan-hinh-thanh-nen-
tu-tuong-van-hoa-dan-toc-viet-nam-475861.html
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2021), Một vài đóng góp của Phật giáo Việt Nam
đối với văn hóa dân tộc. Truy cập ngày 18/10/2023 tại:
https://phatgiao.org.vn/mot-vai-dong-gop-cua-phat-giao-viet-nam-doi-voi-van-
hoa-dan-toc-d49540.html
Luật Minh Khuê (2023), Khái niệm về thời kỳ quá độ? Tính tất yếu khách quan
của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?. Truy cập ngày 18/10/2023
tại:
https://luatminhkhue.vn/khai-niem-ve-thoi-ky-qua-do-tinh-tat-yeu-khach-quan-
cua-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam.aspx
Luật Minh Khuê (2023), Phật giáo là gì? Nguồn gốc địa lý và lịch sử của Phật
giáo là gì?. Truy cập ngày 18/10/2023 tại:
https://luatminhkhue.vn/phat-giao-la-gi-nguon-goc-dia-ly-va-lich-su-cua-phat-
giao-la-gi.aspx
Tạp chí công thương (2023). Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong phát
triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Truy cập ngày 18/10/2023 tại:
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/anh-huong-cua-tu-tuong-phat-giao-trong-
phat-trien-kinh-te-o-viet-nam-hien-nay-109974.htm
Tạp chí Điện tử Lý luận chính trị (2018), Phật giáo góp phần thực hiện chính
sách an sinh xã hội. Truy cập ngày 18/10/2023 tại:
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/2357-phat-giao-gop-
phan-thuc-hien-chinh-sach-an-sinh-xa-hoi.html
Tạp chí Quản lý Nhà nước (2022), Quản lý nhà nước về hoạt động của Phật
giáo ở Việt Nam. Truy cập ngày 18/10/2023 tại:
https://www.quanlynhanuoc.vn/2022/11/10/quan-ly-nha-nuoc-ve-hoat-dong-
cua-phat-giao-o-viet-nam/

You might also like