You are on page 1of 2

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮ KÌ MÔN VĂN LỚP 10
NĂM HỌC 2023-2024
I. KIẾN THỨC VỀ THỂ LOẠI
1. Thể loại thần thoại và Sử thi
Đặc điểm a. Không gian Không gian vũ trụ nguyên sơ với nhiều cõi khác nhau
thể loại
b. Thời gian Thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ, thường diễn ra theo trình
tự vốn có

c. Nhân vật - Các vị thần: mang theo sức mạnh phi thường, họ đều cócông
tạo lập thế giới, có hình hài kỳ dị đặc biệt. - Người anh hùng hội
tụ nhiều vẻ đẹp, tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và trí tuệ của
cộng đồng

d. Cốt truyện Cốt truyện đơn giản nhưng hấp dẫn, sinh động, có những chi tiết
bất ngờ thú vị thể hiện trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn, sức
sáng tạo kì diệu của dân gian, góp phần làm nên sức cuốn hút và
sức sống lâu bền cho thần thoại

e. Người kể Người kể chuyện thường ở ngôi thứ 3- tác giả dân gian
chuyện

2. Thơ Đường luật


2.1 Thơ Đường luật: còn được gọi với cái tên là thơ luật đường. Đây là một thể thơ đường với các
luật được xuất hiện từ thời nhà Đường của Trung Quốc, phát triển rất mạnh mẽ ở một số đất
nước Đông Á lân cận với tư cách là thể loại thơ tiêu biểu: Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam.
2.2 . Một số yếu tố trong thơ Đường luật
- Hình ảnh thơ: thường có tính ước lệ tương trưng cao, chưa đựng cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, thời
cuộc và con người.
- Vần: thông thường chỉ gieo một vần ( vần bằng) ở cuối các câu 12468 ở thơ bát cú, và 124 ở bài thơ tứ tuyệt
- Đối: được sử dụng khá đa dạng và được chú trọng
+ Vị trí đối: Thường sử dụng trong 2 câu thơ thực, luận trong bát cú, từ đối cùng thể loại ( tính, danh, động
từ, số từ..)
+ Các cách đối:
. Đối 2 vế trong cùng 1 câu
. Đối câu trên và dưới theo từ ngữ, các vế ( phổ biến nhất)
. Đối giữa 2 câu thực - luận
- Các dạng đối ý: đối tương đồng, đối tương phản
- Ngắt nhịp: 4/3 đối với thơ thất ngôn, nhịp 2/3 đối với thơ ngũ ngôn
- Hài thanh: tiếng 2,4,6, tiếng thứ 4 làm chuẩn đối với thơ thất ngôn bát cú
2.3. Thơ Nôm Đường luật
- Khái niệm : Thơ Nôm Đường luật là một thành tựu rực rỡ của thơ ca Việt Nam. Đó là những bài thơ được
viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật (gồm cả những bài thơ theo thể Đường luật hoàn chỉnh và cả những
bài theo thể Đường luật phá cách).
- Thời gian hình thành : Thơ Nôm Đường luật ra đời từ thế kỉ XIII, cuối thời nhà Lý đầu thời nhà Trần sau sự
xuất hiện của chữ Nôm. ( Tiên phong: Nguyễn Thuyên ( hay Hàn Thuyên) - nhà Trần thế kỉ 13)
- Đặc trưng : Sự kết hợp hài hòa giữa “yếu tố Nôm” Việt hóa của dân tộc đời sống quen thuộc, và “yếu tố
Đường luật” như niêm, luật, đối. Hai yếu tố này hòa quyện, đan xen vào nhau tạo nên giá trị của mỗi tác
phẩm thơ Nôm Đường luật
2.4. Chủ thể trữ tình
- Là chủ thể lời nói, người phát ngôn, đại diện cho quan niệm thẩm mĩ và tư tưởng thời đại về một vấn đề nào
đó trong cuộc sống.
- Chủ thể trữ tình là hình tượng hư cấu, con người cảm xúc , suy tư, không nên đồng nhất với tác giả – người
sáng tạo, xuất hiện qua các đại từ nhân xưng: tôi, em, anh, ta, chúng tôi, chúng ta, đôi khi ẩn.
- Trong thơ trung đại: thường ở dạng ẩn, nhân danh bao hàm bộ phận xã hội, ít mag tính cá
thể.
II. KIẾN THỨC VỀ TÁC PHẨM
-Năm được giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm sau
+ Hê-ra-clet đi tìm táo vàng
+ Chiến thắng MtaoMây
+ Ra-ma buộc tội
+Thần gió
-Từ việc tìm hiểu văn bản rút ra được những thông điệp về cuộc sống
III. LÀM VĂN
- Có kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề được rút ra từ tác phẩm văn học

You might also like