You are on page 1of 29

TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

XK Xuất khẩu
NK Nhập khẩu
NH Ngân hàng
NH XK Ngân hàng xuất khẩu
NH NK Ngân hàng nhập khẩu
TK Tài khoản
BCT Bộ chứng từ
BH Bảo hiểm

6.1. Phương thức chuyển tiền


6.1.1. Khái niệm
Chuyển tiền là phương
thức thanh toán trong đó khách
hàng ( người trả tiền) yêu cầu
ngân hàng phục vụ mình
chuyển một số tiền nhất định
cho một người khác (người thụ
hưởng) ở một địa điểm nhất
định và trong một thời gian
nhất định.
Dưới đây là một số ví dụ về các phương thức chuyển tiền phổ biến:
Chuyển khoản ngân hàng: Đây là cách phổ biến nhất để chuyển tiền từ một tài
khoản ngân hàng đến tài khoản ngân hàng khác. Điều này thường thực hiện qua hệ
thống ngân hàng và có thể mất thời gian từ vài phút đến vài ngày, phụ thuộc vào
loại dịch vụ chuyển khoản và quy tắc của ngân hàng.
Dịch vụ chuyển tiền: Có nhiều dịch vụ chuyển tiền chuyên nghiệp như Western
Union, MoneyGram và TransferWise (nay là Wise) cho phép người gửi chuyển tiền
đến người nhận tại các điểm giao dịch hoặc qua trực tuyến. Các dịch vụ này thường
có phí và có thể cung cấp tốc độ và tùy chọn chuyển tiền khác nhau.
Chuyển tiền điện tử: Các ứng dụng và dịch vụ chuyển tiền điện tử như PayPal,
Venmo và Zelle cho phép người dùng chuyển tiền trực tuyến thông qua địa chỉ
email, số điện thoại di động hoặc tài khoản người dùng.
Chuyển tiền qua thẻ tín dụng: Người dùng có thể sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ
ghi nợ để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại máy ATM.
Chuyển tiền qua chuyển khoản quốc tế: Đối với chuyển tiền quốc tế, người dùng
có thể sử dụng các hệ thống chuyển khoản quốc tế như SWIFT (Society for
Worldwide Interbank Financial Telecommunication) để chuyển tiền giữa các ngân
hàng trên toàn cầu.
Hình thức chuyển tiền được sử dụng trong 2 trường hợp: Thanh toán trả trước và
thanh toán trả sau.
Thanh toán trả trước: Người mua hàng hóa chỉ chuyển tiền khi người bán đã
giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho mình.
Thanh toán trả sau: Người mua hàng hóa chỉ chuyển tiền trả trước rồi người bán
mới giao hàng hóa và bộ chứng từ hàng hóa.

6.1.2. Các bên tham gia thanh toán


 Người yêu cầu chuyển tiền (remitter): Là người yêu cầu Ngân hàng thay mình
thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài, thông thường là người mua, người trả nợ, người đầu
tư yêu cầu chuyển vốn...
 Người thụ hưởng (beneficiary): Là người nhận được số tiền chuyển tới thông
qua Ngân hàng, thường là người xuất khẩu, chủ nợ, người tiếp nhận đầu tư do người
chuyển tiền chỉ định.
 Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank): Là ngân hàng phục vụ người chuyển
tiền, ở nước người yêu cầu chuyển tiền.
 Ngân hàng trả tiền (paying Bank): Là ngân hàng trực tiếp trả tiền cho người thụ
hưởng, thông thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền ở
nước người thụ hưởng.
6.1.3. Sơ đồ quy trình chuyển tiền
6.1.3.1. Quy trình chuyển tiền trả sau

Người y/c chuyển (1)


tiền Người thụ hưởng

(2) (4)

(3)
NH chuyển tiền NH trả tiền

Chú thích:
(1): Người bán (người thụ hưởng) giao hàng hóa và chuyển bộ chứng từ cho người
mua.
(2): Người mua kiểm tra hàng hóa, bộ chứng từ. Nếu thấy phù hợp lập thủ tục chuyển
tiền.
(3): Ngân hàng nhận chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua
Ngân hàng đại lý nhận trả tiền.
(4): Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởng.
Toàn bộ quy trình thực hiện đều liên quan đến bốn bên. Tuy nhiên, mỗi bên chỉ thực
hiện một phần việc hay một số khâu nhất định của quy trình.
Ví dụ:
Giả sử bạn là một nhà nhập khẩu ở Úc và bạn muốn mua một số máy móc công
nghiệp từ một nhà sản xuất ở Đức. Sau khi thương thảo và ký kết hợp đồng mua bán, bạn
và nhà sản xuất ở Đức đã thỏa thuận rằng thanh toán sẽ được thực hiện sau khi hàng hóa
đã được giao đến cảng tại Úc.
Sau đó, bạn sẽ thực hiện thanh toán cho nhà sản xuất ở Đức dựa trên hóa đơn và
điều khoản thanh toán trong hợp đồng. Thanh toán này thường được thực hiện thông qua
chuyển khoản ngân hàng hoặc các phương thức thanh toán quốc tế khác.
Theo điều khoản của hợp đồng, bạn sẽ nhận hàng trước và kiểm tra xem chúng có
đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn trong hợp đồng hay không. Nếu hàng hóa đáp ứng các
tiêu chuẩn, bạn sẽ thông báo cho nhà sản xuất và ngân hàng của bạn về sự hoàn thành của
giao dịch.
 Với hình thức chuyển tiền trả sau, người bán sẽ đứng vào vị trí bất lợi trong trường
hợp hàng hóa đã chuyển đi mà vì lý do nào đó người mua chậm lập lệnh chuyển tiền cho
ngân hàng dẫn đến người bán chậm nhận được thanh toán.
 Ưu điểm:
- Đối với nhà nhập khẩu:
 Khả năng chắc chắn nhận được hàng hoá ngay cả khi nhà XK vì một lý do nào đó
không còn muốn giao hàng.
 Được cấp 1 khoản tín dụng mà không cần bỏ ra chi phí để có.
- Đối với nhà xuất khẩu:
 Do được thanh toán sau khi giao hàng, nên có thể yêu cầu mức được thanh toán
cao hơn 1 tỷ lệ nhất định để bù đắp cho rủi ro phải gánh chịu.
 Rủi ro và và trách nhiệm đối với các bên:
- Đối với nhà nhập khẩu:
 Sau khi nhận được hàng, nhà nhập khẩu phải thực hiện chuyển tiền theo đúng tiến
độ quy định trong hợp đồng.
- Đối với nhà nhà xuất khẩu:
 Sau khi nhận hàng, nhà nhập khẩu có thể cố tình không thanh toán, thanh toán
thiếu, không có khả năng thanh toán đúng tiến độ như thỏa thuận, hoặc thậm chí bị
phá sản, bị chiếm dụng vốn, chưa chắc đã được thanh toán. Không có quy tắc thực
hành thống nhất quốc tế điều chỉnh dễ dẫn đến rủi ro về xung đột pháp luật.
 Bất lợi cho nhà xuất khẩu bởi vì nếu nhà nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền (do
gặp khó khăn về tài chính hay thiếu thiện chí thanh toán) gửi cho ngân hàng thì
nhà xuất khẩu sẽ chậm nhận được tiền lơ thanh toán mặc dù hàng hóa đã chuyển đi
và nhà nhập khẩu đã thể nhận được và sử dụng hàng hóa rồi.
 Trường hợp nhà nhập khẩu không nhận hàng thì nhà xuất khẩu phải mất mất chi
phí vận chuyển hàng, phải bán rẻ hoặc tái xuất.
 Do đó, nhà xuất khẩu bị thiệt hại do thu hồi vốn chậm ảnh hưởng đến sản xuất
trong tương lai trong khi ngân hàng không có nhiệm vụ. Do đó, nhà xuất khẩu bị
thiệt hại do thu hồi vốn chậm ảnh hưởng l đến sản xuất trong tương lai trong khi
ngân hàng không có nhiệm vụ và cách thức gì để đôn đốc nhà nhập khẩu nhanh
chóng chuyển tiền chi trả nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu.
6.1.3.2. Quy trình chuyển tiền trả trước:

(4)
Người y/c chuyển
tiền Người thụ hưởng

(1) (3)

(2)

NH chuyển tiền NH trả tiền

Chú thích:
(1): Sau khi ký kết hợp đồng, người mua sẽ lập thủ tục chuyển tiền.
(2): Ngân hàng nhận chuyển tiền lập thủ tục chuyền tiền qua
Ngân hàng đại lý nhận trả tiền.
(3): Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởng.
(4): Người bán (người thụ hưởng) giao hàng hóa và chuyển bộ chứng từ cho người
mua.
Sau khi người bán giao hàng và BCT, người mua phải bổ sung chứng từ cho ngân
hàng chuyển tiền (Tờ khai hải quan và hóa đơn thương mại...)
Ví dụ:
Giả sử bạn là một doanh nghiệp ở Mỹ và bạn muốn mua một số sản phẩm từ một
nhà sản xuất ở Trung Quốc. Để thực hiện giao dịch này, bạn và nhà sản xuất ở Trung
Quốc đã thỏa thuận một hợp đồng mua bán.
Sau khi bạn đã thanh toán số tiền trước đó cho nhà sản xuất ở Trung Quốc, họ sẽ
tiến hành sản xuất và giao sản phẩm đến bạn ở Mỹ. Sau khi bạn nhận được sản phẩm và
xác nhận rằng chúng đáp ứng các yêu cầu trong hợp đồng, giao dịch được hoàn thành và
bạn sẽ không còn nợ thêm bất kỳ số tiền nào.
Theo điều khoản của hợp đồng, bạn phải thanh toán một phần hoặc toàn bộ số tiền
cẩn mua sản phẩm trước khi nhà sản xuất ở Trung Quốc giao hàng. Điều này được gọi là
thanh toán trả trước. Lý do là để đảm bảo rằng bạn cam kết và thanh toán đúng số tiền đã
thỏa thuận trước khi nhận hàng, và cũng để đảm bảo tính chính xác và an toàn của giao
dịch.
 Với hình thức chuyển tiền này người xuất khẩu đã nhận được tiền trước khi giao
hàng nên không sợ bị thiệt hại do chậm trả hay bị người nhập khẩu chiếm dụng hàng hóa.
Tuy nhiên, hình thức này lại bất lợi cho người nhập khẩu vì người nhập khẩu đã chuyển
tiền đi thanh toán rồi nhưng chưa nhận được hàng và đang trong tình trạng chờ người
xuất khẩu giao hàng. Nếu vì lý do gì khiến người xuất khẩu chậm trễ giao hàng, người
nhập khẩu sẽ bị thiệt do nhận hàng trễ.
 Ưu điểm:
- Đối với nhà nhập khẩu:
 Thủ tục chuyển tiền đơn giản, thuận lợi cho người chuyển tiền ( nhà XK).
 Chi phí thanh toán TT cũng tiết kiệm hơn rất nhiều so với thanh toán L/C, không
làm đọng vốn ký quỹ L/C cho bên nhập khẩu.
 Có thể thương lượng với nhà xuất khẩu để được giảm giá.
- Đối với nhà xuất khẩu:
 Thời gian chuyển tiền ngắn nên người thụ hưởng (nhà XK) có thể nhanh chóng
nhận được tiền.
 Tránh được rủi ro vỡ nợ từ phía nhà NK.
 Tiết kiệm được chi phí quản lý và kiểm soát tín dụng.
 Trạng thái tiền tệ của nhà XK được tăng cường.
 Rủi ro và trách nhiệm đối với các bên:
- Đối với nhà nhập khẩu:
 Rủi ro sẽ đẩy về phía người mua hàng vì phải ứng tiền trước trong khi không biết
tình trạng hàng hóa thế nào, người bán có thể nhận tiền không giao hàng, giao
hàng chậm hoặc làm hàng kém chất lượng.
 Uy tín và khả năng của người bán. Hàng hóa có được bảo hiểm đầy đủ trong quá
trình chuyển hay không?
 Nếu TT trả trước toàn bộ đồng nghĩa với việc toàn bộ số tiền của người bán bị
ném 1 chỗ, khả năng xoay vòng vốn bằng 0.
 TT trả trước người bán có thể chịu những rủi ro về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tại
thời điểm trả tiền với thời điểm nhận hàng nếu 2 bên không quy định rõ tỷ giá là
bao nhiêu trong hợp đồng.
- Đối với nhà xuất khẩu:
 Sau khi đặt hàng, nhà NK không thực hiện chuyển tiền trước, trong khi đó hàng
hóa đã được nhà XK thu mua.
 Người bán phải giao hàng khi nhận được xác nhận của NH phục vụ mình là lý tiền
thanh toán chuyển đến đã được ghi có vào TK của người bán.
 Có nghĩa vụ bảo đảm hàng giao theo đúng đơn đặt, vận chuyển và mua BH cho
hàng (theo thỏa thuận).
Chuyển tiền trả trước thường được sử dụng trong các trường hợp:

 Người Nhập khẩu ứng tiền trước cho người Xuất khẩu. Việc ứng tiền được thực
hiện X ngày sau khi hợp đồng xuất nhập khẩu được ký kết có hiệu lực hoặc X
ngày trước khi đến thời hạn giao hàng được quy định trong hợp đồng. Mục đích
của việc trả tiền trước là cấp tín dụng cho nhà Xuất khẩu đề thực hiện hợp
đồng.
 Người Nhập khẩu trả tiền trước cho người Xuất khẩu X ngày trước khi giao
hàng với mục đích đặt cọc (Performance Bond) thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
6.1.4. Nội dung yêu cầu và hình thức chuyển tiền
6.1.4.1. Nội dung của giấy yêu cầu chuyến tiền
Theo mẫu in sẵn của ngân hàng
Được ghi bằng mực in hoặc bút mực, không được ghi bằng mực đỏ, không được tầy
xóa, sửa chữa và phải có đầy đủ chữ ký trên tất cả các liên (nếu lập nhiều liên). Nếu
người chuyển tiền là tổ chức phải có đủ chữ ký hợp pháp, hợp lệ, và dấu của đơn vị trên
tất cả các liên.
 Nội dung chủ yếu của lệnh chuyển tiền bao gồm:
- Ngày yêu cầu, ngày thực hiện
- Tên, địa chỉ của người chuyển tiền
- Ngân hàng, số tài khoản trích tiền chuyển
- Số tiền yêu cầu chuyển
- Tên và địa chỉ của người thụ hưởng
- Ngân hàng, số tài khoản của người nhận tiền
- Mục đích chuyển tiền
- Phí chuyển tiền
- Chữ ký người chuyển tiền
Ngoài lệnh chuyển tiền, người chuyển tiền còn phải xuất trình những văn bản cần
thiết có liên quan để làm căn cứ xem xét tính pháp lý của số tiền chuyển ra nước ngoài
như: Hợp đồng ngoại thương, tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại...
6.1.4.2. Hình thức chuyển tiền
Thanh toán theo phương thức chuyển tiền có thể thực hiện theo 2 hình thức chủ yếu:
Chuyển tiền bằng thư: Là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân
hàng chuyển tiền được thế hiện trong nội dung một bức thư mà ngân hàng này gửi yêu
cầu ngân hàng thanh toán thực hiện.
Thư chuyển tiền là chỉ thị của ngân hàng chuyển tiền đối với ngân hàng thanh toán
yêu cầu ngân hàng này chi trả một khoản tiền được ấn định cho người thụ hưởng được
chỉ thị trong thư.
Nội dung chủ yếu của thư chuyển tiền:
- Tên, địa chỉ, số tài khoản của người thụ hưởng
- Số tiền phải trả cho người thụ hưởng
- Cách thức ngân hàng chuyển tiền hoàn lại tiền thanh toán cho ngân hàng thực hiện
thanh toán.
Chuyển tiền bằng thư có chi phí cao, thời gian xử lý và nhận tiền lâu, thư chuyền
tiền có thể bị thất lạc, mất cắp hay bị lợi dụng.
Chuyển tiền bằng điện: Là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán của
ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện mà ngân hàng này gửi
cho ngân hàng thanh toán thông qua truyền tin của mạng viên thông như SWIFT hay
Telex.
Nội dung của chỉ thị chuyển tiền qua điện cũng tương tự như trong chuyển tiền bằng
thư.
Chuyển tiền bằng điện phí chuyển tiền cao tuy nhiên người hưởng lợi có thể nhận
tiền nhanh chóng, tính an toàn cao hơn so với chuyển tiền bằng thư.
6.1.5. Quy tắc thu phí
Phí chuyển tiền bao gồm: phí dịch vụ chuyển tiền và điện phí.
Có 3 cách quy định trả phí như sau:
a. Phí BEN (Beneficiary Pays): toàn bộ phí do người thụ hưởng chịu.
Với quy định như vậy, các ngân hàng tham gia chuyền tiền sẽ thu phí bằng cách
khấu trừ trên số tiền gốc mà khách hàng yêu cầu chuyển đi. Số tiền còn lại được
chuyển cho người thụ hướng.
b. Phí OUR (Originator Pays): toàn bộ phí do người chuyển tiền chịu.
Với quy định như vậy, các ngân hàng tham gia chuyển tiền sẽ thu toàn bộ phí từ
người chuyển và giữ nguyên số tiền gốc cho người thụ hưởng.
c. Phí SHA (SHAred): người chuyển tiền trả phí cho ngân hàng chuyển tiền, ngân
hàng chuyển tiền sẽ chuyển nguyên số tiền gốc. Người nhận tiền trả phí cho ngân
hàng trả tiền, ngân hàng khấu trừ phí vào số tiền gốc trước khi trả cho người thụ
hưởng.
6.1.6. Những rủi ro có thể xảy ra đối với phương thức chuyển tiền
Chuyển tiền là phương thức đơn giản, người chuyển tiền và người nhận tiền thanh
toán trực tiếp với nhau, ngân hàng đóng vai trò là trung gian thanh toán phục vụ nhu cầu
khách hàng. Tuy nhiên nó cũng xảy ra một số rủi ro như sau:
Rủi ro đối với người mua: Trong trường hợp trả tiền trước cho người bán, mà không
nhận được hàng như hợp đồng đã ký, người bán bị phá sản hoặc lừa đảo khiến người mua
mất tiền, không nhận được hàng.
Rủi ro đối với người bán: Trong trường hợp trả sau, người mua đã nhận được hàng
nhưng cố tình không thanh toán hoặc từ chối thanh toán khi không muốn nhận hàng do
nhiều lý do ....
Rủi ro đối với ngân hàng trong trường hợp cho khách hàng vay thu mua sản xuất
hay vay để thanh toán mà không tiêu thụ được hàng, mất khả năng trả nợ.
 Để giảm thiểu các rủi ro này, người dùng cần:
- Luôn xác minh thông tin trước khi thực hiện chuyển tiền.
- Sử dụng các dịch vụ chuyển tiền uy tín và đã được kiểm định.
- Bảo vệ thông tin cá nhân và tài khoản của mình một cách cẩn thận.
- Kiểm tra các điều khoản và điều kiện, phí, và tỷ giá hối đoái trước khi thực hiện
giao dịch.
- Thực hiện các biện pháp bảo mật để ngăn chặn các vấn đề liên quan đến gian lận và
lừa đảo.
6.2. Phương thức ghi số
6.2.1. Khái niệm
Ghi sổ là phương thức thanh toán, trong đó nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành giao
hàng thì ghi Nợ tài khoản cho nhà nhập khẩu vào một cuốn sổ theo dõi và việc thanh toán
các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định kỳ như đã thỏa thuận.
Các loại hóa đơn được thanh toán bằng phương thức ghi sổ thường là hóa đơn bán
hàng và hóa đơn dịch vụ.
Ví dụ: hóa đơn mua bán sản phẩm, hóa đơn vận chuyển hàng hoặc hóa đơn thuê xe.
Tuy nhiên, việc áp dụng phương thức thanh toán ghi sổ còn tùy thuộc vào sự thỏa thuận
giữa người mua và người bán.
Đặc điểm
Là phương thức thanh toán không có sự tham gia của ngân hàng với chức năng là
người mở tài khoản và thanh toán.
Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. Nếu người mua mở tài
khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tài khoản theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán.
Chỉ có hai bên tham gia thanh toán là nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Hai bên phải
thật sự tin tưởng lẫn nhau.
Với giác độ thu tiền, phương thức này chỉ có hai thành phần tham gia phương thức
thanh toán: Người ghi sổ và Người bị ghi sổ.
Dùng chủ yếu trong mua bán hàng đổi hàng hay cho một loạt các chuyến hàng
thường xuyên, định kỳ trong một thời gian nhất định. Dùng trong thanh toán phi mậu
dịch như: tiền cước phí vận tải, tiền phí bảo hiểm, tiền hoa hồng trong nghiệp vụ môi
giới, ủy thác, tiền lãi cho các khoản vay hoặc đầu tư.
Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hơn giá hàng bán trả tiền ngay, bởi
vì thực chất của phương thức thanh toán ghi sổ là Người ghi sổ cấp tín dụng cho Người bị
ghi sổ. Thời gian cấp tín dụng là bằng thời gian định kỳ thanh toán của phương thức ghi
sổ. Lãi suất tín dụng là do hai bên thỏa thuận trong đàm phán ký kết hợp đồng cơ sở.
Trong thương mại quốc tế, phương thức thanh toán ghi sổ về thực chất là một
phương thức tài trợ nhập khẩu, do đó rủi ro thanh toán là người bạn đường của phương
thức tài trợ này. Để phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất khi xảy ra rủi ro, Người ghi sổ
thường yêu cầu Người bị ghi sổ phải có những biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân
sự quy định trong hợp đồng cơ sở:
+ Cầm cố tài sản là việc Người bị ghi sổ giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình
cho Người ghi sổ để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thanh toán quy định trong hợp đồng cơ
sở.
+ Thế chấp tài sản là việc Người bị ghi sổ dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình
để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán quy định trong hợp đồng cơ sở đối với Người ghi sổ và
không chuyển giao quyền sở hữu tài sản đó cho Người ghi sổ.
+ Đặt cọc là việc Người bị ghi sổ giao cho Người ghi sổ một khoản tiền trong một thời
hạn hiệu lực của hợp đồng cơ sở để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán quy định trong hợp
đồng cơ sở;
+ Bảo lãnh là việc một Người bảo lãnh cam kết với Người ghi sổ sẽ thanh toán thay
cho Người bị ghi sổ, nếu khi đến thời hạn quy định trong từng định kỳ thanh toán mà
Người bị ghi sổ không thanh toán cho Người ghi sổ.
Ví dụ:
Khi một công ty xuất khẩu hàng hoá sang một công ty ở nước ngoài, các bên có thể
thỏa thuận sử dụng phương thức thanh toán ghi sổ. Sau khi họ đã ký kết hợp đồng và xác
định số lượng hàng và giá cả, công ty xuất khẩu sẽ cung cấp hàng hoá cho công ty ở nước
ngoài. Sau đó, công ty ở nước ngoài sẽ chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản ngân hàng
của công ty xuất khẩu. Sau khi công ty xuất khẩu nhận được thanh toán, họ sẽ xác nhận
việc đã nhận được thanh toán và ghi sổ sách cho giao dịch này.
6.2.2. Nội dung quy trình nghiệp vụ

(1)

Người mua Người bán

(2)

NH bên mua NH bên bán


(3)

Chú thích:
(1) Người bán giao hàng hóa và dịch vụ cùng với các chứng từ hàng hóa cho
người mua
Trong quy trình này, các chứng từ hàng hóa và dịch vụ giúp đảm bảo rằng mọi thông
tin và điều khoản giao dịch giữa Người bán và Người mua đều được ghi nhận một
cách chính xác và có giá trị pháp lý. Điều này giúp tránh những tranh chấp và hỗ trợ cả
hai bên trong việc duyệt xét và thực hiện giao dịch một cách mượt mà.
(2) Báo nợ trực tiếp giữa người bán và người mua
Báo nợ là một tài liệu quan trọng trong giao dịch thương mại, giúp người mua và
người bán theo dõi giao dịch và quản lý việc thanh toán. Nó cung cấp thông tin về các
sản phẩm và dịch vụ đã mua, giá cả, thông tin về người mua và cách thanh toán.
(3) Người mua dùng hình thức chuyển tiền để trả tiền khi đến hạn.
Chuyển tiền để thanh toán hóa đơn là một cách phổ biến để thanh toán hóa đơn trong
giao dịch thương mại, đặc biệt là khi hạn thanh toán cho phép người mua thực hiện
việc chuyển tiền trong thời gian quy định.
Những điều cần chú ý khi áp dụng phương thức ghi sổ Với những đặc điểm của phương
thức ghi sổ nêu trên, khi sử dụng phương thức này cần lưu ý những điểm sau đây:
Thứ nhất, phải quy định thống nhất đồng tiền ghi trên tài khoản.
Thứ hai, căn cứ ghi nợ của người bán thường là hóa đơn giao hàng.
Thứ ba, căn cứ nhận nợ của người mua hoặc là dựa vào trị giá hóa đơn giao hàng
hoặc là dựa vào kết quả nhận hàng ở nơi nhận hàng.
Thứ tư, phương thức chuyển tiền hoặc là bằng thư hoặc là bằng điện cần phải thỏa
thuận thống nhất giữa hai bên.
Thứ năm, giá hàng trong phương thức ghi sổ này thường cao hơn giá hàng bán tiền
ngay, chênh lệch này là tiền lãi phát sinh ra của số tiền ghi sổ trong khoảng thời gian
bằng định kỳ thanh toán theo mức lãi suất được người mua chấp nhận.
Thứ sáu, định kỳ thanh toán có hai cách quy định hoặc là quy định X ngày kể từ
ngày giao hàng đối với từng chuyến hàng, hoặc là quy định theo mốc thời gian của niên
lịch. Ví dụ: 60 ngày kể từ ngày ký phát hóa đơn thương mại hoặc là từ ngày ghi trên vận
đơn giao hàng, hoặc là cuối mỗi quý thanh toán một lần.
Thứ bảy, việc chuyển tiền thanh toán chậm của ng ười mua được giải quyết thế nào,
có phạt chậm trả không, mức phạt bao nhiêu, tính từ lúc nào?
Thứ tám, nếu phát sinh sự khác nhau giữa số tiền ghi nợ của người bán và số tiền
nhận nợ của người mua thì giải quyết thế nào?
Các loại ghi sổ:
 Căn cứ vào việc đảm bảo thanh toán:
Ghi sổ có đàm bảo: Là phương thức trong đó quy định Người được ghi sổ phải
được đảm bảo thanh toán cho Người ghi sổ đúng định kỳ thanh toán. Đàm bảo thanh toán
có thể bằng Thư bảo lãnh của ngân hàng hay Thư tín dụng dự phòng hoặc bằng tiền đặt
cọc.
Ghi sổ không có đảm bảo: Là phương thức trong đó không quy định bất cứ một
hình thức đảm bào thanh toán nào cho Người ghi số, Người ghi số hoàn toàn tin tưởng
vào khả năng thanh toán của Người bị ghi sổ.
 Căn cứ vào cách thanh toán khi đến hạn:
Ghi sổ chủ động: Là phương thức trong đó quy định đến định kỳ thanh toán, Người
ghi sổ kỳ phát hối phiếu hoặc lập hóa đơn để ủy thác cho ngân hàng thu tiền Người bị ghi
sổ.
Ghi sổ bị động: Là phương thức trong đó quy định khi đến định kỳ thanh toán,
Người bị ghi số sẽ tự động chuyển tiền cho Người ghi sổ hoặc là chuyển tiền T/T hoặc là
chuyển tiến M/T do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng...
Trường hợp áp dụng:
Với đặc điểm của phương thức ghi sổ, nó sẽ phù hợp trong trường hợp nhà nhập
khẩu khan hiếm ngoại tệ, khi đó họ chấp nhận trả giá cao hơn, đổi lại họ sẽ mua được
hàng hoá. Nó cũng phù hợp trong các mối quan hệ mua bán hàng đổi hàng hoặc hàng bán
giao làm nhiều lần. Phương thức này chỉ áp dụng giữa các bên có quan hệ mua bán
thường xuyên và tin cậy lẫn nhau, giữa nội bộ các công ty với nhau, giữa công ty mẹ và
công ty con. Nó cũng có thể được áp dụng trong các thanh toán phi mậu dịch.
Những điểm cần lưu ý:
 Chưa có luật và tập quán quốc tế điều chỉnh phương thức thanh toán ghi sổ. Khi áp
dụng cần vận dụng luật quốc gia của nước mở sổ cái và/hoặc thỏa thuận ngân hàng
đại lý giữa hai ngân hàng (nếu có).
 Cần quy định cụ thể đồng tiền ghi nợ trên sổ cái, đồng tiền thanh toán, phương
thức chuyển tiền, chế tài thanh toán chậm, thiếu hoặc không thanh toán.

6.2.3. Ưu điểm đối với các bên


6.2.3.1. Đối với nhà nhập khẩu
Chưa phải trả tiền cho đến khi nhận được hàng hóa và chấp nhận hàng hóa.
Giảm được áp lực tài chính do được thanh toán chậm.
Không có rủi ro nếu nhận hàng trước khi thanh toán quốc tế.
Ghi sổ cho phép nhà nhập khẩu theo dõi tất cả các giao dịch tài chính liên quan đến
nhập khẩu hàng hóa.
Ghi sổ giúp nhà nhập khẩu có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của họ.
Ghi sổ cho phép nhà nhập khẩu phân loại chi tiêu theo từng khoản một, giúp họ hiểu
rõ nguồn gốc của các khoản chi trả.
Ghi sổ cung cấp thông tin lịch sử chi tiêu, cho phép nhà nhập khẩu dự đoán tài
chính trong tương lai.
6.2.3.2. Đối với nhà xuất khẩu
Là phương thức bán hàng đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, thường được thực
hiện giữa các đối tác không có sự hoài nghi về độ tín nhiệm và rủi ro trong thanh toán
không phát sinh.
Chi phí bán hàng thấp nên nhà xuất khẩu có thể giảm giá bán nhằm tăng khả năng
cạnh tranh, thu hút thêm nhiều đơn đặt hàng mới với số lượng lớn, tăng doanh thu và lợi
nhuận.
Ưu điểm cho cả người mua và người bán là không có sự tham gia của ngân hàng
trong khâu xử lí chứng từ, nên giảm được công việc giấy tờ, từ đó giảm được chi phí giao
dịch. Tuy nhiên, toàn bộ rủi ro trong khâu thành toán thuộc về người bán, do đó, người
bán luôn phải ý thức sâu sắc được điều này.
6.2.4. Nhược điểm:
Phương pháp này gây bất lợi cho nhà xuất khẩu bởi vì việc thanh toán hóa đơn là do
thiện chí của bên nhập khẩu. Do đó nhà xuất khẩu sẽ gánh chịu rủi ro khi bên nhập khẩu
không thanh toán hoặc chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.
6.2.5. Nhận xét
Trong phương thức ghi sổ, thực chất là người bán cho người mua vay số tiền trả
chậm, tuy nhiên ở đây người bán có tính lãi trên số tiền trả chậm này. Như vậy, hàng hoá
sau khi đã giao cho người mua thì người bán mới chỉ nhận được một phần số tiền hàng,
do vậy mặc dù có tính lãi trên số tiền trả chậm thì rủi ro đối với người bán là vẫn cao. Đối
với người mua thì có thể giải quyết được vấn đề thiếu vốn tức thời, nhưng họ lại phải
chịu g iá cao hơn do phải trả lãi trên số tiền sẽ trả định kỳ.
6.2.6. Rủi ro đối với các bên

6.2.6.1. Đối với nhà nhập khẩu


Nhà xuất khẩu có thể không giao hàng, hoặc giao hàng không đúng thời gian, không
đúng chủng loại và chất lượng.
6.2.6.2. Đối với nhà xuất khẩu
Sau khi nhận hàng, nhà nhập khấu có thể không thanh toán, hoặc không thể thanh
toán (ví dụ, do các biện pháp kiểm soát ngoại hồi), hoặc chủ tâm trì hoãn kéo dài thời
gian thanh toán.
Nhà xuất khẩu phải gánh chịu chi phí kiểm soát tín dụng và thu tiền.
Về lí thuyết, cho dù quyền sở hữu hàng hóa có thể được bảo lưu, nhưng thực tế nhà
xuất khẩu khó lòng mà kiểm soát được hàng hóa một khi đã chuyển cho nhà nhập khẩu.
Ngoài ra, nhà nhập khẩu có thể dàn dựng tranh chấp về chất lượng hoặc khiếu nại
về sự khiếm khuyết hay thiếu hụt hàng hóa như là những nguyên cớ để yêu cầu giảm giá.
Đứng trước tình hình này, nhà xuất khẩu chỉ có ba cách lựa chọn:

(1) quyết định giảm giá;

(2) tìm đối tác mua khác;

(3) chở hàng quay về nước.

Đề phòng ngừa rủi ro này, nhà xuất khẩu phải mua bảo hiểm tín dụng, hoặc yêu cầu
nhà nhập khẩu cập một thư tín dụng dự phòng.

Nhà xuất khẩu bán hàng theo phương thức ghi số phải gánh chịu chi phí kiểm soát
tín dụng và thu tiền.

Người bán và người mua phải thỏa thuận: Đồng tiền ghi nợ, căn cứ nhận nợ cho
người mua, phương thức chuyển tiền, định kỳ thanh toán...

PHẦN 2: CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Trong quan hệ thương mại quốc tế khi các bên tham gia hiểu biết và tin
tưởng
lẫn nhau thì nên sử dụng phương thức thamh toán nào ?
A. Chuyển tiền
B. Mở TK ghi sổ
C. Nhờ thu trơn
D. Tín dụng ctừ
Đáp án A vì chuyển tiền là phương thức thanh toán quốc tế đơn giản nhất về thủ tục
và thực hiện nhanh chóng.
Câu 2: Trong thương mại quốc tế người yêu cầu sử dụng phương hìnhthanh
toán chuyển tiền (T/T,M/T) là ai ?
A. Người NK
B. Người XK
C. NH bên NK
D. NH bên XK
Đáp án A vì người NK là người yêu cầu chuyển tiền để trả cho người XK. Vì vậy
tùy trường hợp cụ thể mà người NK yêu cầu sử dụng hình thức thanh toán chuyển tiền.
Câu 3: Bảo lãnh thanh toán hàng hoá XNK có lợi cho ai ?
A. Người NK
B. Người XK
C. NH NK
D. NH XK
Đáp án B vì đảm bảo khả năng thanh toán cho nhà XK, nhà XK không phải chịu rủi
ro trong thanh toán.
Câu 4: Bộ chứng từ thanh toán quốc tế do ai lập?
A. Nhà XK
B. Nhà NK
C. Ngân hàng NK
D. Ngân hàng XK
Đáp án A vì bộ chứng từ bao gồm chứng từ tài chính và chứng từ thương mại trong
đó bao gồm các hối phiếu, hóa đơn, giấy chứng nhận về hành hóa,... và là cơ sở để nhà
XK giao hàng hóa và đòi tiền nhà NK.
Câu 5: Một hợp đồng thương mại được bảo lãnh tganh toán sẽ có lợi cho ai?
A. Nhà XK
B. Nhà NK
C. Ngân hàng NK
D. Ngân hàng XK
Đáp án A vì như vậy người XK sẽ được đảm bảo khả năng thanh toán => tránh
được rủi ro trong thanh toán.
Câu 6: Ưu điểm của phương thức ghi sổ
A. Giảm được áp lực tài chính do được thanh toán chậm
B. Phương thức bán hàng đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp
C. Không có sự tham gia của ngân hàng trong khâu xử lý chứng từ nên giảm chi phí
giao dịch
D. Tất cả đáp án trên
Đáp án D vì:
Đối với nhà nhập khẩu:
Chưa phải trả tiền cho đến khi nhận được hàng hóa và chấp nhận hàng hóa.
Giảm được áp lực tài chính do được thanh toán chậm.
Đối với nhà xuất khẩu:
Là phương thức bán hàng đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, thường được thực hiện
giữa các đối tác không có sự hoài nghi về độ tín nhiệm và rủi ro trong thanh toán không
phát sinh.
Chi phí bán hàng thấp nên nhà xuất khẩu có thể giảm giá bán nhằm tăng khả năng
cạnh tranh, thu hút thêm nhiều đơn đặt hàng mới với số lượng lớn, tăng doanh thu và lợi
nhuận.
Ưu điểm cho cả người mua và người bán là không có sự tham gia của ngân hàng trong
khâu xử lí chứng từ, nên giảm được công việc giấy tờ, từ đó giảm được chi phí giao dịch.
Câu 7: Có mấy loại hình thức chuyển tiền?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án A vì:
Thanh toán theo phương thức chuyển tiền có thể thực hiện theo 2 hình thức chủ yếu:
Chuyển tiền bằng thư: Là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân
hàng chuyển tiền được thế hiện trong nội dung một bức thư mà ngân hàng này gửi yêu
cầu ngân hàng thanh toán thực hiện.
Chuyển tiền bằng điện: Là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán của ngân
hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện mà ngân hàng này gửi cho
ngân hàng thanh toán thông qua truyền tin của mạng viên thông như SWIFT hay Telex.
Câu 8: Chuyển tiền bằng thư nhanh hơn và tốn phí hơn đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án B vì:
Chuyển tiền bằng thư có chi phí cao, thời gian xử lý và nhận tiền lâu, thư chuyền
tiền có thể bị thất lạc, mất cắp hay bị lợi dụng.
Chuyển tiền bằng điện phí chuyển tiền cao tuy nhiên người hưởng lợi có thể nhận
tiền nhanh chóng, tính an toàn cao hơn so với chuyển tiền bằng thư.
Câu 9: Điều kiện áp dụng phương thức ghi sổ
A. Không có sự tham gia của ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực
hiện thanh toán.
B. Chỉ có hai bên tham gia thanh toán là nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.
C. Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án D vì:
Là phương thức thanh toán không có sự tham gia của ngân hàng với chức năng là
người mở tài khoản và thanh toán.
Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. Nếu người mua mở tài
khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tài khoản theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán.
Chỉ có hai bên tham gia thanh toán là nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Hai bên phải
thật sự tin tưởng lẫn nhau.
Câu 10: Ghi sổ trong thanh toán quốc tế là gì?
A. Quá trình chuyển tiền đến một quốc gia khác.
B. Cách lưu trữ thông tin về các giao dịch quốc tế để theo dõi và kiểm tra
tính chính xác của chúng.
C. Việc sử dụng tiền điện tử trong giao dịch quốc tế.
D. Cách kiểm tra tỷ giá hối đoái trực tuyến.
Đáp án B vì ghi sổ là việc lưu trữ thông tin chi tiết về các giao dịch để đảm bảo sự
chính xác và theo dõi tình hình tài chính.
Câu 11: Ghi sổ trong thanh toán quốc tế giúp gì cho người gửi và người nhận?
A. Theo dõi tỷ giá hối đoái.
B. Quản lý tài chính cá nhân.
C. Theo dõi và xác minh các giao dịch quốc tế, bao gồm việc chuyển và nhận
tiền.
D. Theo dõi lượng tiền mặt.
Đáp án C vì Ghi sổ giúp cả người gửi và người nhận có khả năng kiểm tra và xác
nhận rằng các giao dịch đã được thực hiện và tiền đã được chuyển đúng cách.
Câu 12: Điều gì cần thiết để thực hiện chuyển tiền bằng thư trong thanh toán quốc
tế?
A. Điện thoại di động.
B. Địa chỉ email của người nhận.
C. Địa chỉ của người nhận, thông tin tài khoản ngân hàng của họ và các tài liệu
liên quan.
D. Mã SWIFT của ngân hàng người nhận.
Đáp án C vì Để thực hiện chuyển tiền bằng thư trong thanh toán quốc tế, bạn cần
biết địa chỉ và thông tin tài khoản ngân hàng của người nhận, cũng như điều này cần phải
được ghi rõ trong các tài liệu chuyển tiền.
Câu 13: Chuyển tiền bằng thư trong thanh toán quốc tế thường mất bao lâu để
người nhận có thể sử dụng tiền?
A. Tùy thuộc vào loại thư và địa điểm đích đến.
B. Ngay lập tức.
C. 1-2 ngày làm việc.
D. 5-7 ngày làm việc.
Đáp án A vì Thời gian mà người nhận có thể sử dụng tiền phụ thuộc vào loại thư
(séc, chuyển khoản, vv.) và khoảng cách địa lý giữa người gửi và người nhận. Thư séc có
thể cần một thời gian từ vài ngày đến vài tuần để được xử lý.
Câu 14: Chuyển tiền bằng thư trong thanh toán quốc tế là gì?
A. Gửi tiền qua thư tín.
B. Gửi tiền qua email.
C. Gửi tiền qua dịch vụ chuyển tiền trực tuyến.
D. Gửi tiền qua các văn bản giấy tờ bằng đường bưu điện đến người nhận ở
quốc gia khác.
Đáp án D vì Chuyển tiền bằng thư trong thanh toán quốc tế thường liên quan đến
việc gửi các tài liệu giấy tờ như séc hoặc bưu chính chứng từ đến người nhận ở quốc gia
khác để họ có thể nhận tiền tại ngân hàng hoặc cơ sở bưu điện địa phương.
Câu 15: Để thực hiện một chuyển tiền bằng điện quốc tế, bạn cần gì?
A. Điện thoại di động.
B. Địa chỉ email của người nhận.
C. Mã SWIFT/BIC code của ngân hàng người nhận, số tài khoản của họ và
thông tin chi tiết về giao dịch.
D. Địa chỉ nhà của người nhận.
Đáp án C vì Để thực hiện một chuyển tiền bằng điện quốc tế, bạn cần biết mã
SWIFT/BIC code của ngân hàng người nhận, số tài khoản của họ, và thông tin chi tiết về
giao dịch, như số tiền và loại tiền tệ.
Câu 16: Người chịu trách nhiệm thực hiện quy trình trả tiền sau trong thanh toán
quốc tế là ai?
A. Người gửi tiền.
B. Người nhận tiền.
C. Ngân hàng trung gian.
D. Cả A và C.
Đáp án C vì Ngân hàng trung gian thường chịu trách nhiệm thực hiện quy trình trả
tiền sau và giải quyết các giao dịch tài chính sau khi chúng đã được thực hiện để đảm bảo
rằng tiền được chuyển đến người nhận một cách đáng tin cậy và an toàn.
Câu 17: Quy trình trả tiền sau trong thanh toán quốc tế làm gì cho người gửi và
người nhận?
A. Theo dõi tỷ giá hối đoái.
B. Quản lý tài chính cá nhân.
C. Đảm bảo tinh chính xác và an toàn của giao dịch tài chính.
D. Theo dõi lượng tiền mặt.
Đáp án C vì Quy trình trả tiền sau trong thanh toán quốc tế giúp đảm bảo tính chính
xác và an toàn của các giao dịch tài chính, cung cấp một hệ thống xác nhận và thanh toán
đáng tin cậy cho cả người gửi và người nhận.
Câu 18: Quy trình trả tiền trước trong thanh toán quốc tế là gì?
A. Người nhận tiền trước đó trước khi thực hiện giao dịch.
B. Người gửi tiền trước đó trước khi thực hiện giao dịch.
C. Người gửi và người nhận tiền đều trả tiền trước trước khi thực hiện giao dịch.
D. Quá trình kiểm tra tiền mặt trước khi chuyển tiền.
Đáp án B vì Quy trình trả tiền trước trong thanh toán quốc tế là khi người gửi tiền
thanh toán số tiền cần chuyển trước khi giao dịch.
Câu 19: Quy trình trả tiền trước thường được sử dụng trong các trường hợp nào
sau đây ?
A. Thanh toán tiền mua sắm trực tuyến.
B. Chuyển tiền giữa các tài khoản ngân hàng.
C. Gửi tiền qua Western Union.
D. Thanh toán tiền khi nhận hàng.
Đáp án A vì Quy trình trả tiền trước thường được sử dụng trong các giao dịch mua
sắm trực tuyến, khi người gửi tiền thanh toán trước số tiền cần mua sản phẩm hoặc dịch
vụ trước khi nhận được chúng.
Câu 20: Một điểm yếu của quy trình trả tiền trước là gì?
A. Tăng nguy cơ lừa đảo.
B. Tạo ra sự phức tạp trong giao dịch.
C. Yêu cầu sử dụng thẻ tín dụng.
D. Không có điểm yếu nào.
Đáp án A vì Mặc dù quy trình trả tiền trước đảm bảo tính chính xác và an toàn của
giao dịch, nó cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho lừa đảo nếu người gửi tiền không
kiểm tra cẩn thận hoặc không gửi tiền đến đúng địa chỉ hoặc người nhận.
Câu 21: Chuyển tiền trong thanh toán quốc tế là gì?
A. Việc chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của người gửi đến tài khoản ngân hàng
của người nhận ở cùng một quốc gia.
B. Việc chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của người gửi đến tài khoản ngân
hàng của người nhận ở quốc gia khác.
C. Việc chuyển tiền bằng cách sử dụng tiền mặt qua biên giới.
D. Việc gửi tiền qua email.
Đáp án B vì Chuyển tiền trong thanh toán quốc tế là việc di chuyển tiền từ một quốc
gia đến quốc gia khác thông qua các hình thức thanh toán khác nhau.
Câu 22: Hình thức chuyển tiền bằng điện trong thanh toán quốc tế là gì?
A. Sử dụng thẻ tín dụng để chuyển tiền.
B. Gửi tiền thông qua email.
C. Chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của người gửi tiền đến tài khoản ngân
hàng của người nhận thông qua mạng điện toán.
D. Gửi tiền qua tin nhắn văn bản.
Đáp án C vì Hình thức chuyển tiền bằng điện là quá trình chuyển tiền từ một tài khoản
ngân hàng đến tài khoản ngân hàng khác bằng cách sử dụng các hệ thống và mạng điện
toán.
Câu 23: Hình thức chuyển tiền bằng điện thường phải trả phí không?
A. Luôn luôn miễn phí.
B. Tùy thuộc vào ngân hàng và dịch vụ bạn sử dụng.
C. Luôn luôn phải trả phí.
D. Chỉ phải trả phí khi chuyển tiền quốc tế.
Đáp án B vì Phí chuyển tiền bằng điện thường tùy thuộc vào ngân hàng và dịch vụ
bạn sử dụng. Có các dịch vụ miễn phí hoặc có phí thấp, nhưng cũng có các dịch vụ có phí
cao hơn, đặc biệt là khi chuyển tiền quốc tế.
Câu 24: Tại sao ghi sổ là quá trình quan trọng trong thanh toán quốc tế?
A. Để theo dõi tiền mặt.
B. Để bảo vệ thông tin cá nhân.
C. Để đảm bảo tính chính xác và minh bạch của giao dịch tài chính.
D. Để tạo sự phức tạp trong quá trình thanh toán.
Đáp án C vì Ghi sổ là quá trình quan trọng trong thanh toán quốc tế để đảm bảo tính
chính xác và minh bạch của các giao dịch tài chính, giúp tổ chức theo dõi và kiểm soát tài
chính của họ.
Câu 25: Ai chịu trách nhiệm thực hiện phương thức ghi sổ trong giao dịch quốc tế?
A. Người gửi tiền.
B. Người nhận tiền.
C. Ngân hàng trung gian.
D. Cả A và B
Đáp án C vì Thường, ngân hàng trung gian chịu trách nhiệm thực hiện phương thức
ghi sổ trong giao dịch quốc tế để đảm bảo rằng các giao dịch tài chính được ghi nhận và
theo dõi đúng cách.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Phan Ngọc Trung (Chủ biên), ThS. Phạm Thị Kim Ánh – ThS. Phan Thị Thu
Hằng – ThS. Bùi Nguyên Khá. Giáo trình Thanh toán quốc tế.
[2] https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-tai-chinh-marketing/finance-
banking/phuong-thuc-thanh-toan-quoc-te-telegraphic-transfer-remittance/23444233
[3] Phương thức thanh toán chuyển tiền T/T trong xuất nhập khẩu,
https://hanexim.edu.vn/phuong-thuc-thanh-toan-chuyen-tien-t-t-trong-xuat-nhap-khau/
[4] https://www.hoidapxuatnhapkhau.com/phuong-thuc-ghi-so/
[5] https://xaydungso.vn/blog/cac-vi-du-ve-phuong-thuc-thanh-toan-ghi-so-hieu-qua-
trong-kinh-doanh-online-vi-cb.html

You might also like