You are on page 1of 2

N1: Kính thưa cô và toàn thể các bạn lớp 10CA.

Em tên là … Hôm nay em xin


phép đại diện cho tổ 4 chúng em báo cáo về những gì chúng em đã tìm hiểu được
về nhân vật Xita, một người phụ nữ tư ngôn tốt hạnh trong đoạn trích “ Ra-ma
buộc tội” của nhà thơ, tu sĩ nổi tiếng của Ấn Độ, Van-mi-ki.
N2: Ra-ma-ya-na là bộ sử thi, niềm tự hào của người Ấn Độ. Người dân Ấn Độ tin
rằng "chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn thì Ra-ma-ya-na còn mãi làm say
lòng người và cứu họ ra khỏi vòng tội lỗi".
N1: Một trong những hiện thân của vẻ đẹp làm say lòng người ấy là nhân vật Xi-ta.
Nàng không chỉ là hình ảnh bổ sung cho sự kì vĩ của người anh hùng Ra-ma mà
còn là minh chứng cho vẻ đẹp chân thực, toàn mĩ của người phụ nữ Ấn, từ hình
dáng bên ngoài đến những phẩm chất tâm hồn bên trong.
N2: Và vẻ đẹp toàn mĩ ấy cũng đã được thử thách trong suốt chiều dài các sự kiện
của câu chuyện. Tuy nhiên, thử thách khó khăn nhất cũng như vinh quang nhất
chính là trong chương 78 khi nàng bị chính Ra-ma, người chồng mà mình yêu
thương nhất buộc tội. Những tình tiết kịch tính trong đoạn trích này đã hoàn toàn
lột tả được tình yêu thương, vẻ đẹp bên ngoài lần tâm hồn của nàng Xi-ta.
N1: Sau khi nào Janaki được chồng cứu khỏi gã Rắc-sa-xa, nàng thật sự hạnh
phúc. Hành động: “Khiêm nhường đứng trước Ra-ma” bộc lộ sự vui sướng và
hạnh phúc của nàng sau khi được Ra-ma giải cứu khỏi khỏi nanh vuốt của quỷ
vương. Hành động này cũng cho ta thấy một người phụ nữ yêu thương và hoàn
toàn tin tưởng vào tình yêu và việc làm của chồng mình.
N2: Trước sự buộc tội của Ra-ma, Xi-ta ngạc nhiên đến sững sờ, bàng hoàng “mở
tròn đôi mắt đẫm lệ” và “đau đớn đến nghẹt thở như một cây dây leo bị vòi voi
quật nát”, nước mắt nghẹn ngào, đau đớn tột cùng. Xi-ta bằng Với t rái tim chung
thủy của mình đã nói với Ra-ma một cách rõ ràng và chắc chắn : “Số phận của
thiếp đáng chê trách. Nhưng cái gì nằm trong sự kiểm soát của thiếp, tức trái tim
thiếp đây là thuộc về chàng.”
N1: Chính lúc này là lúc cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nàng Gia-na-ka được
đẩy lên đỉnh điểm. Nhưng sau đó Xi-ta với những lời lẽ đúng mực và bằng chứng
sắc bén để thanh minh cho mình, đem tình yêu làm bằng chứng cho mình
Xita lên án hành vi, ứng xử và thiên kiến thiếu cơ sở và thiếu suy xét của Ra-ma
‘’Cớ sao chàng lại.. đâu có phải’’. Nàng so sánh Rama và chính mình như ‘’ một
kẻ thấp hèn’’ và ‘’ con mụ thấp hèn ‘’ để chứng tỏ mình ngang hang với Rama và
cũng bảo vệ tiết hanh của mình…
N2: Nàng Xita bật khóc và yêu cầu Lắc-ma-na cũng cùng tâm trang chuẩn bị một
giàn hoả thiêu để mà giải thoát cho chính mình. Trước sự thờ ơ của Rama, nàng
lượn quanh chàng rồi cúi đầu lạy thần lửa ‘’ Nếu con trước sau… xin thần A-nhi
phù hộ cho con”. Dứt lời, Xita bước vào dàn thiêu trước sự kinh ngạc và đau khổ
của mọi người.
N1: Chúng ta thấy diễn biến tâm trạng của Xi ta: từ mừng rỡ đến ngạc nhiên; từ tin
yêu đén thất vọng; từ hỗn loạn đến bình tĩnh; từ đau khổ đến tuyệt vọng. Nàng tuy
là chỉ là một người phụ nữ trong thần thoại Ấn Độ, nhưng đã mang bản lĩnh, khí
chất và lòng tự trọng đáng ngưỡng mộ.
N2: Hình ảnh nàng Xi-ta khi sử dụng đem tư cách, tính mạng của mình để đảm bảo
sự trong sáng, khẳng đinh lại lòng chung thuỷ của mình làm ta liên tưởng đến hình
ảnh của nàng Vũ Nương, trong truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ. Tuy là hai người phụ nữ đến từ hai nền văn hoá khác nhau, nhưng họ
có chung một số phận: chịu sự áp bức, sỉ nhục, chịu mối oan ức khi bị vu oan bởi
chính người mình yêu thương nhất…
N1: Tuy vậy, trong khi nàng Vũ Nương cho đến khi qua đời mới được giải nỗi oan
ức, nàng Xi ta đã được thần lửa Anhi bảo vệ vì phẩm chất trong sạch của nàng.
Qua tính cách và hành động của nhân vật nàng Gia-na-ka, chúng ta còn đánh giá
được sự phát triển và đi trước thời đại cũng như sự công minh trong suy nghĩ và
văn hoá của người Ấn Độ cổ đại.

You might also like