You are on page 1of 8

Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực

tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam


SUPER-PLUS: LUYỆN THI NÂNG CAO THPT QUỐC GIA
CHINH PHỤC CÁC DẠNG BÀI TẬP MÔN SINH HỌC
Nội dung: PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH VỀ DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

Câu 1(ID: 96169): Ở một quần thể tự phối, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Thế hệ
xuất phát (P) có 100% cây hoa đỏ, ở F 2 có tỉ lệ kiểu hình: 7 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến,
theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là 0,8AA : 0,2Aa.
II. Đến thế hệ F4, kiểu hình hoa đỏ giảm đi 37,5%.
III. Đến thế hệ F5, kiểu gen đồng hợp tăng thêm 77,5%.
IV. Đến thế hệ F6, hiệu số giữa kiểu gen đồng hợp trội với kiểu gen đồng hợp lặn bằng 20%
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2(ID: 96170): Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định
hoa trắng. Thế hệ xuất phát có 100% cây hoa đỏ. Ở F 3, cây hoa trắng chiếm 39,375%. Biết không xảy ra đột biến,
theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số kiểu gen ở thế hệ P là 0,1AA : 0,9Aa.
II. Tần số alen A, a của thế hệ P là 0,55A; 0,45a.
III. Tỉ lệ kiểu gen Aa ở F3 là 11,25%.
IV. Nếu bắt đầu từ F3, các cá thể giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu hình ở F4 là 0,7975 đỏ: 0,2025 trắng
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3(ID: 96171): Ở một quần thể tự phối, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Thế hệ
xuất phát (P) có tỉ lệ kiểu hình: 7 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng. Đến thế hệ F 3 có tỉ lệ kiểu hình: 21 cây hoa đỏ : 11
cây hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F2, kiểu gen AA chiếm tỉ lệ 36,25%.
II. Tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) 0,3AA : 0,1Aa : 0,6aa.
III. Ở F1, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 5 %.
IV. Sau 3 thế hệ, tỉ lệ kiểu hình hoa trắng tăng thêm 4,375%.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4(ID: 96172): Một quần thể thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng.Thế hệ xuất
phát có 55% cây hoa đỏ; 45% cây hoa trắng. Qua 3 thế hệ ngẫu phối, ở F 3, cây hoa trắng chiếm 49%. Biết không
xảy ra đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số alen A, a của thế hệ P là 0,3A; 0,7a.
II. Tần số kiểu gen ở thế hệ P là 0,05AA : 0,5Aa : 0,45aa.
III. Tỉ lệ kiểu hình ở P 55% đỏ; 45% trắng.
IV. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 F2: 51% đỏ : 49% trắng.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 5(ID: 96173): Một quần thể thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng.Thế hệ xuất
phát có 60% cây hoa đỏ, 40% cây hoa trắng. Qua 2 thế hệ ngẫu phối, ở F 2, cây hoa trắng chiếm 36%. Biết không
xảy ra đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số alen A, a của thế hệ P là 0,4A; 0,6a.
II. Tần số kiểu gen ở thế hệ P là 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa.
III. Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 64% đỏ : 36% trắng
IV. Nếu P tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 sẽ là 45% đỏ : 55% trắng.
V. Nếu bắt đầu từ F2, các cá thể tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở F4 là 46% đỏ : 54% trắng.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 6(ID: 96174): Thế hệ xuất phát (P) của quần thể ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gen 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa. Nếu kiểu gen aa
bị chết ở giai đoạn trước tuổi sinh sản thì đến thế hệ F8, tỉ lệ kiểu hình sẽ là
A. 9A- : 1aa. B. 6A- : 4aa B. 7A- : 1aa D. 99A- : 1aa
Câu 7(ID: 96175): Một quần thể giao phối ngẫu nhiên có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát (P) là 0,25AA : 0,50Aa :
0,25aa. Giả sử do khí hậu thay đổi nên các cá thể aa đều bị chết ở giai đoạn con non. Nếu không phát sinh đột biến mới,
không có di nhập gen thì ở thế hệ F5, tần số alen a ở thế hệ trưởng thành là
A. 1/3. B. 2/3. C. 1/8. D. 7/8.
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 8(ID: 96176): Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc
lập, mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn, trong đó có tần số alen A = 0,5; a = 0,5; B = 0,8; b = 0,2.
Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong các kiểu gen của quần thể, loại kiểu gen chiếm tỉ lệ cao nhất là AaBB.
II. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có mang 2 tính trạng trội, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 2/9
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể mang kiểu hình A-bb, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/3.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể, xác suất thu được cá thể dị hợp 2 cặp gen là 16%.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 9(ID: 96177): Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập,
mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn, trong đó có tần số alen A = 0,2; a = 0,8; B = 0,6; b = 0,4. Biết không
xảy ra đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong các kiểu gen của quần thể, loại kiểu gen nào chiếm tỉ lệ cao nhất là AaBb.
II. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có mang 2 tính trạng trội, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/21
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể mang kiểu hình A-bb, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/9.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể, xác suất thu được cá thể dị hợp 2 cặp gen là 15,36%.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 10(ID: 96178): Một loài thực vật, tính trạng màu sắc quả do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập tương tác bổ
sung quy định. Khi trong kiểu gen có cả gen A và B thì quy định quả đỏ, chỉ có A hoặc B thì quy định quả vàng,
không có A và B thì quy định quả xanh. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A = 0,6; B = 0,2. Biết
không xảy ra đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Số loại kiểu gen của quần thể là 9 kiểu gen.
II. Tỉ lệ kiểu hình của quần thể là 30,24% đỏ : 59,52% vàng : 10,24% xanh.
III. Trong quần thể, loại kiểu gen chiếm tỉ lệ cao nhất là Aabb.
IV. Lấy ngẫu nhiên một cây quả vàng, xác suất thu được cây thuần chủng là 37/93.
V. Lấy ngẫu nhiên một cây quả đỏ, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/21.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 11(ID: 96179): Ở người, A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với a quy định tóc thẳng. Một quần thể đang
cân bằng di truyền có 36% số người tóc quăn. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
I. Tần số alen của quần thể là 0,2A; 0,8a.
II. Xác suất sinh con tóc thẳng của cặp vợ chồng có tóc xoăn là 65/81.
III. Xác suất sinh con tóc xoăn của cặp vợ chồng có tóc xoăn là 16/81.
IV. Vợ có tóc xoăn, chồng có tóc thẳng, xác suất sinh con đầu có tóc xoăn là 5/9.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 12(ID: 96180): Ở một loài giao phối, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp;
gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác
nhau. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A = 0,7; a = 0,3 và tần số B = 0,9; b = 0,1. Biết không xảy ra
đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể có bao nhiêu 9 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình.
II. Cây thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 90,09 %.
III. Cây thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ 0,91%.
IV. Có 4 kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 13(ID: 96181): Một loài thực vật, chiều cao cây do 2 cặp gen A, a và B, b nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau
quy định. Kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B quy định thân cao, các kiểu gen còn lại quy định thân thấp. Một quần
thể đang cân bằng di truyền có tần số a = 0,1 và B = 0,5. Hãy xác định:
I. Tỉ lệ kiểu hình của quần thể là 74,25% cao: 25,75% thấp
II. Trong quần thể, loại kiểu gen AABb chiếm tỉ lệ cao nhất.
V. Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, xác suất thu được cây thuần chủng là 3/11.
IV. Lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, xác suất thu được cây thuần chủng là 83/103.
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 14(ID: 96182): Ở người, tính trạng nhóm máu do 1 gen có 3 alen quy định, trong đó kiểu gen IAIA hoặc IAIO quy
định nhóm máu A; kiểu gen IBIB hoặc IBIO quy định nhóm máu B; kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB; kiểu gen IOIO
quy định nhóm máu O. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 32% số người mang nhóm máu A; 4% số
người mang nhóm máu O. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số các alen 0,4IA; 0,2IB; 0,4IO.
II. Xác suất để người máu A có kiểu gen thuần chủng là 50%.
III. Xác suất để người máu B có kiểu gen thuần chủng là 1/2.
IV. Một cặp vợ chồng đều có máu A, xác suất để sinh con đầu lòng có máu O là 1/4.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
Câu 15(ID: 96183): Ở người, tính trạng nhóm máu do 1 gen có 3 alen quy định, trong đó kiểu gen I AIA hoặc IAIO
quy định nhóm máu A; kiểu gen I BIB hoặc IBIO quy định nhóm máu B; kiểu gen I AIB quy định nhóm máu AB; kiểu
gen IOIO quy định nhóm máu O. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 7% số người mang nhóm máu
A; 9% số người mang nhóm máu O. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số các alen của quần thể là 0,1IA; 0,6IB; 0,3IO.
II. Xác suất để người máu A có kiểu gen thuần chủng là 1/7.
III. Xác suất để người máu B có kiểu gen thuần chủng là 1/2.
IV. Một cặp vợ chồng đều có máu B, xác suất để sinh con đầu lòng có máu O là 1/16.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 16(ID: 96184): Một quần thể động vật giao phối, màu sắc cánh do 1 gen gồm 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể
thường quy định. Trong đó, alen A 1 quy định cánh đen trội hoàn toàn so với alen A 2, alen A3 và alen A4; Alen A2
quy định cánh xám trội hoàn toàn so với alen A 3 và A4; Alen A3quy định cánh vàng trội hoàn toàn so với alen A 4
quy định cánh trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% con cánh đen; 20% con cánh xám;
12% con cánh vàng; 4% con cánh trắng. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Nếu chỉ có các cá thể cánh đen giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh xám thuần chủng chiếm
tỉ lệ 1/64.
II. Nếu chỉ có các cá thể cánh đen giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh đen thuần chủng chiếm
tỉ lệ 25/64.
III. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh trắng, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con
có số cá thể cánh đen thuần chủng chiếm tỉ lệ 25/144.
IV. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có
số cá thể cánh xám thuần chủng chiếm tỉ lệ 1%.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 17(ID: 96185): Một quần thể động vật giao phối, màu sắc cánh do 1 gen gồm 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường
quy định. Trong đó, alen A1 quy định cánh đen trội hoàn toàn so với alen A2, alen A3, A4 và alen A5; Alen A2 quy định
cánh xám trội hoàn toàn so với alen A3, A4 và alen A5; Alen A3 quy định cánh tím trội hoàn toàn so với alen A4 và alen
A5. Alen A4 quy định cánh vàng trội hoàn toàn so với alen A5 quy định cánh trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân
bằng di truyền có 51% con cánh đen; 13% con cánh xám; 20% con cánh tím; 12% con cánh vàng; 4% con cánh trắng.
Biết không xảy ra đột biến. Hãy xác định:
I. Tần số các alen A1, A2, A3, A4, A5 là 0,3A1, 0,1A2, 0,2A3, 0,2A4, 0,2A5.
II. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh trắng, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có
số cá thể cánh đen thuần chủng chiếm tỉ lệ 25/256.
III. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có
số cá thể cánh xám thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/841.
IV. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám và cánh đen, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu
được đời con có số cá thể cánh tím thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/9.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 18(ID: 96186): Ở một loài ngẫu phối, xét gen A nằm trên NST thường có 4 alen (A1, A2, A3, A4). Tần số alen A1 là 0,625,
các alen còn lại có tần số bằng nhau. Trong điều kiện quần thể đang cân bằng di truyền, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số alen A3 = 0,125.
II. Quần thể có tối đa 6 kiểu gen dị hợp về gen A.

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
III. Các kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 43,75%.
IV. Các kiểu gen dị hợp về gen A1 chiếm tỉ lệ 46,875%.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 19(ID: 96187): Cho biết tính trạng màu hoa do 3 cặp gen Aa, Bb, Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau tương tác theo
kiểu bổ sung, trong đó khi có mặt cả 3 alen trội A, B, D thì quy định hoa đỏ, các trường hợp còn lại đều có hoa trắng. Một
quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A, B, D lần lượt là 0,3; 0,3; 0,5. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể có 27 kiểu gen.
II. Có 8 kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ.
III. Kiểu hình hoa trắng chiếm tỉ lệ gần bằng 80,5%.
IV. Trong số các cây hoa đỏ, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ xấp xỉ 1%.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 20(ID: 96188): Một quần thể động vật, ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là 0,1 AA : 0,2 Aa :
0,7 aa; ở giới đực là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Sau
một thế hệ ngẫu phối thu được thế hệ F1. Xét các phát biểu sau đây ở F1, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. đạt trạng thái cân bằng di truyền
II. có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 56%.
III. có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%.
IV. có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 36%.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 21(ID: 96189): Một loài thực vật lưỡng tính có bộ NST 2n = 10. Trên mỗi cặp NST xét một lôcut gen có 2
alen. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể lưỡng bội có tối đa 243 kiểu gen.
II. Quần thể gồm 100% cá thể đột biến thể ba (2n + 1) có tối đa 3240 kiểu gen.
III. Quần thể gồm 100% cá thể đột biến thể một (2n - 1) có tối đa 910 kiểu gen.
IV. Quần thể gồm 100% cá thể đột biến thể không (2n - 2) có tối đa 405 kiểu gen.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 22(ID: 96190): Một quần thể thực vật có 2n = 14, xét 3 gen A, B và D. Trong đó, gen A nằm trên nhiễm sắc thể số 1
có 5 alen; Gen B nằm trên nhiễm sắc thể số 2 có 6 alen; Gen D nằm trên nhiễm sắc thể số 3 có 2 alen. Biết không xảy ra đột
biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể có tối đa 945 kiểu gen về 3 gen A, B và D.
II. Quần thể có tối đa 60 loại giao tử đực.
III. Quần thể có tối đa 60 kiểu gen thuần chủng.
IV. Quần thể có tối đa 150 kiểu gen dị hợp về cả 3 cặp gen.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 23(ID: 96191): Một quần thể thực vật có 2n = 24, xét 3 gen A, B và D. Trong đó, gen A nằm trên nhiễm sắc thể số 2
có 6 alen; Gen B nằm trên nhiễm sắc thể số 3 có 4alen; Gen D nằm trên nhiễm sắc thể số 4 có 5 alen. Biết không xảy ra đột
biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể có tối đa 3150 kiểu gen. II. Quần thể có tối đa 12 loại giao tử cái.
III. Quần thể có tối đa 120 kiểu gen thuần chủng. IV. Quần thể có tối đa 900 kiểu gen dị hợp về cả 3 cặp gen.

A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 24(ID: 96057): Ở thỏ, màu lông vàng do 1 gen có 2 alen quy định, nằm trên nhiễm sắc thể thường. Gen a quy định
lông vàng, không ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản. Khi những con thỏ giao phối ngẫu nhiên, tính trung bình
có 16% số thỏ lông vàng. Nếu sau đó tách riêng các con thỏ lông vàng, các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên với nhau
thì tỉ lệ thỏ lông vàng thu được trong thế hệ tiếp theo là bao nhiêu?
A. 10,7%. B. 5,76%. C. 8,16%. D. 7,3%.
Câu 25(ID: 96058): Một quần thể bò có 10000 con, trong đó số bò có lông trắng, ngắn là 729 con. Số bò có lông vàng
(bao gồm cả bò lông vàng, dài và lông vàng, ngắn) trong quần thể là 9100 con. Biết rằng, mỗi tính trạng do 1 gen có 2
alen trội lặn hoàn toàn quy định, các gen nằm trên các NST khác nhau và quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền.
Lông vàng, dài là các tính trạng trội. Số lượng bò có màu lông vàng, dài theo lí thuyết là
A. 171 con. B. 1729 con. C. 9100 con. D. 7371 con.
Hướng dẫn:

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 26(ID: 96059): Ở một loài động vật, xét một gen có hai alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường. Ở thế hệ xuất
phát của một quần thể, giới đực có tần số alen A là 0,6; giới cái có tần số alen A là 0,5. Cho các cá thể trong quần thể giao
phối ngẫu nhiên thu được F1. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1 là
A. 0,6AA : 0,2Aa : 0,2aa. B. 0,4AA : 0,2Aa : 0,4aa.
C. 0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa. D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
Câu 27(ID: 96060): Ở người alen B quy định kiểu hình hói đầu, alen b quy định kiểu hình bình thường, kiểu gen Bb quy
định hói đầu ở nam và bình thường ở nữ. Quan sát một quần thể cân bằng di truyền có 10% người hói đầu. Cấu trúc di
truyền của quần thể là
A. 0,2BB : 0,1Bb : 0,7bb. B. 0,01BB : 0,18Bb : 0,81bb.
C. 0,81BB : 0,01Bb : 0,18bb. D. 0,18BB : 0,01Bb : 0,81bb.
Câu 28(ID: 96061): Ở một quần thể ngẫu phối, thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu gen ở giới đực: 0,32BB : 0,56Bb : 0,12bb; tỉ
lệ kiểu gen ở giới cái: 0,18BB : 0,32Bb : 0,5bb. Ở thế hệ F4, tần số alen B và b lần lượt là
A. 0,47 và 0,53. B. 0,34 và 0,66. C. 0,63 và 0,37. D. 0,6 và 0,4.
Câu 29(ID: 96062): Ở cừu, gen D quy định có sừng, gen d quy định không sừng; kiểu gen Dd quy định có sừng ở giới
đực và không sừng ở giới cái. Trong một quần thể cân bằng di truyền, tỉ lệ cừu có sừng là 50%. Lấy ngẫu nhiên một cặp
đực – cái trong quần thể đều không sừng cho giao phối với nhau thu được F1. Theo lí thuyết, tỉ lệ không sừng ở F1 là
A. 5/8. B. 3/4. C. 1/2. D. 5/6.
Câu 30(ID: 96036): Một quần thể có thành phần kiểu gen: 30% AA: 20% Aa: 50% aa. Tiến hành loại bỏ tất cả các cá thể
có kiểu gen aa, sau đó cho các cá thể giao phối tự do thì thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ F1 là
A. 60% AA: 40% aa. B. 64% AA: 32% Aa: 4% aa. C. 81% AA: 18% Aa: 1% aa. D. 25% AA: 50% Aa:
25% aa.
Câu 31(ID: 96037): Thế hệ xuất phát của một quần thể động vật ngẫu phối có tỉ lệ các kiểu gen: Ở giới cái có 0,64 AA:
0,32Aa: 0,04aa ; Ở giới đực có 0,36 AA: 0,48Aa: 0,16aa. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, tỉ lệ kiểu gen AA

A. 0,81. B. 0,49. C. 0,2916. D. 0,25.
Câu 32(ID: 96038): Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100 cá thể đực mang kiểu gen AA, 900 cá thể cái
mang kiểu gen aa. Khi quần thể đạt cân bằng di truyền, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ
A. 50%. B. 18%. C. 100%. D. 25%.
Câu 33(ID: 96039): Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương tác theo kiểu bổ sung.
Khi trong kiểu gen có cả A và B thì có hoa đỏ, các kiểu gen còn lại có hoa trắng. Một quần thể đang cân bằng di truyền có
tần số A là 0,4 và B là 0,5. Tỉ lệ kiểu hình của quần thể là
A. 1 đỏ : 4 trắng. B. 63 đỏ : 37 trắng. C. 48 đỏ : 52 trắng. D. 1 đỏ : 24 trắng.
Câu 34(ID: 96040): Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường: alen A
quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Khi quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có
số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 16%. Cho toàn bộ các cây hoa đỏ trong quần thể đó giao phấn ngẫu nhiên với nhau, theo lí
thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là:
A. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. B. 45 cây hoa đỏ : 4 cây hoa trắng.
C. 24 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. D. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
Câu 35(ID: 96044): Một loài sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A trội
hoàn toàn so với alen a. Bốn quần thể của loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tỉ lệ các cá thể mang
kiểu hình trội như sau:

Quần thể I I II I
Tỉ lệ kiểu hình trội 96% I
64% I
75% V
84%
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tần số kiểu gen aa của quần thể I nhỏ hơn tần số kiểu gen aa ở mỗi quần thể còn lại.
B. Tần số kiểu gen Aa ở quần thể III lớn hơn tần số kiểu gen Aa ở mỗi quần thể còn lại.
C. Quần thể IV có tần số kiểu gen AA là 0,16.
D. Quần thể II có tần số kiểu gen Aa là 0,48.
Câu 36(ID: 96045): Một loài sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A trội
hoàn toàn so với alen a. Bốn quần thể của loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tỉ lệ các cá thể mang

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 5
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
kiểu hình trội như sau:

Quần thể I II III IV


Tỉ lệ kiểu hình trội 96% 64% 75% 84%
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tần số kiểu gen aa của quần thể I nhỏ hơn tần số kiểu gen aa ở mỗi quần thể còn lại.
B. Tần số kiểu gen Aa ở quần thể III lớn hơn tần số kiểu gen Aa ở mỗi quần thể còn lại.
C. Quần thể II có tần số kiểu gen Aa là 0,48.
D. Quần thể IV có tần số kiểu gen AA là 0,16.
Câu 37(ID: 96083): Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen đột biến a quy định hoa trắng. Thế
hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100% số cây hoa đỏ. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, số cá thể
mang gen đột biến a chiếm tỉ lệ là 36%. Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là
4 1 1 2
A. . B. . C. . D. .
9 16 9 9
Câu 38(ID: 96084): Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng. Một quần
thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số cây hoa đỏ. Chọn ngẫu nhiên hai cây hoa đỏ, xác suất để
cả hai cây được chọn có kiểu gen dị hợp tử là
A. 14,06% B. 56,25% C. 75,0% D. 25%
Câu 39(ID: 96085): Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Cho cây Aa tự thụ phấn
được F1. Trong số các cây F1, chọn ngẫu nhiên 4 cây thân cao, xác suất để trong số 4 cây chỉ có 3 cây thuần chủng.
8 1 4 4
A. . B. . C. . D. .
81 9 9 81
Câu 40(ID: 96086): Ở người, A nằm trên NST thường quy định da đen trội hoàn toàn so với a quy định da trắng. Một
quần thể người đang cân bằng về di truyền có tỉ lệ người da đen chiếm 64%. Một cặp vợ chồng đều có da đen sinh đứa
con đầu lòng có da trắng. Nếu họ sinh đứa thứ 2 thì xác suất để đứa thứ 2 có da trắng là
9 9
A. 64%. B. C. D. 25%.
64 16
Câu 41(ID: 96087): Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, alen trội A quy định da bình
thường. Ở một quần thể người, cứ trung bình trong 100 người không bị bệnh thì có 6 người mang gen bệnh. Một cặp
vợ chồng đều có da bình thường, nhưng bên phía người vợ có em trai bị bạch tạng. Xác suất để đứa con đầu lòng của
họ là con trai và bị bệnh bạch tạng là
A. 3%. B. 10%. C. 1%. D. 0,5%.
Câu 42(ID: 96088): Ở một loài thực vật sinh sản bằng tự phối, gen A quy định khả năng nảy mầm trên đất có kim loại nặng,
alen a không có khả năng này nên hạt có kiểu gen aa bị chết khi đất có kim loại nặng. Tiến hành gieo 1000 hạt (gồm 100 hạt
AA, 400 hạt Aa, 500 hạt aa) trên đất có kim loại nặng, các hạt sau khi nảy mầm đều sinh trưởng bình thường và các cây đều ra
hoa, kết hạt tạo nên thế hệ F1; F1 nảy mầm và sinh trưởng, sau đó ra hoa kết hạt tạo thế hệ F2. Lấy một hạt ở đời F2, xác suất để
hạt này nảy mầm được trên đất có kim loại nặng là
A. 91%. B. 90%. C. 87,5%. D. 84%.
Câu 43(ID: 96089): Ở một loài thực vật sinh sản bằng tự phối, gen A quy định khả năng nảy mầm trên đất có kim loại nặng,
alen a không có khả năng này nên hạt có kiểu gen aa bị chết khi đất có kim loại nặng. Tiến hành gieo 1500 hạt (gồm 400 hạt
AA, 600 hạt Aa, 500 hạt aa) trên đất có kim loại nặng, các hạt sau khi nảy mầm đều sinh trưởng bình thường và các cây đều ra
hoa, kết hạt tạo nên thế hệ F1; F1 nảy mầm và sinh trưởng, sau đó ra hoa kết hạt tạo thế hệ F2. Lấy một hạt ở đời F2, xác suất để
hạt này nảy mầm được trên đất có kim loại nặng là
A. 91,18%. B. 90,18%. C. 87,5%. D. 84%.
Câu 44(ID: 96090): Ở một loài thực vật sinh sản bằng tự phối, gen A quy định hạt nảy mầm bình thường trội hoàn toàn so với
alen a làm cho hạt không nảy mầm. Tiến hành gieo 20 hạt AA, 80 hạt Aa lên đất canh tác, các hạt sau khi nảy mầm đều sinh
trưởng bình thường và các cây đều ra hoa, kết hạt tạo nên thế hệ F1; F1 nảy mầm và sinh trưởng, sau đó ra hoa kết hạt tạo thế hệ
F2. Lấy 2 hạt ở đời F2, xác suất để cả hai hạt đều có kiểu gen dị hợp là
A.12,5% . B. 18,75%. C. 25%. D. 6,25%.
Câu 45(ID: 96091): Ở một loài thực vật sinh sản bằng tự phối, gen A quy định hạt nảy mầm bình thường trội hoàn toàn so với
alen a làm cho hạt không nảy mầm. Tiến hành gieo 20 hạt AA, 80 hạt Aa lên đất canh tác, các hạt sau khi nảy mầm đều sinh

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 6
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
trưởng bình thường và các cây đều ra hoa, kết hạt tạo nên thế hệ F1; F1 nảy mầm và sinh trưởng, sau đó ra hoa kết hạt tạo thế hệ
F2. Lấy 2 hạt ở đời F2, xác suất để cả hai hạt đều nảy mầm là
A.42,9685% . B. 76,5625%. C. 97,6565%. D. 46,875%.
Câu 46(ID: 96092): Ở một loài thực vật sinh sản bằng giao phấn ngẫu nhiên, có gen A quy định khả năng nảy mầm trên
đất có kim loại nặng, a không có khả năng này nên hạt aa không phát triển khi đất có kim loại nặng. Tiến hành gieo 25 hạt
(gồm 15 hạt Aa, 10 hạt aa) trên đất có kim loại nặng, các hạt sau khi nảy mầm đều sinh trưởng bình thường và các cây
đều ra hoa, kết hạt tạo nên thế hệ F1. Lấy 3 hạt ở đời F1, xác suất để trong 3 hạt này có 2 hạt nảy mầm được trên đất có
kim loại nặng là
9 3 27 9
A. B. . C. . D. .
64 4 64 16
Câu 47(ID: 96093): Ở một loài thực vật sinh sản bằng giao phấn ngẫu nhiên, có gen A quy định khả năng nảy mầm trên
đất có kim loại nặng, a không có khả năng này nên hạt aa không phát triển khi đất có kim loại nặng. Tiến hành gieo 6 hạt
(gồm 3 hạt AA, 3 hạt Aa) trên đất có kim loại nặng, các hạt sau khi nảy mầm đều sinh trưởng bình thường và các cây đều
ra hoa, kết hạt tạo nên thế hệ F1. Lấy 4 hạt ở đời F1, xác suất để trong 4 hạt này có 3 hạt nảy mầm được trên đất có kim
loại nặng là
3375 225 3375 225
A. B. . C. . D. .
16384 1024 65536 16384
Câu 48(ID: 96086): Ở người, A nằm trên NST thường quy định da đen trội hoàn toàn so với a quy định da trắng. Một
quần thể người đang cân bằng về di truyền có tỷ lệ người da đen chiếm 64%. Một cặp vợ chồng đều có da đen sinh đứa
con đầu lòng có da trắng. Nếu họ sinh đứa thứ 2 thì xác suất để đứa thứ 2 có da trắng là
9 9
A. 64%. B. C. D. 25%.
64 16
Câu 49(ID: 96055): Ở cừu, gen D quy định có sừng, gen d quy định không sừng; kiểu gen Dd quy định có sừng ở giới
đực và không sừng ở giới cái. Trong một quần thể cân bằng di truyền, tỉ lệ cừu có sừng là 50%. Lấy ngẫu nhiên một cặp
đực – cái trong quần thể đều không sừng cho giao phối với nhau thu được F1. Theo lí thuyết, tỉ lệ không sừng ở F1 là
A. 5/8. B. 3/4. C. 1/2. D. 5/6.
Câu 50(ID: 96056): Một quần thể của một loài động vật, xét một lôcut gen có hai alen A và a. Ở thế hệ xuất phát P: Giới
đực có 860 cá thể, trong đó có 301 cá thể có kiểu gen AA; 129 cá thể có kiểu gen aa. Các cá thể đực này giao phối ngẫu
nhiên với các cá thể cái trong quần thể. Khi quần thể đạt tới trạng thái cân bằng thì thành phần kiểu gen trong quần thể là
0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. Biết rằng, tỉ lệ đực cái trong quần thể là 1 : 1. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về quần thể
trên?
A. Quần thể đạt tới trạng thái cân bằng ở thế hệ F1.
B. Ở thế hệ (P), tần số alen a ở giới cái chiếm tỉ lệ 20%.
C. Ở F1 số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ 9%.
D. Ở F1 số cá thể có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 46%.

ĐÁP ÁN ĐÚNG :
Lưu ý: Để xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu các em xem tại khóa
SUPER-PLUS: LUYỆN THI NÂNG CAO THPT QUỐC GIA
CHINH PHỤC CÁC DẠNG BÀI TẬP, MÔN SINH HỌC; Tại website: http://hoc24h.vn/

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án C D B D D D C D C D B D D B D D D D D A
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án D B B C C C B A D B B A C B C D A B A D
Câu 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
Đáp án D C A D B C A D D B

Các em nên bám sát theo khoá học trên Hoc24h.vn để có được đầy đủ tài liệu ôn tập và kiến thức.

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 7
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 8

You might also like