You are on page 1of 3

Máy bào nằm ngang thường dùng cơ cấu culit – lắc để thực hiện chuyển động chính

tịnh tiến khứ hồi (hình 2.31). Cơ cấu culit – lắc gồm có cặp bánh răng Z
để truyền chuyển động từ hộp tốc độ đến đĩa biên (1) có chốt lệch tâm (2). Trên chốt
lệch tâm (2) có lắp con trượt (3) đi tự do theo rãnh của cần lắc (4). Khi đĩa biên quay
tròn, cần lắc (4) lắc lư quan tâm O2 . Đầu mút phía trên của cần lắc được nối liền với
bàn trượt bằng khớp động với khâu (5), hoặc bằng khớp động di trượt. Do đó khi cần
lắc (4) lắc lư sẽ truyền đến bàn trượt chuyển động tịnh tiến thẳng khứ hồi .
Hai vị trí giới hạn của cần lắc xác định độ dài hành trình L của bàn trượt. Thời gian
cần thiết để thực hiện hành trình công tác với vận tôc trung bình vc là tc và thời gian
cần thiết thực hiện hành trình chạy nhanh ngược chiều là vn và tn. Chốt lắp trên đĩa
biên chuyển động với vận tốc đều tạo nên góc α tương ứng với hành trình công tác bà
góc β tương ứng với hành trình chạy nhanh, thường α > β. Trong cả hai hành trình,
bàn trượt đều đi một độ dài L nên:

Tỷ số α / β thông thường từ 1,5-2,5. Nếu giảm độ dài hành trình L thì góc α sẽ lớn
đồng thời (β sẽ nhỏ. Vì biên độ của con trượt (3) thay đổi theo độ dài của hành trình
của bàn trượt nên trong thời gian thực hiện hành trình kép bàn trượt di động với vận
tốc không đều. Khi cần lắc ở vị trí giữa, vận tốc sẽ lớn nhất; và khi ở hai vị trí giới hạn
hai bên thì bằng không (hình 2.3lb).
Vì vận tốc của bàn trượt không đều nên có thể phân biệt vận tốc đó thành các loại như
sau: vận tốc trung bình vận tốc tức thời và vận tốc lớn nhất.

a. Vận tốc trung bình của bàn trượt

Nếu số vòng quay trong 1 phút của chốt (2) là n, thì thời gian cần thiết của hành trình
công tác là:

Do đó vận tốc trung bình của hành trình công tác:

Và của hành trình nhanh :


Nếu tính vận tốc trung bình trong một hành trình kép, tức là khi chiều dài của hành
trình là 2L thì :

b- Vận tốc tức thời của bàn trượt.


Vận tốc tức thời là vận tốc được xác định tại các thời điểm bất kỳ của hành trình kép.

Nếu vận tốc đều của chốt (2) hình 2.31a là v’ thi vận tốc này có thể phân thành 2
thành phần: một thành phần hướng theo phương của cần lắc và một thành phần hướng
theo phương vuông góc với cần lắc. Lấy thành phần vuông góc với cần lắc tại chốt
(2), chiếu nó lên phương di trượt của bàn máy thì xác định được vận tốc tức thời theo
phuơng bàn truợt tại điểm đang xét. Xác định vận tốc tức thời của bàn trượt căn cứ
vào thành phần vận tốc tức thời theo phương bàn trượt tại điểm tiếp xúc giữa cần lắc
và bàn trượt (tam giác đồng dạng). Vận tốc này được xác định hướng theo hướng di
động của bàn máy. Vẽ đồ thị theo các trị số vận tốc này được biểu đồ hình 2.31b.
c. Vận tốc lớn nhất của bàn trượt
Vận tốc lớn nhất của bàn trượt có được khi cần lắc ở vị trí giữa. Dựa vào các tam giác
đồng dạng ta có:

Trong đó:

R – chiều dài của cần lắc

r – bán kính quay của chốt (2)

e – khoảng cách giữa tâm quay chốt và tâm quay cần lắc.

Từ hai tam giác đồng dạng ΔO2O1N~ΔO2HM ta có :

Thay trị số e vào công thức (*) và thay ta có

You might also like