You are on page 1of 5

21

Đại Học Cần Thơ Họ tên SV:


Khoa Khoa Học MSSV:
Bộ Môn Hóa Học Lớp: Khóa:
ĐỀ THI MÔN HÓA ĐẠI CƯƠNG 1 (HH001C)
Thời gian làm bài: 40 phút
13 giờ ngày 22 tháng 12 năm 2007
Điểm: 7/10

Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi trắc nghiệm sau đây:
Câu 1. Trong các ký hiệu sau, ký hiệu nào chỉ chứa 1 orbital nguyên tử:
1. 7pz 2. 4p 3. 5s 4. 3d x 2 − y 2 5. 4f
a. (2), (3) và (5)
b. (2), (3) và (4)
c. (1), (3) và (5)
d. (1), (3) và (4)
e. (2) và (3)
Câu 2. Chọn chất dễ hóa lỏng hơn trong mỗi cặp chất sau:
1. O2 và N2 2. NH3 và NF3 3. CO2 và SO2
a. O2; NF3; SO2
b. N2; NH3; SO2
c. O2; NH3; CO2
d. N2; NF3; CO2
e. O2; NH3; SO2
Câu 3. Trong các phân tử và ion sau:
1. XeF2 2. SiO2 3. NO2− 4. SO2 5. CS2
Phân tử hay ion có nguyên tố trung tâm ở trạng thái lai hóa sp là:
a. (2) và (5)
b. (2) và (3)
c. (3) và (4)
d. (1) và (2)
e. (4) và (5)

Câu 4. Nhiệt độ sôi tăng dần: 101,7°C; 140,2°C; 186°C; 204°C của các chất:
(I): CH3CH2CH2CH2COOH; (II): CH3COOCH2CH2CH3
(III): (CH3)2C(OH)COCH3; (IV): CH3CH2CH2CH2CH2COOH
Nhiệt độ sôi các chất ứng với thứ tự trên là:
a) (I) < (II) < (III) < (IV) b) (II) < (III) < (I) < (IV)
c) (III) < (II) < (I) < (IV) d) (IV) < (III) < (II) < (I) e) (IV) < (I) < (III) < (II)
Câu 5. Xem phân tử: CH3CH2COCH=CHC≡CH. Các trị số góc liên kết CCC từ trái sang phải
lần lượt là:
a) 109°; 109°; 120°; 120°; 180° b) 109°; 120°; 120°; 180°; 180°
c) 109°; 180°; 120°; 120°; 180° d) 109°; 120°; 120°; 120°; 180°
e) 180°; 120°; 120°; 120°; 109°
Câu 6. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần: 700°C; 755°C; 770°C; 858°C. Đây là nhiệt độ nóng
chảy của các chất: KCl; MgBr2; KF; NaBr. Nhiệt độ nóng chảy tương ứng của các muối trên
là:
a) KCl < MgBr2 < KF < NaBr b) KF < KCl < NaBr < MgBr2
c) MgBr2 < NaBr < KCl < KF d) NaBr < MgBr2 < KF < KCl
d) MgBr2 < NaBr < KF < KCl
22

Câu 7. Các phân tử và ion sau đây có gì giống nhau? ICl3; I 3− ; SF4; PCl5
a) Đều có cơ cấu góc b) Đều có một góc liên kết 180º trong phân tử
c) Đều có cơ cấu thẳng d) Nguyên tố trung tâm đều ở trạng thái lai hóa sp3d
e) (b) và (d)
Câu 8. Chọn nhiệt độ sôi các chất tăng dần: 173ºC; 245ºC; 277ºC; 289,7ºC cho các chất:
OH OH
OH
OH
C CH3
O
OH O
H 3C OH
Catechol Resorcinol Acetylfuran
3,5-Metyltoluen
(I) (II) (III) (IV)

a) (I) < (IV) < (III) < (II) b) (IV) < (I) < (III) < (II)
c) (IV) < (III) < (I) < (II) d) (IV) < (III) < (II) < (I)
e) (I) < (III) < (II) < (IV)
Câu 9. Chọn phát biểu không đúng về nước (H2O):
a) Quanh nguyên tố trung tâm O có bốn nhị liên, hai nhị liên cô lập, hai nhị liên liên kết
σ, do đó nguyên tử trung tâm O trong phân tử nước ở trạng thái lai hóa sp3 và nước có
cơ cấu tứ diện.
b) Theo thuyết đẩy giữa các đôi điện tử hóa trị, thuyết VSEPR, bốn nhị liên quanh O
hướng ra bốn đỉnh của tứ diện mà O là tâm của tứ diện.
c) Giữa các phân tử nước có tạo liên kết hidro liên phân tử và phân tử nước rất phân cực,
lực tương tác Van der Waals rất lớn, nên nhiệt độ sôi của nước khá cao so với các hợp
chất cộng hóa trị khác.
d) Liên kết hidro giữa các phân tử nước yếu hơn rất nhiều so với liên kết cộng hóa trị
giữa O và H trong phân tử nuớc.
e) Do hai nhị liên cô lập, chiếm vùng không gian lớn, của O đẩy điện tử mạnh, ép hai nhị
liên liên kết lại, khiến cho góc liên kết trong phân tử nước nhỏ hơn 109º.
Câu 10. Dựa vào thuyết MO (orbital phân tử), chọn sự so sánh đúng về hai phân tử B2 và O2
(B có Z = 5; O có Z = 8)
a) Có sự hiện diện (tồn tại) phân tử O2 còn B2 không hiện diện
b) O2 có tính thuận từ, trong khi B2 có tính phản từ (không thuận từ)
c) Bậc nối của O2 và B2 bằng nhau, đều bằng 2
d) Cả O2 và B2 đều có năng lượng ion hóa thứ nhất của dạng phân tử thấp hơn so với
dạng nguyên tử tương ứng.
e) Cả O2 và B2 đều có điện tử độc thân (không ghép đôi)
Câu 11. Thứ tự góc liên kết tăng dần của các phân tử: H2O, H2S, SO2, CO2, NH3, CH4 (chỉ có
nguyên tố trung tâm S của H2S không lai hóa, các nguyên tố trung tâm của các phân tử còn lại
đều ở trạng thái lai hóa khi tạo liên kết):
a) CH4 < NH3 < CO2 < SO2 < H2S < H2O b) H2S < H2O < NH3 < CH4 < CO2 < SO2
c) H2S < H2O < NH3 < SO2 < CH4 < CO2 d) H2S < H2O < NH3 < CH4 < SO2 < CO2
e) H2O < NH3 < CH4 < SO2 < H2S < CO2
Câu 12. Chọn nhiệt độ nóng chảy tăng dần: -94ºC; -23ºC; 34ºC; 328ºC cho các chất:
O
O CH3 CH3 OH CH3COONa CH CH2
Acetat natri
Anisol p-Cresol 2-Vinylfuran
(I) (II) (III) (IV)
a) (III) < (IV) < (I) < (II) b) (I) < (IV) < (II) < (III)
23

c) (IV) < (I) < (II) < (III) d) (II) < (IV) < (I) < (III)
e) (IV) < (II) < (I) < (III)
Câu 13. Xem các anion: I 3− ; ICl2− ; SF3−
a) Cả ba ion trên đều mang một điện tích âm và đều có cơ cấu góc
b) Cả ba anion trên đều có nguyên tố trung tâm ở trạng thái lai hóa sp3d
c) Cả ba anion trên đều có cơ cấu thẳng hàng
d) Cả ba ion trên đều có cơ cấu lưỡng tháp chung đáy tam giác
e) Hai ion đầu có cơ cấu thẳng, còn ion sau cùng có cơ cấu tam giác phẳng, trị số góc
liên kết khoảng 120º
Câu 14. Chọn sự khác biệt đúng giữa HCl với NaOH:
a) Ở điều kiện thường, HCl là một chất lỏng, còn NaOH là một chất rắn
b) HCl được tạo bởi các phi kim, còn NaOH được tạo bởi các kim loại
c) HCl rất ít tan trong nước, còn NaOH tan nhiều trong nước
d) Dung dịch HCl có vị chua còn dung dịch NaOH không có vị
e) HCl là một hợp chất cộng hóa trị còn NaOH là một hợp chất ion
Câu 15. Các dung dịch HCl, HBr, HI là các acid mạnh, trong khi dung dịch HF là một acid
yếu, mặc dù độ âm điện giữa H và F là chênh lệch nhiều nhất. Điều này được giải thích thế
nào?
a) Do sự chênh lệch mức năng lượng giữa các obital tạo liên kết giữa H và F không
nhiều, nên sự tạo orbital phân tử liên kết bền, khiến cho liên kết giữa H và F khó đứt
b) Thực nghiệm cho thấy thực tế đúng như vậy, trong hóa học còn nhiều điều chưa giải
thích được
c) Nguyên nhân là F có kích thước nhỏ nhất, sự nhận thêm điện tử vào là không thuận lợi
d) Sự phân ly ion còn phụ thuộc vào kích thước ion, ion nhỏ làm cho sự dung môi hóa
(hidrat hóa) dễ dàng hơn, mà anion F- có kích thước nhỏ nhất
e) HF ít hòa tan trong nước nhất nên có tính acid yếu nhất
Câu 16. Xét hai ion IF4− và PCl4+ trong đó I và P lần lượt là hai nguyên tử trung tâm.
a) Cả hai nguyên tử trung tâm đều có trạng thái lai hóa sp3
b) IF4− có cơ cấu bát diện còn PCl4+ có cơ cấu tứ diện
c) IF4− cùng nằm trong mặt phẳng hình vuông còn PCl4+ có cơ cấu tứ diện
d) IF4− có các góc liên kết 90º còn PCl4+ có góc liên kết 109º
e) IF4− có trạng thái lai hóa sp3 còn PCl4+ có trạng thái lai hóa sp3d2
Câu 17. Với hai ion NO 2− và NO +2 , trong đó N là nguyên tố trung tâm. Chọn kết luận đúng:
a) Cả hai ion đều có tính thuận từ
b) Cả hai ion đều có cơ cấu hình chữ V
c) Góc liên kết trong ion NO −2 có trị số lớn hơn so với ion NO +2
d) Một ion có tính thuận từ, một ion có tính phản từ
e) Ion NO 2− có cơ cấu góc còn ion NO 2+ có cấu thẳng
Câu 18. Với các ion và nguyên tử: Na+, Mg2+, Al3+, Ne, F-, O2-, N3-, chọn sự so sánh đúng:
a) Bán kính tăng dần: Na+, Mg2+, Al3+, Ne, F-, O2-, N3-
b) Bán kính tăng dần: Al3+, Mg2+, Na+, Ne, F-, O2-, N3-
c) Bán kính tăng dần: F-, O2-, N3-, Ne, Na+, Mg2+, Al3+
d) Bán kính giảm dần: F-, O2-, N3-, Ne, Na+, Mg2+, Al3+
e) Bán kính giảm dần: Na+, Mg2+, Al3+, Ne, F-, O2-, N3-
Câu 19. Nhiệt độ sôi của tăng dần: -85,1ºC; -66,8ºC; -35,4ºC; 19,5ºC của các chất: HF, HCl,
HBr, HI (không chắc sắp theo thứ tự sẵn). Chọn kết luận đúng:
a) HI có nhiệt độ sôi cao nhất. HF có nhiệt độ sôi thấp nhất
24

b) Nhiệt độ sôi tăng dần: HF < HCl < HBr < HI


c) Nhiệt độ sôi tăng dần: HI < HBr < HCl < HF
d) HI dễ sôi nhất còn HF khó sôi nhất
e) HF dễ hóa lỏng nhất, HCl khó hóa lỏng nhất
Câu 20. Nhiệt độ nóng chảy: 449ºC; 605ºC; 845ºC và sự hòa tan trong aceton (CH3COCH3):
không đáng kể; 4,1g/100g aceton; 42,6g/100g aceton của các chất: LiF, LiCl; LiI. Chọn tính
chất đúng:
a) LiF có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, LiI hòa tan trong aceton nhiều nhất
b) LiF có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất, LiI hòa tan trong aceton nhiều nhất
c) LiF có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, LiCl hòa tan trong aceton nhiều nhất
d) LiCl có nhiệt độ nóng chảy cao nhất và hòa tan trong aceton không đáng kể
e) LiF có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất và hòa tan trong aceton nhiều nhất
Câu 21. Nguyên tố hóa học X có điện tử cuối có các số lượng tử:
n = 5; l = 1; m = +1; ms = -1/2
a) X ở chu kỳ 5, phân nhóm chính nhóm V
b) X ở chu kỳ 5, phân nhóm chính nhóm III
c) X là một phi kim, thuộc phân nhóm chính nhóm VII, ở ô thứ 35 trong bảng phân loại
tuần hoàn
d) X ở chu kỳ 5, phân nhóm VIIA
e) Tất cả đều không đúng
Câu 22. So sánh giữa CO và NO:
a) Cả hai phân tử thuộc loại nhị nguyên tử dị nhân, đều có tính thuận từ vì có điện tử độc
thân
b) CO thuận từ còn NO không có tính thuận từ
c) CO có bậc nối nhỏ hơn so với NO
d) Cả hai chất trên đều không hiện diện theo thuyết MO
e) Có sự hiện diện phân tử CO còn NO thì không hiện diện theo thuyết Lewis-Langmuir
Câu 23. Xét ion SF 3− , với S là nguyên tố trung tâm. Chọn dự đoán phù hợp (không chú ý đến
sự biến dạng):
a) Trị số góc liên kết của ion trên khoảng 120º
b) Trị số góc liên kết khoảng 90º và khoảng 180º
c) Trị số góc liên kết khoảng 109º, vì S ở trạng thái lai hóa sp3
d) Trị số góc liên kết khoảng 120º và khoảng 180º , vì S ở trạng thái lai hóa sp3d
e) Ion trên có cơ cấu hình tháp đáy tam giác
Câu 24. Người ta cho rằng do ion Fe3+ bền hơn ion Fe2+ vì:
a) Ion Fe3+ có cơ cấu điện tử 3d bán bão hòa, cụ thể Fe3+ dễ bị oxi hóa tạo Fe2+
b) Ion Fe2+ dễ bị khử thành ion Fe3+ và ion Fe3+ có điện tử d bán bão hòa
c) Ion Fe2+ có khuynh hướng mất thêm một điện tử nữa để tạo ion Fe3+. Cụ thể trong tự
nhiên, hợp chất sắt (II) hiện diện nhiều hơn hợp chất sắt (III)
d) Các hợp chất sắt (II) dễ bị oxi hóa tạo thành hợp chất sắt (III), do Fe3+ có cấu hình điện
tử 3d5
e) Ion Fe3+ chỉ có tính oxi hóa, còn ion Fe2+ vừa có tính oxi hóa lẫn tính khử. Hợp chất
sắt (II) dễ biến thành hợp chất sắt (III)
Z2
Câu 25. Theo công thức E = − 2 (13,6eV ) , thì năng lượng ion hóa của H, khi nó ở trạng
n
kích thích có mức năng lượng thấp nhất, có trị số là:
a) 10,2eV b) 13,6eV c) 27,2eV d) 6,8eV e) 3,4eV
Hết
25

Đáp án

1 d
2 e
3 a
4 b
5 d
6 c
7 e
8 b
9 a
10 e
11 d
12 c
13 b
14 e
15 a
16 c
17 e
18 b
19 e
20 a
21 e
22 e
23 b
24 d
25 e

GV soạn đề: Võ Hồng Thái

You might also like