You are on page 1of 69

CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ

BỘ MÔN: GDSK - TLYH

1
MỤC TIÊU
1. Phân tích được những vấn đề
chung của việc chẩn đoán tâm lý
2. Phân tích được phương pháp
trong chẩn đoán tâm lý.
3. Sử dụng được một số test chẩn
đoán tâm lý cơ bản.

13/10/2009 2
Thuật ngữ chung

Khái niệm
• là các phương thức dùng để tập hợp có hệ thống thông
tin về một người

Nhằm mô tả, xác lập bản chất những đặc điểm tâm lý cá
nhân của nhân cách.

Mục đích: đánh giá trạng thái hiện tại, dự đoán sự phát
triển trong tương lai, đưa ra các kiến nghị theo nhiệm
vụ, yêu cầu cuả CĐTL.

Đối tượng: Xác định những sự khác biệt tâm lý - cá


nhân trong điều kiện bình thường cũng như bệnh lý.

13/10/2009 3
Con người

•Đa dạng
•Phức tạp
•Nội tâm
•Không đồng đều

13/10/2009 4
CÁC MỨC ĐỘ CỦA CĐTL
Chẩn đoán triệu chứng
Xác định sự hiện diện của một số đặc điểm
tâm lý nào đó.

Chẩn đoán nguyên nhân (Nosogenic)


Xác định sự hiện diện (hoặc khuyết thiếu) một
đặc điểm, một khía cạnh tâm lý nào đó và
nhằm xác định nguyên nhân của chúng, đặc
biệt trong trường hợp khuyết thiếu.

Chẩn đoán kiểu hình (Type)


Xác định vị trí và ý nghĩa của các cứ liệu đã
thu được. Phân tích chúng trong một tổng
thể, một hệ thống động (dynamic).

13/10/2009 5
PHÂN BIỆT: CHẨN ĐOÁN-
DỰ ĐOÁN- DỰ BÁO

CĐTL có mối quan hệ rất chặt chẽ


với dự đoán tâm lý.

Chỉ có thể đưa ra dự đoán tâm lý


trên cơ sở của chẩn đoán tâm lý.

13/10/2009 6
Mục đích nghiên cứu
- Tuyển chọn nghề.
- Bố trí sử dụng cán bộ (Đánh giá sự
phát triển tâm lý nhân cách)
- Tồi ưu hóa quá trình dạy học.
-Giám định y khoa, giám định hình luật,
giám định lao động v.v.

Nghiệm thể chẩn đoán


- Trình độ văn hóa.
- Tuổi.
- Nghề nghiệp
- Kinh nghiệm sống.
13/10/2009 7
CÁC YÊU CẦU KHI TIẾN HÀNH
ChNn Đoán Tâm Lý

Nắm vững tiền sử của khách thể

Tên, tuổi, nghề nghiệp, văn hóa nơi cư trú, tình trạng
hôn nhân v.v...)

Các cứ liệu về sự phát triển sức khoẻ (tâm lí thể chất)


qua từng thời kỳ.

Đặc điểm các mối quan hệ xã hội (quan hệ gia đình công
tác, các hoạt động xã hội v.v...)

Một số đặc điểm tâm lí cá nhân đặc biệt (sở thích cá


nhân, các thói quen tốt và thói quen xấu v.v...).

13/10/2009 8
HỎI BỆNH SỬ

Cụ thể: Để đi đến sự hiểu biết bệnh nhân, thầy thuốc


cần có nhiều thông tin từ các nguồn sau đây:

Lịch sử cá nhân (case history)


Bảng thứ tự thời gian các sự kiện (chronological
chart)

Thủ tục hành chánh: Họ tên (đầy đủ), tuổi (năm sinh),
tôn giáo (nếu có), nghề nghiệp, nơi công tác.
Lịch sử di truyền (Genetic history) Bố mẹ còn sống? Bố
mẹ chết vì gì và mấy tuổi? Lúc bố mẹ chết bệnh nhân
mấy tuổi ? Ông bà chết vì gì và mấy tuổi ? (muốn tìm
hiểu di truyền về các bệnh tâm lý, thần kinh, nghiện
rượu, bệnh mãn tính và các loại khác v.v..)
Lịch sử bản thân bệnh nhân (personal history):

13/10/2009 9
Các yếu tố môi trường
Ai chăm sóc lúc sinh ra (thường là cha mẹ)
Họ đối xử như thế nào?
Có xung đột giữa cha mẹ với nhau?
Ly thân ?
 Ly dị?
Thích cha hoặc mẹ hay cả hai?
Cha làm gì?
Cảm nghĩ về mặt tài chính của cha?
 Mẹ làm gì?
Có thương yêu hay ghét cha mẹ?
Tình cảm với anh chị em? Có bị ốm đau lâu tại nhà?
 Thói quen lúc bé (Infant habit): Sự phát triển lúc bé có bình
thường ?
 Mấy tuổi thì hết đái dầm?
 Bao giờ biết đi và biết nói?
Có mút ngón cái, cắn móng tay hoặc có tật gì khác?
Có hay nổi cơn tam bành (Temper temtrums)?
13/10/2009 10
Các yếu tố môi trường

Bệnh (phisical illness):


Sinh ra dễ hay khó?
hen suyễn,
dị ứng mũi, hoặc rối loạn dạ dày, ruột?
Bất tỉnh bao lâu?
Có bị gãy xương nào không ?
Bệnh nhân đã bị lãng quên?
……

13/10/2009 11
83% sự phân tích tiền sử sẽ gợi
cho ta ngay lập tức rằng phải
chú ý đến vấn đề gì .

13/10/2009 12
Các yếu tố
Lịch sử học hành (school
history):
Đi học ở đâu?
Trình độ học vấn hoặc nghỉ học lúc mấy tuổi và đậu
bằng gì?
 Có bị hỏng thi, có ở lại lớp?
Giỏi về môn nào?
Học với thầy giáo nào lâu nhất?
Có trốn học?
 Tại sao thôi học?

13/10/2009 13
Các yếu tố
Lịch sử việc làm (work history):
Bệnh nhân có giúp đỡ gia đình? Có trợ giúp gia đình hay
gia đình trợ giúp? Ngoài thời gian học ở trường có làm
gì khác? Sau khi thôi học làm nghề gì? Lương tháng
bao nhiêu? Làm nghề bao lâu (hoặc các nghề khác)?
Có bao giờ nổi nóng? Tại sao bỏ nghề? Nghề nào thích
nhất và giỏi nhất? Thích làm gì?

Lịch sử phạm pháp (history of


delinquency):
Có phạm pháp lần nào? Nếu có, lúc mấy tuổi?
Trong hoàn cảnh nào? Có thấy hối hận hay bình
thường? Bản thân có suy nghĩ gì về tội của mình?

13/10/2009 14
Phát triển tình dục (Psychosexual
development):

Mấy tuổi có kinh? Con trai mấy tuổi có biểu


hiện xuất tinh? Có biểu hiện đồng tình
luyến ái?
(Homosexuality), mấy tuổi lấy Vợ/Chồng?
Lấy ai? Có tìm hiểu lâu? Ly thân? Ly dị?
Có bị thống kinh? Có thay đổi nhân cách,
tính tình khi có kinh không ? Việc chăn gối
có hài hòa? Có gì cần tâm tình?
Phần này rất tế nhị,
rất khó khai thác
13/10/2009 15
Lịch sử xã hội (social
history):
Loại thái độ xã hội nào mà bệnh nhân
thực hiện suốt cuộc đời?
Sống lẻ loi cô độc một mình
Hay rất hòa đồng với mọi người
Có thích thú với giới tính của mình?
Có những thú vui gì?
Thích trò giải trí gì?
Có thích đọc sách?
Ước vọng của cuộc đời là gì?
Có tôn giáo nào?
Ý thức đối với tôn giáo, mê tín, dị đoan?
Có cảm thấy rằng nhiều người khác giống tính mình, xa
lánh mình, chỉ trích, lên án, xỏ mình nhiều?
Có lánh xa người khác do bối rối hoặc do quá bận việc?

13/10/2009 16
Lịch sử HÀNH VI (behavioral
history):

Chậm phát triển:


- tâm – vận – động
- ngôn gữ
- ý thức
- tự ý thức

13/10/2009 17
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CĐTL

Nguyên tắc

Thực hiện các bước từ dễ đến khó.

Riêng trong trường hợp nhằm mục đích


giám định, yêu cầu được thay đổi một
cách có ý định, có kế hoạch vạch ra từ
trước.

13/10/2009 18
Quan sát trực tiếp
Sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp
hơn là các test tâm lý vì nó đòi hỏi ít suy
luận hơn và cho phép nghiên cứu mối
quan hệ giữa hành vi và môi trường.
Quan sát hành vi có thể là tự nhiên
(naturalistic) và có kiểm tra.
tự nhiên
có tác động

13/10/2009 19
Quan sát tự nhiên
Cá nhân được quan sát với một hệ thống ghi số lượng và
sự tối thiểu về xâm phạm của người quan sát trong môi
trường của chính bản thân bệnh nhân, ở bệnh viện, ở
trường học, các hoàn cảnh, ở cộng đồng, ở nhà. Cách
quan sát trực tiếp sẽ giúp ta phát triển nhiều hành vi
mà ta không thấy được trong phỏng vấn hoặc trong
tiến hành các test tâm lý.
Quan sát có kiểm tra: tạo ra một hoàn cảnh trong
phòng thí nghiệm về quan sát hành vi dưới rất nhiều
điều kiện đại trà - ví dụ: sử dụng các thang đo lường về lo lắng, về
sợ hãi, về hành vi, về đau đớn thể xác, tính tình trầm uất, về khả năng
vận động v.v...
Khám tâm lý: Được tiến hành trong một số buổi, mỗi
buổi không kéo dài (tối đa là một giờ ruỡi) những buổi
khám tiếp theo nên có những nghiệm pháp lặp lại và có
những nghiệm pháp mới.

13/10/2009 20
Thực nghiệm, Trắc nghiệm
Thực nghiệm tâm lý
Thực nghiệm tâm lý là tái tạo lại một hiện tượng tâm lý
đã định nhằm khảo sát, nghiên cứu một số khía cạnh
của hiện tượng đó bằng cách thay đổi các yếu tố hoàn
cảnh thực nghiệm.
Trắc nghiệm tâm lý
Test tâm lý là công cụ đã được tiêu chuẩn hóa, dùng để
đo lường khách quan một hay một số khía cạnh của
hiện tượng tâm lý hoặc của nhân cách.

13/10/2009 21
TEST
Tính chuẩn: Test phải được thực hiện trong các điều kiện chuẩn,
theo một quy trình chuẩn và theo các chuẩn phù hợp.

Tính hiệu lực: Test phải đo được cái cần đo.

Độ tin cậy: Trên cùng một đối tượng, ở các lần đo khác nhau,
test phải có kết quả giống nhau.

Tâm sinh ký (Psychophisiological recording)


Sử dụng máy đo huyết áp, điện tâm ký trong các trường hợp bị
stress (lên xuống hoặc thay đổi) cho bệnh nhân nằm nghỉ hoặc
làm theo một số hình thái bị kích thích riêng biệt, Đo điện não
đồ xem các nhịp sóng alpha, beta, delta đều hay không đều, tần
số thấp hay cao v.v... để chẩn đoán các bệnh tâm lý, các tổn
thương não.

13/10/2009 22
Đánh giá môi trường

Sự tiếp cận môi trường khám phá các tác động vật lý và
xã hội môi trường trên người.

Để đánh giá ảnh hưởng của môi trường MOOS (1976) đã


phát triển bảng đánh giá bầu không khí xã hội.

Brigtman (1975) đã phát triển bảng đánh giá gọi là


những thành phần tổ chức của sự thay đổi hành vi cho
quan sát viên đã được huấn luyện để tính điểm sau
một ngày ở trong môi trường.

13/10/2009 23
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN
Về phương pháp luận
+ Khuynh hướng cho rằng các phương pháp nghiên
cứu tâm lý (mà được gọi gộp lại là test) đều là
những phương pháp mang tính chủ quan, do vậy
những kết quả của nó chưa đủ tin cậy.

+ Khuynh hướng sử dụng một cách máy móc rập


khuôn tất cả các phương pháp bất luận phương
pháp đó dựa trên cơ sở lý luận như thế nào.

Nhà tâm lý học phải đứng trên cơ sở lý luận nhất định: cơ sở lý


luận của tâm lý học Mác xít.
* Trên cơ sở lý luận của TLH Mác xít, chúng ta đánh giá khách
quan những cơ sở lý luận và phương pháp khác nhau.

13/10/2009 24
Các phương pháp chẩn đoán

Nhóm thứ nhất: bao gồm những


phương pháp nhằm xác định sự hiện
diện (hoặc khuyết thiếu) một khía cạnh
nào đó của quá trình tâm lí.
Ví dụ: Phương pháp khảo sát khối lượng
trí nhớ ngắn hạn, độ bền trí nhớ dài
hạn, di chuyển chú ý, phân bố chú ý
v.v..

13/10/2009 25
KHẢO SÁT TRÍ NHỚ
Học thuộc 10 từ:
+ Tài liệu: 10 danh từ thông dụng không gắn liền về nghĩa, âm.
+ Cách tiến hành:
- Hướng dẫn bênh nhân: “Đây là bài tập kiểm tra trí nhớ. Tôi sẽ
đọc 10 từ, anh chị chú ý lắng nghe. Sau khi đọc xong hãy nhắc
lại. Khi nhắc lại không cần theo thứ tự”.
- Đọc 10 từ với vận tốc đều, khoảng 1 từ/giây, giọng đều, rõ ràng.
- Ghi lại tất cả những từ bệnh nhân tái hiện vào văn bản.
- Hướng dẫn lần hai “Bây giờ tôi đọc lại. Đây là bài tập học thuộc
lòng nên những lần sau này , anh (chị) nhắc lại những từ tôi vừa
đọc”.
- Bài tập làm từ 5 -10 lần tùy theo mục đích nghiên cứu.

13/10/2009 26
KHẢO SÁT TRÍ NHỚ

+ Những điểm lưu ý: Không nhắc gợi cho bệnh nhân;


không để bệnh nhân tái hiện quá lâu; sau lần hai,
không nhắc lại hướng dẫn mà đọc luôn.
- Ghi lại nhận xét về hành vi, thái độ, cảm xúc của bệnh
nhân trong quá trình làm bài.
+ Xử lí kết quả:
- Lập đường cong học thuộc: trục tung biểu hiện từ tái
hiện đúng, trục hoành là từng lần làm.
- Phân tích các lỗi mắc phải: từ bịa, gắn nghĩa v.v.
- Nhận xét về mối quan hệ giữa thứ tự từ đã đọc với thứ
tự từ hiện, tần xuất tái hiện từ.

Test trí nhớ WECHSLER (Wechsler Memory Test).

13/10/2009 27
KHẢO SÁT TRÍ NHỚ

Test trí nhớ Wechsler gồm 7 tiểu test (item) nhằm khảo sát các
khía cạnh khác nhau của trí nhớ.
Thông tin cá nhân - xã hội: Gồm 6 câu hỏi chung về cá nhân -
xã hội.
Kiểm định tâm lý: Bao gồm 3 bài tập nhỏ: đếm ngược từ 20 + 1,
đếm cách từ 1 + 40 và đọc bảng chữ cái.
Nhớ Logic: Tái hiện 2 câu chuyện nhỏ, mỗi chuyện 23 đơn vị
nghĩa.
Nhớ dãy số: Tái hiện lần lượt từng dãy số với số lượng tăng dần
theo chiều xuôi và ngược.
Tái hiện thị giác: Tái hiện 4 hình vẽ cho trước.
Nhớ liên tưởng: 10 cặp từ gồm 6 cặp dễ và 4 cặp khó liên tưởng
được trình bày trong 3 lần theo thứ tự khác nhau.
+ Tài liệu : Bộ test trí nhớ Wechsler. (Giấy bút; mẫu biên bản;
đồng hồ bấm giây.)
13/10/2009 28
KHẢO SÁT TRÍ NHỚ

Cách tiến hành


- Tiến hành từng bước theo hướng dẫn trong test.
- Ghi kết quả vào mẫu biên bản.

Xử lí kết quả
- Cho điểm thô đối với kết quả từng bài.
- Tính tổng số điểm
- Cộng thêm điểm theo lứa tuổi - tìm chỉ số trí nhớ theo
bảng

13/10/2009 29
KHẢO SÁT TRÍ NHỚ

Những điểm lưu ý:

- Khi thực hiện kỹ thuật viên cần nắm vững cách làm
trước đó.

- Có thể sử dụng một số tiểu test với góc độ là bài


tập độc lập, cụ thể là các tiểu test: nhớ dãy số, nhớ
logic, tái hiện thị giác và nhớ liên tưởng.

13/10/2009 30
KHẢO SÁT CHÚ Ý

Bảng SCHULTE
Tài liệu : 5 bảng Schulte (Đồng hồ bấm giây)
Cách thực hiện:
- Hướng dẫn : “Bây giờ anh (chị) hãy lần lượt tìm các số
từ 1,2,3... cho đến 25. Hãy làm nhanh nhưng bình
tĩnh”.
- Bắt đầu tính thời gian khi đưa bệnh nhân bảng 1 và
dừng lại khi bệnh nhân chỉ đến số 25.
- Lần lượt thực hiện tương tự đối với các bảng tiếp theo.
- Ghi lại kết quả vào mẫu biên bản.

13/10/2009 31
KHẢO SÁT CHÚ Ý

Phân tích: Nhận xét về sự di chuyển chú ý trên cơ sở:


- Tính thời gian trung bình đọc bảng.
- Về sự biến thiên thời gian trong từng bảng và qua các
bảng..

Các cách làm khác: cũng làm như trên nhưng chỉ có 3
bảng:
- Dùng làm 2 bảng Schulte cổ điển (25 số) và 1 bảng 49
số (25 số màu đen và 24 số màu đỏ).

13/10/2009 32
KHẢO SÁT CHÚ Ý
Bảng BOURDON
+ Tài liệu :
- Bảng Bourdon in sẵn ( gồm 50
dòng, mỗi dòng 50 chữ cái). Tất cả
có 8 loại chữ nằm theo trật tự ngẫu
nhiên.
- Đồng hồ bấm giây
- Bút

13/10/2009 33
KHẢO SÁT CHÚ Ý

Cách tiến hành

- Hướng dẫn bệnh nhân : “ Đây là bảng có các


chữ cái khác nhau. Nhiệm vụ của anh là đọc lần
lượt từng dòng ( đưa bảng Bourdon và bút cho
bệnh nhân) , thấy chữ A thì khoanh tròn, chữ C
thì gạch chéo và K gạch chéo theo chiều ngược
lại (Chỉ vào mẫu đã gạch sẵn A C K).Trong quá
trình làm tôi sẽ đánh dấu từng phút. Hãy làm
thật nhanh nhưng không đượcbỏ lỗi”.

Đánh dấu từng phút trên bảng Bourdon của bênh


nhân.
- Dừng lại sau 10 phút.

13/10/2009 34
KHẢO SÁT CHÚ Ý

Xử lí và phân tích kết quả:


- Tính các chỉ số: Độ chính xác của từng phút.
Cx = (Đ x 100)/ (Đ+S)
Đ- Số chữ cái đánh dấu đúng.
S- Số chữ cái đánh dấu sai hoặc bỏ sót.
- Năng suất của từng phút.
N = Ts x Cx (làm tròn số)
Ts= Tổng các chữ đọc trong 1 phút
- Tính trung bình của 2 chỉ số trên.
- Nhận xét về : Khả năng phân bố và di
chuyển chú ý. Khả năng lao động trí tuệ.

13/10/2009 35
KHẢO SÁT CHÚ Ý

Các dạng và cách làm khác:


Bảng Bourdon có thể găp các mẫu sau: - 50 dòng - mỗi
dòng 40 chữ - 40 dòng, mỗi dòng 30 chữ - Chữ in hoa -
Chữ in thường.
Các cách làm khác:
- Gạch một hoặc hai loại chữ cái.
- Chỉ gạch những chữ cái cùng với chữ ở đầu hàng.
- Chia làm 2 loạt, loạt đầu thực hiện trong điều kiện bình
thường và loạt sau trong điều kiện gây nhiễu.
Ngoài ra còn có thể có các cách làm khác.

13/10/2009 36
Bảng tính KRAEPELIN

Tài liệu : Bản Kraepelin in sẳn bao gồm 8


dãy phép tính cộng.

Cách tiến hành:


- Hướng dẫn bệnh nhân : “Anh (chị) hãy
lần lượt cộng các số ở hàng trên và dưới
sau đó ghi lại kết quả. Lưu ý chỉ ghi số
hàng đơn vị.”
Ví dụ: 7 + 5 = 12 thì chỉ ghi số 2 thôi”.
- Sau 15 giây yêu cầu làm tiếp.

13/10/2009 37
Bảng tính KRAEPELIN

Xử trí và phân tích kết quả

- Tính số phép tính đúng và sai trong từng hàng.


- Lập đồ thị.
Y = Số lượng phép tính đúng
X = Thứ tự hàng.
- Nhận xét về độ bền chú ý.

13/10/2009 38
Bảng tính KRAEPELIN

Cách làm khác


- Hiện nay thường dùng bảng Kraeplin
cải tiến bao gồm 16 dãy phép tính
trong đó có 8 phép đầu là của
Kraepelin cổ điển, 8 dãy sau xen kẽ
giữa phép cộng và phép trừ.
- Có cách làm khác là sử dụng khoảng
thời gian là 30 giây

13/10/2009 39
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
TƯ DUY

Tài liệu:
-Mẫu Pictogram in sẵn gồm 16 khái
niệm với các mức độ trừu tượng
khác nhau.

- Bút màu, giấy, đồng hồ bấm giây

13/10/2009 40
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
TƯ DUY
Cách tiến hành
- Hướng dẫn bệnh nhân :” Đây là bài tập trí nhớ thị
giác. Nhớ băng cách nhìn. Cách làm như sau: Những từ
mà anh (chị) cần nhớ , tôi chỉ đọc một lần. Đến cuối
buổi tôi mới hỏi lại. Để cho dễ nhớ nhất anh (chị) hãy
vẽ một hình gì đó (đưa giấy và bút cho bệnh nhân), sau
này căn cứ vào các hình vẽ nhớ lại từ. Không nên viết
chữ hoặc số mà hãy vẽ hình gì cho dễ nhớ nhất. Mẫu tự
do lựa chọn.
- Theo dõi thời gian: To= thời gian tiềm tàng kể từ lúc
đọc đến khi bệnh nhân vẽ hình.
T1 = Thời gian vẽ từng hình.

13/10/2009 41
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
TƯ DUY
- Ghi chép biên bản: Ghi vào mẫu “pictogram” tất cả
những giải thích của bệnh nhân, các phản ứng cảm
xúc, các các hành vi kèm theo.
- Tái hiện từ: Sau 40-60 phút hỏi lại bệnh nhân những từ
cần nhớ theo từng hình vẽ. Đánh dấu (+) nếu bệnh
nhân nhớ đúng, ghi lại từ bệnh nhân tái hiện sai, ghi
dấu (-) nếu bệnh nhân không nhớ lại được.
- Khi chỉ vào hình vẽ nên đảo lộn trật tự ban đầu.

13/10/2009 42
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
TƯ DUY
Xử lí và phân tích kết quả
Phân tích nội dung hình vẽ và giải thích các dấu hiệu.
- Hoàn cảnh cụ thể: Bệnh nhân vẽ một hình cụ thể. Ví dụ
cảnh chia quà để nhớ sự công bằng. Hình vẽ cụ thể quá
nhiều những chi tiết hoặc bệnh nhân cho rằng chỉ có thể
giải thích được còn rất khó vẽ hình v.v.. đều xếp vào dấu
hiệu này.
- Khái quát giả: Hình vẽ không có nội dung chỉ là đường nét
đơn giản. Hình vẽ, giải thích thể hiện sự liên tưởng ngẫu
nhiên, ví dụ : vẽ hình tam giác để nhớ lại từ luồng gió
mát vì hình tam giác có 3 cạnh và luồng gió mát có 3 từ.
Hình vẽ, giải thích mang tính kỳ dị hoặc siêu trừu tượng.

13/10/2009 43
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
TƯ DUY

- Màu sắc cá nhân: Hình vẽ thể hiện cái tôi hoặc


những lời giải thích luôn xuất phát từ kinh nghiệm
cá nhân, gắn liền với bản thân.

- Phù hợp: Hình vẽ cụ thể nhưng giải thích mang tính


chung, khái quát, ví dụ: vẽ cái cuốc để nhớ “lao
động nặng”. Các ký hiệu thông dụng mang tính khái
quát cao, ví dụ mũi tên đi lên để nhớ “phát triển” .

13/10/2009 44
Nhận xét
• Màu sắc mà bệnh nhân dùng để vẽ hình.
• Thời gian tiềm tàng và thời gian vẽ hình.
• Nhận xét về trí nhớ gián tiếp, so sánh với
kết quả nhớ trực tiếp (10 từ).
• Các phản ứng cảm xúc, hành vi trong
quá trình làm bài.

13/10/2009 45
Một số cách làm khác:

• Thay đổi số lượng khái niệm cần nhớ


• Trong một số trường hợp có thể “cài” một số từ “quan
trọng” để thăm dò phản ứng cảm xúc kèm theo.
• Yêu cầu tái hiện ở những khoảng thời gian khác nhau.
• Có thể phân tích một số chỉ số khác như: tính định
hình, đa hình, đường nét (liền, đứt đoạn), cỡ hình vẽ
v.v.
• Đây là bài tập khó song nó cung cấp khá nhiều thông
tin về trí nhớ, thông tin, cảm xúc và nhân cách bệnh
nhân. Phương pháp này không áp dụng cho bệnh nhân
có trình độ văn hóa dưới 7/10.

13/10/2009 46
So sánh khái niệm

Tài liệu: 10-16 cặp từ bao gồm những từ dễ, khó và


không so sánh được.
- Máy ghi âm
Cách tiến hành:
• Bài tập được thực hiện dưới dạng trò chuyện. Ví dụ
theo anh (chị) đồng và vàng giống nhau ở điểm nào ?”
• Hỏi tiếp “khác nhau ở điểm nào” sau khi bệnh nhân trả
lời về sự giống nhau.
• Khi hỏi nên thay đổi cách, không rập khuôn.
• Ghi lại nhận xét về phản ứng cảm xúc, hành vi của BN
trong quá trình làm bài.
• Cuối buổi ghi lại câu trả lời của bệnh nhân vào mẫu đã
in sẵn.

13/10/2009 47
So sánh khái niệm

Xử lý kết quả: Phân tích các câu trả lời của bệnh nhân theo các
dấu hiệu sau:
• Chi tiết - cụ thể: So sánh căn cứ vào đặc điểm cụ thể, bề ngoài
của sự vật chi tiết nhỏ.
• Khái quát giả: So sánh dựa vào đặc điểm ngẫu nhiên nào đó,
không đi vào các bản chất song không phải là đặc điểm chi tiết,
cụ thể. Thao tác so sánh dường như xuất phát từ 2 bình diện
khác nhau của cặp từ.
• Màu sắc cảm xúc: So sánh, bình luận về cặp từ xuất phát từ sở
thích cá nhân.
• - Phù hợp: Bài tập được thực hiện trên cơ sở các dấu hiệu, đặc
điểm điển hình, đặc trưng của sự vật, hiện tượng.
Lưu ý:
• Bài tập này không áp dụng đối với bệnh nhân có trình độ văn
hóa dưới 7/10.
• Trong trường hợp không có máy ghi âm, phải ghi thật nhanh,
thật đầy đủ lời của bệnh nhân.

13/10/2009 48
Loại trừ đối tượng

Tài liệu: Một bộ 12 tranh, trong mỗi tranh có 4 vật khác


nhau
Cách tiến hành:
• Hướng dẫn bệnh nhân “Ở đây (đưa bức tranh số 1) có
4 vật trong đó có 3 vật có thể ghép thành nhóm với
nhau. Vật còn lại không ở trên nhóm đó. theo anh (chị)
vật nào thừa ?”
• Sau khi bệnh nhân trả lời xong hỏi tiếp “tại sao?” và
“nhóm còn lại là nhóm gì ?”
• Ghi lại tất cả lời giải thích của bệnh nhân vào biên bản.

13/10/2009 49
Loại trừ đối tượng

Xử lý kết quả: Căn cứ vào tên nhóm, cơ sở để loại trừ “


vật thứ tư, kết quả được xử lí theo dấu hiệu:
• Hoàn cảnh cụ thể: Nhóm được lập trên cơ dở một số
đặc điểm cụ thể nào đóhoặc theo một hoàn cảnh cụ thể
nào đó.
• Khái quát giả: Nhóm được lập trên dấu hiệu ngẫu nhiên
hoặc “ tiềm tàng “ của sự vật
• Màu sắc cá nhân: Bài tập được thực hiện xuất phát từ
cái tôi, không thích , không muốn...
• Phù hợp: Cơ sở tạo nhóm là các đặc điểm đặc trưng,
khái quát của sự vật.
• Bài tập này cũng không áp dụng cho những người có
trình độ văn hóa dưới 7/12
13/10/2009 50
Phân nhóm đồ vật
Tài liệu:
Bộ tranh bao gồm các loại đồ vật, thực vật khác nhau
Máy ghi âm
Cách tiến hành
Hướng dẫn bệnh nhân: “Đây là bộ tranh bao gồm các
vật khác nhau, anh (chị) xem thấy tranh nào hợp với
tranh nào thì để thành nhóm với nhau”
Đưa bộ tranh cho bệnh nhân phân nhóm, hỏi tên nhóm
được tạo thành

13/10/2009 51
Phân nhóm đồ vật

• Giai đoạn 1: Kết thúc khi tranh đã được phân chia hết
ra các nhóm
• Giai đoạn 2: Yêu cầu bệnh nhân rút gọn số nhóm cho
đến khi bệnh nhân không rút gọn được nữa
• Ghi lại những phản ứng, cảm xúc của bệnh nhân qua
băng casette, trong trường hợp không có máy ghi âm,
hãy ghi một cách nhanh nhất, và đầy đủ giải thích của
bệnh nhân

13/10/2009 52
Phân nhóm đồ vật

Xử lý kết quả: Kết quả cũng được xử lí


theo các dấu hiệu:

13/10/2009 53
-Hoàn cảnh cụ thể: nhóm tranh dựa
trên các đặc điểm cụ thể của sự vật

-Khái quát giả: nhóm dựa trên dấu


hiệu ngẫu nhiên hoặc xuất phát từ
các cơ sở khác nhau

-Màu sắc cá nhân: dựa trên ý thích


của bệnh nhân

-Phù hợp : nhóm dựa trên dấu hiệu


khái quát, đặc trưng cơ bản của sự
vật hiện tượng
13/10/2009 54
Định nghĩa - Khái niệm

Yêu cầu bệnh nhân định nghĩa một


số khái niệm (với các mức độ trừu
tượng khác nhau). Ví dụ : “Thế
nào là sức khoẻ?”

13/10/2009 55
Quan hệ tương tự

Đây là nhóm các phương pháp trong


đó có thể chia làm hai loại chính:
tương tự đơn giản và tương tự phức
tạp. Những phương pháp này
thường là mẫu in sẵn và hướng dẫn
cách làm luôn.

13/10/2009 56
Liên tưởng
Đây cũng là một nhóm các phương pháp: Liên
tưởng tự do (gọi thật nhanh 60 từ bất kỳ),
liên tưởng có chỉ đạo (trả lời từ được nghe
bằng một từ bất kỳ, bằng từ ngược nghĩa
v.v.)
Giải thích tục ngữ: hoặc tìm, chọn câu tương
đương.

Nhóm thứ hai: Gồm những phương pháp khảo


sát thích hợp, trắc nghiệm trí nhớ Wechsler
hoặc điển hình nhất là các trắc nghiệm trí tuệ
(Wais, Wisc, Raven …).

13/10/2009 57
TEST TRÍ TuỆ

Khái niệm về chỉ số IQ (xem thêm bài chậm phat


triển tâm lý trẻ em)
Thuật ngữ IQ (Intelligence Questions) lần đầu tiên được
V.Stern đưa ra năm 1912 sau đó được sử dụng trong
test trí tuệ Standford Binet trên cơ sở cải tiến test trí
tuệ đầu tiên Binet-Simon (1905). Lúc ban đầu IQ được
tính theo công thức :
IQ=(MA x 100 %)/CA
MA-tuổi trí tuệ
CA - tuổi thực (tính đến thời điểm làm test)
Theo công thức trên, nếu đứa trẻ 5 tuổi, thực hiện được
các bài tập trí tuệ của trẻ 6 tuổi thì nó có MA=6 và
IQ=20
13/10/2009 58
TEST TRÍ TUỆ
• Tuy nhiên cách lý giải trên có nhiều hạn chế đặc biệt là
MA. Chỉ cần nêu ra một trong những lý do mà Wechsler
đã đưa ra để phê phán thì cũng rõ. Cũng theo ví dụ trên
khi đứa trẻ lên được 10 tuổi để có được IQ=120 nó phải
vượt bạn cùng lứa 2 tuổi.

• Năm 1939, Wechsler đưa ra test trí tuệ mới “Thang


Wechsler Bellevue”. Năm 1949, ông đưa ra W.I.S.C (the
Wechsler Intelligence Scale For Children) dành cho trẻ em
từ 5-15 tuổi. Năm 1955, xuất hiện W.A.I.S (the Wechsler
Aldult Intelligence Scale) trên cơ sở sửa đổi “Wechsler
Belleveu Scale” dành cho người lớn (16 tuổi trở lên).

• Đến năm 1967 có thêm W.P.P.S.I (the Wechsler Pre-


School an Primary Scale of Intelligence) dành cho trẻ 4–
6.5 tuổi . Cho đến nay cả 3 loại W.I.S.C, W.A.I.S và
W.P.P.S.I đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

13/10/2009 59
TEST TRÍ TUỆ

Do khái niệm IQ đã quá quen thuộc nên Wechsler vẫn sử


dụng nó song cách tính đã khác hẳn với cách tính của
Standford–Binet trước đây. Wechsler đã tiến hành trắc
nghiệm trên 1700 người đại diện cho mọi thành phần:
lứa tuổi, giới, chủng tộc, văn hóa, địa lý,... và được
phân thành 7 hạng tuổi (từ 16-64). Điểm số trung bình
cho mỗi hạng tuổi được ấn định là IQ chuẩn – tương
đương với 100, mỗi độ lệch chuẩn (SD) =15. Như vậy
khi nói đến IQ của một người có nghĩa là so sánh người
đó với nhóm mà cá nhân đó là thành viên.

Thuật ngữ IQ theo chúng tôi dùng từ “chỉ số trí tuệ” là


phù hợp hơn so với khái niệm thương số trí tuệ (thương
trí) hoặc hệ số trí tuệ bởi lẽ dùng từ chỉ số biểu thị được
sát hơn quan niệm của Wechsler về IQ.

13/10/2009 60
Test trí tuệ Wechsler

Như đã đề cập ở trên hiện nay có 3


loại test trí tuệ Wechsler, ở đây
chúng tôi chỉ giới thiệu test trí tuệ
dành cho người lớn W.A.I.S

Test WAIS bao gồm 11 tiểu test dùng


lời (Verbal scale) và tiểu test thực
thi (performance scale)

13/10/2009 61
Kiến thức chung

Gồm 29 câu hỏi về những kiến thức thông thường


với mức độ tăng dần. Mỗi câu đúng cho 1 điểm.
Tối đa là 29 điểm.

Thông hiểu chung:


Có 14 câu hỏi về những đặc điểm, hành vi trong
1 hoàn cảnh cụ thể, cách xử thế hoặc sự thông
hiểu các chuẩn mực xã hội.

Ví dụ: người điếc bẩm sinh cũng bị câm?


Tùy theo mức độ khái quát của câu trả lời mà cho điểm từ 0–2.
Tối đa là 28 điểm.

13/10/2009 62
TEST TRÍ TuỆ

Số học:

Tất cả có 14 bài tập học từ dễ đến khó


Mỗi câu trả lời đúng và trong thời gian cho
phép thì được 1 điểm.

4 bài khó nếu câu nào vượt định mức thời


gian được cộng thêm 1 điểm.

13/10/2009 63
So sánh

Giống như so sánh khái niệm ở đây chỉ


cần nói điểm giống nhau của 2 sự vật.
Tùy theo mức độ khái quát của câu trả lời
mà cho 0,1 hoặc 2 điểm. Tất cả có 13
cặp từ, điểm tối đa là 26.

Nhớ dãy số:


Yêu cầu bênh nhân tái hiện lần lượt từng
dãy số với số lượng tăng dần tối đa là
dãy số 9 số. Sau đó tái hiện các dãy số
khác cũng với số lượng tăng dần nhưng
theo chiều ngược. Dãy số tối đa là 8 số.
Điểm tối đa là 17.
13/10/2009 64
Vốn từ

• Bệnh nhân phải định nghĩa và giải thích ý nghĩa 40 từ


với mức độ trừu tượng tăng dần. Tùy theo mức độ khái
quát của câu trả lời mà cho 0, 1 hoặc 2 điểm. Tối đa 80
điểm.

• Ký hiệu số:
• Cho trước từng kí hiệu đi kèm với mỗi số từ 1 đến 9.
Yêu cầu bệnh nhân điền kí hiệu tương ứng vào 100 ô
đã đánh số nhưng nằm theo trật tự ngẫu nhiên. Từ ô
thứ 11 bắt đầu tính thời gian. Giới hạn là 90 giây. Mỗi ô
đúng được tính 1 điểm. Tối đa 20 điểm.

13/10/2009 65
TEST TRÍ TuỆ

Khối Koos:
Bệnh nhân phải ghép các khối để tạo hình trong một thời
gian hạn định mức độ tăng dần. 4 bài sau cùng nếu
hoàn thành sớm hơn hạn định thì được công thêm
điểm. Tối đa 48 điểm.

Xắp xếp trình tự các bức tranh:


Tất cả có 8 bộ tranh với số lượng khác nhau. Yêu cầu
bệnh nhân xắp xếp lại các bức tranh đó (từng bộ) theo
đúng trật tự sự kiện. Tùy theo thời gian và bộ tranh
khác nhau, điểm cũng khác nhau. Tối đa 36 điểm.

13/10/2009 66
Ghép hình
Có 4 hình đã được cắt rời thành nhiều mãnh.
Nhiệm vụ của bệnh nhân là phải ghép lại từng
hình trong khoảng thời gian hạn định.

Nếu hoàn thành sớm hơn được tính thêm


điểm.

Tối đa là 46 điểm.
Điểm thô của từng tiểu test được qui ra điểm
chuẩn.

Trên cơ sở tổng số điểm chuẩn tra bảng tìm


IQ. Có thể tính IQ cho phần dùng lời và phần
thực thi.
13/10/2009 67
Test Raven

Tài liệu: bộ test Raven đã được in sẵn

Cách tiến hành: Yêu cầu bệnh nhân tìm một hình nhỏ
trong số hình đã đánh số bên dưới để đưa vào hình lớn
(còn để trống một chỗ là phù hợp nhất). Làm lần lượt
từng bài. Không giới hạn thời gian.
Xử lý kết quả: Mỗi bài đúng cho 1 điểm. Tổng cộng có 60
bài chia ra 5 loạt
Từ tổng số điểm tra bảng tìm IQ. Hoặc có thể tính theo
các mức sau:

13/10/2009 68
ỨNG DỤNG CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ TRONG
LÂM SÀNG

1. Mức I– trí tuệ phát triển cao (đúng 57-60)


2. Mức II– trên trung bình (45-56)
3. Mức III– trung bình (15-44)
4. Mức IV– dưới trung bình (3-14)
5. Mức V– khuyết tật trí tuệ (dưới 3 bài đúng).

Nhóm thứ ba: các phương pháp tổng thể nhân cách:
T.A.T, M.M.P.I., Rorschach, v.v. (đã giới thiệu ở bài
nhân cách)

13/10/2009 69

You might also like