You are on page 1of 61

taUBND TỈNH BẾN TRE VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN KỸ THUẬT BIỂN

BÁO CÁO
ỨNG DỤNG HÌNH ẢNH VIỄN THÁM – GIS
TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG,
QUÁ TRÌNH DIỄN BIẾN CÁC BÃI BỒI - CỒN NỔI
ĐỀ TÀI

ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ


DÒNG CHẢY, XU THẾ DIỄN BIẾN CÁC BÃI BỒI,
CỒN NỔI VEN SÔNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
KHAI THÁC TỔNG HỢP

Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Kỹ thuật Biển


Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Hoàng Văn Huân
Cơ quan quản lý đề tài: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2023


UBND TỈNH BẾN VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM
TRE VIỆN KỸ THUẬT BIỂN
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO
ỨNG DỤNG HÌNH ẢNH VIỄN THÁM – GIS
TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG,
QUÁ TRÌNH DIỄN BIẾN CÁC BÃI BỒI - CỒN NỔI

ĐỀ TÀI

ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ


DÒNG CHẢY, XU THẾ DIỄN BIẾN CÁC BÃI BỒI,
CỒN NỔI VEN SÔNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
KHAI THÁC TỔNG HỢP

Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì đề tài

PGS. TS Hoàng Văn Huân


Tp. Hồ Chí Minh, năm 2023
Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

MỤC LỤC

DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT.........................................................iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH...........................................................................................
MỞ ĐẦU......................................................................................................................
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................................
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................
1.5. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU...................................................................................
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU........................................
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ....................................................................................................
1.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU, THỜI TIẾT..................................................................
1.3. THỔ NHƯỠNG....................................................................................................
1.3.1. Nhóm đất cát........................................................................................
1.3.2. Nhóm đất mặn.....................................................................................
1.3.3. Nhóm đất phèn...................................................................................10
1.3.4. Nhóm đất phù sa................................................................................10
1.3.5. Nhóm đất nhân tác............................................................................10
1.4. ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG SÔNG NGÒI, CHẾ ĐỘ THUỶ VĂN VÀ DÒNG
CHẢY.........................................................................................................................11
1.4.1. Đặc điểm hệ thống sông ngòi............................................................11
1.4.2. Đặc điểm chế độ thủy văn và dòng chảy.........................................14
1.4.2.1. Dòng chảy mùa cạn..............................................................................14
1.4.2.2. Dòng chảy mùa lũ................................................................................15
1.4.2.3. Đặc điểm thủy triều..............................................................................16
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................18
2.1. KHUNG ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU........................................................18
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................18

Viện Kỹ thuật Biển i


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

2.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát hiện trường...................................18


2.2.2. Phương pháp kế thừa, thu thập và thống kê dữ liệu......................19
2.2.3. Phương pháp giải đoán ảnh viễn thám và GIS...............................20
2.2.3.1. Phương pháp giải đoán ảnh viễn thám...............................................20
2.2.3.2. Thống kê biến động đường bờ bằng công cụ DSAS...........................21
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM..............................22
2.3.1. Thế giới...............................................................................................22
2.3.2. Việt Nam.............................................................................................25
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ CÁC KHU VỰC
NGHIÊN CÚU...........................................................................................................31
3.1. Nhánh sông Mỹ Tho...........................................................................................31
3.2. Nhánh sông Hàm Luông....................................................................................34
3.3. Nhánh sông Cổ Chiên........................................................................................40
3.4. Nhánh sông Ba Lai.............................................................................................46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................51

Viện Kỹ thuật Biển ii


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH : Biến đổi Khí hậu


BTCT : Bê tông cốt thép
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
DEM : Mô hình cao độ số (Digital Elevation Model)
ĐGS : Đê giảm sóng
ĐHH : Đê hỗn hợp

Viện Kỹ thuật Biển iii


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Diện tích phân theo cao độ.........................................................................6


Bảng 1.2. Tổng số giờ nắng trung bình giai đoạn 1986 – 2018 (giờ).........................6
Bảng 1.3. Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm (mm)............................................7
Bảng 2.1. Dữ liệu cần thu thập..................................................................................19
Bảng 2.2. Thông tin dữ liệu ảnh vệ tinh....................................................................20
Bảng 2.3. Phân loại mức độ xói lở - bồi tụ...............................................................29

Viện Kỹ thuật Biển iv


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Bến Tre.................................................................5


Hình 1.2. Bản đồ đẳng trị mưa tỉnh Bến Tre...............................................................8
Hình 1.3. Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bến Tre...............................................................11
Hình 1.4. Hệ thống sông, rạch, kênh tỉnh Bến Tre...................................................13
Hình 1.5. Phân bố dòng chảy theo mùa trên hệ thống sông chính ở tỉnh Bến Tre. . .16
Hình 1.6. Bản đồ vùng giáp nước tỉnh Bến Tre........................................................17
Hình 2.1. Khung định hướng nghiên cứu.................................................................18
Hình 3.1. Tốc độ thay đổi đường bờ cồn Tân Mỹ giai đoạn 2000 – 2020................30
Hình 3.2. Khoảng cách thay đổi đường bờ cồn Tân Mỹ giai đoạn 2000 - 2020.......31
Hình 3.3. Tốc độ thay đổi đường bờ cồn Phụng giai đoạn 2000 - 2020...................31
Hình 3.4. Khoảng cách thay đổi đường bờ cồn Phụng giai đoạn 2000 - 2020.........32
Hình 3.5. Tốc độ thay đổi đường bờ cồn Quy giai đoạn 2000 – 2020......................32
Hình 3.6. Khoảng cách thay đổi đường bờ cồn Quy giai đoạn 2000 – 2020............33
Hình 3.7. Tốc độ thay đổi đường bờ cồn Cái Gà giai đoạn 2000 – 2020.................34
Hình 3.8. Khoảng cách thay đổi đường bờ cồn Cái Gà giai đoạn 2000 – 2020.......34
Hình 3.9. Tốc độ thay đổi đường bờ cồn Tiên Lợi giai đoạn 2000 – 2020..............35
Hình 3.10. Khoảng cách biến động đường bờ cồn Tiên Lợi giai đoạn 2000 - 2020 35
Hình 3.11. Tốc độ thay đổi đường bờ cồn Tiên Long giai đoạn 2000 – 2020..........36
Hình 3.12. Khoảng cách biến động đường bờ cồn Tiên Long giai đoạn 2000 – 2020
...................................................................................................................................36
Hình 3.13. Tốc độ biến động đường bờ cồn Hưng Phong giai đoạn 2000 - 2010....37
Hình 3.14. Tốc độ biến động đường bờ cồn Hưng Phong giai đoạn 2010 – 2020...37
Hình 3.15. Tốc độ thay đổi đường bờ cồn Đất giai đoạn 2000 – 2020.....................38
Hình 3.16. Tốc độ thay đổi đường bờ cồn Đất giai đoạn 2000 - 2020.....................38
Hình 3.17. Tốc độ biến động đường bờ cồn Phú Đa giai đoạn 2000 - 2010............39
Hình 3.18. Tốc độ biến động đường bờ cồn Phú Đa giai đoạn 2010 - 2020............39
Hình 3.19. Tốc độ thay đổi đường bờ cồn Bùng giai đoạn 2000 – 2020..................40

Viện Kỹ thuật Biển v


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Hình 3.20. Khoảng cách biến động đường bờ cồn Bủng giai đoạn 2000 – 2020.....41
Hình 3.21. Tốc độ thay đổi đường bờ cồn Kiến giai đoạn 2000 – 2020...................41
Hình 3.22. Khoảng cách biến động đường bờ cồn Kiến giai đoạn 2000 - 2020.......42
Hình 3.23. Tốc độ thay đổi đường bờ cồn Lát giai đoạn 2000 – 2020.....................42
Hình 3.24. Khoảng cách thay đổi đường bờ cồn Lát giai đoạn 2000 – 2020...........43
Hình 3.25. Tốc độ thay đổi đường bờ cồn Tân Thành giai đoạn 2000 – 2020.........43
Hình 3.26. Khoảng cách thay đổi đường bờ cồn Tân Thành giai đoạn 2000 - 2020 44
Hình 3.27. Tốc độ thay đổi đường bờ sông Ba Lai giai đoạn 2000 – 2020..............44
Hình 3.28. Khoảng cách thay đổi đường bờ sông Ba Lai giai đoạn 2000 - 2020.....45

Viện Kỹ thuật Biển vi


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, ĐBSCL đang phải đối mặt với ba thách thức lớn nhất. Thứ nhất là
tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) thể hiện qua sự thay đổi về nhiệt độ, mưa, gió,
bão, nước biển dâng và những hiện tượng cực đoan gây hạn mặn mùa khô năm
2016 và 2019. Thứ hai là tác động của các thủy điện trên sông Mê Kông. Theo
thống kê, lượng phù sa mịn đã giảm 50% từ 160 triệu tấn còn 83 triệu tấn. Dự báo
sau khi 11 đập ở hạ lưu vực hoàn thành, phù sa mịn sẽ giảm 50% lần nữa và 100%
cát, sỏi sẽ bị chặn lại. Thứ ba là sự phát triển chưa bền vững, trong đó gồm sụt lún
với tốc độ trung bình 18 cm trong 25 năm qua (1991 - 2016) do sử dụng nước ngầm
quá mức. Sạt lở diễn ra từ sau 1992, càng về sau càng dữ dội. Hiện nay hơn một nửa
chiều dài bờ sông, biển ĐBSCL, khoảng 891 km, bị sạt lở mà nguyên nhân chính là
thiếu phù sa mịn và thiếu cát.

Bến Tre là một trong những tỉnh ven biển thuộc vùng ĐBSCL đang chịu ảnh
hưởng nặng bởi BĐKH. Toàn tỉnh có hơn 112 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng
chiều dài trên 138 km. Trong đó: Sạt lở bờ sông 104 điểm: tổng chiều dài khoảng
118,2 km gây hư hại nhà ở, mất đất sản xuất của hàng trăm hộ dân. Sạt lở bờ biển
08 điểm: tổng chiều dài khoảng 19,4 km, mức độ xâm thực bờ biển đang diễn ra
mạnh mẽ, trung bình hàng năm bờ biển lấn sâu và trong đất liền khoảng từ 10-15 m
làm mất trên 120 ha đất và khoảng 100 ha rừng phòng hộ ven biển. Những khu vực
đã và đang diễn biến sạt lở nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh như: Sạt lở bờ biển Ba
Tri, Bình Đại và Thạnh Phú; sạt lở bờ sông Mỏ Cày; sạt lở khu vực các cồn: cồn
Tam Hiệp, huyện Bình Đại; cồn Phú Đa, huyện Chợ Lách; cồn Thành Long, huyện
Mỏ Cày Nam... Hiện tại, tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh vẫn đang
tiếp diễn và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Công nghệ viễn thám và GIS là một hướng tiếp cận hiệu quả và đang được
ứng dụng mạnh mẽ, rộng rãi trong nghiên cứu đánh giá hiện trạng, diễn biến xói lở -

Viện Kỹ thuật Biển 1


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

bồi tụ bờ biển, cửa sông. Viễn thám cung cấp các tư liệu ảnh qua các thời kỳ khác
nhau. GIS giúp cho việc lưu trữ, cập nhật và sử dụng có hiệu quả các dữ liệu đã có
về hiện tượng xói lở - bồi tụ. Từ thực tế trên chuyên đề “Ứng dụng hình ảnh viễn
thám – GIS tiến hành phân tích, đánh giá hiện trạng, quá trình diễn biến các bãi
bồi - cồn nổi” được tiến hành. Chuyên đề là một hợp phần quan trọng phục vụ cho
đề tài “Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi
bồi, cồn nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp” nhằm mục đích xác
định được xu hướng xói lở và bồi tụ cho ba khu vực nghiên cứu trong quá khứ và
tương lai để có giải pháp công nghệ phù hợp với thực tế và dự báo hành lang sạt lở.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

+ Mục tiêu tổng quát

Đánh giá được quá trình biến động đường bờ các khu vực cồn, giúp các nhà
quản lý tại địa phương có cái nhìn tổng thể về bức tranh xói lở và đề xuất đưa ra các
giải pháp khắc phục.

+ Mục tiêu cụ thể

Lựa chọn và phân tích các ảnh viễn thám phù hợp với khu vực nghiên cứu;

Phân tích kết quả biến động đường bờ giai đoạn 2015 – 2020;

So sánh kết quả nghiên cứu với hiện trạng 4 khu vực nghiên cứu.

1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung 1: Thu thập tài liệu nghiên cứu cần thiết cho đề tài.

Nội dung 2: Phân tích đánh giá hiện trạng 3 khu vực nghiên cứu.

Nội dung 3: Đánh giá mức độ biến động đường bờ giai đoạn 2000 – 2020.

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng trong nghiên cứu này là quá trình diễn biến đường bờ các cồn ở 4
khu vực.

Viện Kỹ thuật Biển 2


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Hình 0.1: Sơ đồ vị trí nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu được mô tả như sau:


- Khu vực nghiên cứu
+ Nhánh sông Mỹ Tho (sông Tiền Giang): Cồn Tân Mỹ, cồn Phụng, cồn
Quy;

+ Nhánh sông Hàm Luông: Cụm cồn Tiên Lợi gồm cồn Cái Gà, cồn Tiên
Lợi, cồn Tiên Long, cồn Hưng Phong, cồn Đất;

+ Nhánh sông Cổ Chiên: cồn Phú Đa, cụm cồn Lát gồm cồn Bùng, cồn Kiến
và cồn Lát, cồn Mỏ Cày Nam (cồn Tân Thành);

+ Nhánh sông Ba Lai (khu vực sau cống đập Ba Lai).

- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2000 đến năm 2020.


1.5. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU

Ý nghĩa khoa học: Đề tài cung cấp một trường hợp nghiên cứu cụ thể trong
đánh giá biến động đường bờ của khu vực cồn trên địa bàn tỉnh Bến Tre cho các
nghiên cứu sau này.

Viện Kỹ thuật Biển 3


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả phân tích biến động sẽ giúp cho các nhà quản lý
có được bức tranh tổng quát về tình hình xói lở ở khu vực cồn trên địa bàn tỉnh Bến
Tre. Từ đó, đưa ra các giải pháp qui hoạch sử dụng đất phù hợp và huớng đến sự
phát triển kinh tế - xã hội bền vững (cơ sở hạ tầng, sinh mạng con người, thiệt hại
vật chất,..) và môi trường sinh thái, cũng như phòng tránh được sụt lở bờ sông và
giúp người dân có cuộc sống ổn định.

Viện Kỹ thuật Biển 4


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Bến Tre với diện tích tự nhiên là 2.360 km 2 là tỉnh nằm ở phía Đông vùng
đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tiếp giáp biển Đông với chiều dài đường biển
khoảng 65 km và nằm ở giữa 2 nhánh của sông Tiền Giang, đây là nhánh chính của
sông Mekong. Tỉnh nằm trong vùng từ 105°57’ Đông đến 106°48’ Đông và từ
9°48’ Bắc đến 10°10’ Bắc (Hình 1.1). Toàn tỉnh có 01 thành phố và 08 huyện với
dân số 1.292,40 nghìn người, mật độ dân số là 540 người/km2.

Hình 1.1. Bả n đồ vị trí địa lý tỉnh Bến Tre

Nằm trên vùng đồng bằng trẻ nên Bến Tre có địa hình bằng phẳng, tỉnh như
một lưỡi phù sa mới của sông Tiền, mang đặc trưng riêng của ĐBSCL và cao độ
phổ biến từ 1 – 2 m (chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên), trong khi đó diện tích đất

Viện Kỹ thuật Biển 5


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

có cao độ > 2,0 m chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 4,90% (Bảng 1.1).

Bảng 1.1. Diện tích phân theo cao độ


Nguồn: Bản đồ DEM Bộ TNMT

TT Cao độ (m) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 < 0,5 5,698 2,38

2 0,5 – 1,0 7,857 3,28

3 1,0 – 1,5 65,290 27,27

4 1,5 – 2,0 111,731 46,67

5 > 2,0 11,734 4,90

6 Sông rạch kênh 37,110 15,50

Cộng 239,420 100

1.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU, THỜI TIẾT

Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ
trung bình hằng năm cao, từ 26oC – 27,5oC.

- Nhiệt độ cao thường rơi vào tháng IV, nhiệt độ bình quân tháng biến đổi từ
28,3 – 28,8oC, nhiệt độ cao nhất biến đổi từ 36,1 – 37,7 oC. Tháng 1 lạnh nhất, nhiệt
độ bình quân từ 25,3 – 25,9oC, nhiệt độ thấp nhất biến đổi từ 17,1 – 19,4 oC. Chênh
lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm khoảng 2,8 – 3,3oC
- Số giờ nắng theo năm biến đổi từ 2.500 giờ đến 2.648 giờ, trong đó các tháng
mùa khô số giờ nắng lớn hơn 200 giờ, các tháng mùa mưa phổ biến dưới 200 giờ,
trung bình 6 – 7 giờ mỗi ngày. Cao nhất là trong mùa khô, hàng ngày có xấp xỉ 8 giờ
nắng.

Bảng 1.1. Tổng số giờ nắng trung bình giai đoạn 1986 – 2018 (giờ)

Trạ I II III IV V VI VI VII IX X XI XI Năm


m I I I

Viện Kỹ thuật Biển 6


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Mỹ 25 25 28 27 22 18 20 17 17 19 22 2.64
188
Tho 5 4 4 5 5 7 1 7 9 7 7 8

Bến 22 25 27 25 22 17 18 15 17 20 19 2.49
184
Tre 3 4 2 9 0 3 6 7 3 0 6 9

Lượng mưa trung bình năm khu vực tỉnh Bến Tre biến đổi từ 1.400 đến
1.600mm.

- Xu thế về không gian, lượng mưa lớn ở phía biển và phía tỉnh Trà Vinh;
lượng mưa có giá trị thấp hơn ở phía huyện Châu Thành và Chợ Lách. Biến đổi
lượng mưa trong năm, lượng mưa ở các tháng VII đến XI chiếm 80 – 90% lượng
mưa năm. Điều này dẫn đến tình trạng thừa nước trong mùa mưa và thiếu nước ngọt
trong mùa khô.

Bảng 1.2. Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm (mm)

- Số ngày mưa trong năm ở khu vực tỉnh Bến Tre biến đổi từ 119 đến 143
ngày, trong đó trạm Bến Tre có số ngày mưa lớn nhất. Số ngày mưa ở các tháng VI
đến tháng XI giao động từ 12 đến 21 ngày.

Viện Kỹ thuật Biển 7


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Hình 1.2. Bả n đồ đẳ ng trị mưa tỉnh Bến Tre

Lượng bốc hơi ngày lớn nhất biến đổi từ 6,5 mm đến 9,2 mm. Xu thế chung,
các tháng mùa khô lượng bốc hơi lớn hơn các tháng mùa mưa. Tổng lượng bốc hơi
trung bình năm biến đổi từ 1.000 mm đến 1.166,3 mm.

Độ ẩm không khí lớn nhất phổ biến xấp xỉ 100%; giá trị nhỏ nhất biến đổi
từ 30 đến 60%; giá trị trung bình biến đổi trên 75%. So sánh giữa các trạm, thì trạm
Ba Tri đánh giá chung có độ ẩm không khí thấp hơn so với hai trạm còn lại.

Về gió chướng: Vào mùa gió Đông Bắc, gió khống chế ở bề mặt ĐBSCL
nói chung và Bến Tre nói riêng, hướng gió chính Đông Bắc mà đã chuyển thành
hướng Đông hoặc Đông Nam, gần như thẳng góc với bờ biển phía Đông ĐBSCL.
Đây là gió mà ở địa phương người ta gọi là gió chướng. Vận tốc gió trung bình là 5
m/s, ngoài khơi phía Đông ĐBSCL vận tốc trung bình đạt tới 10 m/s, lúc mạnh có
thể lên tới 15 – 20 m/s.

Bão và áp thấp nhiệt đới: Tuy ít xuất hiện ở ĐBSCL nói chung và Bến Tre
nói riêng. Số cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến ĐBSCL thời kỳ 1956 –
1997 (40 năm) là 7 cơn (tháng VIII: 1 cơn, tháng X: 1 cơn và tháng XI: 5 cơn). So
với tổng số cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta trong cùng thời kỳ là

Viện Kỹ thuật Biển 8


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

243 cơn thì tần suất chỉ là 2,88%. Tuy hiếm nhưng bão và ATNĐ hoạt động vẫn
ảnh hưởng đến ĐBSCL gây thiệt hại về người và của cải vật chất; Bão gây ra mưa,
gió và làm dâng cao sóng triều vùng ven biển, các kết quả khảo sát về độ cao nước
dâng do cơn bão.

1.3. THỔ NHƯỠNG

Đất đai ở Bến Tre khá đồng nhất về chất lượng. Đất có độ phì tiềm tàng khá,
nhưng khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng kém (do độc tố kìm hãm giải
phóng dinh dưỡng chậm). Đất có phản ứng từ ít chua đến trung tính ở tầng mặt,
ngoại trừ nhóm đất phèn nặng, lượng đạm tổng số nhìn chung từ mức trung bình
đến khá ở tầng đất mặn, trong khi lượng lân từ nghèo đến rất nghèo. Hầu hết các
loại đất đều có độ phì từ mức thấp đến rất thấp, tỉnh Bến Tre phân thành 5 nhóm đất
chính như sau:

1.3.1. Nhóm đất cát


Diện tích khoảng 14.678,00 ha chiếm tỷ lệ 6,32% diện tích tự nhiên, phân bổ
rải rác trên diện tích khu vực các huyện Mỏ Cày, Ba Tri, Thạnh Phú, Bình Đại và
một phần diện tích huyện Giồng Trôm. Do đất cát giồng có địa hình cao, thành phần
cơ giới nhẹ, nguồn gốc đất cát biển đã phân hóa, tỷ lệ cát cao 80 – 90 % nên đất có
cấu trúc rời rạc, khả năng giữ nước và phân kém, chỉ thích hợp cho việc sử dụng
làm thổ cư và canh tác cây ăn trái (chủ yếu là cây có múi) và rau màu.

1.3.2. Nhóm đất mặn


Diện tích khoảng 56.053,69 ha chiếm tỷ lệ 24,14% diện tích tự nhiên, phân
bổ tập trung ở phần lớn khu vực 03 huyện ven biển: Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú,
hiện đang được sử dụng trồng lúa 01 vụ, trồng rừng và nuôi trồng thủy sản. Đây là
nhóm đất bị nhiễm mặn trên toàn phẫu diện. Tuy đất ít chua, nhưng bị nhiễm mặn
thường xuyên nên tính chất lý hóa đã thay đổi nhiều so với đất phù sa. Đất thường
nặng, thoát nước kém nên tốc độ phân giải các chất hữu cơ rất chậm. Loại đất này
khi có điều kiện rửa mặn sẽ trở nên thích hợp cho sản xuất nông nghiệp với chủng
loại cây trồng tương đối đa dạng. Riêng đất ven biển thích nghi cho rừng ngập mặn

Viện Kỹ thuật Biển 9


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

và nuôi trồng thủy sản.

1.3.3. Nhóm đất phèn


Diện tích 9.522,35 ha, chiếm 4,10% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố rải
rác ở khắp các huyện, thường gặp ở địa hình thấp, khó tiêu và nhiễm mặn. Đất phèn
ở các huyện Châu Thành (An Hiệp, Tam Phước), Bình Đại (Phú Vang, Phú Lộc,
Thạnh Trị), Mỏ Cày Bắc (Tân Thành Bình), Mỏ Cày Nam (Thành Thới A, Ngãi
Đăng, Cẩm Sơn), Giồng Trôm (Tân Lợi Thạnh, Hưng Lễ), Ba Tri (An Phú Trung,
Mỹ Hòa), Thạnh Phú (Hòa Lợi, An Thạnh). Có thể phân biệt thành 3 loại đất phèn:
Đất phèn tiềm tàng, đất phèn hoạt động và đất phèn nhiễm mặn. Nhìn chung đất rất
chua (pH từ 2,9 - 4,5), giàu hữu cơ (C/N = 4 – 6 %) nhưng phần lớn đã bị tích lũy
trong đất, tốc độ phân giải rất chậm nên cây trồng khó sử dụng.

1.3.4. Nhóm đất phù sa


Diện tích 24.306,70 ha chiếm 10,48% diện tích toàn tỉnh, phân bố phần lớn
diện tích ở các huyện: Chợ Lách, Châu Thành, TP. Bến Tre, Mỏ Cày Bắc, một phần
diện tích phía Bắc huyện Bình Đại, Giồng Trôm, Ba Tri thuộc khu vực có nguồn
nước ngọt. Đây là nhóm đất thuận lợi cho nông nghiệp, có thành phần cơ giới từ thịt
nhẹ đến nặng. Do đất được bồi phù sa hàng năm nên màu mỡ, thông thoáng tốt. Đây
là nhóm đất tốt nhưng có điểm hạn chế là trong đất có nhiều sắt và nhiều loại tầng
xác bã hữu cơ bên dưới, nếu khai thác sử dụng không hợp lý sẽ dẫn đến hiện tượng
kết von trong đất, cây bị ngộ độc sắt và dễ phát sinh đất phèn trong đất.

1.3.5. Nhóm đất nhân tác


Toàn tỉnh có khoảng 91.000 ha đất nhân tác (đất lên líp, đất xáo trộn), chiếm
39,16% diện tích tự nhiên, chủ yếu là các loại đất đã được lên líp khá lâu, tính chất
lý – hóa đã bị thay đổi nhiều so với loại đất nguyên thủy do được cải tạo. Trong
nhóm đất này có gần 58.600 ha đất phù sa lập líp, còn lại gần 30.000 ha đất phèn và
2.330 ha đất mặn lập líp (Hình 1.1).

Viện Kỹ thuật Biển 10


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Nguồn: Phân Viện Quy hoạch thiết kê nông nghiệp miền Nam, Bộ NN & PTNT

Hình 1.1. Bả n đồ thổ nhưỡ ng tỉnh Bến Tre

1.4. ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG SÔNG NGÒI, CHẾ ĐỘ THUỶ VĂN VÀ DÒNG
CHẢY

1.4.1. Đặc điểm hệ thống sông ngòi


Bến Tre có một mạng lưới sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài xấp xỉ
6.000 km và là tỉnh có mật độ sông ngòi cao nhất nước (2,7km/km 2). Các sông lớn
trong hệ thống sông ngòi Bến Tre gồm:

- Sông Mỹ Tho là tên gọi của một đoạn sông Tiền, bắt đầu từ chỗ phân nhánh
ở cuối cù lao Minh, ngang Vĩnh Long cho đến cửa Đại (riêng đoạn từ cồn Tàu ra
đến biển còn có tên là sông Cửa Đại). Sông Mỹ Tho chảy suốt theo chiều dọc của
tỉnh, dài 90 km, làm thành ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Bến Tre và Tiền Giang.
Lòng sông sâu và rộng, trung bình từ 1.500m - 2.000m và càng ra biển càng được
mở rộng. Trên sông có nhiều cồn lớn như cồn Thới Sơn, cồn Rồng (thuộc Tiền
Giang), cồn Phụng, cồn Tàu (thuộc Bến Tre).

Viện Kỹ thuật Biển 11


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

- Sông Cổ Chiên nằm ở phía nam tỉnh Bến Tre, có chiều dài khoảng 80 km,
làm thành ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Bến Tre và hai tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh.
Trên dòng sông Cổ Chiên cũng có nhiều cù lao và cồn như: cù lao Nai, cồn Chen,
cồn Dung, cồn Lớn. Các cồn này thuộc về tỉnh Bến Tre.

- Sông Ba Lai tách ra khỏi sông Tiền tại cồn Dơi, chảy ra biển qua cửa Ba Lai,
có chiều dài 55 Km. Trước kia, sông sâu và rộng, nhưng từ những thập kỷ đầu thế
kỷ 20, do phù sa bồi lắng ngày một nhiều ở phía cồn Dơi (từ Vàm Ba Lai đến xã
Thành Triệu) nên dòng sông cạn dần. Từ kênh An Hóa đi về phía biển, lòng sông
được mở rộng từ 200 đến 300m, độ sâu từ 3 - 5m. Trên sông có các cồn như cồn
Dơi, cồn Quy, cồn Bà Tam, cồn Thùng. Từ năm 2000, cửa Ba Lai đã bị chặn để xây
dựng cống đập ngăn mặn nhằm ngọt hóa phần đất phía Bắc tỉnh Bến Tre.

- Sông Hàm Luông tách ra từ sông Tiền tại địa bàn xã Tân Phú, huyện Châu
Thành, làm ranh giới tự nhiên giữa cù lao Bảo và cù lao Minh, dài 70km. Lòng sông
sâu từ 12 - 15m, rộng trung bình từ 1.200 - 1.500m, đoạn gần cửa biển rộng đến hơn
3.000m. Chính vì thế, sông Hàm Luông có lưu lượng nước dồi dào nhất so với các
sông khác của tỉnh, góp phần tạo nên sự trù phú của các huyện: Chợ Lách, Châu
Thành, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm, Ba Tri và thành phố Bến Tre.
Trên sông có những cù lao hoặc cồn đất nổi tiếng như: cù lao Tiên Long, cù lao
Thanh Tân, cù lao Linh, cù lao Ốc, cù lao Lá, cù lao Đất, cồn Hố, cồn Lợi.

Viện Kỹ thuật Biển 12


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Hình 1.1. Hệ thố ng sô ng, rạ ch, kênh tỉnh Bến Tre

Ngoài bốn con sông chính trên, Bến Tre còn có một mạng lưới sông, rạch,
kênh đào chằng chịt nối liền nhau tạo thành một mạng lưới giao thông và thủy lợi
rất thuận tiện. Trên địa bàn tỉnh có hàng trăm sông, rạch và kênh trục thủy lợi, trong
đó có trên 60 con sông, rạch, kênh rộng từ 50 - 100m. Đáng chú ý có các sông rạch,
kênh quan trọng sau đây:

- Sông Bến Tre: dài khoảng 30km, chảy từ trung tâm cù lao Bảo (Tân Hào -
Giồng Trôm), một nhánh nối với kênh Chẹt Sậy qua sông Ba Lai, một nhánh qua
thành phố Bến Tre, đổ ra sông Hàm Luông. Đây là con đường thủy quan trọng của
tỉnh.

- Rạch Cái Mơn: dài 11km, chảy qua vùng cây ăn trái nổi tiếng trù phú Vĩnh
Thành, Vĩnh Hòa (huyện Chợ Lách) đổ ra sông Hàm Luông.

- Rạch Mỏ Cày: chảy qua thị trấn Mỏ Cày (thông với kênh Mỏ Cày - Thơm) ra
Hòa Lộc, nhập với rạch Giồng Keo, đổ ra sông Hàm Luông.

- Kênh Mỏ Cày - Thơm: được đào từ năm 1905, nối rạch Mỏ Cày với rạch
Thơm, tạo thành con đường lưu thông giữa sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, dài

Viện Kỹ thuật Biển 13


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

15km. Con kênh này cũng với kênh Chẹt Sậy - An Hóa bên cù lao Minh làm thành
con đường thủy quan trọng nối liền Mỹ Tho (Tiền Giang), Bến Tre, Mỏ Cày và Trà
Vinh.

- Rạch Băng Cung: là một nhánh của sông Hàm Luông chảy từ Đại Điền, Mỹ
Hưng, An Thạnh đến Giao Thạnh, đổ ra sông Hàm Luông như một cánh cung dài
23km, một nhánh đổ ra sông Cổ Chiên.

- Rạch Ba Tri: chảy từ Phú Lễ, Phú Ngãi qua thị trấn Ba Tri rồi ra sông Hàm
Luông, dài 8km vừa có giá trị giao thông, vừa có giá trị tưới tiêu cho các cánh đồng
của huyện Ba Tri.

- Kênh Đồng Xuân: được đào từ năm 1888 đến năm 1890, dài 11km nối liền
rạch Ba Tri với rạch Tân Xuân.

- Kênh Chẹt Sậy - An Hóa: được đào năm 1878, dài 6km nối liền sông Bến
Tre với sông Ba Lai. Đến năm 1905, đoạn kênh An Hóa dài 3,5km nối sông Ba Lai
với sông Mỹ Tho được đào tiếp, tạo nên con đường thủy quan trọng từ sông Hàm
Luông qua thành phố Bến Tre đến sông Mỹ Tho và đi các tỉnh bạn.

Ngoài hệ thống sông, rạch, kênh trên địa bàn tỉnh Bến Tre còn có hệ thống
thủy lợi tương đối khép kín, cụ thể như tiểu vùng thủy lợi Bắc Bến Tre, hệ thống
thủy lợi Cây Da ở Huyện Giồng Trôm và Ba Tri.

1.4.2. Đặc điểm chế độ thủy văn và dòng chảy


Nước ngọt của các sông chảy qua Bến Tre được cung cấp bởi nước ngọt từ
sông Tiền. Do điều tiết của Biển Hồ ở Campuchia, hằng năm từ tháng VI đến tháng
IX có dòng nước chảy ngược vào Tôn Lê Sáp, để rồi từ tháng XII đến tháng V năm
sau lại từ Biển Hồ nước bổ sung cho dòng chảy sông Tiền, sông Hậu với tổng lượng
nước khoảng 80 tỷ m3. Dòng chảy các sông ở tỉnh Bến Tre không đơn thuần do
nước từ thượng nguồn đổ về, mà còn do thủy triền biển Đông theo các cửa sông
vào, tạo nên dòng chảy khá phức tạp trong những con sông lớn, nhỏ của tỉnh.

1.4.2.1. Dòng chảy mùa cạn

Viện Kỹ thuật Biển 14


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Mùa cạn (từ tháng XII đến tháng V năm sau), sông Tiền được phân phối
khoảng 52% lượng nước từ thượng nguồn về. Lượng nước này được phân phối cho
các sông chảy qua Bến Tre như sau: Sông Mỹ Tho có 1.598 m3/s, trong đó chia ra:
cửa Tiểu 236,8 m3/s, cửa Đại 473,6 m3/s, cửa Ba Lai 59 m3/s, cửa Hàm Luông 828
m3/s. Sông Cổ Chiên có 1.480 m3/s, trong đó chia ra: cửa Cổ Chiên 710,4 m 3/s, cửa
Cung Hầu 769,6 m3/s.

Nếu không bị tác động bởi nhu cầu sử dụng nước ở thượng nguồn và không
có nươc mặn do thủy triều từ Biển Đông, thì Bến Tre sẽ có đủ nước ngọt cho sinh
hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, mùa khô phần lớn nước trong sông kênh có độ mặn
dao động từ 4,5°/oo đến 20 o/oo, cho nên những tháng mùa khô (tháng 1 đến tháng 4)
thiếu nước ngọt nghiêm trọng.

1.4.2.2. Dòng chảy mùa lũ

Về mùa lũ, lượng nước ngọt bên phía sông Tiền chiếm xấp xỉ 52% tổng
lượng nước của cả sông Tiền và sông Hậu. Lượng nước này được chia ra như sau:
Sông Mỹ Tho có 6.480 m3/s, trong đó cửa Tiểu 960 m3/s, cửa Đại 1.920 m3/s, cửa Ba
Lai 240 m3/s, cửa Hàm Luông 3.360 m3/s. Sông Cổ Chiên có 6.000 m3/s, trong đó
cửa Cổ Chiên 2.880 m3/s, cửa Cung Hầu 3.120 m3/s.

Với lượng nước này, nếu thượng nguồn có những công trình điều tiết, trữ
nước mùa lũ, xả nước mùa khô, thì lượng nước mùa khô tăng lên có thể đẩy mặn
xuống hạ lưu xa hơn, mực nước trong sông cao hơn, chắc chắn sẽ cải thiện được
giao thông thủy, cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.

Viện Kỹ thuật Biển 15


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Hình 1.1. Phâ n bố dò ng chảy theo mù a trên hệ thố ng sô ng chính ở tỉnh Bến Tre

1.4.2.3. Đặc điểm thủy triều

Mực nước sông rạch kênh tỉnh Bến Tre chịu sự chi phối của thủy triều từ
Biển Đông, với chế độ bán nhật triều không đều, trung bình 24 giờ 47 phút. Chế độ
triều có hai lần triều lên và hai lần triều xuống, biên độ triều khoảng 3 – 4 m khi
triều cường và từ 1,8 – 2 m khi triều kém.

Trong năm, chân triều thấp nhất thường rơi vào tháng VI – VIII và đỉnh triều
cao nhất rơi vào tháng XI – I năm sau. Mực nuớc chân triều dao động lớn (1,6 – 3,0
m), trong khi đó mực nước đỉnh triều dao động nhỏ hơn (0,8 – 1m). Kết quả là
khoảng thời gian duy trì mực nước cao dài hơn khoảng thời gian duy trì mực nước
thấp và đường mực nước bình quân ngày nằm gần với đường mực nước đỉnh triều.

Càng vào sâu trong sông, biên độ triều càng giảm do sự nâng lên của chân
sóng triều là chính. Trên sông Hàm Luông, mùa khô, sau khi truyền qua 45 km từ
Tân Thuỷ đến Mỹ Hóa, độ lớn sóng triều giảm còn khoảng 92% và truyền thêm một
khoảng 25 km nữa, tới Chợ Lách độ lớn sóng triều chỉ còn xấp xỉ 75%. Mùa lũ, ảnh
hưởng của nước nguồn không lớn, song cũng làm tiết giảm độ lớn sóng triều thêm
khoảng 10 đến 20 cm tại Mỹ Hóa và 20 đến 40 cm tại Chợ Lách.

Viện Kỹ thuật Biển 16


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Sóng triều truyền vào sông với tốc độ trung bình trên dưới 30 km/h đối với
các sông lớn. Còn đối với những sông nhỏ, hoặc mạng lưới kênh rạch, sự truyền
triều diễn ra phức tạp hơn. Ở đây còn có hiện tượng giao thoa sóng triều tại những
con sông có sự truyền triều từ hai phía tạo nên những vùng giáp nước

Hình 1.1. Bả n đồ vù ng giá p nướ c tỉnh Bến Tre

Sự truyền triều vào trong sông đẩy nước mặn vào sâu trong nội địa, khiến
cho vùng cửa sông thiếu nước ngọt nghiêm trọng vào mùa khô. Những ngày lũ lớn,
nếu gặp kỳ triều cường, nước dâng gây ngập lụt trên diện rộng v.v... Song với vùng
xa cửa sông, mặn không tới được thì dao động thuỷ triều trong ngày có tác dụng
không nhỏ cho tưới tiêu, tháo chua, rửa mặn. Khi triều dâng, mực nước ngọt trong
sông được đẩy lên cao, người ta có thể lợi dụng để lấy nước vào ruộng. Ngược lại,
khi triều rút, mực nước xuống thấp, có thể xả nước, tháo chua từ ruộng ra sông.
Ngoài ra, người ta cũng còn lợi dụng nước lớn và lợi dụng dòng chảy hai chiều của
sông rạch để đưa tàu thuyền vào bến, hoặc đi lại theo chiều dòng chảy, tiết kiệm
được nhiên liệu.

Viện Kỹ thuật Biển 17


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. KHUNG ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Hình 2.1. Khung định hướ ng nghiên cứ u

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát hiện trường


Đây là phương pháp truyền thống thường được sử dụng trong nghiên cứu
diễn biến bờ biển trước đây và hiện nay. Muốn nghiên cứu và đánh giá được diễn
biến đường bờ trong quá khứ, hiện tại và tương lai thì các số liệu điều tra cơ bản đo
đạc diễn biến đường bờ và đo đạc các mặt cắt ngang sông qua thời kỳ nhiều năm là
rất cần thiết. Phương pháp này sử dụng các số liệu đã được thu thập trong quá khứ
và trong hiện tại, kết hợp với việc phân tích các yếu tố tác động gây nên diễn biến
đường bờ để đưa ra những đánh giá về hiện trạng và dự báo những xu thế diễn biến

Viện Kỹ thuật Biển 18


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

trong tương lai gần.

2.2.2. Phương pháp kế thừa, thu thập và thống kê dữ liệu


Đây là một phương pháp quan trọng được sử dụng trong hầu hết các nội
dung của chuyên đề. Tổng hợp các tài liệu về xói lở khu vực nghiên cứu; thống kê,
phân loại mức độ từng khu vực theo thời gian. Đánh giá mức độ và diễn biến xói lở
khu vực nghiên cứu. Thu thập thông tin dữ liệu để bổ sung những thông tin cần thiết
cho khu vực và đối tượng nghiên cứu, bên cạnh đó tạo nguồn tài liệu cơ sở ban đầu
và số liệu thô cho quá trình xử lý và tiến hành phân tích kết quả. Các thông tin cần
thu thập được thể hiện trong Bảng 2.1 và thông tin về ảnh vệ tinh sử dụng được thể
hiện ở Bảng 2.2:

Bảng 2.1. Dữ liệu cần thu thập


STT Dữ liệu cần thiết Tên tài liệu Nơi thu thập Phục vụ đề tài

Bản đồ địa giới hành


chính tỉnh Bến Tre (tỷ Tổng quan
Bản đồ khu lệ 1/50.000) khu vực
UBND tỉnh
1 vực nghiên Bản đồ quy hoạch sử nghiên cứu.
Bến Tre
cứu dụng đất tỉnh Bến Tre Kết quả và
năm 2015 đến 2020 (tỷ phân tích.
lệ 1/50.000)

Hiện trạng xói Sở Tài nguyên Tổng quan


2 lở tại tỉnh Bến Báo cáo rủi ro xói lở – Môi trường hiện trạng
Tre tỉnh Bến Tre nghiên cứu.

Niên giám thống kê tỉnh Chi cục thống kê


Các đặc điểm khu
Bến Tre năm 2019 tỉnh Bến Tre Tổng quan khu
3 vực và đối tượng
Thông tin giới thiệu tổng Cổng thông tin vực nghiên cứu.
nghiên cứu
quan tỉnh Bến Tre tỉnh Bến Tre

Viện Kỹ thuật Biển 19


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Bảng 2.2. Thông tin dữ liệu ảnh vệ tinh

Độ Số Hệ
TT Vệ tinh Bộ cảm Cột/hàng Ngày thu phân kênh toạ
giải ảnh độ

1 Landsat 5 TM 126/052 03/03/2000 30m 7 UTM

2 Landsat 5 TM 126/052 05/04/2010 30m 7 UTM

15 -
3 Landsat 8 OLI/TIRS 126/052 18/05/2015 7 UTM
30m

4 Planet-Scope 15/01/2016 4,77m 4 UTM

5 Planet-Scope 15/05/2018 4,77m 4 UTM

6 Planet-Scope 09/02/2019 4,77m 4 UTM

7 Planet-Scope 20/04/2020 4,77m 4 UTM

2.2.3. Phương pháp giải đoán ảnh viễn thám và GIS


2.2.3.1. Phương pháp giải đoán ảnh viễn thám

Đề tài sử dụng phương pháp viễn thám để lọc tách đường bờ các thời kì từ
năm 2000 – 2020. Phần mềm được sử dụng để tách đuờng bờ là ArcGIS 10.8 và
ảnh viễn thám do các vệ tinh Landsat 5 (2000 và 2010) và Landsat 8 (2015), Planet-
Scope (2016 đến 2020). Nguồn ảnh sử dụng là nguồn ảnh miễn phí được tải từ nền
tảng Google Earth Engine. Vùng Bến Tre chịu ảnh hưởng của thuỷ triều biển Đông
nên gây khó khăn cho việc lựa chọn ảnh viễn thám. Ảnh viễn thám tải cần lựa chọn
những ảnh rơi vào lúc triều kiệt để không bị mực nước che đi bờ, tuy nhiên ở một số
năm do mây nhiều nên sử dụng ảnh nào có chất lượng tốt nhất, có một số ảnh rơi
vào lúc triều cường đang lên, nhưng khi đó mực nước chưa cao nên cũng không gây
ảnh hưởng nhiều đến đường bờ. Để trích xuất được đường bờ, nhóm nghiên cứu đã
áp dụng phương pháp Aleskeikh và chỉ số NDWI để trích xuất đường bờ.

2.2.3.2. Thống kê biến động đường bờ bằng công cụ DSAS

Mỗ i phương phá p đượ c sử dụ ng để tính mứ c độ biến độ ng đườ ng bờ đều


dự a trên việc tính toá n sự khá c biệt giữ a cá c vị trí củ a đườ ng bờ theo thờ i gian.

Viện Kỹ thuật Biển 20


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Mứ c độ thay đổ i đượ c ghi nhậ n theo đơn vị mét trên nă m.

Cá c thố ng kê mà DSAS tính toá n gồ m:

- SCE (Shoreline Change Envelope): Thay đổ i hình dạ ng đườ ng bờ .

- NSM (Net shoreline Movement): Tổ ng biến độ ng đườ ng bờ .

- EPR (End Point Rate): Tố c độ điểm cuố i.

- LRR (Linear Regression Rate): Tố c độ bồ i hoặ c xó i tuyến tính.

Trong đó chỉ số LRR (Linear Regression Rate: Hồ i quy tuyến tính sự thay
đổ i tỷ lệ đườ ng bờ ) cho phép thể hiện rõ tố c độ xó i lở và bồ i tụ đườ ng bờ qua
cá c thờ i kỳ nên dự a và o chỉ số LRR nà y ta xá c định biến đổ i đườ ng bờ tạ i khu
vự c nghiên cứ u.

Có thể thấy chỉ số LRR có các giá trị “-“ và “+”, điều này thể hiện tốc độ bồi
hoặc xói của đường bờ với các mức độ cao thấp khác nhau. Dựa trên số liệu của chỉ
số LRR qua các mốc năm, phân loại các mức độ tác động đến ảnh hưởng đến đường
bờ.

Bảng 2.1. Phân loại mức độ xói lở - bồi tụ

Tốc độ xói (m/năm) Tốc độ bồi (m/năm)

Chỉ số Xếp loại Chỉ số Xếp loại

(-∞;-3) Mạnh (0;1] Thấp

[-3;-1) Trung bình (1;3] Trung bình

[-1;0) Thấp (3;∞) Lớn

2.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.3.1. Thế giới


Ngày nay, đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu sự biến động đường bờ
với bằng các phương pháp khác nhau. Các phương pháp nghiên cứu truyền thống
dựa trên kết quả điều tra, khảo sát thực địa thường không giải quyết được bài toán ở

Viện Kỹ thuật Biển 21


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

quy mô rộng lớn cũng như tốn kém về nhân lực và chi phí. Nhiều nghiên cứu trong
và ngoài nước trong đánh giá biến động đường bờ cho thấy, phương pháp sử dụng
tư liệu ảnh viễn thám đa thời gian để thành lập bản đồ hiện trạng đường bờ có hiệu
quả lớn. Với ưu điểm diện tích phủ rộng, dữ liệu ảnh phong phú, thời gian chụp lặp
lại tại một khu vực có thể trong vài ngày, không tốn nhiều thời gian, công sức cũng
như chi phí so với các phương pháp khác, công nghệ viễn thám có thể được sử dụng
hiệu quả trong xây dựng bản đồ hiện trạng đường bờ.

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh, trong đó
bao gồm cả ảnh quang học và siêu cao tần nhằm đánh giá và giám sát biến động
đường bờ các khu vực hồ, sông và ven biển. Ban đầu, các nghiên cứu thường tập
trung sử dụng kết quả phân loại mặt nước từ ảnh vệ tinh đa thời gian, sau đó chồng
xếp để phát hiện và đánh giá biến động đường bờ.

Naoki Miyazawa trong công bố về “Xói lở bờ vùng sông Mê Kông: hoạt


động của con người xung quanh những đô thị lớn dọc bờ sông là gì?” vào năm
2008, bằng phương pháp khảo sát thực địa kết hợp giải đoán ảnh viễn thám đã chỉ ra
một số điểm nóng về xói lở. Mô tả mối quan hê cân bằng giữa kích thước hạt của
lòng sông và lực kéo không trọng lực của quá trình ngập lũ tạo sông Mê Kông. Bên
cạnh đó, bài báo còn khảo sát hoạt động của con người tại một điểm gây xói lở bờ
sông hoặc quá trình quét/lắng cặn tại hạ lưu sông Mê Kông. Phương pháp này tốn
nhiều thời gian và chi phí khảo sát [18].

Gathot Winasor và một số nhà khoa học đã đưa ra phương pháp xác định tự
động ranh giới đất liền – nước vào năm 2001. Trong nghiên cứu này, tác giả sử
dụng ba kênh ảnh Landsat TM, ETM+ bao gồm: kênh 2 (xanh lục), kênh 4 (cận
hồng ngoại), kênh 5 (hồng ngoại trung bình) để lập ảnh tỉ số. Ảnh tỉ số kênh4/kênh2
được sử dụng để tách vùng bờ có thực vật, trong khi ảnh tỉ số kênh 5/kênh 2 được
sử dụng để tách vùng bờ không có thực vật. Kết quả hai ảnh tỉ số trên sẽ bổ sung
cho nhau để tạo ranh giới hoàn chỉnh giữa nước và đất liền. Trên ảnh thu được,
nước có giá trị nhỏ hơn 1, giá trị còn lại thể hiện đất liền. Kết quả nhận được sẽ
được vector hóa để tạo đường bờ, sau đó chồng xếp nhằm đánh giá biến động[21].

Viện Kỹ thuật Biển 22


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Alesheikh (2007) đã phát triển phương pháp do Winasor đề xuất bằng cách
sử dụng phân ngưỡng ở kênh giữa hồng ngoại (kênh 5) ảnh Landsat 5 TM nhằm
nâng cao độ chính xác trong kết quả chiết tách thông tin đường bờ phục vụ đánh giá
biến động. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kênh 5 ảnh Landsat 5 TM có khả năng
phân biệt tốt ranh giới nước – đất liền, kể cả khu vực có thực vật che phủ ở đường
bờ [12].

Michalis et al. (2007) sử dụng nguồn tư liệu ảnh viễn thám IKONOS nghiên
cứu khu vực bờ biển Georgioupolis giai đoạn 1998-2005. Trong nghiên cứu này sử
dụng phương pháp phân loại có giám sát ảnh vệ tinh để tạo ra lớp mới gồm 2 đối
tượng nước - đất liền và sau đó chiết tách đường bờ, sau đó so sánh kết quả xuất
đường bờ với các vị trí đo được sử dụng GPS. Kết quả nghiên cứu cho thấy không
có sự thay đổi nghiêm trọng nào trong biến động đường bờ từ năm 1998 đến năm
2005, ngoại trừ ở một số nơi có sự thay đổi đáng kể [15].

Để chiết tách thông tin nước mặt, ngoài các phương pháp trên, một số nhà
khoa học còn đề xuất các chỉ số như chỉ số khác biệt nước NDWI (Normalized
Difference Water Index) hoặc chỉ số khác biệt nước điều chỉnh MNDWI (Modified
Normalized Difference Water Index).

Chỉ số NDWI được đề xuất bởi Gao (1996) trên cơ sở sử dụng phản xạ phổ
tại dải sóng cận hồng ngoại và hồng ngoại sóng ngắn (SWIR). Chỉ số NDWI đã
được sử dụng trong nhiều nghiên cứu và cho thấy khả năng phân biệt ranh giới
nước – đất liền tương đối tốt. Cùng năm, McFeeters (1996) đã phát triển chỉ số
NDWI trên cơ sở dụng phản xạ phổ tại kênh hồng ngoại gần và kênh xanh lục. Kết
quả là chỉ số NDWI của McFeeters có khả năng phân biệt ranh giới nước và đất liền
[17]. Chỉ số NDWI của McFeeters được xác định như sau:

GREEN −NIR
NDWI =
GREEN + NIR

Hanqiu Xu (2002) đã phát triển chỉ số MNDWI trên cơ sở dụng phản xạ phổ
tại kênh hồng ngoại giữa và kênh xanh lục. Kết quả là chỉ số MNDWI có khả năng
phân biệt ranh giới nước và đất liền tốt hơn so với chỉ số NDWI [22].

Viện Kỹ thuật Biển 23


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Feyisa và cộng sự (2014) đề xuất chỉ số AWEI (Automated Water Extraction


Index) trên cơ sở phản xạ phổ ở dải sóng xanh lục và giữa hồng ngoại phục vụ chiết
tách thông tin đường bờ [14]. Chỉ số AWEI cũng đã được chứng minh tính hiệu quả
so với các chỉ số khác trong nghiên cứu diễn biến đường bờ từ ảnh vệ tinh Landsat
(Li and Gong, 2016).

Pasquale Maglione et al. (2014) sử dụng ảnh vệ tinh WorldView-2 để đánh


giá biến động bờ biển khu vực Phlegrean thuộc vùng Campania (Ý). Bài nghiên cứu
sử dụng chỉ số khác biệt nước NDWI và chỉ số thực vật NDVI để phân biệt ranh
giới nước - đất, kết hợp với phân loại có giám sát để chiết tách đường bờ. Kết quả
nghiên cứu cho thấy ảnh vệ tinh WorldView-2 cung cấp thông tin chi tiết về cả độ
phân giải hình học và quang phổ, có thể ứng dụng nhận dạng đường bờ biển.
Nghiên cứu cho thấy cả NDVI và NDWI cho phép dễ dàng nhận dạng đường bờ
biển, tuy nhiên NDWI cho kết quả tốt hơn so với NDVI. Phương pháp Maximum
Likelihood giúp cho việc xác định ngưỡng để phân biệt các lớp dễ dàng hơn [16].

Một nghiên cứu ở mức độ khác của xói lở bờ sông, Praveen K. Thakur và
cộng sự năm 2012 đã trình bày về “Nghiên cứu nguy cơ xói lở bờ sông Ganga,
thượng lưu đập Farakka bằng cách sử dụng viễn thám và GIS”. Nghiên cứu này, đã
tập trung vào việc tìm ra những thông số chính về mặt hình thái của sông và sử
dụng cách tiếp cận chéo trong GIS để lập bản đồ các thay đổi không gian thời gian
ở sông Ganga. Các thông số về hình thái sông như tính uốn khúc, chỉ số bện, và tỷ
lệ phần trăm đảo tại khu vực so với tổng diện tích lưu vực sông được đo cho năm
1955, 1977, 1990, 2000, 2003 và năm 2005 từ các hình ảnh vệ tinh của LANDSAT
và IRS cùng với các bản đồ địa hình được sử dụng để phân tích sự biến đổi sông.
Phân loại hình ảnh đã được thực hiện để làm bản đồ che phủ sử dụng đất (LULC)
với 8 lớp. Tạo các đoạn ngang qua sông Ganga để đo sự thay đổi dòng chảy theo
thời gian dọc theo mỗi mặt cắt ngang. Nghiên cứu đưa ra được các chỉ số thay đổi
của bờ, chủ yếu phân tích về nguyên nhân dẫn đến sự xói lở thông qua so sánh với
sự biến động diện tích đất [20].

Các nghiên cứu về biến động đường bờ từ tư liệu ảnh viễn thám trên thế giới

Viện Kỹ thuật Biển 24


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

đã mang lại các kết quả tốt. Kết quả thể hiện được tính ưu việt, hiệu quả của công
nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động đường bờ. Với diện tích phủ
trùm rộng, nguồn ảnh miễn phí, công cụ GIS phát triển mạnh mẽ trở thành công cụ
mạnh để phục vụ giám sát biến động khu vực ven bờ.

2.3.2. Việt Nam


Ngày nay, tình trạng xói lở bồi tụ bờ biển, cửa sông đang diễn ra khá phổ
biến ở nước ta vì Việt Nam là một quốc qua có đường bờ biển dài cùng với hệ
thống sông ngòi dày đặc. Hậu quả của quá trình xói lở bồi tụ bờ biển rất nghiêm
trọng như bồi lấp cửa sông làm giảm khả năng thoát lũ, cản trở luồng giao thông
hàng hải ở các bến cảng,… Chính vì vậy mà nhiều cơ quan đã triển khai các đề tài,
đề án, chương trình giám sát, điều tra, xác định hiện trạng xói lở bồi tụ bờ biển và từ
đó đưa ra các giải pháp phòng chống phù hợp. Bên cạnh các mô hình thủy văn đánh
giá xói lở bồi tụ cửa sông, bờ biển thì trong những năm gần đây, với sự phát triển
của khoa học công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin và công nghệ vũ trụ, tư
liệu viễn thám và GIS đã được ứng dụng trong nghiên cứu, đánh giá biến động
đường bờ ở Việt Nam. Một số đề tài nghiên cứu tiêu biểu trong nước như:

Trần Văn Điện và cộng sự (2005) đã sử dụng tư liệu ảnh viễn thám đa thời
gian là ảnh quang học Landsat, ảnh siêu cao tần Radarsat để nghiên cứu. Trong
nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng phương pháp tổ hợp màu các kênh cận hồng
ngoại của các ảnh vệ tinh thu tại các thời điểm khác nhau để thấy ra biến đổi do xói
lở và chuyển dịch cửa đầm phá, đồng thời dùng thuật toán lọc ngưỡng để xác định
đường mực nước lúc thu ảnh. Chồng lớp đường bờ trong GIS để đánh giá xói lở bờ
biển, biến động cửa đầm phá và tính toán tốc độ và quy mô xói lở bờ biển. Kết quả
cho thấy cửa đầm phá biến đổi mạnh cả dịch chuyển và đóng mở cửa. Xói lở bờ
biển diễn ra mạnh ở khu vực Thuận An sau trận lũ mở cửa Hòa Duân vào tháng 11
năm 1999. Đến năm 2005, bờ biển và cửa đầm phá đã gần đạt được trạng thái cân
bằng động, một số khu vực xói nhẹ, một số nơi đã bồi tụ trở lại [4].

Lâm Đạo Nguyên và cộng sự năm 2010, trong công bố về “Sự thay đổi
đường bờ sông Mê Kông tại Việt Nam, - Sử dụng đa dữ liệu viễn thám” đã đưa ra

Viện Kỹ thuật Biển 25


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

được tốc độ bồi xối tại các điểm trọng tâm và đưa được dự báo sự thay đổi đường
bờ trên sông Tiền vào năm 2015 và 2020. Nghiên cứu này là sử dụng các dữ liệu
viễn thám được biết đến như một công nghệ hiệu quả và nhanh chóng để phân tích
mối nguy hại ở các bờ sông. Sử dụng các hình ảnh vệ tinh quang phổ và radar đa
thời gian (Landsat MSS, TM, ETM +, ASTER và ERS-2) từ 1989 đến 2010. Phần
mềm Hệ thống Phân tích Đường bờ Kỹ thuật Số (Digital Shoreline Analysis System
- DSAS) được áp dụng để phân tích tỷ lệ và dự báo sự thay đổi của bờ sông trong 5
và 10 năm tới sau khi đường bờ được số hoá từ ảnh viễn thám đã xử lý [19].

Tiếp sau đó, Hà Quang Hải và cộng sự năm 2011, trong nghiên cứu “Tương
quan xói lở - bồi tụ một số khu vực lòng sông Tiền - sông Hậu” đã đưa ra được kích
thước bồi tụ và xói lở tại bốn khu vực (bao gồm khu vực Tân Châu – Hồng Ngự) có
hoạt động xói lở - bồ tụ diễn ra phức tạp và tính được tỷ lệ tương quan giữa bồ tụ -
xói lở. Nghiên cứu đã thực hiện đo đạc và khảo sát địa hình lòng sông kết hợp phân
tích bản đồ địa hình và tư liệu viễn thám. Bản đồ tỷ lệ 1:50.000, hệ thống lưới chiếu
UTM được xây dựng trên cơ sở ảnh hàng không nên có độ chính xác khá cao. Các
ảnh Landsat MSS năm 1989, Landsat ETM+ năm 2000 và 2008 được giải đoán và
tích hợp với GIS để nghiên cứu biến động hình thái lòng sông (đường bờ và các bãi
bồi). Bản đồ địa hình và ảnh vệ tinh cho phép phân tích cấu trúc tổng thể khu vực;
phân loại các kiểu hình thái dòng chảy; biến động đường bờ (xói lở, bồi tụ); sự dịch
chuyển các bãi cát ven và bãi cát giữa lòng; xác định sự phân bố thực vật ven sông
[5].

Cùng năm 2011, Phạm Thị Phương Thảo và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu
biến động đường bờ biển Phan Thiết. Tư liệu ảnh được sử dụng là ảnh Landsat giai
đoạn 1973-2004. Sử dụng phần mềm DSAS (Digital Shoreline Analysis System)
của công cụ GIS tính toán tốc độ thay đổi đường bờ khu vực Hàm Tiến. Kết quả
nhận được cho thấy, đường bờ khu vực Hàm Tiến giai đoạn 1973 – 2000 có sự thay
đổi rất lớn, trong đó có nhiều khu vực bị xói lở nghiêm trọng [10].

Nguyễn Tiến Hoàng và các cộng sự (2011) sử dụng ảnh vệ tinh Landsat giai
đoạn 1973 - 2010, ASTER giai đoạn 2000- 2008, ảnh SPOT năm 2005, 2007 và bản

Viện Kỹ thuật Biển 26


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

đồ địa hình kết hợp với phương pháp tổ hợp màu, phân tích ngưỡng, giải đoán
đường bờ trong điều kiện có sóng vỡ để nghiên cứu biến động của đường bờ khu
vực cửa Thuận An và cửa Tư Hiền (tỉnh Thừa Thiên Huế). Kết quả cho thấy đoạn
bờ từ Hải Dương đến Phú Thuận bị xâm thực với tốc độ mạnh nhất, khoảng 10 -
15m/năm. Khu vực hai cửa sông Thuận An và Tư Hiền biến đổi phức tạp. Vùng cửa
sông Hương có xu hướng biến đổi từ cấu trúc liman sang cấu trúc cửa sông hình
phễu [7].

Nguyễn Duy Khang, Lê Mạnh Hùng (2012) sử dụng tư liệu viễn thám đa độ
phân giải là Landsat TM và SPOT đã số hóa trực tiếp đường bờ từ ảnh vệ tinh, sau
đó chồng xếp để đánh giá biến động đường bờ và nhận xét thực trạng xói lở bờ biển
và suy thoái rừng phòng hộ khu vực Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang [9].

Trịnh Phi Hoành và cộng sự vào năm 2012 đã thực hiện nghiên cứu tính bất
thường trong sự biến động bờ sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp. Các tác giả
đã cho thấy biến động bờ sông hiện nay so với trước đây có sự khác biệt rất lớn: quá
trình xói lở bờ sông ngày càng chiếm ưu thế, phổ biến với cường độ mạnh, gia tăng
nhanh, phức tạp và xảy ra nhiều vào mùa kiệt. Xói lở sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh
Đồng Tháp tiêu biểu cho xói lở vùng sông hạ châu thổ, chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi
dòng chảy thượng nguồn và thủy triều. Nguyên nhân là do sự biến đổi khí hậu hiện
nay kết hợp với hoạt động dân sinh làm gia tăng động lực dòng chảy hai mùa, thay
đổi lòng dẫn và đường bờ.

Năm 2014, Trịnh Phi Hoành đã tiến hành đánh giá hiện trạng xói lở bờ sông
Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2013 theo không gian và thời
gian. Nghiên cứu cho thấy xói lở bờ sông Tiền trong giai đoạn này diễn ra trên
phạm vi rộng, có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp về cả không gian lẫn thời
gian. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng xói lở trên là đặc điểm thủy văn, động lực
dòng chảy kết hợp với đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng, địa hình và hình thái lòng dẫn
sông cũng như được tăng cường bởi các hoạt động kinh tế, xã hội [8].

Đào Đình Châm và các cộng sự (2013) sử dụng tư liệu ảnh viễn thám
Landsat giai đoạn 1975 - 2000 và ảnh SPOT năm 2011, phương pháp tỉ số ảnh chiết

Viện Kỹ thuật Biển 27


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

tách thông tin nước - đất liền để đánh giá diễn biến bãi bồi ven biển khu vực Cửa
Đáy. Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, sự biến động bãi bồi trong các giai
đoạn khác nhau ở hai bên Cửa Đáy là không như nhau, tốc độ bồi tụ ở phía bên phải
cửa sông (khu vực ven biển Kim Sơn) thường mạnh hơn so với phía bên trái cửa
sông (khu vực ven biển Nghĩa Hưng). Bên cạnh quá trình bồi tụ mạnh, khu vực ven
biển Nghĩa Hưng còn xuất hiện những nơi bị xói lở cục bộ với cường độ nhẹ diễn ra
ở các đoạn bờ cong do dòng chảy có tốc độ cao (dòng lũ kết hợp với dòng triều rút)
gây ra. Bài báo trình bày một phương pháp hiện đại được ứng dụng trong nghiên
cứu quá trình biến động bãi bồi vùng ven biển cửa sông. Phương pháp này cho phép
xây dựng được bản đồ diễn biến bồi tụ - xói lở bờ biển và đánh giá định lượng quá
trình bồi tụ, xói lở bãi bồi vùng ven biển Cửa Đáy qua các giai đoạn khác nhau, từ
năm 1966 đến năm 2011, bằng tư liệu viễn thám và GIS. Đồng thời phương pháp
này cho phép nghiên cứu các vùng lãnh thổ rộng lớn một cách đồng bộ, khách quan
về hiện trạng phát triển bãi bồi tại các thời điểm khác nhau [2].

Năm 2013, Phan Kiều Diễm và cộng sự đã trình bày nghiên cứu “Đánh giá
tình hình xói lở, bồi tụ khu vực ven biển tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu từ 1995 – 2010
sử dụng viễn thám và công nghệ GIS”. Nghiên cứu sử dụng ảnh Landsat và Alos.
Để số hóa được đường bờ, nghiên cứu đã thực hiện phương pháp bán tự động
(Claire, 2012), đường bờ được làm nổi bật thông qua chỉ số NDWI (Claire, 2012).
Sau đó sử dụng phương pháp chia ảnh tỷ số được sử dụng để làm nổi bật đường bờ
theo công thức Đường bờ = ((Kênh 2/Kênh 4) x (Kênh 2/Kênh 5)) + NDWI. Sau
khi thực hiện các phương pháp làm nổi bật đường bờ, dữ liệu được chuyển sang
phần mềm ARCGIS để số hóa bán tự động và hoàn chỉnh bản đồ đường bờ. Kết hợp
với phương pháp khảo sát thực địa để đưa ra sự biến động đường bờ [3].

Vũ Minh Cát, Phạm Minh Sơn (2015) thực hiện nghiên cứu diễn biến bờ
biển Nam Định. Nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh Landsat chụp trong các năm 1975
- 2013 và tách đường bờ từ ảnh vệ tinh thông qua phản xạ phổ của nước biển và các
đối tượng khác ven bờ, sau đó đồng bộ dữ liệu ảnh vệ tinh để rút trích đường mép
nước. Kết quả của nghiên cứu nhận được là đoạn bờ từ phía nam cửa Ba Lạt tới cửa

Viện Kỹ thuật Biển 28


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Hà Lạn, tình trạng từ bồi chuyển sang xói và hiện nay là xói bồi xen kẽ; Đoạn bờ từ
cửa Hà Lạn tới cửa Lại Giang liên tục bị xói trong vòng 100 năm qua, nhưng tốc độ
thay đổi qua từng thời kỳ và hiện tại đang có xu thế giảm dần. Các cửa Lạch Giang
và cửa Đáy có diễn biến khá phức tạp, nhưng xu thế bồi chiếm ưu thế. Đoạn bờ phía
nam cửa Đáy tới hết huyện Nghĩa Hưng là đoạn bờ được bồi liên tục, trừ khoảng 10
km ngay cạnh cửa Đáy có hiện tượng xói bồi xen kẽ [1].

Nguyễn Văn Trung và Nguyễn Văn Khánh (2016) sử dụng tư liệu ảnh vệ
tinh Landsat đa thời gian trong giai đoạn 1973 – 2014 phục vụ đánh giá biến động
đường bờ khu vực Cửa Đại, sông Thu Bồn, Quảng Nam. Các tác giả sử dụng
phương pháp tỉ lệ ảnh do Alesheikh đề xuất nhằm chiết tách thông tin ranh giới
nước – đất liền, sau đó chồng xếp trong GIS để đánh giá biến động đường bờ [11].

Ngụy Minh Hiền (2017) sử dụng tư liệu ảnh viễn thám quang học Landsat
giai đoạn 2000- 2017 và phương pháp tỉ lệ ảnh do Alesheikh (2006) chiết tách
thông tin nước - đất liền, thành lập bản đồ biến động đường bờ ven biển tỉnh Cà
Mau giai đoạn 2000- 2017. Kết quả nhận được trong nghiên cứu cho thấy, trong giai
đoạn 2000 – 2017, đường bờ khu vực ven biển Cà Mau có sự biến động lớn, trong
đó có cả xói lở và bồi tụ. Hiện tượng xói lở xảy ra chủ yếu ở bờ biển các huyện
Trần Văn Thời, Ngọc Hiển, Phú Tân, trong khi bồi tụ diễn ra ở các huyện Năm Căn
và một phần huyện Ngọc Hiển. Hiện tượng bồi tụ và xói lở nhìn chung có xu hướng
diễn ra mạnh hơn trong giai đoạn 2010 – 2017 so với giai đoạn 2000 – 2006. Tốc độ
xói lở có nơi lên đến khoảng 50m/năm. Bên cạnh đó, một số khu vực ghi nhận hiện
tượng xói lở như mũi Cà Mau, nơi trước đây hiện tượng bồi tụ diễn ra mạnh mẽ.
Trong khi đó, bồi tụ diễn ra chủ yếu ở khu vực cửa sông Cửa Lớn – Bảy Háp và
mũi Cà Mau, với tốc độ bồi tụ hàng năm trong giai đoạn 2000 – 2017 khoảng gần
100 m/năm [6].

Nhìn chung, hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu sự biến động đường
bờ với nhiều phương pháp khác nhau. Những phương pháp như điểu tra, khảo sát
thực địa thì rất tốn kém thời gian, sức người. Trong khi đó phương pháp sử dụng tư
liệu ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ biến động đường bờ lại ít tốn kém về thời gian

Viện Kỹ thuật Biển 29


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

và vật chất hơn. Các nghiên cứu trên đã chứng minh được tính hiệu quả của phương
pháp viễn thám và GIS trong nghiên cứu đánh giá biến động đường bờ để phục vụ
công tác quản lý và phát triển bờ biển.

Viện Kỹ thuật Biển 30


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ CÁC KHU


VỰC NGHIÊN CÚU

3.1. Nhánh sông Mỹ Tho

Tại nhánh sông Mỹ Tho, nhóm nghiên cứu đã tính toán trong hai giai đoạn từ
2000 - 2020.

Kết quả cho thấy trong giai đoạn 2000 – 2020 bồi xói xen kẻ nhau, trong đó
bồi tụ chiếm ưu thế hơn. Tốc độ dao động trong khoảng từ -2,7 m/năm đến 9,1
m/năm. Khoảng cách biến động dao động từ -43 m đến 211 m. Cụ thể, đầu và đuôi
cồn Tân Mỹ xói lở nhẹ là chủ yếu với tốc độ 0,5 đến 2,7 m/năm, khoảng cách xói lở
từ 11 m đến 43 m. Bờ trái cồn lại bồi mạnh với tốc độ trung bình 5,7 đến 9,1
m/năm, khoảng cách bồi tụ dao động từ 67 đến 211 m. Dọc bờ trái cồn xói lở dao
động từ 0,5 đến 2,7 m/năm, khoảng cách xói dao động từ 11 đến 43 m.

Hình 3.1. Tố c độ thay đổ i đườ ng bờ cồ n Tâ n Mỹ giai đoạ n 2000 – 2020

Viện Kỹ thuật Biển 31


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Hình 3.2. Khoả ng cá ch thay đổ i đườ ng bờ cồ n Tâ n Mỹ giai đoạ n 2000 - 2020

Trong giai đoạn 2000 – 2020, cồn Phụng xói lở diễn ra xen kẻ. Tốc độ xói lở
lớn nhất là 2,52 m/năm và tốc độ bồi tụ lớn nhất là 3,86 m/năm, khoảng cách biến
động dao động từ -40 đến 69,7 m. Cụ thể, đầu cồn Phụng, hiện tượng xói đầu cồn
đã không còn. Đuôi cồn sạt nhẹ khoảng 0,83 m/năm, khoảng cách xói lở tại đuôi
cồn khoảng 22,5 m. Dọc hai bên bờ cồn xói bồi xen kẻ nhau. Tốc độ xói lở chủ yếu
dao động khoảng 1,59 – 2,52 m/năm, khoảng cách xói trong khoảng 22,5 – 40 m.

Hình 3.3. Tố c độ thay đổ i đườ ng bờ cồ n Phụ ng giai đoạ n 2000 - 2020

Viện Kỹ thuật Biển 32


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Hình 3.4. Khoả ng cá ch thay đổ i đườ ng bờ cồ n Phụ ng giai đoạ n 2000 - 2020

Trong giai đoạn 2000 – 2020, cồn Quy có hiện tượng xói lở bờ tụ diễn ra xen
kẻ nhau với tốc độ dao động từ 39,6 – 54,2 m/năm, khoảng cách dao động từ -54,2
– 39,6 m. Dọc bờ phải bồi tụ chiếm ưu thế với tốc độ bồi tụ 0,97 – 3,92 m/năm,
khoảng cách biến động bồi tụ dao động từ 14,7 – 39,6 m.

Hình 3.5. Tố c độ thay đổ i đườ ng bờ cồ n Quy giai đoạ n 2000 – 2020

Viện Kỹ thuật Biển 33


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Hình 3.6. Khoả ng cá ch thay đổ i đườ ng bờ cồ n Quy giai đoạ n 2000 – 2020

3.2. Nhánh sông Hàm Luông

Nằm ở thượng nguồn sông Hàm Luông, cụm cù lao Tiên Lợi được xem là
một trong những cù lao hình thành sớm trên dòng sông của tỉnh Bến Tre. Cù lao
Tiên lợi bao gồm các: cồn Cái Gà, cồn Tiên Lợi và cồn Tiên Long. Hiện nay, tình
trạng xói lở ở khu vực này diễn ra khá phức tạp, nguyên nhân chủ yếu ở đây được
cho là khai thác cát trái phép, tạo nên những dòng chảy dị thường ở các bờ cồn.
Đánh giá diễn biến khu vực này sẽ được nghiên cứu trong giai đoạn từ 2000 – 2020.

Trong giai đoạn 2000 – 2020, cồn Cái Gà có hiện tượng xói bồi xen kẻ nhau.
Mức độ dao động trong khoảng từ 3,95 – 10,37 m/năm. Cụ thể, đầu cồn Cái Gà xói
lở là chủ yếu với tốc độ từ 2,29 – 3,95 m/năm. Ngược lại, đuôi cồn lại bồi mạnh với
tốc độ từ 3,8 – 10,37 m/năm. Dọc bờ trái và bờ phải cồn xói bồi xen kẻ dao động từ
-3 – 3,8 m/năm.

Viện Kỹ thuật Biển 34


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Hình 3.1. Tố c độ thay đổ i đườ ng bờ cồ n Cá i Gà giai đoạ n 2000 – 2020

Hình 3.2. Khoả ng cá ch thay đổ i đườ ng bờ cồ n Cá i Gà giai đoạ n 2000 – 2020

Trong giai đoạn 2000 – 2020, hiện tượng xói lở diễn ra nghiêm trọng. Tốc độ
xói lở lớn nhất là – 3,97 m/năm và tốc độ bồi tụ lớn nhất là 1,1 m/năm. Khoảng
cách biến động dao động từ -71 – 27 m. Cụ thể, đầu cồn Tiên Lợi, tốc độ xói dao
động trong khoảng từ 2 đến hơn 3,9 m/năm. Khoảng cách xói lở tại đầu cồn khoảng
1,7 m. Đoạn giữa hai bên bờ cồn đều có xu hướng bồi tụ, tốc độ bồi đạt khoảng 1
m/năm.

Viện Kỹ thuật Biển 35


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Hình 3.3. Tố c độ thay đổ i đườ ng bờ cồ n Tiên Lợ i giai đoạ n 2000 – 2020

Hình 3.4. Khoả ng cá ch biến độ ng đườ ng bờ cồ n Tiên Lợ i giai đoạ n 2000 - 2020

Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2020 cồn Tiên Long bồi tụ mạnh ở đầu cồn
với tốc độ dao động từ 4,32 – 39,8 m/năm, khoảng cách biến động bồi tụ dao động
từ 77 – 691 m. Hiện tượng xói lở diễn ra và tập trung ở đuôi cồn là chủ yếu với tốc
độ xói lở khoảng từ 0,5 - 1,38 m/năm, khoảng cách xói lở khoảng 22 m.

Viện Kỹ thuật Biển 36


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Hình 3.5. Tố c độ thay đổ i đườ ng bờ cồ n Tiên Long giai đoạ n 2000 – 2020

Hình 3.6. Khoả ng cá ch biến độ ng đườ ng bờ cồ n Tiên Long giai đoạ n 2000 –
2020

Đối với cồn Hưng Phong, kết quả sẽ được kế thừa từ (đề tài năm 2020) Hình
3.7:

Viện Kỹ thuật Biển 37


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Hình 3.7. Tố c độ biến độ ng đườ ng bờ Hình 3.8. Tố c độ biến độ ng đườ ng bờ


cồ n Hưng Phong giai đoạ n 2000 - cồ n Hưng Phong giai đoạ n 2010 –
2010 2020

Từ năm 2000 đến năm 2010 xói bồi xen kẻ nhau, đường bờ lùi vào đất
liền với vận tốc xói trung bình 0,50 – 3,00 m/năm, đường bờ bồi với vận tốc bồi
trung bình 0,50 – 5,80 m/năm. Giai đoạn năm 2010 đến năm 2020, đường và bồi tụ
với tốc độ bồi trung bình 0,50 – 7,60 m/năm và tốc độ xói trung bình 0,50 – 4,00
m/năm. Cả cồn Hưng Phong diện tích bồi tụ nhiều hơn so với diện tích xói lở. Cụ
thể, trong giai đoạn 2000 – 2010, diện tích xói lở đạt 10,98 ha và diện tích bồi tụ đạt
25,52ha. Đến giai đoạn 2010 – 2020, diện tích xói lở đạt 9,81ha và diện tích bồi tụ
đạt 16,4ha.

Trong giai đoạn 2000 – 2020, hiện tượng xói lở diễn ra nghiêm trọng. Tốc độ
xói lở lớn nhất là 10,45 m/năm và tốc độ bồi tụ lớn nhất là 1,09 m/năm. Khoảng
cách biến động dao động từ -202 đến 23 m. Cụ thể, đầu cồn Đất, tốc độ xói dao
động trong khoảng từ 5,92 đến hơn 10,45 m/năm, khoảng cách xói dao động từ 100
– 202 m. Đuôi cồn bồi tụ với tốc độ 1,09 m/năm và khoảng cách bồi tụ là 23 m.

Viện Kỹ thuật Biển 38


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Hình 3.9. Tố c độ thay đổ i đườ ng bờ cồ n Đấ t giai đoạ n 2000 – 2020

Hình 3.10. Tố c độ thay đổ i đườ ng bờ cồ n Đấ t giai đoạ n 2000 - 2020

3.3. Nhánh sông Cổ Chiên

Kết quả diễn biến đường bờ cồn cũng dựa trên kết quả của đề tài Hình 3.9:

Viện Kỹ thuật Biển 39


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Hình 3.1. Tố c độ biến độ ng đườ ng bờ cồ n Phú Đa giai đoạ n 2000 - 2010

Hình 3.2. Tố c độ biến độ ng đườ ng bờ cồ n Phú Đa giai đoạ n 2010 - 2020

Từ năm 2000 đến năm 2010, xói chiếm ưu thế, đường bờ lùi vào đất liền với
vận tốc xói trung bình 0,64 – 31,16 m/năm, đường bờ bồi với vận tốc bồi trung bình
0,52 – 16,25 m/năm. Trong giai đoạn năm 2010 đến năm 2020, đường bờ bồi tụ với

Viện Kỹ thuật Biển 40


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

tốc độ bồi trung bình 0,58 - 12,56 m/năm và tốc độ xói trung bình 0,53 – 16,8
m/năm. Diện tích bồi tụ giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010 đạt 9,51 ha/10 năm và
diện tích xói lở đạt 49,35 ha/10 năm, giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020, diện
tích xói lở đạt 40,12 ha/10 năm và bồi tụ là 13,42 ha/10 năm.

Kết quả cho thấy xói chiếm ưu thế trong giai đoạn 2000 – 2020 với tốc độ
xói dao động trong khoảng từ - 6,94 m/năm đến - 0,57 m/năm. Cụ thể, cồn Bùng xói
lở mạnh với tốc độ 0,57 – 6,94 m/năm. Khoảng cách xói lở từ 14 – 115 m. Dọc bờ
trái xu hướng bồi tụ chiếm chủ yếu với tốc độ khoảng từ 0,2 - 3,5 m/năm. Khoảng
cách bồi tụ từ 1,9 – 51 m.

Hình 3.3. Tố c độ thay đổ i đườ ng bờ cồ n Bù ng giai đoạ n 2000 – 2020

Viện Kỹ thuật Biển 41


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Hình 3.4. Khoả ng cá ch biến độ ng đườ ng bờ cồ n Bủ ng giai đoạ n 2000 – 2020

Trong giai đoạn 2000 – 2020, hiện tượng xói lở diễn ra nghiêm trọng. Tốc độ
xói lở lớn nhất là 10,88 m/năm và tốc độ bồi tụ lớn nhất là 5,63 m/năm. Khoảng
cách biến động dao động từ -256 đến 195 m. Hầu như toàn bộ cồn đều có xu hướng
xói lở, tốc độ xói lở khoảng từ 3,4 – 7 m/năm và khoảng cách xói lở từ 55 – 256 m.

Hình 3.5. Tố c độ thay đổ i đườ ng bờ cồ n Kiến giai đoạ n 2000 – 2020

Viện Kỹ thuật Biển 42


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Hình 3.6. Khoả ng cá ch biến độ ng đườ ng bờ cồ n Kiến giai đoạ n 2000 - 2020

Trong giai đoạn 2000 – 2015, cồn Lát có hiện tượng xói lở diễn ra tập trung
xung quanh cồn là chủ yếu với tốc độ xói lở từ 0,72 đến hơn 10,12 m/năm, khoảng
cách xói lở từ 15 đến 206 m. Khu vực đuôi cồn bội mạnh với tốc độ khoảng 6,14
đến dưới 26,55 m/năm, khoảng cách bồi tụ từ 20,3 đến dưới 514 m.

Hình 3.7. Tố c độ thay đổ i đườ ng bờ cồ n Lá t giai đoạ n 2000 – 2020

Viện Kỹ thuật Biển 43


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Hình 3.8. Khoả ng cá ch thay đổ i đườ ng bờ cồ n Lá t giai đoạ n 2000 – 2020

Đối với khu vực cồn Tân Thành, trong giai đoạn 2000 – 2020, hiện tượng xói
lở diễn ra nghiêm trọng tại nhánh động lực chính. Tốc độ xói lở lớn nhất là 5,51
m/năm và tốc độ bồi tụ lớn nhất là 7,91 m/năm. Khoảng cách biến động dao động từ
-120,1 đến 135,9 m. Cụ thể, đoạn bồi cách cầu Cổ Chiên về phía biển khoảng 1000
m xuất hiện đoạn bồi dài khoảng 800m với tốc độ khoảng 7,91 m/năm và khoảng
cách bồi khoảng 135,9 m. Đoạn bờ phải cồn hầu như xói với tốc độ khoảng 5,51
m/năm và khoảng cách xói lở là 120,1 m.

Hình 3.9. Tố c độ thay đổ i đườ ng bờ cồ n Tâ n Thà nh giai đoạ n 2000 – 2020

Viện Kỹ thuật Biển 44


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Hình 3.10. Khoả ng cá ch thay đổ i đườ ng bờ cồ n Tâ n Thà nh giai đoạ n 2000 -


2020

3.4. Nhánh sông Ba Lai

Đối với khu vực sông Ba Lai trong giai đoạn 2000 – 2020, bờ sông Ba Lai
được bồi tụ với với tốc độ dao động trong khoảng từ 4 m/năm đến 33,9 m/năm.
Khoảng cách biến động bồi dao động từ 75 – 713 m. Tốc độ bồi lớn nhất là 33,9
m/năm với khoảng cách biến động dao động từ 649 đến 713 m.

Hình 3.1. Tố c độ thay đổ i đườ ng bờ sô ng Ba Lai giai đoạ n 2000 – 2020

Viện Kỹ thuật Biển 45


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Hình 3.2. Khoả ng cá ch thay đổ i đườ ng bờ sô ng Ba Lai giai đoạ n 2000 - 2020

Viện Kỹ thuật Biển 46


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật viễn thám và GIS để phân tích đánh giá sự
biến động đường bờ qua nhiều thời điểm từ năm 2000 đến năm 2020 tại các khu
vực cồn nổi thu được các kết quả sau:

Nhánh sông Mỹ Tho:

- Cồn Tân Mỹ:

Trong giai đoạn 2000 – 2020, kết quả cho thấy bồi xói xen kẻ nhau. Tốc độ
dao động trong khoảng từ -2,7 m/năm đến 9,1 m/năm. Khoảng cách biến động dao
động từ -41 m đến 211 m.

- Cồn Phụng:

Trong giai đoạn 2000 – 2020, xói lở diễn ra xen kẻ. Tốc độ xói lở lớn nhất là
2,52 m/năm, tốc độ bồi tụ lớn nhất là 3,86 m/năm và khoảng cách biến động dao
động từ -40 đến 69,7 m.

- Cồn Quy:

Trong giai đoạn 2000 – 2020, cồn Quy có hiện tượng xói lở bờ tụ diễn ra xen
kẻ nhau với tốc độ dao động từ 39,6 – 54,2 m/năm, khoảng cách dao động từ -54,2
– 39,6 m.

Nhánh sông Hàm Luông:

- Cồn Cái Gà:

Trong giai đoạn 2000 – 2020, cồn Cái Gà có hiện tượng xói bồi xen kẻ nhau.
Mức độ dao động trong khoảng từ 3,95 – 10,37 m/năm. Dọc bờ trái và bờ phải cồn
xói bồi xen kẻ dao động từ -3 – 3,8 m/năm.

- Cồn Tiên Lợi:

Trong giai đoạn 2000 – 2020, hiện tượng xói lở diễn ra nghiêm trọng. Tốc độ
xói lở lớn nhất là – 3,97 m/năm và tốc độ bồi tụ lớn nhất là 1,1 m/năm. Khoảng

Viện Kỹ thuật Biển 47


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

cách biến động dao động từ -71 – 27 m.

- Cồn Tiên Long:

Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2020 cồn Tiên Long bồi tụ mạnh ở đầu cồn
với tốc độ dao động từ 4,32 – 39,8 m/năm, khoảng cách biến động bồi tụ dao động
từ 77 – 691 m.

- Cồn Hưng Phong:

+ Từ năm 2000 đến năm 2010 xói bồi xen kẻ nhau, đường bờ lùi vào đất liền
với vận tốc xói trung bình 0,50 – 3,00 m/năm, đường bờ bồi với vận tốc bồi trung
bình 0,50 – 5,80 m/năm.

+ Giai đoạn năm 2010 đến năm 2020, đường và bồi tụ với tốc độ bồi trung
bình 0,50 – 7,60 m/năm và tốc độ xói trung bình 0,50 – 4,00 m/năm.

- Cồn Đất:

Trong giai đoạn 2000 – 2020, hiện tượng xói lở diễn ra nghiêm trọng. Tốc độ
xói lở lớn nhất là 10,45 m/năm và tốc độ bồi tụ lớn nhất là 1,09 m/năm. Khoảng
cách biến động dao động từ -202 đến 23 m.

Nhánh sông Cổ Chiên:

- Cồn Phú Đa:

+ Từ năm 2000 đến năm 2010, xói chiếm ưu thế, đường bờ lùi vào đất liền
với vận tốc xói trung bình 0,64 – 31,16 m/năm, đường bờ bồi với vận tốc bồi trung
bình 0,52 – 16,25 m/năm.

+ Trong giai đoạn năm 2010 đến năm 2020, đường bờ bồi tụ với tốc độ bồi
trung bình 0,58 - 12,56 m/năm và tốc độ xói trung bình 0,53 – 16,8 m/năm.

- Cồn Bùng:

Trong giai đoạn 2000 – 2020, xói lở chiếm ưu thế với tốc độ xói dao động
trong khoảng từ - 6,94 m/năm đến - 0,57 m/năm.

- Cồn Kiến:

Viện Kỹ thuật Biển 48


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Trong giai đoạn 2000 – 2020, hiện tượng xói lở diễn ra nghiêm trọng. Tốc độ
xói lở khoảng từ 3,4 – 7 m/năm và khoảng cách xói lở từ 55 – 256 m.

- Cồn Lát:

Trong giai đoạn 2000 – 2015, cồn Lát có hiện tượng xói lở diễn ra tập trung
xung quanh cồn là chủ yếu với tốc độ xói lở từ 0,72 đến hơn 10,12 m/năm, khoảng
cách xói lở từ 15 đến 206 m.

- Cồn Tân Thành:

Trong giai đoạn 2000 – 2020, hiện tượng xói lở diễn ra nghiêm trọng tại
nhánh động lực chính. Tốc độ xói lở lớn nhất là 5,51 m/năm và tốc độ bồi tụ lớn
nhất là 7,91 m/năm. Khoảng cách biến động dao động từ -120,1 đến 135,9 m.

Nhánh sông Ba Lai:

Trong giai đoạn 2000 – 2020, bờ sông Ba Lai được bồi tụ với với tốc độ dao
động trong khoảng từ 4 m/năm đến 33,9 m/năm. Khoảng cách biến động bồi dao
động từ 75 – 713 m.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xói lở trên đoạn sông tại khu vực nghiên cứu
là do kết cấu đất yếu không đủ chịu đựng tác động của dòng chảy, ngoài ra, dòng
chảy trong sông ngày càng mạnh hơn do hàm lượng phù sa ngày càng ít. Biến đổi
khí hậu có thể gây ra tăng mực nước, thay đổi mô hình lũ lụt và dòng chảy, gây xói
lở cồn. Các hoạt động như khai thác cát, xây dựng công trình thủy lợi, đặt cọc... có
thể làm thay đổi luồng nước tự nhiên và gây ra xói lở cồn. Sự thay đổi dòng chảy
nước và các hoạt động khai thác cát trái phép có thể làm tăng tốc độ xói lở cồn.

Viện Kỹ thuật Biển 49


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Vũ Minh Cát và Phạm Quang Sơn (2015), "Ứng dụng công nghệ viễn
thám và GIS nghiên cứu diễn biến bờ biển Nam Định giai đoạn 1912-2013", Tạp
chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, tr. 50.

2. Đào Đình Châm, Nguyễn Hoàng Sơn và Nguyễn Thái Sơn (2013),
"Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong đánh giá
diễn biến bãi bồi vùng ven biển cửa sông Ba Lạt giai đoạn 1965-2015", Tạp chí Các
khoa học về Trái Đất. 35, tr. 349 – 356.

3. Phan Kiều Diễm và các cộng sự. (2013), "Đánh giá tình hình sạt lở,
bồi tụ khu vực ven biển tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu từ 1995-2010 sử dụng viễn thám
và công nghệ GIS", Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, tr. 35-43.

4. Trần Văn Điện và các cộng sự. (2005), Ứng dụng viễn thám giám sát
xói lở bờ biển và biến động cửa đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, chủ biên, Kỉ yếu
hội thảo quốc gia về đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.

5. Hà Quang Hải (2011), "Tương quan xói lở-bồi tụ một số khu vực lòng
sông Tiền, sông Hậu", Vietnam Journal Of Earth Sciences. 33(1), tr. 37-44.

6. Nguỵ Minh Hiền (2017), Nghiên cứu xác định biển động đường bờ
vùng biển Cà Mau, Việt Nam từ tư liệu viễn thám đa thời gian, Luận văn Thạc sĩ
Khoa Thuỷ văn học, Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội.

7. Nguyễn Tiến Hoàng, Trần Hữu Tuyên và Nguyễn Đình Hoàng (2011),
"Nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh để nhận diện sự biến động đường bờ biển tỉnh
Thừa Thiên Huế", Tạp chí Khoa học trường Đại học Huế. 65(2).

8. Trịnh Phi Hoành (2014), "Hiện trạng xói lở bờ sông Tiền đoạn chảy
qua tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2009-2013", Tạp chí Khoa học(58), tr. 161.

9. Nguyễn Duy Khang và Lê Mạnh Hùng (2012), "Thực trạng xói lở bờ

Viện Kỹ thuật Biển 50


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

biển, suy thoái rừng phòng hộ và xu thế diễn biến đường bờ khu vực ven biển Gò
Công Đông, tỉnh Tiền Giang.", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi.

10. Phạm Thị Phương Thảo và cộng sự (2011), "Ứng dụng viễn thám và
GIS trong theo dõi và tính toán biến động đường bờ khu vực Phan Thiết", Vietnam
Journal Of Marine Science And Technology. 11(3), tr. 1-13.

11. Nguyễn Văn Trung và Nguyễn Văn Khánh (2016), "Quan trắc sự biến
động đường bờ sử dụng ảnh vệ tinh Landsat đa thời gian ở khu vực Cửa Đại, sông
Thu Bồn, Quảng Nam", Tạp chí Khoa học Kỹ Thuật Mỏ Địa Chất.

Tài liệu Tiếng Anh

12. Ali A Alesheikh, A Ghorbanali và N Nouri (2007), "Coastline change


detection using remote sensing", International Journal of Environmental Science &
Technology. 4(1), tr. 61-66.

13. Emily A. Himmelstoss và các cộng sự. (2018), Digital Shoreline


Analysis System (DSAS) Version 5.0 User Guide, U.S. Geological Survey, Reston,
Virginia.

14. Gudina L Feyisa và các cộng sự. (2014), "Automated Water


Extraction Index: A new technique for surface water mapping using Landsat
imagery", ScienceDirect. 140, tr. 23-35.

15. Michalis Lipakis, Nektarios Chrysoulakis và Yiannis Kamarianakis


(2007), "Shoreline extraction using satellite imagery", Beach Erosion Monitoring.

16. Pasquale Maglione, Claudio Parente và Andrea Vallario (2014),


"Coastline extraction using high resolution WorldView-2 satellite imagery",
European Journal of Remote Sensing. 47(1), tr. 685-699.

17. Stuart K McFeeters (1996), "The use of the Normalized Difference


Water Index (NDWI) in the delineation of open water features", International
journal of remote sensing. 17(7), tr. 1425-1432.

18. Naoki Miyazawa và các cộng sự. (2008), "Bank erosion in the

Viện Kỹ thuật Biển 51


Đề tài: Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn
nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp

Mekong River Basin: Is bank erosion in my town caused by the activities of my


neighbours", Water & Development Publications - Helsinki University of
Technology, tr. 19-26.

19. Lam Dao Nguyen và các cộng sự. (2010), "Analysis of changes in the
riverbanks of Mekong River-Vietnam by using multi-temporal Remote Sensing
Data", International Archives of the Photogrammetry, Remote Sensing and Spatial
Information Science. 35(8), tr. 287-292.

20. Praveen K Thakur, Chalantika Laha và SP Aggarwal (2012), "River


bank erosion hazard study of river Ganga, upstream of Farakka barrage using
remote sensing and GIS", Natural Hazards. 61(3), tr. 967-987.

21. G Winarso và S Budhiman (2001), The potential application of remote


sensing data for coastal study, Proc. 22nd. Asian Conference on Remote Sensing,
Singapore, tr. 1-5.

22. Hanqiu Xu (2006), "Modification of normalised difference water


index (NDWI) to enhance open water features in remotely sensed imagery",
International journal of remote sensing. 27(14), tr. 3025-3033.

Viện Kỹ thuật Biển 52

You might also like