You are on page 1of 5

9.Các yêu cầu của an ninh trong TMĐT ?

 Tính tiện lợi:


Khả năng đảm bảo các chức năng của một website được thực hiện đúng như
mong đợi
Vấn đề mà các website hay gặp phải và là trở ngại không nhỏ đối với giao dịch
trên Internet.
 Tính chóng thoái hóa:
Khả năng đảm bảo các bên tham gia TMĐT không phủ định các hành động
trực tuyến mà họ đã thực hiện.
 Tính riêng tư:
Khả năng kiểm soát sử dụng các thông tin cá nhân mà khách hàng cung cấp về
chính bản thân họ.
Người bán cần thiết lập các chính sách nội bộ để có thể quản lí việc sử dụng
của khách hàng.
Cần bản vệ các thong tin đó tránh sử dụng mục đích không đáng hoặc tránh sử
dụng trái phép các thông tin này.
 Tính tin cậy:
Liên quan đến khả năng đảm bảo rằng ngoài những người có quyền, không ai
có thể xem các thông điệp và truy cập những dữ liệu có giá trị.
Trong một số trường hợp người ta có thể dễ nhầm lẫn tính tin cậy và tính riêng
tư.
 Tính xác thực:
Khả năng nhận biết các đối tác tham gia giao dịch trực tuyến trên Internet.
Khách hàng chắc chắn rằng các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp là những
người có thể khiếu nại được.
 Tính toàn vẹn:
Khả năng đảm bảo an ninh cho các thông tin được hiển thị trên một website
hoặc chuyển hay nhận các thông tin khác trên Interner.
Các thông tin này không bị thay đổi nội dung bằng bất cứ cách nào bởi người
không được cho phép.

Câu 10: Một số hình thức tấn công mạng phổ biến.
 Tấn công bằng phần mềm độc hại (malware)
Đây là một trong những hình thức tấn công mạng điển hình nhất những năm gần đây. Các phần
mềm đọc hại này bao gồm: spyware (phần mềm gián điệp), ransomeware (mã độc tống tiền),
virus và worm (phần mềm độc hại có khả năng lây lan với tốc độ chóng mặt)

 Tấn công giả mạo (phishing)


hình thức tấn công mạng bằng cách tin tặc giả mạo thành một tổ chức hoặc cá
nhân uy tín để lấy lòng tin của người dùng và yêu cầu họ cung cấp thông tin cá
nhân cho chúng nhằm đánh cắp các dữ liệu nhạy cảm như tài khoản ngân hàng,
thẻ tín dụng,...

 Tấn công trung gian (man-in the-middle-attack)


Tấn công trung gian (MitM), hay còn gọi là tân công nghe lén, là hình thức tin tặc xen
vào giữa phiên giao dịch hay giao tiếp giữa 2 đối tượng

 Tấn công từ chối dịch vụ (DoS & DDoS)


DoS (Denial of Service) là hình thức tấn công mà hacker đánh sập tạm thời một hệ thống máy
chủ hoặc mạng nội bộ bằng cách tạo ra một lượng Trafic/Request khổng lồ ở cùng một thời
điểm làm cho hệ thống bị quá tải khiến người dùng không thể truy cập vào dịch vụ

 Tấn công cơ sở dữ liệu (SQL Injection)


Tấn công cơ sở dữ liệu là hình thức tấn công mà để đánh cắp những tài liệu quan trọng, hacker
sẽ chèn một đoạn mã độc hại vào server sửa dụng ngôn ngữ SQL.

 Khai thác lỗ hồng Zero Day (Zero Day Attack)


Lỗ hổng Zero Day là (0-day Vulnerability) thực chất là những lỗ hổng của phần mềm hoặc phần cứng mà
chưa được các nhà phát triển phần mềm biết tới. Chúng tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau như
Website, Mobile Apps, hệ thống mạng doanh nghiệp, phần mềm- phần cứng máy tính, thiết bị IoT, cloud

 Tấn công brute-force


Tấn công brute-force là một phương pháp bẻ khóa phổ biến . Một cuộc tấn công brute-force liên quan
đến việc 'đoán' tên người dùng và mật khẩu để truy cập trái phép vào hệ thống, hacker sẽ sử dụng
phương pháp thử và sai để cố gắng đoán thông tin đăng nhập hợp lệ

 Spoofing
Kẻ tấn công giả mạo địa chỉ IP hoặc địa chỉ email để lừa đảo đối tác hoặc người dùng.

 Advanced persistent threat


Loại tấn công này yêu cầu sự tinh vi và chi phí cao của kẻ tấn công. Kẻ tấn công sử dụng nhiều kỹ thuật
để xuyên qua các hệ thống bảo mật, thu thập thông tin về mục tiêu một cách bí mật và theo dõi hoạt
động của họ trên một thời gian dài.

 Social engineering
Tấn công nhắm vào con người bằng cách sử dụng kỹ thuật xã hội, đánh lừa hoặc xử lý người khác để họ
cung cấp thông tin nhạy cảm hoặc thực hiện các hành động không mong muốn

Câu 11: Virus (mã độc).


Mã độc hay “Malicious software” là một loại phần mềm được tạo ra và chèn vào hệ
thống một cách bí mật với mục đích thâm nhập, phá hoại hệ thống hoặc lấy cắp thông
tin, làm gián đoạn, tổn hại tới tính bí mật, tính toàn vẹn và tính sẵn sàng của máy tính
nạn nhân.

Mã độc được phân thành nhiều loại tùy theo chức năng, cách thức lây nhiễm, phá hoại:
virus, worm, trojan, rootkit…
12 loại mã độc phổ biến:
1. Boot virus
2. Macro virus
3. Scripting virus
4. File Virus
5. Trojan horse – ngựa thành Tơ roa
6. BackDoor
7. Adware và Spyware
8. Worm – sâu máy tính
9. Rootkit
10. Botnet
11. Biến thể
12. Virus Hoax
Câu 12: Tin tặc? Phân loại tin tặc? Phân biệt hacker và cracker.
Tin tặc:Tin tặc hay còn gọi là hacker. Họ là những người hiểu rõ hoạt động
ᴄủa hệ thống máу tính, mạng máу tính. Nhờ khả năng sử dụng công nghệ
thông tin cực kỳ thông thạo của mình, tin tặc ᴄó thể ᴠiết haу ᴄhỉnh ѕửa phần
mềm, phần ᴄứng máу tính để làm thaу đổi, ᴄhỉnh ѕửa nó ᴠới nhiều mụᴄ đíᴄh
tốt хấu kháᴄ nhau.
Phân loại tin tặc:
Script Kiddie: Script Kiddie biết cách dùng những phần mềm hoặc đoạn mã
sẵn có được người khác tạo ra trước đó
Hacker mũ trắng: Họ là những người tốt với mục đích xâm nhập vào một hệ
thống hoặc phần mềm, ứng dụng, website nhằm mục đích giúp những công
ty, doanh nghiệp tìm ra lỗ hổng, những nguy cơ tấn công, họ giúp tài nguyên
của các tổ chức được bảo mật bằng cách vá, fix các lỗi đó trước khi bị kẻ xấu
lợi dụng và tấn công.
Hacker mũ đen: Hacker mũ đen thường thường lợi dụng lỗ hổng hoặc những
hệ thống có tính bảo mật kém, truy cập trái phép vào website, mạng nội bộ,
các thiết bị, ứng dụng.. để có thể làm bất kỳ những gì họ muốn khi đã xâm
nhập thành công như lấy cắp tiền hoặc thông tin thẻ tín dụng.
Hacker mũ xám: Là những người có kiến thức và kỹ năng về bảo mật mạng,
nhưng không động thái theo dạng "hack vào hệ thống" như tin tặc xanh hoặc
tổ chức.
Blue Hat (Hacker mũ xanh): Là những tin tặc vẫn còn mới mẻ trong lĩnh vực
an toàn mạng và chưa có nhiều kinh nghiệm.
Hacker mũ đỏ: Giống như những White hat, họ tìm cách ngăn chặn hacker
mũ đen. Nhưng khi phát hiện ra lỗ hổng hay các hacker mũ đen, thay vì chỉ
báo cáo cho các tổ chức, họ sẽ trực tiếp làm sập hệ thống của kẻ tấn công
bằng cách tải virus lên, tấn công DoS và truy cập vào máy tính để làm sập nó
từ bên trong.
Tân binh: Neophyte (có thể gọi với các cách khác như: tân binh, lính mới,
newbie …) là những người mới bắt đầu tìm hiểu về hacking.
Ngoài ra :

 Tin tặc hacktivist: Là những kẻ tấn công mạng mang mục đích chính trị,
phá hoại website, gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, xâm nhập vào
hệ thống tài chính và đánh cắp thông tin nhạy cảm.

 Tin tặc insider: Là những người làm việc cho tổ chức và sử dụng kiến
thức và quyền truy cập của họ để tấn công vào hệ thống, thường là vì
lợi ích cá nhân.

 Tin tặc phần mềm độc hại: Là những kẻ sử dụng phần mềm độc hại,
chẳng hạn như virus hoặc Trojan, để xâm nhập vào hệ thống và lấy cắp
thông tin.

 Tin tặc khai thác zero-day: Là những kẻ sử dụng lỗ hổng bảo mật mới
để tấn công vào hệ thống mạng, trước khi các nhà sản xuất phát hiện và
vá lỗi.

Phân biệt hacker và cracker:

 Hacker: Là một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, với kiến
thức sâu rộng về hệ thống mạng và bảo mật. Hacker thường tập trung
vào việc kiểm tra bảo mật của hệ thống mạng, tìm các lỗ hổng và phát
hiện các vấn đề bảo mật để cải thiện hệ thống mạng. Ngoài ra, họ còn
thường sử dụng kỹ năng của mình giải quyết các vấn đề lập trình khác.

 Cracker: Là những kẻ tấn công mạng với mục đích xấu, thường xâm
nhập vào hệ thống mạng của một tổ chức hoặc cá nhân một cách bất
hợp pháp để đánh cắp thông tin, phá hoại hoặc tống tiền. Cracker
thường không có nền tảng kiến thức và kỹ năng lập trình chuyên sâu
như hacker, thay vào đó, họ thường phụ thuộc vào các công cụ và kiến
thức tặng đã có để thực hiện các cuộc tấn công.

You might also like