You are on page 1of 30

CHƯƠNG 3

GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

A/ Mục đích của chương


Chương này sẽ trang bị cho sinh viên hệ thống tri thức lý luận về sản xuất giá trị thặng
dư của C.Mác trong điều kiện nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, hình
thái đầu tiên của kinh tế thị trường trong lịch sử phát triển của nhân loại, và các quan hệ lợi ích
cơ bản nhất thông qua phân phối giá trị mới do lao động tạo ra giữa các chủ thể cơ bản trong
nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, vận dụng để phân tích và bổ sung làm
rõ hơn lý luận về các quan hệ lợi ích trong nền kinh tế thị trường- một khía cạnh cốt lõi trong
đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị giúp cho sinh viên xxs định được lợi ích của mình,
hình thành kỹ năng biết tự bảo vệ lợi ích chính đáng của mình trong quan hệ với lợi ích của
người lao động, với lợi ích xã hội khi khởi nghiệp hoặc khi tham gia các hoạt động kinh tế -xã
hội trong bối cảnh xx hội hiện đại.

B/Nội dung của chương


3.1 LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

3.1.1 Nguồn gốc của giá trị thặng dư


*Công thức chung của tư bản
Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định, như ng bản
thân tiền không phải là tư bản, tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất
định đó là khi chúng được dùng để bóc lột lao động của người khác.

Tiền với tư cách là tiền thông thường vận động theo công thức

H-T-H

(Đây là công thức lưu thông hàng hóa giản đơn)

Tiền với tư cách là tư bản vận động theo công thức

T - H - T' (T' = T + m) m là giá trị thặng dư

(Đây là công thức chung của tư bản)

So sánh công thức chung của Tư bản với công thức lưu thông hàng hóa giản đơn
ta thấy

Giống nhau: Đều bao gồm hai giai đoạn mua và bán, đều bao gồm hai nhân tố
tiền và hàng.
Khác nhau: H- T - H T- H- T'
Trình tự vận động bán trước, mua sau Mua trước bán sau
Mục đích Giá trị sử dụng của hàng giá trị nhưng không phải
hóa giá trị giản đơn mà là giá
trị thặng dư
Giới hạn có giới hạn Vô hạn
C.Mác gọi công thức T - H -T' là công thức chung của tư bản vì sự vận động của mọi tư
bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng tổng quát đó
* Hàng hóa sức lao động
Hàng hóa sức lao động không phải xuất hiện ngay khi có sản xuất hàng hóa.
Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa và là đối tượng trao đổi, mua bán trên thị
trường khi sản xuất hàng hóa phát triển đến trình độ nhất định làm xuất hiện những
điều kiện biến sức lao động thành hàng hóa.
Điều kiện để sức lao động trở thành hang hóa
Thứ nhất, người lao động được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động
của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa; t
Thứ hai, người lao động không có tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt, hoặc
có nhưng không đầy đủ; họ buộc phải bán sức lao động để sống, để tồn tại.

Hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng như
các hàng hóa khác. Giá trị hàng hóa sức lao động cũng được đo bằng thời gian lao
động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Để sản xuất và tái
sản xuất ra sức lao động, người lao động phải tiêu dùng một số lượng tư liệu sinh
hoạt nhất định. Vì vậy, giá trị hàng hóa sức lao động được đo bằng giá trị các tư
liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của người lao động ở trạng thái bình
thường.

Do sức lao động chỉ tồn tại trong cơ thể sống của con người nên giá trị hàng
hóa sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử. Tức là số lượng tư liệu
sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động phải bao gồm cả tư
liệu sinh hoạt vật chất (lương thực, thực phẩm, quần áo…) và tư liệu sinh hoạt tinh
thần ( sách báo, giải trí, học tập…). Mặt khác cả về số lượng và cơ cấu các tư liệu
sinh hoạt không phải lúc nào và ở đâu cũng giống nhau, mà tùy thuộc hoàn cảnh
lịch sử của từng nước, từng thời kỳ; tùy thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được và
cả tập quán, điều kiện địa lý, điều kiện hình thành giai cấp công nhân…

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng giống như các hàng hóa khác
là giá trị sử dụng cho người mua, chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao
động, tức quá trình người lao động tiến hành sản xuất. Tuy nhiên tính đặc biệt về
giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động so với giá trị sử dụng các hàng hóa khác
thể hiện ở chỗ, tiêu dùng sức lao động chính là quá trình lao động, do đó khi tiêu
dùng sức lao động sẽ tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức
lao động. Nói cách khác, hàng hóa sức lao động có khả năng tạo ra giá trị, là nguồn
gốc của giá trị. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của giá trị sử dụng hàng hóa sức lao
động khác biệt so với các hàng hóa khác.
* Sự sản xuất giá trị thặng dư
Đặc điểm của quá trình sản xuất TBCN

- Nhà tư bản sở hữu tư liệu sản xuất cho nên chỉ huy quá trình sản xuất, người
công nhân làm thuê, bán sức lao động cho nhà tư bản, làm việc dưới sự kiểm soát của
nhà tư bản.

- Sản phẩm sản xuất ra thuộc quyền sở hữu của Nhà tư bản.

- Quá trình sản xuất TBCN có tính 2 mặt, một mặt sản xuất ra giá trị sử dụng mặt
khác sản xuất ra giá trị thặng dư

Ta nghiên cứu mặt thứ hai của quá trình này.

Ta lấy ví dụ về việc sản xuất sợi trong một nhà máy sản xuất sợi của CNTB.

Giả định rằng để sản xuất ra 10 kg sợi nhà tư bản phải mua 10kg bông với giá
10$. hao mòn máy móc là 2$, thuê 1 công nhân lao động một ngày với giá là 3$. Nhà tư
bản bắt công nhân làm việc 6 giờ , mỗi giờ lao động của người công nhân tạo ra một
lượng giá trị mới là 0,5$.

Ta phân tích chi phí sản xuất và giá trị của 10kg sợi như sau

Chi phí sản xuất Giá trị của 10 kg sợi

- Tiền mua bông 10$ -Giá trị TLSX( lao động quá khứ) : 12$
- Hao mòn máy móc 2$ -Giá trị mới: 0,5 x 6 giờ = 3$

- Tiền công 3$

Tổng chi phí sản xuất: 15$ Tổng giá trị hàng hóa; 15$

Nhà tư bản mang 10 kg sợi ra thị trường bán đúng giá trị thu được 15 $ đủ bù đắp
lại chi phí sản xuất, không thu được giá trị thặng dư m= 0. tiền chưa biến thành tư bản

Nhưng nhà TB không dừng lại ở đó, nhà tư bản đã thuê công nhân 1 ngày thì có
quyền sử dụng cả ngày. tâ phân tích trường hợp thứ hai. Nếu nhà tư bản bắt công nhân
làm việc 12 giờ 1 ngày, sản xuất ra 20 kg sợi.

Giá định rằng các định mức khác là không đổi, ta phân tích chi phí sản xuất và
giá trị của 20kg sợi như sau.

Chi phí sản xuất Giá trị của 10 kg sợi

- Tiền mua bông 20$ -Giá trị TLSX( lao động quá khứ) : 24$

- Hao mòn máy móc 4$ -Giá trị mới: 0,5 x 12 giờ = 6$

- Tiền công 3$

Tổng chi phí sản xuất: 27$ Tổng giá trị hàng hóa: 30$

Nhà tư bản mang 20kg sợi ra thị trường bán đúng giá trị thu được 30$, bù đắp lại
chi phí sản xuất và thu được giá trị thặng dư là 3$ (m=3$). Tiền đã biến thành tư bản.

Từ sự nghiên cứu trên ta rút ra những kết luận sau:

Thứ nhất; Phân tích giá trị của 20kg sợi ta thấy; giá trị cũ 24$ được lao động cụ
thể của người công nhân bảo tồn và chuyển vào sản phẩm mới, giá trị mới 6$ do lao
động trừu tượng của người công nhân sáng tạo ra trong quá trình sản xuất.

Thứ hai: Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là quá trình sản xuất ra giá trị kéo dài
quá "một điểm nhất định". Nếu chỉ kéo dài đến điểm đủ bù đắp lại giá trị sức lao động
thì chỉ là sản xuất giá trị giản đơn, còn kéo dài quá điểm đó mới là sản xuất giá trị thặng
dư.

Thứ ba: Ngày lao động của người công nhân được chia làm 2 phần: thời gian lao
động cần thiết và thời gian lao động thặng dư. Thời gian lao động cần thiết là thời gian
sản xuất ra một lượng giá trị mới đủ bù đắp lại giá trị sức lao động (6 giờ đầu), thời gian
lao động thặng dư là thời gian tạo ra giá trị thặng dư (6 giờ sau).

Vậy, Giá trị thặng dư là một phần của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao
động do lao động của người công nhân làm thuê sáng tạo ra và bị nhà tư bản chiếm
không.

* Tư bản bất biến và tư bản khả biến

- Tư bản bất biến (c)

Khái niệm: Bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất, khi tham gia vào quá
trình sản xuất giá trị của nó được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, tức là không có sự
biến đổi về lượng gọi là tư bản bất biến.

Tư bản bất biến bao gồm: Máy móc và nguyên vật liệu

Ví dụ: tiền bông 20$, khấu hao máy móc 4$. Tổng tư bản bất biến là 24$

Như vậy; tư bản bất biến đóng vai trò là điều kiện cần thiết trong quá trình sản
xuất giá trị thặng dư (C.Mác ví nó như chiếc bình cổ cong trong phản ứng hóa học, nó
không tham gia vào phản ứng nhưng nếu thiếu nó thì phản ứng không thể thức hiện
được).

- Tư bản khả biến (v)

Khái niệm: Bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra nhưng
thông qua lao động trừu tượng của người công nhân làm thuê mà tăng lên tức là có sự
biến đổi về lượng gọi là tư bản khả biến.

Tư bản khả đóng vai trò quyết định sản xuất ra giá trị thặng dư, là điều kiện
không thể thiếu để sản xuất giá trị thặng dư.

C.Mác phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến đã vạch rõ bản
chất bóc lột của CNTB. Chỉ có lao động làm thuê của công nhân mới tạo ra giá trị thặng
dư cho các nhà tư bản.

* Tiền công

Công nhân sau một khoảng thời gian lao động cho nhà tư bản hoặc sau khi hoàn
thành xong một công việc nào đó thì nhận được một số tiền công. Điều này đã dẫn đến
một sự nhầm lẫn cho rằng tiền công là giá cả của lao động.
C.Mác đã chứng minh, tiền công không phải là giá cả của lao động, lao động
không phải là hàng hóa.

Chứng minh

Thứ nhất, nếu lao động là hàng hóa thì nó phải được vật hóa thành các vật có hình
thức cụ thể. Điều kiện đê lao động được vật hóa là phải có TLSX, nếu người lao động
có TLSX thì người lao động sẽ sản xuất ra hàng hóa để bán chứ không bán lao động.

Thứ hai, nếu lao động là hàng hóa thì nó phải có giá trị, mà thước đo nội tại của
giá trị là lao động, vậy lao động lại được đo bằng lao động thì đây là một điều luẩn quẩn
vô nghĩa.

Thứ ba, nếu lao động là hàng hóa thì nó phải được trao đổi ngang giá mà nếu trao
đổi ngang giá thì nhà tư bản không thu được giá trị thặng dư điều này phủ nhận quy luật
giá trị thặng dư và CNTB không tồn tại, còn nếu trao đổi không ngang giá thì phủ nhận
quy luật giá trị.

Như vậy lao động không phải là hàng hóa, chỉ có sức lao động mới là hàng hóa.

Tiền công chính là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, hay tiền công
là giá cả của hàng hóa sức lao động

Các hình thức cơ bản của tiền công

- Tiền công tính theo thời gian


- Tiền công tính theo sản phẩm
Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế

Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao
động của mình cho nhà tư bản. Tiền công được sử dụng để tái sản xuất sức lao động,
nên tiền công danh nghĩa phải được chuyển hoá thành tiền công thực tế.

Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hoá tiêu dùng
và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.

Tiền công danh nghĩa là giá cả sức lao động, nên nó có thể tăng lên hay giảm
xuống tuỳ theo sự biến động của quan hệ cung - cầu về hàng hoá sức lao động trên thị
trường. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi, nhưng giá
cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hoặc giảm xuống, thì tiền công thực tế sẽ giảm
xuống hay tăng lên.

Tuần hoàn của tư bản

Tư bản luôn luôn vận động và lớn lên không ngừng, sự vận động của tư bản trải
qua 3 giai đoạn sau:
* Giai đoạn thứ nhất :(giai đoạn lưu thông)

Giai đoạn chuẩn bị các yếu tố sản xuất

SLĐ
T-H
TLSX

Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ, chức năng của nó
là mua các yếu tố cho quá trình sản xuất, kết thúc giai đoạn này tư bản tiền tệ biến thành
tư bản sản xuất.
* Giai đoạn thứ hai: (giai đoạn sản xuất)

Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất, chức năng
của nó là sản xuất ra giá trị và giá trị thặng dư. Kết thúc giai đoạn này tư bản sản
xuất biến thành tư bản hàng hóa.

SLĐ
H …SX…H'
TLSX

* Giai đoạn thứ ba: (giai đoạn lưu thông)

Công thức vận động của tư bản ở giai đoạn thứ ba biểu thị theo sơ đồ
H’ - T’.
Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa, thực hiện chức
năng là thực hiện giá trị của khối lượng hàng hóa đã sản xuất ra trong đó đã bao hàm
một lượng giá trị thặng dư. Trong giai đoạn này, nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách
là người bán hàng. Hàng hoá của nhà tư bản được chuyển hoá thành tiền.
Kết thúc giai đoạn này, tư bản hàng hoá chuyển thành tư bản tiền tệ. Đến đây,
mục đích của nhà tư bản đã được thực hiện, tư bản quay trở lại hình thái ban đầu trong
tay chủ của nó, nhưng với số lượng lớn hơn trước. Số tiền bán hàng hoá đó, nhà tư bản
lại đem dùng vào việc mua bán tư liệu sản xuất và sức lao động cần thiết để tiếp tục sản
xuất và toàn bộ quá trình trên được lặp lại.
Tổng hợp quá trình vận động của tư bản công nghiệp trong cả ba giai đoạn ta có
sơ đồ
SLĐ
T-H …SX…H' - T'
TLSX

Tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba giai đoạn,
lần lượt mang ba hình thái khác nhau, thực hiện ba chức năng khác nhau để rồi lại
quay trở về hình thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư.
* Chu chuyển của tư bản

Sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, và thường
xuyên lặp đi lặp lại thì gọi là chu chuyển của tư bản.

* Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian kể từ khi tư bản ứng ra
dưới một hình thức nhất định (tiền tệ, sản xuất, hàng hóa) cho đến khi nó trở về tay
nhà tư bản cũng dưới hình thức như thế, nhưng có thêm giá trị thặng dư. Nói cách
khác, thời gian tư bản thực hiện được một vòng tuần hoàn gọi là thời gian chu chuyển
của tư bản.

TGcc = TGsx + TGlt

Trong đó: TGsx = TGlđ + TGgđ + TGdt

Trong đó, thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời
gian lưu thông.
Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất. Thời gian sản
xuất gồm thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất.
Thời gian lao động là thời gian người lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo
ra sản phẩm; đây là thời kỳ hữu ích nhất vì nó tạo ra giá trị hàng hóa. Thời gian gián
đoạn lao động là thời gian đối tượng lao động hoặc bán thành phẩm chịu sự tác động
của quá trình tự nhiên, mà không cần lao động của con người tác động vào như thời gian
để cây lúa tự lớn lên, rượu ủ lên men, gạch mộc phơi cho khô…Thời gian dự trữ sản
xuất là thời gian các yếu tố sản xuất đã được mua về sẵn sàng tham gia vào quá trình sản
xuất, nhưng chưa được đưa vào sản xuất. Sự dự trữ đó là điều kiện cho quá trình sản
xuất liên tục; quy mô dự trữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm của ngành, tình
hình thị trường, năng lực tổ chức quản lý sản xuất… Cả thời gian gián đoạn lao động và
thời gian dự trữ sản xuất đều không tạo ra giá trị sản phẩm. Vì vậy, việc rút ngắn thời
gian này có tác dụng quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản.

Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Thời gian
lưu thông gồm có thời gian mua và thời gian bán hàng hoá. Thời gian lưu thông dài hay
ngắn là do các nhân tố sau đây quy định: thị trường xa hay gần, tình hình thị trường xấu
hay tốt, trình độ phát triển của ngành giao thông vận tải v.v.

* Tốc độ chu chuyển của tư bản

Tốc độ chu chuyển của tư bản là số lần (vòng) chu chuyển của tư bản trong một
CH
n=
năm. Công thức tính số vòng chu chuyển của tư bản là ch trong đó n là số lần (hay

lần) chu chuyển của tư bản trong một năm, CH là thời gian tư bản vận động trong một
năm (360 ngày hoặc 12 tháng), ch là thời gian chu chuyển của một vòng của một tư bản
nhất định (thời gian cho 1 vòng chu chuyển của tư bản).

Ví dụ: Một tư bản có thời gian chu chuyển một vòng là 4 tháng, số vòng chu
chuyển trong một năm của tư bản đó là 12 tháng thì n = 3 vòng/năm.

3.1.2 Bản chất của giá trị thặng dư


Để hiểu sâu hơn bản chất của giá trị thặng dư, C.mác đã làm rõ 2 phạm trù tỷ suất
giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư

+ Tỷ suất giá trị thặng dư

Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư với tư
bản khả biến cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư đó

m' = 100%

Ví dụ: m= 3$, v =3$ ta có m' = 100%

Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh chính xác trình độ bóc lột của tư bản đối với lao
động.

Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ trong một ngày lao động của công nhân phần lao
động thặng dư mà người công nhân làm cho nhà tư bản chiếm bao nhiêu phần trăm so
với thời gian lao động tất yếu. Do đó ta có thể tính tỷ suất giá trị thặng dư theo công
thức sau

Thời gian lao động thặng dư

m' = 100%

Thời gian lao động cần thiết

+ Khối lượng giá trị thặng dư

Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư với tư bản khả
biến đã được sử dụng

M = m' x V

Vi dụ; m= 3$, m' =100% ta có M = 3x 100% = 3$

khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô bóc lột của tư bản đối với lao động.
3.1.3 Các phương pháp sản xuất giá tri thặng dư trong nền kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa

*Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Khái niệm: Là phương pháp kéo dài ngày lao động một cách tuyệt đối vượt quá
thời gian lao động cần thiết trong điều kiện năng suất lao động không đổi, thời gian lao
động cần thiết không đổi.

Ví dụ; Ngày lao động là 8 giờ,

+ Thời gian lao động cần thiết là 4 giờ,

+ Thời gian lao động thặng dư 4 giờ

Ta có tỷ suất giá trị thặng dư

m' = 100% = 100%

Nếu ngày lao động được kéo dài ra 12 giờ, thời gian lao động cần thiết
không đổi, ngày lao động sẽ đươch chia như sau:

+ Thời gian lao động cần thiết: 4 giờ

+ Thời gian lao động thặng dư: 8 giờ

Tỷ suất giá trị thặng dư: 200%

Trong phương pháp này

Những nhân tố cố định

+ Năng suất lao động không đổi

+ Thời gian lao động cần thiết không đổi

Những nhân tố biến đổi

+ Ngày lao động được kéo dài ra (cường độ lao động tăng lên)

+ Thời gian lao động thặng dư tăng lên

+ Tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên


+ Làm kiệt quệ sức lao động của công nhân

Phương pháp này được áp dụng trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản
xuất chủ yếu bằng công cụ thủ công, năng suất lao động xã hội thấp.

Tuy nhiên, phương pháp này gặp phải giới hạn

+ Thời gian lao động cần thiết ≤ Ngày lao động ≤ 24 giờ.

+ Phong trào đấu tranh của công nhân.

Vậy, giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao
động một cách tuyệt đối vượt quá thời gian lao động cần thiết.

Khi sản xuất TBCN phát triển, năng suất lao động xã hội tăng, các nhà tư bản
chuyển sang phương thức bóc lột dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động. Đó là phương
pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.

* Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Khái niệm: Là phương pháp rút ngắn thời gian lao động cần thiết trong điều
kiện độ dài ngày lao động không đổi, nhờ đó kéo dài một cách tương ứng thời gian lao
động thặng dư.

Ví dụ: Ngày lao động 8 giờ

+ Thời gian lao động cần thiết: 4 giờ

+ Thời gian lao động thặng dư: 4 giờ

Tỷ suất giá trị thặng dư m'= 100%

Nêu năng suất lao động tăng lên gấp đôi

Ngày lao động 8 giờ

+ Thời gian lao động cần thiết: 2 giờ

+ Thời gian lao động thặng dư: 6 giờ

Tỷ suất giá trị thặng dư là m'= 300%

Trong phương pháp này

Những nhân tố cố định


+ Ngày lao động không đổi

+ Cường độ lao động không đổi

Nhân tố biến đổi

+Năng suất lao động tăng lên

+ Thời gian lao động cần thiết giảm xuống

+Thời gian lao động thặng dư tăng lên.

+ Tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên.

+ Sức lao động được giảm nhẹ

Vậy, Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời
gian lao động cần thiết trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi.

Muốn rút ngắn thời gian lao động cần thiết phải giảm giá trị sức lao động. Muốn
hạ thấp giá trị sức lao động phải giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết của công
nhân. Muốn vậy phải tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra những tư liệu
tiêu dùng hay tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để
sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt đó.

ý nghĩa của việc nghiên cứu hai phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư

Đối với nước ta hiện nay, do trình độ phát triển của LLSX còn thấp kém, máy
móc cũ kỹ, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động xã hội thấp, cần phải tăng cường độ
lao động bằng cách kéo dài ngày lao động, dể sản xuất ra ngày càng nhiều sản phẩm
thặng dư cho xã hội. Nhưng về lâu dài cần phải phát triển khoa học- kỹ thuật để tăng
năng suất lao động xã hội.......

3.2 TÍCH LŨY TƯ BẢN

3.2.1 Bản chất của tích lũy tư bản

Tái sản xuất quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại liên tục không ngừng. Tái sản
xuất giản đơn là tái sản xuất được lặm đi lặp lại với quy mô năm sau giống quy mô năm
trước.

Tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại với quy mô nă sau
lớn hơn quy mô năm trước.
Đặc trưng của chủ nghĩa tư bản là tái sản xuất mở rộng.

*Tái sản xuất giản đơn

Ví dụ: Tư bản ứng trước là 1000 (trong đó 800c và 200v) m’ =100%

Ta có:

Quy mô sản xuất năm thứ 1 là 800c +200v + 200m =1200

Toàn bộ 200m giá trị thặng dư tiêu dùng hết cho nên

Quy mô sản xuất năm thứ 2 là 800c +200v +200m = 1200

Ví dụ về tái sản xuất mở rộng

Ví dụ: Tư bản úng trước 1000 ( trong đó 800c và 200v) m’ =100%

- Quy mô sản xuất năm thứ 1: 800c +200v +200m =1200

200m được chia thành 2 quỹ (100m1 để tích lũy và 100m2 để tiêu dùng) 100m1 lại
được chia thành 80c và 20v)

- Quy mô sản xuất năm thứ 2: 880c + 220v + 220m = 1320

(220m chia làm 2 phần 110m1 tích lũy và 110m2 tiêu dùng), 110m1 lại được chia
thành 85c và 25v

-Quy mô sản xuất năm 3: 965c + 245v +245m

Như vậy, quy mô tư bản ứng trước là 1000, năm thứ hai đã tăng lên 1100, năm
thứ 3 tăng lên 1210, quá trình đó cứ tiếp diễn cho đến năm thứ n quy mô tư bản là rất
lớn.

Như vậy, thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng
dư thành tư bản hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư.

3.2.2 Những nhân tố góp phần làm tang quy mô tích tũy

Thứ nhất: nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư

Thứ hai, nâng cao năng suất lao động

Thứ ba, Sử dụng hiệu quả máy móc

Thứ tư, lượng tư bản ứng trước


3.2.3 Một số hệ quả của tích lũy tư bản

Thứ nhất, Tích lũy tư bản làm cho cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên

Cáu tạo hữu cơ của tư bản gồm 2 mặt vất chất và mặt giá trị.

- Cấu tạo kỹ thuật của tư bản: là quan hệ tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và
số lượng sức lao động để sử dụng tư liệu sản xuất nói trên.
Để biểu thị cấu tạo kỹ thuật của tư bản, người ta thường dùng các chỉ tiêu như số
năng lượng hoặc số lượng máy móc do một công nhân sử dụng trong sản xuất, ví dụ
100kw điện/1công nhân, 10máy dệt/1 công nhân.

Cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản. Điều đó biểu thị ở số lượng tư liệu sản xuất mà một công nhân sử dụng
ngày càng tăng lên.

- Cấu tạo giá trị của tư bản: là quan hệ tỷ lệ giữa số lượng giá trị các tư liệu
sản xuất và giá trị sức lao động để tiến hành sản xuất (C/V).
Cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản quan hệ chặt chẽ với nhau. Nói
chung, những sự thay đổi trong cấu tạo kỹ thuật của tư bản sẽ dẫn đến những sự thay đổi
trong cấu tạo giá trị của tư bản. Để biểu thị mối quan hệ này Mac dùng phạm trù cấu tạo
hữu cơ của tư bản.

- Cấu tạo hữu cơ của tư bản: là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật
của tư bản quyết định và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật
Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày
càng tăng, kéo theo sự tăng lên của cấu tạo giá trị, nên cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng
ngày càng tăng lên. Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ biểu hiện ở chỗ tư bản bất biến tăng
tuyệt đối và tương đối, còn tư bản khả biến có thể tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm xuống
một cách tương đối. Sự giảm xuống một cách tương đối của tư bản khả biến cũng sẽ làm
cho cầu về sức lao động giảm một cách tương đối. Vì vậy, một số công nhân lâm vào
tình trạng bị thất nghiệp.

Thực tế thì trong quá trình tích lũy tư bản, cũng có khi quy mô sản xuất được mở
rộng, thu hút thêm công nhân, nhưng cũng có khi thì giãn thải bớt công nhân. Tuy
nhiên, sự thu hút và giãn thải đó không khớp với nhau về không gian và thời gian và về
quy mô, do đó trên phạm vi toàn xã hội luôn luôn tồn tại một bộ phận công nhân bị thất
nghiệp.

Thứ hai, Tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản

 Tích tụ tư bản là sự tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị
thặng dư
Ví dụ: Tư bản úng trước 1000 ( trong đó 800c và 200v) m’ =100%

- Quy mô sản xuất năm thứ 1: 800c +200v +200m =1200

200m được chia thành 2 quỹ (100m1 để tích lũy và 100m2 để tiêu dùng) 100m1 lại
được chia thành 80c và 20v)

- Quy mô sản xuất năm thứ 2: 880c + 220v + 220m = 1320

(220m chia làm 2 phần 110m1 tích lũy và 110m2 tiêu dùng), 110m1 lại được chia
thành 85c và 25v

-Quy mô sản xuất năm 3: 965c + 245v +245m

Như vậy, quy mô tư bản ứng trước là 1000, năm thứ hai đã tăng lên 1100, năm
thứ 3 tăng lên 1210, quá trình đó cứ tiếp diễn cho đến năm thứ n quy mô tư bản là rất
lớn.

 Tập trung tư bản là sự tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách kết hợp nhiều tư
bản cá biệt nhỏ.
Sự kết hợp này có thể do cạnh tranh dẫn đến phá sản và thôn tính lẫn nhau hoặc
có thể do các nhà tư bản tự nguyện kết hợp lại với nhau

Thứ ba, Quá trình tích lũy tư bản không ngừng làm tăng chênh lệch giữa thu nhập
của người lao động

3.3 CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

3.3.1 Lợi nhuận

Để làm rõ bản chất của lợi nhuận. C.Mác bắt đầu phân tích làm rõ chi phí sản
xuất
* Chi phí sản xuất TBCN (k)

Đứng về mặt xã hội mà nói, để sản xuất ra hàng hóa xã hội phải hao phí

+ Lao động quá khứ, biểu hiện dưới hình thái giá trị tư liệu sản xuất (Giá trị cũ)
ký hiệu là c

+ Lao động sổng, biểu hiện dưới hình thái giá trị mới ký kiệu là (v + m).

Ta có chi phí thực tế để sản xuất ra hàng hóa.

Gi = c + v + m

Nhưng đối với nhà tư bản, để sản xuất ra hàng hóa họ chỉ cần ứng tư bản tiền tệ ra
để mua tư liệu sản xuất (c) và thuê công nhân (v) là có thể tiến hành sản xuất ra hàng
hóa. Do đó ta có khái niệm chi phí sản xuất TBCN (k)

Chi phí sản xuất TBCN là chi phí về tư bản mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng
hóa bao gồm tư bản bất biến và tư bản khả biến.

k= c +v

Khi xuất hiện phạm trù chi phí sản xuát TBCN thì công thức giá trị hàng hóa
được viết thành

Gi = k+ m

Phân biệt chi phí thực tế để sản xuất hàng hóa với chi phí sản xuất TBCN

Xét về mặt chất

- Chi phí thực tế để sản xuất ra hàng hóa là chi phí về lao động

- Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí về tư bản

Xét về mặt lượng

Chi phí sản xuát TBCN (k) < Chi phí thức tế để sản xuất ra hàng hóa.

Chú ý

Phân biệt chi phí sản xuất TBCN với tư bản ứng trước
Giống nhau: Đều là những chi phí về tư bản (Tiền tệ)

Khác nhau

Tư bản ứng trước Chi phí sản xuất TBCN (k)

Là toàn bộ chi phí mà nhà tư bản ứng Chỉ tính những chi phí trong một chu
ra để sản xuất và kinh doanh hàng hóa kỳ sản xuất
bao gồm tư bản cố định và tư bản lưu
động. Tư bản cố định tham gia hoàn
toàn vào quá trình sản xuất nhưng giá
trị không chuyển hết một lần mà
chuyển dần vào sản phẩm trong nhiều
chu kỳ sản xuất

C.Mac đã đồng nhất k = c + v vì C.Mác giả định tư bản cố định khấu hao hết một
lần vào sản phẩm (Đây là phương pháp trừu tượng hóa khoa học).

*Lợi nhuận (P)

Do chi phí sản xuất TBCN nhỏ hơn chi phí thực tế để sản xuất hàng hóa cho nên
sau khi bán hàng hóa xong nhà tư bản thu được một số tiền dôi ra ngoài chi phí sản xuất,
họ mang số tiền đó so với tổng tư bản ứng trước và gọi là lợi nhuận.

Giá trị thặng dư khi được so với tổng tư bản ứng trước thì mang hình thức biến
tướng là lợi nhuận.

Sau khi xuất hiện phạm trù lợi nhuận công thức giá trị hàng hóa được viết thành

Gi= k +P

Phân biệt phạm trù lợi nhuận với phạm trù giá trị thặng dư

Xét về mặt chất:

- Phạm trù giá trị thặng dư do tư bản khả biến (v) sinh ra
- Phạm trù lợi nhuận lợi nhuận được quan niệm là o tổng tư bản ứng trước sinh ra.
Như vậy phạm trù lợi nhuận đã che đậy bản chất bóc lột TBCN

Xét về mặt lượng

Nếu giá cả hàng hóa = giá trị hàng hóa thì P = m

Nếu giá cả hàng hóa > giá trị hàng hóa thì P> m

Nếu giá cả hàng hóa < giá trị hàng hóa thì P < m

* Tỷ suất lợi nhuận (P')

Khái niệm: Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư với
tổng tư bản ứng trước.

P' = 100%

c+v

Phân biệt phạm trù tỷ suất giá trị trặng dư với phạm trù tỷ suất lợi nhuận

Xét về mặt chất

- Tỷ suất giá trị thặng dư (m') phản ánh chính xác trình độ bóc lột của tư bản đối
với lao động.

- Tỷ suất lợi nhuận phản ánh hiệu quả của việc đầu tư

"Các nhà tư bản ghét cay ghét đắng tình trạng sản xuất mà không có lợi nhuận,
chẳng khác gì giới tự nhiên ghê sợ chân không. Lợi nhuận mà đảm bảo 10% thì các nhà
tư bản có thể sử dụng tư bản ở khắp mọi nơi, đảm bảo 30% thì nó can đảm lên, đảm
bảo 100% thì nó hăng máu lên, đảm bảo 300% thì nó táo bạo không biết sợ là gì, thâm
chí treo cổ nó cũng làm." C.Mác

Xét về mặt lượng


Tỷ suất lợi nhuận (P') > tỷ suất giá trị thặng dư (m')

* Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận

-Tỷ suất giá trị thặng dư

Tỷ suất giá trị thặng dư càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại.

-Cấu tạo hữu cơ cua tư bản

Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không đổi nếu cấu tạo hữu cơ của tư bản
càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại.

-Tốc độ chu chuyển của tư bản

Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn, thì tần suất sản sinh ra giá trị thặng
dư trong năm của tư bản ứng trước càng nhiều lần, giá trị thặng dư theo đó mà tăng lên
làm cho tỷ suất lợi nhuận cũng tăng.

-Tiết kiệm tư bản bất biến

Nếu tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến không đổi thì nếu tiết kiệm tư bản
khả biến sẽ làm cho tỷ suất lợi nhuận tăng lên.

* Lợi nhuận bình quân

Lợi nhuận bình quân được hình thành do cạnh tranh giữa các ngành

Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các nhà tư bản ở các ngành khác
nhau.

Mục đích: Tìm nơi đầu ư có nhiều lợi nhuận

Biện pháp cạnh tranh: Tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác.

(Điều kiện giao thông vận tải và quan hệ tín dung phát triển).

Kết quả: hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân.

Ví dụ
Giả sử có 3 ngành sản xuất khác nhau, tư bản ở cả ba ngành đều bằng 100, tỷ suất
giá trị thặng dư đều là 100%, tốc độ chu chuyển tư bản ở các ngành đều như nhau, chỉ
có cấu tạo hưu cơ của tư bản ở mỗi ngành là khác nhau.

Ngành Tư bản m P' P' P

Da 70c +30v 30 30% 20% 20

Dệt 80c +20v 20 20% 20% 20

Cơ khí 90c + 10v 10 10 20% 20

Tổng 300 60 60

Các nhà tư bản ở ngành cơ khí sẽ di chuyển tư bản đầu tư vào ngành da là ngành
có tỷ suất lợi nhuận cao nhất (30%).

làm cho quy mô sản xuất ngành da tăng lên, cung về sản phẩm da tăng lên, giá cả
giảm xuống, lợi nhuận giảm và tỷ suất lợi nhuận giảm.

Ngược lại ở ngành cơ khí do có một số nhà tư bản đã di chuyển tư bản sang
ngành da làm cho quy mô sản xuất ngành cơ khí giảm xuống, cung về sản phẩm cơ khí
giám xuống, giá cả giảm, lợi nhuận giảm và tỷ suất lợi nhuận giảm.

quá trình dao động trên đã dễn đến hiện tượng bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận
chung cho các ngành gọi là tỷ suất lợi nhuận bình quân.

Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng
dư của xã hội chia cho tổng tư bản xã hội.

∑Giá trị thặng dư của xã hội

P' = 100%

∑ tư bản xã hội

60
P' = 100% = 20%

300

Các nhà tư bản ở các ngành khác nhau sẽ thu được lợi nhuận căn cứ vào tỷ suất
lợi nhuận bình quân gọi là lợi nhuận bình quân.

P = P' x Tư bản đầu tư

P = 20% x 100 = 20

Sau khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân thì cạnh
tranh giữa các ngành vẫn tiếp diễn vì vần còn tồn tai cạnh tranh nội bộ ngành (vì mục
đích theo đuổi lợi nhuận siêu ngạch) làm cho tỷ suất lợi nhuận của mỗi ngành thay đổi,
lại dẫn đến cạnh tranh giữa các ngành.

Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân không phủ nhận
quy luật giá trị thặng dư mà chỉ là hình thức biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong
giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh.

quá trình dao động trên đã dễn đến hiện tượng bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận
chung cho các ngành gọi là tỷ suất lợi nhuận bình quân.

Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng
dư của xã hội chia cho tổng tư bản xã hội.

∑Giá trị thặng dư của xã hội

P' = 100%

∑ tư bản xã hội

60

P' = 100% = 20%

300
Các nhà tư bản ở các ngành khác nhau sẽ thu được lợi nhuận căn cứ vào tỷ suất
lợi nhuận bình quân gọi là lợi nhuận bình quân.

P = P' x Tư bản đầu tư

P = 20% x 100 = 20

Sau khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân thì cạnh
tranh giữa các ngành vẫn tiếp diễn vì vần còn tồn tai cạnh tranh nội bộ ngành (vì mục
đích theo đuổi lợi nhuận siêu ngạch) làm cho tỷ suất lợi nhuận của mỗi ngành thay đổi,
lại dẫn đến cạnh tranh giữa các ngành.

Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân không phủ nhận
quy luật giá trị thặng dư mà chỉ là hình thức biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong
giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh.

* Lợi nhuận thương nghiệp

Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư mà các nhà tư bản công
nghiệp bóc lột được trong sản xuất nhường cho nhà tư bản thương nghiệp, khi các
nhà tư bản thương nghiệp đảm nhận việc lưu thông hàng hóa.

Một nhà tư bản có quy mô tư bản 900

Trong đó : 720c và 180v, m’ =100%

Sản xuất ra hàng hóa có giá trị

Gi = 720c + 180v + 180m = 1080

Tỷ suất lợi nhuận P’ = 20%

Nếu nhà tư bản thương nghiệp ứng ra 100 để đảm nhận việc lưu thông hàng
hóa.

Tỷ suất lợi nhuận bình quân P̄ = (180 / 100)  100% = 18%.

Sự phân chia giá trị thặng dư giữa hai nhà tư bản như sau
Phần của nhà tư bản công nghiệp 18% x 900 = 162m

Phần của nhà tư bản thương nghiêp 18% x 100 =18m

Nhà tư bản công nghiệp bán hàng hóa cho nhà tư bản thương nghiệp với giá
720c +180v + 162 m = 1062

Nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hóa trên thị trường với giá

720c +180v + 180m =1080

Lợi nhuận thương nghiệp la 1080- 1062 =18

3.3.2 Lợi tức

Bản chất của tư bản cho vay

Tư bản cho vay trong chủ nghĩa tư bản là một bộ phận của tư bản công nghiệp
tách ra.

Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản công nghiệp, thường
xuyên có một bộ phận tư bản tiền tệ ở trạng thái nhàn rỗi. Ví dụ: tiền trong quĩ khấu
hao nhưng chưa đến kỳ đổi mới hoặc sửa chũa lớn tư bản cố định, tiền mua nguyen
nhiên vật liệu nhưng chưa đến kỳ hạn mua, quĩ tiền lương để trả công nhân nhưng
chưa đến kỳ phải trả, phần giá trị thặng dư dùng để tích lũy mở rộng sản xuất nhưng
chưa có cơ hội…

Trong khi đó lại có những nhà tư bản cần tiền để sản xuất, kinh doanh

Từ đó nảy sinh quan hệ cung - cầu về tư bản tiền tệ và xuất hiện quan hệ vay
mượn lẫn nhau, trong đó bên cung về tư bản tiền tệ chính là bên cho vay, còn bên cầu
về tư bản tiền tệ chính là bên đi vay.

Vậy: Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường cho một
người khác sử dụng trong một thời gian để nhận được một số lời nào đó. Số lời đó
gọi là lợi tức. Ký hiệu ( z )

Đặc điểm của tư bản cho vay


• Quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng
• Công thức vận động: T- T’ (T’ = T + ∆t)
• Tư bản cho vay là một hàng hóa đặc biệt
• Tư bản cho vay là một loại tư bản được sùng bái nhất
* Lợi tức và tỷ suất lợi tức

- Lợi tức cho vay( z ) là một phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh
doanh bằng tiền đi vay bóc lột được trong sản xuất phải trả cho nhà tư bản cho vay.

Vì là một phần của lợi nhuận bình quân, nên thông thường, giới hạn của lợi tức
phải ở trong khoảng: 0 ‹ z ‹ P

- Tỷ xuất lợi tức: Là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được và số tư bản cho
vay trong một thời gian nhất định.

z’ = × 100%

Tỷ suất lợi tức vận động trong giới hạn:

0 < z' < P̄ ’

Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi tức:

- Tỉ suất lợi nhuận bình quân. Do giới hạn của tỷ suất lợi tức : : 0 < z’ < p̄ ’, nên
p̄ ’cao thì z’ cũng cao và ngược lại

Giới hạn tối đa của tỷ suất lợi tức:

z’ < (=) P̄ ’

- Quan hệ cung - cầu về tư bản cho vay. Tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào tổng tư bản
cho vay. Tổng tư bản cho vay lớn, tức cung tư bản cho vay lớn nhưng cầu tư bản cho
vay nhỏ, thì tỷ suất lợi tức thấp, và ngược lại

- Phụ thuộc vào sự thỏa thuận trực tiếp giữa người cho vay và người đi vay, vào
tục lệ xã hội, tức là phụ thuộc vào sự phân chia lợi nhuận bình quân thành lợi tức và lợi
nhuận doanh nghiệp.
3.3.3 Địa tô tư bản chủ nghĩa

Địa tô TBCN là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ lợi nhuận bình
quân của tư bản kinh doanh trong nông nghiệp và phải nộp cho địa

- Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa

+ Địa tô chênh lệch:

Sự hình thành giá cả ruộng đất và lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp khác
với trong công nghiệp.

Do nông nghiệp ruộng đất thì có hạn và không sản xuất ra được, trong khi đó dân
số lại tăng nhanh, vì vậy, để đáp ứng nhu cầu nông sản cho xã hội phải canh tác cả trên
ruộng đất xấu nhất. Các nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất xấu nhất phải thu được lợi
nhuận bình quân (nếu không họ sẽ chuyển sang kinh doanh lĩnh vực khác), vì vậy giá cả
sản xuất trong nông nghiệp (còn gọi là giá cả sản xuất chung) do ruộng đất xấu quyết
định. Do đó, các nhà tư bản sản xuất trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn
sẽ có giá cả sản xuất cá biệt thấp hơn nên họ thu được lợi nhuận siêu ngạch.

Trong nông nghiệp không có tự do cạnh tranh do độc quyền sử dụng ruộng đất và
độc quyền sở hữu ruộng đất ngăn cản. Vì vậy, các nhà tư bản khác không thể đầu tư tư
bản trên mảnh ruộng đó để thu lợi nhuận siêu ngạch. Do đó, lợi nhuận siêu ngạch trong
nông nghiệp tồn tại lâu dài, tương đối ổn định và chuyển thành địa tô chênh lệch. (Còn
trong công nghiệp sự tồn tại của lợi nhuận siêu ngạch chỉ là hiện tượng tạm thời đối với
từng tư bản cá biệt).

Như vậy, địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình
quân thu được trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch
giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu
nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình.

Thực chất của địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch. Nguồn gốc địa tô chênh
lệch là một phần giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp tạo ra. Địa tô chênh lệch
gắn liền với độc quyền kinh doanh ruộng đất theo lối TBCN, đó là nguyên nhân sinh ra
địa tô chênh lệch.

Địa tô chênh lệch có hai loại là địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II.

- Địa tô chênh lệch I là loại địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kiện tự
nhiên thuận lợi. Chẳng hạn, có độ màu mỡ tự nhiên trung bình, tốt và có vị trí gần nơi
tiêu thụ hay gần đường giao thông.

Ví dụ 1, địa tô chênh lệch I thu được trên những ruộng đất có độ màu mỡ tự nhiên
trung bình và tốt (giả sử có ba thửa ruộng tương ứng với ba mức độ màu mỡ khác nhau:
tốt, trung bình, xấu; tư bản đầu tư trên ba thửa này đều bằng 100 và p’ = 20% nhưng do
khác nhau về độ màu mỡ của đất đai nên sản lượng thu được trên ba thửa này khác
nhau).

Giá cả sản xuất cá Giá cả sản xuất


p̄ biệt chung
Loại Tư Sản Địa tô
ruộng bản lượng của tổng của 1 của 1 của tổng chênh
đầu tư (tạ) sản tạ tạ sản phẩm lệch
phẩm
Tốt 100 20 6 120 20 30 180 60
Trung 100 20 5 120 24 30 150 30
bình

Xấu 100 20 4 120 30 30 120 0


Ví dụ 2, địa tô chênh lệch I thu được trên những ruộng đất có vị trí thuận lợi như
gần nơi tiêu thụ hay gần đường giao thông.

Tổng Giá cả Giá cả sản xuất


giá cả sản chung Địa tô
Vị trí Tư Sản Chi
lượng sản xuất cá chênh
ruộng bản p̄ phí của của tổng lệch
xuất biệt của
đầu (tạ) vận 1 tạ sản
chuyển cá biệt 1 tạ
tư phẩm
Gần 100 20 5 0 120 24 27 135 15
Xa 100 20 5 15 135 27 27 135 0

- Địa tô chênh lệch II là loại địa tô thu được nhờ thâm canh, là kết quả của đầu tư
thêm tư bản trên cùng đơn vị diện tích để nâng cao chất lượng canh tác của đất, nhằm
tăng độ màu mỡ trên thửa ruộng đó, nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện tích. Cần
chú ý rằng, năng suất của lần đầu tư thêm phải lớn hơn năng suất của lần đầu tư trên
ruộng xấu, thì mới có lợi nhuận siêu ngạch.

Tư Giá cả sản xuất Giá cả sản xuất


bản p̄ cá biệt chung
Lần Sản Địa tô chênh
đầu
đầu tư lượng tổng sản 1 tạ 1 tạ tổng sản lệch II

(tạ) lượng lượng
Lần1 100 20 4 120 30 30 120 0

Lần2 100 20 6 120 20 30 180 60


Lần3 100 20 8 120 15 30 240 120
Trong thời hạn hợp đồng, lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh đem lại thuộc
nhà tư bản kinh doanh ruộng đất. Chỉ đến khi hết thời hạn hợp đồng, địa chủ mới tìm
cách nâng giá cho thuê ruộng đất, tức là biến lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh
đem lại thành địa tô chênh lệch I để hưởng thành quả của việc thâm canh. Tình trạng
này dẫn đến mâu thuẫn: nhà tư bản thuê đất muốn kéo dài thời hạn thuê, còn địa chủ lại
muốn rút ngắn thời hạn cho thuê. Do đó, trong thời gian thuê đất, nhà tư bản tìm mọi
cách quay vòng, tận dụng, vắt kiệt độ màu mỡ đất đai.

+ Địa tô tuyệt đối là loại địa tô thu được trên mọi thứ đất, địa tô mà tất cả các chủ
ruộng đều thu được, dù ruộng đất đó tốt hay xấu, ở gần hay xa.

Cơ sở của địa tô tuyệt đối là do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp
hơn trong công nghiệp. Còn nguyên nhân tồn tại địa tô tuyệt đối là do chế độ độc quyền
sở hữu ruộng đất đã ngăn cản nông nghiệp tham gia cạnh tranh giữa các ngành để hình
thành lợi nhuận bình quân.
Ví dụ, có hai tư bản trong nông nghiệp và trong công nghiệp đều là 100, cấu tạo
hữu cơ trong nông nghiệp là 3/2, cấu tạo hữu cơ trong công nghiệp là 4/1. Giả sử
m’=100%, thì giá trị sản phẩm, giá trị thặng dư sản xuất ra và tỷ suất lợi nhuận trong
từng lĩnh vực sẽ là:

Trong công nghiệp: 80c + 20v + 20m = 120; p’= 20%;

Trong nông nghiệp: 60c + 40v + 40m = 140; p’ = 40%.

Giá trị thặng dư dôi ra trong nông nghiệp so với trong công nghiệp là 20m và tỷ suất
lợi nhuận trong nông nghiệp cao hơn trong công nghiệp (40%>20%). Song, do chế độ
độc quyền tư hữu ruộng đã ngăn cản các nhà tư bản đầu tư vào nông nghiệp nên không
diễn ra quá trình bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận giữa nông nghiệp và các ngành khác.
Số chênh lệch 20m này không bị bình quân hóa mà chuyển hóa thành địa tô tuyệt đối.

Vậy, địa tô tuyệt đối là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân,
được hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp luôn thấp hơn cấu tạo
hữu cơ của tư bản trong công nghiệp, nó là số chênh lệch giữa giá trị nông phẩm và giá
cả sản xuất chung của nông phẩm.

Phân biệt địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối

Điểm giống nhau: về thực chất, địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối đều là lợi
nhuận siêu ngạch, đều có nguồn gốc từ giá trị thặng dư, đều là kết quả của sự chiếm
đoạt lao động thặng dư của công nhân nông nghiệp làm thuê.

Điểm khác nhau: độc quyền kinh doanh ruộng đất theo kiểu tư bản chủ nghĩa là
nguyên nhân sinh ra địa tô chênh lệch, còn độc quyền tư hữu về ruộng đất là nguyên
nhân sinh ra địa tô tuyệt đối. Địa tô tuyệt đối tham gia hình thành giá trị nông sản, địa tô
chênh lệch không tham gia vào việc hình thành giá trị nông sản.

You might also like