You are on page 1of 29

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM

KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT



MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

TIỂU LUẬN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG CUỘC CÁCH MẠNG

CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƢ

GVHD: ThS. Hồ Ngọc Khƣơng

SVTH:

1. Nguyễn Thị Hồng Nhung 22109125

2. La Thị Yến Nhƣ 22109128 (Nhóm 10)

3. Trần Thị Trinh 22109152

4. Trần Tiểu Yến 21131252

Mã lớp học: LLCT120205_23_1_10

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2023


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Điểm số: .................................

Ký tên

.....................................
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

STT MSSV Thành viên Nhiệm vụ Đánh giá


Hoàn thành nội dung
1 22109125 Nguyễn Thị Hồng Nhung 100%
phần 1.1, 1.2, 1.3.
Hoàn thành nội dung
2 22109128 La Thị Yến Như phần mở đầu, tổng hợp 100%
tiểu luận.
Hoàn thành nội dung
3 22109152 Trần Thị Trinh phần 2.3, 2.4, 2.5 và 100%
phần kết luận.
Hoàn thành nội dung
4 21131252 Trần Tiểu Yến 100%
phần 1.4, 2.1, 2.2.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CMCN: Cách mạng công nghiệp

ICT: Information and Communication Technologies (Công nghệ thông tin và


truyền thông)

CPTPP: Comprehensive and Progressive Agreement for Trans - Pacific


Partnership (Hiệp định Đối Tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương)

EVFTA: European - Vietnam Free Trade Agreement (Hiệp định thương mại tự do
Liên minh Châu Âu - Việt Nam)

MSME: Micro, Small and Medium Entrepreneur (Doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và
nhỏ)
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 1

3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 1

4. Kết cấu đề tài.......................................................................................................... 2

PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................. 3

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG


NGHIỆP LẦN THỨ TƢ Ở VIỆT NAM........................................................................... 3

1.1. Khái quát về các cuộc cách mạng công nghiệp ở Việt Nam............................ 3

1.2. Khái niệm và đặc điểm của cuộc công nghiệp lần thứ tƣ ................................ 3

1.2.1. Khái niệm ..................................................................................................... 3

1.2.2. Đặc điểm ....................................................................................................... 4

1.3. Khái quát về du lịch ............................................................................................ 4

1.3.1. Khái niệm về du lịch .................................................................................... 5

1.3.2. Vai trò của du lịch ....................................................................................... 5

1.3.3. Các loại hình du lịch chủ yếu...................................................................... 6

1.3.3.1. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chuyến đi ............................................. 6

1.3.3.2. Căn cứ theo mục đích chuyến đi ......................................................... 7

1.3.3.3. Căn cứ theo loại hình cƣ trú ................................................................ 7

1.4. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ đối với Việt Nam ...... 8

1.4.1. Tác động tích cực ......................................................................................... 8

1.4.2. Tác động tiêu cực ......................................................................................... 8

1.4.3. Tác động riêng đến ngành du lịch .............................................................. 9


1.4.3.1. Về lĩnh vực quảng bá và marketing du lịch ....................................... 9

1.4.3.2. Về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch.............................................. 9

1.4.3.3. Về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực du lịch .................................... 10

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH


THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Ở VIỆT NAM TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP LẦN THỨ TƢ .................................................................................................. 11

2.1. Tiềm năng phát triển ngành du lịch ở thành phố Đà Nẵng .......................... 11

2.1.1. Về điều kiện tự nhiên................................................................................. 11

2.1.2. Về kinh tế .................................................................................................... 11

2.1.3. Về xã hội ..................................................................................................... 12

2.2. Thực trạng du lịch ở thành phố Đà Nẵng ....................................................... 12

2.2.1. Quá trình phát triển du lịch ..................................................................... 12

2.2.2. Thành tựu đạt đƣợc ................................................................................... 14

2.2.3. Một số khó khăn và hạn chế ..................................................................... 15

2.3. Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ đến ngành du lịch
thành phố Đà Nẵng .................................................................................................. 15

2.3.1. Tác động tích cực ....................................................................................... 15

2.3.2. Tác động tiêu cực ....................................................................................... 16

2.4. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động trong sự phát triển ngành du lịch ở Đà
Nẵng .......................................................................................................................... 17

2.5. Giải pháp phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng ..................................... 18

PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................... 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 21


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một đất nước hình chữ S xinh đẹp với vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu
ôn hòa dễ chịu và nguồn tài nguyên phong phú. Tất cả các điều kiện trên là tiềm năng để
Việt Nam khai thác và phát triển du lịch nước nhà. Và một trong những nơi luôn thu hút
đông đảo lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan phải nhắc đến thành
phố Đà Nẵng, nơi hiện có nền du lịch đang rất phát triển ở Việt Nam.

Đà Nẵng được biết đến là một “thành phố đáng sống”. Với lợi thế về du lịch, thành
phố Đà Nẵng đã và đang góp phần giúp nền kinh tế Việt Nam từng bước phát triển vượt
bậc. Vì vậy, vấn đề du lịch ở thành phố Đà Nẵng phải càng được chú trọng, đặc biệt là
trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
đã có những tác động đáng kể vào sự phát triển du lịch của Đà Nẵng. Mỗi bước phát triển
về du lịch dù lớn hay nhỏ đều tạo ra những sự thay đổi về cả kinh tế lẫn xã hội.

Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở
thành phố Đà Nẵng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ” đã được lựa chọn và
thực hiện.

2. Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là tìm hiểu sâu hơn về thực trạng và giải pháp phát triển
du lịch ở Thành phố Đà Nẵng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Qua đó,
trang bị cho chúng ta một cái nhìn khách quan để có thể liên hệ và giải quyết các vấn đề
liên quan đến tình hình phát triển du lịch trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay đối với Đà
Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.

3. Phƣơng pháp nghiên cứu


2

Bài luận dựa trên cơ sở lý luận kinh tế chính trị theo quan điểm chủ nghĩa Mác –
Lênin và các số liệu, thông tin về thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở Thành phố
Đà Nẵng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay.

Tiểu luận được thực hiện bằng các phương pháp như so sánh, phân tích – tổng hợp,
logic, toán học,… trong đó phương pháp kết hợp logic và phân tích – tổng hợp là phương
pháp nghiên cứu cơ bản.

4. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của tiểu
luận được chia làm 2 chương.

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN


THỨ TƢ Ở VIỆT NAM

Chương 2:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG Ở VIỆT NAM TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƢ
3

PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG


NGHIỆP LẦN THỨ TƢ Ở VIỆT NAM

1.1. Khái quát về các cuộc cách mạng công nghiệp ở Việt Nam

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên diễn ra vào khoảng cuối thế kỷ XVIII và
đầu thế kỷ XIX. Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là máy
móc cơ khí (máy chạy bằng hơi nước và nước). Sự ra đời và cải tiến của máy móc đã thay
thế lao động thủ công và do đó làm tăng năng lực sản xuất. (Vũ Việt Hoàng, 2018)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ năm 1870 đến năm 1914, ngay
trước Thế chiến thứ nhất. Đó là thời kỳ tăng trưởng của các ngành công nghiệp trước đó
và mở rộng các ngành công nghiệp mới như thép, dầu mỏ, điện và sản xuất điện hàng loạt.
Những tiến bộ công nghệ quan trọng của thời kỳ này bao gồm điện thoại, bóng đèn, máy
ghi âm và động cơ đốt trong,… (Vũ Việt Hoàng, 2018)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào những năm 1980 và tiếp tục
cho đến ngày nay. Những tiến bộ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bao gồm
máy tính cá nhân, Internet và công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). (Vũ Việt Hoàng,
2018)

Cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời vào năm 2011 và lần đầu tiên được giới thiệu tại
Đức bởi một nhóm các nhà khoa học Đức. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được
đặc trưng bởi công nghệ mới mang tính đột phá trong một số lĩnh vực bao gồm robot,
công nghệ nano, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, Internet vạn vật, kỹ thuật in 3D và ô
tô tự lái. (Vũ Việt Hoàng, 2018)

1.2. Khái niệm và đặc điểm của cuộc công nghiệp lần thứ tƣ

1.2.1. Khái niệm


4

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn được gọi là "Cách mạng công nghiệp
4.0" hoặc "Cách mạng công nghiệp kỹ thuật số") là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ
một sự pha trộn của các công nghệ kỹ thuật số, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo trong các
mô hình sản xuất và hoạt động kinh doanh.

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các thiết bị và hệ thống thông minh
kết nối với nhau và với Internet, tạo ra một mạng lưới thông tin và dữ liệu. Các công nghệ
như trí tuệ nhân tạo, robot học, big data, blockchain và Internet of Things (IoT) đóng vai
trò quan trọng trong việc tạo ra tự động hóa, cải thiện hiệu suất, tăng cường quản lý và
phân tích dữ liệu.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể tác động đến nhiều lĩnh vực, bao gồm sản
xuất, vận chuyển và logictics, nông nghiệp, y tế, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác. Nó có
tiềm năng để tạo ra những thay đổi sâu sắc trong cách chúng ta sống và làm việc. Tuy
nhiên, nó cũng đặt ra nhiều thách thức, bao gồm mất việc làm, rủi ro bảo mật về quyền
riêng tư và phân hóa kinh tế.

1.2.2. Đặc điểm

Các đặc trưng chính của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có thể khái quát như sau:

Thúc đẩy phát triển máy móc tự động và hệ thống sản xuất thông minh dựa trên sự
kết hợp giữa công nghệ cảm biến, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối IoT.

Sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất ra sản phẩm một cách hoàn hảo nhất, đơn
giản hóa dây chuyền sản xuất mà không cần phải qua bước lắp ráp thiết bị phụ trợ.

Các vật liệu mới và công nghệ nano tạo ra các cấu trúc vật liệu có ứng dụng rộng
rãi trong nhiều lĩnh vực.

Nhờ công nghệ và điều khiển trí tuệ nhân tạo, con người có thể điều khiển từ xa
việc liên lạc nhanh hơn và chính xác hơn.

1.3. Khái quát về du lịch


5

1.3.1. Khái niệm về du lịch

Con người vốn có bản chất tò mò về thế giới xung quanh và muốn tìm hiểu thêm
về cảnh quan, địa hình, hệ thực vật và động vật cũng như văn hóa của những nơi khác. Vì
vậy, du lịch ra đời và trở thành một hiện tượng khá quan trọng trong đời sống người dân.
Tuy nhiên, khái niệm du lịch còn có nhiều cách hiểu, bởi nó được xem xét dưới nhiều góc
độ khác nhau.

Dưới góc độ nhu cầu, du lịch là hiện tượng con người rời bỏ nơi thường trú để một
nơi xa lạ khác với nhiều mục đích khác nhau. Còn dưới góc độ tổng hợp, Michael
Coltman đã đưa ra khái niệm “Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan
hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà cung cấp dịch
vụ du lịch, chính quyền tại địa phương, người dân địa phương trong quá trình thu hút và
giữ chân khách du lịch.”

Theo Luật Du lịch Việt Nam, Chương I, Mục 4: “Du lịch là hoạt động liên quan
đến việc đi lại của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình để tham quan, học
tập và giải trí nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian nhất định”.

Tóm lại, du lịch là một khái niệm có nhiều cách tiếp cận do tính phong phú và phát
triển của hoạt động du lịch. Vì vậy, những khái niệm này có thể được sử dụng cho bất kỳ
mục đích nghiên cứu nào.

1.3.2. Vai trò của du lịch

Về mặt kinh tế: Du lịch là động lực thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực khác
của nền kinh tế quốc dân thông qua việc tạo lập thị trường cho hàng công nghiệp tiêu
dùng. Khách du lịch trong nước mang số tiền kiếm được từ nơi này đến nơi khác để tiêu
dùng nên nơi nhận có thu nhập, đồng thời người dân nơi đó cũng nhận được thu nhập từ
việc bán hàng hóa, dịch vụ cho khách.

Sự phát triển của các điểm du lịch là động lực làm thay đổi cơ cấu kinh tế của nền
kinh tế quốc dân từ nông nghiệp, công nghiệp sang dịch vụ. Nhà nước và địa phương có
6

chính sách phát triển du lịch nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ
để thu hút thêm việc làm và tạo thị trường cho sản phẩm công nghiệp.

Về mặt xã hội: Du lịch tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho xã hội. Thực hiện công tác
xóa đói, giảm nghèo ở các vùng sâu, vùng xa. Ngược lại, các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng,
sân golf thường được xây dựng ở khu vực ven biển, miền núi và khu dân cư còn nghèo,
làm thay đổi diện mạo khu vực, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm địa phương giúp người
dân có việc làm và thu nhập.

Về mặt văn hóa: Du lịch là cầu nối để chia sẻ truyền thống lịch sử, văn hóa dân
tộc, đất nước, con người với bạn bè năm châu, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tạo tình
đoàn kết, hữu nghị và hòa bình với các quốc gia, các dân tộc khác nhau trên thế giới. Du
lịch đã và đang góp phần bảo vệ và phát triển các giá trị lịch sử văn hóa, các loại hình văn
hóa, nghệ thuật dân gian truyền thống của dân tộc.

Về mặt môi trƣờng: Sự phát triển du lịch bền vững đòi hỏi người dân của các điểm
đến du lịch và các công ty, tổ chức du lịch bán hàng hóa và dịch vụ cho du khách phải có
trách nhiệm bảo vệ môi trường. Cộng đồng dân cư nơi du khách đến phải duy trì thiên
nhiên xanh, sạch, đẹp để thu hút du khách. Các doanh nghiệp và tổ chức du lịch bán hàng
hóa và dịch vụ cho khách tại các điểm du lịch sẽ nâng cao nhận thức về môi trường bằng
cách quản lý rác thải, chất thải và nước thải để đảm bảo một môi trường trong lành.

1.3.3. Các loại hình du lịch chủ yếu

1.3.3.1. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chuyến đi

Du lịch quốc tế là những chuyến đi mà nơi cư trú và điểm đến của du khách là ở
hai quốc gia khác nhau. Vì vậy, khách du lịch thường gặp phải ba trở ngại chính trong
chuyến đi: ngôn ngữ, tiền tệ và thói quen du lịch. Cùng với dòng khách du lịch, loại hình
du lịch này tạo ra dòng tiền giữa các quốc gia và do đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán
của quốc gia.
7

Du lịch trong nước là cư dân chỉ đi du lịch trong đất nước của họ. Các chuyến đi
của cư dân có thể với bất kỳ mục đích nào (trừ công việc), tới bất cứ đâu trên đất nước và
tùy theo mục đích mà chuyến đi có thể dài hoặc ngắn.

1.3.3.2. Căn cứ theo mục đích chuyến đi

Theo mục chuyến đi, du lịch được phân loại theo một số loại hình cơ bản sau:

Du lịch thiên nhiên: là loại hình du lịch thu hút những người muốn tận hưởng
không gian ngoài trời, cảnh đẹp và động thực vật hoang dã. Những người đi du lịch trong
nhóm này muốn khám phá vẻ đẹp của rừng, núi, làng mạc và cuộc sống hoang sơ, hùng
vĩ…

Du lịch văn hóa: là loại hình du lịch thu hút những người có mối quan tâm chính là
truyền thống lịch sử, phong tục, văn hóa, nghệ thuật của điểm đến... Khách du lịch đi du
lịch với mục đích này sẽ tham quan bảo tàng, nghỉ đêm tại các trang trại và tham gia các
hoạt động truyền thống, lễ hội, nghệ thuật dân gian và văn hóa của địa phương.

Du lịch nghỉ dưỡng: ra đời từ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn nhằm phục hồi sức khỏe
thể chất và tinh thần của con người. Loại hình du lịch này thu hút những người có lý do
chính đi du lịch là niềm vui và tận hưởng kỳ nghỉ.

Ngoài ra, còn có các loại hình du lịch khác đã và đang ngày càng phổ biến như: du
lịch xã hội, du lịch hoạt động, du lịch dân tộc học, du lịch thể thao,...

1.3.3.3. Căn cứ theo loại hình cƣ trú

Du lịch khách sạn là loại hình du lịch phổ biến nhất, phù hợp với người già, người
có thu nhập cao và những người không muốn mạo hiểm vì ở đây dịch vụ phong phú hơn,
dịch vụ tốt hơn. Nhà trọ là những khách sạn nhỏ, thuộc sở hữu tư nhân, thường có giá phù
hợp với những du khách có thu nhập thấp. Loại hình này rất phát triển, đặc biệt là ở Hà
Nội và Đà Lạt.
8

Du lịch nhà dân là loại hình du lịch trong đó du khách ở cùng gia đình người địa
phương tại điểm đến (Homestay). Khách hàng giống như những thành viên trong gia đình:
họ ăn, ở, làm việc... với những thành viên khác trong gia đình. Thông thường, khách
chọn những ngôi nhà nông thôn ở vùng nông thôn và miền núi.

Du lịch cắm trại là một loại hình du lịch đang phát triển nhanh chóng và phổ biến
trong giới trẻ. Nó rất thích hợp cho du khách bằng xe đạp, xe máy hoặc ô tô. Đầu tư cho
cách đi du lịch này không lớn, chủ yếu là mua lều, giường gấp, ghế và những dụng cụ đơn
giản, rẻ tiền hoặc du khách có thể thuê lều, dựng lều và tự phục vụ.

1.4. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ đối với Việt Nam

1.4.1. Tác động tích cực

Tác động tới an ninh - chính trị: Việt Nam được xem là một trong những quốc gia
có khả năng thích ứng tốt với Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhờ vào sự tích
cực xây dựng môi trường phát triển công nghệ với nguồn nhân lực chất lượng cao trong
lĩnh vực công nghệ. Trong thời gian gần đây, tỷ lệ áp dụng thành công của Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam đã ngày càng tăng.

Tác động tới kinh tế: Cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ tư đang mở ra nhiều cơ
hội cho các nước trong khu vực, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Tiềm năng lớn của chuyển đổi số và sự cải thiện đáng kể về hạ tầng Công nghệ thông tin,
nguồn nhân lực và thể chế đã tạo điều kiện để Việt Nam hưởng lợi tối đa từ Cách mạng
Công nghiệp thứ tư. Việt Nam đang tích cực hội nhập vào kinh tế thế giới qua các hiệp
định thương mại tự do như CPTPP và EVFTA, sẽ có cơ hội tiếp cận công nghệ sản xuất
mới, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế.

1.4.2. Tác động tiêu cực

Về an ninh - chính trị: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra những thách thức
bảo mật - chính trị đối với Việt Nam. Sự bùng nổ công nghệ hiện đại làm tăng cường mức
sử dụng internet, đồng thời làm tăng nguy cơ bị tấn công mạng. Việt Nam đang phải đối
9

mặt với việc tăng số lượng cuộc tấn công mạng nhằm đánh cắp thông tin, bí mật nhà nước,
cũng như về lĩnh vực khoa học - công nghệ và trí tuệ.

Về kinh tế: Một số chuyên gia kinh tế nhấn mạnh rằng, trong khi thế giới bước vào
Cách mạng Công nghiệp thứ tư, Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn tương đương với Cách
mạng công nghệ lần thứ hai, sử dụng công nghệ lạc hậu, thấp hơn về sự hiểu biết về công
nghệ và tập trung chủ yếu vào gia công, lắp ráp với giá trị gia tăng thấp. Đồng thời, đa số
doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (MSME), đang phải
vượt qua nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi số. Theo báo cáo của Cisco năm
2018 về chỉ số phát triển kỹ thuật số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Á - Thái Bình
Dương, các rào cản mà MSME Việt Nam đối mặt bao gồm thiếu kỹ năng số và nhân lực
(17%), thiếu hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh để hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số
(16,7%), và thiếu tư duy và văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%).

Về xã hội: Đối với Việt Nam, có 86% lao động trong lĩnh vực dệt may và sản xuất
giày dép đang đối mặt với nguy cơ mất việc do tác động của Cách mạng Công nghiệp thứ
tư. Tình hình này dự kiến sẽ trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt khi dệt may và sản xuất giày
dép là những ngành công nghiệp cung cấp việc làm cho một số lượng lớn lao động

1.4.3. Tác động riêng đến ngành du lịch

1.4.3.1. Về lĩnh vực quảng bá và marketing du lịch

Sự phát triển của Internet kết nối mọi vật giúp mọi người dễ dàng khám phá di tích
lịch sử và danh lam thắng cảnh trên toàn thế giới. Thông qua ứng dụng và các nền tảng
trực tuyến, chi phí quảng cáo giảm, kích thích du lịch và mở rộng thị trường.

Số hóa cơ sở dữ liệu du lịch mang lại tiện lợi cho quản lý và du khách. Hình ảnh,
phim 3D, 4D trên Internet tái tạo sự kiện lịch sử, văn hóa, giúp mọi người dễ dàng tìm
hiểu về tài nguyên du lịch của mỗi địa phương và quốc gia.

1.4.3.2. Về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch


10

Thương mại điện tử, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch, đang trở thành một xu
hướng phổ biến được thúc đẩy bởi CMCN 4.0. Công nghệ này mở ra cơ hội cho các
doanh nghiệp du lịch triển khai dịch vụ của họ đến mọi đối tượng trên thế giới với chi phí
thấp, tiết kiệm thời gian và tối đa hóa doanh thu.

Ứng dụng công nghệ đã giảm đáng kể nguồn lao động và giảm thời gian làm việc,
dẫn đến giảm chi phí và giảm giá thành các dịch vụ du lịch. Việc kết nối mua bán qua
mạng cung cấp cơ hội cho doanh nghiệp du lịch hợp tác, chia sẻ lợi nhuận, và cung cấp
dịch vụ cho một lượng lớn khách hàng, giúp họ duy trì giá cả ổn định và thậm chí giảm
giá cực kỳ hấp dẫn.

Cách mạng công nghiệp 4.0 còn đóng góp vào việc sáng tạo ra nhiều sản phẩm du
lịch mới, đa dạng và hấp dẫn, bằng cách sử dụng công nghệ ảo để tái tạo sự kiện lịch sử,
không gian văn hóa cổ xưa và thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Sự tiên tiến của công nghệ
không chỉ giảm giá thành mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, mang lại trải
nghiệm hài lòng cho du khách.

1.4.3.3. Về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Hiệu ứng của CMCN 4.0 trong lĩnh vực du lịch đang tạo ra thách thức lớn cho cơ
sở đào tạo trong ngành này. Để đáp ứng xu hướng phát triển công nghệ, các tổ chức đào
tạo du lịch cần thực hiện các biện pháp cải tiến bao gồm việc đổi mới chương trình học,
thay đổi cấu trúc giáo trình để tăng cường thực hành, thực tập tại doanh nghiệp, và nâng
cao kiến thức chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Đồng thời, đào tạo sinh viên về kỹ năng
mềm, kỹ năng sử dụng công nghệ mới, kỹ năng giao tiếp, và kỹ năng sử dụng ngoại ngữ
cũng là một phần quan trọng của quá trình học.

Các cơ sở đào tạo cũng cần mở rộng liên kết với doanh nghiệp để đảm bảo rằng
chương trình đào tạo phản ánh đúng nhu cầu của thị trường và xã hội. Sự hợp tác này giúp
tạo ra những chương trình học linh hoạt và hiệu quả, đáp ứng nhanh chóng sự thay đổi
trong ngành du lịch.
11

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH


THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Ở VIỆT NAM TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP LẦN THỨ TƢ

2.1. Tiềm năng phát triển ngành du lịch ở thành phố Đà Nẵng

2.1.1. Về điều kiện tự nhiên

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm của đất nước với tài nguyên thiên nhiên đặc sắc.
Bờ biển dài với những bãi cát trắng mịn như Mỹ Khê và Phạm Văn Đồng, được Forbes
xếp vào danh sách 6 bãi biển quyến rũ nhất thế giới, cùng với các điểm du lịch như Ngũ
Hành Sơn, làng đá mỹ nghệ, và các khu nghỉ dưỡng sang trọng.

Khi ghé thăm Đà Nẵng, không thể không đề cập đến Sun World Bà Nà Hills và
Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa. Bảo tồn thiên nhiên này không chỉ có giá trị
sinh học đa dạng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và điều
hòa khí hậu.

Một trong những tiềm năng đáng chú ý của thành phố Đà Nẵng là du lịch sinh thái,
nơi có những cảnh đẹp thiên nhiên hoành tráng, hoang sơ và được đầu tư kỹ lưỡng như
Khu du lịch Suối Lương, Khu du lịch Suối Hoa, Ngầm Đôi, Suối Khoáng nóng Phước
Nhơn, Khu du lịch Suối khoáng nóng Núi Thần Tài… Với sự kết hợp tinh tế và chiến
lược, Đà Nẵng hiện đang phát triển mạnh mẽ các sản phẩm du lịch đường thủy nội địa,
trên cơ sở hạ tầng của mình, sử dụng mạng lưới dòng chảy từ sông Hàn, sông Cu Đê,
sông Cổ Cò... để mang lại hiệu quả cao.

2.1.2. Về kinh tế

Đà Nẵng cam kết phát triển du lịch thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng hiện đại và
thu hút nhà đầu tư chiến lược. Mục tiêu là biến du lịch thành ngành kinh tế hàng đầu, có
thương hiệu và cạnh tranh quốc tế. Giai đoạn 2015-2020, với đầu tư từ cổ công và tư nhân,
thành phố đã linh hoạt triển khai chiến lược, đạt được chuyển biến đáng kể trong cơ sở hạ
tầng và vui chơi giải trí.
12

Cách tiếp cận này đã tăng trưởng khách du lịch đến Đà Nẵng 16,73% hàng năm,
vượt mục tiêu đề ra. Sự kiện văn hóa, thể thao, và du lịch như Marathon quốc tế,
IRONMAN 70.3, chương trình "Đà Nẵng quyến rũ", Lễ hội pháo hoa quốc tế đã thêm giá
trị và hấp dẫn. Thành công của sự kiện quốc tế như ABG5-2016, Hội chợ Du lịch Quốc tế
Đà Nẵng 2016 và Tuần lễ APEC 2017,… đã đưa Đà Nẵng lên vị trí hàng đầu toàn cầu và
củng cố thương hiệu du lịch toàn cầu.

2.1.3. Về xã hội

Đà Nẵng ngày nay thu hút du khách không chỉ bởi sự kết hợp độc đáo giữa lễ hội
truyền thống và hiện đại, mà còn bởi sự đa dạng của chúng. Những sự kiện như Lễ hội
pháo hoa quốc tế, Lễ hội Quán Thế Âm, hay các lễ hội đình làng, đều là điểm đặc sắc thu
hút sự chú ý của du khách từ khắp nơi. Ngoài ra, các làng nghề truyền thống như làng đá
mỹ nghệ Non nước, làng nghề nước mắm Nam Ô, làng nghề bánh tráng Túy Loan, làng
chiếu Cẩm Nê, và làng đan lát Yến Nê đều giữ được sự thuần túy và là địa điểm giữ gìn
giá trị văn hóa và lịch sử.

Với nền ẩm thực phong phú, Đà Nẵng là thiên đường của những món ăn dân dã và
truyền thống, như mì Quảng, bún chả cá, bánh xèo, bánh bèo, gỏi cá Nam Ô, tạo nên một
trải nghiệm ẩm thực độc đáo. Những đặc trưng này, cùng với hình ảnh trẻ trung, năng
động của thành phố, đã tạo nên một Đà Nẵng hấp dẫn, thu hút sự chú ý của du khách cả
trong và ngoài nước.

2.2. Thực trạng du lịch ở thành phố Đà Nẵng

2.2.1. Quá trình phát triển du lịch

Với sự chú ý đặc biệt từ lãnh đạo thành phố, ngành du lịch Đà Nẵng đã trải qua
một quá trình phát triển đáng kể. Năm 2008 đánh dấu một bước quan trọng khi Đà Nẵng
quyết định đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại bán đảo Sơn Trà, biển Mỹ Khê và
T19, tạo ra điểm đến lý tưởng và thu hút lượng lớn du khách. Thị trường du lịch quốc tế,
13

đặc biệt là du khách từ Thái Lan, đã trở nên ấn tượng với 20.000 - 30.000 lượt khách đến
Đà Nẵng hàng năm. (Theo báo Đà Nẵng, 2017)

Trong giai đoạn này, Đà Nẵng đã xuất hiện các thương hiệu du lịch danh tiếng toàn
cầu, với hệ thống khách sạn và khu nghỉ đạt chuẩn năm sao. Nhiều điểm tham quan và
khu du lịch trên địa bàn đã được xây mới, nâng cấp và bổ sung với nhiều sản phẩm du
lịch mới như Khu làng Pháp tại Bà Nà Hills, các hoạt động mới tại Công viên Châu Á,
Suối khoáng nóng Núi Thần Tài và khu giải trí Helio Center. (Theo báo Đà Nẵng, 2017)

Đặc biệt, du lịch nghỉ dưỡng biển đã phát triển mạnh mẽ với việc mở rộng cung
ứng dịch vụ vui chơi thể thao biển như canô, dù kéo, jetski, kayak, và lặn biển. Các khu
nghỉ mát và biệt thự cao cấp dọc theo bờ biển không chỉ mang lại trải nghiệm nghỉ dưỡng
hoàn hảo mà còn cung cấp những dịch vụ ngày càng hoàn thiện, làm giàu trải nghiệm du
lịch cho khách. (Theo báo Đà Nẵng, 2017)

Năm 2019, với 8.6 triệu lượt khách, Đà Nẵng đã chứng minh vị thế của mình trong
ngành du lịch quốc tế. Đặc biệt, sự đầu tư của các nhà đầu tư lớn như Sun Group đã tạo ra
những điểm độc đáo như Khu du lịch Sun World Ba Na Hills, mang lại những trải nghiệm
độc đáo cho du khách. Đà Nẵng không chỉ là điểm đến du lịch mà còn là địa điểm tổ chức
nhiều sự kiện quốc tế như Lễ hội pháo hoa quốc tế, APEC 2017, nhấn mạnh thêm vào
việc xây dựng thương hiệu và tăng cường uy tín quốc tế. (Theo báo Đà Nẵng, 2022)

“Giai đoạn 2016-2019, ngành du lịch có sự phát triển mạnh mẽ với nhiều sản phẩm,
dịch vụ du lịch có chất lượng, được du khách đánh giá cao. Các chí tiêu tăng trưởng đều
vượt bậc; tốc độ tăng trưởng bình quân về khách du lịch đến Đà Nẵng trong giai đoạn
2016-2019 đạt 16,73%; tốc độ tăng trưởng bình quân về tổng thu du lịch giai đoạn 2016-
2019 đạt 24,6%. Đóng góp của ngành du lịch vào GRDP thành phố hằng năm đều tăng và
chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể, năm 2016 là 23,72%; năm 2017 là 24,1%; năm 2018 là 26,35%
và năm 2019 là 31,4%. Ngành du lịch thành phố cũng tạo ra nhiều việc làm với 50.963
lao động trong năm 2019, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2016.” (Theo báo Đà Nẵng, 2022)
14

Hiện nay, Đà Nẵng đang hướng đến phát triển du lịch bền vững và đa dạng hóa sản
phẩm du lịch. Thành phố không chỉ tập trung vào việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du
lịch truyền thống, mà còn mở rộng phạm vi của các hoạt động du lịch khác như du lịch
sinh thái, văn hóa và thể thao. Thành phố liên tục cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ du
lịch, từ việc nâng cấp sân bay quốc tế Đà Nẵng đến đảm bảo chất lượng phục vụ tốt nhất
cho du khách qua hệ thống khách sạn, nhà nghỉ và nhà hàng đạt chuẩn quốc tế.

2.2.2. Thành tựu đạt đƣợc

Không chỉ là điểm đến du lịch thu hút với cảnh đẹp tự nhiên và văn hóa độc đáo,
Đà Nẵng còn là ngôi đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á triển khai ứng dụng "Danang
Fantasticity". Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thích ứng với xu hướng "du lịch
năng động, thông minh". Thành phố không chỉ sử dụng các phương pháp truyền thống
như quảng bá trên mạng xã hội mà còn đầu tư vào các ứng dụng như "Da Nang Tourism,"
"inDaNang," "Go! Đà Nẵng," "Da Nang Bus" để hỗ trợ du khách.

Với Hệ thống thông tin chính quyền điện tử, Đà Nẵng không chỉ cung cấp dịch vụ
hữu ích cho người dân mà còn đặt mục tiêu phát triển thành một thành phố thông minh.
Công nghệ Chatbot là một lựa chọn tối ưu để tăng cường trải nghiệm du lịch. Đà Nẵng
không chỉ triển khai Chatbot trên mạng xã hội mà còn tích hợp nó vào ứng dụng "Danang
Fantasticity," mang lại sự tiện lợi và tương tác 24/7 cho du khách và người dân.

Ngoài ra, sự hợp tác giữa Đà Nẵng và FPT trong việc xây dựng thành phố thông
minh cũng là một bước quan trọng. Trong lĩnh vực du lịch, họ tập trung vào việc phát
triển hệ thống kiểm tra thông tin hướng dẫn viên, xe vận chuyển du lịch di động, và thẻ du
lịch thông minh, đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch.

Với những nỗ lực này, Đà Nẵng đang không chỉ trở thành điểm đến du lịch hấp
dẫn mà còn là mô hình tiên tiến về du lịch thông minh trong khu vực. Điều này không chỉ
thúc đẩy ngành du lịch mà còn chứng tỏ sự nhạy bén của thành phố trước thách thức của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
15

2.2.3. Một số khó khăn và hạn chế

Thành phố Đà Nẵng, mặc dù đã chú trọng vào ứng dụng cộng nghệ 4.0 trong phát
triển ngành du lịch, nhưng vẫn đối mặt với một số khó khăn và hạn chế. Mặc dù đa số các
doanh nghiệp du lịch tại Đà Nẵng đều quan tâm sử dụng internet trong quảng cáo và kinh
doanh, nhưng ứng dụng công nghệ thông tin trong đại đa số chỉ dừng ở mức cơ bản. Các
doanh nghiệp có thể chưa thực sự hiểu rõ và khai thác tối ưu các lợi thế của công nghệ 4.0
để cạnh tranh, thu hút khách hàng, và quản lý doanh nghiệp hiệu quả.

Một số doanh nghiệp du lịch tại Đà Nẵng vẫn duy trì hình thức kinh doanh truyền
thống và không nhanh chóng chuyển đổi sang mô hình mới. Việc này không chỉ làm
chậm quá trình phát triển mà còn khiến doanh nghiệp mất cơ hội và tiếp tục chịu áp lực
cạnh tranh.

Doanh nghiệp và người lao động trong ngành du lịch có thể chưa đủ đào tạo và
hiểu biết để sử dụng hiệu quả các công nghệ mới. Điều này có thể làm giảm hiệu suất và
khả năng cạnh tranh trong thị trường ngày càng kỹ thuật số.

Thị trường du lịch trực tuyến đang bị chiếm giữ bởi thương hiệu quốc tế. Trong khi
các doanh nghiệp du lịch quốc tế đang chiếm đa số thị trường du lịch trực tuyến tại Việt
Nam, các doanh nghiệp địa phương chưa có đủ sức cạnh tranh. Điều này có thể gây mất
cơ hội cho doanh nghiệp địa phương và làm giảm độ thuận lợi kinh tế cho địa phương.

2.3. Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ đến ngành du lịch thành
phố Đà Nẵng

2.3.1. Tác động tích cực

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và trí tuệ nhóm đã giúp tăng cường
trải nghiệm du lịch thông qua việc giúp người dùng lên kế hoạch cho chuyến đi, từ dự báo
thời tiết, đặt vé máy bay, khách sạn, nhà hàng, cung cấp thông tin cá nhân hóa, khuyến
nghị các hoạt động và địa điểm du lịch dựa trên sở thích của từng du khách. Ứng dụng
công nghệ nhận dạng khuôn mặt trên nền tảng trí tuệ nhân tạo giúp khách du lịch có thể
16

làm thủ tục kiểm tra trong vài giây, ra vào phòng không cần quẹt thẻ hay bấm mật khẩu số.
Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý khách sạn và dịch vụ du lịch giúp nâng cao
chất lượng và hiệu quả của ngành du lịch Đà Nẵng.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông làm cho việc
marketing và truyền thông cho ngành du lịch thành phố Đà Nẵng trở nên dễ dàng hơn.
Các công ty du lịch có thể sử dụng công nghệ này để quảng bá và tiếp cận các khách hàng
tiềm năng. Đồng thời thu thập thêm các chia sẻ, ý kiến, đánh giá của khách du lịch từ các
nền tảng mạng xã hội để từ đó có thể hiểu được mong muốn của họ, cải thiện những điểm
còn thiếu sót về chất lượng dịch vụ để mang lại cho khách du lịch một trải nghiệm tốt
nhất.

Các doanh nghiệp lữ hành ở Việt Nam khá chủ động tiếp cận CMCN 4.0, họ coi
đây là cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh. Điển hình như Vietravel, Vietrantour, Five
Stars Travel… bắt đầu từ việc cơ bản - số hóa dữ liệu, bao gồm cập nhật thông tin tour
tuyến, chương trình ưu đãi, hoạt động của doanh nghiệp lên website; ứng dụng công nghệ
mới để tăng trải nghiệm của khách hàng; nâng cấp phần mềm điều hành tour; triển khai
cổng thanh toán điện tử; thiết lập kênh tương tác trực tiếp với khách… Việc tận dụng các
công nghệ đã ảnh hưởng đến nhu cầu nhân lực, tạo thêm các công việc có kỹ năng cao
hơn, giá dịch vụ cạnh tranh đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách du lịch quốc tế.

Việc xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông đã giúp cho việc đi lại đến Đà
Nẵng trở nên thuận lợi hơn đối với du khách, đồng thời giúp nâng cao vẻ đẹp đô thị của
Đà Nẵng. Sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ đã dẫn đến việc mở rộng các
doang nghiệp du lịch, các resort, khách sạn và nhà hàng, tạo thu nhập và việc làm cho
người dân Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. (Theo Báo Nhân dân điện tử, 2023)

2.3.2. Tác động tiêu cực

Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường,
trong đó bao gồm cả thành phố Đà Nẵng. Các hoạt động công nghiệp như khai thách
17

khoáng sản, xây dựng và vận chuyển du khách có thể gây ra ô nhiêm không khí, nước và
đất, ảnh hưởng đến cảnh quan và chất lượng môi trường sống của thành phố. Một ví dụ
gần đây nhất là vào cuối tháng 3 năm 2023 ở quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng đã có ba
điểm cửa xả nước thải tràn ra biển. Tất cả các điểm cửa xả này đều có nước thải tồn đọng
và chảy ra biển gây ra mùi thối nồng nặc gây ảnh hưởng trực tiếp đến khách du lịch và
người dân địa phương. Việc ngành du lịch ngày càng phát triển ở Đà Nẵng số lượng du
khách đổ bộ đến đây ngày càng gia tăng dẫn đến việc xảy ra các hiện tượng kẹt xe, ô
nhiễm tiếng ồn, ùn tắc giao thông kéo dài đến hàng giờ… đã gây nên ô nhiễm môi trường
cũng như ô nhiễm tiếng ồn. (Theo Báo Nhân Dân, 2023)

Mặc dù công nghiệp cách mạng lần thứ tư đã đóng góp vào sự phát triển của ngành
du lịch ở Đà Nẵng nhưng cũng gây ra hiện tượng phát triển chưa đồng đều. Ở một số khu
vực có thể được phát triển thành cách điểm du lịch nổi tiếng, trong khi các khu vực khác
có thể bị thụt lùi và không nhận được những lợi ích tương tự. Điều này có thể gây ra sự
mất cân đối trong phát triển và ảnh hưởng đến sự công bằng và phát triển bền vững của
ngành du lịch. Ví dụ khu vực biển như bãi biển Mỹ Khê và bán đảo Sơn Trà đã được phát
triển để thu hút du khách và đóng góp vào kinh tế địa phương. Tuy nhiên, khu vực nội đô
như Hải Châu và Thanh Khê không nhận được đủ đầu tư và quan tâm để phát triển tiềm
năng du lịch của mình. Điều này, khiến cho các doanh nghiệp du lịch ở Đà Nẵng phải đối
mặt với những áp lực cạnh tranh tiêu cực, có thể dẫn đến sự cắt giảm giá cả và lợi nhuận
để cạnh tranh. (Theo Báo Đà Nẵng, 2019)

2.4. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động trong sự phát triển ngành du lịch ở Đà Nẵng

Việc thiếu các cơ sở vui chơi giải trí, công viên nước hoặc khả năng phục vụ của
cơ sở lưu trú có thể làm giảm sự hấp dẫn của Đà Nẵng.

Ô nhiễm môi trường cũng làm giảm đi sức thu hút khách của ngành du lịch. Một số
bãi biển ở Đà Nẵng hàng ngày phải chịu áp lực của sự ô nhiễm từ các nước thải, rác thải
sinh hoạt, dịch vụ du lịch… Bên cạnh đó, thiên tai cũng là một trong những nguyên nhân
18

làm giảm đi số lượng khách du lịch đáng kể như biến đổi khí hậu, lũ lụt, sóng thần, có thể
gây trở ngại cho sự phát triển của ngành du lịch.

Những yếu tố văn hóa và xã hội như thay đổi xu hướng du lịch, thay đổi trong yêu
cầu, sở thích của du khách đến tham quan, cũng có thể gây ra sự biến động trong ngành
du lịch. Tuy nhiên, các di sản văn hóa cũng như các di tích lịch sử chưa được quan tâm
đúng mức, mất cân bằng giữa du lịch và bảo tồn.

Chính sách và quy định của chính quyền cũng có thể ảnh hưởng đến ngành du lịch.
Điều này có thể bao gồm thay đổi về việc cấp giấy phép, thuế và các quy định an toàn và
bảo vệ môi trường.

2.5. Giải pháp phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng

Về cơ sở hạ tầng và dịch vụ: Đẩy mạnh việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và chất
lượng dịch vụ. Chính quyền cần có kế hoạch cải thiện đường giao thông, nâng cao chất
lượng cầu, đường, mở rộng sân bay kết hợp với phát triển phương tiện công cộng để giảm
thiểu ô nhiễm môi trường và tắc nghẽn giao thông.

Đẩy mạnh công tác quảng bá và tiếp thị, vận dụng hiệu quả các trang mạng xã hội,
tạp chí du lịch và sự kiện để tôn vinh vẻ đẹp các địa danh du lịch của Đà Nẵng trên thị
trường trong nước và quốc tế, khuyến khích đầu tư và tạo ra các chương trình khuyến mãi
hấp dẫn để thu hút du khách trong những thời điểm khó khăn.

Đẩy mạnh du lịch cộng đồng, trong đó khách du lịch được tham gia và trải nghiệm
cuộc sống hàng ngày của địa phương tại các làng nghề truyền thống sẽ tạo ra cơ hội tốt
hơn cho người dân tận dụng tài năng văn hóa và truyền thống để phát triển kinh tế cũng
như ghi nhận giá trị văn hóa Đà Nẵng.

Về môi trƣờng: Tập trung khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch có sẵn trong tự
nhiên tạo tiền đề đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọm, góp phần tăng tốc
độ, phát triển theo đúng định hướng. Tuy nhiên cần tránh gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái.
19

Tổ chức và khuyến khích du lịch xanh bằng việc ưu đãi thuế, hỗ trợ các doanh
nghiệp và cải thiện kinh doanh. Kết hợp thêm việc xây dựng các khu du lịch xanh, khu
nhà nghỉ xanh bằng việc sử dụng các công nghệ xanh, nguồn năng lượng xanh,…

Nâng cao nhận thức của người dân và du khách bằng việc tổ chức các hoạt động
xanh trong các tour du lịch nghỉ dưỡng cùng người dân địa phương để du khách có thể
hiểu rõ hơn về cách sinh sống của người dân địa phương từ đó góp phần bảo vệ môi
trường du lịch xanh, sạch, đẹp ở Đà Nẵng.

Về chính sách: Nhà nước cần xây dựng chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư
vào các dự án đáng chú ý để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước,
bao gồm các ưu đãi về thuế, lợi ích tài chính vào cơ sở hạ tầng. Chính quyền địa phương
có kế hoạch cạnh tranh công tác xã hội trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch có chất
lượng cao. Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, ngoại ngữ,… gắn với công tác đào tạo theo nhu
cầu xã hội.

Về văn hóa - xã hội: Bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp, phát
triển du lịch gắn với tuyên truyền giáo dục ý thức của cộng đồng nhằm phát huy giá trị
văn hóa truyền thống tốt đẹp, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Song song đó,
Đà Nẵng có thể tổ chức các sự kiện văn hóa như các lễ hội, triển lãm nghệ thuật và các
buổi biểu diễn truyền thống góp phần thúc đẩy sự đổi mới và phát triển nghệ thuật địa
phương.

Đặc biệt, cơ cấu lại ngành Du lịch theo hướng chuyển từ số lượng sang chất lượng,
xác định "ngưỡng phát triển" của du lịch Đà Nẵng để xây dựng chiến lược phát triển bền
vững, có chiều sâu và hiệu quả; hỗ trợ doanh nghiệp hình thành các sản phẩm du lịch mới,
khác biệt, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch và có sức cạnh tranh cao nhằm xây
dựng và giữ gìn thương hiệu du lịch Đà Nẵng. Xây dựng "du lịch thông minh" (Smart
Tourism), đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 trong công tác quản lý hoạt động du lịch;
xúc tiến việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch để tăng kinh phí đầu tư cho công tác
xúc tiến, quảng bá điểm đến Đà Nẵng và phát triển nguồn nhân lực du lịch.
20

PHẦN KẾT LUẬN

Đà Nẵng - một trong những trung tâm du lịch lớn nhất Việt Nam, trong bối cảnh
của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ. Nhờ tiềm
năng du lịch sẵn có với các chính sách chính quyền xây dựng đã đưa Đà Nẵng lên một
tầm cao mới về du lịch, điều đó không chỉ góp phần vào sự phát triển kinh tế của thành
phố, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự cân bằng giữa kinh tế, văn
hóa-xã hội và môi trường. Chính những điều này đã giúp thành phố đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể trong việc thu hút du khách và phát triển các dịch vụ du lịch.

Tuy nhiên, cùng với những thành công đó, Đà Nẵng cũng đối mặt với nhiều thách
thức và vấn đề cần được giải quyết như quản lý chất lượng dịch vụ, ô nhiễm môi trường
và quản lý không gian đô thị. Để đảm bảo phát triển bền vững và mang lại lợi ích cho
cộng đồng cần có những giải pháp hiệu qua nhằm đối phó với những thách thức và vấn đề
hiện tại. Chỉ khi đó, thành phố Đà Nẵng mới thực sự khẳng định được vị trí của mình
trong ngành du lịch và góp phần vào sự phát triển toàn diện của đất nước.
21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Châu Anh (2017). Vai trò của điểm đến trong phát triển du lịch. Tạp chí Điện tử
du lịch. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2023 từ: https://vtr.org.vn/vai-tro-cua-
diem-den-trong-phat-trien-du-lich.html

2. D.M (2020). Phát triển du lịch xứng tầm ngành kinh tế mũi nhọn của Đà Nẵng. Đà
Nẵng Online. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2023 từ:
https://www.baodanang.vn/dai-hoi-Dang/202010/tien-toi-dai-hoi-dang-bo-thanh-
pho-da-nang-lan-thu-xxii-nhiem-ky-2020-2025-phat-trien-du-lich-xung-tam-
nganh-kinh-te-mui-nhon-cua-da-nang-3780939/

3. Hà Anh (2021). 5 công nghệ đƣợc ứng dụng trong nông nghiệp thông minh. Tạp
chí thông tin và truyền thông. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2023 từ: 5 công
nghệ được ứng dụng trong nông nghiệp thông minh (ictvietnam.vn)

4. Lê Đức Thọ (2020). Đà Nẵng định hƣớng phát triển du lịch thông minh. Tạp chí
điện tử du lịch. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2023, từ: https://vtr.org.vn/da-
nang-dinh-huong-phat-trien-du-lich-thong-minh.html

5. Lê Ni (2020). Đà Nẵng - Nơi Hội Tụ Của Tiềm Năng Du Lịch. Danang Fantasticity.
Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2023 từ: https://danangfantasticity.com/tin-tuc/da-
nang-noi-hoi-tu-cua-tiem-nang-du-lich.html

6. Nguyễn Đức Tân (2022). Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với Du
lịch Việt Nam - Cơ hội và thách thức. Tạp chí Du lịch. Truy cập ngày 08 tháng 11
năm 2023 từ: https://vtr.org.vn/tac-dong-cua-cmcn-40-doi-voi-du-lich-viet-nam-
co-hoi-va-thach-thuc.html

7. Nguyễn Đức Tân (2022). Tác động của CMCN 4.0 đối với Du lịch Việt Nam - Cơ
hội và thách thức. Tạp chí điện tử du lịch. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2023 từ:
https://www.vtr.org.vn/tac-dong-cua-cmcn-40-doi-voi-du-lich-viet-nam-co-hoi-va-
thach-thuc.html
22

8. Nguyễn Tuấn Anh (2022). Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ
đến thế giới, khu vực và Việt Nam. Tạp chí của ban tuyên giáo trung ương. Truy
cập ngày 17 tháng 11 năm 2023 từ: Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam | Tạp chí Tuyên giáo (tuyengiao.vn)

9. PGS. TS. Trần Việt Dũng (2022). Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
và sự biến động của môi trƣờng đầu tƣ quốc tế - Những gợi mở cho Việt Nam
trong quá trình hoàn thiện chính sách pháp luật về thị trƣờng du lịch. Tạp chí điện
tử pháp lý. Truy cập ngày 08 tháng 11 năm 2023 từ: https://phaply.net.vn/tac-
dong-cua-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-va-su-bien-dong-cua-moi-truong-dau-
tu-quoc-te-nhung-goi-mo-cho-viet-nam-trong-qua-trinh-hoan-thien-chinh-sach-
phap-luat-ve-thi-truong-bat-dong-san-du-lich-a255246.html

10. TS. Trần Thị Mai, 2006, Giáo trình Tổng quan Du Lịch, NXB Lao động – xã hội,
tr6.

11. Theo Báo Đà Nẵng (2017). Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn. Cổng TTĐT TP.
Đà Nẵng. Truy cập ngày 01 tháng 12 năm 2023 từ: https://danang.gov.vn/chinh-
quyen/chi-tiet?id=27339&_c=100000035.

12. Theo Báo Đà Nẵng (2022). Sức bật mạnh mẽ của du lịch Đà Nẵng. Cổng thông tin
điện tử bộ văn hóa, thể thao và du lịch. Truy cập ngày 01 tháng 12 năm 2023 từ:
https://bvhttdl.gov.vn/suc-bat-manh-me-cua-du-lich-da-nang-
20220104160039608.htm.

13. Theo Nhân dân điện tử (2019), Tận dụng thế mạnh cách mạng công nghệ 4.0 để
quảng bá du lịch. Bộ Xây dựng. Truy cập ngày 08 tháng 11 năm 2023 từ:
https://moc.gov.vn/vn/tin-tuc/1288/56882/tan-dung-the-manh-cmcn-4-0-de-quang-
ba-du-lich.aspx
23

14. ThS. Lê Đức Thọ (2020). Đà Nẵng định hƣớng phát triển du lịch thông minh. Tạp
chí Điện tử du lịch. Truy cập ngày 08 tháng 11 năm 2023, từ:
https://www.vtr.org.vn/da-nang-dinh-huong-phat-trien-du-lich-thong-minh.html

15. Vũ Việt Hoàng (2018). Những cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử nhân
loại. Truy cập ngày 01 tháng 12 năm 2023 từ: Tin tức (concetti.vn).

You might also like