You are on page 1of 101

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM THỊ LỆ

§ÆC §IÓM L¢M SµNG, CËN L¢M SµNG ë BÖNH NH¢N


SèT XUÊT HUYÕT DENGUE Cã SUY THËN CÊP
TRONG Vô DÞCH DENGUE N¡M 2017

Chuyên ngành : Truyền nhiễm


Mã số : 60720153

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

Người hướng dẫn khoa học:


1. PGS.TS Bùi Vũ Huy
2. PGS.TS Đỗ Gia Tuyển

HÀ NỘI – 2019
LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
PGS.TS. Bùi Vũ Huy, Phó chủ nhiệm Bộ môn Truyền nhiễm trường Đại học
Y Hà Nội, người thầy đã trực tiếp dạy dỗ, cho tôi cơ hội, hướng dẫn và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này.
PGS.TS Đỗ Gia Tuyển, Phó chủ nhiệm Bộ môn Nội trường Đại học Y Hà
Nội, người thấy thứ hai luôn quan tâm tôi và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành
khóa luận này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn:
GS.TS Nguyễn Văn Kính, Trưởng bộ môn truyền nhiễm trường Đại học Y Hà
Nội, người thầy đã tạo mọi điều kiện cho tôi tham gia học tập để tôi có được ngày
hôm nay.
Ban Giám hiệu, Phòng quản lý đào tạo Sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội.
Các thầy cô trong bộ môn Truyền nhiễm Trường đại học Y Hà Nội.
Ban Giám đốc, các khoa lâm sàng, khoa xét nghiệm, phòng kế hoạch tổng
hợp, các bác sỹ, y tá và nhân viện bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương và bệnh
viện Nhiệt Đới Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Bố mẹ, anh chị em và bạn bè tôi đã luôn bên cạnh động viên, khích lệ, giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2019

Phạm Thị Lệ
LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Phạm Thị Lệ - Bác sỹ nội trú Truyền nhiễm khóa 42 – Trường Đại học
Y Hà Nội cam kết:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Bùi Vũ Huy và PGS.TS Đỗ Gia Tuyển.
2. Luận văn này không trùng lặp với bất cứ nghiên cứu nào khác.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu của tôi là hoàn toàn trung thực,
chính xác và không bịa đặt.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về những
cam kết này.
Hà Nội, Ngày 29 tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Thị Lệ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ARN : Acid Ribonucleic


AST : Aspartate transaminase
ALT : Alanine aminotransferase
AKI : Acute Kidney Injure (tổn thương thận cấp hay suy thận cấp)
AKIN : Acute Kidney Injure Networld
APTT : Thời gian hoạt hóa Prothrombine từng phần
CK : Creatin – Kinase
CK- MB : Isozym MB of creatine kinase
DHCB : Dấu hiệu cảnh báo
DEN- 1 : virus dengue typ 1
DEN- 2 : virus dengue typ 2
DEN- 3 : virus dengue typ 3
DEN- 4 : virus dengue typ 4
Hb : Hemoglobin
Hct : Hematocrit
NS : Non-structural (Không cấu trúc)
MAC- ELISA : IgM Antibody Capture Enzym Linked Immunosorbent Assays
(Thử nghiệm miễn dịch enzyme tìm kháng thể IgM)
SXHD : Sốt xuất huyết dengue
TCYTTG : Tổ chức y tế thế giới
PT % : Tỷ lệ Prothrombin
RIFLE : Risk, Injury, Fairlue, Loss và End
KDIGO : Kidney Disease Improving Global Outcomes
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................3
1.1. Sốt xuất huyết ................................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................3
1.1.2. Căn nguyên .............................................................................................. 3
1.1.3. Dịch tễ của sốt xuất huyết dengue ...........................................................4
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh sốt xuất huyết dengue .................................................6
1.1.5. Tổn thương giải phấu bệnh trong sốt xuất huyết dengue ........................8
1.1.6. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh sốt xuất huyết dengue..........10
1.1.7. Xét nghiệm chẩn đoán virus học ...........................................................11
1.1.8. Chẩn đoán bệnh .....................................................................................12
1.2. Suy thận cấp trong sốt xuất huyết dengue .....................................................14
1.2.1. Định nghĩa suy thận cấp hay tổn thương thận cấp .................................14
1.2.2. Tiêu chuẩn suy thận cấp .........................................................................14
1.2.3. Dịch tễ của suy thận cấp trong sốt xuất huyết dengue ...........................17
1.2.4. Cơ chế suy thận cấp trong sốt xuất huyết dengue ..................................18
1.2.5. Biểu hiện lâm sàng ................................................................................20
1.2.6. Điều trị và quản lí những trường hợp sốt xuất huyết dengue có suy
thận cấp ..................................................................................................20
1.2.7. Tiên lượng của sốt xuất huyết dengue có tổn thương thận cấp ..............23
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD .24
1.3.1. Ngoài nước ............................................................................................24
1.3.2. Trong nước ............................................................................................27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................28
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................28
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................28
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 28

2.2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................28


2.2.1. Nhóm bệnh ............................................................................................28
2.2.2. Nhóm chứng ..........................................................................................29
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 30
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 30
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu .........................................................................30
2.3.3. Quy trình nghiên cứu .............................................................................31
2.4. Các chỉ số nghiên cứu ...................................................................................32
2.4.1. Đặc điểm lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu ............................32
2.4.2. Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu...................... 32
2.4.3. Các yếu tố liên quan đến suy thận cấp trên bệnh nhân sốt xuất huyết
dengue ......................................................................................... 33
2.5. Các tiêu chuẩn đánh giá được áp dụng trong nghiên cứu ..............................33
2.5.1. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ của bệnh sốt xuất huyết dengue ...............33
2.5.2. Tiêu chuẩn sốt .......................................................................................34
2.5.3. Tiêu chuẩn về các chỉ số lâm sàng ........................................................35
2.5.4. Tiêu chuẩn về các chỉ số cận lâm sàng...................................................35
2.6. Các kỹ thuật nghiên cứu được áp dụng ........................................................36
2.6.1. Lâm sàng ...............................................................................................36
2.6.2. Xét nghiệm ............................................................................................36
2.7. Phân tích và xử lý số liệu ..............................................................................37
2.7.1. Thu thập số liệu .....................................................................................37
2.7.2. Phân tích số liệu ....................................................................................37
2.8. Đạo đức nghiên cứu ......................................................................................37
2.9. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................38
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân sốt xuất huyết dengue có
suy thận cấp. ................................................................................................38
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng ở nhóm bệnh nhân sốt xuất huyết dengue có suy
thận cấp ..................................................................................................38
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ....................43
3.2. Các yếu tố liên quan đến suy thận cấp ở nhóm bệnh nhân sốt xuất huyết
dengue có tổn thương thận ..........................................................................47
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ..................................................................................... 53
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân sốt xuất huyết dengue có
suy thận cấp. ................................................................................................53
4.1.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ................................53
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân sốt xuất huyết dengue có
suy thận cấp .................................................................................. 56
4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu .....................59
4.2. Các yếu tố liên quan đến suy thận cấp ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue. 63
4.2.1. Các đặc điểm chung có liên quan đến tình trạng suy thận cấp ở bệnh
nhân sốt xuất huyết dengue ..................................................................63
4.2.2. Mối liên quan giữa các triệu chứng lâm sàng đến tình trạng suy thận cấp
ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue..........................................................65
4.2.3. Mối liên quan giữa các triệu chứng cận lâm sàng đến tình trạng suy thận
cấp ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue ...................................................66
4.2.4. Các yếu tố liên quan độc lập đến tình trạng suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD .69
KẾT LUẬN .............................................................................................................70
KHUYẾN NGHỊ..................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Diễn giải các xét nghiệm chẩn đoán dengue ............................................12
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn AKIN phân chia tổn thương thận theo mức độ. ....................15
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn RIFLE phân chia tổn thương thận theo mức độ. ...................16
Bảng 1.4. Tổng kết tỉ lệ suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD trong các nghiên cứu..............17
Bảng 1.5. Tổng kết các yếu tố liên quan đến suy thận cấp trên bệnh nhân SXHD ..18
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân sốt xuất huyết dengue có suy thận cấp theo nhóm tuổi .38
Bảng 3.2. Các triệu chứng cơ năng trên bệnh nhân SXHD có suy thận cấp ............40
Bảng 3.3. Các triệu chứng thực thể ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu .........................41
Bảng 3.4. Các hình thái xuất huyết hay gặp ở bệnh nhân SXHD có suy thận cấp ............41
Bảng 3.5. Tổng số ngày điều trị của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ...........................42
Bảng 3.6. Biến đổi về ure và creatinin ở bệnh nhân SXHD có tổn thương thận..............46
Bảng 3.7. Biến đổi về xét nghiệm đông máu ở bệnh nhân SXHD có tổn thương thận .46
Bảng 3.8. Các đặc điểm chung có liên quan đến tình trạng suy thận cấp ở bệnh nhân
sốt xuất huyết dengue ..............................................................................47
Bảng 3.9. Các triệu chứng cơ năng có liên quan đến tình trạng suy thận cấp ở bệnh
nhân SXHD ..............................................................................................48
Bảng 3.10. Các triệu chứng thực thể có liên quan đến tình trạng suy thận cấp ................49
Bảng 3.11. Các triệu chứng xung huyết và xuất huyết liên quan đến tình trạng suy
thận cấp ở bệnh nhân SXHD ...................................................................50
Bảng 3.12. Đặc điểm cận lâm sàng liên quan đến suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD ..........51
Bảng 3.13. Các yếu tố liên quan độc lập đến tình trạng suy thận cấp ở bệnh nhân sốt
xuất huyết dengue bằng phương pháp phân tích đơn biến và đa biến .....52
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo giới tính ......................................38
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân có suy thận cấp theo khu vực ................................39
Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh nhân SXHD có suy thận cấp theo ngày nhập viện ........39
Biểu đồ 3.4: Phân bố bệnh nhân theo tháng nhập viện .............................................40
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ bệnh nhân xảy ra tình trạng sốc ở bệnh nhân SXHD có suy thận cấp.....42
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu:......................................43
Biểu đồ 3.7: Biến đổi của hematocrit theo ngày của bệnh nhân SXHD có suy thận cấp .....43
Biểu đồ 3.8: Biến đổi tiểu cầu theo ngày ốm của bệnh nhân SXHD có tổn thương
thận cấp................................................................................................44
Biểu đồ 3.9: Biến đổi cuả bạch cầu theo ngày ốm ở bệnh nhân SXHD có tổn thương
thận cấp................................................................................................44
Biểu đồ 3.10: Biến đổi về men gan ở bệnh nhân SXHD có tổn thương thận ...........45
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Cấu trúc của virus dengue ...........................................................................4


Hình 1.2: Quốc gia/ khu vực có nguy cơ truyền nhiễm SXHD năm 2008 .................5
Hình 1.3: Tiến triển của bệnh sốt xuất huyết ............................................................10
Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu ......................................................................................31
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh sốt xuất huyết (SXHD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch do 4
type virus Dengue gây ra. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG),
SXHD đang có xu hướng lan rộng trên toàn cầu và được đánh giá là bệnh lây lan do
muỗi có tốc độ gia tăng nhanh nhất. Ước tính có đến 50 triệu ca mắc SXHD xảy ra
hàng năm và khoảng 2.5 tỷ người sống ở các quốc gia có dịch sốt xuất huyết [1].
Đây là một tình trạng báo động về mức độ lan tràn của bệnh.
Tuy nhiên vấn đề đáng lo ngại của SXHD ngoài mức độ gia tăng nhanh
chóng còn là sự xuất hiện các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Nếu như các biến
chứng sốc, chẩy máu trong SXHD đã được thông báo từ nhiều vụ dịch trước đây,
thì suy tạng trong bệnh lý SXHD ngày càng được các nghiên cứu và y văn đề cặp
trong những năm gần đây. Các tình trạng suy tạng có thể gặp trong SXHD đã
được các báo cáo đề cập bao gồm: viêm gan nặng [2],viêm não [3],viêm cơ tim
[4]…và một trong số đó có biến chứng suy thận cấp hay tổn thương thận cấp
(AKI) [5][6][7]
Theo các kết quả nghiên cứu trên thế giới, suy thận cấp là một trong những
biến chứng nguy hiểm nhưng lại ít được nghiên cứu nhất [5],[6],[7]. So với những
biến chứng suy tạng khác thì suy thận cấp tuy không phổ biến, chỉ chiểm khoảng
4% trong tổng số bệnh nhân SXHD [8] nhưng nếu bệnh nhân SXHD xảy ra tình
trạng suy thận cấp thì tỉ lệ tử vong rất cao khoảng 60% trong nghiên cứu của Lee
[9]. Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của tình trạng suy thận cấp ở bệnh nhân
SXHD, thì việc có những kiến thức cơ bản về suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD luôn
là một đòi hỏi cấp thiết để các nhà lâm sàng có thể ứng phó kịp thời với biến chứng
nguy hiểm có thể gây tử vong này.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu, đánh giá về tình trạng suy thận cấp ở
bệnh nhân SXHD nhưng tại Việt Nam các nghiên cứu về bệnh lí này còn rất hiếm
2

Để góp phần tìm hiểu thêm về tình trạng này, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue có suy
thận cấp trong vụ dịch dengue năm 2017”
Với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân sốt xuất huyết
dengue có suy thận cấp.
2. Đánh giá các yếu tố liên quan đến suy thận cấp ở nhóm bệnh nhân này.
3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Sốt xuất huyết


1.1.1. Khái niệm
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch do 4
type virus dengue gây ra. Virus được truyền từ ngừoi bệnh sang người lành do muỗi
đốt. Muỗi Aedes agypti là trung gian truyền bệnh chính. Bệnh có đặc trưng bởi sốt,
xuất huyết và thoát huyết tương có thể dẫn đến sốc và tử vong nếu không được điều
trị đúng và kịp thời [10].
1.1.2. Căn nguyên
Bệnh SXHD đã được nói đến cách đây hơn 200 năm, nhưng mãi tới năm 1944
căn nguyên gây bệnh mới được xác định bởi Sabin, đó là virus dengue [10]
Virus dengue thuộc nhóm Flavivirus họ Flaviridae, loài Arborvirus. Virus dengue
hình cầu đường kính 35-50 nm, đối xứng hình khối, chứa một sợi ARN [10].
1.1.2.1. Cấu trúc của virus dengue gồm 2 lớp
- Lớp nhân có chứa sợi ARN với khối lượng là 3,8 x 10^6 dalton
- Lớp vỏ có bản chất là lipoprotein. Lớp capsid cấu tạo bởi 32 capsome
Bộ gen của virus dengue chứa khoảng 11.000 nucleotide, mã hóa cho 3 loaị
protein cấu trúc và 7 loại protein không cấu trúc. Tỉ lệ ARN/protein/lipid/glucid là
6/66/17/9
Trong đó:
_ 3 protein cấu trúc gồm: Protein lõi (C protein), protein màng (preM protein,
protein vỏ (M protein))
_ 7 protein không cấu trúc: NS1, NS2A, NS2B, NS3, NS4A, NS4B, NS5 [11]
4

Hình 1.1: Cấu trúc của virus dengue


1.1.2.2. Phân typ virus dengue
Dựa vào sự khác biệt giữa các điểm quyết định kháng nguyên, người ta chia
virus dengue thành 4 typ huyết thanh và kí hiệu là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-
4. Tất cả 4 typ huyết thanh này đều có thể gây ra bệnh cảnh lâm sàng đầy đủ của
bệnh SXHD. Nhiễm một typ huyết thanh bất kỳ sẽ tạo ra miễn dịch suốt đời với
kiểu huyết thanh đó và có bảo vệ ngắn hạn chống lại những typ virus khác [1],[11].
Tại Việt Nam, cả 4 typ dengue đã được xác định cùng gây bệnh, nhưng có tần
xuất xuất hiện khác nhau giữa các vụ dịch [12],[13].Tuy có sự lưu hành của bốn typ
virus dengue, nhưng phổ biến hơn cả là virus dengue typ 2. Do tần suất hay gặp và
khả năng gây bệnh nặng nên dengue 2 là typ huyết thanh được nghiên cứu nhiều
nhất. Nghiên cứu của Đặng Thị Thúy tại bệnh viện Nhiệt Đới TW có sự có mặt cả 4
typ huyết thanh của virus dengue. Trong đó hay gặp nhất là virus dengue typ 2
chiếm 64,4% tiếp theo là typ 1 (chiếm 25,4%), type 3 (3,4%), type 4 (3,4%) và
đồng nhiễm typ 1 và 2 là 3,4% [14].
1.1.3. Dịch tễ của sốt xuất huyết dengue
Xét về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong, SXHD được coi là căn bệnh quan
trọng nhất trong số các bệnh do virus lây truyền qua muỗi gây ra [1]. Theo thông
báo của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), hiện nay virus dengue lưu hành và
gây dịch ở trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ chủ yếu ở các vùng nhiệt đới như
Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương, Châu Phi, Châu Mỹ, Địa Trung Hải, trừ
các lục địa châu Âu [1] [15][16][17]
5

Hình 1.2: Quốc gia/ khu vực có nguy cơ truyền nhiễm SXHD năm 2008
(Nguồn tư liệu: Bản đồ y tế thế giới. Xuất bản: Hệ thống thôn tin Y tế công cộng và hệ
thống thông tin địa lý (GIS) của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2009 [1])

Đông Nam Á và Thái Bình Dương là hai khu vực dịch tễ đông nhất và chịu
hậu quả nặng nề của dịch SXHD. Trong giai đoạn từ năm 2001-2008 đã có
1.020.333 ca bệnh được báo cáo tại bốn nước trong khu vực là Campuchia,
Malaysia, Philippin và Việt Nam. Theo báo cáo chính thức của bốn quốc gia này, số
người tử vong tổng cộng là 4.789 với tỉ lệ tử vong là 0,47%. So sánh giữa các nước
trong cùng khu vực Đông Nam Á, số lượng các trường hợp mắc và tử vong cao nhất
ở Campuchia và Việt Nam [18].
Tại Việt Nam SXHD xuất hiện vào cuối những năm 1950, có các đỉnh bùng
phát theo mùa và bùng phát thành dịch 4 đến 10 năm một lần (ví dụ: năm 1983,
1987 và 1998). Sau vụ dịch năm 1998, Chính phủ đã phê duyệt chương trình phòng
chống sốt xuất huyết quốc gia với các khu vực trên cả nước. Kể từ đó, Việt Nam
dường như đã kiểm soát dịch SXHD trong một thời gian dài [19] .
Tuy nhiên, những năm gần đây, bệnh SXHD đã lan rộng trên toàn quốc và trở
thành dịch hằng năm, với sự gia tăng nhanh về số lượng người mắc bệnh cũng như
mức độ nặng của bệnh đặc biệt là các tỉnh phía Nam [1],[10]. Từ năm 2000 đến
6

năm 2015, Việt Nam ghi nhận 1.144.795 ca mắc sốt xuất huyết dengue. Khu vực
miền Bắc ghi nhận các vụ dịch lớn đã xảy ra vào năm 2009 và năm 2015; trong đó
90% các ca bệnh chủ yếu tập trung tại Hà Nội [20].
Năm 2017, cả nước có 183.287 trường hợp mắc bệnh SXHD trong đó có
32 trường hợp tử vong, tăng 18.8% so với cùng kì năm 2016. Riêng tại Hà Nội
có 37.665 trường hợp mắc bệnh trong đó có 7 ca tử vong, tăng gấp 6 lần so với
năm 2016 [21].
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh sốt xuất huyết dengue
1.1.4.1. Cơ chế bệnh sinh của sốt xuất huyết dengue:
Có 3 hiện tượng chính sau xảy ra trong cơ chế bệnh sinh của SXHD:
Hiện tượng phá hủy tế bào tủy xương: Giảm bạch cầu và tiểu cầu là biểu hiện
thường gặp trong bệnh SXHD, đó là kết quả tác động trực tiếp của virus dengue
trên các tế bào tiền thân tủy xương. Sự phá hủy tế bào tủy xương của virus dengue
được cho là liên quan với biểu hiện đau xương, khớp [22].
Hiện tượng tăng tính thấm thành mạch: Trong SXHD có hiện tượng tăng
tính thấm thành mạch dẫn đến thoát huyết tương. Sự thoát huyết tương chủ yếu là
thoát albumin vào các khoảng gian bào và các khoang màng phổi, khoang màng
bụng, màng tinh hoàn…dẫn đến hiện tượng tràn dịch trên lâm sàng [1].
Tình trạng tăng tính thấm thành mạch trong SXHD được giải thich là do các tế
bào nội mạch bị sưng phồng, giãn nở hệ lưới tương bào, ty lạp thể dẫn đến khe giữa
các tế bào nội mạch giãn rộng ra. Ngoài ra, còn có các hiện tượng tăng các chất
trung gian gây giãn mạch như histamine, prostaglandin… gây tăng tính thấm thành
mạch [11],[17]. Hiện tượng thoát huyết tương thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến
ngày thứ 7 của bệnh, trong thời gian ngắn 24-48 giờ và liên quan đến mức độ nặng,
nhẹ của bệnh [1].
Rối loạn đông máu: Có liên quan với giảm tiểu cầu và rối loạn các yếu tố
đông máu. Tiểu cầu thường hạ vào ngày thứ 3 của bệnh và trở lại bình thường trong
giai đoạn hồi phục. Ngoài ra còn hiện tượng giảm chức năng tiểu cầu và gia tăng sự
phá hủy của tiểu cầu trưởng thành [1],[21]
7

Trong SXHD các yếu tố đông máu bị rối loạn bao gồm: thời gian prothrombin
kéo dài, nồng độ fibrinogen giảm, giảm các yếu tố đông máu II, V, X và tăng nồng
độ enzym của gan. Tất cả các yếu tố trên có liên quan đến tình trạng đông máu nội
quản rải rác trong SXHD [17],[23].
Ngoài ra, hiện nay đã có bằng chứng về đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế
bào trong sinh bệnh học của SXHD. Trong đó sốc xuất huyết dengue có hiện tượng
rối loạn đông máu. Nếu sốc kéo dài sẽ gây rối loạn đông máu nặng nề dẫn tới rối
loạn đông máu nội quản rải rác, hậu quả là chảy máu nặng [1],[23],[24].
1.1.4.2. Một số giả thuyết giải thích cơ chế bệnh sinh của sốt xuất huyết dengue
Một số giả thuyết về cơ chế bệnh sinh của SXHD đã được thừa nhận như: Giả
thuyết đồng nhiễm virus dengue do William Hammon [25] hay giả thuyết về động lực
của virus dengue do Leon Rosen [17]. Trong các giả thuyết thì giả thuyết tái nhiễm virus
dengue tạo ra hiện tượng miễn dịch tăng cường (ADE: Anti dependent enhancement) do
Halstead đề ra vào năm 1960 được nhiều người chấp nhận nhất [26].
Theo giả thuyết này, nếu bị nhiễm virus dengue lần 1 là DEN-1 hoặc DEN-3
hoặc DEN-4 và lần hai là DEN-2 thì dễ xuất hiện hiện tượng miễn dịch tăng cường.
Nhiễm trùng thứ phát do DEN-2 có liên quan đến hội chứng sốc SXHD. Theo
Halstead, khi nhiễm virus dengue lần thứ nhất sẽ xuất hiện kháng thể kháng lại
virus. Khi bị nhiễm dengue lần thứ hai với một typ huyết thanh khác. Kháng thể
kháng virus dengue khi nhiễm ở lần thứ nhất không đủ để diệt trừ virus mà còn tạo
thành phức hợp kháng nguyên kháng thể. Kháng thể tăng cường là IgG có phần Fc
tiếp nhận tế bào monocyte, đặc biệt là đại thực bào. Các đại thực bào chuyển động
tự do tạo nên cơ hội lan tràn virus. Các monocyte nhiễm virus dengue sẽ trình diện
kháng nguyên virus dengue. Tế bào lympho T mẫn cảm tìm virus dengue để tiêu
diệt sẽ đồng thời tác động lên phức hợp kháng nguyên- kháng thể, làm hoạt hóa bổ
thể. Các monocyte bị phá hủy sẽ giải phóng virus và các enzyme, gây nên các rối
loạn sinh bệnh học [1],[11],[24].
8

Một giả thuyết khác là về cơ chế miễn dịch trong bệnh SXHD. Một nghiên
cứu về cơ chế tự miễn dịch gây ra các triệu chứng của SXHD rằng protein NS1 phát
hành mô phỏng cấu trúc phân tử giống như tiểu cầu của con người, tế bào nội mô và
protein đông máu.Cơ thể đã sản xuất ra những kháng thể chống lại NS1 (mức độ
kháng thể được tăng lên ở chuột thí nghiệm và DEN V NS1 có phản ứng chéo với
epitopes bắt chước tiểu cầu và tế bào nội mô người) gây ra phản ứng chéo với tiểu
cầu và tế bào nội mô gây hủy hoại những tế bào này và kích hoạt các phản ứng
viêm. Vì thế, tuổi thọ tiểu cầu ngắn hơn và tăng mạch máu tính thấm trong hệ thống
in vitro [27],[28].
1.1.5. Tổn thương giải phấu bệnh trong sốt xuất huyết dengue
1.1.5.1. Tổn thương giải phẫu bệnh tại gan
Phân tích giải phẫu bệnh của gan ở bệnh nhân tử vong vì SXHD cho thấy sự
tổn thương nhu mô và tuần hoàn của gan xuất hiện trong tất cả các trường hợp và
những tổn thương này được thấy trong tất cả các tiểu thùy của gan. Có sự tổn
thương nhu mô nặng nề và sự thay đổi của tuần hoàn trong gan. Tổn thương nhu mô
gan có thể bao gồm: sự gia tăng của lipid trong tế bào gan là bằng chứng của sự
thâm nhiễm mỡ trong gan, ngoài ra còn có sự thâm nhiễm của tế bào đơn nhân cũng
như hủy hoại tế bào gan gây ra sự chết theo chương trình của các tế bào gan. Ngoài
ra, người ta cũng phát hiện sự hiện diện của virus dengue ở phần lớn các tế bào gan
và có mặt cả ở tế bào Kupffer [29].
1.1.5.2. Tổn thương giải phẫu bệnh tại phổi
Phân tích giải phẫu bệnh ở phổi của các bệnh nhân SXHD cho thấy có sự tổn
thương phổi ở tất cả các bệnh nhân. Tổn thương bao gồm sự dày lên của màng tế
bào, sự thâm nhiễm của bạch cầu đơn nhân gây viêm và thâm nhiễm của đại thực
bào phế nang. Có tổn thương dạng xuất huyết và phù trong mô phổi và người ta
cũng phát hiện ra các hạt giống virus trong mô phổi [29].
9

1.1.5.3. Tổn thương giải phẫu bệnh tại tim:


Bằng cách sinh thiết và phân tích mô bệnh học người ta đã thấy được sự tổn
thương thoái hóa của các sợi cơ tim, sự mất các hạt nhân và phù mô kẽ lan tỏa đặc
trưng của viêm cơ tim. Người ta cũng phát hiện ra sự có mặt của virus Dengue ở các
sợi cơ tim và vùng quanh nhân [29].
1.1.5.4. Tổn thương giải phẫu bệnh tại lách:
Ở lách người ta cũng thấy được sự tổn thương nhu mô cũng như tuần hoàn. Ở
bệnh nhân không phải SXHD người ta thấy rằng các tế bào còn nguyên vẹn và có
sự phân cách rõ ràng giữa tủy trắng và tủy đỏ. Nhưng đối với bệnh nhân SXHD tổn
thương giải phẫu bệnh nổi bật là teo các nang bạch huyết ở vùng tủy trắng, ngoài ra
còn phát hiện sự tắc nghẽn mạch máu và phù ở vùng tủy đỏ. Và các nhà nghiên cứu
cũng tìm thấy sự có mặt của virus dengue trong những tế bào bạch cầu lưu hành tập
trung ở vùng tủy đỏ [29].
1.1.5.5. Tổn thương giải phẫu bệnh tại thận
Phân tích giải phẫu bệnh của thận trong SXHD cho thấy có sự tổn thương tế
bào nhu mô và tuần hoàn đến thận. Một nghiên cứu về tổn thương giải phẫu bệnh
cho thấy trên những bệnh nhân không nhiễm sốt xuất huyết dengue cấu trúc thận
vẫn bình thường, còn nguyên vẹn. Trái lại, trên những bệnh nhân nhiễm SXHD xuất
hiện các tế bào hoại tử hình ống được đặc trưng bởi sự bong tróc của tế bào này và
sự mất liên tục của tế bào màng. Phân tích siêu cấu trúc ở những tế bào hoại tử này
người ta thấy được cấu trúc nhân pyride và sự giãn nở quá mức màng tế bào chất ở
những tế bào này. Một số vùng khu trú xuất hiện phù và xuất huyết thường nằm ờ
phần tủy thận. Ngoài ra rối loạn tuần hoàn cũng được quan sát ở một số vùng cho
thấy sự hiện diện của huyết khối trong mao mạch cầu thận [29].
Sự hiện diện của kháng nguyên virus trong tế bào lưu hành trong thận chủ yếu
là các tế đại thực bào và bạch cầu đơn nhân vào mạch máu
10

1.1.6. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh sốt xuất huyết dengue:
1.1.6.1. Biểu hiện lâm sàng

Hình 1.3: Tiến triển của bệnh sốt xuất huyết


(Trích dẫn từ nguồn tài liệu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới năm 2009 [1])

Bệnh biểu hiện cấp tính với sốt cao đột ngột, liên tục, kéo dài từ 2 đến 7 ngày,
nhiệt độ có thể lên tới 39-40 độ, thường kèm theo da xung huyết, nổi hồng ban trên
da. Các biểu hiện của hội chứng nhiễm virus khá phổ biến như: mệt mỏi, chán ăn,
đau đầu, đau mỏi cơ khớp và đặc biệt đau nhức hai hố mắt. Một số bệnh nhân có
viêm họng, viêm kết mạc.
Từ ngày thứ 3 của sốt hầu hết bệnh nhân có biểu hiện của xuất huyết như xuất
huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc và nặng hơn là các biểu hiện của xuất huyết nội
tạng [1],[30]. Khám lâm sàng giai đoạn này có thể thấy gan to, có hiện tượng thoát
huyết tương do tăng tính thấm thành mạch với các mức độ khác nhau như nề mi
mắt, phù mô kẽ, tràn dịch màng phổi, màng bụng [1]. Nếu thoát huyết tương nặng
có tình trạng sốc do cô đặc máu với các biểu hiện: da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ,
huyết áp tụt, kẹt không đo được. Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy
tạng như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim [1].
11

1.1.7. Xét nghiệm chẩn đoán virus học


1.1.7.1. Xét nghiệm chẩn đoán virus học
a, Phân lập virus
_ Có thể phân lập virus từ các mẫu máu lấy trong 4 ngày đầu của bệnh
_ Phân lập virus xác định được chính xác typ virus dengue gây bệnh dựa vào
miễn dịch huỳnh quang gián tiếp sử dụng kháng thể đơn dòng [1],[17]
b,Phát hiện acid nucleic:
Có thể xác định gen di truyền của virus dengue bằng các kĩ thuật: PCR, RT-
PCR, Kỹ thuật khuếch đại đẳng nhiệt
c,Phát hiện kháng nguyên NS1:
Dễ tiến hành, nhanh và có giá trị xác định giai đoạn cấp ở thời gian sớm (1-2
ngày sau khởi bệnh) NS1 của virus dengue trong huyết thanh hoặc trong huyết
tương của bệnh nhân nhiễm dengue cấp [1],[31].
1.1.7.2. Huyết thanh chẩn đoán:
Tìm kháng thể IgM và IgG kháng virus dengue
_ Phản ứng MAC- ELISA: tìm kháng thể IgM kháng dengue để chẩn đoán nhiễm
dengue cấp tính. Xét nghiệm thường dương tính từ ngày thứ 5 kể từ khi sốt [1],[32].
_ Phản ứng IgG- ELISA: Cho phép phát hiện các kháng thể IgG trên 10 tháng
sau nhiễm virus. Xác định nhiễm dengue tiên phát và thứ phát [1],[32].
Ngoài ra, hiện nay các nghiên cứu đang được đề xuất sử dụng tỉ lệ IgM/IgG để
đánh giá nhanh nhiễm virus dengue sơ nhiễm hay tái nhiễm, các phản ứng khác
như: phản ứng trung hòa, phản ứng cố định bổ thể… [1]
12

Bảng 1.1. Diễn giải các xét nghiệm chẩn đoán dengue
Nghi ngờ cao Khẳng định
Một trong các xét nghiệm sau: Một trong các xét nghiệm sau:
1. IgM (+) trong mẫu huyết 1. PCR (+)
thanh đơn 2. Nuôi cấy virut (+)
2. IgG (+) trong mẫu huyết thanh 3. Hiệu giá kháng thể IgM tăng gấp 4
đơn với hiệu giá ức chế lần ở cả hai mẫu huyết thanh lấy
NKHC ≥1280 cách nhau 7-10 ngày
4. Hiệu giá kháng thể IgG tăng gấp 4
lần ở hai mẫu huyết thanh lấy cách
nhau 7-10 ngày

(Trích dẫn tù nguồn tư liệu Tổ Chức Y Tế Thế Giơi 2009 [1])


1.1.8. Chẩn đoán bệnh
1.1.8.1. Chẩn đoán lâm sàng:
Do SXHD gây thành dịch hàng năm tại nhiều quốc gia, TCYTTG đã đưa ra
các khuyến cáo về chẩn đoán áp dụng trong thực hành lâm sàng [1],[33].
Chẩn đoán lâm sàng cần dựa vào: Yếu tố dịch tễ (sống trong vùng dịch hoặc đi
vào vùng có dịch), các biểu hiện lâm sàng của xuất huyết và xét nghiệm có tiểu cầu
giảm, hematocrit tăng. Xét nghiệm ELISA tìm kháng thể IgM hoặc IgG được
khuyến cáo sử dụng trong chẩn đoán tại những nơi có điều kiện [1],[33].
1.1.8.2. Chẩn đoán mức độ nặng của bệnh sốt xuất huyết dengue:
Bệnh sốt xuất huyết Dengue được chia làm 3 mức độ [1]:
- Sốt xuất huyết Dengue.
- Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.
- Sốt xuất huyết Dengue nặng.
 Sốt xuất huyết Dengue
● Lâm sàng
Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:
- Biểu hiện xuất huyết có thể như nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm xuất
huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
13

- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.


- Da xung huyết, phát ban.
- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
●Cận lâm sàng
- Hematocrit bình thường (không có biểu hiện cô đặc máu) hoặc tăng.
- Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm.
- Số lượng bạch cầu thường giảm.
 Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.
Bao gồm các triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue, kèm theo các
dấu hiệu cảnh báo (DHCB):
- Vật vã, lừ đừ, li bì.
- Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.
- Gan to > 2 cm.
- Nôn - nhiều.
- Xuất huyết niêm mạc.
- Tiểu ít.
- Xét nghiệm máu:
+ Hematocrit tăng cao.
+ Tiểu cầu giảm nhanh chóng.
Nếu người bệnh có những DHCB trên phải theo dõi sát mạch, huyết áp, số lượng
nước tiểu, làm xét nghiệm hematocrit, tiểu cầu và có chỉ định truyền dịch kịp thời.
 Sốt xuất huyết Dengue nặng
Khi người bệnh có một trong các biểu hiện sau:
- Thoát huyết tương nặng dẫn đến sốc giảm thể tích (Sốc sốt xuất huyết
Dengue), ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng nhiều.
- Xuất huyết nặng.
- Suy tạng.
14

1.1.8.3. Chẩn đoán xác định bệnh sốt xuất huyết dengue:
Chẩn đoán xác định bệnh dựa vào việc xác định được căn nguyên virus:
_ Xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên NS1 trong 5 ngày đầu của bệnh.
_ Xét nghiệm PCR hoặc phân lập virus: thực hiện ở các cơ sở có điều kiện
1.2. Suy thận cấp trong sốt xuất huyết dengue:
Tổn thương thận trong sốt xuất huyết biểu hiện đa dạng từ viêm cầu thận cấp
cho đến lắng đọng nước tiểu đến hội chứng tan máu- ure huyết và tổn thương thận
cấp tính [7].
Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung nói về suy thận cấp hay tổn thương
thận cấp trong SXHD. Suy thận cấp là một trong những biến chứng tiềm ẩn trong
SXHD thường liên quan đến hạ huyết áp, tan máu và tiêu cơ vân [34].
1.2.1. Định nghĩa suy thận cấp hay tổn thương thận cấp:
Suy thận cấp là hội chứng gây ra bởi nhiều nguyên nhân, có thể là nguyên nhân
ngoài thận hoặc tại thận, làm suy sụp và mất chức năng tạm thời, cấp tính của cả hai
thận, do ngừng hoặc suy giảm nhanh chóng mức lọc cầu thận. Biểu hiện lâm sàng là
thiểu niệu hoặc vô niệu xảy ra cấp tính, tiếp theo là tăng nitơ phiprotein trong máu,
rối loạn cân bằng nước điện giải, rối loạn cân bằng kiềm toan, phù và tăng huyết áp.
Suy thận cấp có tỉ lệ từ vong cao, nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì
chức năng thận có thể hồi phục hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn [35].
1.2.2. Tiêu chuẩn suy thận cấp:
1.2.2.1. Tiêu chuẩn cận lâm sàng của suy thận cấp:
Tiêu chuẩn cận lâm sàng: Creatinin huyết thanh ≥ 130 µmol/lit ở người mà
trước đó chức năng thận bình thường [36],[37].
Đầu những năm 80 người ta đưa ra tiêu chuẩn Creatinin > 3 mg/dl (270
µmol/l), sau đó tới những năm 1989-1990 được giảm xuống mức > 2,5 mg/dl (>
221 µmol/l). Từ những năm 1996 trở lại đây người ta coi suy thận cấp khi
creatinine> 1,5 mg/dl (> 130 µmol/l) ở người trước đó chức năng thận bình thường.
15

1.2.2.2. Tiêu chuẩn suy thận cấp dựa trên creatinin huyết thanh theo định nghĩa suy
thận cấp:
- Tốc độ gia tăng creatinin huyết thanh > 42,5µmol trong vòng 24 giờ - 48 giờ
so với creatinin nền nếu creatinin nền của người bệnh < 221 µmol/l hoặc:
- Tốc độ gia tăng creatinin huyết thanh > 20% trong vòng 24giờ đến 48 giờ so
với creatinin nền nếu creatinin nền của người bệnh > 221 µmol/l [35].
1.2.2.3. Tiêu chuẩn suy thận cấp theo Acute Kidney Injury Network (AKIN)
Tháng 9 năm 2004 tổ chức Acute Kidney Injury Network được thành lập và đã
thống nhất thuật ngữ tổn thương thận cấp (viết tắt là AKI) dùng để chỉ tất cả những
tổn thương thận từ nhẹ đến nặng bao gồm cả tổn thương thận giai đoạn cuối [8]:
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn AKIN phân chia tổn thương thận theo mức độ:

Giai đoạn Creatinin máu Nước tiểu

AKIN 1 Tăng ≥0,3 mg/dl(≥26,4µmol/l) < 0,5 mL/kg/h trong


vòng hơn 6h
Hoặc tăng gấp 1,5-2 lần mức cơ sở
trong 48 giờ

AKIN 2 Tăng gấp 2-3 lần mức cơ sở trong < 0,5 mL/kg/h trong
48 giờ vòng hơn 12h

AKIN 3 Tăng creatinin > 3 lần mức cơ sở < 0,3 mL/kg/h trong
trong 48 giờ vòng 24h hoặc vô niệu
trong vòng 12h

1.2.2.4. Tiêu chuẩn tổn thương thận cấp theo RIFLE (bảng 2)
Năm 2002 tổ chức the Acute Dialysis Quality Initiative (ADQI) được thành
lập nhăm thống nhất trong việc điều trị và dự phòng tổn thương thận cấp. Và một
trong những việc làm đầu tiên của tổ chức là đưa ra một hướng dẫn là tiêu chí được
chấp thuận trong định nghĩa và đánh giá tổn thương thận cấp đó là tiêu chuẩn
RIFLE với 4 tiêu chuẩn được viết tắt của 4 từ: risk, injury, fairlue, loss và end [8]:
16

Bảng 1.3. Tiêu chuẩn RIFLE phân chia tổn thương thận theo mức độ:
Giai đoạn Creatinin máu Nước tiểu
Nguy cơ Creatinin tăng gấp 1,5 lần mức cơ < 0,5 mL/kg/h trong
(Risk) sở hoặc GFR giảm hơn 25% trong 7 vòng 6h
ngày
Tổn thương Creatinin tăng gấp 2 lần mức cơ sở < 0,5 mL/kg/h trong
(Injury) hoặc GFR giảm hơn 50% trong 7 vòng 12h
ngày
Suy thận Creatinin tăng gấp 3 lần mức cơ sở < 0,3 mL/kg/h trong
(Failure) hoặc GFR giảm hơn 75% vòng 24h
hoặc Creatinin máu ≥ 4mg/dL trong hoặc vô niệu trong
7 ngày vòng 12h
Mất chức năng Suy thận cấp kéo dài: mất chức
(Loss) năng thận hoàn toàn > 4 tuần
Bệnh thận giai Mất hoàn toàn chức năng thận > 3
đoạn cuối (End) tháng

- Sự khác biệt giữa tiêu chuẩn AKIN và RIFLE là AKIN đánh giá sự thay
đổi trong 48 giờ còn RIFLE đánh giá sự thay đổi trong 7 ngày, hơn nữa AKIN sử
dụng những tiêu chuẩn không quá nặng nề và không sử dụng mức lọc cầu thận là
tiêu chí đánh giá và phân loại vì không có công cụ nào chính xác tuyệt đôi để đo
mức lọc cầu thận [8]
1.2.2.5. Tiêu chuẩn tổn thương thận cấp theo KDIGO
- Năm 2012 tổ chức Kidney Disease Improving Global Outcomes (KDIGO)
đã đưa ra những tiêu chí thống nhất về đánh giá tổn thương thận cấp tính dựa trên
sự kết hợp của 2 tiêu chuẩn RIFLE và AKIN. Và tổ chức này đã định nghĩa tổn
thương thận cấp định nghĩa là một trong số những tiêu chuẩn sau [8]:
_ Tăng creatinin hơn 26,4 µmol/l trong vòng 48 giờ
_ Tăng creatinin gấp 1,5 lẩn cơ sở trong vòng 7 ngày
_ Lượng nước tiểu nhỏ hơn 0,5 ml/kg/ h trong vòng 6 giờ
17

1.2.3. Dịch tễ của suy thận cấp trong sốt xuất huyết dengue:
1.2.3.1. Tỉ lệ suy thận cấp ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue:
Tỉ lệ tổn thương thận cấp xảy ra trên bệnh nhân SXHD có sự dao động khá lớn
giữa các nghiên cứu khác nhau. Theo tổng kết của Vachvanichsanong và cộng sự, tỉ
lệ này dao động từ 0.2-10% ở trẻ em và từ 2.2-35.7% ở người lớn [6].
Bảng 1.4. Tổng kết tỉ lệ suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD trong các nghiên cứu

Năm Số Tuổi Suy thận


Tác giả Nước
nghiên cứu lượng (năm) cấp (%)

Vachvanichsanong et al [38] 1987-2007 2221 <15 Thaí Lan 0,2

Laoprasopwattana et al [39] 1989-2007 2893 <15 Thaí Lan 0,9

Mendez and Gonalez [40] 1992-2002 617 <13 Columbia 1,6

Khan et al [41] 2008 91 6-94 Ả Rập 2,2

Lee et al [9] 2002 304 >18 Đài Loan 3,3

Kuo et al [42] 2002 273 48± 18 Đài Loan 5,5

Bunnag et al [43] 2008-2009 50 Trẻ em Thái Lan 10,0

Mehra et al [44] - 223 26,2 Ấn Độ 10,8

Khalil et al [45] 2008-2010 532 15-85 Pakistan 13,3

Basu et al [46] 2007-2008 28 Người lớn Ấn Độ 35,7

Như vậy, có sự khác nhau rất lớn về tỉ lệ suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD. Tỉ
lệ này phụ thuộc vào định nghĩa của suy thận cấp, mức độ nặng của SXHD, độ tuổi
của bệnh nhân tham gia nghiên cứu và khu vực nghiên cứu. Chúng ta chưa có một tỉ
lệ chung nào cho bệnh nhân SXHD có tổn thương thận cấp [6].
18

1.2.3.2. Các yếu tố liên quan đến suy thận cấp ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue
Bảng 1.5. Tổng kết các yếu tố liên quan đến suy thận cấp trên
bệnh nhân SXHD
Tến tác giả Các yếu tố liên quan đến suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD
Mehra et al [44] - Tăng men gan ALT, AST
- Giảm nồng độ Albumin và HCO3 trong huyết thanh
- Đồng nhiễm viêm gan virut
- Nhiễm khuẩn huyết
- Tổn thương đa cơ quan
- Dùng vận mạch có kèm theo hoặc không hạ huyết áp
Khalil et al [45] - Giới tính nam, sốc SXHD
- Các triệu chứng thần kinh kèm theo
- APTT kéo dài
Laoprasopwattana - Sốc SXHD
et al [39] - Béo phì
Lee et al [9] - Tuổi > 30 tuổi
- Xuất huyết tiêu hóa
- Đồng nhiễm vi khuẩn khác
Mallhi et al [7] - Giới tính nam
- Đái tháo đường
- Sốc SXHD
- Tiêu cơ vân
- Tổn thương đa cơ quan
- Nhập viện muộn

1.2.4. Cơ chế suy thận cấp trong sốt xuất huyết dengue:
Sinh lý bệnh của tổn thương thận cấp trong SXHD vẫn còn chưa rõ ràng.
Nguyên nhân là vì tổn thương thận cấp thường không phải là một biểu hiện phổ
biến trong bệnh cảnh lâm sàng của SXHD hơn nữa tỷ lệ tử vong của bệnh nhân
SXHD có suy thận cấp rất cao nên có rất ít cơ hội để có thể thực hiện bất kỳ
nghiên cứu nào [47].
19

Có nhiều giả thuyết đưa ra về cơ chế gây suy thận cấp trong SXHD. Cơ chế
tổn thương thận trong SXHD có thể là thông qua cơ chế không miễn dịch hoặc qua
cơ chế miễn dịch khi coi SXHD là một bệnh miễn dịch.
1.2.4.1. Xét về cơ chế miễn dịch:
Boonpucknavig đã tìm thấy tổ hợp miễn dịch trong mô sinh thiết thận [48].
Bhagat và cộng sự trong một báo cáo trường hợp bị suy thận chức năng và có thêm
nồng độ C3 thấp rút ra chú ý đến khả năng miễn dịch là cơ chế cơ bản bệnh thận sốt
xuất huyết [49]. Ngoài ra, Lizarraga và Nayer đề xuất rằng nhiễm trùng SXHD có
liên quan đến rối loạn tự miễn dịch toàn thân trong đó có thể liên quan đến thận [5]
1.2.4.2. Xét về cơ chế không miễn dịch
●Tán huyết hoặc tiêu cơ vân
Một cơ chế gây tổn thương thận khác có thể là tán huyết hoặc tiêu cơ vân.
Suy thận cấp liên quan đến SXHD thường được kết hợp với sốc hoặc tán huyết hoặc
tiêu cơ vân [50]. Tiêu cơ vân, một trong những biểu hiện bất thường trong SXHD,
có thể gây ra suy đa cơ quan bao gồm suy thận cấp [9]. Đã có những báo cáo mô tả
tình trạng tiêu cơ vân trên 3 người đàn ông SXHD, tuy nhiên may mắn là ở những
bệnh nhân này không phát triển thành suy thận cấp [51],[52].
● Sốc sốt xuất huyết dengue
Trong sốc SXHD, cơ chế tổn thương thận có thể do hạ huyết áp trong sốc kéo
dài. Hạ huyết áp gây giảm tưới máu đến thận gây giảm mức khả năng lọc của cầu
thận ban đầu gây suy thận chức năng nhưng nếu tình trạng này không được khắc
phục có thể dẫn đến hoại tử ống thận cấp gây tổn thương thực thế tại thận. Một
nghiên cứu sử dụng phân tích đa biến chỉ ra rằng sốc SXHD là một yếu tố nguy cơ
độc lập đối với suy thận cấp. (OR, 220.0; KTC 95%, 19.8-2443.9) [9]
●Xâm nhập trực tiếp của virus
Theo Wiwanitkit V, trong sốt xuất huyết dengue, tổn thương thận có thể là do sự
xâm nhập trực tiếp của virus dengue vào thận. Sự tấn công của virus dengue thể hiện ở
chỗ các protein của virus liên kết với cấu trúc cầu thận và ống thận, khởi động một phản
ứng miễn dịch với sự kết hợp của kháng nguyên virus và kháng thể cơ thể sinh ra để
20

chống lại virus. Và phản ứng trung gian gây viêm này sẽ giải phóng ra một loạt các chất
trung gian miễn dịch gây hủy hoại tế bào cầu thận và ống thận [53].
Theo phân tích và kết quả sinh thiết mô thận người ta đã phát hiện ra kháng
nguyên của virus trong tế bào biểu mô ống thận. Tuy nhiên không tìm thấy mẫu
ARN của virus, điều này chứng tỏ virus không nhân lên ở tế bào mô thận [54],[55].
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra sự hiện diện của kháng nguyên virus trong tế bào
lưu hành trong thận chủ yếu là các tế đại thực bào và bạch cầu đơn nhân vào mạch
máu [29]. Như vậy giả thiết về việc xâm nhập trực tiếp của virus Dengue đến mô
thận là hoàn toàn có căn cứ và cũng cần được nghiên cứu nhiều them.
1.2.5. Biểu hiện lâm sàng
Suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD hiếm khi xảy ra đơn độc mà thường được
báo cáo trong những trường hợp nặng, kết hợp với tổn thương đa cơ quan, hạ huyết
áp hoặc xuất huyết nặng. Một số tổn thương cơ quan thường kết hợp với tổn thương
thận trong SXHD được báo cáo bao gồm:
_ Tổn thương hệ hô hấp xuất hiện 80% trường hợp [39].
_ Tổn thương gan xuất hiện trong 96% các trường hợp [39].
_ Xuất huyết nặng xảy ra trong 84% các trường hợp [39].
_ Xuất huyết tiêu hóa cũng xảy ra ở 80% các trường hợp SXHD có suy thận cấp [9].
_ Nhiễm trùng đồng thời có thể là căn nguyên gây ra tổn thương thận cấp [56].
_ Nhiễm nấm Candidiasis đồng thời cũng có thể là căn nguyên dẫn đến tổn
thương thận cấp [57].
1.2.6. Điều trị và quản lí những trường hợp sốt xuất huyết dengue có suy thận cấp
Nếu khi đã xảy ra tình trạng suy thận cấp thì ngoài điều trị SXHD cũng nên
quan tâm đến việc điều chỉnh suy thận cấp bao gồm [35]:
- Đảm bảo khối lượng tuần hoàn
- Điều chỉnh rối loạn điện giải
- Sử dụng thuốc lợi tiểu
- Điều chỉnh nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ làm nặng hơn tình trạng suy
thận cấp.
- Chỉ định điều trị thay thế thận.
21

1.2.6.1. Đảm bảo khối lượng tuần hoàn và liệu pháp bù dịch
- Liệu pháp bù dịch cần được điều chỉnh một cách hợp lí để tránh quá tải dịch,
tràn dịch các màng.
- Khi truyền dịch thay thế nên bắt đầu bằng dịch tinh thể, chỉ dùng dịch cao
phân tử khi không đáp ứng bằng dịch tinh thể thông thường.
- Lượng dịch truyền nên duy trì tối thiểu để có thể ổn định được huyết động.
Sử dụng corticoid trong những trường hợp SXHD nặng hiện còn đang tranh cãi.
Theo dõi liên tục nồng độ CK để ngăn chặn kịp thời tiêu cơ vân và ngăn chặn xảy ra
tổn thương thận cấp, đưa ra những phương án kịp thời để tránh những trường hợp
nguy hiểm có thể xảy ra [54].
1.2.6.2. Điều chỉnh rối loạn điện giải
Rối loạn điện giải rất thường xuyên gặp và quan trọng nhất của sự mất cân
bằng bao gồm rối loạn natri, kali, canxi và phốt pho.
Hạ natri máu và tăng kali máu là phổ biến nhất và những rối loạn này luôn cần
được chẩn đoán nhanh chóng và điều chỉnh về mức an toàn cho người bệnh trước
khi chẩn đoán xác định được các bệnh cơ bản.
Sự nhấn mạnh về điều chỉnh điện giải là do những rối loạn ở người bệnh với
hạ natri máu có nguy cơ cao gây phù não, và tăng kali máu có thể dẫn đến đe dọa
tính mạng người bệnh do ảnh hưởng của rối loạn nhịp tim. Việc chẩn đoán nhanh
chóng và xử trí hiệu quả những rối loạn này sẽ hạn chế nguy cơ đe dọa tính mạng
người bệnh [58].
1.2.6.3. Sử dụng thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu chỉ nên bắt đầu khi đã bù đủ thể tích tuần hoàn. Tổng quan phân
tích gộp sáu nghiên cứu được sử dụng furosemide để điều trị tổn thương thận cấp
với liều lượng khác nhau từ 600-3400mg/ngày không giảm đáng kể tỉ lệ tử vong
trong bệnh viện của bệnh nhân suy thận cấp. Nghiên cứu đơn lớn nhất về sử dụng
furosemide trong điều trị tổn thương thận cấp được thực hiện bởi Cantarovich và
cộng sự, người bệnh đã được chỉ định lọc máu được dùng ngẫu nhiên một trong 2
phác đồ sử dụng furosemide (25 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch hoặc 35 mg/kg/ngày
đường uống) hoặc giả dược. Mặc dù thời gian để đạt 2 lít/ngày của lợi tiểu
22

furosemide ngắn hơn (5,7 ngày) so với giả dược (7,8 ngày) với p= 0,004. Tuy nhiên
không có sự khác biệt cho thấy furosemide có thể giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh
tổn thương thận cấp [59]
1.2.6.4. Điều chỉnh nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ làm nặng hơn tình trạng suy
thận cấp:
- Các thuốc sử dụng có thể gây độc cho thận cần được ngừng sử dụng ngay [6]
- Điều trị tốt SXHD ngăn chặn sốc SXHD có thể ngăn chặn tình trạng suy thận
cấp hoặc làm giảm mức độ của suy thận cấp do sốc dengue là một yếu tố nguy cơ
quan trọng gây tổn thương thận cấp [9]
1.2.6.5. Chỉ định điều trị thay thế thận
- Liệu pháp lọc thận nhân tạo được định nghĩa là một liệu pháp giúp cho bệnh
nhân SXHD có suy thận cấp duy trì được chức năng thận khi mà chức năng thận bị
tổn thương hoặc tạm thời bị mất chức năng do bệnh gây ra [60].
- Theo hướng dẫn của hướng dẫn của Bộ y tế Việt Nam năm 2019 [61]:
Xem xét chỉ định điều trị thay thế thận trong các trường hợp:
• Quá tải tuần hoàn mức độ nặng không đáp ứng với điều trị nội khoa.
• Toan chuyển hoá máu mất bù kèm theo rối loạn huyết động.
• Tăng Kali máu nặng không đáp ứng điều trị nội khoa.
• Cần truyền máu và các chế phẩm máu nhưng bệnh nhân có nguy cơ phù
phổi cao.
- Chỉ định điều trị thay thế khi trong những trường hợp rối loạn điện giải nặng,
toan hóa và suy giảm chức năng thận nặng. Nên sử dụng màng lọc sinh học tương
thích cho lọc máu liên tục hoặc ngắt quãng (Intermittent hemodialysis-IHD và
Continuous renal replacement therapy-CRRT)[60].
- Một nghiên cứu về lọc máu đã được tiến hành trên 11/25 (44%) số trẻ em
sốc SXHD có suy thận cấp trong đó có 3/9 bệnh nhân sống sót được lọc máu, và
8/16 bệnh nhân tử vong được lọc máu [39]. Tuy tỉ lệ sống trong trường hợp này
không cao nhưng cũng không nên coi đây là một trong những chỉ số cho thấy việc
lọc máu ít hoặc không sử dụng được vì những trường hợp này đều là những trường
23

hợp rất nặng, có tổn thương đa cơ quan, có tiên lượng tử vong rất cao kể cả khi
được tiến hành thay thế thận.
- Tại Việt Nam cũng có nghiên cứu thực hiện trên 26 bệnh nhân SXHD được lọc
máu liên tục cũng cho thấy lọc máu giúp cải thiện chức năng các cơ quan và kết luận
rằng lọc máu giúp cứu sống bệnh nhân suy đa cơ quan nếu được chỉ định hợp lí [62]
1.2.7. Tiên lượng của sốt xuất huyết dengue có tổn thương thận cấp:
Nếu được chẩn đoán và điều trị hợp lí thì tỉ lệ tử vong của SXHD thường dưới
1%. Trong khi tỉ lệ này cao hơn ở nhóm SXHD có dấu hiệu cảnh báo và SXHD
nặng. Nó phụ thuộc vào sự thoát huyết tương gây ra sự giảm thể tích lòng mạch
cũng như sự chảy máu do rối loạn đông máu và tổn thương các cơ quan. Nếu sốc
SXHD xảy ra tỉ lệ tử vong tăng lên một cách đáng kể, tỉ lệ này được báo cáo ở các y
văn rất cao từ 12-44% [34],[63].
Với những trường hợp SXHD có tổn thương thận nhẹ thì, thì kể cả không
được điều trị đặc biệt thi tiên lượng nhìn chung vẫn tốt, cũng giống như tổn thương
thận trong những bệnh lí cấp tính. Nó có thể được coi như là một trường hợp “viêm
cầu thận cấp có thể hồi phục” [64].
Tuy nhiên với những trường hợp suy thận cấp nặng xảy ra trên những trường
hợp SXHD có dấu hiện cảnh báo và sốc SXHD thì tiên lượng lại rất xấu đặc biệt
nếu có kết hợp với tổn thương đa cơ quan hay sốc kéo dài, rối loạn đông máu khó
kiểm soát hoặc tổn thương hệ hô hấp. Tử vong trong trường hợp SXHD có DHCB
và SXHD nặng có kèm theo tổn thương đa cơ quan là rất khó tránh khỏi ngay cả khi
có những biện pháp điều trị tích cực và hợp lí. Tỉ lệ tử vong được báo cáo của suy
thận cấp trên bệnh nhân SXHD có dấu hiệu cảnh báo và SXHD nặng là rất cao
khoảng 60% (6/10 bệnh nhân) trong nghiên cứu của Lee IK [9] và 64% (16/25 bệnh
nhân) trong nghiên cứu của Laoprasopwattana K [39].
Một nghiên cứu so sánh tỉ lệ tử vong đã phát hiện ra rằng trong số 519 bệnh
nhân SXHD có 12 bệnh nhân tử vong. Kết luận rằng tỉ lệ tử vong ở nhóm bệnh
nhân SXHD có suy thận cấp cao hơn hẳn so với nhóm bệnh nhân không có suy thận
cấp (28,6% so với 1,2 %, p< 0,01) [42]. Như vậy, thận là một trong những cơ quan
sống còn và nếu duy trì được chức năng thận bình thường có liên quan trực tiếp tới
24

sự sống còn của bệnh nhân. Việc phát hiện sớm biến chứng suy thận cấp ở bệnh
nhân SXHD là hết sức cần thiết để có thể đưa ra những biện pháp điều trị thích hợp
trong đó lọc huyết tương là một trong những biện pháp khả quan giúp cải thiện tiên
lượng của bệnh nhân SXHD.
Đối với những bệnh nhân sống sót thì chức năng thận thường trở về bình
thường. Trong một nghiên cứu, có 9 bệnh nhân SXHD có suy thận cấp trong số 25
bệnh nhân. Số bệnh nhân này đều sống sót và nồng độ creatinin trong huyết thanh
trở về mức bình thường trung bình trong 32 ngày (1-48 ngày) [39].
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD
1.3.1. Ngoài nước
Suy thận câp là một trong những biến chứng của SXHD ít được nghiên cứu nhất.
Tuy nhiên, trên thế giới cũng đã có khá nhiều nghiên cứu có giá trị về vấn đề này.
Một trong những nghiên cứu cần phải kể đến là nghiên cứu của Lizarraga và
Nayer. Nghiên cứu cho rằng suy thận cấp là một biến chứng tiềm tàng của SXHD
nặng và thường được kết hợp với hạ huyết áp, tiêu cơ vân, hoặc tán huyết [5]. Họ
cũng lưu ý rằng suy thận cấp xuất hiện trong 2–5% các trường hợp và có tỷ lệ tử
vong cao và kết luận: suy thận là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tử
vong ở bệnh nhân SXHD [5].
Trong một báo cáo gần đây của Daher có tới 4% các trường hợp suy thận cấp
trong một bệnh viện ở vùng nhiệt đới là do nhiễm trùng sốt xuất huyết [65].
Muhammad A.M. Khali và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu hồi cứu 523 bệnh
nhân phát hiện ra tỉ lệ bệnh nhân có suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD là 13,3% và
2/3 trong số đó được xác định là nhẹ (theo phân loại suy thận cấp của AKIN), 1/3
còn lại là suy thận cấp mức độ trung bình đến nặng. Đối với nhóm bệnh nhân
SXHD có suy thận cấp, bệnh nhân có thời gian nằm viện lâu hơn và tỷ lệ tử vong
cao hơn (tỷ lệ tử vong ở nhóm này là 11,3% so với tỷ lệ tử vong ở nhóm SXHD
không có suy thận cấp là 0%). Những yếu tố có liên quan đến tình trạng suy thận
cấp ở bệnh nhân SXHD được xác định trong nghiên cứu bao gồm: giới tính nam, sự
có mặt của sốc sốt xuất huyết, thời gian PT kéo dài và sự có mặt của những biểu
hiện về thần kinh [45].
25

Một báo cáo khác của Mallhi TH và cộng sự khi tiến hành nghiên cứu hồi cứu
667 BN trong 5 năm chia làm 2 nhóm: SXHD có tổn thương thận và SXHD không có
tổn thương thận để tính ra tỷ lệ suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD và tìm ra các yếu tố
liên quan đến tình trạng suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD. Nghiên cứu kết luận tỷ lệ
bệnh nhân SXHD có tổn thương thận là 14,2% và có liên quan đến các yếu tố bao
gồm: sốc SXHD, thời gian nằm viện dài ngày và tình trạng suy đa tạng [7].
Với một quy mô nghiên cứu lớn hơn, Naqvi R (2016) và cộng sự đã thực hiện
nghiên cứu tiến cứu trên 3525 bệnh nhân SXHD có tiền sử khỏe mạnh và có kích
thước thận bình thường và không có dị dạng trên siêu âm để phát hiện ra 43 bệnh
nhân SXHD có tổn thương thận bằng tiêu chuẩn RIFLE và tính ra tỷ lệ suy thận cấp
ở bệnh nhân SXHD là 1,21%. Trong số 43 bệnh nhân SXHD có suy thận cấp trong
nghiên cứu, có 31 bệnh nhân nam và 12 bệnh nhân nữ với độ tuổi trung bình là
34,65 ± 14,5, tỷ lệ tử vong là 14% và nghiên cứu còn chỉ ra rằng các triệu chứng
hay gặp hay gặp ở bệnh nhân SXHD có suy thận cấp là sốt (100%), vàng da
(76,7%), nôn (51,6%) [7].
Mei-Chuan Kuo thực hiện một nghiên cứu hồi cứu trên 519 bệnh nhân SXHD
và đã phát hiện ra 20 trường hợp SXHD có suy thận cấp chiếm 4% tổng số bệnh
nhân và tỷ lệ tử vong của nhóm bệnh nhân SXHD có suy thận cấp cao hơn hẳn so
với nhóm SXHD không có suy thận cấp 28,6% so với 1,2% [42].
Tương đồng với nghiên cứu này thì một phân tích tổng quan của Amer Hayat
Khan (2016) cũng cho rằng tỷ lệ bệnh nhân SXHD có tổn thương thận là 4%.[7].
Trong khi đó một nghiên cứu mới đây cũng của Khan AH và Mallhi
TH (2018) lại báo cáo có 13,7% tương đương 72 bệnh nhân SXHD có tổn thương
thận trong tổng số 526 bệnh nhân, với tỉ lệ tử vong là 0,4% [66].
Nhằm mục đích đánh giá tỷ lệ mắc và các yếu tố nguy cơ đối với suy thận cấp
ở bệnh nhân SXHD thì tổng số 223 bệnh nhân (gồm 130 nam và 93 nữ, tuổi trung
bình, 26,2 ± 18,2 tuổi) ở Ấn Độ đã được phân tích hồi cứu. Kết quả: Suy thận cấp
phát triển ở 24 (10,8%) bệnh nhân. Dựa trên các tiêu chuẩn về tổn thương thận cấp
tính (AKIN), kết quả cho thấy: 12 (5,4 %) có tổn thương thận mức độ nhẹ; 7 (3,1%)
có tổn thương thận mức độ trung bình; và 5 (2,2%) có tổn thương thận nặng. Bệnh
26

nhân được chia thành 2 nhóm: nhóm A (có suy thận cấp) và nhóm B (không có suy
thận cấp) và tiến hành so sánh giữa nhóm A và nhóm B. Kết quả ghi nhận: men gan
trong nhóm A cao hơn (SGPT; A = 450; B = 144; P = 0,001); nồng độ phosphatase
kiềm cao hơn (ALP) (A = 207; B = 42; P = 0,001); albumin thấp hơn (A = 2,65; B =
3,09; P <0,001); và bicarbonate huyết thanh cũng thấp hơn (A = 20,57; B = 23,21; P
= 0,009). Hạ huyết áp (P = 0,01), đồng nhiễm viêm gan siêu vi (P <0,001), nhiễm
trùng huyết (P <0,001) và hội chứng rối loạn chức năng nhiều cơ quan (P <0,001)
có liên quan với SXHD. [44].
Mặt khác trong một báo cáo năm 2009 của Lee và cộng sự đã thực hiện
nghiên cứu hồi cứu và phát hiện ra suy thận cấp xảy ra ở 10 (3,3%) trong số 304
người lớn nhập viện vì SXHD. Trong nhóm SXHD có suy thận cấp, các bệnh
nhân có độ tuổi trong khoảng từ 33-78 trung bình là 69.5 tuổi. Sốc SXHD phát
hiện ở 8 bệnh nhân trong đó 4 bệnh nhân phát hiện sốc SXHD ngay từ khi nhập
viện, 4 bệnh nhân khác phát hiện sốc SXHD trong quá trình nằm viện. Trong số
10 bệnh nhân này thì 8 trường hợp có xuất huyết tiêu hóa và 6 trường hợp có tổn
thương gan. Cả 10 bệnh nhân đều được sử dụng kháng sinh trước khi chẩn đoán
chính xác SXHD và nhiễm trùng huyết xuất hiện ở 3 trường hợp (chiếm 30%), 6
bệnh nhân được làm xét nghiệm APTT thì cả 6 trường hợp này đều có APTT kéo
dài, trong khi đó 7 bệnh nhân được làm xét nghiệm PT thì có 4 bệnh nhân
(42,9%) có PT kéo dài và 3 bệnh nhân (50%) có cả APTT và PT kéo dài. So sánh
giữa nhóm có tổn thương thận và nhóm không có tổn thương thận người ta phát
hiện ra các yếu tố có liên quan đến suy thận cấp bao gồm: giới tính nam, sự xuất
hiện cúa sốc (80% so với 3,4%, p<0,001), xuất huyết tiêu hóa (80% so với
15,3%, p< 0,001), PT kéo dài (42,9% so với 1,2%, p< 0,001), men gan tăng
(p<0,001), tỉ lệ tử vong cao (60% so với 0%, p<0,001). Tỉ lệ tử vong của nhóm
bệnh nhân này là 60%. Tỷ lệ tử vong cao ở bệnh nhân SXHD có suy thận cấp là
dấu hiệu cảnh báo cho các nhà lâm sàng cảnh giác với biến chứng có thể gây tử
vong này để có thể bắt đầu điều trị thích hợp và kịp thời [9].
27

1.3.2. Trong nước


Tại Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại có rất ít nghiên cứu về suy thận cấp
trên bệnh nhân sốt xuất huyết dengue.
Một trong những nghiên cứu nổi bật cần phải kể đến là nghiên cứu của Tạ Văn
Trâm (2018). Nghiên cứu kết hợp tiến cứu, cắt ngang, mô tả nhằm đánh giá sự thay
đổi của chức năng thận của 320 trường hợp sốc sốt xuất huyết Dengue (SXHD),
trong đó có 80 trường hợp sốc kéo dài cho kết quả: tỉ lệ hạ natri máu là 64,70%,
toan chuyển hoá là 17,5%, tỉ lệ tăng kali máu là 10% và hạ kali máu là 10,9%, tăng
urê máu là 27,8% và tăng creatinin máu là 6,5%, khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
2 nhóm. Có 2 trường hợp suy thận cấp sau sốc kéo dài, có xuất huyết tiêu hóa nặng,
được điều trị với số lượng lớn Dextran 40. Thiểu niệu xảy ra sau sốc 3 ngày, vô
niệu sau sốc 4 ngày. Cả 2 bệnh nhân đều có giảm natri máu, tăng kali máu, tăng urê
máu và tăng creatinin máu. Hai bệnh nhân được điều trị bảo tồn với hạn chế lượng
dịch truyền, dopamin liều thấp và theo dõi sát. Chức năng thận trở về bình thường
sau xuất viện [67].
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Văn Hảo (2013) tiến hành trên 197 bệnh
nhân SXHD nặng cho thấy trong nhóm SXHD có tổn thương gan có 11 bệnh nhân
có tổn thương thận so với 1 bệnh nhân có tổn thương thận trong nhóm SXHD không
có tổn thương gan từ đó kết luận rằng khi bệnh nhân có tổn thương gan nặng thì khả
năng xuất hiện tổn thương thận tăng gấp 25 lần so với bệnh nhân không có tổn
thương gan nặng (p = 0,001). Trong quá trình theo dõi lâm sàng, tổn thương thận
thường xảy ra sau tổn thương gan. Dựa trên những quan sát này, nghiên cứu cho
rằng tổn thương gan nặng là một trong những yếu tố nguy cơ gây tổn thương thận ở
bệnh nhân SXHD người lớn [68].
28

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu


2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
- Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương
- Bệnh viện Nhiệt Đới Hồ Chí Minh
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
01/01/2017 – 30/12/2017.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Là toàn bộ hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân nhóm bệnh là bệnh nhân SXHD
người lớn có suy thận cấp và nhóm chứng là nhóm bệnh nhân SXHD người lớn
không có suy thận cấp trong vụ dịch dengue năm 2017 tại hai bệnh viện Bệnh Nhiệt
Đới Trung Ương và bệnh viện Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.1. Nhóm bệnh
2.2.1.1. Tiêu chuẩn chọn
a, Bệnh nhân ≥ 18 tuổi
b, Đủ tiêu chuẩn chẩn đoán SXHD dựa vào: dịch tễ, lâm sàng, xét nghiệm theo
tiêu chuẩn Bộ Y Tế Việt Nam năm 2011 [30], Tổ chức Y tế thế giới năm 2009
[1] thỏa mãn hai điều kiện sau:
 Ca bệnh nghi ngờ:
- Dịch tễ: Đang sống hay mới đến vùng dịch tễ sốt xuất huyết dengue.
- Lâm sàng: Bệnh nhân có sốt cao đột ngột, kéo dài từ 2-7 ngày và có ít nhất 2
trong 4 tiêu chuẩn:
. Đau đầu, đau mỏi ngừoi
. Chán ăn, nôn- buồn nôn
. Có ban xung huyết
. Có biểu hiện xuất huyết
29

 Xét nghiệm: có bằng chứng xét nghiệm nhiễm virus dengue:


Phát hiện được kháng nguyên (test NS1)
Và /hoặc huyết thanh chẩn đoán dengue dương tính với IgM (kĩ thuật MAC-
ELISA hoặc test nhanh)
c, Đủ tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp: dựa theo tiêu chuẩn cận lâm sàng
của suy thận cấp trong hồi sức [36][37]:
Có xét nghiệm creatinin máu ≥130 µmol/l
2.2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
Loại trừ bệnh nhân suy thận mạn bằng cách loại bệnh nhân nếu có một trong
các tiêu chuẩn sau:
- Khai thác tiền sử có suy thận mãn tính hoặc bệnh thận mãn tính, hoặc
- BN có thận teo nhỏ hoặc tổn thương thận bất thường trên siêu âm, hoặc
- Có tình trạng thiếu máu, nhưng không có biểu hiện chảy máu trên lâm sàng
2.2.2. Nhóm chứng
a, Bệnh nhân ≥ 18 tuổi
b, Đủ tiêu chuẩn chẩn đoán SXHD dựa vào: dịch tễ, lâm sàng, xét nghiệm theo
tiêu chuẩn Bộ Y Tế Việt Nam năm 2011 [30], Tổ chức Y tế thế giới năm 2009
[1] thỏa mãn hai điều kiện sau:
 Ca bệnh nghi ngờ:
- Dịch tễ: Đang sống hay mới đến vùng dịch tễ sốt xuất huyết dengue.
- Lâm sàng: Bệnh nhân có sốt cao đột ngột, kéo dài từ 2-7 ngày và có ít nhất 2
trong 4 tiêu chuẩn:
. Đau đầu, đau mỏi ngừoi
. Chán ăn, nôn- buồn nôn
. Có ban xung huyết
. Có biểu hiện xuất huyết
30

 Xét nghiệm: có bằng chứng xét nghiệm nhiễm virus dengue:


Phát hiện được kháng nguyên (test NS1)
Và /hoặc huyết thanh chẩn đoán dengue dương tính với IgM (kĩ thuật MAC-
ELISA hoặc test nhanh)
c, Có xét nghiệm creatinin máu < 130 µmol/l
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Đối với mục tiêu 1 chúng tôi sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang
Đối với mục tiêu 2 chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu bệnh chứng
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu
- Đối với nhóm bệnh: Chúng tôi không tính cỡ mẫu mà sử dụng phương pháp
chọn mẫu thuận tiện, có chủ đích: tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đều được đưa vào
nghiên cứu.
- Đối với nhóm chứng: Vì suy thận cấp xảy ra trên bệnh nhân SXHD là một trong
những biến chứng hiếm gặp nên để tăng tính so sánh giữa nhóm bệnh và nhóm chứng
và tăng tính giá trị của nghiên cứu, chúng tôi tăng số nhóm chứng với tỷ lệ là 1 bệnh :
3 chứng nghĩa là số lượng bệnh nhân trong nhóm chứng của chúng tôi sẽ gấp 3 lần
nhóm bệnh và các bệnh nhân này được chọn ngẫu nhiên trong vụ dịch dengue năm
2017 tai hai bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương và bệnh viện Nhiệt Đới thành
phố Hồ Chí Minh.
31

2.3.3. Quy trình nghiên cứu

Bệnh nhân ≥ 18 tuổi được chẩn đoán xác đinh SXHD trong vụ dịch 2017

Chọn tất cả Chọn ngẫu nhiên

186 bệnh nhân SXHD


62 bệnh nhân SXHD có suy không có suy thận cấp
thận cấp

Thu thập Thu thập

Đặc điểm chung Đặc điểm chung


So sánh Đặc điểm lâm sàng
Đặc điểm lâm sàng
Đặc điểm cận lâm sàng Đặc điểm cận lâm sàng

Mô tả
Mục tiêu 2
Mục tiêu 1

Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu


- Lựa chọn nhóm bệnh: Lựa chọn tất cả các bệnh nhân người lớn SXHD có
suy thận cấp.
- Lựa chọn nhóm chứng: Lựa chọn ngẫu nhiên các bệnh nhân người lớn
SXHD không có suy thận cấp với số lượng bệnh nhân gấp 3 lần nhóm bệnh
- Thu thập, ghi chép các dữ liệu về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả
điều trị theo mẫu bệnh án nghiên cứu chung, và các phương tiện thu thập chung cho
cả nhóm chứng và nhóm bệnh.
- Nhập dữ liệu vào phần mềm xử lí số liệu SPSS và sử dụng các thuật toán
thống kê để tiến hành mô tả và phân tích
32

- Để đạt được mục tiêu 1:


Chúng tôi tiến hành thống kê mô tả các đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng
của nhóm bệnh bao gồm toàn bộ các bệnh nhân SXHD có suy thận cấp
- Để đạt được mục tiêu 2:
Chúng tôi tiến hành mô tả và so sánh các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
của nhóm bệnh và nhóm chứng để tìm ra các yếu tố liên quan đến tình trạng suy
thận cấp ở bệnh nhân SXHD. Sau đó, sử dụng phương pháp phân tích đa biến để
tìm ra yếu tố liên quan độc lập đến tình trạng suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD.
2.4. Các chỉ số nghiên cứu
2.4.1. Đặc điểm lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu
Thông tin chung:
_ Tuổi: Chia thành các nhóm tuổi
_ Giới tính: nam, nữ
_ Nghề nghiệp
_ Tiền sử bệnh lý nền
_ Phân loại SXHD: có sốc/ không có sốc
_ Ngày nhập viện
_ Kết quả điều trị và tổng số ngày điều trị
Các triệu chứng lâm sàng:
_ Triệu chứng cơ năng: sốt, da xung huyết, đỏ da toàn thân, ớn lạnh/ run, chán
ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau hong, ho, nhức đầu, đau cơ, đau xương
khớp, đau hốc mắt
_ Triệu chứng thực thể: phù, gan to, lách to, hạch to, ấn đau vùng gan
_ Các hình thái xuất huyết:
+ Xuất huyết trên da: Chấm xuất huyết, mảng xuất huyết, bầm tím nơi tiêm…
+ Xuất huyết niêm mạc: chảy máu lợi, chảy máu cam, kinh nguyệt sớm, kéo dài
+ Xuất huyết tạng: Nôn ra máu, đi ngoài ra máu, tiểu máu, xuất huyết não
2.4.2. Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu
_ Công thức máu: Số lượng hồng cầu, hemoglobin, hematocrit, số lượng tiểu cầu
_ Chỉ số đông máu cơ bản: thời gian PT, tỷ lệ PT, thời gian APTT, Fibrinogen
33

_ Chức năng thận: Ure, creatinin


_ Men gan: AST, ALT
 Chức năng tim: Điện tim, Siêu âm tim, CK, CK MB.
 Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, XQ ngực, siêu âm màng phổi
 Xét nghiệm virus: NS1 định tính, IgM định tính, IgG định tính.
2.4.3. Các yếu tố liên quan đến suy thận cấp trên bệnh nhân sốt xuất huyết dengue
_ Tuổi
_ Giới tính
_ Đối chiếu theo tình trạng sốc
_ Thời gian nằm viện
_ Nhập viện muộn
_ Tỉ lệ tử vong
_ Các triệu chứng lâm sàng
_ Các triệu chứng cận lâm sàng
2.5. Các tiêu chuẩn đánh giá được áp dụng trong nghiên cứu:
2.5.1. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ của bệnh sốt xuất huyết dengue [30],[1]
●Sốt xuất huyết dengue:
- Lâm sàng: Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu:
. Biểu hiện xuất huyết có thể như nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm
xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
. Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.
. Da xung huyết, phát ban.
. Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt
- Cận lâm sàng;
. Hematocrit bình thường (không có biểu hiện cô đặc máu) hoặc tăng
. Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm
. Số lượng bạch cầu thường giảm
34

●Sốt xuất huyết dengue có dấu hiệu cảnh báo:


Bao gồm các triệu chứng lâm sàng của SXHD và có một hoặc nhiều dấu hiệu
cảnh báo sau:
+ Vật vã, lừ đừ, li bì
+ Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan
+ Gan to> 2 cm
+ Nôn- nhiều.
+ Xuất huyết niêm mạc
+ Tiểu ít
+ Xét nghiệm máu:
. Hematocrit tăng cao
. Tiểu cầu giảm nhanh chóng
● Sốt xuất huyết dengue nặng: Khi có một trong các dấu hiệu sau
+ Thoát huyết tương nặng dẫn đến sốc giảm thể tích (sốc sốt xuất huyết
Dengue), ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng nhiều
+ Xuất huyết nặng
+ Suy tạng
Trong đó:
Tiêu chuẩn chẩn đoán sốc sốt xuất huyết dengue [1]:
- Vật vã, bứt rứt hoặc li bì; lạnh đầu chi, da lạnh ẩm;
- Mạch nhanh nhỏ,
- Huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg) hoặc tụt huyết
áp (khi huyết áp tối đa < 90 mmHg) hoặc không đo được huyết áp; tiểu ít
2.5.2. Tiêu chuẩn sốt
Bệnh nhân được đo nhiệt độ ở nách
- Sốt: ≥ 37,5 độ C
- Hạ nhiệt độ: < 35,5 độ C
35

2.5.3. Tiêu chuẩn về các chỉ số lâm sàng


 Phân nhóm tuổi: Chia làm các nhóm: 18-40 tuổi, 41-60 tuổi, > 60 tuổi
 Giới: Nam, Nữ
 Tiền sử bệnh: Tiểu đường, cao huyết áp, bệnh gan mãn tính, thiếu máu, có
thai, các thuốc đang sử dụng, tiền sử khác
 Nhập viện muộn: Nhập viện từ ngày ốm thứ 5 trở đi [7].
_ Thời gian nằm viện: là tổng số ngày điều trị tính theo đơn vị ngày theo quy
định của bệnh viện (thời gian ≥ 1 ngày ở trong viện)
_ Hạ huyết áp: Huyết áp nhỏ hơn 110/70 mmHg [7].
2.5.4. Tiêu chuẩn về các chỉ số cận lâm sàng:

Chỉ số cận lâm sàng Bình thường Bất thường

Công thức máu


+ Tỉ lệ Hematocrit 38-42% >42% hoặc <38%
+ Số lượng tiểu cầu 150-300 G/L <150 G/L
+ Số lượng bạch cầu 4-10 G/L <4 G/L hoặc >10 G/L

Chức năng đông máu:


+ PTs 11-13 giây >15 giây
+ Tỷ lệ PT 80-100% <70%
+ Fibrinogen 2-4 g/l <2 g/l
+ APTT 25-35 giây >35 giây

Chức năng gan:


+ AST <40 UI/l >40 UI/l
+ ALT <40 UI/l >40 UI/l

Chức năng thận


+ Ure 2,5-7,5 mmol/l >7,5 mmol/l
+ Creatinin 62-120 micromol/l >120 micromol/l
36

Phân loại mức độ tăng AST và ALT [1]

Mức độ AST và ALT (UI/l)

Bình thường <40

Tăng nhẹ Tăng < 5 lần 40-200

Tăng trung bình Tăng 5- 10 lần 201-400

Tăng nặng Tăng 10-25 lần 401-1000

Tăng >25 lần >1000

2.6. Các kỹ thuật nghiên cứu được áp dụng


2.6.1. Lâm sàng
Các biểu hiện lâm sàng được khám và đánh giá bởi các bác sỹ lâm sàng tại
bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương và bệnh viện Nhiệt Đới Hồ Chí Minh
2.6.2. Xét nghiệm
_ Công thức máu được xét nghiệm thường quy trên hệ thống Beckman coulter
DXH 600
_ Xét nghiệm đông máu được thực hiện trên máy ACL TOP 300 Rotem sẽ được
thực hiện thường quy trên hệ thống máy Rotem delta
_ Các xét nghiệm sinh hóa được thực hiện thường quy trên hệ thống máy Cobas
6000 c51 của Roche delta
_ Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: siêu âm ổ bụng, siêu âm màng phổi, XQ
ngực được thực hiện bởi các bác sỹ chuyên khoa thuộc hai bệnh viện Bệnh Nhiệt
Đới Trung Ương và Nhiệt Đới Hồ Chí Minh
_ Xét nghiệm virus:
+ Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên: bệnh phẩm là huyết thanh bệnh nhân
để phát hiện kháng nguyên bằng kỹ thuật PCR hoặc test NS1
+ Xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng virus dengue sử dụng ký thuật
MAC-ELISA để phát hiện kháng thể kháng virus dengue
37

2.7. Phân tích và xử lý số liệu


2.7.1. Thu thập số liệu
Phương tiện thu thập là bệnh án mẫu (có kèm theo ở phần phụ lục). Mỗi
bệnh nhân có một bệnh án nghiên cứu riêng có đầy đủ các mục đáp ứng mục
tiêu nghiên cứu.
2.7.2. Phân tích số liệu
Số liệu được thu thập và phân tích bằng phần mềm SPSS 20 theo phương pháp
thống kê y học, phương pháp kiểm định Mann- Whitney test, Test Fisher Exact,
Independent- Samples T- Test, Binary Logistic, Kiểm định 2.
Các kết quả nghiên cứu được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ.
2.8. Đạo đức nghiên cứu
_ Nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao sức khỏe cho cộng đồng
_ Các thông tin có được từ thu thập từ hồ sơ bệnh án được đảm bảo bí mật, chỉ
phục vụ cho mục đích nghiên cứu
_ Nghiên cứu không sử dụng các biện pháp xâm hại tới bệnh nhân
_ Nghiên cứu hồi cứu nên không ảnh hưởng đến diễn biến kết quả điều trị của
bệnh nhân đồng thời các xét nghiệm phục vụ nghiên cứu bệnh nhân đều đã được chỉ
định từ trước nhằm mục đích điều trị nên không ảnh hưởng đến chi phí điều trị của
bệnh nhân.
2.9. Hạn chế của nghiên cứu
_ Phương pháp chọn mẫu thuận tiện nên thông tin chưa đủ đại diện cho
cộng đồng
_ Nghiên cứu hồi cứu nên chưa đánh giá được đối tượng nghiên cứu một cách
đầy đủ và toàn diện
38

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân sốt xuất huyết dengue có
suy thận cấp.
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng ở nhóm bệnh nhân sốt xuất huyết dengue có suy
thận cấp

Giới tính

21%
Nam
Nữ

79%

Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo giới tính
Nhận xét: Trong nhóm bệnh nhân SXHD có suy thận cấp có 21% bệnh nhân là nữ
giới và 79% số bệnh nhân là nam giới.
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân sốt xuất huyết dengue có suy thận cấp theo
nhóm tuổi
Nhóm tuổi Số bệnh nhân Tỉ lệ
18 đến <40 tuổi 40 64,5%
40 đến <60 tuổi 13 21%
≥ 60 tuổi 9 14,5%

Tổng số 62 100%

Tuổi trung bình 37,05 ± 17,6 (Min: 18 _ Max: 77)

Nhận xét: Tuổi trung bình: 37,05 nhỏ nhất là 18 và tuổi lớn nhất là 77. Trong đó, số
bệnh nhân cao tuổi ≥ 60 tuổi chiếm 14,5% số bệnh nhân.
39

90
80 79

70
60
50
%

40
30
20
10 6.5
3.2 1.6 1.6 1.6 3.2 1.6
0
Hà Nội Ninh Bình Phú Thọ Thái Bình Thanh Hóa HCM Bình Định Tiền Giang

Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân có suy thận cấp theo khu vực
Nhận xét: Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại hai bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
Trung Ương và Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm bệnh nhân nghiên cứu
phân bố ở cả hai miền: miền Bắc và miền Nam. Trong đó, ở khu vực miền Bắc, tỷ
lệ bệnh nhân ở Hà Nội chiếm tỷ lệ cao nhất (79%). Ở khu vực miền Nam, tỷ lệ bệnh
nhân ở thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ cao nhất (6,5%).

14
số bệnh nhân

11 11

3
2

NGÀY 1 NGÀY 2 NGÀY 3 NGÀY 4 NGÀY 5 NGÀY 6 NGÀY 7 NGÀY 8


Ngày nhập viện tính theo ngày ốm

Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh nhân SXHD có suy thận cấp theo ngày nhập viện
Nhận xét: Các bệnh nhân nhập viện rải rác từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 8 của
bệnh. Trong đó số bệnh nhân nhập viện muộn (từ ngày ốm thứ 5) là 24 bệnh nhân
tương đương 38,7%.
40

25

20 22
Số bệnh nhân

15 16

10
10
5

0 1 0 1 0 2 4 2 4
0
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Biểu đồ 3.4: Phân bố bệnh nhân theo tháng nhập viện


Nhận xét: Bệnh nhân trong nghiên cứu nhập viện rải rác trong năm, chủ yếu tập trung
từ tháng 6 đến tháng 12. Trong đó, lượng bệnh nhân cao điểm nhất tập trung vào tháng
9 (chiếm 35.5% số bệnh nhân), tiếp đến là tháng 8 (chiếm 25.8% số bệnh nhân).
Bảng 3.2. Các triệu chứng cơ năng trên bệnh nhân SXHD có suy thận cấp
Các đặc điểm Số lượng Tỉ lệ
Sốt 58 93,5%
Da xung huyết 41 66,1%
Nhức đầu 34 54,8%
Đau xương khớp 34 54,8%
Đau cơ 34 54,8%
Buồn nôn 13 21%
Chán ăn 11 17,7%
Nôn 11 17,7%
Đau bụng 8 12,9%
Ớn lạnh/Run 7 11,3%
Tiêu chảy 7 11,3%
Đau họng 2 3,2%
Ho 2 3,2%
Tổng 62 100%

Nhận xét: Biểu hiện cơ năng hay gặp ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu bao gồm: sốt
(93,5%), da xung huyết (66,1%), nhức đầu, đau cơ, đau xương khớp (đồng tỉ lệ 54,8%).
41

Bảng 3.3. Các triệu chứng thực thể ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Các đặc điểm Số lượng Tỉ lệ
Phù 6 9,7%
Tràn dịch màng phổi 4 6,5%
Ran phổi 2 3,2%
Suy hô hấp 2 3,2%
Ấn đau vùng gan 2 3,2%
Thần kinh bất thường 2 3.2%
Báng bụng 2 3,2%
Co giật 1 1.6%
Gan to 1 1,6%
Tổng 62 100%

Nhận xét: Các triệu chứng thực thể hay gặp ở bệnh nhân SXHD có suy thận cấp là
phù (9,7%), tràn dịch màng phổi (6,4%).
Bảng 3.4. Các hình thái xuất huyết hay gặp ở bệnh nhân SXHD có suy thận cấp
Hình thái xuất huyết Các biểu hiện Số lượng Tỉ lệ
Dưới da Chấm xuất huyết 18 29%
Niêm mạc Chảy máu chân răng 5 8,1%
Chảy máu mũi 3 4,8%
Xuất huyết âm đạo 2 3,2%
Nội tạng Tiểu máu 2 3,2%
Nôn ra máu 1 1,6%
Ỉa phân đen 1 1,6%
Tổng 62 100%

Nhận xét: Các biểu hiện xuất huyết hay gặp ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu là chấm
xuất huyết (29%), chảy máu chân răng (8,1%), chảy máu mũi (4,8%). Xuất huyết
nội tạng chiếm 6,4%, trong đó tiểu máu chiếm 3,2%.
42

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ bệnh nhân xảy ra tình trạng sốc ở bệnh nhân SXHD có suy
thận cấp
Nhận xét: Trong nhóm bệnh nhân SXHD có suy thận cấp, tình trạng sốc xảy ra ở
43 bệnh nhân chiếm 69,4%.
Bảng 3.5. Tổng số ngày điều trị của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Số ngày điều trị Số bệnh nhân Tỉ lệ

≤ 3 ngày 13 21%

>3 ngày 49 79%

Tổng số 62 100%

Số ngày điều trị trung


6,2 ± 3,6 ngày (Min:1 ngày, Max: 20 ngày)
bình (X ± SD)

Nhận xét: Thời gian điều trị trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 6,2
ngày và khoảng 79% số bệnh nhân có thời gian nằm viện lớn hơn 3 ngày. Trong đó,
có bệnh nhân nằm viện lâu nhất là 20 ngày.
43

19%

81%

Khỏi Tử vong

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu:


Nhận xét: Trong số 62 bệnh nhân SXHD có suy thận cấp, có 81% số bệnh nhân
sống sót sau điều trị, trong khi đó tỉ lệ tử vong của nhóm bệnh nhân này là 19%.

3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

44.2 44.1
43.7
43.4 43.4
43
42.8

42.3
42

NGÀY 1 NGÀY 2 NGÀY 3 NGÀY 4 NGÀY 5 NGÀY 6 NGÀY 7 NGÀY 8 NGÀY 9

Biểu đồ 3.7: Biến đổi của hematocrit theo ngày của bệnh nhân SXHD có suy
thận cấp
Nhận xét: Hematocrit tăng nhanh trong giai đoạn từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 của
bệnh. Trong đó, giá trị hematocrit tăng cao nhất vào ngày thứ 4 (44,2%)
44

<20 G/L 21-50 G/L 51-100 G/l >100 G/L

19.5 17.6 17.4


34.4 30.8

61.1 27.5 56.7


37 41.3
93
100 41
47
41.2
32.6 32.6 33.3
38.9 23.1
9.3
9.3 10.9 13.7 8.7 10
7 5.1
0 0 0 0
Ngay 1 Ngay 2 Ngay 3 Ngay 4 Ngay 5 Ngay 6 Ngay 7 Ngay 8 Ngay 9

Biểu đồ 3.8: Biến đổi tiểu cầu theo ngày ốm của bệnh nhân SXHD có tổn
thương thận cấp
Nhận xét: Tiểu cầu của bệnh nhân SXHD có tổn thương thận giảm mạnh từ ngày
ốm thứ 4 đên ngày ốm thứ 7. Trong đó giảm mạnh nhất vào ngày ốm thứ 6 (số
lượng bệnh nhân có tiểu cầu nhỏ hơn 50 G/l chiểm 54,9%).

<4 G/l 4-10 G/l >10 G/l

7.1 0 0 8.5 13.7 13.3 10.5 20


30 24.2
36.2 35.3
55.6
100 78.6 79
75.8 76.7
70
55.3 51
31.1
14.3 10.5
0 3.3
Ngay 1 Ngay 2 Ngay 3 Ngay 4 Ngay 5 Ngay 6 Ngay 7 Ngay 8 Ngay 9

Biểu đồ 3.9: Biến đổi cuả bạch cầu theo ngày ốm ở bệnh nhân SXHD có tổn
thương thận cấp
Nhận xét: Giá trị bạch cầu giảm mạnh trong giai đoạn từ ngày ốm thứ 3 đến ngày
ốm thứ 6 trong đó giảm mạnh nhất là vào ngày ốm thứ 4 (75,8% số bệnh nhân có
bạch cầu nhỏ hơn 4 G/l)
45

AST ALT

47.5

40.3

35.1

20.3 20.3

15.8

11.9
8.8

Binh thường (<40) Tăng nhẹ (40-200) Tăng trung bình Tăng nặng (>400)
(201-400)

Biểu đồ 3.10: Biến đổi về men gan ở bệnh nhân SXHD có tổn thương thận
Nhận xét: Trong nhóm SXHD có tổn thương thận, tăng men gan xuất hiện ở hầu
hết cấc bệnh nhân (79,7% số bệnh nhân có tăng AST tăng và 59,7% có ALT tăng).
Trong đó, đáng chú ý là tỉ lệ bệnh nhân có men gan tăng nặng rất cao (20,3% số
bệnh nhân có AST tăng nặng và 15,8% số bệnh nhân có ALT tăng nặng)
46

Bảng 3.6. Biến đổi về ure và creatinin ở bệnh nhân SXHD có tổn thương thận:

Giá trị trung bình


Chỉ số Min-Max
(X ± SD)

Creatinin 170 ± 51,2 130-372

Ure 9,6 ± 15,6 2,8-18,6

Nhận xét: Ure trung bình ở nhóm bệnh nhân SXHD có suy thận cấp là 9,6 (giá trị
nhỏ nhất là 2,8 và giá trị lớn nhất 18,6). Giá trị creatinine trung bình là 170 (giá trị
nhỏ nhất 130 µmol/l và giá trị lớn nhất là 372 µmol/l)
Bảng 3.7. Biến đổi về xét nghiệm đông máu ở bệnh nhân SXHD có tổn thương thận

Chỉ số đông máu Số lượng Tỉ lệ Trung bình Min-Max

PT>15s 11 27,5% 16,9 ± 11,43 11-77

PT%<70% 9 25,7% 81,9 ± 25,5 14-117

Fibrinogen<2g 13 34,2% 2,31 ± 0,77 1-4

APTT>35s 27 69,2% 52,5 ± 30,9 26-162

Nhận xét: Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu, số bệnh nhân có bất thường về chỉ
số đông máu chiếm tỷ lệ cao. Số bệnh nhân có thời gian PT và APTT kéo dài lần
lượt chiếm 27,5% và 69,2%. Số bệnh nhân có PT% <70% là 25,7% và fibrinogen
<2g chiếm 34,2%
47

3.2. Các yếu tố liên quan đến suy thận cấp ở nhóm bệnh nhân sốt xuất huyết
dengue có tổn thương thận
Trong phần này để đánh giá và tìm các yếu tố liên quan đến tình trạng suy
thận cấp ở bệnh nhân SXHD, chúng tôi tiến hành mô tả và so sánh các đặc điểm
chung, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng giữa nhóm bệnh là 62 bệnh nhân SXHD có
suy thận cấp và nhóm chứng là 186 bệnh nhân SXHD không có suy thận cấp để tìm
ra các yếu tố liên quan đến tình trạng suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD.
Bảng 3.8. Các đặc điểm chung có liên quan đến tình trạng suy thận cấp ở bệnh
nhân sốt xuất huyết dengue
Nhóm bệnh Nhóm chứng Tổng số
Đặc điểm chung p OR
(n=62) (n=186) (n=248)
Giới tính Nam 49 (79%) 69 (37,1%) 118 (47,5%)
0,000 6,3
Nữ 13 (21%) 117 (62,9%) 130 (52,4%)
Tuổi ≥ 60 tuổi 9 (14,5%) 11 (5,9%) 20 (8,1%)
0,031 2,7
<60 tuổi 53 (85,5%) 175 (94,1%) 228 (91,9%)
Nhập viện ≥ 5 ngày 33 (53,2%) 98 (52,7%) 131 (52,8%)
0,941 -
< 5 ngày 29 (46,8%) 88 (47,3%) 117 (47,2%)
Phân loại Sốc 43 (69,4%) 18 (9,7%) 61 (24,6%)
0,000 21,1
Không sốc 19 (30,6%) 168 (90,3%) 187 (75,4%)
Kết quả Tử vong 12(19,4%) 1(0,5%) 13 (5,2%)
0,000 44,4
Sống sót 50 (80,6%) 185 (99,5%) 235 (94,7%)

(Test Fisher Exact)


Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm SXHD có tổn thương
thận và nhóm SXHD không có tổn thương thận về các yếu tố: giới tính nam, tỷ lệ
sốc, tỷ lệ tử vong với p<0,01 và tuổi cao với p<0,05.
48

Bảng 3.9. Các triệu chứng cơ năng có liên quan đến tình trạng suy thận cấp ở
bệnh nhân SXHD

Nhóm có Nhóm không có


Tổng số
Các yếu tố suy thận cấp suy thận cấp p OR
(n= 248)
(n= 62) (n=186)

Sốt 58 (93,5%) 181 (97,3%) 239 (96,4%) 0,17 -

Ớn lạnh/Run 7 (11,3 %) 15 (8,1 %) 22 (8,9%) 0,439 -

Chán ăn 11 (17,7 %) 40 (21,5%) 51 (20,6%) 0,525 -

Buồn nôn 13 (21%) 57 (30,6%) 70 (8,2%) 0,143 -

Nôn 11 (17,7%) 28 (15,1%) 39 (15,7%) 0,615 -

Tiêu chảy 7 (11,3%) 19 (10,2%) 26 (10,4%) 0,811 -

Đau bụng 8 (12,9%) 25 (13,4%) 33 (13,3%) 0,914 -

Đau họng 2 (3,2%) 5 (2,7%) 7 (2,8%) 0,825 -

Ho 2 (3,2%) 11 (5,9%) 13 (5,2%) 0,411 -

Nhức đầu 34 (54,8%) 104 (55,9%) 138 (55,6%) 0,883 -

Đau xương khớp 34 (54,8%) 115 (46,4%) 149 (60,1%) 0,125 -

Đau cơ 34 (54,8%) 103 (55,4%) 137 (55,2%) 0,941 -

Đau hốc mắt 3 (4,8%) 8 (4,3%) 11 (4,4%) 0,859 -

Lờ đờ 4 (6,5%) 2 (1,1%) 6 (2,4%) 0,017 6,3

Bứt rứt 3 (4,8%) 1 (0,5%) 4 (1,6%) 0,02 9,4

Chóng mặt 1 (1,6%) 1 (0,5%) 2 (0,8%) 0,412 -

(Test Fisher Exact)


Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các triệu chứng lờ đờ và bứt rứt
với p<0,05 giữa hai nhóm bệnh nhân SXHD có suy thận cấp và SXHD không có
suy thận cấp.
49

Bảng 3.10. Các triệu chứng thực thể có liên quan đến tình trạng suy thận cấp

Nhóm có suy Nhóm không


Tổng số
Các yếu tố thận cấp có suy thận p OR
cấp (n=186) (n=248)
(n=62)

Phù 6 (9,7%) 1 (0,5%) 7 (2,8%) 0,006 19,8

Tràn dịch màng phổi 4 (6,5%) 2 (1,1%) 6 (2,4%) 0,017 6,3

Rale phổi 2 (3,2%) 3 (1,6%) 5 (2,0%) 0,434 -

Suy hô hấp 2 (3,2%) 2 (1,1%) 4 (1,6%) 0,244 -

Ấn đau vùng gan 2 (3,2%) 5 (2,7%) 7 (2,8%) 0,825 -

Tràn dịch màng bụng 2 (3,2%) 2 (1,1%) 4 (1,6%) 0,244 -

Co giật 1 (1,6%) 1 (0,5%) 2 (0,8%) 0,412 -

Thần kinh bất thường 2 (3,2%) 2 (1,1%) 4 (1,6%) 0,244 -

(Test Fisher Exact)


Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa 2 nhóm SXHD có tổn thương thận và không có tổn thương thận về các triệu
chứng: phù (p<0,01) và tràn dịch màng phổi (p<0,05)
50

Bảng 3.11. Các triệu chứng xung huyết và xuất huyết liên quan đến tình trạng
suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD

Nhóm có suy Nhóm không


Tổng số
Các yếu tố thận cấp có suy thận p OR
(n=248)
n (%) cấp n (%)

Da xung huyết 41 (66,1%) 132 (71%) 173 (69,8%) 0,437 -

Da đỏ toàn thân 3(4,8%) 8 (4,3%) 11 (4,4%) 0,859 -

Kết mạc mắt xung huyết 12 (19,4%) 42 (22,6%) 54 (21,8%) 0,594 -

Chảy máu chân răng 5 (8,3%) 34 (18,4%) 39 (15,7%) 0,058 -

Chảy máu mũi 3 (4,8%) 17 (9,1%) 20 (8,1%) 0,281 -

Nôn ra máu 1 (1,6%) 2 (1,1%) 3 (1,2%) 0,737 -

Ỉa phân đen 1 (1,6%) 6 (3,2%) 7 (2,8%) 0,507 -

Tiểu máu 2 (3,2%) 3 (1,6%) 5 (2,0%) 0,434 -

Xuất huyết âm đạo 2 (3,2%) 10 (5,4%) 12 (4,8%) 0,508 -

Chấm xuất huyết 18 (29%) 58 (31,2%) 76 (30,6%) 0,75 -

Bầm tím xuất huyết 1 (1,6%) 10 (5,4%) 11 (4,4%) 0,312 -

(Test Fisher Exact)

Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các triệu chứng xung
huyết và xuất huyết giữa 2 nhóm SXHD có tổn thương thận và SXHD không có tổn
thương thận
51

Bảng 3.12. Đặc điểm cận lâm sàng liên quan đến suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD
Nhóm suy Nhóm không
Tổng số
Đặc điểm thận cấp suy thận p
(n=248)
(n=62) (n=186)

Hematocrit 0,44 ± 0,78 0,43 ± 0,45 0,43 ± 0,05 0,001


Số lượng bạch cầu 8,3 ± 4,4 7,1 ± 5,7 7,4 ± 5,4 0,386
Số lượng tiểu cầu 50,6 ± 4,1 51,4 ± 42 51,2 ± 39,7 0,584
AST 911 ± 3657 156,2 ± 197 340 ± 1831 0,000
ALT 512 ± 1351 99,4 ± 118 200,9 ± 697 0,000
Ure 9,6 ± 15,6 3,7 ± 4,6 5,6 ± 9,9 0,000
Creatinin 170 ± 51,6 75,9 ± 16,9 99,5 ± 50,4 0,000
Albumin 31,2 ± 11,2 57,2 ± 66,9 47,7 ± 54,9 0,09

CK 674,2 ± 1024 108 ± 75,5 372 ±734,5 0,006


CK-MB 91 ± 106 39 ± 5,6 79 ± 94,6 0,32
PTs 16,9 ± 11,4 15,3 ± 18,9 15,7 ± 17,0 0,95
APTT 52 ± 30,9 42,4 ± 15,7 45,4 ± 21,8 0,000
Fibrinogen 2,43 ± 0,79 2,6 ± 0,87 2,56 ± 0,86 0,880

(Independent- Samples T- Test)


Nhận xét: Khi so sánh giữa hai nhóm SXHD có tổn thương thận và SXHD không
có suy thận cấp, chúng tôi thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm
SXHD có tổn thương thận và SXHD không có tổn thương thận cấp về các yếu tố:
hematocrit, AST, ALT, ure, creatinine, CK, thời gian APTT (p<0,01).
52

Bảng 3.13. Các yếu tố liên quan độc lập đến tình trạng suy thận cấp ở bệnh nhân
sốt xuất huyết dengue bằng phương pháp phân tích đơn biến và đa biến

Phân tích đơn biến Phân tích đa biến


Các yếu tố
p OR 95% CI p OR 95% CI

Giới tính nam 0,000 6,3 3,2-12,6 0,000 7,2 1,1-11,3

Tuổi cao 0,031 2,7 1,0-6,8 0,369 - -

(≥60 tuổi)

Sốc dengue 0,000 21,1 10,2-43,6 0,000 22,1 8,6-56,3

Tử vong 0,000 44,4 5,6-349,7 0,064 - -

Lờ đờ 0,017 6,3 1,1-35,6 0,443 - -

Bứt rứt 0,02 9,4 1,0-92 0,222 - -

Phù 0,006 19,8 2,3-168 0,999 - -

Tràn dịch 0,017 6,3 1,1-35,6 0,999 - -


màng phổi

Hematocrit 0,001 - - 0,988 - -

AST 0,000 - - 1,000 - -

ALT 0,000 - - 0,999 - -

Ure 0,000 - - 0,995 - -

Creatinin 0,000 - - 0,986 - -

CK 0,006 - - 1,000 - -

APTT 0,000 - - 1,000 - -


(Binary Logistic)
Nhận xét: Giới tính nam và sốc dengue có liên quan độc lập đến tình trạng suy thận
cấp ở bệnh nhân SXHD với p<0,01.
53

CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân sốt xuất huyết dengue có
suy thận cấp.
4.1.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
4.1.1.1. Đặc điểm về giới tính
Trong số 62 bệnh nhân SXHD có suy thận cấp trong nghiên cứu của chúng tôi,
số bệnh nhân nam giới chiếm ưu thế với 49 bệnh nhân (chiếm 79%) và cao hơn hẳn
so với nữ giới (21%) (biểu đồ 3.1). Tỉ lệ bệnh nhân nam giới trong nghiên cứu của
chúng tôi khá tương đồng so với nghiên cứu của Naqvi năm 2016 tiến hành trên 43
bệnh nhân SXHD có tổn thương thận cấp tìm ra tỉ lệ nam giới là 31 bệnh nhân
tương đương 72% [69] . Đồng thời, các nghiên cứu khác cũng khẳng định giới tính
nam chiếm ưu thế 74.3% trong nghiên cứu của Tauqeer Hussain Mallhi và Amer
Hayat Khan [7] và 100% trong số 10 bệnh nhân SXHD có suy thận cấp trong
nghiên cứu của Lee và cộng sự năm 2009 [9]. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng khẳng
định giới tính nam cũng là một trong số những yếu tố liên quan đến tình trạng suy
thận cấp ở nhóm bệnh nhân SXHD [7],[9].
Nguyên nhân của sự khác biệt giữa tỷ lệ giới tính nam và nữ ở nhóm bệnh
nhân SXHD có suy thận cấp vẫn chưa có giải thích rõ ràng. Theo Muhammad A.M
và cộng sự có thể là do nam giới thường di chuyển nhiều nên có khả năng bị muỗi
đốt cao hơn và nam giới lại có cơ hội tiếp cận được với dịch vụ chăm sóc y tế tốt
hơn nên phát hiện ra tỉ lệ mắc cao hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là giả thuyết và chưa
được kiểm định lại [45].
4.1.1.2. Đặc điểm về nhóm tuổi
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân
SXHD có suy thận cấp là 37,05 ± 17,6 với tuổi nhỏ nhất là 18 và tuổi lớn nhất là 77.
So sánh với các nghiên cứu trước đây thì tuổi trung bình trong nghiên cứu của
chúng tôi có cao hơn nghiên cứu của Naqvi năm 2016 với tuổi trung bình là 34,65 ±
54

14,5% [69] nhưng lại thấp hơn so với những nghiên cứu của Muhammad A.M [45]
và nghiên cứu.H và của Mallhi T cộng sự [7] với tuổi trung bình của nhóm bệnh
nhân SXHD có suy thận cấp lần lượt là 43 ± 18,39 và 40,75 ± 17,4. Tuy nhiên
khoảng cách giữa các nhóm tuổi trung bình này không có sự khác biệt lớn.
Hơn nữa, trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm tuổi người già ≥ 60 tuổi chiếm
14,5% cũng khá tương đồng so với Mallhi T.H khi nghiên cứu trên 95 bệnh nhân
SXHD có tổn thương thận cấp có 9,5% số bệnh nhân ≥ 60 tuổi. Tỷ lệ nhóm tuổi
người già khá cao trong nghiên cứu của chúng tôi cũng khá phù hợp với tình trạng
bệnh SXHD khi tuổi cao thường đi kèm với tình trạng miễn dịch kém, tỷ lệ các
bệnh mãn tính cao, chức năng thận suy giảm dần theo tuổi đồng thời tuổi cao cũng
được coi là một yếu tố tiên lượng nặng của bệnh SXHD [70].
4.1.1.3. Đặc điểm về khu vực địa lí
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại 2 bệnh viện lớn ở cả hai miền
Bắc và Nam. Đó là bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương và bệnh viện Nhiệt Đới
Hồ Chí Minh. Theo kết quả nghiên cứu thu được thì nhóm bệnh nhân SXHD có suy
thận cấp phân bố ở cả hai miền Bắc và Nam. Trong đó, ở khu vực miền Bắc, số
bệnh nhân tập trung đông nhất ở khu vực Hà Nội (tập trung 79% số bệnh nhân) còn
ở khu vực miền Nam tỷ lệ bệnh nhân ở thành phố Hồ Chí Minh là cao nhất (tập
trung 6,5% số bệnh nhân). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thủy và cộng sự khi báo cáo 90% các ca bệnh
trong giai đoạn từ năm 2000-2015 ở miền Bắc tập trung ở Hà Nội [71] và phù hợp
với nghiên cứu của Trương Hữu Hoài khi nghiên cứu trên 1103 bệnh nhân SXHD ở
cả hai miền Bắc và Nam trong vụ dịch năm 2017 cho thấy số bệnh nhân nhập viện
chủ yếu đến từ khu vực Hà Nội (tập trung 45,1% số bệnh nhân) và thành phố Hồ
Chí Minh (tập trung 35,5% số bệnh nhân) [72]. Như vậy, nhận thấy rằng Hà Nội và
Hồ Chí Minh đều thuộc khu vực thành thị có mật độ dân cư cao phù hợp với tính
chất của muỗi Aedes aegypti thích hút máu người và tập trung nhiều ở khu vực
đông dân cư [1]. Hơn nữa, hai bệnh viện chúng tôi thực hiện nghiên cứu cũng đặt
tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nên bệnh nhân ở hai khu vực này sẽ đến
55

khám nhiều hơn. Những điều này giải thích được nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ bệnh
nhân trong nghiên cứu của chúng tôi ở hai khu vực này cao hơn.
4.1.1.4. Đặc điểm về ngày nhập viện:
Nhóm bệnh nhân nghiên cứu có thời gian nhập viện từ ngày thứ 1 đến ngày
thứ 8 của bệnh. Theo nghiên cứu của Malhi.T.H định nghĩa nhập viện muộn là nhập
viện từ ngày thứ 5 của bệnh trở đi và tình trạng nhập viện muộn này theo nghiên
cứu của ông là có liên quan đến tình trạng suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD. Nhập
viện muộn từ ngày thứ 5 trở đi sẽ làm tăng gấp 2,1 lần nguy cơ phát triển suy thận
cấp ở bệnh nhân SXHD [7]. So sánh với nghiên cứu của chúng tôi, lượng bệnh nhân
nhập viện từ ngày thứ 5 của bệnh cũng chiếm tỉ lệ khá cao 38,7%. Đây cũng có thể
là lí do dẫn đến tình trạng tổn thương thận cấp và tình trạng bệnh nặng hơn ở nhóm
bệnh nhân này.
4.1.1.5. Đặc điểm về tháng nhập viện:
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trong vụ dịch năm 2017, các bệnh nhân
nhập viện rải rác vào tất cả các tháng trong năm. Trong đó, bệnh nhân nhập viện
nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 12 (87% số bệnh nhân nhập viện trong khoảng thời
gian này). Trong đó, lượng bệnh nhân nhiều nhất tập trung vào tháng 9 (35,4% số
bệnh nhân) sau đó là tháng 8 (25,8% số bệnh nhân). Kết quả nghiên cứu này của
chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Trương Hữu Hoài cũng nghiên cứu dịch
SXHD năm 2017 trên phạm vi cả nước cho kết quả: tháng nhập viện tập trung từ
tháng 6 đến tháng 12, tháng cao nhất là tháng 8 (chiếm 15,4%), tiếp đến là tháng 9
(chiếm 13,7%). Tác giả, Nguyễn Thị Thanh Hoa nghiên cứu tại Bệnh viện Nhiệt đới
trung ương cũng cho thấy tháng xuất hiện dịch SXHD cao điểm nhất vào tháng 7
chiếm 26,5% và tháng 8 (30,9%) [73]. Hơn nữa, tháng 8 và tháng 9 là hai tháng tập
trung số lượng bệnh nhân đông nhất trong nghiên cứu của chúng tôi đồng thời đây
cũng là hai tháng mưa nhiều trong năm. Điều này phù hợp với dịch tễ của SXHD tại
Việt Nam khi bệnh tập trung nhiều vào mùa mưa [61].
56

4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân sốt xuất huyết dengue có suy
thận cấp:
Theo kết quả nghiên cứu từ bảng 3.2, bảng 3.3 và bảng 3.4 chúng tôi thấy các
biểu hiện lâm sàng hay gặp ở bệnh nhân SXHD có suy thận cấp bao gồm: sốt
(93,5%), da xung huyết (66,1%), nhức đầu (54,8%), đau cơ (54,8%), đau xương
khớp (54,8%), .…
4.1.2.1. Sốt
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi lấy nhiệt độ ngoại biên (nhiệt độ
cặp ở nách) và được đánh giá khách quan thông qua nhiệt kế. Sốt cũng là lí do chính
mà phần lớn bệnh nhân của chúng tôi đi khám và cũng là một dấu hiệu hay gặp
trong bệnh SXHD. Theo kết quả nghiên cứu, sốt là biểu hiện hay gặp nhất chiếm tỉ
lệ 93,5%. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Ing- Kit Lee, sốt chỉ gặp với tần
xuất 90,9% ở những bệnh nhân lớn tuổi (≥65 tuổi). Tác giả nhận định rằng nhóm
bệnh nhân cao tuổi có tỷ lệ bệnh nền cao hơn các nhóm khác, sức đề kháng giảm
hơn gây ảnh hưởng đến phản ứng sốt của cơ thể với virus dengue [74]. Trong khi
đó, tần xuất gặp sốt trong nghiên cứu của chúng tôi lại thấp hơn so với nghiên cứu
của Đỗ Thị Thanh Thủy khi nghiên cứu trên 155 bệnh nhân SXHD có tổn thương
gan [75], Nguyễn Thị Thu Huyền khi nghiên cứu SXHD trên nhóm bệnh nhân phụ
nữ có thai [76], hay Naqvi khi nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân SXHD có tổn
thương thận [69] với tỷ lệ sốt đều gặp ở 100% các bệnh nhân. Giải thích sự khác
nhau, theo tôi nhận thấy có thể bệnh nhân trong nghiên cứu của tôi nhập viện khá
muộn, tỉ lệ bệnh nhân nhập viện từ ngày thứ 5 trở đi là 38,7%, có thể thời gian nhập
viện muộn này đã qua giai đoạn sốt của SXHD.
4.1.2.2. Da xung huyết, nhức đầu, đau cơ, đau xương khớp
Trong nghiên cứu của chúng tôi các triệu chứng da xung huyết (66,1%), nhức
đầu, đau cơ và đau xương khớp (đồng tỷ lệ 54,8%) khá thường gặp. Đây là nhóm
triệu chứng phổ biến cùng sốt. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả trong
các nghiên cứu của các tác giả Đặng Thị Thúy [77], Nguyễn Thị Thu Huyền [76]…,
Tuy nhiên khi so sánh giữa các tác giả, chúng tôi nhận thấy các dấu hiệu này gặp
57

với tần xuất khác nhau giữa các nghiên cứu. Trong nghiên cứu của Đặng Thị Thúy
tỉ lệ bệnh nhân đau đầu, đau mỏi cơ khớp đều chiếm tỉ lệ 100%, hay nghiên cứu của
Nguyễn Thị Thu Huyền cho kết quả đau đầu (94,5%), đau mỏi người (88,2%), da
xung huyết (82,7%). Nguyên nhân của sự khác nhau này có lẽ là do các triệu chứng
đau đầu hay đau mỏi cơ khớp là những biểu hiện mang tính chủ quan của người
bệnh nên sẽ rất khác nhau giữa các nhóm bệnh nhân.
4.1.2.3. Các hình thái xuất huyết:
Xuất huyết là biểu hiện hay gặp và là biểu hiện đặc trưng của sốt xuất huyết
dengue. Xuất huyết thường biểu hiện rất đa dạng có thể từ nhẹ như chỉ có dấu hiệu
dây thắt dương tính đến xuất huyết dứơi da, xuất huyết niêm mạc và nặng nhất là
xuất huyết nội tạng. Về hình thái xuất huyết, trong nghiên cứu của chúng tôi , bệnh
nhân SXHD có suy thận cấp gặp cả ba dạng xuất huyết, hay gặp nhất là xuất huyết
dưới da chiếm 29%, sau đó là xuất huyết niêm mạc chiếm 16,1%, xuất huyết nội
tạng chiếm 6,5% (bảng 3.4). Kết quả nghiên cứu này khá tương đồng với nghiên
cứu của Đỗ Thị Thanh Thủy [75] và Nguyễn Thị Thu Huyền [76] , khi cũng gặp các
dấu hiệu xuất huyết theo thứ tự xuất huyết dưới da hay gặp nhất, tiếp đến là xuất
huyết niêm mạc, sau đó là xuất huyết nội tạng. Tuy nhiên, tần xuất gặp biểu hiện
xuất huyết khác nhau giữa các nghiên cứu. Nguyên nhân có thể là do biểu hiện xuất
huyết chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác như tuổi mắc bệnh, mức độ nặng cuả
SXHD, hay nhiễm các type virus dengue khác nhau.
Tiểu máu là một trong những biểu hiện có thể gặp ở bệnh nhân có tổn thương
thận. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 3,2% số bệnh nhân có tiểu máu (bảng
3.4).Tỷ lệ bệnh nhân tiểu máu trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn khá nhiều so
với nghiên cứu của Lizar, Neyer và cộng sự [5].
4.1.2.4. Đặc điểm về phân bố bệnh nhân sốt xuất huyết dengue có suy thận cấp theo
tình trạng sốc
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trong số 62 bệnh nhân SXHD có suy thận
cấp, có 43 bệnh nhân (chiếm 96,4%) xảy ra tình trạng sốc. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Muhammad A.M [45] với tỷ lệ sốc dengue
58

là 1,3% và nghiên cứu của Mallhi T.H [7] với tỷ lệ sốc dengue là 3,16%. Tuy nhiên,
kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Lee và cộng sự trong số 304
người lớn SXHD nhập viện tìm ra 10 bệnh nhân có suy thận cấp và trong số đó, sốc
SXHD phát hiện ở 8 bệnh nhân (80%) với 4 bệnh nhân phát hiện sốc SXHD ngay từ
khi nhập viện và 4 bệnh nhân khác phát hiện sốc SXHD trong quá trình nằm viện
[9]. Tỷ lệ sốc xảy ra nhiều ở bệnh nhân SXHD có suy thận cấp phù hợp với cơ chế
bệnh sinh xảy ra suy thận cấp. Do khi sốc xảy ra, tình trạng hạ huyết áp gây giảm
tưới máu đến thận gây giảm mức khả năng lọc của cầu thận ban đầu gây suy thận
chức năng sau đó gây suy thận thực thể nếu tình trạng sốc không cải thiện.
4.1.2.5. Thời gian điều trị của nhóm bệnh nhân sốt xuất huyết dengue có suy thận cấp
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian điều trị trung bình của nhóm bệnh
nhân nghiên cứu là 6,2 ± 3,6 ngày. Thời gian điều trị trong nghiên cứu của chúng
tôi có sự tương đồng với nghiên cứu của Malhi T.H khi cho kết quả thời gian
điều trị trung bình là 5,79 ± 3,45 [7]. Xét về số ngày điều trị, các bệnh nhân
trong nghiên cứu của chúng tôi có thời gian điều trị thấp nhất là 1 ngày và cao
nhất là 20 ngày. So sánh với nghiên cứu của Mallhi T.H thì thời gian nằm viện
của các nhóm bệnh nhân SXHD có suy thận cấp trong nghiên cứu của ông và
cộng sự là từ 2 đến 12 ngày [7]. Như vây, khoảng thời gian nằm viện trong
nghiên cứu của chúng tôi có rộng hơn. Theo kết quả bảng 3.5, khoảng thời gian
nằm viện > 3 ngày của nhóm bệnh nhân SXHD có suy thận cấp trong nghiên cứu
của chúng tôi là 79%. Kết quả nghiên cứu này khá phù hợp với nghiên cứu của
Mallhi T.H và cộng sự khi thời gian nằm viện >3 ngày trong nghiên cứu của ông
là 65,3% và ông cũng khẳng định thời gian nằm viện dài ngày này có liên quan
đến tình trạng suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD [7]. Thời gian nằm viện dài ngày
kéo theo nhiều ảnh hưởng xấu bao gồm nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn bệnh viện
và gánh nặng tài chính cho bệnh nhân. Theo Mallhi T.H và cộng sự cho rằng
chưa có một nghiên cứu nào khẳng định về ảnh hưởng của tình trạng suy thận
cấp đến thời gian nằm viện của bệnh nhân SXHD nhưng những gợi ý của các
59

nghiên cứu cho rằng tình trạng suy thận cấp làm gia tăng tỉ lệ tử vong và gia tăng
gánh nặng tài chính cho các bệnh nhân sốt xuất huyết dengue [7].
4.1.2.6. Tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân sốt xuất huyết dengue có suy thận cấp
Trong sốt xuất huyết dengue thông thường nếu được chẩn đoán và điều trị hợp
lí thì tỷ lệ tử vong của bệnh nhân thường dưới 1%. Tỷ lệ tử vong này sẽ tăng lên
trong những trường hợp SXHD nặng đặc biệt nếu có kèm theo suy đa tạng trong đó
có suy thận cấp [34],[63]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ tử vong của nhóm
bệnh nhân SXHD có suy thận cấp là 19%. Tỷ lệ này khá tương đồng với tỷ lệ tử
vong của nhóm SXHD có tổn thương thận cấp trong nghiên cứu của Muhammad
A.M. Khali và nghiên cứu của Mei- Chuan Kuo với tỉ lệ tử vong lần lượt là 11,3%
và 28,6% [45],[42]. Tuy nhiên lại thấp hơn khá nhiều khi so sánh với nghiên cứu
Lee IK và nghiên cứu của Laoprasopwattana K với tỷ lệ tử vong của nhóm bệnh
nhân SXHD có tổn thương thận rất cao, lần lượt là 60% và 64% [9],[39]. Có sự
khác nhau giữa các nghiên cứu là do tiêu chí lựa chọn bệnh nhân trong các nghiên
cứu là khác nhau và mức độ nặng của bệnh SXHD trong các nhóm bệnh nhân
nghiên cứu là khác nhau.
4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu:
4.1.3.1. Biến đổi của Hematocrit theo ngày của bệnh nhân sốt xuất huyết dengue có
suy thận cấp:
Tăng tính thấm thành mạch gây thoát huyết tương dẫn đến cô đặc máu. Cô
đặc máu là hiện tượng đặc trưng trong SXHD. Trong nghiên cứu của chúng tôi
bệnh nhân có tăng hematocrit bắt đầu từ ngày thứ 4, thứ 5 của bệnh và đồng thời
tăng cao nhất vào ngày thứ 4 và thứ 5 với giá trị hematocrit trung bình lần lượt là
44,2 và 44,1. Nghiên cứu về sự thay đổi cúa giá trị hematocrit trung bình theo
ngày ốm, tác giả Juthatip Chaloemwong và cộng sự cũng cho kết quả hematocrit
tăng từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8 của bệnh và tăng cao nhất vào ngày thứ 5 và
thứ 7 và kết luận sự biến đổi của hematocrit là một trong những đặc trưng để
chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết dengue [78]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu
Huyền cũng cho kết quả giá trị trung bình của hematocrit tăng cao từ ngày thứ 3
60

cho đến ngày thứ 7 của bệnh và đạt cao nhất vào ngày thứ 6 của bệnh [76]. Như
vậy, đối với nhóm bệnh nhân SXHD có suy thận cấp sự thay đổi về hematocrit
cũng tuân theo quy luật chung của bệnh SXHD.
4.1.3.2. Biến đổi của tiểu cầu theo ngày của bệnh nhân sốt xuất huyết dengue có suy
thận cấp
Theo WHO số lượng tiểu cầu giảm là một tiêu chuẩn để chẩn đoán SXHD và
tiểu cầu giảm nhanh là một trong những dấu hiệu cảnh báo SXHD có thể diễn biến
nặng [33]. Trong nghiên cứu của chúng tôi giá trị trung bình của tiểu cầu là 50,6 ±
4,1 (bảng 3.12). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng so với nghiên cứu
của Đặng Thị Thúy với giá trị trung bình tiểu cầu thấp nhất là 48,7 ± 32,8 [77].
Xét về biến đổi về tiểu cầu theo ngày ốm, theo kết quả nghiên biểu đồ 3.10
chúng tôi nhận thấy rằng số lượng tiểu cầu giảm nhanh chóng từ ngày thứ 3 của
bệnh cho đến ngày thứ 8 của bệnh. Trong đó, tiểu cầu giảm mạnh nhất vào ngày thứ
6 của bệnh với 13,7% bệnh nhân có tiểu cầu <20 G/L và 41,2% số bệnh nhân có
tiểu cầu <50 G/l. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với đặc điểm lâm sàng
của bệnh SXHD, khi trong giai đoạn nguy hiểm từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của
bệnh sốt xuất huyết dengue thường có tiểu cầu giảm [1].
4.1.3.3. Biến đổi của bạch cầu theo ngày của bệnh nhân sốt xuất huyết dengue có
suy thận cấp:
Một ưu điểm trong nghiên cứu của chúng tôi là số lượng bạch cầu máu của
bệnh nhân được được đếm hàng ngày từ khi nhập viện đến khi xuất viện. Chính vì
thế, chúng tôi theo dõi được diễn biến số lượng bạch cầu theo ngày (biểu đồ 3.9).
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi bạch cầu thường giảm mạnh từ ngày thứ 2
đến ngày thứ 7. Trong đó, bạch cầu giảm mạnh nhất vào ngày thứ 3 và thứ 4 với
100% số bệnh nhân có bạch cầu < 10 G/l. So với biển đổi của tiểu cầu (biểu đồ 3.8),
bạch cầu có xu hướng giảm sớm hơn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương
đồng với kết quả theo dõi diễn biến bạch cầu trong nghiên cứu về SXHD trên đối
tượng phụ nữ có thai của Nguyễn Thị Thu Huyền khi bạch cầu cũng bắt đầu giảm
61

sớm từ ngày thứ 2 và giảm mạnh nhất vào ngày thứ 4 và thứ 5 [76]. Đồng thời, điều
này phù hợp với đặc điểm của bệnh SXHD khi xét nghiệm bạch cầu có xu hướng
giảm sớm hơn so với số lượng tiểu cầu, đồng thời số lượng bạch cầu cũng thường
tăng trở lại sớm hơn [1].
4.1.3.4. Biến đổi về men gan ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue có suy thận cấp:
Theo kết quả bảng 3.12, nghiên cứu của chúng tôi đưa ra giá trị trung bình của
AST là 911± 3657, ALT là 512 ± 1351. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với
nghiên cứu của Naqvi (2017) và Malhi T.H thấp hơn. Trong nghiên cứu của Naqvi
giá trị trung bình của AST là 425,8 ± 893,6 và ALT là 208,66 ± 282,8 [69], còn
trong nghiên cứu của Malhi T.H giá trị trung bình của AST là 188 ± 256,8 và ALT
là 171,7 ± 236,4 [7]. Sự khác nhau về giá trị men gan trung bình trong các nghiên
cứu là do các nghiên cứu sự dụng tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân khác nhau. Trong
nghiên cứu của chúng tôi lựa chọn những bệnh nhân SXHD người lớn có creatinine
≥ 130 µmol/l trong khi đó trong hai nghiên cứu còn lại sử dụng tiêu chuẩn AKIN để
chọn bệnh nhân SXHD có suy thận cấp.
Đánh giá cụ thể mức độ tăng men gan, theo kết quả nghiên cứu từ biểu đồ
3.10, chúng tôi nhận thấy tăng men gan xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân (79,7%
số bệnh nhân có tăng AST tăng và 59,7% có ALT tăng). Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi khá tương đồng so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Huyền
khi AST tăng cao hơn ngưỡng bình thường gặp tới 79,7%, ALT tăng cao hơn
ngưỡng bình thường 64,9%. Tuy nhiên, đáng chú ý là tỷ lệ bệnh nhân có men gan
tăng nặng trong nghiên cứu của chúng tôi rất cao (20,3% số bệnh nhân có AST tăng
nặng và 15,8% số bệnh nhân có ALT tăng nặng) và cao hơn nhiều so với nghiên
cứu của Nguyễn Thị Thu Huyền khi tỉ lệ men gan tăng nặng chỉ chiếm 3,9%.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Huyền thực hiện trên nhóm bệnh nhân SXHD ở
nhóm người cao tuổi trong khi nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên nhóm
bệnh nhân SXHD có tổn thương thận cấp là hai đối tượng nghiên cứu khác nhau
[76]. Hơn nữa, nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo đã kết luận rằng khi bệnh nhân có
62

có tổn thương gan nặng thì khả năng xuất hiện tổn thương thận tăng gấp 25 lần so
với bệnh nhân không có tổn thương gan nặng và tổn thận thường xảy ra sau tổn
thương gan [68]. Điều này giải thích lí do nhóm bệnh nhân SXHD có tổn thương
thận trong nghiên cứu của chúng tôi có tổn thương gan nặng (>400) chiếm tỷ lệ cao.
4.1.3.5. Biến đổi về ure và creatinin ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue có tổn
thương thận
Trong nghiên cứu của chúng tôi, giá trị creatinin trung bình là 170 ± 51,2, giá
trị trung bình của ure là 9,6 ± 15,6. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng
với nghiên cứu của Malhi T.H và cộng sự khi nghiên cứu 95 bệnh nhân có suy thận
cấp trong tổng số 667 bệnh nhân SXHD nhập viện cho kết quả creatinine 175,2 ±
124,4 [7], nhưng thấp hơn so với nghiên cứu của Naqvi và cộng sự khi tiến hành
nghiên cứu trên 43 bệnh nhân có suy thận cấp trong tổng số 3525 bệnh nhân SXHD
cho kết quả creatinine trung bình là 257,44 ± 125,77 và ure là 10,12 ± 5,96 [69].
Tuy có sự khác nhau về giá trị trung bình của ure và creatinine giữa các nghiên cứu
nhưng nhìn chung giá trị trung bình của ure và creatinine trong cả ba nghiên cứu
đều cao hơn ngường bình thường. Nguyên nhân là do các nghiên cứu đều thực hiện
trên nhóm đối tượng bệnh nhân SXHD có suy thận cấp mà hiện tượng gia tăng giá
trị ure và creatinine là một trong những đặc trưng của tình trạng suy thận cấp [35].
4.1.3.6. Biến đổi về các chỉ số đông máu ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue có suy
thận cấp
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, giá trị trung bình của PT là 16,9 ±
11,43 và giá tri APTT trung bình là 52,5 ± 30,9. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp
với nghiên cứu của Mailhi T.H và cộng sự với giá trị PT trung bình là 15,42 ± 2,84
và giá trị trung bình của APTT là 44,7 ± 7,99. Cả hai nghiên cứu cùng thực hiện
trên nhóm bệnh nhân SXHD có suy thận cấp. Nghiên cứu của Malhi T.H định nghĩa
thời gian PT kéo dài là > 15 giây và chiếm tỉ lệ là 45,3% , trong khi đó, APTT kéo Commented [A1]:

dài là >35 giây và chiếm tỉ lệ là 21%.Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian PT
63

kéo dài > 15 giây chiếm tỉ lệ 27,5% và APTT kéo dài >15 giây chiếm tỉ lệ 69,2 %.
Như vậy, có sự biến đổi về các chỉ số đông máu ở cả hai nghiên cứu đồng thời thời
gian APTT kéo dài trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỉ lệ cao hơn so với
nghiên cứu của Mallhi T.H và cộng sự [7].
4.2. Các yếu tố liên quan đến suy thận cấp ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue.
4.2.1. Các đặc điểm chung có liên quan đến tình trạng suy thận cấp ở bệnh
nhân sốt xuất huyết dengue
4.2.1.1. Liên quan giữa giới tính nam và tình trạng suy thận cấp ở bệnh nhân sốt
xuất huyết dengue:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam giới ở nhóm bệnh nhân SXHD có
suy thận cấp là 79%, trong khi ở nhóm bệnh nhân SXHD không có suy thận cấp
là 37,1%. Như vậy, tỷ lệ bệnh nhân nam giới ở nhóm bệnh nhân SXHD có suy
thận cấp cao hơn hẳn ở nhóm bệnh nhân SXHD không có suy thận cấp. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với giá trị p là 0,000 (p<0,001). Nghiên cứu của
chúng tôi đồng nhất với nghiên cứu của Mallhi T.H cho rằng tỉ lệ bệnh nhân nam
giới trong nhóm bệnh nhân SXHD có suy thận cấp là 74,3 % và tỉ lệ này cũng
cao hơn hẳn so với nhóm SXHD không có suy thận cấp. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p< 0,001 [7]. Tương tự, trong nghiên cứu của mình,
Muhammad. A.M.Khalil cũng khẳng định giới tính nam có liên quan đến tình
trạng suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD [45].
4.2.1.2. Mối liên quan giữa tuổi cao và tình trạng suy thận cấp ở bệnh nhân sốt xuất
huyết dengue:
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng độ tuổi trung bình của
nhóm bệnh nhân SXHD có suy thận cấp là 37,65 ± 17,6. Và khi so sánh giữa số
lượng bệnh nhân tuổi cao (≥ 60 tuổi) ở nhóm bệnh nhân SXHD có suy thận cấp và
nhóm chứng chúng tôi thu được kết quả tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi ở nhóm bệnh cao
hơn hẳn so với nhóm chứng (14,5% so với 5,9%) và sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p<0,05). Cùng so sánh mối liên quan giữa tuổi cao và tình trạng suy thận
cấp ở bệnh nhân SXHD, Mallhi T. H và cộng sự cũng đưa ra kết luận có sự khác
64

biệt có ý nghĩa thông kê giữa nhóm SXHD có suy thận cấp và nhóm SXHD không
có suy thận cấp với p=0,008. Trong khi đó, nghiên cứu của Muhammad A.M.
Khalil cũng cho kết quả tuổi trung bình của nhóm SXHD có suy thận cấp cao hơn
nhóm SXHD không có suy thận cấp và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<
0,001 [45]. Như đã giải thích, tuổi cao thường đi kèm với gia tăng các bệnh lí nền,
suy giảm khả năng miễn dịch và được đánh giá là một trong những yếu tố tiên
lượng sốt xuất huyết dengue nặng [70]. Như vậy cùng với những nghiên cứu trước
đây, chúng tôi nhận định tuổi cao có liên quan đến tình trạng suy thận cấp ở bệnh
nhân SXHD.
4.2.1.3. Mối liên quan giữa tình trạng sốc và tình trạng suy thận cấp ở bệnh
nhân sốt xuất huyết dengue
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sốc xảy ra ở nhóm SXHD có suy thận cấp
với tỷ lệ là 69,4% trong khi nhóm SXHD không có suy thận cấp thì tỷ lệ sốc chỉ gặp
khoảng 0,5%. Tỷ lệ xảy ra sốc ở nhóm bệnh cao hơn hẳn nhóm chứng và sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Kết quả nghiên cứu của Lee và cộng sự
cũng cho rắng sự xuất hiện của sốc có liên quan trực tiếp với tình trạng suy thận cấp
(80% so với 3,4%, p<0,001) và được đánh giá là yếu tố nguy cơ độc lập gây ra suy
thận cấp ở bệnh nhân SXHD [9]. Hơn nữa, sốc có cơ chế trực tiếp gây ra tình trạng
suy thận cấp thông qua cơ chế hạ huyết áp gây giảm mức lọc cầu thận gây suy thận
chức năng sau đó có thể dẫn đến tổn thương thực thể nếu tình trạng sốc không được
phục hồi. Điều này góp phân giải thích mối liên quan giữa sốc và suy thận cấp ở
bệnh nhân SXHD.
4.2.1.4. Mối liên quan giữa tỉ lệ tử vong và tình trạng suy thận cấp ở bệnh
nhân sốt xuất huyết dengue:
Với một bệnh nhân SXHD thông thường nếu được chẩn đoán và điều trị hợp lí
thì tỉ lệ tử vong của bệnh nhân thường chỉ dưới 1% tuy nhiên khi có tình trạng suy
thận cấp xảy ra thì tỉ lệ tử vong của nhóm bệnh nhân SXHD có suy thận cấp này
trong các nghiên cứu là rất cao [9],[39],[42]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ
tử vong ở nhóm suy thận cấp cao hơn hẳn so với nhóm bệnh nhân SXHD không có
65

suy thận cấp. Tỉ lệ tử vong ở nhóm SXHD có suy thận cấp là 19,4% trong khi tỉ lệ
tử vong ở nhóm bệnh nhân SXHD không có suy thận cấp là 0,5%. Sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê. Khi phân tích mối liên quan giữa tỉ lệ tử vong và tình trạng suy
thận cấp trên bệnh nhân SXHD, tác giả Mallhi T.H và cộng sự cho kết quả tỉ lệ tử
vong 8,4% ở nhóm SXHD có suy thận cấp so với 0% ở nhóm SXHD không có suy
thận cấp. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Cùng với đó, Mei-Chuan Kuo cũng
kết luận: tỷ lệ tử vong của nhóm bệnh nhân SXHD có suy thận cấp cao hơn hẳn so
với nhóm SXHD không có suy thận cấp 28,6% so với 1,2% và sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê [42]. Như vậy, tỷ lệ tử vong cao có liên quan đến tình trạng suy thận
cấp ở bệnh nhân SXHD. Và Lee cũng nhận định rằng tỷ lệ tử vong cao ở bệnh nhân
SXHD có suy thận cấp là dấu hiệu cảnh báo cho các nhà lâm sàng cảnh giác với biến
chứng có thể gây tử vong này để có thể bắt đầu điều trị thích hợp và kịp thời [9].
4.2.2. Mối liên quan giữa các triệu chứng lâm sàng đến tình trạng suy thận cấp ở
bệnh nhân sốt xuất huyết dengue:
Dựa theo kết quả bảng 3.9, bảng 3.10 và 3.11, chúng tôi nhận định rằng
một số đặc điểm lâm sàng có liên quan đến tình trạng suy thận cấp ở bệnh nhân
SXHD bao gồm: lờ đờ (p=0,017), bứt rứt (p=0,02), phù (p=0,000) và tràn dịch
màng phổi (p=0,017).
4.2.2.1. Lờ đờ, bứt rứt
Lờ đờ, bứt rứt là những triệu chứng tổn thương hệ thần kinh. Trong nghiên
cứu của chúng tôi hai triệu chứng lờ đờ và bứt rứt có liên quan đến tình trạng suy
thận cấp ở bệnh nhân SXHD với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi nghiên cứu của Muhammad A.M. Khalil
cũng chỉ ra rằng các triệu chứng về thần kinh xảy ra ở 9,9% số bệnh nhân SXHD có
suy thận cấp trong khí đó chỉ xảy ra ở 0,9% số bệnh nhân SXHD không có suy thận
cấp. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Nghiên cứu của Muhammad
A.M Khali cũng chỉ ra rằng có sự liên quan về triệu chứng thần kinh với tình trạng
suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD.
66

4.2.2.2. Phù
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, trong nhóm SXHD có suy thận cấp có
9,7% số bệnh nhân có phù trong khi ở nhóm SXHD không có suy thận cấp chỉ có
0,5% số bệnh nhân có phù. Như vậy, triệu chứng phù xảy ra ở nhóm bệnh nhân
SXHD có suy thận cấp phổ biến hơn nhóm bệnh nhân SXHD không có suy thận cấp
và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với giá tri p < 0,01. Phù là một trong những
biểu hiện lâm sàng có thể có khi xảy ra tình trạng suy thận cấp. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, phù được đánh giá là một yếu tố liên quan đến tình trạng suy thận
cấp ở bệnh nhân SXHD.
4.2.2.3. Tràn dịch màng phổi
Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có 6,5% số bệnh nhân SXHD trong
nhóm có tổn thương thận cấp là có tràn dịch màng phổi, trong khi đó chỉ có 1,1% số
bệnh nhân SXHD không có suy thận cấp là có tràn dịch màng phổi. Tràn dịch màng
phổi xảy ra nhiều hơn ở nhóm SXHD có suy thận cấp hơn là nhóm SXHD không có
suy thận cấp và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tràn dịch màng
phổi là một biểu hiện của tổn thương hệ hô hấp. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
phù hợp với nghiên cứu của Muhammad A.M. Khalil khi trong nghiên cứu này, tổn
thương hệ hấp xảy ra ở 12,7% số bệnh nhân SXHD có suy thận cấp, trong khi chỉ
xảy ra ở 1,1% số bệnh nhân SXHD không có suy thận cấp. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p< 0,001 [45]. Tuy nhiên có sự khác biệt trong nghiên cứu của
chúng tôi với nghiên cứu của Mallhi T.H chỉ có 3,2% số bệnh nhân có tổn thương
hệ hô hấp trong nhóm SXHD có suy thận cấp trong khi đó có 1,6% số bệnh nhân ở
nhóm không suy thận cấp là có tổn thương hệ hô hấp và không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở hai nhóm này [7].
4.2.3. Mối liên quan giữa các triệu chứng cận lâm sàng đến tình trạng suy thận
cấp ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue:
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi các triệu chứng cận lâm sàng có liên
quan đến tình trạng suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD với sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê bao gồm: giá trị hematocrit trung bình, giá trị men gan AST trung bình và
67

ALT trung bình, giá trị ure và creatinine trung bình, giá trị CK trung bình, và thời
gian APTT trung bình. Cụ thể:
4.2.3.1. Giá trị hematocrit trung bình
Trong nghiên cứu của chúng tôi, giá trị hematocrit trung bình là 0,44 ± 0,78
cao hơn nhóm SXHD không có suy thận cấp là 0,43 ± 0,45. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p<0,05. Tăng hematocrit là một trong những biểu hiện của tình
trạng cô đặc máu. Trong sốt xuất huyết, có xảy ra tình trạng tăng tính thấm thành
mạch gây thoát huyết tương ra khỏi lòng mạch, dẫn tới hiện tương cô đặc máu. Hơn
nữa, khi xảy ra tình trạng suy thận cấp sẽ làm giảm áp lực keo trong lòng mạch dẫn
tới việc thoát huyết tương xảy ra trầm trọng hơn. Điều này có thể phần nào giải
thích được sự gia tăng của giá trị hematocrit ở nhóm bệnh nhân SXHD có suy thận
cấp trong nghiên cứu của chúng tôi.
4.2.3.2. AST trung bình và ALT trung bình
Theo kết quả bảng 3.12, giá trị men gan trung bình ở nhóm SXHD có suy thận
cấp cao hơn nhiều so với nhóm SXHD không có suy thận cấp. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p<0,001. Mối liên quan giữa giá trị AST và ALT trung bình với
tình trạng suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD còn được phân tích trong các nghiên
cứu của Naqvi và Mallhi T.H. Theo Mallhi T.H thì chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa ALT của nhóm SXHD có suy thận cấp và SXHD không có suy thận
cấp (với p<0,05) [7]. Còn trong nghiên cứu của mình, Naqvi đưa ra kết quả không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm SXHD có tổn thương thận và
SXHD không có tổn thương thận [69]. Như vậy có sự khác biệt trong nghiên cứu
của chúng tôi so với nghiên cứu của Mallhi T.H và Naqvi. Tuy nhiên, nghiên cứu
của Nguyễn Văn Hảo lại khẳng định rằng khi bệnh nhân có có tổn thương gan nặng
thì khả năng xuất hiện tổn thương thận tăng gấp 25 lần so với bệnh nhân không có
tổn thương gan nặng và tổn thận thường xảy ra sau tổn thương gan [68]. Điều này
có thể giải thích nguyên nhân cho mối liên quan giữa tình trạng tăng men gan và
tình trạng suy thận cấp trong nghiên cứu của chúng tôi.
68

4.2.3.3. Ure và creatinin trung bình:


Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng các kiểm định thống kê để so sánh giá trị
trung bình của ure và creatinin giữa hai nhóm SXHD có suy thận cấp và SXHD
không có suy thận cấp. Kết quả đưa ra có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai
nhóm này với giá tri p<0,01. Trong nghiên cứu của Mallhi T.H và cộng sự cũng cho
kết quả có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị creatinin trung bình giữa hai
nhóm SXHD có suy thận cấp và SXHD không có suy thận cấp [7]. Như vậy, có sự
tương đồng giữa kết quả nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu của Mallhi T.H
đồng thời sự gia tăng giá trị ure và creatinine làm một trong những đặc trưng của
tình trạng suy thận cấp [35] nên có sự khác biệt giưa nhóm chứng và nhóm bệnh là
hoàn toàn có cơ sở.
4.2.3.4. APTT trung bình
Trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian APTT trung bình kéo dài hơn ở
nhóm SXHD có suy thận cấp so với nhóm SXHD không có suy thận cấp và sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01. So sánh với nghiên cứu của Mallhi T.H và
cộng sự khi mà chỉ có sự khác biệt giữa hai nhóm về thời gian PT trung bình thì
nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng
tôi lại tương đồng với nghiên cứu của Muhammad A.M. Khali khi cũng tìm ra thời
gian APTT kéo dài có liên quan đến tình trạng suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD.
Trong cơ chế bệnh sinh của SXHD thường xảy ra hiện tượng rối loạn các yếu tố
đông máu và APTT kéo dài là một trong những biểu hiện rối loạn đông máu mà
chúng tôi nhận định có liên quan đến tình trạng suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD.
4.2.3.5. CK trung bình
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi so sánh giá trị CK trung bình giữa hai
nhóm. Chúng tôi tìm ra kết quả: nhóm bệnh nhân SXHD có suy thận cấp có giá trị
CK trung bình cao hơn hẳn so với nhóm SXHD không có suy thận cấp (674,2 ± 108
±75,5). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Giá trị CK tăng là một
trong những đặc trưng của tình trạng tiêu cơ vân. Có giả thiết cho rằng trong sốt
xuất huyết dengue, sự xâm nhập trực tiếp của virus dengue vào tế bào cơ hoặc sự
69

sản sinh ra các chất trung gian hóa học gây độc cho tế bào cơ gây ra tình trạng tiêu
cơ vân và suy thận cấp xảy ra chính là kết quả của sự lắng đọng myoglobin ở thận
[79]. Điều này góp phần giải thích sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị CK
giữa hai nhóm nghiên cứu của chúng tôi.
4.2.4. Các yếu tố liên quan độc lập đến tình trạng suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD
Bằng phương pháp phân tích đa biến hồi quy logistic chúng tôi tìm ra giới tính
nam và sốc sốt xuất huyết là hai yếu tố có liên quan độc lập đến tình trạng suy thận
cấp ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue với p<0,01 và OR lần lượt là 7,2 và 22,1.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Mallhi T. H và
cộng sự khi đánh giá giới tính nam và sốc sốt xuất huyết dengue có liên quan độc
lập đến tình trạng suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD với p<0,05 và giá tri OR lần
lượt là 2,7 và 8,0. Đồng thời, trong nghiên cứu của Lee và cộng sự năm 2009 khi
nghiên cứu 10 bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue có suy thận cấp trong số 304 bệnh
nhân SXHD cũng sử dụng phường pháp phân tích đa biến và kết luận sốc sốt xuất
huyết dengue là yếu tố nguy cơ độc lập dẫn dến tình trạng suy thận cấp ở bệnh nhân
SXHD với p<0,001 và OR= 220.
70

KẾT LUẬN

Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên 62 bệnh nhân người lớn
SXHD có suy thận cấp và 186 bệnh nhân người lớn SXHD không có suy thận cấp
đối chứng trong cùng một vụ dịch dengue năm 2017 tại hai địa điểm bệnh viện
Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương và bệnh viện Nhiệt Đới Hồ Chí Minh. Chúng tôi tiến
hành đánh giá các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng cúa nhóm bệnh nhân SXHD có
suy thận cấp và so sánh với 186 bệnh nhân SXHD không có tổn thương thận để tìm
ra các yếu tố liên quan đến tình trạng suy thận cấp ở bệnh nhân SXHD. Từ đó, đưa
ra một số kết luận sau:
1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân SXHD có suy thận cấp.
- Nhóm bệnh nhân nghiên cứu có độ tuổi trung bình 37,05 ± 17,6 với tỷ lệ bệnh
nhân lớn hơn 60 tuổi là 14,8% và nam giới chiểm tỷ lệ cao 79%.
- Các triệu chứng lâm sàng hay gặp ở nhóm bệnh nhân SXHD có suy thận cấp
là: sốt (chiếm 93,5%), da xung huyết (chiếm 66,1%), đau đầu, đau cơ, đau xương
khớp (đồng tỷ lệ là 54,8%), chấm xuất huyết (chiếm 29%)… Ngoài ra tỷ lệ bệnh
nhân có phù là 9,7% và tiểu máu là 3,2%.
- Hematocrit tăng cao nhất vào ngày thứ 4 với giá trị hematocrit trung bình cao
nhất là 0,44 ± 0,78. Tiểu cầu giảm thấp nhất vào ngày thứ 6 với giá trị trung bình
của tiểu cầu thấp nhất là 50,6 ± 4,1 (G/L). Giá trị trung bình của ure là 9,6 ± 15,6 ,
giá trị trung bình của creatinine là 170 ± 51,6 (micromol/l). Giá trị trung bình của
AST là 911 ± 3657 và giá trị trung bình của ALT là 512 ± 1351 với tỷ lệ bệnh nhân
có men gan tăng nặng chiểm tỷ lệ cao (20,3% số bệnh nhân có AST > 400UI/l và
15,8% số bệnh nhân có ALT > 400 UI/l)
- Nhóm bệnh nhân SXHD có tỷ lệ sốc cao (69,4%) với thời gian điều trị trung
bình là 6,2 ± 3,6 và tỷ lệ tử vong cao (19%)
2. Đánh giá các yếu tố liên quan đến tình trạng suy thận cấp:
- Giới tính nam
- Tỷ lệ sốc dengue cao
71

- Tỷ lệ tử vong cao
- Tuổi cao
- Các triệu chứng: phù, tràn dịch màng phổi, lờ đờ, bứt rứt
- Giá trị hematocrit trung bình cao
- Giá trị men gan AST, ALT trung bình cao
- Giá trị ure và creatinine trung bình cao
- Giá tri CK trung bình cao
- Thời gian APTT trung bình kéo dài
Trong đó các yếu tố liên quan độc lập đến tình trạng suy thận cấp ở bệnh nhân
SXHD là:
- Giới tính nam (p<0,01, OR= 7,2)
- Sốc dengue (p<0,01, OR= 22,1)
72

KHUYẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy:


- Bệnh nhân SXHD có suy thận cấp có tỷ lệ tử vong rất cao đồng thời có thời
gian điều trị dài ngày nên cần phải được chăm sóc và điều trị tích cực ngay từ đầu.
- Việc phát hiện các yếu tố có liên quan đến tình trạng suy thận cấp ở bệnh
nhân sốt xuất huyết dengue là hết sức cần thiết để có thể ngăn chặn kịp thời biến
chứng gây tử vong cao này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. World Health Organization (2009) Dengue; a guideline for diagnosis,


treatment, prevention and control.
2. Đặng Thị Thúy, Bùi Vũ Huy, Đỗ Thị Thanh Thúy. (2011). Tổn thương gan
trong bệnh SXH Dengue ở nguời lớn. Tạp chí nghiên cứu y học.
3. Shah N, Nair AV, Ahamed S, et al. (2018). Dengue doughnut: A diagnostic
magnetic resonance imaging finding in dengue encephalitis. J Postgrad
Med. 64(2):127.
4. Pham Van Dung. (2011). A case of dengue haemorrhagic fever with
myocarditis in pediatric department of Bình Định general hospital. Tạp chí Y
Hoc thành phố Hồ Chi Minh. 15, 65 – 69.
5. Lizarraga K.J ,Nayer A.L.(2014). Dengue-associated kidney disease. J
Nephropathol. 3(2): 57–62.
6. Vachvanichsanong P, Thisyakorn U, Thisyakorn C.(2016). Dengue
hemorrhagic fever and the kidney. Arch Virol. 161(4):771-8. doi:
10.1007/s00705-015-2727-1.
7. Mallhi TH, Khan AH, Adnan AS, et al. (2015). Incidence, Characteristics
and Risk Factors of Acute Kidney Injury among Dengue Patients: A
Retrospective Analysis. PLoS ONE 10(9): e0138465. doi:10.1371/
journal.pone.0138465.
8. Khan A.M, Mallhi T.H. (2016). Dengue induced nephropathies, SM group book
9. LeeIK, Liu JW,Yang KD, et al. (2009). Clinicalcharacteristics, risk factors,
and outcomes in adults experiencing dengue hemorrhagic fever complicated
with acute renal failure. Am J Trop Med Hyg. 80:651–655.
10. Nguyễn Văn Kính. (2016). Bài giảng bệnh truyền nhiễm. Nhà xuất bản y
học, Hà Nội.
11. Lê Huy Chính. (2007). “Virus Dengue”, Vi sinh vật y học, Nhà xuất bản y
học, tr 335-339.
12. Lê Hải Yến, Nguyễn Xuân Thành, John Aaskov và cộng sự. (2011). Nghiên
cứu sự lưu hành của các typ virus Dengue các tỉnh phía Nam Việt Nam giai
đoạn 2005 - 2009. Tạp chí Y học dự phòng, 36(2), 22 – 26.
13. Chau T.N.B, Anders K.L, Lien L.B, et al. (2010). Clinical and Virological
Features of Dengue in Vietnamese Infants”, PLoS Negl Trop Dis, 4(4), e657.
14. Đặng Thị Thúy, Annette Fox, Bùi Vũ Huy , et al. (2013). Đặc điểm dịch tễ
của các typ Dengue gây bệnh trong giai đoạn 8/2011-7/2012. Tạp chí nghiên
cứu y học. 83 (3).
15. Halstead S.B et al. (2017). The burden of dengue infection. Lancet. 369,
1410-1411.
16. Potts J.A, Rothman A.L. (2008). Clinical and laboratory features that
distinguish dengue from other febrile illnesses in endemic populations, Trop
Med Int Health, 13(11), 1328-40.
17. Wilder- Smith A, Gubler DJ. (2008). Geographic expansion of dengue: the
impact of international travel. Med Clin North Am, 92(6), 1377-90.
18. Wichmann O, Yoon IK, Vong S, et al. (2011). Dengue in Thailand and
Cambodia: An Assessment of the Dengue of Underrecognized Diease
Burden Based on Reported Cases. PLoS Negl Trop Dis, 5(3), 996.
19. Dao Thi Minh An, Joacim Rocklov (2014). Epidemiology of dengue fever in
Hanoi from 2002 to 2010 and its meteorological determinants. Glob Health
Action, 7:10.
20. Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Ngọc Linh, Phạm Đỗ Quyên và cộng sự
(2016). Tình hình dịch bệnh Sốt xuất huyết Dengue tại Hà Nội, 2000 - 2015.
Tạp chí Y học dự phòng, 10 (183): 83 - 88.
21. Bộ Y Tế. (2017). Báo cáo hội nghị công tác phòng chống dịch năm 2017 của
cục Y tế dự phòng.
22. Runge Ranziger S (2008). What does dengue disease surveillance contribute
to predicting and detecting outbreaks and describing trends. Tropical
Medicine and International Health,13,1022-1041.
23. Vũ Thị Quế Hương, Maria Del Carmen Parqeut, Trương Uyên Ninh…et al
(2005). Dịch tễ học phân tử của của virut dengue typ 4 ở Việt Nam: Xác
định các genotype mới và bằng chứng tiến triển độc lập tại chỗ. Tạp chí Y
học dự phòng, 15 (5), 50-55.
24. Cameron P, Simmons, Chau T.B.T, et al. (2007). Maternal antibody and viral
factors in the pathogenesis of dengue virus in infants. The Journal of
infection Diseases, Vol 196, 416-24.
25. Hammon W.M. (1996). Immunological Response: Possible Role of Human
Response as an Etiological Factor. Wld Hith Org, 35, 55-56.
26. Halstead S.B, Suaya J.A, Shepard D.S (2007). The burden of dengue
infection. Lancet, 369, 1410-1411.
27. Morens (2008). Dengue hemorrhagic fever is caused by autoimmune
phenomena triggered by a dengue viral infection: Controversy. In: Halstead
SB, ed. Dengue: tropical medicine science and practice. Korea: International
Vaccine, 469.
28. Lin CF, Wan SW, Cheng HJ, et al. (2006). Autoimmune pathogenesis
in dengue virus infection. Viral Immunol, 19(2):127-32.
29. Tiago.F.P, Ada M.B, Carlos A.B.(2014). The Pathology of Severe Dengue in
Multiple Organs of Human Fatal Cases: Histopathology, Ultrastructure and
Virus Replication. Plos One ,9(4).
30. Bộ Y Tế (2011) Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết dengue. Ban
hành theo quyết định số 458/ QĐ-BYT ngày 16 tháng 2 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Y Tế.
31. Sharma N, Mahi S, Bhalla A, et al. (2006). Dengue fever related acalculous
cholecystitis in a North Indian tertiary care hospital. J Gastroenterol
Hepatol, 21 (4) 263-267.
32. Phạm Hùng Lực. (2008). Ứng dụng RT-PCR để chẩn đoán sớm virus
dengue. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 12(4) 263-267.
33. WHO (2011) Dengue Available at http://www.who.int/topics/dengue/en/.
Accessed October 20,2011.
34. Lima EQ, Nogueira ML (2008). Viral hemorrhagic fever-induced acute
kidney injury. Semin Nephrol, 28: 409-415.
35. Bộ Y Tế (2015) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận- tiết
niệu. Ban hành kèm theo Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 của
Bộ trưởng Bộ Y tế.
36. Vũ Văn Đính. (2004). “Suy thận cấp”; Hồi sức cấp cứu toàn tập. Nhà xuất
bản y học, Tr 263-277.
37. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2005), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
và điều trị suy thận cấp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn tại
khoa điều trị tích cực bệnh viện Bạch Mai, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học
Y Hà Nội.
38. Vachvanichsanong P, McNeil E (2015). Electrolyte disturbance and kidney
dysfunction in dengue viral infection. Southeast Asian J Trop Med Public
Health, 46(1):108–11.
39. Laoprasopwattana K, Pruekprasert P, Dissaneewate P, et al. (2010). Outcome
of dengue hemorrhagic fever-caused acute kidney injury in Thai children. J
Pediatr 157:303–30.
40. Mendez A, Gonzalez G (2003). Dengue haemorrhagic fever in children: ten
years of clinical experience. Biomedica, 23:180–193.
41. Khan NA, Azhar EI, El-Fiky S, et al (2008). Clinical profile and outcome of
hospitalized patients during first outbreak of dengue in Makkah, Saudi
Arabia. Acta Trop, 105:39–44.
42. Kuo MC, Lu PL, Chang JM, et al. (2008). Impact of renal failure on the
outcome of dengue viral infection. Clin J Am Soc Nephrol, 3:1350–1356.
43. Bunnag T, Kalayanarooj S (2011). Dengue shock syndrome at the
emergency room, Queen Sirikit National Institute of Child Health, Bangkok,
Thailand. J Med Assoc Thai, 94(3):S57–S63.
44. Mehra N, Patel A, Abraham G, et al.(2012). Acute kidney injury in dengue
fever using Acute Kidney Injury Network criteria: incidence and risk factors.
Trop Doct, 42:160–16.
45. Muhammad A.M. Khali, Chaudry MA, Maqbool B, et al. (2012). Acute
kidney injury in dengue virus infection. Clin Kidney J, 5:5
46. Basu G, Chrispal A, Boorugu H, et al. (2011). Acute kidney injury in tropical
acute febrile illness in a tertiary care centre— RIFLE criteria validation.
Nephrol Dial Transplant, 26:524–531
47. Hommel D, Talarmin A, Reynes JM, et al. (1999). Acute renal failure
associated with dengue fever in French Guiana. Nephron 83:183
48. Boonpucknavig V, Bhamarapravati N, Boonpucknavig S.(1976). Glomerular
changes in dengue hemorrhagic fever. Arch Pathol Lab Med 100:206–212
49. Bhagat M, Zaki SA, Sharma S, et al. (2012). Acute glomerulonephritis in
dengue haemorrhagic fever in the absence of shock, sepsis, haemolysis or
rhabdomyolysis. Paediatr Int Child Health, 32:161-3
50. Lombardi R, Yu L, Younes-Ibrahim M, et al. (2008). Epidemiology of acute
kidney injury in Latin America. Semin Nephrol 28:320–329
51. Lim M, Goh HK. (2005). Rhabdomyolysis following dengue virus infection.
Singapore Med J, 46:645–646
52. Davis JS, Bourke P. (2004). Rhabdomyolysis associated with dengue virus
infection. Clin Infect Dis, 38:e109–e111
53. Wiwanitkit V. (2016). Dengue nephropathy: Immunopathology and immune
complexinvolvement. Saudi J Kidney Dis Transpl.27(6):1280-1282.
54. Oliveira JF, Burdmann EA. (2015). Dengue-associated acute kidney injury.
Clinical kidney journal, 8: 681-685.
55. Jessie K, Fong MY, Devi S, et al. (2004). Localization of dengue virus in
naturally infected human tissues, by immunohistochemistry and insitu
hybridization. J Infect Dis, 189: 1411-1418.
56. Lee IK, Liu JW, Yang KD. (2005). Clinical characteristics and risk factors
for concurrent bacteremia in adults with dengue hemorrhagic fever. Am J
Trop Med Hyg, 72:221–226
57. Suzuki S, Kitazawa T, Ota Y,et al. (2007). Dengue hemorrhagic shock and
disseminated candidiasis. Intern Med, 46:1043–1046
58. Michael. O. (2010). Management of Electrolyte Disorders. Management of
Acute Kidney Problems. PP: 131-138
59. Cantarovic, et al (2012). KDIGO Clinical Practice Guideline for Acute
Kidney Injury, 2(1) at http://www.kidney-international.org.
60. Guang M.Y, Liu G.Z, Cosgriff T.M, et al. (1989). Hemorrhage in
hemorrhagic fever with renal syndrome in China. Rev Infect Dis,
11(4):S884–S89.
61. Bộ Y tế (2019) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết dengue
Ban hành kèm theo Quyết định số 3705/QĐ-BYT ngày 22 tháng 8 năm 2019
của Bộ trưởng Bộ Y tế.
62. Nguyễn Minh Tiến (2011). Lọc máu liên tục trong sốc sốt xuất huyết dengue
biến chứng suy đa cơ quan. Tạp chí nghiên cứu Y học Y Học TP Hồ Chí
Minh, 15(3), 140
63. Ong A, Sandar M, Chen MI, et al. (2007). Fatal dengue hemorrhagic fever in
adults during a dengue epidemic in Singapore. Int J Infect Dis, 11:263–26
64. Boonpucknavig V, Soontornniyomkij V. (2003). Pathology of renal diseases
in the tropics. Semin Nephrol, 23:88–10.
65. Daher E.F, Junior S GB, Vieira A.P, et al (2014). Acute kidney injury in a
tropical country: A cohort study of 253 patients in an infectious diseases
Intensive Care Unit. Rev Soc Bras Med Trop, 47:86-9
66. Mallhi TH, Khan AH ,Adnan AS, et al (2018). Short-term renal outcomes
following acute kidney injury among dengue patients: A follow-up analysis
from large prospective cohort, PLoS One., 13(2)
67. Ta Van Tram (2018). Nghiên cứu sự thay đổi chức năng thận trong sốc
SXHD ở trẻ em, Tạp chí Y Hoc TP. Hồ Chi Minh 12:154–159
68. Nguyễn Văn Hảo, Dương Bích Thủy.(2013). Mối tương quan của tổn
thương gan với các biến chứng khác trong bệnh cảnh sốt xuất huyết dengue
nặng ở người lớn. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh , 17(1) ,150
69. Naqvi R (2016). Dengue Infection Causing Acute Kidney Injury,Trop Med
Surg 4:211. doi:10.4172/2329-9088.1000211
70. Lê Vũ Phong, Phan Trung Tiến, Nguyễn Thị Phương Thảo và cộng sự. (2016).
Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue
người lớn, Tạp chí Y Dược học- Trường Đại học Y Dược Huế, 32.
71. Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Ngọc Linh, Phạm Đỗ Quyên và cộng sự
(2016). Tình hình dịch bệnh Sốt xuất huyết Dengue tại Hà Nội, 2000 - 2015.
Tạp chí Y học dự phòng, 10 (183): 83 - 88.
72. Trương Hữu Hoài (2019). Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng
dịch sốt xuất huyết dengue năm 2017, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên
khoa 2, Trường Đại học Y Hà Nội.
73. Nguyễn Thị Thanh Hoa (2013), Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của
bệnh sốt xuất huyết dengue ở người trưởng thành, Khóa luận tốt nghiệp Bác
sĩ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
74. Lee I.K, Liu J.W, Yang K.D. (2008). Clinical and laboratory characteristics
and risk factor for fatality in elderly patients with dengue hemorrhagic fever.
Am. J. Trop. Med.Hyg, 79(2), 149-153
75. Đỗ Thị Thanh Thủy.(2013), Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của tổn
thương gan trong bệnh SXHD ở người lớn, Luận văn thạc sĩ y học, Trường
Đại học Y Hà Nội.
76. Nguyễn Thị Thu Huyền. (2018), Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh
sốt xuất huyết dengue trên một số cơ địa đặc biệt tại bệnh viện Bệnh nhiệt
đói Trung Ương trong vụ dịch năm 2017, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú,
Trường Đại học Y Hà Nội.
77. Đặng Thị Thúy (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối
liên quan với serotype dengue gây bệnh ở người trưởng thành tại Hà Nội và
các vùng lân cận, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
78. Juthatip C, Adisak T, Thanawat R. (2018). Useful clinical features and
hematological parameters for the diagnosis of dengue infection in patients
with acute febrile illness: a retrospective study. BMC Hematol.,18:20.
79. Lima E.Q, Gorayeb F.S, Zanon J.R. (2008). Denguehaemorrhagic fever-
induced acute kidney injury without hypotension,haemolysis or
rhabdomyolysis. Nephrol Dial Transplant, 22(11):3322–3326.
PHỤ LỤC
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU

PHIẾU SỐ 01:
THÔNG TIN CÁ NHÂN (điền vào ô thích hợp)
 Số hồ sơ bệnh viện: [__|__|__|__|__|__]
1. Tên bệnh nhân: [__|__|__|__|__|__][__|__|[__|__|[__|__|
2. Tuổi: [__|__]
3. Nghề nghiệp:
4. Giới tính:  Nam  Nữ
5. Địa chỉ: …………………………………………………………………………..
6. Ngày vào viện [__|__]/[__|__]/[__|__|__|__] Là ngày ốm thứ: .......
7. Ngày ra viện [__|__]/[__|__]/[__|__|__|__] Tổng số ngày điều trị: ….
Phân loại: Có sốc  Không có sốc 
8. Tiền sử bệnh:
– Tăng huyết áp 
_ Đái tháo đường 
_ Suy thận mạn 

_ Bệnh thận mạn tính 


_ Viêm gan virus 
PHIẾU SỐ 02: ĐÁNH GIÁ LÂM SÀNG
Biểu hiện Ngày ốm 1 - 3 Ngày ốm 4 - 6 Ngày ốm 7 -9
Ng 1 Ng 2 Ng 3 Ng 4 Ng 5 Ng 6 Ng 7 Ng 8 Ng 9
1 Toàn thân
1.1  Sốt
1.2  To cao
nhất
1.3  Chán
ăn
1.4  Nôn
1.5  Tiêu
chảy
1.6  Đau
bụng
1.7  Đau
họng
1.8  Ho
1.9  Nhức
đầu
1.10  Đau
mỏi người
2 Biểu hiện da, niêm mạc
2.1  Da
xung huyết
2.2  Kết
mạc mắt xung
huyết
2.3  Chảy
máu chân răng
2.4  Chảy
máu mũi
2.5  Nôn ra
máu
2.6  Ỉa phân
đen
2.7  Tiểu ra
máu
2.8  Xuất
huyết âm đạo
bất thường
2.9  Chấm
xuất huyết
3 Biểu hiện tim mạch - hô hấp
3.1  Tiếng
tim bất thường
3.2  Phù
3.3  Ran
phổi/ran nổ
3.4  Tràn
dịch màng phổi
4 Biểu hiện tiêu hóa
4.1  Vàng
da
4.2  Gan to
(cm)
4.3  Ấn đau
vùng gan
4.4  Chướn
g bụng
5 Biểu hiện thần kinh TƯ
5.1  Lờ đờ
5.2  Co giật
6 Biểu hiện SXHD nặng
6.1  Sốc cô
đặc máu
6.2  Sốc
chẩy máu
6.3  Suy
tạng :
Mô tả tạng
suy
PHIÊU SỐ 03: ĐÁNH GIÁ CẬN LÂM SÀNG

Ngày ốm 1 - 3 Ngày ốm 4 - 6 Ngày ốm 7 -10


Ghi
Xét nghiệm Ng Ng Ng Ng Ng
Ng 5 Ng 7 Ng 8 Ng 9 chú
1 2 3 4 6
1 Công thức máu
 Haemoglobin
1.1
(g/L)
 Hematocrit
1.2
(%)
 Số lượng bạch
1.3
cẩu 109/L
 Số lượng tiểu
1.4
cầu
2 Xét nghiệm sinh hóa máu
2.1 AST (U/L)
2.2 ALT (U/L)
Bilirubin TP
2.3
(µmol/L)
2.4 - Ure (mmol/L)
-Creatinin
2.5
(mol/L)
2.6 Albumin (g/L)
2.7 CK (U/L)
3 XN đông máu cơ bản
3.1  PT (%)
3.2  PT (s)
3.3  APTT(s)
 Fibrinogen
3.3
(g/L)
4 XN chẩn đoán:
4.1  NS1
4.2  Dengue IgM
4.3  Dengue IgG
4.4  PCR
DANH SÁCH BỆNH NHÂN

Ngày vào
STT Mã bệnh án Họ và tên Giới Tuổi
viện
1 170819069GP Văn Đức M Nam 18 17. 08. 2017
2 1730567 Trương Văn T Nam 23 30.10. 2017
3 1705142 Nguyễn Thị Ngọc T Nu 36 26.02. 2017
4 170705746GP Trương Văn C Nam 51 12.072017
5 170611686GP Trần Ngọc H Nam 54 28.06. 2017
6 170901083GP Đỗ Tiến M Nam 26 02.09. 2017
7 1724628 Nguyễn Thị Bé N Nữ 37 06.09. 2017
8 170833070GP Nguyễn Văn C Nam 20 30.08. 2017
9 1715784 Nguyễn Thanh T Nam 19 18.06. 2017
10 170813105GP Trần Trọng Đ Nam 72 12.08. 2017
11 170809941GP Phạm Thị T Nữ 52 09.08. 2017
12 170713023GP Nguyễn Thị Nh Nữ 36 22.07. 2017
13 170912673GP Vũ Trung K Nam 29 15.09. 2017
14 171001415GP Lê Cờ H Nam 34 03.10. 2017
15 171000386GP Hồ Ánh S Nam 35 02.10. 2017
16 170711975GP Nguyễn Tất T Nam 25 20.07. 2017
17 171014691GP Trần Đức D Nam 19 26.10. 2017
18 29165 Phạm Công H Nam 19 16.10. 2017
19 170834285 GP Đào Tuấn A Nam 18 31.08. 2017
20 170830422GP Phạm Lan Như H Nữ 40 27.08. 2017
21 171014691GP Trần Đức D Nam 19 26.10. 2017
22 1733763 Nguyễn Quốc V Nam 25 02.12. 2017
23 170809003GP Hồ Phi H Nam 22 09.08. 2017
24 170909150GP Nguyễn Văn T Nam 44 11.09. 2017
25 170831987GP Nguyễn Công P Nam 77 29.08. 2017
26 39048 Nguyễn Duy C Nam 37 28.12. 2017
27 171008734GP Đào Đức D Nam 35 16.10. 2017
28 170913338GP Nguyễn Lại T Nam 22 17.09. 2017
29 170808182GP Lê Hiếu D Nam 46 08.08. 2017
30 1721523 Đoàn Thị T Nữ 63 10.08. 2017
31 1711165 Phạm Thị H Nữ 51 30.04. 2017
32 1728661 Lê Quang T Nam 38 11.10. 2017
33 17080863GP Phạm Ngọc D Nữ 22 17.08. 2017
34 171106709GP Đào Bảo Đ Nam 18 16.11. 2017
35 170913338GP Nguyễn Lại T Nam 22 17.09. 2017
36 17091751GP Nguyễn Văn T Nam 25 23.09. 2017
37 171007782GP Đỗ Quang L Nam 45 14.10. 2017
38 170910670GP Hồ Văn Đ Nam 22 13.09. 2017
39 170825363GP Nguyễn Thị Thúy H Nữ 57 22.08. 2017
40 170917886GP Cao Duy U Nam 52 24.09. 2017
41 170820229GP Lê Thị L Nữ 71 17.08. 2017
42 170908727GP Trần Thị G Nữ 73 11.09. 2017
43 170832649GP Hà Thị Q Nữ 55 30.08. 2017
44 170720646GP Đào Đắc A Nam 27 30.07. 2017
45 170821052GP Nguyễn Đức T Nam 63 18.08. 2017
46 171014863GP Hoàng Thị L Nữ 76 26.10. 2017
47 170813800GP Phương Bảo L Nữ 73 12.08. 2017
48 170902789GP Lê Anh T Nam 25 04.09. 2017
49 170906296GP Nguyễn Đức Minh V Nam 20 08.09. 2017
50 171200440GP Thái Văn A Nam 26 02.12. 2017
51 171203651GP Lê Quang H Nam 24 11.12. 2017
52 170909010GP Nguyễn Tiến Đ Nam 27 11.09. 2017
53 170909009GP Bùi Văn N Nam 49 04.09. 2017
54 170904459GP Lê Trung H Nam 23 06.09. 2017
55 171107565GP Bùi Thanh G Nam 26 18.11. 2017
56 170904552GP Lại Văn T Nam 30 06.09. 2017
57 170907282GP Hoàng Đình K Nam 45 09.09. 2017
58 170907045GP Hoàng Mạnh C Nam 19 09.09. 2017
59 17090492GP Trần Đình G Nam 60 06.09. 2017
60 170907943GP Nguyễn Trọng H Nam 22 10.09. 2017
61 170912690GP Đoàn Trung S Nam 23 15.09. 2017
62 170921421GP Nguyễn Thanh L Nam 35 29.09. 2017
63 170909200GP Trần Tiền T Nam 24 12.09. 2017
64 170900827GP Đỗ Thị T Nữ 38 03.09. 2017
65 1706830 Nguyễn Ngọc D Nữ 37 15.09. 2017
66 15544 Phạm Thị L Nữ 19 16.06.2017
67 171012274GP Phạm Thị H Nữ 22 23.10. 2017
68 9844 Nguyễn Công T Nam 30 16.04. 2017
69 1709187 Nguyễn Thị Hồng N Nữ 32 09.04. 2017
70 1734168 Phạm Văn T Nam 31 06.12. 2017
71 176015717GP Trần Thị Diệu L Nữ 18 29.10. 2017
72 13460 Đỗ Thị Q Nữ 31 26.05. 2017
73 34487 Phạm Văn T Nam 44 09.12. 2017
74 15860 Đào Thi M Nữ 25 20.06. 2017
75 171109968GP Đỗ Thị Điệp Nữ 51 24.11. 2017
76 10279 Trương Công T Nam 31 20.04. 2017
77 171205636GP Nông Thị Phương T Nữ 24 18.12. 2017
78 1735728 Lâm Thị Minh P Nữ 19 23.12. 2017
79 1735595 Nguyễn Thị Lệ P Nữ 26 22.12. 2017
80 1735700 Nguyễn Thị H Nữ 40 30.07. 2017
81 171203563GP Trần Thị Lan H Nữ 31 11.12. 2017
82 171203500GP Nguyễn Thị H Nữ 60 23.09. 2017
83 1727153 Đặng Quốc S Nam 26 27.09. 2017
84 1732146 Nguyễn Văn T Nam 40 15.11. 2017
85 1727585 Trần Văn D Nam 25 02.10. 2017
86 170708205GP Trần Thị T Nữ 29 27.07. 2017
87 9761 Hoàng Công L Nam 36 14.04. 2017
88 170921310GP Phạm Minh Q Nam 28 29.07. 2017
89 17000150GP Phung Thị M Nữ 51 01.07. 2017
90 170715632GP Trần Quyết T Nam 23 25.07. 2017
91 170606536GP Phạm Thị An N Nữ 18 16.08. 2017
92 170719098GP Lê Thế N Nam 42 28.07. 2017
93 171201076GP Nguyễn Ngọc T Nam 35 04.12. 2017
94 171108750GP Nguyễn Trung L Nam 48 21.11. 2017
95 17188918 Thạch Hoàng N Nam 23 18.07. 2017
96 1705348 Nguyễn Quốc San H Nữ 28 28.02. 2017
97 171109065GP Trần Thị Hồng V Nữ 21 22.11. 2017
98 170600996GP Trần Thị L Nữ 34 03.06. 2017
99 171101639GP Nguyễn Thanh T Nữ 25 04.11. 2017
100 171103366GP Nguyễn Huy D Nam 48 08.11. 2017
101 170704978GP Kiều Văn N Nam 26 10.07. 2017
102 170720343GP Đào Văn T Nam 53 30.07. 2017
103 171102124GP Nguyễn Thị B Nữ 54 06.07. 2017
104 171101280GP Nguyễn Thị Bích T Nữ 34 03.11. 2017
105 1733394 Lý Thị Y Nữ 23 28.11. 2017
106 171106127GP Nguyễn Thị M Nữ 53 15.11. 2017
107 170105053GP Vũ Thanh H Nam 45 17.11. 2017
108 9059 Phạm Tuấn T Nam 31 07.04. 2017
109 1463 Nguyên Ngân H Nữ 21 07.06. 2017
110 170721998GP Nguyễn Thị T Nữ 30 31.07. 2017
111 171101489GP Nguyễn Thị V Nữ 28 04.11. 2017
112 1704190 Lê Thị T Nữ 20 15.12. 2017
113 170715814GP Lê Thị P Nữ 33 30.07. 2017
114 1707258 Phạm Thị Kim N Nữ 25 20.03. 2017
115 171205420GP Nguyễn Thị N Nữ 48 18.12. 2017
116 171100870GP Lục Thị P Nữ 26 02.11. 2017
117 171110095GP Dương Bích T Nữ 32 24.11. 2017
118 1714048 Trần Thị M Nữ 35 01.06. 2017
119 17846 Hoàng Ngọc H Nữ 34 08.07. 2017
120 171003537GP Nghiêm Nguyễn Hoa H Nữ 26 06.10. 2017
121 29754 Trần Thị H Nữ 26 22.10. 2017
122 1705304 Trần Hùng M Nam 18 27.02. 2017
123 171101715GP Bùi Văn D Nam 40 05.11. 2017
124 171001492GP Hà Đức L Nam 70 03.10. 2017
125 171111296GP Đỗ Thu H Nữ 18 28.11. 2017
126 1710819 Lê Thị H Nữ 35 26.04. 2017
127 1710953 Phó Hoàng K Nam 20 27.04. 2017
128 17011516 Nguyễn Thị H Nữ 27 04.05. 2017
129 1711667 Tăng Hoàng G Nam 32 05.05. 2017
130 1712856 Quách Gia K Nam 33 19.05. 2017
131 5157 Đào Thị T Nữ 37 26.02. 2017
132 1720943 Cái Hữu Thùy N Nữ 29 05.08. 2017
133 171108285GP Hoàng Thúy H Nữ 18 20.11. 2017
134 10533 Trinh Minh Đ Nam 24 23.04. 2017
135 1715409 Nguyễn Dương Q Nam 25 15.06. 2017
136 171109868GP Nguyễn Ngọc L Nam 41 24.11. 2017
137 1712370 Nguyễn Thị N Nữ 56 14.05. 2017
138 170719085GP Đào Thị H Nữ 30 28.07. 2017
139 1711061GP Nguyễn Viết T Nam 22 27.11. 2017
140 170712912GP Trần Thị T Nữ 37 21.07. 2017
141 170721941GP Nguyễn Thị T Nữ 59 31.07. 2017
142 170707167GP Nguyễn Thị Thu H Nữ 38 13.07. 2017
143 171109612GP Đỗ Hải Y Nữ 34 23.11. 2017
144 171108646GP Nguyễn Thị T Nữ 27 21.11. 2017
145 171204895GP Vũ Minh T Nữ 22 15.12. 2017
146 171206836GP Hoàng Tiến Thành M Nam 27 21.12. 2017
147 171104616GP Nguyễn Duy T Nam 45 27.11. 2017
148 171107761GP Nguyễn Văn A Nam 34 20.11. 2017
149 171101755GP Trần Xuân Đ Nam 46 05.11. 2017
150 171009051GP Ngô Thị Lan H Nữ 28 16.10. 2017
151 171110345GP Nguyễn Thu H Nữ 37 26.11. 2017
152 171014700GP Nguyễn Xuân T Nam 40 26.10. 2017
153 171103348GP Đặng Uyên C Nữ 19 08.11. 2017
154 171200345GP Trần Thị Thu H Nữ 32 01.12. 2017
155 171200495GP Nguyễn Đức M Nam 22 02.12. 2017
156 171016680GP Phan Thùy L Nữ 21 31.12. 2017
157 171102413GP Trần Thị H Nữ 19 07.11. 2017
158 171012545GP Lê Thị L Nữ 21 23.10. 2017
159 171107567GP Hoàng Thị Thanh H Nữ 27 18.11. 2017
160 171103343GP Quách Anh N Nam 29 31.07. 2017
161 171101652GP Triệu Thị H Nữ 22 13.07. 2017
162 171008168GP Nguyễn Trọng B Nam 50 23.11. 2017
163 171103321GP Nguyễn Thị L Nữ 38 21.11. 2017
164 171015514GP Phạm Thị Đ Nữ 28 15.12. 2017
165 1728476 Nguyễn Hồng P Nam 41 21.12. 2017
166 1732194 Châu Kiều T Nữ 23 27.11. 2017
167 1732710 Hồ Văn P Nam 34 20.11. 2017
168 171001687GP Hoàng Xuân T Nam 65 05.11. 2017
169 171000922GP Vương Thị M Nữ 36 16.10. 2017
170 171204425GP Nguyễn Thị Thu H Nữ 35 26.11. 2017
171 1719050 Trần Quang V Nam 18 26.10. 2017
172 14535 Nguyễn Hương L Nữ 18 08.11. 2017
173 1720558 Đặng Thị H Nữ 49 31.07. 2017
174 171001971GP Võ Trung T Nam 24 27.02. 2017
175 1720916 Trần Ngọc N Nam 33 05.11. 2017
176 171009306GP Nguyễn Tuấn K Nam 46 03.10. 2017
177 171009073GP Đỗ Thị T Nữ 68 28.11. 2017
178 171010847GP Tô Minh T Nam 35 26.04. 2017
179 22316 Nguyễn Đức M Nam 25 27.04. 2017
180 171008178GP Hoàng Thị H Nữ 30 04.05. 2017
181 19132 Đặng Thu T Nữ 25 05.05. 2017
182 1729223 Lê Phước V Nam 53 27.02. 2017
183 171002079GP Đào Thị M Nữ 27 01.07. 2017
`184 171002117gp Phí Thị N Nữ 38 25.07. 2017
185 1723360 Lưu Hoài M Nam 32 16.08. 2017
186 1719732 Nguyễn Hồng T Nam 20 28.07. 2017
187 170706445GP Lê Thị T Nữ 19 04.12. 2017
188 170714906GP Nguyễn Thị Thu H Nữ 25 21.11. 2017
189 171014166GP Cung Quang C Nam 61 18.07. 2017
190 171103359GP Vũ Thế K Nam 63 28.02. 2017
191 171016635GP Lê Thu H Nữ 34 01.07. 2017
192 170829468GP Nguyễn Ngọc Q Nam 68 01.07. 2017
193 171100459GP Cân Thanh H Nam 54 25.07. 2017
194 34738 Phạm Quang D Nam 43 16.08. 2017
195 171010091GP Nguyễn Thị T Nữ 26 28.07. 2017
196 22821 Nguyễn Thành L Nam 25 04.12. 2017
197 170712784GP Nguyễn Thị Thùy L Nam 20 21.11. 2017
198 171007654GP Nguyễn Thị H Nữ 61 18.07. 2017
199 1700447 Đinh Thị Kim A Nữ 36 28.02. 2017
200 25646 Phùng Thị T Nữ 19 14.09. 2017
201 171004242GP Nguyễn Văn Q Nam 32 08.10. 2017
202 34237 Nguyễn Thị H Nữ 25 24.11. 2017
203 170902519GP Hoàng Xuân V Nam 22 20.04. 2017
204 1703065 Nguyễn Thị Minh H Nữ 32 18.12. 2017
205 8699 Nguyễn Thi M Nữ 28 23.12. 2017
206 1731757 Huỳnh Minh N Nam 19 22.12. 2017
207 21804 Hoàng Văn P Nam 31 30.07. 2017
208 171100931GP Trần Thị N Nữ 18 24.11. 2017
209 171102231GP Nguyễn Thị Minh H Nữ 18 20.04. 2017
210 171105827GP Phạm Thị Trang A Nữ 18 29.07. 2017
211 171200774GP Phạm Kiều O Nữ 18 01.07. 2017
212 171101350GP Giang Tuấn A Nam 18 25.07. 2017
213 171105681GP Lã Như Q Nữ 18 16.08. 2017
214 170819379GP Đào Thị N Nữ 47 28.07. 2017
215 170709393 Nguyễn Thanh T Nam 21 04.12. 2017
216 170833681GP Chu Thị Bích H Nữ 26 21.11. 2017
217 170711919GP Chu Đình T Nam 46 18.07. 2017
218 170833494GP Phạm Thị H Nữ 21 28.02. 2017
219 170829703GP Lê Thị Thu T Nữ 21 22.11. 2017
220 170829210GP Nguyễn Văn P Nam 40 29.07. 2017
221 170832323GP Nguyễn Hồng H Nữ 25 01.07. 2017
222 170721791GP Nguyễn Thị H Nữ 59 20.11. 2017
223 170719299GP Nguyễn Thị L Nữ 21 05.11. 2017
224 170820218GP Đinh Thị N Nữ 46 16.10. 2017
225 170819265GP Trần Thị L Nữ 59 26.11. 2017
226 170825950GP Nguyễn Thị K Nữ 77 26.10. 2017
227 170713462GP Nguyễn Thị Y Nữ 24 08.11. 2017
228 170821781GP Đinh Thị N Nữ 54 20.11. 2017
229 170819071GP Vũ Văn L Nam 37 05.11. 2017
230 170830770GP Ma Thu T Nữ 29 16.10. 2017
231 170715981GP Vương Thị M Nữ 72 31.07. 2017
232 170815859GP Vũ Thị H Nữ 34 13.07. 2017
233 170811601GP Lê Minh T Nữ 32 23.11. 2017
234 170821728GP Trần Thị Minh P Nữ 28 21.11. 2017
235 17092266GP Phùng Thị T Nữ 49 15.12. 2017
236 170900466GP Nguyễn Thị Phương M Nữ 35 21.12. 2017
237 170901005GP Triệu Thị L Nữ 20 31.07. 2017
238 171008197GP Trịnh Thu H Nữ 59 13.07. 2017
239 171008025GP Nguyễn Quốc Đ Nam 25 15.10. 2017
240 171011081GP Phạm Thị H Nữ 44 20.10. 2017
241 171000881GP Lê Thị Ngọc C Nữ 38 02.10. 2017
242 170906759GP Nguyễn Khánh T Nam 36 08.09. 2017
243 171007844GP Ngô Thu H Nữ 35 14.10. 2017
244 170901334GP Phạm Thị N Nữ 63 2.09. 2017
245 170832378GP Nguyễn Thị Thu H Nữ 39 29.08. 2017
246 170907404GP Nguyễn Thị M Nữ 47 09.09. 2017
247 170911777GP Lê Cao Hoàng L Nam 20 14.09. 2017
248 170831900GP Nguyễn Thị M Nữ 44 29.08. 2017

You might also like