You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

THAM QUAN

Cơ sở giết mổ Vissan
Cơ sở giết mổ Gà An Nhơn
Cơ sở giết mổ Xuân Thới Thượng

Ngành : THÚ Y
Chuyên ngành : BÁC SỸ THÚ Y

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC TUÂN


THS. NGUYỄN THỊ LAN ANH
SVTH : TRẦN NGUYỄN BẢO NGÂN
MSSV: 2011750100 Lớp: 20DTYA1

TP. HCM, 06/2023


MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề ....................................................................................................................3

II. Nội dung tham quan ................................................................................................3

1. Cơ sở giết mổ VISSAN ............................................................................................3

1.1. Tổng quan về VISSAN......................................................................................3

1.2. Quy trình kiểm dịch ..........................................................................................3

1.3. Quy trình giết mổ ..............................................................................................5

1.4. Đánh giá chung..................................................................................................8

2. Cơ sở giết mổ gia cầm An Nhơn .............................................................................9

2.1. Tổng quan ..........................................................................................................9

2.2. Quy trình kiểm dịch ..........................................................................................9

2.3. Quy trình giết mổ gia cầm: ............................................................................10

2.4. Đánh giá chung................................................................................................12

3. Cơ sở giết mổ Xuân Thới Thượng........................................................................12

3.1. Quy trình kiểm dịch ........................................................................................13

3.2. Quy trình giết mổ ............................................................................................13

3.3. Đánh giá chung................................................................................................14


I. Đặt vấn đề
Ngày 09/06/202, Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM, Khoa Chăn Nuôi – Thú Y đã tổ
chức cho sinh viên chuyến tham quan đến các cơ sở giết mổ tại TP.HCM. Đầu tiên sinh
viên sẽ đến tham quan cơ sở giết mổ VISSAN, tiếp đến là cơ sở giết mổ gà An Nhơn và
cuối cùng là cơ sở giết mổ Xuân Thới Thượng. Qua đó sinh viên sẽ quan sát và ghi nhận
quy trình giết mổ, được nghe phổ biến về quy trình kiểm dịch trước khi được đưa vào giết
mổ. Từ đó có thể áp dụng những kiến thức đã học ở môn Kiểm nghiệm sản phẩm động
vật vào thực tế.
Sau khi tham quan các cơ sở giết mổ, sinh viên viết báo cáo về quá trình giết mổ, và đánh
giá tại 3 cơ sở trên.
II. Nội dung tham quan
1. Cơ sở giết mổ VISSAN
1.1. Tổng quan về VISSAN
Công ty VISSAN là một Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Thương mại
Sài Gòn (Satra), được xây dựng vào ngày 20-11-1970 và đi vào hoạt động sản xuất từ ngày
18-05-1974. Hoạt động của công ty chuyên về sản xuất kinh doanh thịt gia súc tươi sống,
đông lạnh và các mặt hàng thực phẩm chế biến từ thịt.
Địa điểm tham quan: 420 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
1.2. Quy trình kiểm dịch
Quy trình kiểm soát giết mổ heo ( theo TT 09/2016 của TT-BNNPTNT và QCVN 01-150
: 2017 của BNNPTNT )
• Kiểm tra trước giết mổ các loại gia súc nuôi:

- Kiểm tra hồ sơ, sổ sách ghi chép nguồn gốc động vật đưa vào giết mổ của cơ sở giết
mổ; Giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển động vật theo quy định.

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định vệ sinh đối với người tham gia giết mổ;

- Kiểm tra lâm sàng động vật:

+ Phải được tiến hành tại khu vực chờ giết mổ, có đủ ánh sáng;
+ Quan sát các biểu hiện lâm sàng của động vật: Trường hợp phát hiện động vật có
dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, phải cách ly động vật và kiểm tra lại toàn đàn. Mọi
trường hợp động vật có dấu hiệu bất thường đều phải được đánh dấu, tách riêng, theo
dõi và xử lý theo quy định tại Điều 12 TT 09/2016 TT-BNNPTNT

+ Chỉ cho phép giết mổ gia súc đáp ứng yêu cầu tại Điều 4 TT 09/2016 TT-
BNNPTNT, được lưu giữ tại khu vực chờ giết mổ để bảo đảm gia súc trở về trạng thái
bình thường và đã được kiểm tra lâm sàng trước khi giết mổ;

+ Đối với động vật lưu giữ chưa giết mổ sau 24 giờ, phải tái kiểm tra lâm sàng.

- Lập sổ theo dõi và ghi chép những thông tin cần thiết trước giết mổ bao gồm:

+ Tên chủ động vật;

+ Nơi xuất phát của động vật;

+ Loại động vật;

+ Số lượng động vật trong cùng một lô;

+ Thời gian nhập;

+ Kết quả kiểm tra trước khi giết mổ (triệu chứng lâm sàng, thân nhiệt của động vật
trong trường hợp có biểu hiện bất thường);

+ Số lượng, lý do động vật chưa được giết mổ;

+ Biện pháp xử lý;

+ Chữ ký của nhân viên thú y.

- Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ ở
cơ sở giết mổ trước khi giết mổ theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thú y (sau đây viết
tắt là cơ quan thú y) quy định tại QCVN 01-150:2017/BNNPTNT ban hành kèm theo
Thông tư 13/2017/ TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thú y.

• Kiểm tra sau giết mổ các loại gia súc nuôi:


- Thực hiện khám đầu, phủ tạng (phổi, tim, gan, thận, lách, dạ dày, ruột) và khám thân
thịt để phát hiện các dấu hiệu bất thường, dấu hiệu bệnh lý. Quy trình kiểm tra theo
hướng dẫn cụ thể tại mục 4 và mục 5 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư
09/2016/ TT-BNNPTNT.

- Kiểm tra thân thịt, phủ tạng sau giết mổ phải được tiến hành ngay sau khi tách phủ tạng,
rửa sạch thân thịt và hạn chế tối đa làm thay đổi phẩm chất của thân thịt trong quá trình
kiểm tra. Vết cắt trên thân thịt phải chính xác ở vị trí cần kiểm tra, thực hiện cắt dọc để
hạn chế diện tích tiếp xúc của thân thịt với môi trường ngoài.

- Trong trường hợp phát hiện thấy có dấu hiệu bệnh tích ở thân thịt, phủ tạng, phải đánh
dấu, tách riêng và đưa tới khu xử lý để kiểm tra lại lần cuối trước khi đưa ra quyết định
xử lý; đóng dấu “XỬ LÝ VSTY” hoặc dấu “HỦY” sau khi có quyết định xử lý đối với
sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.

- Thân thịt và phủ tạng của cùng một con gia súc phải được đánh dấu giống nhau để tránh
nhầm lẫn; phủ tạng phải được kiểm tra tuần tự từng bộ phận để phát hiện những dấu hiệu
bất thường.

- Đóng dấu kiểm soát giết mổ, dán tem vệ sinh thú y hoặc đánh dấu kiểm soát giết mổ,
kiểm tra vệ sinh thú y đối với thân thịt, phủ tạng, phụ phẩm ăn được bảo đảm yêu cầu vệ
sinh thú y; cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển sản phẩm động vật theo quy định.

- Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ ở
cơ sở giết mổ sau khi giết mổ theo hướng dẫn của cơ quan thú y quy định tại QCVN 01-
150.

1.3. Quy trình giết mổ


Bước 1 : Tiếp nhận heo hơi
- Heo hơi vận chuyển đến VISSAN có đầy đủ các loại chứng từ hợp pháp liên quan đến
chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của lô hàng để cán bộ thú y kiểm tra bao gồm:
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ngoài địa bàn cấp tỉnh, có kèm dấu
đóng tại trạm phúc kiểm;
+ Vòng niêm phong phương tiện vận chuyên và vòng truy xuất nguồn gốc heo khớp với
thông tin trên giấy kiểm dịch.
- Nguồn heo không sử dụng các chất kích thích tăng trưởng như Clenbuterol, Salbutamol,
Ractopamin, không tồn dư kháng sinh hoặc sử dụng các chất khác thuộc danh mục cấm
sử dụng do cơ quan Thú y quy định, Heo hơi không có dấu hiệu lâm sàng của các bệnh
truyền nhiễm như: FMD, PRRS, đóng dấu son, dịch tả,.... hay các bệnh ngoài da.
- Thời gian lưu chuồng: cho đến khi nào heo khỏe.

Hình 1 : Heo sau khi được vận chuyển đến cơ sở giết mổ được cho lưu chuồng và nghỉ
ngơi.
Bước 2 : Cân, tồn trữ
Bước 3 :Xuất hạ thịt
Heo được lùa lên khu vực giết mổ bằng thang máy theo từng nguồn để truy xuất nguồn
gốc. (tối đa 20 con/lần) Không được đánh đập, dồn ép gây stress cho heo trước khi giết
mổ.

Hình 2 : khu vực để heo di chuyển đến thang máy.


Bước 4 : Gây ngất
Đưa heo vào phòng kẹp điện nhẹ nhàng, tránh gây hoảng hốt. Vị trí kẹp điện ở góc mang
tai.
Bước 5 : Thọc huyết
Dao thọc huyết được khử trùng bằng cách nhúng dao vào các ống nước có nhiệt độ > 82
°C giữa các lần thọc huyết.
Bước 6 : Trụng nước nóng
Heo được đưa xuống bồn trụng nước nóng (60-62)C
Thời gian trụng: 4 - 7 phút / con.
Số lượng heo tối đa trong bồn trụng: 18 – 20 con.
Bước 7 : Đánh lông
Sau khi được trụng nước nóng heo được đưa vào máy đánh lông. Tối đa 2 con/lần Thời
gian đánh lông: 45 – 50 giây/con.
Bước 8 : Cắt đầu
Công nhân dùng dao cắt đúng vị trí khớp cổ và tách đầu heo khỏi thân heo.
Bước 9 : Lấy nội tạng
Lòng đỏ và lòng trắng sẽ được tách ra khỏi thân heo.
Bước 10 : Cưa đôi mảnh
Dùng máy cưa thân heo thành hai mảnh sao cho giữa xương cột sống lưng.
Bước 11 : Cán bộ thú y kiểm tra, đóng dấu, quét vòng truy xuất
Phần thân thịt sau khi kiểm tra nếu không có khuyết tật vệ sinh thú y sẽ được cán bộ thú y
đóng mộc K.S.G.M ở phần vai, bụng và đùi của mảnh heo.
Bước 12 : Loại tủy
Bước 13 : Đo TMP
Bước 14 : Bảo quản lạnh
Sau khi giết mổ các mảnh heo được vẩn chuyển ngay đến các phòng làm lạnh heo để tiếp
tục bảo quản.
1.4. Đánh giá chung
➢ Cách bố trí các khu vực trong cơ sở giết mổ
- Vị trí khu vực giết mổ
+ Nơi lưu trữ thú và khu vực giết mổ cách xa nhau, có khu vực riêng để heo di chuyển từ
nơi lưu chuồng đến thang máy và sau đó sẽ được vận chuyển đến khu vực giết mổ.
+ Được chia làm 2 tầng :
• Phía dưới là nơi xử lý lòng trắng
• Phía trên là nơi giết mổ, phân loại thịt và tách lòng đỏ
- Vị trí khu vực lưu trữ heo
Được chia thành từng khu riêng biệt (khu vực cách ly heo bệnh, heo nái đang mang thai,
khu vực cho heo nghỉ ngơi sau khi được vận chuyển,...).
➢ Vệ sinh tại cơ sở
- Khu vực lưu trữ heo : vệ sinh, thông thoáng, được chia thành nhiều khu vực từ đó dễ
quản lý và dễ dàng kiểm tra được tình trạng sức khỏe heo.
- Khu vực giết mổ :
+ Trước khi vào khu vực giết mổ phải mặc đồ bảo hộ theo đúng quy định và sau đó đi
qua bể nước khử trùng.
+ Bên trong khu vực giết mổ được chia thành nhiều dây chuyền. Sử dụng dây chuyền treo
hiện đại, sạch sẽ.
+ Nhân viên được trang bị đồng phụ và đồ bảo hộ.
+ Ánh sáng trong khu vực giết mổ phù hợp
➢ Khu vực phục vụ người lao động
Có nhà ăn cho nhân viên, khu vực ăn uống thoải mái, sạch sẽ.
2. Cơ sở giết mổ gia cầm An Nhơn
2.1. Tổng quan
Trung tâm Giết mổ gia cầm An Nhơn (Trung tâm An Nhơn) chính thức hoạt động từ năm
2004 theo chủ trương giết mổ gia súc, gia cầm tập trung của UBND TP.HCM. Theo Đề án
bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, Trung tâm An Nhơn có công suất giết mổ từ 35.000
– 40.000 con gia cầm/ ngày.
2.2. Quy trình kiểm dịch
Quy trình kiểm soát giết mổ các loại gia cầm nuôi theo Điều 7 và Điều 8 Thông tư
09/2016/TT-BNNPTNT (sửa đổi tại Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT) như sau:
• Kiểm tra trước giết mổ các loại gia cầm nuôi:
- Thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b, d khoản 3, khoản 4 và khoản 5
Điều 5 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT (sửa đổi tại Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT).
- Việc kiểm tra lâm sàng tình trạng sức khoẻ của gia cầm thực hiện tại nơi có đủ ánh sáng
và khi được treo lên dây chuyền giết mổ (đối với cơ sở giết mổ công nghiệp và bán công
nghiệp) nhằm phát hiện gia cầm quá yếu, còi cọc hoặc gia cầm có biểu hiện mắc bệnh
truyền nhiễm để có các biện pháp xử lý thích hợp.
- Sau khi kiểm tra lâm sàng, gia cầm khoẻ mạnh phải sớm được đưa vào giết mổ.
• Kiểm tra sau giết mổ các loại gia cầm nuôi:
- Khám thân thịt và phủ tạng: Quy trình kiểm tra theo hướng dẫn cụ thể tại mục 6 của
Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT.
- Việc kiểm tra sau giết mổ thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều
6 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT (sửa đổi tại Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT); thân
thịt và phủ tạng của từng con gia cầm phải được để cùng nhau, tránh nhầm lẫn.
2.3. Quy trình giết mổ gia cầm:
Bước 1 : Nguyên liệu
- Một số được nuôi tại cơ sở và một số được tiếp nhận từ các hệ thống gia công. Gà nhập
về có giấy chứng nhận của thú y về nguồn gốc xuất xứ và tình trạng sức khỏe đủ điều
kiện giết mổ.
- Tập trung gà tại khu tập kết gà sống.
- Sau khi gà được đưa xuống khỏi xe vận chuyển sẽ tiến hành tắm gà.
- Chuyển các lồng chứa gà nguyên liệu lên băng tải con lăn
- Băng tải con lăn chuyển lồng gà trên vị trí treo gà.
- Móc 2 chân sau của gà lên dàn treo tự động (sau khi lấy hết gà trong lồng, băng tải sẽ
chuyển các lồng chứa qua khu rửa lồng tự động)
Bước 2 : Gây choáng
- Gây mê Gà từ các lồng chứa được công nhân treo lên dây chuyền giết mổ. Chiều cao
của dàn treo là 1.5m, dây chuyền được làm bằng thép không rỉ. Gà sau khi được treo lên
chạy qua bồn gây mê, ở đây có dòng điện vừa đủ để gây mê gà (gây mê bằng xung điện).
- Tiến hành thực hiện công đoạn cắt tiết sau khi gà đã được gây mê.
- Máng hứng tiết gà được bố trí bên dưới để thu gom tiết.
Bước 3 : Cắt tiết
- Tiến hành thực hiện công đoạn cắt tiết sau khi gà đã được gây mê.
- Gà sẽ được đưa vào máy cắt tiết.
- Mục đích: cho tiết trong gà chảy hết ra ngoài để thịt có màu sáng không đọng máu trong
thịt.
- Bồn hứng huyết Làm bằng thép không rỉ
Bước 4 : Lột lông
- Gà được chuyển sang hệ thống bồn nhúng (Nước trong bồn nhúng được làm nóng bằng
điện trở, có đồng hồ đo điều chỉnh nhiệt độ tự động, bên trong bồn có hệ thống sục khí để
đảo đều nước và giúp nước ngấm đều và các lỗ chân lông của gà)
- Nhúng nước nóng (trụng) Gà sau khi cắt tiết di chuyển trên dây chuyền cho tiết chảy ra
hết sau đó đi vào bồn trụng nước nóng. Nhiệt độ nước trụng ở đây khoảng 65- 68 độ C ,
nhiệt độ này không quá cao cũng không thấp đủ để tuốt lông được mà không bị rách da
khi qua máy tuốt lông.
- Máy làm sạch lông (tuốt lông) Công đoạn này được thực hiện tự động bằng máy, sau
khi gà chạy qua máy tuốt lông thì gà đã được làm sạch.
- Gà được chuyển sang máy đánh lông (máy đánh lông dạng đĩa, gắn liền với các núm
cao su dẻo, đạt tiêu chuẩn để làm sạch lông gà)
Bước 5 : Tuốt da chân và móc lòng
- Tuốt da chân và móc diều (gà được cắt dưới cổ và phía trên phần ức để lấy diều, Vì đây
là nơi chứa thức ăn của gà nên có rất nhiều vi khuẩn, phần này được lấy sạch để vi sinh
vật không nhiễm vào thịt)
- Móc lòng (Trước khi móc lòng công nhân rạch dưới bụng gà 1 đường khoảng 6-7cm từ
hậu môn xuống. Lòng được lấy ra phải đảm bảo còn nguyên vẹn không bị vỡ và sót lại
tránh sự vấy nhiễm vi sinh vật từ bộ phận tiêu hóa của gà)
Bước 6 : Rửa sạch gà
- Sau khi được tuốt da chân và móc lòng gà sẽ được di chuyển đến bồn rửa gà (Tại đây gà
được phun nước rửa sạch, nhất là phần bụng gà).
Bước 7 : Làm khô
- Sau khi rửa sạch gà sẽ được chuyển đến bồn khử trùng và làm lạnh (gà rơi xuống bồn
thông qua bẩy hạ gà tự động). Trong bồn này, gà được đảo đều và chuyển sang máy làm
ráo thông qua hệ thống trục vít cánh xoắn trong bồn và máng trượt.
- Sau đó gà sẽ được làm ráo.
- Sau khi được làm ráo hoàn toàn, gà được chuyển sang các khay chứa để chuyển vào kho
mát hoặc đi giao thịt nóng.
- Trường hợp gà được chuyển vào kho mát từ 0-40C trong thời gian từ 16-24h để đảm
bảo qui trình chín sinh hóa.
- Sau đó gà được chuyển qua Phòng pha lóc thành phẩm và đóng gói, hút chân không
(trong quá trình pha lóc, nhiệt độ tâm thịt phải được duy trì ≤70C, nhiệt độ trong phòng
pha lóc và đóng gói luôn được duy trì ≤120C).
2.4. Đánh giá chung
➢ Cách bố trí khu vực trong cơ sở giết mổ
Khu vực lưu trữ và khu vực giết mổ nằm cạnh nhau.
➢ Vệ sinh tại cơ sở
- Khu vực giết mổ
+ Không có khu vực khử trùng.
+ Đường vào khu vực giết mổ nhỏ, ẩm ướt.
+ Hệ thống thoát nước kém.
+ Máy cắt tiết không được vệ sinh sạch sẽ, máu động lại trên thành.
+ Nền sàn dơ, có rác.
+ Có mùi hôi.
+ Xung quanh khu vực giết mổ ẩm ướt, có nhiều vũng máu.
- Khu vực lưu trữ
+ Lồng đựng gà xếp chồng lên nhau.
+ Gà được tắm khi vừa được vận chuyển khỏi xe nên khu vực lưu trữ khá ẩm ướt.
➢ Khu vực phụ vụ người lao động
- Không có.
- Đa số nhân viên sẽ tập trung ở gần khu vực giết mổ để nghỉ ngơi.
3. Cơ sở giết mổ Xuân Thới Thượng
Cơ sở giết mổ Xuân Thới Thượng thuộc Công ty CP Chế biến thực phẩm Hóc Môn với
dây chuyền giết mổ công nghiệp Nhà máy có quy mô công suất giết mổ lớn, cung cấp
lượng sản phẩm lớn đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
Địa điểm tham quan : Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.1. Quy trình kiểm dịch
- Cán bộ Thú y sẽ kiểm tra hồ sơ hành chính khi nhập gia súc vào lò.
- Trước khi giết mổ, các gia súc được cho nghỉ ngơi để hồi phục.
- Thanh tra an toàn thực phẩm sẽ kiểm tra nhằm đảm bảo heo khỏe mạnh, có thể cung
cấp thịt đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của con người.
- Sau khi được cưa làm đôi trong quá trình giết mổ, heo được chuyển tự động qua khu
kiểm soát thú y và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Kiểm tra xem heo có dấu hiệu bệnh
tích gì hay không.
- Mảnh heo đạt tiêu chuẩn được chuyển qua kho mát, kho cấp đông hoặc được chuyển
qua line xuất nóng cho khách hàng. Mảnh heo không đạt tiêu chuẩn được chuyển qua
phòng xử lý, số thịt này có thể được chế biến làm thức ăn động vật, chế phẩm y tế hoặc
bị đem đi tiêu hủy.
3.2. Quy trình giết mổ
- Bước 1: Heo được tắm sạch tại chuồng nhốt trước khi mổ.
- Bước 2: Đưa heo lên khu vực gây ngất bằng thang máy.
- Bước 3: Chỉ vài giây sau khi con vật được đưa vào khu vực gây ngất, người ta dùng
thiết bị truyền điện phóng thẳng vào não của heo.
- Bước 4: Sau khi gây ngất, heo được đưa xuống băng chuyền tự động để lấy tiết trên
băng truyền, tiết heo được hứng bằng một máng hứng tiết đặt bên cạnh băng.
- Bước 5: Sau khi lấy tiết, dây chuyền tự động chuyển heo vào bồn nước nóng để trụng.
- Bước 6: Sau đó heo được chuyển vào máy đánh lông và sau đó chuyển ra khu vực rửa
sạch,
- Bước 7: Heo được móc vào chân sau và băng chuyền treo. Đưa heo đi đến khu vực rửa
trước khi mổ nội tạng.
- Bước 8: Sau đó heo được đưa lên dàn dẫn truyền. Trên dàn dẫn truyền heo được cắt đầu,
mổ lấy lòng. Sau đó chẻ heo làm đôi, thịt heo được di chuyển về phía sau nhờ cơ cấu
chuyên dùng.
- Bước 9: Sau khi được cưa làm đôi, heo được chuyển tự động qua khu kiểm soát thú y và
kiểm soát chất lượng sản phẩm
- Bước 10: Thịt heo được chuyển xuống bàn pha lọc thông qua động cơ hoặc chuyển trực
tiếp qua xe đông lạnh để đi giao cho khách hàng.
3.3. Đánh giá chung
➢ Cách bố trí trong khu vực giết mổ
Khu vực giết mổ và khu vực lưu trữ nằm cách xa nhau.
➢ Vệ sinh tại cơ sở giết mổ
Khu vực giết mổ sạch sẽ.
➢ Khu vực phục vụ người lao động
Có nhà ăn cho nhân viên. Thoải mái, sạch sẽ.

HẾT

You might also like