You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ HKI

Câu 1: Thế nào là đất phèn? Trình bày các biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất phèn.
Đất phèn là loại đất được hình thành ở vùng đồng bằng ven biển có nhiều axit sunfuric.
Biện pháp cải tạo:
+ Rửa phèn, rửa mặn, hạ thấp mạch nước ngâm bằng cách xây dựng kênh tưới, tiêu nước.
+ Khử chua, loại bỏ các cation Al3+ bẳng cách bón vôi.
+ Tăng độ phì nhiêu bằng bón phân.
+ Hòa tan chất phèn hoặc làm phèn lắng xuống bằng cách lên luống.
+ Rửa phèn bằng nước mưa, nước tưới sau quá trình chua hóa diễn ra.
Sử dụng đất phèn:
+ Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, người ta, dùng đất phèn để trồng lúa. Nhân dân tại đây phối hợp nhiều
phương pháp như: cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
+ Trồng cây chịu phèn
Câu 2: Thế nào là đất mặn? Trình bày các biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất mặn.
Đất mặn là loại đất có chứa nhiều cation natri hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong dung dịch đất.
Biện pháp cải tạo:
+ Biện pháp thuỷ lợi: Đắp đê ngăn nước biển, xây dựng hệ thống mương máng tưới, tiêu hợp lý nhằm ngăn
nước biển tràn vào; tạo điều kiện thuận lợi cho việc rửa mặn
+ Biện pháp bón vôi: Bón vôi có tác dụng đẩy ion Na+ ra khỏi bề mặt keo đất, sau đó tiến hành tháo nước
vào ruộng để rửa mặn, sau 1 thời gian cần bổ sung chất hữu cơ cho đất sau khi bón vôi
+ Trồng cây chịu mặn: Làm giảm bớt Na trong đất sau đó sẽ trồng các cây trồng khác
Sử dụng đất mặn
+ Đất mặn sau khi được cải tạo có thể sử dụng để trồng lúa (lúa đặc sản), cói
+ Nuôi trồng thuỷ sản
+ Vùng đất mặn ngoài đê: trồng rừng để giữ đất và bảo vệ môi trường
Câu 3: Phân biệt phương pháp chọn lọc hỗn hợp và chọn lọc cá thể.

Phương
Chọn lọc cá thể Chọn lọc hàng loạt
pháp

Thường áp dụng cho cây tự thụ phấn, cây Thường áp dụng cho cây nhân giống vô tính, cây tự
Đối tượng
nhân giống vô tính thụ phấn, cây giao phấn
Số lượng
Chọn ngay số lượng cá thể lớn Bé
giống

Chọn kiểu hình nên năng suất không ổn


Năng suất Chọn kiểu gen nên năng suất được ổn định
định.

Cách chọn
Phải chọn lặp đi lặp lại nhiều lần Có thể chỉ chọn một lần đã có giống tốt thuần chủng
loc

Tạo ra sự khác biệt rõ theo mục tiêu chọn


Ưu điểm . Nhanh đạt được mục tiêu chọn giống và dễ thực hiện
giống

Nhược điểm Tốn nhiều thời gian và diện tích đất. Không tạo ra nhiều sự khác biệt so với giống gốc

Câu 4: Phân biệt 3 biện pháp tạo giống cây trồng (đột biến gen, đa bội thể, chuyển gen)
Phương pháp Đột biến gen Đa bội thể Chuyển gen
Khái niệm Dùng tác nhân tác động làm Là những loại cây trồng trong Là sử dụng kĩ thuật kết hợp
thay đổi cấu trúc hóa học của tế bào sinh dưỡng có số lượng một gen hay một số gen của
DNA trong tế bào của lá, hạt, nhiễm sắc thể tăng theo bội số loài này vào gen của loài khác
mô gây ra đột biến gen, kết hợp nguyên lần của bộ nhiễm sắc bằng cách chuyển DAN tái tổ
với chọn lọc để tạo ra giống thể đơn bội. hợp vào công cụ chuyển gen
mang các tính trạng đột biến có và đưa đến tế bào
tính bền vững và có thể di
truyền cho các đời sau.
Ưu điểm Tạo nguồn biến dị phong phú + Năng suất cao Phương pháp này giúp nhanh
và nhanh tạo ra giống mới. chóng đạt được mục đích
+ Sức sống cao chọn giống

+ Tính thích ứng rộng

+ Khả năng chống chịu cao với


điều kiện bất lợi
Nhược điểm Tỉ lệ biến dị có lợi thấp Tỷ lệ các giống không có khả Cần kĩ thuật cao và thiết bị
(Khoảng 1/10000) năng sinh sản cao → khó nhân phức tạp để thực hiện.
giống hữu tính.
Đối tượng áp Tự nghiên cứu Tự nghiên cứu Tự nghiên cứu
dụng

Câu 5: Thế nào là khả năng hấp phụ của đất? Phản ứng của dung dịch đất là gì?
Khả năng giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ như hạt limon, hạt sét... hạn chế sự rửa trôi dưới tác
động của nước mưa, nước tưới gọi là khả năng hấp phụ của đất.
Phản ứng của dung dịch đất chỉ tính chua, kiềm hoặc trung tính của đất .Phản ứng của dung dịch đất do nồng độ
H + và OH – quyết định hành động .pH càng nhỏ, độ chua càng lớn.
Nếu nồng độ ion [ H +] = [ OH – ] thì pH = 7, đất có phản ứng trung tính .nếu [ H + ] > [ OH – ] thì pH < 7 thì
đất có phản ứng chua nếu [ H + ] < [ OH - ] thì pH > 7 thì đất có phản ứng kiềm
Câu 6:
a) Hãy phân biệt giữa chọn giống vào tạo giống.
- Chọn giống: chọn lọc, tuyển lựa những cây trồng đã có hoặc mới tạo ra theo hướng đem lại lợi ích cho con
người.
- Tạo giống: hình thành giống mới từ những nguồn vật liệu đã có qua việc thay đổi vật chất di truyền trong tế
bào.
b) Vì sao cần so sánh giống chọn lọc với giống gốc và giống đối chứng?
Cần so sánh giống chọn lọc với giống gốc và giống đối chứng để đạt mục tiêu chọn giống: Nếu giống chọn lọc
có đặc điểm vượt trội hơn giống gốc; bằng hoặc vượt trội hơn giống đối chứng thì có thể đưa vào sản xuất đại
trà.
Câu 7:
a) Hiện nay, ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống chuối là phương pháp hiệu quả nhất. Vì sao?
Ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống chuối là phương pháp hiệu quả nhất vì phương pháp này áp
dụng cho cây cần tạo cây giống sạch bệnh hoặc khả năng nhân giống bằng phương pháp khác kém hiệu quả.
b) Giống đối chứng là gì? Vì sao khi chọn giống phải so sánh với giống đối chứng?
- Giống đối chứng: Là các giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm, có nhiều tính trạng tương tự nhất với
giống khảo nghiệm
- Khi chọn giống phải so sánh với giống đối chứng để xác định giống mới có tính ưu điểm gì, so sánh toàn diện
về các chỉ tiêu: sinh trưởng, năng suất, chất lượng nông sản, tính chống chịu.
Câu 8: Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích:
a) Trên một bao bì của 1 loại phân hỗn hợp NPK có chỉ số 8 - 8 – 4 nghĩa là gì?
b) Nếu muốn bón cho cây trồng 36kg N, 36kg P2O5, 16kg K2O thì cần sử dụng bao nhiêu kg phân NPK
này? Giải thích.
c) Thế nào là bón lót? Thế nào là bón thúc?
d) Vì sao bón phân cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: “Đúng loại, đúng liều, đúng lúc, đúng cách”?
e) Hãy lựa chọn phương pháp nhân giống thích hợp cho một số loại cây: bưởi, hoa hồng, cà chua, hoa
phong lan, cà phê, ngô. Giải thích vì sao lựa chọn phương pháp đó.
f) Theo em, những loại giá thể nào là phù hợp để trồng rau, hoa, cây cảnh tại gia đình? Vì sao?

You might also like