You are on page 1of 2

Đối với ngành giáo dục và giảng dạy như ngày nay, sách giáo khoa là một

công cụ quan trọng không thể +thiếu trong quá trình học tập của học sinh. Nhưng
dạo gần đây, thay vì nâng niu, gìn giữ sách cẩn thận không bị nhàu nát thì các bạn
học sinh lại viết, vẽ bậy vào sách giáo khoa chỉ để giải trí. Nhưng khi bị giáo viên
nhắc nhở, họ lại chống chế bằng câu nói "Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua,
nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó". Theo tôi, câu nói đó bộc lộ một ý kiến sai
lệch, không tài nào chấp nhận được.

Trước hết, muốn nhận thấy ý kiến sai lệch của câu nói trên, học sinh cần
hiểu sự quan trọng của sách đã mang lại cho chúng ta như thế nào.

Sách giáo khoa là tài liệu quý giá hỗ trợ giáo viên và học sinh lập kế hoạch
dạy học, giới thiệu nội dung, cung cấp hệ thống hoạt động, bài tập, hỗ trợ, hướng
dẫn giáo viên đạt được mục tiêu môn học. Không chỉ đơn thuần là một cuốn sách,
sách giáo khoa còn được ví như một “người bạn” luôn mang đến cho chúng ta
những bài học hay và bổ ích. Nhưng một số học sinh ngày nay lại đang vẽ bậy, làm
mất đi cái hay, sự ý nghĩa của “người bạn” ấy. Với tình trang hiện nay, không khó
khi bắt gặp một quyển sách khi mở ra chỉ gồm những hình thù kì lạ với những câu
từ vô nghĩa.

Việc vẽ bậy lên sách giáo khoa không chỉ là hành động không đúng đắn, mà
còn thể hiện sự thiếu ý thức chung về giá trị sách giáo khoa: Sách giáo khoa là
một nguồn tài liệu học tập quý giá được bố mẹ đầu tư tiền bạc để cung cấp cho con
em mình. Việc vẽ, viết bậy vào sách giáo khoa là việc không đánh giá đúng giá trị
của tài liệu này, và không đối xử đúng mực với công sức và tiền bạc mà bố mẹ đã
bỏ ra.

Khi mở sách ra, thay vì tiếp thu được những thông tin hữu ích trong sách,
chúng ta lại thấy những hình thù, màu sắc kỳ quái trên những trang sách. Việc này
gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập, làm mất đi tính nghiêm túc trong
học tập, giảm hiệu quả của sách giáo khoa, và ảnh hưởng đến khả năng nắm vững
kiến thức của học sinh. Điển hình như bạn Hoàng Long (lớp 7, Đà Nẵng), việc vẽ
bậy lên sách giáo khoa được bạn chú tâm hơn cả thay vì lắng nghe giáo viên giảng
bài. Hậu quả cho hành động sai trái đó là bạn luôn mất tập trung trong giờ học,
không tiếp thu được kiến thức trên lớp.
Hơn nữa, các trang sách được làm từ cây xanh. Mà cây xanh cung cấp khí
oxygen và thanh lọc giúp không khí trở nên trong sạch hơn. Mỗi năm, nhà sản xuất
phải đốn hàng trăm cây xanh để sản xuất ra đủ số lượng sách vở cho các bạn học
sinh. Nếu chúng ta không tiết kiệm sách vở, chúng ta sẽ lãng phí lượng lớn cây
xanh và gây ra hậu quả ô nhiễm môi trường trên toàn cầu.

Có một câu hỏi cần được trả lời: Việc đánh dấu trên những trang sách có gọi
là vẽ bậy, nhằm bôi xấu đi những thông tin trong sách không ? Quả thật, khi đọc
một trang sách, một số người có thói quen gạch chân hay đánh dấu những thông tin
cần ghi nhớ. Nhưng việc này giúp dễ dàng tiếp thu, ghi nhớ những kiến thức mới
và không được gọi là viết, vẽ bậy trên những trang sách.

Càng suy nghĩ, tôi càng thấy câu nói "Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua,
nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó" mang ý nghĩa hết sức sai lầm, cần phải loại
bỏ. Thay vì dành thời gian vẽ bậy sách giáo khoa, chúng ta nên tập trung vào tiết
học và nên tôn trọng công sức của tác giả và nhà xuất bản vì sách giáo khoa là kết
quả của công sức và nỗ lực của các tác giả, biên soạn viên, và nhà xuất bản. Việc
vẽ, viết bậy vào sách giáo khoa là việc không tôn trọng công sức của những người
đã đầu tư thời gian và năng lượng để tạo ra sách giáo khoa này. Thế nên, hãy cùng
chung tay tuyên truyền bảo vệ sách giáo khoa và hãy coi sách giáo khoa như những
người bạn luyên giúp đỡ chúng ta tiến bộ hơn từng ngày.

You might also like