You are on page 1of 15

NỘI DUNG CHÍNH ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 10 (SGK CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)

Chương 1: Lịch sử và sử học (10 câu)

- Ví dụ phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

- Học tập và khám phá lịch sử suốt đời.

- Sử học với di sản văn hóa và phát triển du lịch.

Chương 2: Các thành tựu tiêu biểu của nền văn minh: Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ, Hy
Lạp - La Mã, Phục hưng (15 câu)

Chương 3: Các cuộc cách mạng công nghiệp (15 câu)

- Thành tựu tiêu biểu của các cuộc cách mạng công nghiệp 1,2,3,4

- Ý nghĩa và tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp 1,2,3,4

1
Chương 1: Lịch sử và sử học
Câu 1. Nhận định nào sau đây về nhân vật Lý Công Uẩn là hiện thực lịch sử?
A. Lý Công Uẩn là vị vua sáng lập nhà Lý, ông trị vì từ năm 1009 – 1028.

B. Lý Công Uẩn là một vị vua thông minh, nhân ái, có chí lớn.

C. Lý Công Uẩn là vị vua sùng bái đạo Phật và cho xây dựng nhiều ngôi chùa.

D. Lý Công Uẩn là vị vua anh minh, mở ra triều đại chói lọi trong lịch sử nước ta.

Câu 2. Con người nhận thức hiện thực lịch sử bằng cách nào?
A. Tìm kiếm sử liệu, dùng những phương pháp và cách tiếp cận phù hợp.

B. Sử dụng thành tựu công nghệ mô phỏng lại quá khứ.

C. Tái hiện sự kiện lịch sử trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu.

D. Tái hiện sự kiện lịch sử bằng phim ảnh hoặc các phương tiện phù hợp.

Câu 3. Nhận định nào sau đây về Bức tường Berlin là hiện thực lịch sử?
A. Bức tường Berlin tồn tại từ năm 1961 đến năm 1989.

B. Bức tường Berlin là nỗi thống khổ của người dân Đông Đức trong thời Chiến tranh lạnh.

C. Bức tường Berlin là biểu tượng của Chiến tranh lạnh.

D. Bức tường Berlin là tường thành bảo vệ chống phát xít.

Câu 4. Chọn tập hợp đúng nhất để trả lời câu hỏi Lịch sử là gì?
A. Quá khứ; con người; được lưu dấu lại.

B. Quá khứ, Trái đất, Công nghệ

C. Con người; tiến hóa, được lưu dấu lại.

D. Quá khứ, vũ trụ, hành tinh

Câu 5. Nhận định nào sau đây về trận Rạch Gầm – Xoài Mút (1785) là hiện thực lịch sử?
A. Là trận chiến giữa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy với 5 vạn quân Xiêm xâm lược.

B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút đã đưa tên tuổi của Nguyễn Huệ trở thành anh hùng dân tộc.

C. Đây là trận chiến quyết định để Nguyễn Huệ hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.

D. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của phong trào nông dân Tây
Sơn.

2
Câu 6. Thời gian hiện nay được thế giới sử dụng phổ biến dựa trên loại lịch nào?
A. Lịch Gregory B. Lịch Maya C. Lịch Berber D. Lịch
Assyria

Câu 7. Nội dung nào phản ánh đúng về hiện thực lịch sử?
A. Tồn tại khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người.

B. Vừa mang tính khách quan, vừa mang ý muốn chủ quan.

C. Có thể thay đổi được.

D. Thể hiện những hiểu biết của con người về quá khứ.

Câu 8. Sử học hiện đại là môn khoa học mang tính


A. Liên ngành B. Đa ngành C. Độc lập D. Độc
ngành

Câu 9. Nhận định nào sau đây về Julius Caesar là hiện thực lịch sử?
A. Julius Caesar (100 TCN - 44 TCN), là một vị tướng và chính khách La Mã.

B. Julius Caesar (100 TCN - 44 TCN), là một người độc tài.

C. Julius Caesar (100 TCN - 44 TCN), là “cha đẻ” của nhiều học thuyết quân sự.

D. Julius Caesar (100 TCN - 44 TCN), là nhà hùng biện tài năng.

Câu 10. Nội dung nào phản ánh đúng về nhận thức lịch sử?
A. Thể hiện những hiểu biết của con người về quá khứ.

B. Không bao gồm các hoạt động ghi chép, nghiên cứu, trình bày,...

C. Hiện thực lịch sử không thay đổi theo thời gian.

D. Tồn tại khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người.

Câu 11. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản là hoạt động
A. Lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa các giá trị của di sản.

B. Tìm kiếm, lưu giữ và bảo vệ các giá trị di sản.

C. Quy hoach, lưu giữ và bảo vệ các di sản.

D. Phát triển và lan tỏa các giá trị di sản.

Câu 12. Nhận định nào sau đây về Cách mạng tháng Mười Nga (1917) là nhận thức lịch sử?

3
A. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi là do đường lối đấu tranh và sách lược đúng đắn của
Lênin.

B. Để chuẩn bị cho cách mạng, đầu tháng 10/1917, Lenin đã bí mật từ Phần Lan bí mật trở về
nước trực tiếp lãnh đạo.

C. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ vào ngày 24 tháng 10 năm 1917 (theo lịch Julius).

D. Sau Cách mạng tháng Mười Nga, chính quyền Xô viết thông qua Sắc lệnh hòa bình và Sắc
lệnh ruộng đất.

Câu 13. Chức năng nào của sử học giúp con người tìm hiểu các quy luật phát triển của xã hội
loài người trong quá khứ, từ đó nhận thức hiện tại và dự đoán được tương lai?
A. Chức năng xã hội. B. Chức năng thu thập thông tin.

C. Chức năng giáo dục. D. Chức năng khoa học.

Câu 14. Nhận thức lịch sử có đặc điểm gì?


A. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử.

B. Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử.

C. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử.

D. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử.

Câu 15. Di sản nào dưới đây đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt Nam
A. Phố cổ Hội An (Quảng Nam)

B. Dinh Độc lập (Thành phố Hồ Chí Minh)

C. Đền Hùng (Phú Thọ)

D. Sa Pa (Lào Cai)

Câu 16. Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là gì?
A. Phải đảm bảo giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, vì sự phát triển bền vững.

B. Đáp ứng yêu cầu quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam.

C. Phải đảm bảo giá trị thẩm mĩ của di sản.

D. Phải phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 17. Nội dung nào dưới đây KHÔNG phải là đối tượng nghiên cứu của sử học?
A. Các anh hùng trong vũ trụ Marvel.

4
B. Quá khứ của một quốc gia hoặc của một khu vực trên thế giới.

C. Quá khứ của một cá nhân hoặc một nhóm, một cộng đồng người.

D. Quá khứ của toàn thể nhân loại.

Câu 18. Chọn tập hợp thể hiện đúng trình tự quy trình xử lý tư liệu trong lịch sử.
A. Xác định vấn đề - Sưu tầm tư liệu - Chọn lọc, phân loại - Đánh giá tư liệu.

B. Chọn lọc, phân loại - Đánh giá tư liệu- Sưu tầm tư liệu – Xác định vấn đề.

C. Đánh giá tư liệu - Xác định vấn đề - Chọn lọc, phân loại - Sưu tầm tư liệu.

D. Sưu tầm tư liệu - Chọn lọc, phân loại - Xác định vấn đề - Đánh giá tư liệu.

Câu 19. Nhận định nào sau đây về James Watt là nhận thức lịch sử?
A. Ông là nhà phát minh có tác động to lớn đến cuộc cách mạng công nghiệp thế XVIII

B. Ông đã chế tạo thành công máy hơi nước năm 1784.

C. Ông là nhà phát minh và là một kỹ sư người Scotland.

D. Ông là người đưa ra khái niệm Mã lực, đơn vị Watt được đặt theo tên ông.

Câu 20. Nhận định nào sau đây về nhân vật Abraham Lincoln là nhận thức lịch sử?
A. Abraham Lincoln là Tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ vì ông đã xóa bỏ được chế độ nô
lệ.

B. Abraham Lincoln là Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ từ năm 1861 cho đến khi ông bị ám sát
vào năm 1865.

C. Abraham Lincoln sinh ngày 12 tháng 2 năm 1809, là con thứ hai của Thomas Lincoln và
Nancy Lincoln.

D. Abraham Lincoln bị ám sát khi đang xem vở kịch Our American Cousin ở Nhà hát Ford
vào năm 1865.

5
Chương 2: Các nền văn minh thế giới cổ - trung đại
Câu 1. Trường phái triết học nào của Hy Lạp cổ đại có ảnh hưởng đến sự ra đời của Kitô giáo
A. Triết học khắc kỷ B. Triết học nhị nguyên

C. Triết học duy tâm D. Triết học duy vật

Câu 2. Dân tộc đầu tiên đưa ra quan điểm về thuyết luân hồi là
A. Ấn Độ B. Lưỡng Hà C. Trung Hoa D. Ai Cập

Câu 3. Chữ “giáp cốt” là loại chữ được


A. khắc trên mai rùa, xương thú. B. viết trên các thẻ tre, trúc.

C. viết trên da cừu. D. khắc trên chuông, đỉnh đồng.

Câu 4. Chủ nghĩa tư tưởng của văn học thời kì Phục hưng là
A. Chủ nghĩa nhân văn B. Chủ nghĩa kinh viện

C. Triết học khắc kỷ D. Triết học duy vật

Câu 5. Tác phẩm văn học được coi là cuốn bách khoa toàn thư về đời sống văn hoá, chính trị và
xã hội Ấn Độ là
A. Sử thi Mahabharata B. Sử thi Ramayana

C. Kinh Thi D. Kịch Shakuntala

Câu 6. Thần thoại của quốc gia nào trên thế giới có gia phả của các vị thần
A. Hy Lạp. B. Trung Quốc. C. Ai Cập. D. Lưỡng
Hà.

Câu 7. Dân tộc đầu tiên phát minh ra con số KHÔNG (0) là
A. Người Ấn Độ. B. Người Ai Cập. C. Người Trung Quốc. D. Người
Lưỡng Hà.

Câu 8. Tác phẩm “Sự phán xét cuối cùng – The Last Judgement” được vẽ trên tường nhà nguyện
Sistine là tác phẩm của
A. Michelangelo B. Leonardo da Vinci C. Botticelli D. Giotto di
Bondone

Câu 9. Mastaba là kiến trúc


A. Lăng mộ buổi đầu của người Ai Cập.

B. Nhà ở của người Lưỡng Hà.

6
C. Nhà ở của người Ai Cập.

D. Lăng mộ buổi đầu của người Lưỡng Hà.

Câu 10. Logo của tổ chức UNESCO được lấy cảm hứng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào?
A. Đền Parthenon. B. Kim tự tháp Ai Cập.

C. Tượng nữ thần tự do. D. Vườn treo Babylon.

Câu 11. Chọn tập hợp đúng nhất về tên gọi các vị thần trong tôn giáo của Ai Cập cổ đại
A. Amun; Ra; Osiris; Ptah; Horus. B. Ra; Plah; Brahma, Vishnu; Shiva.

C. Brahma; Shiva; Amun; Horus; Anu. D. Iabet; Osiris; Horus; Ishtar; Anu.

Câu 12. Nhà bác học nào của Hy Lạp cổ đại đã được khắc chân dung trên Huy chương Fields –
một giải thưởng danh giá của Hiệp hội Toán học quốc tế?
A. Archimedes (Ác-si-mét). B. Euclid (Ơ-clit).

C. Platon (Pla-to). D. Pythagoras (Py-ta-go).

Câu 13. Tôn giáo nào chiếm số lượng áp đảo trong cư dân ở Ấn Độ cổ đại
A. Hindu giáo B. Phật giáo C. Jaina giáo D. Sikh giáo

Câu 14. Hãy chọn tập hợp những trường phái triết học chính của Trung Quốc
A. Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia

B. Phật gia, Nho gia, Pháp gia, Thần gia

C. Islam giáo, Mặc gia, Nho gia, Hòa hảo

D. Jaina giáo, Pháp gia, Khắc kỷ, Nho gia

Câu 15. Dân tộc biết được cấu tạo cơ thể người sớm nhất là
A. Người Ai Cập B. Người Ấn Độ C. Người Trung Hoa D. Người
Lưỡng Hà

Câu 16. Quốc gia được coi là “Cái nôi của nền Văn hóa Phục hưng” là
A. Nước Ý B. Nước Đức C. Nước Anh D. Nước
Pháp

Câu 17. Chữ chỉ âm là thành tựu của


A. Người Phoenician B. Người La Mã C. Người Ai Cập D. Người
Hy Lạp

Câu 18. Khu vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ là
7
A. Đông Nam Á B. Tây Á C. Đông Bắc Á D. Trung Á

Câu 19. Công trình kiến trúc nào sau đây của văn minh phương Đông được đánh giá là một
trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?
A. Kim tự tháp Kheops. B. Cổng Ishtar thành Babylon.

C. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng. D. Thành thị cổ Harappa.

Câu 20. Ba cây đại thụ của hội họa thời kì Phục hưng là
A. Leonardo da Vinci, Michelangelo, Raphael

B. Leonardo da Vinci, Michelangelo, Giotto di Bondone

C. Michelangelo, Raphael và Botticelli

D. Leonardo Da Vinci, Michelangelo, Botticelli

Câu 21. Người đầu tiên phát minh ra thuyết Địa tâm là
A. Ptolemy B. Aristotle C. Socrates D. Platon

Câu 22. Người Trung Hoa cổ đại xây dựng nên bộ lịch âm là do
A. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, để cày cấy đúng thời vụ

B. Do phải nộp sưu thuế đúng thời hạn

C. Do sống trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa

D. Do cần thờ cúng các vị thần

Câu 23. Đại hội thể thao nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại là
A. Olympic. B. Copa America. C. World Cup. D. Asian
Games.

Câu 24. Sự hiểu biết về y học của người Ai Cập được thể hiện qua
A. Tục ướp xác B. Sự tôn thờ thần linh

C. Sách Tử thư D. Các Kim tự tháp

Câu 25. Khải hoàn môn là thành tựu kiến trúc của người
A. La Mã. B. Lưỡng Hà. C. Hy Lạp. D. Ai Cập.

Câu 26. Tên của các tháng trong bộ lịch dương vẫn được sử dụng đến ngày nay được đặt dựa
trên
A. Tên các vị thần của Hy Lạp – La Mã cổ đại.

8
B. Tên các loài hoa.

C. Tên của các thiên thể.

D. Tên của các vị thần theo người Viking.

Câu 27. Quốc gia nào được gọi là “Tiểu thế giới”?
A. Ấn Độ B. Lưỡng Hà C. Trung Hoa D. Ai Cập

Câu 28. Người Hy Lạp được coi là “cha đẻ” của


A. Nghệ thuật hùng biện, kịch nói, sử thi.

B. Nghệ thuật múa rối, hùng biện, thơ ca.

C. Nghệ thuật kịch nói, múa rối, thơ ca.

D. Nghệ thuật thơ ca, kịch nói, hùng biện.

Câu 29. Tôn giáo xuất hiện ở Ấn Độ thời trung đại là


A. Đạo Hồi. B. Đạo Bà La Môn. C. Đạo Hindu. D. Đạo
Phật.

Câu 30. Nhận xét nào sau đây không đúng về Phong trào Văn hóa Phục hưng
A. Tuyên truyền lối sống khổ hạnh, hạnh phúc sẽ đạt được nơi Thiên Đàng

B. Đưa văn hóa thoát khỏi tôn giáo, thần học

C. Đề cao con người, coi con người là “vàng ngọc của vũ trụ”

D. Chống giáo hội, quý tộc phong kiến với những tư tưởng của nó

Câu 31. Chữ viết của đạo Phật là


A. Chữ Pali B. Chữ Sanskrit C. Chữ Brahmi D. Chữ
Latinh

Câu 32. Người Ai Cập có những khám phá về thiên văn học là do
A. Do đời sống nông nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên

B. Do tôn sùng các Pharaon

C. Do tôn thờ các vị thần

D. Do chiến tranh xảy ra liên miên

Câu 33. Chế độ đẳng cấp Varna là kết cấu giai cấp thời cổ đại đặc trưng của
A. Ấn Độ B. Trung Hoa C. Lưỡng Hà D. Ai Cập

9
Câu 34. Nền văn minh nào ở phương Đông tồn tại liên tục, lâu đời nhất và được biết đến phổ
quát nhất?
A. Nền văn minh Trung Hoa. B. Nền văn minh Lưỡng Hà.

C. Nền văn minh Ai Cập. D. Nền văn minh Hy Lạp - La Mã.

Câu 35. Chữ viết Trung Hoa được định hình theo khối chữ hình vuông ở thời kỳ
A. Nhà Tần B. Nhà Hạ C. Nhà Chu D. Nhà
Thương

10
Chương 3: Các cuộc cách mạng công nghiệp
Câu 1. Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là gì?
A. Ứng dụng năng lượng hơi nước vào sản xuất, tăng năng suất lao động.

B. Vạn vật kết nối dựa trên nền tảng kĩ thuật số, công nghệ sinh học,…

C. Ứng dụng điện năng vào sản xuất hàng loạt, dây chuyền quy mô lớn.

D. Ứng dụng điện tử, công nghệ thông tin vào tự động hóa sản xuất.

Câu 2. Lĩnh vực tiên phong trong cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
A. Công nghiệp dệt. B. Thông tin liên lạc.

C. Giao thông vận tải. D. Năng lượng

Câu 3. Hai lĩnh vực cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ hai là
A. Năng lượng và dây chuyền hóa sản xuất.

B. Điện khí hóa và thông tin liên lạc.

C. Cơ giới hóa và dây chuyền hóa sản xuất.

D. Năng lượng và điện khí hóa.

Câu 4. Một trong những tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là
A. hình thành và phát triển xu thế toàn cầu hóa.

B. chủ nghĩa tư bản độc quyền thay thế tự do cạnh tranh.

C. quá trình cướp bóc thuộc địa, ô nhiễm môi trường.

D. tạo ra các tiền đề cho cách mạng tư sản.

Câu 5. Lựa chọn tên những nhà phát minh trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai
A. Thomas Edison, Nikola Tesla, Alexander Graham Bell

B. James Hargreaves, Thomas Edison, Richard Arkwright

C. George Stephenson, James Hargreaves, James Watt.

D. Alexander Graham Bell, Thomas Edison, James Watt.

Câu 6. Phát minh mang tính quyết định cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là
A. Động cơ hơi nước của James Watt.

B. Thoi bay của John Kay.


11
C. Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước của Stephenson.

D. Máy kéo sợi Jenny của James Hargreaves.

Câu 7. Động lực chủ yếu tạo nên sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại

A. Lao động trí tuệ. B. Tự động hóa sản xuất.

C. Nguồn năng lượng mới. D. Lao động máy móc.

Câu 8. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại đem lại ý nghĩa nào dưới đây?
A. Đưa nhân loại bước sang nền văn minh thông tin.

B. Chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hóa.

C. Đưa nhân loại bước sang nền văn minh công nghiệp.

D. Khởi đầu cho quá trình công nghiệp hoá.

Câu 9. Một trong những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư?
A. Trí tuệ nhân tạo. B. Động cơ hơi nước.

C. Động cơ đốt trong D. Năng lượng nguyên tử.

Câu 10. Thành tựu nào dưới đây không phải là yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư?
A. Năng lượng hơi nước. B. Internet kết nối vạn vật.

C. Dữ liệu lớn. D. Trí tuệ nhân tạo.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác động tiêu cực của các cuộc cách mạng
công nghiệp thời kỳ hiện đại?
A. Hạn chế sự giao lưu, tiếp xúc giữa các dân tộc.

B. Tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ.

C. Gia tăng khoảng cách giàu – nghèo ở các nước.

D. Làm xói mòn bản sắc văn hóa của các cộng đồng.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ ba?
A. Kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B. Khoa học tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất.

12
C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

D. Khoa học trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật.

Câu 13. Những phát minh nổi bật trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai
A. Năng lượng điện, bóng đèn sợi đốt, điện thoại.

B. Tua bin hơi, ô tô, đầu máy chạy bằng hơi nước.

C. Máy kéo sợi Jenny, máy bay, xe hơi

D. Tàu thủy chạy bằng hơi nước, bóng đèn sợi đốt, điện thoại.

Câu 14. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ ba?
A. Internet kết nối vạn vật. B. Năng lượng Mặt Trời.

C. Phương pháp sinh sản vô tính. D. Máy tính điện tử.

Câu 15. Cách mạng công nghiệp đã đưa đến sự hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư
bản là
A. Tư sản và vô sản. B. Địa chủ và công nhân.

C. Nô lệ và nông nô. D. Quý tộc và nông dân.

Câu 16. Các quốc gia đi đầu trong cách mạng công nghiệp lần thứ hai là
A. Mỹ, Đức B. Mỹ, Nhật. C. Pháp, Mĩ . D. Đức,
Pháp,

Câu 17. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đã có tác động về văn hóa như thế nào?
A. Hình thành lối sống, tác phong công nghiệp.

B. Đưa nhân loại bước sang nền văn minh trí tuệ.

C. Làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp mới.

D. Nâng cao năng suất lao động của con người.

Câu 18. Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là
A. “Công xưởng của thế giới”.

B. “Nước đi tiên phong trong công nghiệp”.

C. “Nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới”.

D. “Nước công nghiệp hiện đại”.

13
Câu 19. Quốc gia đi tiên phong trong cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là
A. Anh B. Pháp C. Mỹ D. Đức

Câu 20. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đã có tác động như thế nào đến đời sống
kinh tế?
A. Thúc đẩy sự chuyển biến trong nông nghiệp và giao thông vận tải.

B. Khiến năng suất lao động của con người ngày càng giảm sút.

C. Chuyển nền sản xuất của nhân loại từ điện khí hóa sang tự động hóa.

D. Thu hẹp sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các quốc gia.

Câu 21. Lựa chọn tên các phát minh trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
A. Sinh sản vô tính, giải mã ADN, thuyết tương đối, tia laser.

B. Giải mã AND, thuyết tương đối, thuyết vạn vật hấp dẫn, thuyết tiến hóa.

C. Thuyết tương đối, sinh sản vô tính, vạn vật kết nối, cỗ máy IBM Watson.

D. Cỗ máy IBM Watson, sinh sản vô tính, tia laser, dữ liệu lớn.

Câu 22. Phát minh nào trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã đánh dấu sự ra đời của
ngành hàng không?
A. Máy bay. B. Tàu vũ trụ. C. Khinh khí cầu. D. Vệ tinh
nhân tạo.

Câu 23. Lựa chọn tên những nhà phát minh trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
A. George Stephenson, James Hargreaves, James Watt.

B. Alexander Graham Bell, Thomas Edison, Charles Parsons.

C. Thomas Edison, James Watt, George Stephenson.

D. James Hargreaves, Thomas Edison, Richard Arkwright.

Câu 24. Những phát minh nổi bật trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
A. Máy kéo sợi Jenny, máy kéo sợi Arkwright, động cơ hơi nước.

B. Máy kéo sợi Arkwright, bóng đèn sợi đốt, điện thoại.

C. Máy kéo sợi Jenny, máy hơi nước, máy bay.

D. Tua bin hơi nước, ô tô, đầu máy chạy bằng hơi nước.

Câu 25. Thành tựu nào của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba có ý nghĩa nâng cao sức
mạnh trí óc cũng như công nghệ?
14
A. Máy tính điện tử. B. Trí tuệ nhân tạo.

C. Internet kết nối vạn vật. D. Dữ liệu lớn.

15

You might also like