You are on page 1of 21

. Các khái niệm cơ bản .

CHƯƠNG I

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN


Đối với những lập trình viên chuyên nghiệp, đặc biệt là lập trình các hệ thống đa dạng,
phức tạp như hệ điều hành các máy tính và mạng máy tính, hành trang rất quan trọng, không
thể thiếu được đối với họ là những tri thức mang tính chất nguyên lý về quá trình thiết kế, khai
thác vận hành và ứng dụng hệ thống tin học phân tán. Có thể nói rằng hệ tin học phân tán là
một trong những lĩnh vực tri thức vừa mang tính chất cơ sở, vừa mang tính chất tiên tiến của
chuyên ngành công nghệ thông tin mà việc nắm bắt và vận dụng tốt các nguyên lý của nó sẽ
mang lại cho các hệ thống thực tiễn những hứa hẹn rất lớn về hiệu năng khai thác thiết bị trong
các ứng dụng tin học.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tốt các chương tiếp theo, các khái niệm cơ
bản của hệ tin học phân tán sẽ được trình bày.
Các kiến thức sẽ trình bày trong chương I được bắt đầu bằng những vấn đề cơ bản của quá
trình hình thành và phát triển các hệ thống tin học, mạng máy tính và hệ thống đường truyền.
Tiếp theo, hệ thống các ký hiệu, các hình thể được quy ước để tiện việc trình bày các nguyên
lý. Vấn đề cuối cùng sẽ là phương pháp sử dụng tài liệu này như thế nào cho hiệu quả nhất.
Chung quy, các thông tin được trình bày hướng vào mục tiêu nghiên cứu, phân tích, thiết kế
các hệ tin học ở phương diện nguyên lý, phương pháp kỹ thuật giải quyết các vấn đề của hệ
phân tán.
Tuy nhiên, trong khi trình bày những vấn đề nêu trên, có rất nhiều kiến thức liên quan đến
lĩnh vực cấu trúc mạng máy tính, hệ điều hành tập trung, kỹ thuật mạng và các vấn đề về
thông tin liên lạc hay viễn thông sẽ không được đề cập ở đây một cách có hệ thống. Bạn đọc
có thể tự tìm hiểu trong các tài liệu chuyên khảo.

I.1 Quá trình phát triển hệ thống tin học

I.1.1 Tổng quan về hệ tin học

Nói một cách tổng quát, hệ tin học có thể bao gồm các thành phần cơ bản như phần cứng,
hệ điều hành, các chương trình ứng dụng và người sử dụng (NSD),... và có thể được mô tả như
trong hình vẽ I-1.
1
M
... 2 ...
2 ...

1 III P
II

PhÇn
text
cøng 1
N IV
... I hÖ ®iÒu hµnh 2
...
2
... Q
1
.....
H×nh I-1. Thµnh phÇn cña hÖ tin häc
Các thiết bị phần cứng bao gồm bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ và các thiết bị ngoại vi và đóng
vai trò là một trong hai loại tài nguyên cơ sở của hệ thống tin học. Các chương trình ứng dụng

Hệ tin học phân tán 8
. Các khái niệm cơ bản .

là thành phần tiếp theo sau hệ điều hành được hiểu như là các phần mềm cơ sở phục vụ cho
việc triển khai các ứng dụng cụ thể. Trong số các chương trình này ta có thể kể ra hàng loạt
như chương trình dịch, hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL), các chương trình trợ giúp sử dụng
các thiết bị chuyên dụng, các trò chơi điện tử, ...Trong hình vẽ I-1, mỗi một số La Mã đặc
trưng cho một lĩnh vực ứng dụng đặc biệt. Ví dụ như I đặc trưng cho chương trình dịch từ các
ngôn ngữ bậc cao, II-hợp ngữ, III-soạn thảo văn bản (kể cả soạn thảo chương trình nguồn trên
ngôn ngữ bậc cao), IV-hệ quản trị CSDL. Các thành phần này định nghĩa kiểu sử dụng tài
nguyên trong giải quyết các vấn đề có tính chất tin học của NSD.
Điều đặc biệt quan tâm ở đây chính là khái niệm NSD, một đối tượng phải được hiểu theo
nghĩa rộng, dưới giác độ của hệ điều hành. NSD có thể là các nhà chuyên môn, các máy tính,
các hệ tự động vận hành gắn với máy tính,...) đang khai thác hệ thông qua các lệnh điều khiển
theo một thuật toán (phương pháp) nào đó nhằm đạt được mục tiêu xác định từ trước. Ở từng
thời điểm, số lượng NSD cho mỗi thành phần ứng dụng là khác nhau và bị giới hạn trong khả
năng kỹ thuật cho phép.
Hệ điều hành các máy tính và mạng máy tính mà ta sẽ gọi tắt là hệ điều hành được đặt sát
“nền sắt”. Nó gắn kết chặt chẽ với phần thiết bị bởi một hệ thống các chương trình điều khiển
và sắp xếp nhằm khai thác phần cứng phục vụ cho các chương trình ứng dụng khác nhau của
các NSD khác nhau với kết quả và hiệu năng chấp nhận được. Như vậy, xét về mặt quản lý-
điều hành các hoạt động của hệ thống, thì các thực thể vừa nêu trên bao gồm phần cứng, phần
mềm và dữ liệu là những đối tượng mà hệ điều hành phải quan tâm. Những đối tượng này
chính là thực thể cơ bản của hệ tin học và được mô tả ở hình vẽ I-2.

PhÇn cøng
PhÇn mÒm

D÷ liÖu

H×nh I-2. Ba thùc thÓ cña hÖ tin häc.


Vì đối tượng mà hệ điều hành quan tâm cũng chính là các thực thể của hệ tin học, vả lại hệ
điều hành là một trong những thành phần cốt lõi của hệ, cho nên các nguyên lý và phương
pháp giải quyết vấn đề đặc biệt là về phần mềm và dữ liệu mang tính thống nhất rất cao.
Đến đây, ta nêu lên định nghĩa được thừa nhận rộng rãi về hệ thống tin học. Hệ thống
tin học (Informatics System) là hệ thống bao gồm hai phần cơ bản là phần cứng (hardware)
và phần mềm (software) gắn bó hữu cơ với nhau và có khả năng xử lý thông tin.

I.1.2 Các hệ thống tin học đầu tiên

Dẫu rằng những chiếc máy tính đầu tiên ra đời trong những năm 50 của thế kỷ XX là các
hệ thống đồ sộ, nặng nề, tiêu tốn nhiều năng lượng, hiệu quả hoạt động kém, dung lượng bé và
đặc biệt là rất khó khăn trong quá trình sử dụng-vận hành, nhưng chính các hệ thống này đã
đóng góp cho nhân loại những bài học về nguyên lý mà giá trị của chúng vẫn còn nguyên vẹn

Hệ tin học phân tán 9
. Các khái niệm cơ bản .

mãi đến ngày nay. Đặc trưng của thời kỳ này là tỷ trọng phần mềm trong hệ thống không đáng
kể so với phần cứng. Các chương trình trợ giúp hệ thống vừa thiếu về số lượng và yếu về chức
năng phục vụ.
Dần dà theo thời gian, người ta đã xây dựng được các chương trình trợ giúp có tính chất hệ
thống như chương trình dịch từ hợp ngữ sang ngôn ngữ máy, chương trình soạn thảo theo
dòng,... làm giảm nhẹ đáng kể công việc lập chương trình. Bên cạnh đó, người ta cũng đã
thành lập các thư viện chương trình cho phép sử dụng khai thác chương trình đang có mà
không phải viết lại mới.
Một đóng góp quan trọng trong thời kỳ này là ý tưởng về các chương trình vào-ra hoạt
động độc lập với các chương trình đang sử dụng bộ xử lý chính. Chương trình xử lý vào-ra
bao gồm nhiều chương trình con và mỗi chương trình con ứng với một loại thiết bị ngoại vi.
Chương trình con này gọi là driver.
Ngôn ngữ thuật toán FORTRAN, COBOL và một số ngôn ngữ bậc cao khác ra đời vào
thời kỳ này đã thực sự mang lại hiệu quả cho công tác lập chương trình và hoạt động của hệ
cũng bắt đầu phức tạp hơn.
Các công đoạn của quá trình hoạt động của người và máy bằng chương trình dịch COBOL
có thể mô tả như sau :

STT Tên gọi Giải thích


Nghiên cứu thuật toán của bài toán,
1 Thuật toán xây dựng sơ đồ khối, kiểm tra tính
đúng đắn.
Lập Chương trình được người lập trình
2 chương trình viết ra giấy theo một khuôn mẫu quy
định trước.
3 Chuẩn bị bìa Thao tác viên gõ toàn bộ chương
trình lên bìa đục lỗ và kiểm tra.
4 Lưu trữ Chuyển chương trình lên băng từ.

và các công đoạn máy như sau :

STT Tên gọi Giải thích


Chương trình dịch thường chứa trên
1 Tìm kiếm băng từ. Cần tìm chính xác nơi chứa
nó. Thực hiện từ bàn phím của máy.
Tải Đưa chương trình dịch COBOL từ
2 chương trình băng từ vào bộ nhớ trong.
dịch
Thực hiện Khởi sự chương trình dịch trong bộ
3 dịch nhớ và trỏ bằng địa chỉ thực nơi
chương trình chứa chương trình nguồn.
4 Lưu trữ Chuyển chương trình đích từ bộ nhớ
trong ra băng từ.
5 Tải dữ liệu Đưa dữ liệu phục vụ cho chương
trình đích vào bộ nhớ trong.
6 Thực hiện Thực hiện chương trình đích.

Hệ tin học phân tán
10
. Các khái niệm cơ bản .

7 Lưu trữ Chuyển kết quả thực hiện chương


trình đích ra băng từ.

Cần lưu ý rằng nếu chương trình đích là chương trình hợp ngữ, thì còn phải thực hiện một
vài công đoạn nữa mới có được chương trình đích trên ngôn ngữ máy. Chương trình thực hiện
cần phải là chương trình trên ngôn ngữ máy của chính bộ xử lý mà ở đó các lệnh sẽ được thực
hiện.
Tóm lại, thế hệ đầu tiên của hệ thống tin học gắn bó mật thiết với các máy tính điện tử thế
hệ thứ 1. Trong giai đoạn này có các chương trình trợ giúp đơn giản sau đây :

STT Tên chương trình


1 Đọc thông tin từ bìa đục lỗ
2 Ghi thông tin ra bìa để lưu trữ
3 Chương trình quản lý vào-ra
4 Chương trình dịch từ Assembly
sang ngôn ngữ máy
5 Chương trình tương tác với băng
từ

I.1.3 Các hệ thống tin học thế hệ thứ 2

Trong khoản cuối những năm 50, đầu những năm 60, người ta xây dựng được chương trình
monitor thường trú cho phép liên hợp các công việc lại với nhau và thực hiện một lần. Việc
liên kết ấy có ý nghĩa rất lớn trong tự động hoá các hoạt động của hệ tin học.
Năm 1960, chương trình Batch Processing System (BPS) được xây dựng thành công nhằm
vào các thiết bị phần cứng thế hệ 2 để sử dụng hết hiệu năng của bộ xử lý và bước đầu triển
khai cơ chế bảo vệ.
Thời kỳ phát triển hệ tin học có tính chất bước ngoặc được đánh dấu bằng sự ra đời của hệ
điều hành hệ đa chương trình và quản lý việc chia xẻ tài nguyên. Hệ này dựa vào thiết bị thế
hệ 3.
Ngoài việc khắc phục các nhược điểm của BPS, hệ còn có các bước phát triển sau :
1. Tăng cường xử lý song song trên các bộ xử lý cục bộ, đặc biệt là xử lý vào-ra.
2. Xử lý theo kiểu đa chương trình có chia xẻ bộ nhớ và bộ xử lý.
3. Xây dựng hoàn chỉnh khái niệm bộ nhớ đệm.
Hệ điều hành UNIX được xây dựng vào năm 1969. Tác giả của hệ là Ken Thompson thuộc
nhóm nghiên cứu của phòng thí nghiệm ATT-Bell Lab. Hệ cho phép NSD làm việc theo kiểu
chia xẻ thời gian trong chế độ đa nhiệm.

I.1.4 Các hệ thống tin học thế hệ thứ 3

Thế hệ thứ 3 được đặc trưng bởi các sự kiện lớn sau đây :
1. Máy vi tính.
Sự ra đời của các máy tính cá nhân (máy PC) vào những năm 70 của thế kỷ XX với sự tiện
ích cao, khả năng vượt trội và đặc biệt là giá cả hợp lý đã nhanh chóng chinh phục mọi người
và mở ra một trang mới trong việc phát triển ngành Tin học.


Hệ tin học phân tán
11
. Các khái niệm cơ bản .

Hệ thống IBM PC hoạt động trên hệ điều hành MS-DOS và Apple giai đoạn đầu chạy trên
hệ điều hành cùng tên, sau đó phát triển thành Macintosh là một bước phát triển đáng kể nhằm
mang lại sự tiện ích to lớn cho NSD và khả năng phản ứng nhanh nhạy của chính các hệ thống
này so với các máy lớn trước đây. Hệ điều hành OS/2 và các phiên bản cải tiến của nó cũng ra
đời vào thời gian này. Các vấn đề chia xẻ thời gian, bộ nhớ ảo, cơ chế bảo vệ cũng được đặt ra
và giải quyết từng bước là tác nhân để có thể áp dụng các khái niệm của hệ điều hành các máy
tính điện tử lớn vào các máy vi tính.
Trong giai đoạn này, hệ điều hành lớn có tên là MULTICS ra đời. Đây là hệ điều hành đặc
trưng cho các máy lớn do Viện công nghệ Massachusettes nghiên cứu và xây dựng trong 5
năm từ 1965 đến 1970, nhưng phải đến 2 năm sau đó hệ mới hoạt động ổn định được. Trong
tài liệu này, ta sẽ gặp một số ví dụ về MULTICS. Vào những năm 70, những ý tưởng lớn của
MULTICS được ứng dụng để hình thành và cải tiến hệ điều hành UNIX cho các máy tính cá
nhân. Sang thập kỷ 80, hàng loạt các hãng tên tuổi cải tiến hệ điều hành của mình theo những
nguyên tắc cơ bản của MULTICS như OS/2 của IBM, phiên bản 7.0 của Macintosh, Windows
xx và Windows NT của Microsoft.
2. Hệ thống song song.
Hệ thống này cho phép cải tiến các máy vốn sử dụng một bộ xử lý hay bộ vi xử lý duy nhất
thành hệ thống đa bộ xử lý nhằm tăng độ tin cậy của hệ thống. Phiên bản Encore của hệ điều
hành UNIX được sử dụng cho máy MULTIMAX là ví dụ minh hoạ sinh động về việc khai
thác đa xử lý.
3. Mạng cục bộ.
Hai mạng cục bộ ETHERNET và TOKEN-RING được phát triển vào những năm 80 là
những mạng tiêu biểu cả về mặt lý thuyết lẫn triển khai ứng dụng.
ETHERNET là kết quả hợp tác giữa ba hãng lớn của Mỹ là DEC, Intel và Xerox. Những
năm tiếp theo sau đó, các hệ này được các nhà thiết kế mạng chuyên nghiệp tham gia phát
triển. Hệ TOKEN-RING do hãng IBM thành lập nên.
Đặc trưng chủ yếu của các mạng cục bộ là kỹ thuật truy cập và khả năng tổ chức quản lý
thông tin.
4. Hệ tin học phân tán.
Trước hết, cần nhấn mạnh rằng hệ tin học phân tán mà ta sẽ đề cập và là đối tượng của tài
liệu này là hệ thống không chia xẻ bộ nhớ và đồng hồ. Điều đó cho phép phân biệt với một xu
hướng tin học khác về phân tán các tính toán trên nhiều bộ xử lý hay vi xử lý của hệ thống đa
bộ xử lý. Như vậy, hệ tin học phân tán đòi hỏi hệ thống phần cứng của mình phải trang bị bộ
nhớ cục bộ. Các bộ xử lý trao đổi với nhau thông qua các hệ thống đường truyền khác nhau
như là cáp chuyên dụng, bus trao đổi, đường điện thoại, đường cáp quang, mạng điện chiếu
sáng cao và hạ thế,...
5. Hệ thống thời gian thực.
Nhu cầu ngày càng nhiều hệ thống điều hành chuyên dụng, đặc biệt là các hệ thống điều
khiển các quá trình kỹ thuật đã đặt ra cho các nhà chuyên môn một đối tượng nghiên cứu mới.
Yêu cầu cực kỳ quan trọng của hệ loại này là tính kịp thời của các quyết định cho các bộ phận
chấp hành.
Hệ điều hành tiêu biểu trong lĩnh vực này là hệ tự động hoá điều khiển lò luyện thép
(ĐKLLT).
Trước hết, hệ ĐKLLT phải thoả mãn yêu cầu chung là phản ứng nhanh, nhạy, chính xác và
an toàn. Sơ đồ trao đổi thông tin có thể mô tả như hình vẽ I-3.


Hệ tin học phân tán
12
. Các khái niệm cơ bản .

HÖ thèng c¸c
HÖ thèng C¸c thiÕt bÞ
thiÕt bÞ chÊp
®iÒu khiÓn nhËn th«ng tin
hµnh

H×nh I-3. Tæng quan vÒ hÖ thèng thêi gian thùc.


H×nh I-3. Tæng quan vÒ hÖ thèng thêi gian thùc.
6. Mạng thông tin toàn cầu INTERNET.
Tiền thân của Internet là mạng ARPANET với giao thức NCP (Network Control Protocol).
Khi Vint Cerf thuộc viện nghiên cứu Stanford và Robert Kahn thuộc nhóm BBN (Bolt
Beranek và Newman) xây dựng họ giao thức TCP/IP, thì khái niệm mạng của các mạng mới
được hình thành. Tên gọi mạng Internet lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1974, nhưng thật
sự phải đến năm 1990 mạng mới đạt được kết quả như chúng ta thấy ngày hôm nay.
Như vậy, về mật-Thực tiễn phát triển các hệ tin học đã đặt chúng ta đối diện với một vấn
đề kỹ thuật cần phải giải quyết. Đó chính là vấn đề phân tán. Nhưng, khi xem xét cụ thể để
phân biệt hệ nào là hệ phân tán, thì chúng ta cần phải đánh giá dựa trên những chuẩn mực
nhất định. Nói cách khác, mỗi một hệ thống đều có đối tượng nghiên cứu riêng của mình.
Tóm lại quá trình hình thành và phát triển các hệ thống tin học là một quá trình bao gồm
những sự kiện lớn không chỉ có tác dụng trong việc phát triển chính bản thân ngành tin học mà
còn ảnh hưởng sâu xa đến việc phát triển của các ngành khác. Thông qua đó, ta nhận thấy rằng
các sản phẩm về tin học cả phần cứng lẫn phần mềm đều phát triển theo kiểu cải tiến và kế
thừa triệt để các sản phẩm lớn trước đó. Từ ngày hình thành chiếc máy tính điện tử đầu tiên
cho đến hôm nay những nguyên lý lớn chưa hề thay đổi như nguyên lý lệnh, chương
trình,...song về mặt biểu hiện và đáp ứng các yêu cầu cụ thể, thì hệ có những chi tiết thay đổi
rất nhanh ví dụ như tốc độ cải tiến bộ vi xử lý chẳng hạn.

I.2 Phân loại hệ thống tin học

Xét trên phương diện cấu trúc phần cứng của các hệ thống tin học ta có thể chia ra thành 2
loại. Đó là hệ thống máy đơn và hệ thống mạng máy tính. Ứng với mỗi loại hệ thống như vậy
ta có thể có hệ tin học tập trung hoặc hệ tin học phân tán.

I.2.1 Hệ tin học tập trung

Để dễ dàng hình dung vấn đề, đầu tiên, ta xét hệ thống máy đơn. Máy đơn là máy không
kết nối vật lý và lô gic với các máy khác và có thể thể hiện bằng hình vẽ I-4.
Khối hình chữ nhật bên phải đặc trưng cho các bộ phận xử lý thông tin và ký hiệu là Uj,
j=1..n. U có thể là bộ trung tâm bao gồm một hay nhiều bộ xử lý hoặc bộ vi xử lý. U cũng có
thể là kênh điều khiển vào-ra. Khối bên trái đặc trưng cho bộ nhớ trong của máy và được nối
với bộ xử lý hoặc kênh vào-ra thông qua hệ thống bus. Bộ nhớ trong của máy được mắc nối
trực tiếp với các U.


Hệ tin học phân tán
13
. Các khái niệm cơ bản .

U1

U2 nhí
trong
Un

H×nh I-4. HÖ thèng m¸y ®¬n.


Đối với các hệ thống máy đơn đương đại người ta có thể mắc nối với chúng các ngoại vi
cần thiết như máy in, máy quét, đĩa cứng, CD, đĩa mềm, ...cũng thông qua các bus để liên hệ
với U và bộ nhớ trong. Cự ly của các bus thường rất hạn chế trong phạm vi một chiếc máy. Ở
một thời điểm nhất định, máy đơn được điều hành bởi một hệ điều hành duy nhất. Hệ thống
như vậy được gọi là hệ tin học tập trung. Hệ tin học tập trung thích hợp với các máy tính loại
trung và loại lớn.
Như vậy, hệ tin học tập trung bao gồm một hệ thống máy đơn (phần cứng) được điều khiển
bởi một hệ điều hành duy nhất (phần mềm) và quản lý toàn bộ thông tin trên thiết bị nhớ cục
bộ của mình (dữ liệu).
Riêng phần hệ điều hành tập trung, ta đã có dịp làm quen trong phần nguyên lý hệ điều
hành các máy tính. Khái niệm thông tin và phần mềm được hiểu theo nghĩa rộng mà ta đã có
dịp đề cập trong I.1.1.
I.2.2 Hệ tin học phân tán

I.2.2.1 Khái niệm ban đầu

Khác với các máy đơn, mạng máy tính là tập hợp các thiết bị
đầu cuối được nối với nhau bởi hệ thống đường truyền.
Mạng máy tính có thể thể hiện bằng hình vẽ I-5, trong đó, Mi, i=1..n, là các bộ nhớ trong
kết hợp với bộ xử lý tương ứng. Hệ thống bao gồm các thiết bị Ui và Mi được mắc nối với
nhau thông qua các bus nội tại gọi là các thiết bị đầu cuối hay còn gọi tắt là trạm. Các trạm nối
với nhau thông qua hệ thống đường truyền. Những đường truyền nối các trạm ở rất xa nhau có
thể là một mạng viễn thông.
U3
M3 U4
U2
M4
M2

HÖ thèng truyÒn th«ng

U1
U5
M1 Un ........ M5
Mn

H×nh I-5. HÖ thèng m¹ng m¸y tÝnh.


H×nh I-5. HÖ thèng m¹ng m¸y tÝnh.
Hệ thống đường truyền có thể nằm gọn trong phạm vi một phòng, một toà nhà, một cơ
quan, một địa phương, một quốc gia hoặc toàn cầu. Người ta gọi hệ thống đường truyền cự ly
xa là hệ thống viễn thông như mạng điện thoại, mạng cáp quang, mạng thông tin qua vệ tinh,...


Hệ tin học phân tán
14
. Các khái niệm cơ bản .

Các thiết bị đầu cuối của mạng máy tính rất đa dạng bao gồm tập hợp các máy tính, các thiết
bị chuyên dụng, các thiết bị truyền tin, các thiết bị nhận và hiển thị thông tin,...
Qua hình vẽ trên, ta nhận thấy rằng :
1. Các thiết bị ở xa nối với máy tính thông qua hệ thống đường truyền như mạng điện
thoại, mạng điện tín.
2. Kết hợp với mỗi bộ xử lý bằng một bộ nhớ trong.
3. Loại bỏ hoàn toàn bộ nhớ chung và mắc nối các hệ máy đơn với nhau bằng bus.
Hệ thống mạng máy tính được điều khiển bằng hệ điều hành mạng. Hệ thống tin học loại
này có thể là hệ tập trung hoặc hệ phân tán.

I.2.2.2 Đặc điểm cơ bản của hệ tin học phân tán

Căn cứ vào thành phần của hệ tin học, ta nhận thấy hệ tin học phân tán có thể bao gồm 4 thực
thể như hình vẽ I-6.

C¸c
TËp hîp
hÖ thèng
phÇn cøng
phÇn mÒm

HÖ thèng HÖ thèng
truyÒn d÷ liÖu
th«ng

H×nh I-6. Bèn thùc thÓ cña hÖ tin häc ph©n t¸n.
Trong hệ tin học phân tán, cấu hình phần cứng của mạng có thể bao gồm các bộ xử lý có
cấu tạo hoàn toàn khác nhau về khả năng, tốc độ và được thiết kế cho các chức năng không
giống nhau. Chúng có thể là các bộ vi xử lý, các trạm làm việc, các máy tính trung và các máy
tính điện tử vạn năng loại lớn. Điều đáng quan tâm là chúng được gọi bằng các tên gọi khác
nhau như trạm, nút mạng, máy tính,...căn cứ ngữ cảnh mà ở đó nó được nêu ra.
Ngoài hệ thống phần cứng, phần mềm, dữ liệu, thì hệ phân tán còn có hệ thống truyền
thông như đã mô tả ở trên. Song điều cơ bản để phân biệt hệ tin học phân tán với mạng máy
tính và hệ điều hành mạng chính là nguyên tắc xây dựng hệ.
Trong các tài liệu hiện nay, có rất nhiều lý lẽ xung quanh vấn đề nguyên tắc xây dựng một
hệ phân tán, nhưng chung quy có thể liệt kê trong bốn điểm sau đây :

STT Tên gọi Thuyết minh


Thực tế phát triển mạng máy tính đặt ra
Chia xẻ một vấn đề lớn là cần phải dùng chung tài
1 tài nguyên nguyên. Một tiến trình trên một trạm nào
đó có thể yêu cầu được cung cấp tài
nguyên dùng chung ở một trạm khác.
Khi hệ thống đã được mắc nối với nhau,
2 Liên lạc các thực thể của hệ có thể trao đổi thông


Hệ tin học phân tán
15
. Các khái niệm cơ bản .

tin cho nhau.


Một trạm của hệ bị sự cố không làm cho
toàn hệ bị ảnh hưởng, mà ngược lại, công
việc của trạm đó được phân cho các trạm
3 Tin cậy khác đảm nhiệm. Ngoài ra, trạm bị sự cố
có thể được tự động phục hồi lại các trạng
thái trước khi bị sự cố hay trạng thái ban
đầu của nó.
Đây là một khái niệm mới về phân tán tải.
Một tính toán lớn nào đó, nếu chỉ sử dụng
một trạm, thì thời gian trả kết quả sẽ rất
4 Tăng tốc lớn. Tính toán này được chia nhỏ và thực
hiện song song trên các trạm. Điều này
cũng rất cần thiết đối với những trạm bị
quá tải.

Một trong những tư tưởng lớn của hệ tin học phân tán là phân tán hoá các quá trình xử lý
thông tin và thực hiện công việc đó trên các trạm xa nhau. Đó là những cơ sở căn bản cho việc
xây dựng các ứng dụng lớn như thương mại điện tử, giáo dục điện tử, chính phủ điện tử, thư
viện điện tử số và bệnh viện ảo.

I.2 Các vấn đề điều hành mạng máy tính

Liên lạc (communication) là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các tác vụ (operation) trao đổi
thông tin giữa các thực thể thuộc hệ thống, trong đó, một thực thể gửi, ta gọi là trạm phát.
Trạm phát sẽ phát thông tin cho một hay nhiều thực thể nhận, ta gọi là trạm nhận. Thông tin
trong quá trình gửi và nhận gọi là thông điệp (message). Hiện tại, thông điệp là hình thức phổ
biến để trao đổi thông tin với nhau trong mạng máy tính.
Trong phần này, những khái niệm chủ yếu về mạng máy tính có liên quan đến việc nghiên
cứu hệ tin học phân tán sẽ lần lượt được trình bày.

I.2.1 Vấn đề trỏ thông tin

Xét trên phương diện chức năng mà hệ cần phải thực hiện ta sẽ thấy rõ ràng hơn tính chất
phân tán và tập trung của hệ mà ở các phần trước ta chưa có điều kiện trình bày một cách trọn
vẹn được. Đó là trường hợp NSD mạng muốn liên hệ với nhau, họ phải sử dụng hệ thống tên
quy ước hay còn gọi là địa chỉ mạng. Các địa chỉ này tuân theo nguyên tắc xây dựng nhất định
và không trùng nhau. Trong mạng, một NSD nào đó có thể sử dụng bất cứ trạm nào để liên lạc
với NSD mà họ muốn.
Ví dụ :
Trong mạng Internet, ta có thể vào mạng ở bất cứ máy nào và ở bất kỳ vị trí nào miễn là
máy đó có mắc nối với Internet. Sau khi kết nối, ta có thể sử dụng các dịch vụ thông tin đặt bất
cứ ở đâu, nếu ta biết được địa chỉ của chúng và việc truy cập là hợp thức. Nếu biết địa chỉ, ta
có thể gửi E-mail cho bất kỳ người nào ta muốn.


Hệ tin học phân tán
16
. Các khái niệm cơ bản .

Trong cấu trúc tập trung, ta có hệ thống máy trung tâm đủ mạnh cho phép lưu trữ toàn bộ
thông tin; NSD có thể truy cập vào đó để xử lý thông tin của mình. Giải pháp này dễ dàng
triển khai và được ứng dụng rộng rải trong những năm 60 và 70.
1. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và đặc biệt là số lượng NSD tăng lên đáng kể
khiến cho giải pháp trên trở nên không còn phù hợp cho đại bộ phận các ứng dụng. Giải pháp
mới cho vấn đề này là mỗi một NSD được kết hợp với một trạm đặc biệt, trên đó những thông
tin có liên quan đến họ được lưu trữ. Những trạm đặc biệt này có thể coi là các máy chủ và
mỗi một máy chủ có thể quản lý một tập hợp các NSD có cùng chung đặc tính nào đó. Mạng
máy tính được xem là tập hợp các máy chủ được mắc nối lại với nhau và luôn luôn ở trong
trạng thái sẵn sàng nhận và phát thông tin.
Sơ đồ mạng này có thể biểu diễn bằng hình vẽ I-7.
U3
S3
U1 Un-1
M3
M1 Mn-1
KÕt KÕt
S1 Sn-1
nèi nèi
víi S2 víi
NSD NSD
U2 Un

M2 U4 Mn
S4 Sn
M4

H×nh I-7. HÖ thèng kÕt nèi c¸c m¸y chñ.


Trên máy chủ gắn liền với NSD người ta thành lập hệ thống tra cứu địa chỉ của mạng và
hệ thống này luôn luôn phải được làm tươi để đảm bảo thông tin chứa trong đó phản ảnh đúng
trạng thái thực của hệ. Khi NSD gửi một thông điệp cho NSD khác ở xa, máy chủ nguồn, nơi
thông điệp xuất phát phải tra cứu vào đây để xác định hướng của luồng thông tin đến máy chủ
đích, máy của thông điệp đến.
Hệ thống hoạt động như vậy gọi là hệ thống phân tán. Nhược điểm lớn nhất của hệ này là
khi một máy chủ bị sự cố dẫn đến không thể tra cứu thông tin cho các NSD gắn liền với nó.
Để khắc phục tình trạng này người ta phân tán các hệ thống tra cứu trên các máy chủ. Các hệ
thống thông tin phân tán dùng cho việc tra cứu trên các máy chủ phải giống nhau hoàn toàn.
2. Trong hệ phân tán, thời hạn truyền một thông điệp là hiệu số giữa thời điểm nhận và thời
điểm truyền. Ta giả sử rằng :
1. Thời hạn đó đủ lớn so sánh với hệ tập trung
2. Thời hạn đó là đại lượng biến thiên
3. Thời hạn đó ở cặp máy này khác với cặp máy khác.
Từ đó, ta có 2 hệ quả sau đây :
Hệ quả 1 : Ở một thời điểm cho trước, một bộ xử lý đang thực hiện trên một máy chỉ có
thể biết được trạng thái gần đúng của các máy khác.
Hệ quả này cho ta biết là trong mạng không tồn tại đồng hồ chung.
Hệ quả 2 : Trật tự nhận các thông điệp trên máy nhận có thể không giống trật tự phát
của chính các thông điệp đó.
Hình vẽ I-8 cho phép hình dung về trật tự của các trạm nhận.

Hệ tin học phân tán
17
. Các khái niệm cơ bản .

U1 U2 U3

M1 M2 M3
S1 S2 S3
1
1

2
2 t

H×nh I-8. Thêi h¹n truyÒn vµ nhËn th«ng tin.


Trật tự nhận của máy S2 không giống với trật tự phát của 2 máy S1 và S3. Thông điệp 2 của
máy S1 phát trước thông điệp 2 của máy S3, nhưng lại nhận sau thông điệp 2 của S3.
3. Các máy trên mạng có thể bị sự cố và các thông điệp có thể bị mất. Giải pháp cho vấn đề
này là máy phát đánh số thứ tự tất cả các gói thông tin gửi đi kèm theo các số đó cho máy
nhận. Trường hợp gói n+1 hay không có đánh số được gửi đến, máy nhận sẽ không thể xác
định được.
Hệ quả 3 : Hai máy giống nhau chứa thông tin hoàn toàn giống nhau lại không bao giờ
giống nhau về trạng thái.
Từ những vấn đề nêu trên người ta có thể rút ra các đặc tính tổng quát của hệ :
1. Thời gian truyền thông tin là một biến với giá trị khác nhau, giá trị này có thể rất lớn.
2. Tần suất xuất hiện các sự cố trong khi vận hành mạng rất lớn.
3. Việc cung cấp tài nguyên, kích hoạt các tiến trình trong mạng không thể thực hiện
bởi một thiết bị duy nhất, mà chức năng này phải được phân tán trên nhiều máy trong mạng.

I.2.2 Giao thức

Ta hãy xem xét trường hợp nhiều NSD liên lạc với nhau trong mạng để thực hiện công
việc nào đó thông qua kênh truyền bằng cách sử dụng giao diện của mình. Giao thức là tập
hợp những quy tắc cần thiết cho các dịch vụ tầng có thể thực hiện được và cho phép việc nhận
và gửi thông tin đến tầng tương ứng.

I.2.3 Các tầng liên lạc và tính phân cấp của các giao thức

Cấu trúc liên lạc của hệ tin học phân tán có thể mô tả bằng hình vẽ I-9. sau đây :
Ci-1 C¸c giao thøc tÇng i-1 Di-1
Giao diÖn
Ci C¸c giao thøc tÇng i Di

§-êng truyÒn vËt lý (tÇng i-1)

H×nh I-9. CÊu tróc liªn l¹c.


Hệ tin học phân tán
18
. Các khái niệm cơ bản .

Giao diện xác định ranh giới giữa hai tầng : tầng mở rộng và tầng bên trên của nó. Tầng
mở rộng bao gồm từ tầng vật lý đến ranh giới. Theo hình vẽ trên, ta có tầng mở rộng bao gồm
tầng thứ i-1 và tầng thứ i.
Ví dụ :
Giao thức truyền các tập tin có thể thể hiện bằng hình vẽ I-10 sau đây :
Client §Ò nghÞ file TiÕp nhËn Server
NhËn th«ng ®iÖp KiÓm tra
NhËn file Göi th«ng ®iÖp
Ci-1 Göi file Di-1

Ci Di

§-êng truyÒn vËt lý

H×nh I-10. Quy tr×nh truyÒn file gi÷a m¸y chñ vµ m¸y kh¸ch.
Giao thức này tập hợp các quy định về kỹ thuật và quy trình mà cả máy khách lẫn máy chủ
đều phải thực hiện trong quá trình trao đổi các tập tin. Máy khách phải thông qua thủ tục yêu
cầu truyền tập tin để có được các yêu cầu cụ thể về tên tập tin và các thuộc tính của nó. Máy
chủ trên cơ sở giao thức chuẩn kiểm tra sự tồn tại của tập tin, các yêu cầu của client và trả về
mã lỗi nếu có. Các tín hiệu về bắt đầu và kết thúc truyền tập tin cũng được quy định rất chặt
chẽ trong giao thức.

I.2.4 Thông điệp

Xét trên các phương diện khác nhau, người ta có thể chia cắt thông tin truyền theo các kiểu
khác nhau, song, chung quy, có thể có hai kiểu là chia cắt lô gíc và chia cắt vật lý. Ta gọi là
chia cắt lô gíc khi các thông điệp bao gồm tập hợp thông tin gắn bó với nhau theo một lô gíc
nào đó như bản ghi, tập tin,... Trong trường hợp đó, kích cở của thông điệp thông thường
không phải là đại lượng cố định. Để truyền các thông điệp này, người ta thường phải có thêm
những thông tin điều khiển như giá trị số chỉ kích cở, tín hiệu bắt đầu và kết thúc một thông
điệp.
Các thông điệp được chia cắt theo kiểu vật lý thông thường được phân nhóm nhằm thoả
mãn những ràng buộc đường truyền hoặc ràng buộc về lưu trữ. Những thông điệp này còn gọi
là các gói thông tin với kích cở cố định. Trước khi phát thông tin vào đường truyền, trạm phát
phải chia thông tin thành các gói theo những quy ước chặt chẽ. Quá trình này được tiến hành
tự động ở các tầng thấp và NSD thường không thể nhận biết.
Ngoài những thông tin thuần tuý dành riêng cho NSD, thông tin cần thiết cho quá trình
nhận dạng tự động của hệ thống đường truyền cũng được hai bên phát và nhận trao đổi cho
nhau như kích cở của thông điệp, tín hiệu đầu và cuối, mã lỗi, cách khắc phục lỗi, địa chỉ
nguồn, địa chỉ đích,...
Ở tầng i nào đó, các thông điệp của hai tầng kế cận i-1 và i+1 (nếu có) được tiếp nhận,
phân chia thành những đơn vị thông tin mới với cấu trúc xác định và gửi tiếp.

I.2.5 Ví dụ minh hoạ


Hệ tin học phân tán
19
. Các khái niệm cơ bản .

Trong phần I.2.1, ta đã biết được vai trò quan trọng của việc trỏ thông tin trong mạng. Một
trạm A nào đó có thể liên lạc để trao đổi thông tin với một trạm B, nếu chúng nhận biết được
nhau.
Trong mạng hoạt động với giao thức TCP/IP, mỗi máy đều có một tên đặc trưng và một số
32 bít kèm theo. Cả hai đối tượng này không được trùng nhau để tạo một không gian tên phân
đoạn. Bây giờ ta hãy xem xét vấn đề tại sao một gói thông tin có thể di chuyển từ nguồn đến
đích được. Sơ đồ gói có thể thể hiện bằng hình vẽ I-11.

4 (Tæng kiÓm tra cña ®o¹n)


0-46 (pad)
0-1500 (d÷ liÖu cña th«ng ®iÖp)
2 (®é dµi cña d÷ liÖu tÝnh b»ng « nhí)
2 hoÆc 6 (®Þa chØ nguån cña ETHERNET)
2 hoÆc 6 (®Þa chØ ®Ých cña ETHERNET)
1 (B¾t ®Çu cña phÇn ng¨n c¸ch cña ®o¹n th«ng tin) 10101011
7 (§Çu cña gãi th«ng tin) 10101010
H×nh I-11. CÊu tróc gãi th«ng tin
Để địa chỉ hoá, tại mỗi một máy của mạng người ta gắn cho nó 1 con số duy nhất. Hai máy
có thể liên lạc với nhau qua số này và nhân của hệ cứ sau 1 khoản thời gian xác định lại phái
sinh 1 gói thông tin UDP với định danh của máy và số ETHERNET của hệ. Gói này được phát
toả đi cho tất cả các trạm của hệ, mỗi lần sử dụng một địa chỉ đặc biệt của hệ (thông thường là
địa chỉ tối đa), nhằm báo cho tất cả các trạm biết cần phải xử lý gói liền sau đó. Tại trạm nhận,
đôi định danh <tên, số> của gói UDP được trích ra và đặt trong 1 bảng ở bộ nhớ cache. Dãy
này còn gọi là ARP (Adress Resolution Protocol). Việc truy cập vào bộ nhớ này chính là các
cập nhật với mục đích loại bỏ thông tin ở đây, nếu lần truyền mới đó không được chấp nhận.
Mỗi khi thiết bị ETHERNET đã thông báo định danh máy và địa chỉ của nó, việc liên lạc
được bắt đầu. Một tiến trình nào đó có thể chỉ tên của máy mà nó muốn liên lạc. Nhân của hệ
tiếp nhận tên và xác định số của mạng đích. Thông điệp được đưa từ tầng ứng dụng sang các
tầng phần mềm, rồi đến tầng vật lý. Tại đây, các gói thông tin đều chứa địa chỉ ETHERNET
và tín hiệu cuối của gói. Trong gói, ở phần cuối, ta có tổng là giá trị số được sử dụng cho công
tác kiểm tra.

I.3 Truyền thông

Trong phần này, các khái niệm về truyền thông có liên quan đến hệ tin học phân tán được
trình bày. Trước hết, thuật ngữ truyền thông được hiểu như là sự trao đổi thông tin bằng hình
thức thông điệp giữa các đối tượng gửi và các đối tượng nhận. Trao đổi thông tin có thể thực
hiện dưới dạng từng đôi một gọi là đối thoại hoặc một đối tượng gửi cho nhiều đối tượng
nhận gọi là hội thảo.

I.3.1 Các ví dụ ban đầu

Những vấn đề cơ bản về truyền thông được đặt ra và qua đó rút ra các nguyên lý cơ bản
của hệ thống tin học phân tán như vấn đề độ trễ, mất và nhiễu dữ liệu, vấn đề giao thức,...

Hệ tin học phân tán
20
. Các khái niệm cơ bản .

I.3.1.1 Đối thoại bằng đường truyền trực tiếp

Các định nghĩa

Đối thoại đó là sự liên lạc giữa hai đối tác, người này đóng vai trò phát thông tin, người kia
nhận thông tin theo mô hình được thể hiện trong hình vẽ I-11.
§-êng truyÒn vËt lý
A B
Ph¸t/NhËn Ph¸t/NhËn
H×nh I-12. M« h×nh ®èi tho¹i gi÷a 2 ®èi t¸c A vµ B.
Trường hợp trình bày ở đây là sự trao đổi giữa hai đối tác A và B thông qua hệ thống điện
đàm trực tiếp như hệ thống điện đàm nội bộ (HTĐĐNB) gồm đường truyền vật lý nối A với B
lại với nhau, công tắc đóng/mở và chuông báo như hình vẽ I-12.
2 2
1 1 Tr¹ng th¸i 1 - Cung cÊp n¨ng
C C l-îng cho C (Chê gäi)
Tr¹ng th¸i 2 - Th«i cung cÊp
n¨ng l-îng cho C (Gäi)
H×nh I-13. ThiÕt bÞ liªn l¹c cña HT§§NB.
Nếu một đối tác nào đó ở trạng thái 2 có nghĩa là trạng thái gọi và đầu kia, đối tác đang ở
trạng thái chờ gọi, chuông reo cho đến khi chuyển sang trạng thái 2. Đối thoại được tiến hành
như sau : một trong các đối tác, giả sử A, gọi 1 trong những đối tác khác đang ở trạng thái chờ
gọi. Nếu B trả lời, cuộc đối thoại giữa A và B bắt đầu. Đối thoại được tiếp tục cho đến khi A
hoặc B chuyển sang trạng thái 1. Nếu B không trả lời, việc liên lạc không thể tiến hành được
và lúc này A có thể cố gắng lại lần nữa.
Từ ví dụ này ta có thể rút ra nhiều yếu tố quan trọng cho các hệ thống viễn thông.
1. Phương tiện liên lạc
Phương tiện bao gồm :
- Phần gắn liền trực tiếp với các đối tác ví dụ như máy điện thoại chẳng hạn với khả
năng thu và truyền (ví dụ như micro), nhận và phát thông tin (ví dụ như loa) và các thiết bị báo
động (như chuông điện).
- Phần gián tiếp như đường truyền vật lý có khả năng chuyển các thông điệp và tín hiệu
điều khiển.
2. Các pha liên lạc
Quá trình liên lạc được chia làm 3 pha :
- Gọi để thiết lập liên lạc. Nếu liên lạc không thể thiết lập được, thì quá trình này bị
dừng lại ở đó.
- Trao đổi thông tin thuần tuý.
- Kết thúc liên lạc.
3. Luật sử dụng
Mỗi một pha vừa nêu ở trên phải tuân thủ các quy định đặc biệt của thiết bị liên lạc.
- Giai đoạn gọi : nếu không thấy trả lời, thì hãy chờ 1 khoản thời gian rồi mới bỏ máy.
Người được gọi cần gửi tín hiệu khẳng định là đang ở trong trạng thái sẵn sàng nhận thông tin
và đối thoại có thể bắt đầu.

Hệ tin học phân tán
21
. Các khái niệm cơ bản .

- Giai đoạn trao đổi : hai đối tác cần phải nói chuyện theo kiểu luân phiên, cả hai
không được phép nói đồng thời.
- Giai đoạn kết thúc : cả hai đối tác cần phải đi đến thống nhất là thời điểm nào là chấm
dứt đối thoại.
- Nối lại đối thoại sau khi bị kết thúc ngoài ý muốn (có thể do sự cố kỹ thuật): việc khởi
sự lại được bắt đầu bởi người gọi đầu tiên.
Cần phải lưu ý rằng trong một số trường hợp đặc biệt ví dụ như điều khiển con tàu vũ trụ
hay trong chỉ huy quân sự, các quy định cần phải rất chính xác. Tất cả các thông điệp gửi đi
cần phải có kèm theo tín hiệu kết thúc và bắt đầu mời đối tác trả lời. Tất cả các thông điệp
nhận được cần phải lặp lại một lần nhằm kiểm tra và khẳng định đã nhận đúng và đủ.
Người ta gọi đường truyền là phương tiện liên lạc cho phép hai đối tác có thể trao đổi được
với nhau. Cho từng đối tác ta có giao diện là thành phần của đường truyền gắn liền với NSD
và thông qua đó họ có thể tác động vào đường truyền như điện thoại chẳng hạn. Nói một cách
chính xác đó là tập hợp của bộ phát, bộ thu và bộ phận gọi.
Giao thức là tập hợp các quy định sử dụng của giao diện nhằm thuận lợi cho việc vận hành
của NSD khi thực hiện một chức năng nào đó. Như vậy, ta có thể có nhiều giao thức trên một
hệ thống như : giao thức gọi với mục đích thiết lập cuộc gọi giữa hai đối tác, giao thức trao đổi
nhằm mục đích quản lý các cuộc đối thoại nói riêng, giao thức kết thúc cho phép dừng cuộc
trao đổi và cuối cùng là giao thức nối lại được ứng dụng cho trường hợp hệ bị sự cố.

I.3.1.2 Mô tả giao thức

Trong các mạng hiện đại, người ta định nghĩa cấu trúc của các mạng như là đồ thị có
hướng với 3 loại nút mạng sau :
1. Các trạng thái được biểu diễn bằng hình tròn.
2. Các truy vấn được biểu diễn bằng hình chữ nhật.
3. Các mối liên hệ được biểu diễn bằng đường thẳng nằm ngang.
Sơ đồ cấu trúc có thể biểu diễn như sau :

E T Khi hÖ ®ang trong tr¹ng


th¸i E, truy vÊn T xuÊt
hiÖn lµ nguyªn nh©n khiÕn
hÖ chuyÓn vµo tr¹ng th¸i
G G. øng víi mét lÇn
H×nh I-14. §å thÞ tr¹ng th¸i cã tÝnh chÊt chuyÓn tr¹ng th¸i ta cã
cÊu tróc cña m¹ng. c¸c ®éng t¸c kÌm theo.

Các động tác này có thể liệt kê như sau :


1. Phát đi một truy vấn (yêu cầu) ký hiệu bằng mũi tên và bằng tên của truy vấn như hình
vẽ dưới đây :
T
trong đó, T là tên của truy vấn.
2. Động tác có thể rất phức tạp. Trong trường hợp đó, việc biểu diễn phụ thuộc vào từng
động tác cụ thể, có thể biểu diễn bằng một dãy lệnh hay bằng việc thực hiện một số thủ tục
nào đó.


Hệ tin học phân tán
22
. Các khái niệm cơ bản .

3. Trạng thái cuối cùng hoặc động tác chuyển có thể phụ thuộc vào những điều kiện nhất
định được biểu diễn bằng Di với i=1..n (n đủ lớn). Lúc này, đồ thị trên có thể biểu diễn như
sau :

E T
Qua h×nh vÏ bªn, tr-êng hîp biÕn
Di, i=1..n ta cã :
D1 : <G1, T1>
D1:T1 Dn:Tn
D2 : <G2, T2>
G1 Gn ...
Dn : <Gn, Tn>
H×nh I-15. §å thÞ tr¹ng th¸i phøc t¹p.
Trên cơ sở tri thức vừa trình bày, người ta có thể xây dựng giao thức gọi và giao thức huỷ
liên kết của HTĐĐNB. Ở đây, sự kiện có nghĩa là nhấc ống nghe và đặt ống nghe tương
đương với việc không hay có cung cấp điện cho C và gửi hay không tín hiệu vào đường
truyền. Ta ký hiệu cho 2 trường hợp này bằng L (nhắc) và X (đặt). Người đóng vai trò đối tác
trong đối thoại trên hệ sẽ là người quyết định nhắc hay đặt. Quyết định được biểu hiện dưới
dạng một yêu cầu (truy vấn) thuần tuý cục bộ ở ngay tại nơi mà đối tác đó vận hành. Ta ký
hiệu là (NH) và (X).
Như vậy các lệnh cụ thể cho hệ có thể là :
1. Gọi (nhắc ống nghe ký hiệu bằng NH).
2. Quyết định gọi ký hiệu bằng (NH).
3. Kết thúc gọi (đặt ống nghe ký hiệu bằng DA).
4. Quyết định kết thúc ký hiệu bằng (DA).
Trong các hình vẽ dưới đây sẽ giới thiệu các loại giao thức khác nhau ứng với các trường
hợp cụ thể của NSD. Trạng thái tổng quát của hệ có thể biểu diễn như sau :

Sù cè K B Trung tÝnh
H×nh I-16. C¸c
H tr¹ng th¸i cã
L
Chu«ng bªn ®èi t¸c thÓ cña hÖ.
§ang liªn l¹c M
Chu«ng bªn phÝa ta

Giao thức gọi ứng với trường hợp NSD (đối tác) là người gọi (đối tác gọi) có thể thể hiện bằng
hình vẽ sau :


Hệ tin học phân tán
23
. Các khái niệm cơ bản .

B (NH)

NH
H×nh I-17. Giao thøc gäi ë phÝa
(DA) H NH ng-êi gäi.

DA

B L

Giao thức gọi ứng với trường hợp NSD là người được gọi thể hiện như sau :

B NH

H×nh I-18. Giao thøc


gäi ë phÝa ng-êi
(NH) M DA
®-îc gäi.

NH

L B

Giao thức ngừng liên kết thể hiện như sau :

(DA) L DA
H×nh I-19. Giao thøc
kÕt thóc liªn kÕt.
DA

M H

Chú ý 1 :
Trạng thái của người liên lạc (đối tác) có thể dựa theo sự phát triển của hai sơ đồ trong hai
hình vẽ I-12 và I-13 ở trên căn cứ vào việc ai là người thực hiện nhắc máy đầu tiên.
Chú ý 2 :
Trong trường hợp cả hai đối tác cùng nhắc máy đồng thời, thì cần phải sắp xếp sao cho
phải có một người là người gọi, còn người kia là người được gọi.
Chú ý 3 :
Trạng thái của người liên lạc hoàn toàn được xác định bởi trạng thái của phía đối tác, các
cặp trạng thái cho phép là (B,B), (M,H), (H,M), (L,L).
Chú ý 4 :


Hệ tin học phân tán
24
. Các khái niệm cơ bản .

Trong khi kết thúc, người liên lạc nào đặt ống nghe đầu tiên sẽ nối nguồn cho chuông của
họ và duy trì cho đến khi bên kia đặt ống nghe. Cần thiết phải bổ sung thiết bị đơn giản cho
phép tránh hiện tượng này.

I.3.2 Đối thoại thông qua mạng truyền thông

Trong thực tế, người ta không thể phổ biến việc sử dụng các mạng dạng HTĐĐNB một
cách rộng rải được vì nhiều lý do trong đó có lý do kinh tế. Các đối tác thường trao đổi với
nhau không phải bằng một bó lớn các đường truyền vật lý một cách trực tiếp mà bằng mạng
truyền thông.
Mạng có 3 chức năng cơ bản sau đây :
1. Cho phép một thực thể liên lạc với đối tác của mình để đối thoại với nhau.
2. Cho phép thực hiện đồng thời nhiều cuộc đối thoại bằng phương pháp chia xẻ tài nguyên
của mạng như đường dây vật lý, các tổng đài, ...
3. Cho phép khắc phục các hiện tượng chồng chéo thông tin và mất dữ liệu trên đường
truyền.
So với hệ thống đường truyền trực tiếp đã nêu ở trên, ở đây có 3 vấn đề mới được đặt ra :
1. Định danh - Đó là gắn thông tin xác định danh tính (tên, số) vào đối tượng được trỏ tới
(trung tâm, đối tác). Hệ thống truyền thông triển khai công việc trỏ tới đối tượng dựa vào
thông tin định danh như là một trong những chức năng chủ yếu của mình. Việc định danh
được thực hiện bởi một cơ chế liên hợp nhiều giai đoạn.
2. Chia xẻ tài nguyên hệ thống cho nhiều liên lạc thực hiện cùng một lúc.
3. Xây dựng giao diện và giao thức mở rộng trên nền tảng của giao diện và giao thức hiện
hành.

I.3.3 Hội thảo giữa các đối tác

Hội thảo đó là sự liên lạc của các đối tác với số lượng lớn hơn 2. Trong phần này, có hai
vấn đề cơ bản được đặt ra là vấn đề chia xẻ đường truyền và truyền thông tin.

I.3.3.1 Chia xẻ đường truyền

Giả sử rằng có một hội nghị bàn tròn bao gồm N (N>2) người diễn ra. Ở mỗi thời điểm, ta
có một người phát thông tin cho toàn thể N-1 người còn lại cùng nghe. Sau khi nhận thông tin,
mỗi người phản ứng bằng cách phát cho người khác những thông tin mới. Từ đây, chúng ta có
thể phân biệt các kiểu hoạt động khác nhau.
1. Hoạt động không cần quy định
Hiện tượng nhiều người phát thông tin cùng một lúc sẽ là nguyên nhân chủ yếu của việc
mất thông tin, diễn ra đơn thể hoá truyền thông bởi một người, một nhóm người hoặc là tác
nhân hình thành những nhóm nhỏ hoạt động đơn lẽ.
2. Tôn trọng quy tắc
Phương pháp giản đơn và hiệu quả là mỗi người có phiên của mình. Nội dung chủ yếu của
phương pháp này là mỗi một lần chỉ có một người được phát, thời gian phát bị khống chế
trước. Khi ý kiến xong hay đã quá thời gian quy định, người này chuyển quyền phát biểu cho
người tiếp theo. Người phát biểu đầu tiên sẽ xác định bởi rút thăm, theo trình tự bảng chữ
cái,...

Hệ tin học phân tán
25
. Các khái niệm cơ bản .

3. Chỉ huy
Một người trong số đối tác của hội nghị được nhận quyền cao hơn, quyền chỉ huy, để
khống chế thời gian phát biểu. Anh ta vận dụng các thủ tục đã được xác định từ trước hay các
điều mà các đối tác vừa thống nhất. Sự hoạt động của hệ sẽ là hiệu quả, nếu như hệ thống có
cơ chế chỉ huy tin cậy.

I.3.3.2 Truyền thông tin

Có một số đường truyền như sóng phát thanh chẳng hạn cho phép phát thông tin đến nhiều
người cùng một lúc và do đó dễ dàng thực hiện một cuộc hội thảo. Ngược lại, nếu chỉ có
đường truyền cho đối thoại, thì hội thảo trên đường truyền ấy là vấn đề phức tạp.
Nguyên nhân cơ bản có thể phản ảnh trong bảng sau :

STT Kiểu phát Ví dụ giải thích


1 Phát trực tiếp Người phát gửi một bản sao của
văn bản cho từng người.
Người phát gửi văn bản cho người
đầu tiên trong danh sách. Người
này sau khi đọc xong chuyển tiếp
2 Phát dây chuyền cho người tiếp theo trong danh
sách. Cứ như vậy, văn bản được
chuyển tiếp tục cho đến khi quay
trở lại người phát.
Người phát chỉ phát cho người phụ
trách nhóm một bản sao. Người
3 Phát theo nhóm phụ trách tiến hành phát cho các
thành viên của mình theo một
trong hai phương pháp 1 và 2 nêu
trên.

I.4 Hệ thống quy ước

Trong tài liệu này, ta sử dụng các ký hiệu và hình sau đây để trình bày thông tin về hệ tin
học phân tán.

STT Ký hiệu/Hình Thuyết minh


1 Tập hợp người sử dụng (NSD).
1 2
Đó là các thực thể đồng nhất trong
... khai thác-ứng dụng các thiết bị
Q
phần cứng, phần mềm hoặc dữ
liệu.
D÷ liÖu Thực thể cấu thành.
2 Ví dụ : Dữ liệu là thực thể cấu
thành nên hệ thống tin học.


Hệ tin học phân tán
26
. Các khái niệm cơ bản .


nhí
Thiết bị/Bộ phận.
3 trong
Ví dụ : Bộ nhớ trong.
4 Un Bộ xử lý/Bộ vi xử lý/Bộ xử lý
/M trung tâm.
5 Các kênh/Kênh/Bus
Un Máy server.
6 Mn Trong đó Ui được biểu diễn trong
Sn
/S 4., còn Mi là bộ nhớ trong ở 3.
7 HÖ thèng truyÒn th«ng
Hệ thống viễn thông
8 Đường truyền cho phép kết nối 2
chiều đầy đủ.
9 E Trạng thái của hệ.
Ví dụ : Trạng thái E.
10 T Truy vấn/Hành động

11 (B,B), (M,H) Cặp trạng thái


CSDL
12 Hệ thống cơ sở dữ liệu
/CSDL
13 CSDL CSDL phân tán phải có dữ liệu
giống nhau hoàn toàn
14 I Cửa sổ

15 Pj
Tiến trình Pj

Tài nguyên loại Tx


16 T1

17 FORK Lời gọi hệ thống

18 Ngoại vi lô gíc

19 Hệ thống các files

20 Ngoại vi vật lý

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Bạn hãy định nghĩa về hệ tin học và hệ điều hành các máy tính. Cho biết những điểm
giống nhau và khác nhau.
2. Hãy cho biết các thực thể tạo nên hệ tin học. Phân biệt hệ tin học với hệ điều hành.
3. Hãy phân tích mối quan hệ hữu cơ giữa hệ tin học và hệ điều hành.


Hệ tin học phân tán
27
. Các khái niệm cơ bản .

4. Người ta nói rằng hệ tin học phân tán chính là hệ điều hành các mạng máy tính hiện đại.
Bạn hãy cho biết ý kiến về vấn đề đó.
5. Bạn hãy nêu bật đặc trưng rất cơ bản của hệ thống tin học thế hệ đầu tiên. Các phần mềm
trong thời kỳ này thuộc thành phần nào.
6. Bạn hãy nêu các công đoạn thực hiện trong máy. Giải thích ý nghĩa của từng công đoạn.
7. Khi một chương trình dịch chỉ ra bản đích trên assembly, thì còn phải làm gì nữa để
chương trình có thể thực hiện được.
8. Bạn hãy cho biết các sự kiện lớn của hệ tin học thế hệ thứ 2.
9. Theo Bạn, thế hệ đương đại của các hệ thống có những đặc điểm gì quan trọng nhất.
10. Hệ điều hành UNIX đã có những đóng góp quan trọng gì về mặt lý thuyết.
11. Hệ điều hành MULTICS chuẩn mực ở những điểm nào. Vai trò của nó trong việc phát
triển các hệ điều hành hiện đại.
12. Mạng cục bộ các máy tính. Mạng ETHERNET và TOKEN-RING.
13. Token là gì. Bạn hãy cho ví dụ về Token.
14. Phương thức thâm nhập đường truyền CSMA/CD. Bạn hãy phân tích giải thuật mô phỏng
hành vi thâm nhập mạng.
15. Bạn hãy cho biết khi nào một mạng máy tính được gọi là một hệ tin học tập trung.
16. Bạn hãy cho biết khi nào một mạng máy tính được gọi là một hệ tin học phân tán.
17. Bạn hãy nêu lên các nguyên tắc xây dựng cơ bản của một hệ tin học phân tán.
18. Hãy cho ví dụ về vấn đề truyền gói thông tin trong một mạng cụ thể mà Bạn thành thạo
nhất.
19. Bạn hãy trình bày cấu trúc gói của mạng chuyển mạch X.25
20. Mạng ETHERNET sử dụng kỹ thuật gì để truyền thông tin từ nguồn đến đích.
21. Bạn hãy trình bày những hiểu biết của mình về giao thức.
22. Từ ví dụ về hệ thống liên lạc nội bộ, Bạn hãy trình bày các loại giao thức cho công việc
kết nối, liên lạc, kết thúc bình thường và kết thúc không bình thường.
23. Bạn hãy trình bày vấn đề chia xẻ đường truyền.
24. Bạn hãy trình bày những ý tưởng cơ bản của việc đối thoại thông qua đường truyền.


Hệ tin học phân tán
28

You might also like