You are on page 1of 13

Tên ………………………………………….

KIỂM TRA THỬ GIỮA HỌC KÌ I


Môn: Toán Lớp 5

Phần I: Phần trắc nghiệm:


Em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1) Số thích hợp viết vào chỗ chấm (…) để: 3kg 3g = … kg là:

A. 3,3 B. 3,03 C. 3,003 D. 3,0003


834
2) Phân số thập phân được viết dưới dạng số thập phân là:
1000

A. 0,0834 B. 0,834 C. 8,34 D. 83,4

3) Trong các số thập phân 42,538; 41,83; 42,358; 41,538 số thập phân lớn
nhất là:

A. 42,538 B. 41,835 C. 42,358 D. 41,538

4) Mua 12 quyển vở hết 24000 đồng. Vậy mua 30 quyển vở như thế hết số
tiền là:

A. 600000 đ B. 60000 đ C. 6000 đ D. 600 đ

5): Số “Bốn mươi bảy đơn vị, bốn phần mười và tám phần trăm ” viết như
sau:

A. 47,480 B. 47,0480 C. 47,48 D. 47,048

6): Biết 12,... 4 < 12,14 Chữ số điền vào ô trống là:

A. 0 B. 1 C. 2 D. 3

7): Chữ số 9 trong số thập phân 17,209 thuộc hàng số nào?

A. Hàng nghìn B. Hàng phần mười


C. Hàng phần trăm D. Hàng phần nghìn

1
8): Viết
10
dưới dạng số thập phân được

A. 10,0 B. 1,0 C. 0,01 D. 0,1

9) (1,5 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.

a) 0,9 < 0,1 < 1,2 b) 96,4 > 96,38

c) 5m2 25dm2 = 525 dm2 d ) 1kg 1g = 1001g

Phần II. Phần tự luận:


1)Tính.
1
a) 2
3
+ 25 = ………………………………………

2 2
b) 2
5
- 3
= ………………………………………
1
c) c 2
3
x 25 = ………………………………………

2
d)
5
: 1 23 = ………………………………………

2) Viết số thích hợp vào ô trống.

a. 8m 5dm = ……….….m b. 2 ha 65 m 2=……..……..ha

c. 5 tấn 562 kg = ……….…tấn d. 12m25dm2 =……….…. m2

3) 8 người đắp xong một đoạn đường trong 6 ngày . Hỏi muốn đắp xong
đoạn đường đó trong 4 ngày thì phải cần bao nhiêu người ?
Tómtắt………………………………………………Bài giải
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………….
4)Để lát nền một căn phòng hình chữ nhật, người ta dùng loại gạch men
hình vuông có cạnh 30cm.
a. Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để lát kín nền căn phòng đó, biết rằng
căn phòng có chiều rộng 6m, chiều dài 9m? (Diện tích phần mạch vữa
không đáng kể).
b. Biết 1 viên gạch giá 15 000 đồng, tính số tiền để mua gạch .
Bài giải
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………
Tên ………………………………………….KIỂM TRA THỬ GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Toán Lớp 5
Phần I: Trắc nghiệm
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
507
Câu 1: viết dưới dạng số thập phân là:
100
A. 5,7 B. 5,007 C. 5,07 D. 5,0007

Câu 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm 5km 302m= ……..km:

A. 5, 302 B. 53,02 C. 5,0302 D. 530,2

Câu 3: Số lớn nhất trong các số 5,798; 5,897; 5,789; 5,879 là:

A. 5,798 B. 5,897 C. 5,789 D. 5,879

Câu 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 7m2 2 dm2 = …………dm2

A. 72 B. 720 C. 702 D. 7002

Câu 5. Chữ số 6 trong số thập phân 82,561 có giá trị là:


6 6 6
A. B. C. D. 6
10 100 1000

Câu 6 Số thập phân 2,35 viết dưới dạng hỗn số là:

35 35 5 35
A. 2
100
B. 2
10
C. 23 100 D.2 1000

Câu 7: Mỗi xe đổ 2 lít xăng thì vừa đủ số xăng cho 12 xe. Vậy mỗi xe đổ 3 lít
thì số xăng đó đủ cho bao nhiêu xe?

A. 18 xe B. 8 xe C. 6 xe D. 10 xe

Câu 8. Mua 15 quyển sách Toán hết 135000 đồng. Hỏi mua 45 quyển sách
Toán hết bao nhiêu tiền?

A. 90 000 đồng B. 450 000 đồng C. 405 000 đồng D. 45 000


đồng

Câu 9: Một khu vườn hình vuông có chu vi 100m Diện tích của khu vườn là:

A. 10000 m2 B. 625 ha C. 6,25 dam2 D. 62,5 m2


Phần II: Tự Luận
Câu 1. Tính.
1
a) 3 - 3 = …………………………………………………………….
3
2
b) 5 : 2 = ……………………………………………………………..
5

Câu 2. Tìm x
3 5 9
a) :x= b) - x =2
4 3 4
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Câu 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: (1 điểm)

a). 7m 29 cm = ................m b) 16ha =..................km 2


. 7 tấn 25 kg = ……..….tấn 11m24dm2 =……….…. m2
73224 m = …………km 3785 m 2 = ………dam2…… m2

Câu 4: Một người sử dụng 5 máy bơm để hút hết nước trong hồ thì mất 12
giờ . Hỏi với 3 máy bơm thì cần bao nhiêu giờ để hút hết nước trong hồ?
Tómtắt Bài giải
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………….
5
Câu 3: Một mảnh đất hình chữ nhật có nửa chu vi là 64m, chiều dài bằng
3
1
chiều rộng. Người ta đã sử dụng diện tích mảnh đất để làm nhà.
3

a. Tính chiều dài chiều rộng của mảnh đất?


b. Tính diện tích phần đất làm nhà?
Tómtắt Bài giải
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
Tên ………………………………………….KIỂM TRA THỬ GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Toán Lớp 5
Phần I: Trắc nghiệm
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Chữ số 7 trong số thập phân 2,761 có giá trị là:


7 7 7
A. B. C. D. 7
10 100 1000
Câu 2: Số thập phân 0,09 viết dưới dạng phân số thập phân là:
9 9 9
A. B. C. D. 9
10 100 1000

Câu 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm 3kg 5g = ……... kg

A. 3,5 B. 3,5 C. 3,500 D. 3,005


Câu 4: Số bé nhất trong các số 15,198; 15,147; 15,189; 15,179 là:

A.15,198 B.15,147 C. 15,189 D.15,179

Câu 5: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 8ha 14 m2 = …………m2

A. 800014 B. 814 C. 8014 D. 80014

Câu 6 Số thập phân 5,01 viết dưới dạng hỗn số là:

1 1 501 1
A 5
100
B. 5
10
C. 5 100 D.501 100

9
Câu 7: Hỗn số 3 10 viết dưới dạng phân số là:

39 39
A. 100 B. 3,09 C. 3,9 D. 10

Câu 8: Tìm số tự nhiên x biết : 69,98 < x < 70,001

A. x = 69 B. x = 70 C. x = 69,99 D. x = 69,98
2
Câu 9: Tổng 2 số là 250, số bé bằng 3 số lớn. Vậy số bé và số lớn là:

A. 100 và 200 B. 100 và 150 C. 50 và 200 D. 100 và 1500

Phần II: Tự Luận


Câu 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:

a/ 9m 12cm =............................m b/ 2dm2 5mm2 =..................... …mm2

c/ 5 tấn 62kg =.........................tấn d/17 ha 35m2 =.........................ha

Câu2 : < > = ?


a) 15m2 25dm2 15,025 m2 b ) 5kg 71g 5071g

Câu 3: (2 điểm) Tính


5 1
a) +1 = …………………………………………………………….
3 4

1 2
b) 2 - = …………………………………………………………….
3 5

5 1
c) x 1 = …………………………………………………………….
3 4

1
d) 1 : 2 = …………………………………………………………….
3
Câu 4: Người ta dùng 250 viên gạch men hình vuông có cạnh 40 cm để lát
kính căn phòng . Tính diện tích căn phòng với đơn vị mét vuông?

……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Câu 5: Một khu vườn hình vuông có chu vi 1000m. Diện tích khu vườn đó
bằng bao nhiêu mét vuông? Bao nhiêu héc-ta?

……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Câu 6. Mua 25 quyển vở với giá 12 000 đồng một quyển thì hết số tiền Mai
có. Cũng với số tiền đó nếu mua vở giá 10 000 đồng một quyển vở thì Mai
mua được bao nhiêu quyển vở?
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………...
Tên ………………………………………….KIỂM TRA THỬ GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Tiếng việt 5
Những người bạn tốt
A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca
hát ở đảo Xi-xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường
trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi
lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A-ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài
ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý. A-ri-ôn đứng trên boong tàu
cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất, ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho
rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền.
Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang
lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức
tiếng hát của người nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa
ông trở về đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn
bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.
Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi
về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó A-ri-ôn
bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị
tội bọn cướp và trả lại tự do cho A-ri-ôn.
Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện
những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó
là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá
thông minh.
Theo LƯU ANH
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Nhân vật A-ri-ôn trong truyện là ai?
A. Là một vị quan trong thần thọai Hy Lạp.
B. Là một vị thần phụ trách âm nhạc được thần Dớt sai xuống trần gian phụ
trách âm nhạc
C. Là một nghệ sĩ của đất nước Hy Lạp cổ.
D. Là một người chuyên chăm sóc và thuần dưỡng cá heo

Câu 2. A-ri-ôn là nghệ sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật nào?
a. Hội họa b. Văn học
c. Điêu khắc d. Âm nhạc

Câu 3. Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?

A. Vì khi đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên tàu chở ông nổi lòng tham,
cướp hết tặng vật và đòi giết A-ri-ôn.
B. Vì khi đến giữa biển, con thuyền chở ông và các thủy thủ đâm phải tảng
băng, thuyền chìm, tính mạng của ông và các thủy thủ đang trong cảnh
“nghìn cây treo sợi tóc”
C. Vì khi đến giữa biển, con thuyền chở ông và các thủy thủ bị một đàn cá
mập tấn công.
Câu 4. Điều kỳ lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc
đời?
A. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi
đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba.
B. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi
đến tấn công lũ cướp và cứu A-ri-ôn thoát chết.
C. Bầy cá heo khi nghe được tiếng đàn, tiếng hát của ông đã lập tức ngoi
lên, mời ông xuống cung điện của chúng ngày ngày đàn hát cho chúng
nghe.

Câu 5 : Qua câu chuyện em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm
nào?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………

Câu 6 . Từ nào là động từ ?

a. Hiền lành B. len lỏi C. mềm mại D vời vợi

Câu 7: Dòng nào dưới đây là nhóm các từ đồng nghĩa?

A. lung linh, long lanh, lóng lánh, mênh mông.

B. vắng vẻ, hiu quạnh, vắng ngắt, lung linh.

C. bao la, mênh mông, thênh thang, bát ngát.

Câu 8: Trong câu: “Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn
Sinh Cung hiểu được nhiều điều”. Từ tiền bối thuộc từ loại:

A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ

Câu 9: Em hãy tìm một từ trái nghĩa với từ “chiến tranh” và đặt câu với từ vừa
tìm được.

Từ tìm được:
………………………………………………………………………………………
………

Đặc câu:
………………………………………………………………………………………

Câu 10 Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu văn sau:
Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được
nhiều điều.

Tên ………………………………………….KIỂM TRA THỬ GIỮA HỌC KÌ I


Môn: Tiếng việt 5
Kì diệu rừng xanh
Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố lúp xúp
dưới bóng cây thưa. Những chiếc ấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc
nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào
kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp
xúp dưới chân.
Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong
xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc
má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông
đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng
khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt. Những sắc
vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc
chân vàng đang giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có
mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.
Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí.
Theo Nguyễn Phan Hách
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Khi loanh quanh trong rừng, tác giả đã bắt gặp điều gì?

A. Một lối đi đầy hoa và ong bướm bay lượn


B. Một ngôi nhà khang trang sạch sẽ
C. Một chiếc cầu xinh xắn bắc ngang một dòng sông thơ mộng
D. Mối lối đi đầy nấm dại

Câu 2. Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?

A. Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm.
B. Tác giả thấy vạt nấm rừng như những chiếc ô nhỏ xinh với màu sắc sặc sỡ.
C. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì.
D. Bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những
người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.

Câu 3. Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?

A. Làm cho cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
B. Làm cho những cây nấm gần gũi hơn với con người.
C. Làm cho cảnh vật trong rừng khiến người khác sợ hãi, cẩn trọng hơn khi bước vào.
D. Cả A và C

Câu 4. Sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng?
A. Sự xuất hiện của muông thú làm cho cánh rừng thêm sôi động bởi những âm thanh,
tiếng kêu của chúng.
B. Sự xuất hiện thoắt ẩn thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở nên sống
động, đầy những điều bất ngờ và kì thú.
C. Sự xuất hiện của muông thú khiến con người thêm e dè và đề phòng mỗi khi bước
chân vào khu rừng.
D. Sự xuất hiện của muông thú khiến con người thấy yên tâm hơn rất nhiều khi bước
vào cánh rừng.

Câu 5. Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”?

A. Vì trong rừng toàn một sắc xanh, chỉ có một cái cây lá vàng rợi ở nơi trung tâm.
B. Vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn.
C. Vì người dân đặt tên “vàng rợi” theo màu sắc yêu thích của người đã tìm ra khu rừng
này.
D. Vì “vàng rợi” là màu sắc đem lại sự may mắn nên người dân đặt tên cho rừng khộp
như
vậy là mong mọi người luôn gặp may mắn trong cuộc sống

Câu 6. Tác giả cảm thấy như thế nào khi bước vào khu rừng?

A. Cảm giác gần gũi như đang ở nhà mình.


B. Cảm giác lo sợ, rợm ngợp khi bước vào chốn rừng núi hoang dã.
C. Cảm giác đang lạc vào một thế giới thần bí.
D. Cảm giác tò mò muốn khám phá thiên nhiên.

Câu 7. Ý nghĩa của bài văn Sự kì diệu của rừng xanh?

A. Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả
đối với vẻ đẹp của rừng.
B. Cảm nhận được sự hoang xơ, kì bí của rừng. Cẩn trọng hơn khi bước chân vào
những khu rừng như thế này.
C. Cảm nhận được thiên nhiên kì thú từ đó thêm yêu thiên nhiên hơn.
D. Cảm nhận được những nguy hiểm ẩn nấp trong khu rừng kì bí từ đó mà chú ý tới việc
an toàn khi bước chân vào rừng.

Câu 8 . Từ nào tính từ ?

a. Chen chúc B. ngoan ngoãn C. nhấp nhô D . trang trại

Câu 9: Dòng nào dưới đây là nhóm các từ đồng âm ?

A. Vạt nương/ vạt áo B. Kính trọng bà / kính soi mặt

C. Lúa chín/ nghĩ cho chín D. Bà bệnh nặng/ Con voi rất nặng.

Câu 10: Từ nào đồng nghĩa với từ Tổ quốc

A. Xóm làng B. Hoàn cầu C. Đất nước D. Làng quê

Câu 11: Em hãy tìm một từ trái nghĩa với từ “ghen ghét ” và đặt câu với từ vừa tìm được.
Từ tìm được:
………………………………………………………………………………………………

Đặc câu:
……………………………………………………………………………………………………

Câu 12 Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu văn sau:

Chiều chiều, bọn trẻ chăn trâu rủ nhau ra bờ đê thả diều.


Tên ………………………………………….KIỂM TRA THỬ GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Tiếng việt 5
Một chuyên gia máy xúc
Đó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh. Ánh nắng ban mai nhạt
loãng rải trên một vùng đất đỏ công trường tạo nên một hòa sắc êm dịu.
Chiếc máy xúc của tôi hối hả "điểm tâm" những gầu chắc và đầy. Chợt lúc quay ra, qua
khung cửa kính buồng máy, tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng
óng ửng lên một mảng nắng. Tôi đã từng gặp nhiều người ngoại quốc đến tham quan
công trường. Nhưng người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật lên khác hẳn các khách
quan khác. Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất
phác..., tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.
Đoàn xe tải lần lượt ra khỏi công trường. Tôi cho máy xúc vun đất xong đâu vào đấy, hạ
tay gầu rồi nhảy ra khỏi buồng lái. Anh phiên dịch giới thiệu: "Đồng chí A-lếch-xây,
chuyên gia máy xúc!"
A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười, hỏi:
- Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?
- Tính đến nay là năm thứ mười một. - Tôi đáp.
Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay dầu mỡ của tôi lắc
mạnh và nói:
- Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thủy ạ!
Cuộc tiếp xúc thân mật ấy đã mở đầu cho tình bạn thắm thiết giữa tôi và A-lếch-xây.
(theo Hồng Thủy)
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa những nhân vật nào?

a. A-lếch-xây và Thôm-sơn b. A-lếch-xây và Thủy


c. Thành và Thủy d. Thủy và anh công nhân

Câu 2. Cuộc gặp gỡ giữa Thủy và A-lếch-xây diễn ra ở đâu?

a. Khu phố người nước ngoài b. Công trường xây dựng


c. Nhà ga d. Nông trường quốc doanh

Câu 3. Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến Thủy ấn tượng?

a. Người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng ửng, thân hình chắc khỏe, khuôn mặt chất
phác.
b. Người ngoại quốc nhỏ bé, ăn mặc sang trọng, thân hình thấp nhỏ, khuôn mặt dữ dằn.
c. Người ngoại quốc béo lùn, mái tóc bạch kim, thân hình tròn trịa, làn da trắng ửng hồng
d. Rụt rè, nhút nhát

Câu 4. Thủy có ấn tượng như thế nào về người ngoại quốc A-lếch-xây qua dòng miêu tả
sau:
"Qua khung cửa kính buồng máy tôi thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng
ửng,... Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất
phác"

A. Gợi lên vẻ khả nghi, gian ác


B. Gợi lên vẻ sợ sệt, nhút nhát
C. Gợi lên vẻ giản dị, thân mật
D. Gợi lên vẻ đáng sợ, nguy hiểm

Câu 5. Qua lời giới thiệu của người phiên dịch, A-lếch-xây làm nghề gì?

A. chuyên gia dinh dưỡng


B. chuyên gia máy xúc
C. chuyên gia về công nghệ
D. chuyên gia về đầu tư
Câu 6. Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
A. sang trọng, khách sáo, kiểu cách
B. giản dị, chân thành, thân mật
C. bất ngờ, hụt hẫng, nuối tiếc
D. bẩn thỉu, rách rưới
Câu 7. Ý nghĩa câu truyện là gì?

A. Vẻ đẹp ngoại hình của một chuyên gia ngoại quốc.


B. Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn đối với một công nhân Việt Nam.
C. Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn đối với một công nhân Việt Nam,
qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
D. Cuộc gặp gỡ thân mật của một chuyên gia máy xúc nước bạn với một công nhân Việt
Nam.
Câu 8 : Trong các câu sau đây câu nào từ miệng được dùng với nghĩa chuyển?

A. Cô bé có khuôn miệng nhỏ nhắn, xinh xắn.

B. Đừng có mà suốt ngày chỉ biết “há miệng chờ sung” như thế.

C. Đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà.

D. Miệng hố được che đậy rất kĩ càng, đây chính là cái bẫy để bắt thú dữ.

Câu 9: Trong các câu có chứa từ đi sau đây, câu nào từ đi được dùng với nghĩa
gốc?

A. Trời trở lạnh, mẹ nhắc An nhớ đi tất vào chân trước khi đi ra ngoài.

B. Nam đi giày cẩn thận rồi mới ra khỏi nhà.

C. Ông em bị đau chân nên đi rất chậm.

D. Nam đi một nước cờ khiến cho tất cả đều phải trầm trồ.

Câu 10: Từ nào đồng nghĩa với từ “ bát ngát”

A. Nho nhỏ B. thêng thang C. rung rinh D. nhấp nhô


Câu 11: Em hãy tìm một từ trái nghĩa với từ “ phá hoại ” và đặt câu với từ vừa tìm được.

Từ tìm được:
………………………………………………………………………………………………

Đặc câu:
……………………………………………………………………………………………………

Câu 12 Gạch 1 gạch dưới trạng ngữ, chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu văn sau:

Trên các ô cửa kính, ánh đèn đủ màu sắc hắt ra đường phố lung linh huyền ảo.

You might also like