You are on page 1of 64

BÁO CÁO THỬ VIỆC

MỤC LỤC
PHẦN I: TÌM HIỂU CHUNG .......................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NỘI DUNG CƠ BẢN NỘI QUY LAO ĐỘNG ÁP DỤNG TRONG
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG. ............................................................. 1
1.1. QUY ĐỊNH CHUNG .............................................................................................. 1
1.2. NỘI DUNG: ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC
ĐẮK LẮK. .......................................................................................................................... 5
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐẮK LẮK: .......................................... 5
2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐẮK LẮK: ........................... 6
2.3. BAN ĐIỀU HÀNH CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐẮK LẮK. ..................................... 8
2.4. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA CÁC PHÒNG BAN: ........................ 9
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ LƯỚI ĐIỆN TỈNH ĐĂK LĂK ............................... 13
3.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ .................................................................................................... 13
3.2 HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN TỈNH ĐĂK ĐĂK ................................................... 13
CHƯƠNG 4: QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH SỐ THIẾT BỊ VÀ CÁC KÝ HIỆU TRÊN SƠ
ĐỒ LƯỚI ĐIỆN ĐẮK LẮK ........................................................................................... 21
4.1. QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH SỐ THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN .................. 21
4.2. . TỔ CHỨC CÔNG TÁC ĐÁNH SỐ THIẾT BỊ VÀ CÁC KÝ HIỆU TRONG HỆ
THỐNG ĐIỆN ĐẮK LẮK. ........................................................................................ 24
4.3. ĐỌC HIỂU CÁC KÝ HIỆU – TRÊN SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ. ............................. 28
PHẦN II: TÌM HIỀU RIÊNG ........................................................................................ 30
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU KẾT CẤU LƯỚI ĐIỆN 110kV TỈNH ĐĂK LĂK ..... 30
1.1. TỔNG QUAN LƯỚI ĐIỆN 110kV ĐĂK LĂK ................................................... 30
1.2. ĐÁNH GIÁ LƯỚI ĐIỆN 110kV ĐĂK LĂK ....................................................... 34
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN XUẤT TUYẾN 474 TBA
BUÔN MA THUỘT ......................................................................................................... 37
2.1. ĐỘ TIN CẬY ........................................................................................................ 37
2.2. ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN ........................................................................ 37
2.3. CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN LƯỚI ĐIỆN
PHÂN PHỐI. ............................................................................................................... 39
2.4. TÍNH TOÁN ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN. ................................................. 41

NVTH :Võ Văn Tài Trang i


BÁO CÁO THỬ VIỆC
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH VỊ VÀ PHÁT HIỆN SỰ
CỐ...................................................................................................................................... 45
3.1. TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH VỊ SỰ CỐ TRÊN LƯỚI ĐIỆN ... 45
3.2. HỆ THỐNG CHỈ THỊ VÀ CẢNH BÁO SỰ CỔ TỈNH ĐĂK LĂK .................... 45
3.3. THIẾT BỊ CHỈ THỊ VÀ CẢNH BÁO SỰ CỐ SRFI ............................................ 45
3.4. PHẦN MỀM GIÁM SÁT ĐIỂM SỰ CỐ LƯỚI ĐIỆN FDS ............................... 54
3.5. HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ VÀ CHỈ THỊ SỰ CỐ ....................................................... 61

NVTH :Võ Văn Tài Trang ii


BÁO CÁO THỬ VIỆC

PHẦN I: TÌM HIỂU CHUNG


CHƯƠNG 1: NỘI DUNG CƠ BẢN NỘI QUY LAO ĐỘNG ÁP DỤNG TRONG TỔNG
CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG.
1.1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
a. Phạm vi điều chỉnh.
Nội quy lao động là những quy định cụ thể nhằm điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong quan
hệ lao động, bao gồm: Thời gian làm việc; thời gian nghỉ ngơi; an ninh trật tự tại nơi làm việc,
an toàn lao động, vệ sinh lao động; bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh; kỷ luật lao động và trách
nhiệm vật chất; các vấn đề có liên quan tại Tổng công ty Điện lực miền Trung.
b. Đối tượng áp dụng.
Nội quy lao động này áp dụng đối với tất cả người lao động trong Tổng công ty Điện lực
miền Trung, kể cả người lao động trong thời gian thử việc, học nghề, làm việc tại:
- Cơ quan Tổng công ty Điện lực miền Trung.
- Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Trung.
Nội quy lao động này đã được thông qua Hội nghị đại biểu người lao động Tổng công ty
Điện lực miền Trung ngày 15/7/2016 và quyết định số: 4884/QĐ-EVN CPC ngày 27 tháng 07
năm 2016 về việc ban hành Nội quy lao dộng do Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền
Trung phê duyệt ban hành.
c. Trách nhiệm
Ban Tổng giám đốc, các Trưởng Ban Tổng Công ty, Giám đốc các đơn vị trực thuộc Tổng
Công ty đảm bảo Nội quy lao động này luôn được tuân thủ.
Toàn thể người lao động trong Tổng công ty Điện lực miền Trung nghiêm chỉnh thực hiện
theo sự phân công của Lãnh đạo và tuân thủ các quy định trong Nội quy lao động này.
d. Chủ tịch các công ty con do Tổng công ty sở hữu 100% vốn điều lệ và Người đại diện phần
vốn góp của Tổng công ty tại các Công ty cổ phần tham khảo Nội quy lao động này để xây dựng
Nội quy lao động của đơn vị mình.
1.2. NỘI DUNG:
1.2.1. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi của NLĐ:
- Buổi sáng: Từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút
- Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút
- Thứ 7, Chủ nhật và các ngày Lễ: Nghỉ theo luật định.
1.2.2. Trật tự tại nơi làm việc:

NVTH :Võ Văn Tài Trang 1


BÁO CÁO THỬ VIỆC
1.2.2.1. Nội quy ra vào nơi làm việc:
- Phương tiện đi lại phải để đúng nơi quy định và đảm bảo nguyên tắc phòng cháy chữa cháy.
- Ra, vào trụ sở EVN CPC / Đơn vị phải chấp hành sự kiểm tra của bảo vệ cơ quan, đơn vị.
- Hết giờ làm việc NLĐ phải vệ sinh nơi làm việc, tắt điện, nước… nơi làm việc, khóa cửa
cẩn thận trước khi ra về.
- Các trường hợp mang VTTB, CCDC, TSCĐ của EVN CPC/Đơn vị ra, vào cổng phải có
phiếu xuất kho hoặc Quyết định điều động hoặc chấp thuận của người phụ trách có thẩm quyền.
- Bất kể trong hay ngoài giờ làm việc hành chính, NLĐ không được mang theo vũ khí, chất
dễ cháy, dễ nổ, chất gây nghiện và các dụng cụ gây sát thương khác vào EVN CPC/Đơn vị.
1.2.2.2. Trật tự nơi làm việc:
- NLĐ phải tuân thủ nghiêm túc thời gian làm việc và thời giờ nghỉ ngơi theo quy định. Trong
giờ làm việc, NLĐ không được tự ý ra khỏi khu vực làm việc và phạm vi EVN CPC / Đơn vị
khi chưa được sự cho phép của cấp trên.
- Trong giờ làm việc, NLĐ phải đeo thẻ tên theo mẫu thống nhất của EVN CPC/ Đơn vị.
Nghiêm cấm việc tẩy, xóa, cạo, sửa thẻ tên hoặc dùng thẻ của người khác.
- NLĐ phải có tác phong làm việc nghiêm túc, phù hợp với văn hóa của EVNCPC.
- Trong bất kì trường hợp nào, NLĐ không được tự ý phát ngôn trên các phương tiện thông
tin đại chúng về các vấn đề liên quan đến hoạt động của EVN CPC, trừ những người được Tổng
Giám đốc ủy quyền.
1.2.2.3. Đồng phục và phương tiện bảo vệ cá nhân:
Trong giờ làm việc hoặc đang thi hành nhiệm vụ, tất cả NLĐ phải mặc trang phục và phương
tiện bảo vệ cá nhân theo quy định của EVN CPC.
1.2.3. An toàn lao động - Vệ sinh lao động (ATLĐ - VSLĐ):
1.2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ:
- Hàng năm khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, phải lập kế hoạch, biện
pháp ATLĐ, VSLĐ và cải thiện điều kiện lao động.
- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về ATLĐ, VSLĐ
đối với người lao động theo quy định của nhà nước.
- Cử người giám sát việc thực hiện các quy định nội dung, biện pháp ATLĐ, VSLĐ trong
đơn vị phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn và
vệ sinh.
- NSDLĐ phải có kế hoạch tổ chức huấn luyện và kiểm tra định kỳ quy trình, quy phạm, quy
định, nội quy về ATLĐ, VSLĐ đã được EVN CPC và các cấp có thẩm quyền ban hành cho
NLĐ, người làm công tác an toàn theo quy định của pháp luật lao động hiện hành.

NVTH :Võ Văn Tài Trang 2


BÁO CÁO THỬ VIỆC
- Hằng năm, NSDLĐ phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ, kể cả người học nghề;
lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại,
NLĐ là người khuyết tật, phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
- Thời gian khám sức khỏe định kỳ trong năm do đơn vị tự chủ động sắp xếp nhưng phải
đảm bảo đúng theo quy định. Sau khi khám sức khỏe định kỳ NSDLĐ phải thông báo kết quả
kiểm tra sức khỏe đến từng NLĐ.
- NSDLĐ thông tin đầy đủ về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy
hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm ATLĐ, VSLĐ tại nơi làm việc cho NLĐ.
- NSDLĐ có trách nhiệm với NLĐ khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Điều 144
- Bộ luật Lao động và Điều 5 Nghị định 44/2013/NĐ - CP ngày 10/5/2013.
1.2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của NLĐ:
- Khi làm việc NLĐ phải sử dụng và bảo quản các phương tiện, trang thiết bị dụng cụ an toàn
cá nhân được cấp phát để làm việc, nếu để mất hoặc hư hỏng không có lý do chính đáng thì phải
bồi thường theo quy định pháp luật lao động.
- NLĐ phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nơi làm việc, máy móc,
thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm.
Khi phát hiện người bị tai nạn lao động, người phát hiện phải khẩn trương cấp cứu, tham gia
khắc phục hậu quả và khai báo kịp thời theo quy định.
- NLĐ vi phạm công tác ATLĐ, VSLĐ tại Khoản 3 Điều 11 của NQLĐ này, ngoài việc bị
xử lí kỷ luật theo NQLĐ, phải bị đình chỉ công việc chuyên môn và được NSDLĐ tổ chức học
lại Quy trình an toàn điện, kiểm tra cho đến khi đạt yêu cầu mới bố trí lại công việc.
- NLĐ có quyền từ chối thực hiện công việc khi thấy không đảm bảo an toàn và phải chịu
trách nhiệm về quyết định của mình đồng thời phải báo cáo ngay cho cấp trên biết.
- NLĐ phải triệt để chấp hành các quy định pháp luật, quy chế quản lý nội bộ về phòng cháy
chữa cháy và bảo vệ môi trường.
1.2.4. Tổ chức thực hiện
1.2.4.1. Điều khoản thi hành:
- NQLĐ này được phổ biến đến từng NLĐ và niêm yết tại nơi làm việc để thực hiện. Mọi
NLĐ có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh NQLĐ này, đấu tranh ngăn chặn mọi hành vi gây
thiệt hại đến sản xuất kinh doanh, an ninh trật tự cũng như uy tín của đơn vị và EVNCPC.
- Trường hợp các quy định mới của Nhà nước hoặc EVNCPC điều chỉnh các nội dung liên
quan đến NQLĐ này thì NSDLĐ sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung NQLĐ cho phù hợp.
- Những vấn đề chưa được thực hiện trong nội quy này sẽ được thực hiện theo quy định của
pháp luật lao động.

NVTH :Võ Văn Tài Trang 3


BÁO CÁO THỬ VIỆC
- NQLĐ này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng kí với Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội Thành phố Đà Nẵng.
1.2.4.2. NQLĐ được thành lập nhiều bảng có nội dung và hiệu lực như nhau, được gửi đến
các đơn vị trong toàn Tổng công ty để phổ biến cho NLĐ biết, thực hiện và giám sát gồm:
- Tổng Giám đốc EVNCPC;
- Ban chấp hành Công đoàn EVNCPC;
- Giám đốc các đơn vị trực thuộc EVNCPC;
- BCH Công đoàn các đơn vị trực thuộc EVNCPC;
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Đà Nẵng;
- Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn có các đơn vị trực thuộc Tổng
công ty đóng trụ sở;
- EVN.
- Công đoàn Điện lực Việt Nam.

NVTH :Võ Văn Tài Trang 4


BÁO CÁO THỬ VIỆC
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐẮK
LẮK.
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐẮK LẮK:

Hình 1. Trụ sở công ty điện lực Đăk Lăk


Công ty Điện lực Đắk Lắk là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công Ty Điện Lực Miền
Trung, có tên viết tắt là PC Đắk Lắk. Tiền thân của Công ty Điện lực Đắk Lắk là Sở Quản lý và
Phân phối điện tỉnh Đắk Lắk trực thuộc Công ty Điện lực Miền trung được Bộ Điện và Than
thành lập vào ngày 28/12/1976. Sau ngày Miền nam hoàn toàn giải phóng, tiếp quản cơ sở điện
lực của chính quyền cũ để lại, các cán bộ của Uỷ ban Quân quản tỉnh Đắk Lắk đã vận động lực
lượng thợ đường dây, thợ vận hành máy tiếp tục trở lại làm công việc cũ. Đây là giai đoạn tập
trung củng cố, bảo dưỡng 5 tổ máy diesel, 4 tổ máy thuỷ điện với công suất khoảng vài ngàn
kW; 30km đường dây 15kV với gần 60 trạm biến áp phụ tải, với khoảng 40 cán bộ, công nhân
viên. Từ đó đến nay, Công ty Điện lực Đắk Lắk đã có những bước phát triển rất lớn về nguồn -
lưới điện, số lượng khách hàng và cơ cấu tổ chức. Nhiều lần chuyển đổi tên gọi:
Ngày 30/06/1993 Bộ Năng lượng ban hành quyết định số 557/NL-TCCB LĐ thành lập lại
và đổi tên Sở Điện lực Đắk Lắk thuộc Công ty Điện lực 3.

NVTH :Võ Văn Tài Trang 5


BÁO CÁO THỬ VIỆC
Ngày 08/3/1996 Tổng công ty Điện lực Việt Nam ban hành quyết định số 264/ĐVN-TCCB
đổi tên Sở Điện lực Đắk Lắk thành Điện lực Đắk Lắk trực thuộc Công ty Điện lực 3.
Ngày 20/02/2004 Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam ban hành quyết định
số 49/QĐ-EVN-HĐQT về việc thành lập lại Điện lực Đắk Lắk trên cơ sở chia tách ra từ Điện
lực Đắk Lắk cũ thành Điện lực Đắk Nông và Điện lực Đắk Lắk mới.
Năm 2010, thực hiện chủ trương chuyển đổi các Doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động
theo Luật Doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, phát huy những điểm thuận lợi và khắc phục những khó khăn của mô hình hiện tại;
ngày 14/4/2010, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ban hành Quyết định số
230/QĐ-EVN về việc đổi tên các điện lực trực thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Trung. Theo
đó, Điện lực Đắk Lắk được đổi tên là Công ty Điện lực Đắk Lắk trực thuộc Tổng Công ty Điện
lực miền Trung, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa
vụ pháp lý của Điện lực Đắk Lắk và của Công ty Điện lực 3.
Quy mô hoạt động tính đến ngày 31/12/2017:
Nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty Điện lực Đắk Lắk bao gồm:
Ngoài chức năng chủ yếu là quản lý lưới điện phân phối, phân phối và kinh doanh điện năng
còn có các chức năng sau:
- Sửa chữa, đại tu thiết bị điện.
- Sản xuất, kinh doanh điện năng.
- Hành nghề tư vấn và lập quy hoạch lưới điện đến 35 kV.
- Tư vấn và lập dự án đầu tư các công trình lưới điện đến 35 kV.
- Khảo sát, thiết kế, giám sát, thi công các công trình lưới điện đến 35 kV.
- Xây dựng và cải tạo các công trình đường dây và trạm biến áp đến 35 kV.
- Kinh doanh vật tư thiết bị điện, phụ kiện điện, đồ điện dân dụng.
- Sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh, kiểm định các thiết bị điện đến cấp điện áp 35 kV.
- Quản lý, vận hành, sửa chữa Diesel và gia công cơ khí.
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác theo giấy phép hoạt động Điện lực.
2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐẮK LẮK:

NVTH :Võ Văn Tài Trang 6


BÁO CÁO THỬ VIỆC
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỒ CHỨC CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐĂK LĂK

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

Phó giám đốc Phó giám đốc Kỹ Phó giám đốc kinh doanh
XDCB Thuật

P.Tổ Phòng Phòn Văn Phòn Phòn Ban Phòn Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng
chức TT- g Tài phòn g Kế g Quản g Kỹ Điều An Kinh Công Kiểm tra
và BVPC chính g hoạc Quản lý dự thuật độ toàn doanh nghệ giám sát
Nhâ Kế công h& lý án thông mua bán
n sự toán ty Vật đầu tin điện

Điện lực Krông Bông

Đội quản lý vận hành


Điện lực Krông Năng

Điện lực Krông Ana

Điện lực Nam BMT


Điện lực Krông Păk

Điện lực Buôn Đôn

Điện lực Bắc BMT


Điện lực Cư M’gar
Điện lực Buôn Hồ

Điện lực Ea H’leo

Điện lực Cư Kuin

lưới điện cao thế


Điện lực Ea Súp
Điện lực EaKar

Điện lực Lăk

Đăk lăk
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng

NVTH: Võ Văn Tài Trang 7


BÁO CÁO THỬ VIỆC
2.3. BAN ĐIỀU HÀNH CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐẮK LẮK.
Giám đốc công ty: Lãnh đạo toàn diện các mặt hoạt động của công ty Điện Lực Đắk Lắk,
có quyền điều hành cao nhất trong công ty. Nhằm đảm bảo tính tập trung trong chỉ đạo, Giám
Đốc trực tiếp điều hành 1 số lĩnh vực, chỉ đạo chung tất cả các đơn vị, các phòng chức năng trực
thuộc công ty. Trực tiếp chỉ đạo các phòng: Tổ chức & Nhân sự; Thanh tra Bảo vệ và Pháp chế;
Tài chính – Kế toán; Kế hoạch & Vật tư; và các đơn vị trực thuộc.
Phó giám đốc xây dựng cơ bản: Chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành công tác xây dựng cơ
bản và 1 số nhiệm vụ khác trong công ty. Trực tiếp quản lý: phòng quản lý đầu tư, văn phòng và
công tác đầu tư xây dựng đối với các đơn vị trực thuộc. Được Giám Đốc công ty ủy quyền thay
mặt Giám Đốc công ty chỉ đạo điều hành các hoạt động của công ty khi giám đốc đi vắng.
Phó giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành công tác kinh doanh và 1 số
nhiệm vụ khác trong công ty. Trực tiếp chỉ đạo: phòng kinh doanh, phòng công nghệ thông tin,
và công tác kinh doanh điện năng đối với các điện lực.
Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất: Chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành toàn bộ lĩnh vực kỹ
thuật sản xuất và kỹ thuật an toàn của công ty. Trực tiếp chỉ đạo các phòng: phòng kỹ thuật, kế
hoạch & vật tư, điều độ, an toàn, chỉ đạo kỹ thuật đối với các đơn vị trực thuộc.
Kế toán trưởng: Tham gia cùng ban giám đốc công ty trong việc đề ra các chương trình
công tác lớn trong quá trình điều hành sản xuất- kinh doanh, xây dựng phương hướng phát triển
của công ty, chủ trương về đầu tư xây dựng, các giải pháp huy động vốn cho sản xuất kinh doanh
và đầu tư xây dựng, trang bị phương tiện làm việc; đảm bảo việc làm, cải thiện đời sống và giải
quyết các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên theo đúng quy định của nhà nươc, tổng
công ty và tập đoàn điện lực Việt Nam.
Bộ máy của Công ty Điện lực gồm các phòng ban chức năng và các đơn vị sản xuất, tại các
huyện có các điện lực trực thuộc Công ty thực hiện nhiệm vụ phân phối, kinh doanh điện năng
trong địa bàn.
- Công ty Điện Lực Đắk Lắk gồm 13 phòng ban:
+ VP : Văn phòng
+ TT-BV&PC : Phòng Thanh tra Bảo vệ và Pháp chế
+ KH&VT : Phòng Kế hoạch và vật tư
+ TC&NS : Phòng Tổ chức và nhân sự
+ KT : Phòng Kỹ thuật
+ TC-KT : Phòng Tài chính-Kế toán
+ BQLDAĐTXD : Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng
+ QLĐT : Phòng Quản lý Đầu tư

NVTH: Võ Văn Tài Trang 8


BÁO CÁO THỬ VIỆC
+ KD : Phòng Kinh doanh
+ AT : Phòng An toàn
+ ĐĐ : Phòng Điều độ
+ CNTT : Phòng Công nghệ thông tin
+ KTGSMBĐ : Phòng Kiểm tra - Giám sát mua bán điện
- Các đơn vị trực thuộc Công Ty:
+ ĐLNBMT : Điện Lực Nam Buôn Ma Thuột
+ ĐLBBMT : Điện Lực Bắc Buôn Ma Thuột
+ ĐLBH : Điện Lực Buôn Hồ
+ ĐLEK : Điện Lực Ea Kar
+ ĐLEL : Điện Lực Ea H’Leo
+ ĐLKA : Điện Lực Krông Ana
+ ĐLKP : Điện Lực Krông Pắk
+ ĐLCM : Điện Lực Cư M’Gar
+ ĐLCK : Điện Lực CưKuin
+ ĐLKN : Điện Lực Krông Năng
+ ĐLKB : Điện Lực Krông Bông
+ ĐLBĐ : Điện Lực Buôn Đôn
+ ĐLES : Điện Lực Ea Soup
+ ĐLL : Điện Lực Lắk
2.4. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA CÁC PHÒNG BAN:
1. Văn phòng:
Văn phòng Công ty là bộ phận thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty về
công tác hành chính, văn thư, lưu trữ trong Công ty và công tác quản trị của Cơ quan Công ty
theo đúng các qui định hiện hành.
2. Phòng Kế hoạch và vật tư:
Phòng kế hoạch và vật tư thực hiện chức năng tổng hợp và tham mưu cho Giám đốc Công ty
quản lý thống nhất và chỉ đạo thực hiện công tác lập kế hoạch sử dụng vật tư, thiết bị cho kế
họach hàng năm, quý, kế họach dài hạn, quy họach và phát triển toàn diện của Công ty về sản
xuất kinh doanh điện năng, đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, tiếp nhận và
phát triển điện nông thôn và các hoạt động khác của Công ty thực hiện theo đúng nguyên tắc,
yêu cầu về công tác kế hoạch của Nhà nước và Tông Công ty Điện lực miền Trung quy định
sau:

NVTH: Võ Văn Tài Trang 9


BÁO CÁO THỬ VIỆC
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Kế hoạch sửa chữa lớn, kế hoạch cung cấp điện năng.
- Công tác thí nghiệm thiết bị điện.
- Thực hiện kế hoạch ĐTXD, SCL, SCTX.
- Hàng tháng tổng hợp và báo cáo công tác điện nông thôn theo quy định.
3. Phòng Tổ chức & Nhân sự:
Phòng Tổ chức và Nhân sự Công ty là bộ phận thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc
trong công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo, thực hiện hệ thống quản lý chất
lượng theo ISO trong toàn Công ty, duy trì Nội quy lao động, theo đúng chế độ chính sách và
các qui định hiện hành
4. Phòng Kỹ thuật:
Tham mưu cho Giám đốc tổ chức quản lý kỹ thuật trong toàn công ty.
Tham mưu công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ
công nhân viên trong công ty.
Tham gia hội đồng nghiệp thu kỹ thuật các công trình điện.
Chủ trì tham gia các hội đồng nghiệm thu kỹ thuật các công trình điện không do công ty Điện
Lực Đắk Lắk làm chủ.
5. Phòng Tài chính kế toán:
Phòng Tài chính Kế toán Công ty là bộ phận thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc
Công ty quản lý tài chính, kế toán, thống kê theo đúng các qui định của pháp luật của Nhà nước,
Ngành về kế toán, thống kê, thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhằm bảo toàn và phát
triển vốn của Nhà nước. Tham mưu cho Giám đốc Công ty quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các
nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch do EVN CPC giao.
6. Phòng Quản lý đầu tư:
Phòng Quản lý đầu tư Công ty là bộ phận tham mưu cho Giám đốc Công ty thực hiện các
nội dung công tác Đầu tư xây dựng (chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư) về
nguồn, lưới điện, các công trình xây dựng dân dụng trong phạm vi phân cấp của Tổng Công ty
Điện lực miền Trung đảm bảo đúng qui định của Nhà nước về công tác quản lý đầu tư xây dựng
hiện hành.
7. Phòng Kinh doanh:
Phòng kinh doanh Công ty là bộ phận thực chức năng tham mưu cho Giám đốc quản lý điều
hành công tác kinh doanh bán điện thống nhất trong toàn Công ty, thực hiện theo đúng chủ
trương chính sách và pháp luật của Nhà nước, theo đúng mọi qui định hiện hành của Ngành,

NVTH: Võ Văn Tài Trang 10


BÁO CÁO THỬ VIỆC
phân cấp quản lý công tác kinh doanh bán điện của Tổng Công ty và Công ty Điện lực Đắk Lắk.
Thực hiện các công việc cụ thể sau:
- Ký hợp đồng dịch vụ bán lẻ điện năng.
- Xác nhận tiền công dịch vụ, chi phí khác như nhiên liệu… cho các đại lý dịch vụ bán lẻ
điện năng.
- Điều chình hóa đơn tiền điện sai.
8. Phòng An toàn:
Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động – kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa
cháy, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt, phòng chống tai nạn thương tích, bảo vệ an
toàn hệ thống điện hàng năm để lãnh đạo đơn vị xem xét trình Công ty phê duyệt.
Chủ trì việc hướng dẫn nghiệp vụ và phổ biến các chính sách, chế độ, quy trình, quy chuẩn
về An toàn – vệ sinh lao động của nhà nước và các nội quy, quy định về bảo hộ lao động của
ngành đến cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
Tham mưu cho Giám đốc đơn vị để chỉ đạo thực hiện và quản lý công tác bảo vệ môi trường,
chất thải nguy hại trong toàn đơn vị.
9. Phòng Điều độ:
Tham mưu, giúp Giám đốc trong công tác chỉ huy điều độ, vận hành lưới điện phân phối
nhằm mục đích cung cấp điện an toàn, liên tục, đảm bảo chất lượng và kinh tế.
10. Phòng Thanh tra Bảo vệ và Pháp chế:
Có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc trong công tác thanh tra bảo vệ và pháp chế chỉ đạo
công tác bảo vệ tài sản cho công ty.
11. Phòng Công nghệ thông tin:
Có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác ứng dụng Công nghệ thông
tin, quản lý hệ thống mạng máy tính và các thiết bị tin học vào quá trình điều hành trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.
12. Phòng Kiểm tra Giám sát mua bán điện:
Có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác Kiểm tra Giám sát mua bán
điện nhằm đảm bảo công tác này thực hiện theo đúng các công tác hiện hành của Nhà Nước,
Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, Tổng công ty Điện Lực Miền Trung và của đơn vị.
13. Ban quản lý dự án – Đầu tư xây dựng:
Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước, quy
định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Điện lực miền Trung về công tác quản
lý, điều hành các dự án đầu tư xây dựng được EVN CPC giao cho ĐLPC quản lý và các dự án

NVTH: Võ Văn Tài Trang 11


BÁO CÁO THỬ VIỆC
thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của ĐLPC (từ bước lập dự án đầu tư đến khi kết thúc dự
án).
Tham gia lập kế hoạch ĐTXD, Quản lý tiến độ, chất lượng và chi phí công trình ĐTXD theo
quy định. Chủ trì lựa chọn nhà thầu xây lắp, tư vấn giám sát, và trình duyệt, tổ chức thương thảo,
tham mưu giám đốc ký kết hợp đồng. Thực hiện nghiệm thu thanh toán giai đoạn, nghiệm thu
công trình/ hạng mục công trình đưa vào sử dụng. Lập báo cáo quyết toán công trình, các chi
phí phục vụ công tác QLDA chuyển phòng TC-KT thẩm định – phê duyệt.
14.Các Điện lực trực thuộc:
Quản lý vận hành và sửa chữa đường dây cao thế, trung thế, hạ thế, các trạm biến áp và thực
hiện công tác kinh doanh điện năng trên phạm vi địa bàn quản lý của mình, đáp ứng kịp thời nhu
cầu sản xuất kinh doanh ở địa phương, lắp đặt các công trình điện khác.

NVTH: Võ Văn Tài Trang 12


BÁO CÁO THỬ VIỆC
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ LƯỚI ĐIỆN TỈNH ĐĂK LĂK
3.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và
một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28'57" đến 108o59'37" độ kinh
Đông và từ 12o9'45" đến 13o25'06" độ vĩ Bắc, có độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt
nước biển, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km.
- Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai
- Phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà
- Phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông
- Phía Tây giáp Campuchia.
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, chiều dài lớn nhất từ Bắc đến Nam
là 178km, chiều rộng từ Đông sang Tây là 157km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 13.125 km2
Đường bộ: Đắk Lắk có nhiều tuyến giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh trong vùng
Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Có quốc lộ 14 chạy qua nối liền Đắk Lắk với Gia Lai,
Kon Tum, quốc lộ 26 nối với tỉnh Khánh Hòa, quốc lộ 29 nối với thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú
Yên), quốc lộ 27 nối với thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Ngoài ra còn có các tỉnh lộ 681,
682, 683, 685, 687, 689, 690, 691, 692, 693, 694, 695 và tỉnh lộ 696.
Đường hàng không: có sân bay Buôn Ma Thuột đủ khả năng phục vụ các chuyến bay trong
nước và khu vực ASIAN.
Với mạng giao thông thuận lợi đó là điều kiện thuận lợi cho tỉnh Đắk Lắk mở rộng giao lưu
với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, miền Đông Nam bộ và cả
nước.
3.2 HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN TỈNH ĐĂK ĐĂK
3.2.1 Các nguồn cung cấp điện
Đắk Lắk là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, giàu tiềm năng phát triển nguồn thủy điện
công suất vừa và nhỏ. Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk được cấp điện chủ yếu từ các nhà máy thủy điện
(NMTĐ) đấu nối vào lưới điện quốc gia như sau:
 NMTĐ Dray H’Ling 0 công suất 0,6MW đấu nối vào xuất tuyến 475CJU.
 NMTĐ Dray H’Ling công suất 12MW, thuộc Tp Buôn Ma Thuột, đấu nối vào đường
dây 35kV trạm 110/35/22kV Ea Tam.
 NMTĐ Dray H’Ling 2 công suất 16MW, thuộc huyện Cư Jút, đấu nối vào đường dây
35kV trạm 110/35/22kV Ea Tam.
 NMTĐ Dray H’Ling 3 công suất 6MW, thuộc Tp Buôn Ma Thuột, đấu nối vào đường
dây 35kV trạm 110/35/22kV Ea Tam.

NVTH: Võ Văn Tài Trang 13


BÁO CÁO THỬ VIỆC
 NMTĐ Krông Kmar công suất 12MW, thuộc huyện Krông Bông, đấu nối vào trạm
110kV Krông Ana.
 NMTĐ Krông Hin (B4) công suất 2x2,5MW+1MW, thuộc huyện M’Đrăk, đấu nối
vào thanh cái 35kV trạm Ea Eiêng (F18), cấp điện cho huyện M’Đrăk và khu vực.
 NMTĐ Ea Mdoal 3 (B9) công suất 3x0,63MW, thuộc huyện M’Đrăk, đấu nối vào
xuất tuyến 471 trạm 35/22kV Ea Riêng (F18), cấp điện cho huyện M’Đrăk.
 NMTĐ Ea Mdoal 2 (B10) công suất 2x2MW, thuộc huyện M’Đrăk, đấu nối vào
đường dây 35kV Ea Eiêng, cấp điện cho huyện M’Đrăk và khu vực.
 NMTĐ Ea Đrăng 2 (B14) công suất 2x3.2MW, thuộc huyện Ea’Hleo, đấu nối vào
xuất tuyến 472 trạm 110/22kV Ea H’Leo, cấp điện cho huyện Ea H’Leo và khu vực.
 NMTĐ Ea Kar (B12) công suất 2x1.5MW, thuộc huyện Krông Bông, đấu nối vào
xuất tuyến 471 trạm 35/22kV Krông Bông (F14), cấp điện cho huyện Krông Bông và
khu vực.
 NMTĐ Ea Tul 4 (B11) công suất 2x2.5MW + 1x1MW, thuộc hai huyện Buôn Đôn
và Cư M’Gar, đấu nối vào xuất tuyến 373 trạm 35/22kV Buôn Đôn (F16).
 NMTĐ Ea Suop 3 (B15) công suất 2x3,2MW, thuộc huyện Ea H’Leo và Ea Suop,
đấu nối vào xuất tuyến 476 trạm 220/110/22kV Krông Buk, cấp điện cho huyện Cư
M’gar và khu vực.
 NMTĐ Ea H’Leo công suất 0,34MW, thuộc huyện Ea H’Leo, đấu nối vào xuất tuyến
477 trạm 110/22kV Ea H’Leo, cấp điện cho huyện Ea H’Leo.
 NMTĐ715 công suất 2,5MW, thuộc huyện M’Đrăk, đấu nối vào xuất tuyến 471F18,
cấp điện cho huyện M’Đrăk.
 NMTĐ Đăk Mê 1 công suất 2x1,5MW+1,5MW, đấu nối vào xuất tuyến 372F15.
Ngoài các nguồn thủy điện vừa và nhỏ vừa nêu trên, thì trên địa bàn tỉnh còn có các thủy
điện lớn đấu nối vào lưới điện 110kV và 220kV gồm có:
 NMTĐ Krông H’Năng công suất 2x32MW được đấu nối vào lưới điện 110kV (trạm
110kV Ea Kar).
 NMTĐ Buôn Kuốp công suất 2x140MW thuộc Tp Buôn Ma Thuột và huyện Krông
Ana, đấu nối vào thanh cái 220kV trạm 500kV Đăk Nông, trạm 220kV Krông Buk.
 NMTĐ Buôn Tua Sarh công suất 2x43MW thuộc huyện Krông Nô tỉnh Đắk Nông và
huyện Lắk tỉnh Đắk Lắk, đấu nối vào thanh cái 220kV Buôn Kuốp và trạm 500kV
Đăk Nông.
 NMTĐ Sêrêpôk 3 công suất 2x110MW thuộc huyện Buôn Đôn, đấu nối vào thanh
cái 220kV trạm Buôn Kuốp.
NVTH: Võ Văn Tài Trang 14
BÁO CÁO THỬ VIỆC
 NMTĐ Sêrêpôk 4 công suất 2x40MW thuộc huyện Buôn Đôn, đấu nối vào thanh cái
220kV trạm Sêrêpôk 3 và trạm 220kV Krông Buk.
 NMTĐ Sêrêpôk 4A công suất 2x32MW thuộc huyện Buôn Đôn, đấu nối vào thanh
cái 220kV trạm Sêrêpôk 4.
Tính đến nay tổng công suất của 6 NMTĐ công suất lớn đã đưa vào họat động với tổng công
suất 794MW đã góp phần cung cấp điện cho khu vực Tây Nguyên và truyền tải công suất lên hệ
thống điện Quốc gia.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có các Nhà máy điện mặt trời như ĐMT Long Thành 1 công
suất 50MWp, ĐMT Jang Pông công suất 10MWp và ĐMT BMT công suất 50MWp cung cấp
điện cho tỉnh.
Bảng 1: Các nhà máy điện vừa và nhỏ hiện có tỉnh Đắk Lắk
STT Nhà máy điện Địa điểm xây dựng Công suất lắp máy
1 Dray H’Ling 0 TP Buôn Ma Thuột 0,6 MW
2 Dray H’Ling TP Buôn Ma Thuột 12 MW
3 Dray H’Ling 2 TP Buôn Ma Thuột 16 MW
4 Dray H’Ling 3 TP Buôn Ma Thuột 6 MW
5 Krông K’mar H. Krông Bông 12 MW
6 Krông Hin H. M’Đrăk 5 MW
7 Ea Mdoal 3 H. M’Đrăk 1,89 MW
8 Ea Suop 3 H. Ea H’Leo 6,4 MW
H. Ea H’Leo và Ea
9 Ea Đrăng 2 6,4 MW
Suop
10 Ea Kar H. Krông Bông 3 MW
H. Buôn Đôn và H.
11 Ea Tul 4 6 MW
Cư M’gar
12 Ea Mdoal 2 H. M’Đrăk 4 MW
13 Ea Drăng 1 H. Ea H’Leo 0,34 MW
14 Thủy điện 715 M’Đrăk 2,5 MW
15 Đăk Mê 1 Lâm Đồng 6,5MW
ĐMT Long
16 Easup 50MWp
Thành 1
ĐMT Jang
17 Buôn Đôn 10MWp
Pông
18 ĐMT BMT Buôn Ma Thuột 50MWp
3.2.2. Lưới truyền tải 500kV
NVTH: Võ Văn Tài Trang 15
BÁO CÁO THỬ VIỆC
Tỉnh Đắk Lắk hiện có 03 tuyến đường dây 500kV đi qua (chỉ tính chiều dài đi qua địa phận
tỉnh) cụ thể:
Đường dây 500kV Pleiku - Đắk Nông - Phú Lâm (mạch 1) dây dẫn 4xACSR-330, chiều dài
496km (đi qua tỉnh Đắk Lắk có chiều dài 106,7km).
Đường dây 500kV Pleiku - Di Linh - Phú Lâm (mạch 2) dây dẫn 4xACSR-330, chiều dài
536,6km (đi qua tỉnh Đắk Lắk có chiều dài 141km).
Đường dây mạch kép 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông (mạch 3) dây dẫn 4xACSR-
330, chiều dài 445km (đi qua tỉnh Đắk Lắk có chiều dài 75km).
Tổng chiều dài đường dây 500kV đi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến thời đểm hiện nay là
397,7km. Các tuyến đường dây 500kV nói trên là đường huyết mạch trao đổi công suất giữa hai
miền Bắc - Nam.
3.2.3. Lưới truyền tải 220kV
3.2.3.1. Đường dây 220kV
Hiện tại tỉnh Đắk Lắk được cấp điện từ hệ thống điện Quốc gia các tuyến đường dây 220kV
sau:
 Đường dây 220kV “Pleiku 2 - Krông Buk” dùng dây ACSR-500 dài 140,8km (đi
qua tỉnh Đắk Lắk có chiều dài 52km).
 Đường dây 220kV “Nha Trang - Krông Buk” dùng dây ACSR-500 dài 147,2km
(đi qua tỉnh Đắk Lắk có chiều dài 95km).
 Đường dây 220kV “Buôn Kuốp - Krông Buk” dùng dây ACSR-500 dài 59,5km
 Đường dây 220kV “Sêrêpôk 4 - Krông Buk” dùng dây ACSR-500 dài 60km
 Đường dây 220kV “Sêrêpôk 3 - Buôn Kuốp” dùng dây ACSR-500 dài 33,8km
 Đường dây 220kV “Sêrêpôk 4A – Sêrêpôk 4” dùng dây ACSR-300 dài 11km
 Đường dây 220kV “Buôn Kuốp – Đắk Nông” dùng dây 2ACSR-330 dài 50km
 Đường dây 220kV “Sêrêpôk 4 – Sêrêpôk 3” dùng dây ACSR-500 dài 69km
 Đường dây 220kV “Buôn Tua Sarh - Buôn Kuốp” dùng dây AC-400 dài 36,12km
Tổng chiều dài đường dây 220kV là 607,42km và chiều dài đi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tính
đến nay là 466,42km. Các tuyến đường dây 220kV nói trên có nhiệm vụ cung cấp điện cho trạm
220kV Krông Buk, Buôn Kuốp và truyền tải công suất của các NMTĐ lên hệ thống điện Quốc
Gia.
Bảng 2: Thông số kỹ thuật của các đường dây 220kV hiện hữu
Khả
Dây dẫn Chiều
STT TÊN ĐƯỜNG DÂY năng tải
(mm2) dài (km)
(A)

NVTH: Võ Văn Tài Trang 16


BÁO CÁO THỬ VIỆC
1 Krông Buk - Nha Trang ACSR-500 147,2 945
2 Pleiku 2 - Krông Buk ACSR-500 140,8 945
3 Buôn Kuốp - Krông Buk ACSR-500 59,5 945
4 Buôn Kuốp - Đắk Nông 2ACSR-330 50 1300
5 Sêrêpôk 4 - Krông Buk ACSR-500 60 945
6 Buôn Kuốp - Sêrêpôk 3 ACSR-500 33,8 945
7 Sêrêpôk 4 - Sêrêpôk 3 ACSR-500 69 945
8 Buôn Tua Sarh - Buôn Kuốp ACSR-500 36,12 835
9 Sêrêpôk 4A – Sêrêpôk 4 ACSR-500 11 650
Tổng chiều dài 607,42
Chiều dài đi trên địa bàn tỉnh 466,42

(Nguồn số liệu: Truyền tải điện Đắk Lắk - Công ty truyền tải điện 3)
3.2.3.2 Trạm biến áp 220kV
Hiện nay tỉnh Đắk Lắk được cấp điện từ lưới điện Quốc Gia qua 2 trạm biến áp
220/110/23kV với tổng công suất 625MVA bao gồm:
Bảng 3: Thông số kỹ thuật của các TBA 220kV hiện hữu
TT TÊN TRẠM BIẾN ÁP Công suất định mức (MVA)
1 Trạm 220kV Buôn Kuốp
MBA AT1: 225/115/23kV 125
2 Trạm 220kV Krông Buk
MBA AT1: 225/115/23kV 250
MBA AT2: 225/115/23kV 250
Tổng 625

(Nguồn số liệu: Truyền tải điện Đắk lắk - Công ty truyền tải điện 3)
3.2.4. Lưới điện 110kV
Tỉnh Đắk Lắk được cung cấp điện từ lưới điện Quốc gia qua 10 trạm biến áp 110kV và 02
máy biến áp 110/22kV lắp đặt trong trạm 220kV Krông Buk với tổng dung lượng là 625MVA
bao gồm các trạm Buôn Ma Thuột, Hòa Thuận, EaTam, Krông Ana, Krông Ana 2, Eakar, Krông
Păk, Krông Buk, Ea H’Leo, Cư M’Gar, Buôn Hồ.
Chi tiết lưới điện 110kV tham khảo thêm Phần II Chương 1.
3.2.5 Lưới điện trung áp
Lưới phân phối 22kV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được cung cấp từ các trạm nguồn 110/22kV

NVTH: Võ Văn Tài Trang 17


BÁO CÁO THỬ VIỆC
và 35/22kV và liên kết với tuyến 474 từ trạm E50 tỉnh Gia Lai cụ thể:
+ Trạm 35/22kV Krông Bông (F14): có 3 lộ xuất tuyến 22kV gồm 471, 473, 474, đồng
thời xuất tuyến 471 liên kết với NMTĐ Ea Kar (B12) cấp điện cho các phụ tải của
huyện Krông Bông.
+ Trạm 35/22kV An Bình (F1): có 1 lộ xuất tuyến 22kV gồm 471, liên kết với lưới
22kV của trạm 110/35/22kV Ea Kar (E49) qua các xuất tuyến 473 cấp điện cho phụ
tải của huyện Ea Kar và lưới 22kV của Điện lực M’Đrắc cấp điện cho một phần phụ
tải của huyện M’Đrắc.
+ Trạm 35/22kV Etam (F3) có: 1 lộ xuất tuyến 471 cấp 22kV cấp điện cho huyện Eatam
+ Trạm 35/22kV Lắk (F15): có 3 lộ xuất tuyến 22kV gồm 471, 472, 473, cấp điện cho
các phụ tải của huyện Lắk.
+ Trạm 35/22kV Ea Suop (F17): có 2 lộ xuất tuyến 22kV gồm 471, 472, cấp điện cho
các phụ tải của huyện Ea Suop.
+ Trạm 35/22kV Ea Riêng (F18): có 2 lộ xuất tuyến 22kV gồm 471, 472, cấp điện cho
các phụ tải của huyện M’Đrăk và liên kết với NMTĐ Ea Mdoal 3 (B9) có công suất
3x630kW và NMTĐ 715 công suất 2,5MW.
+ Trạm 35/22kV Buôn Đôn (F16): có 2 lộ xuất tuyến 22kV gồm 471, 472, cấp điện cho
các phụ tải của huyện Buôn Đôn đồng thời liên kết với lưới 22kV của ĐL Nam Buôn
Ma Thuột. Phía 35kV được liên kết với NMTĐ Đray H’Ling (B1) có công suất
3x4MW, NMTĐ Ea Tul 4 (B11) có công suất 2x2,5MW+1x1MW và trạm biến áp
Ea Suop (F17) qua xuất tuyến 372.
+ Trạm 110/35/22kV Krông Buk (E47): có 7 lộ bao gồm 471, 473, 475, 477 được cấp
điện từ cuộn 22kV của MBA 110/35/22kV có công suất 40MVA, xuất tuyến 472 (dự
phòng), 474, 476 được cấp điện từ cuộn 22kV của MBA 110/35/22kV - 25MVA.
Trạm có nhiệm vụ cung cấp điện cho phụ tải của huyện Krông Buk và thị xã Buôn
Hồ, đồng thời liên kết lưới điện 22kV với tuyến 475 trạm 110/22kV Ea H’leo, tuyến
474, 476 trạm 110/22kV Cư M’gar, tuyến 475 trạm 110/22kV Hòa Thuận, tuyến 475
trạm 110/35/22 Ea Kar, tuyến 471 của NMTĐ Ea Suop 3 và các xuất tuyến của trạm
cũng được liên kết mạch vòng với nhau.
+ Trạm 110/35/22kV Buôn Ma Thuột (E48): có 8 lộ ra và 1 lộ 479 dự phòng, lộ ra bao
gồm 471, 473, 475, 477 được cấp điện từ cuộn 22kV của MBA 110kV - T1 công suất
40MVA, xuất tuyến 472, 474, 476, 478 được cấp điện từ cuộn 22kV của MBA 110kV
- T2 công suất 40MVA. Trạm có nhiệm vụ cung cấp điện cho phụ tải của thành phố
Buôn Ma Thuột và vùng phụ cận, đồng thời liên kết lưới điện 22kV với tuyến 471,
475, 477 trạm 110/22kV Hòa Thuận, tuyến 471 trạm 35/22kV Buôn Đôn (F16), tuyến

NVTH: Võ Văn Tài Trang 18


BÁO CÁO THỬ VIỆC
475 trạm 110/35/22 Krông Ana, tuyến 472 trạm 110/22kV Cư M’gar, tuyến 476 trạm
110/22kV Krông Pắk và các xuất tuyến của trạm cũng được liên kết mạch vòng với
nhau.
+ Trạm 110/22kV Hòa Thuận: có 4 lộ bao gồm 471, 473, 475 và 477 được cấp điện từ
cuộn 22kV của MBA 110kV - T1 công suất 25MVA. Trạm có nhiệm vụ cung cấp
điện cho phụ tải của khu vực phía Bắc thành phố Buôn Ma Thuột và vùng phụ cận
(huyện Krông Pắk), đồng thời liên kết lưới điện 22kV với tuyến 472, 474, 478 trạm
110/22kV Cư M’gar, tuyến 471, 474 trạm 110/35/22kV Hòa Bình và các xuất tuyến
của trạm cũng được liên kết mạch vòng với nhau.
+ Trạm 110/22kV Ea Kar (E49): có 8 lộ xuất tuyến bao gồm, xuất tuyến 477,478 dự
phòng 471, 473, 475 được cấp điện từ cuộn 22kV của MBA 110kV – T1 công suất
40MVA, xuất tuyến 472, 474 được cấp điện từ cuộn 22kV của MBA 110kV - T2
công suất 25MVA. Trạm có nhiệm vụ cấp điện cho phụ tải của huyện Ea Kar và vùng
phụ cận đồng thời liên kết với tuyến 478, 482 trạm 110/22kV Krông Pắk, tuyến 474
Krông Buk và các xuất tuyến của trạm cũng được liên kết với mạch vòng với nhau.
+ Trạm 110/22kV Ea H’Leo: có 8 lộ xuất tuyến bao gồm 473, 476, 478 dự phòng, 471,
473, 475, 477 được cấp điện từ cuộn 22kV của MBA 110kV - T1 công suất
40MVA,472, 474, 476,478 ược cấp điện từ cuộn 22kV của MBA 110kV – T2 công
suất 25MVA. Trạm có nhiệm vụ cấp điện cho phụ tải của huyện Ea H’Leo và vùng
phụ cận, đồng thời liên kết với NMTĐ B5 của Công ty TNHH TMDV Cát Nam, xuất
tuyến 471 liên kết với NMTĐ Ea Đrăng 2, liên kết với tuyến 475 trạm Krông Ana,
tuyến 476 trạm Krông Buk, tuyến 475, 477 trạm Ea H’leo và tuyến 474/E50 của điện
lực Gia Lai quản lý.
+ Trạm 110/35/22kV Krông Ana: có 8 lộ xuất tuyến bao gồm 471, 473, 475, 477 được
cấp điện từ cuộn 22kV của MBA 110kV – T1 công suất 25MVA, xuất tuyến 471,
472, 474, 476, 468 được cấp điện từ cuộn 22kV của MBA 110kV – T2 công suất
25MVA. Trạm có nhiệm vụ cấp điện cho phụ tải huyện Cư Kuin và vùng phụ cận,
đồng thời liên kết với tuyến 472 trạm 110/35/22kV Hòa Bình và các xuất tuyến của
trạm cũng được liên kết với mạch vòng với nhau.
+ Trạm 110/35/22kV Ea Tam: có 9 lộ ra và 5 lộ dự phòng là 472, 474, 476, 478, 479.
Lộ ra bao gồm 471, 473, 475, 477 được cấp điện từ cuộn 22kV của MBA 110kV -
T1 công suất 40MVA. Trạm có nhiệm vụ cấp điện cho thành phố Buôn Ma Thuột và
vùng phụ cận. Đồng thời liên kết với tuyến 475 trạm 110/22kV Krông Ana 2, tuyến
477 trạm 110/35/22kV Hòa Bình, tuyến 475 trạm Cư Jút ( thuộc tỉnh Đắc Nông) và
các xuất tuyến của trạm cũng được liên kết với mạch vòng với nhau.

NVTH: Võ Văn Tài Trang 19


BÁO CÁO THỬ VIỆC
+ Trạm 110/22kV Cư M’gar: có 8 lộ ra 472, 474, 476, 478 được cấp điện từ cuộn 22kV
của MBA 110kV – T2 công suất 25MVA, 471, 473, 475, 477 được cấp điện từ cuộn
22kV của MBA 110kV - T1 công suất 40MVA. Trạm có nhiệm vụ cấp điện cho
huyện Cư M’gar, giảm tải cho 2 trạm Krông Buk và trạm Hòa Thuận. Đồng thời liên
kết với tuyến 471, 475 trạm Hòa Thuận, tuyến 473, 475 trạm Krông Buk, tuyến 475
trạm Hòa Bình và các xuất tuyến của trạm cũng được liên kết với mạch vòng với
nhau.
+ Trạm 110/22kV Krông Pắk: có 5 lộ xuất tuyến bao gồm 472, 474, 476, 478, 482 được
cấp điện từ cuộn 22kV của MBA 110kV - T1 công suất 40MVA. Trạm có nhiệm vụ
cấp điện cho huyện Krông Pắk, đồng thời liên kết với tuyến 471 trạm Ea Kar và các
xuất tuyến của trạm cũng được liên kết với mạch vòng với nhau.
+ Trạm 110/22kV Krông Ana 2: có 5 lộ xuất tuyến bao gồm 471, 473, 475, 477, 479
(trong đó xuất tuyến 477, 479 dự phòng) được cấp điện từ cuộn 22kV của MBA
110kV-T1 công suất 25MVA. Trạm có nhiệm vụ cấp điện cho huyện Krông Ana,
đồng thời liên kết với tuyến 475 trạm 110/35/22kV Ea Tam và các xuất tuyến của
trạm cũng được liên kết với mạch vòng với nhau.

NVTH: Võ Văn Tài Trang 20


BÁO CÁO THỬ VIỆC
CHƯƠNG 4: QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH SỐ THIẾT BỊ VÀ CÁC KÝ HIỆU TRÊN SƠ ĐỒ
LƯỚI ĐIỆN ĐẮK LẮK
4.1. QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH SỐ THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
a. Chữ số đặc trưng cho cấp điện áp
1. Điện áp 500 kV: Lấy chữ số 5
2. Điện áp 220 kV: Lấy chữ số 2
3. Điện áp 110 kV: Lấy chữ số 1
4. Điện áp 66 kV: Lấy chữ số 7
5. Điện áp 35 kV : Lấy chữ số 3
6. Điện áp 22 kV: Lấy chữ số 4
7. Điện áp 15 kV: Lấy chữ số 8 (riêng điện áp đầu cực máy phát
điện, máy bù đồng bộ  15 kV đều lấy số 9);
8. Điện áp 10 kV: Lấy chữ số 9 (điện áp đầu cực máy phát điện, máy
bù đồng bộ  10 kV đều lấy số 9);
9. Điện áp 6 kV: Lấy chữ số 6 (điện áp đầu cực máy phát điện, máy
bù đồng bộ < 10 kV đều lấy số 6);
10. Các cấp điện áp khác do cấp điều độ có quyền điều khiển tự quy định và phải thông
qua cấp điều độ có quyền kiểm tra.
b. Tên thanh cái
1. Ký tự thứ nhất lấy là chữ C.
2. Ký tự thứ hai chỉ cấp điện áp, được lấy theo mục a.
3. Ký tự thứ ba chỉ số thứ tự thanh cái, riêng số 9 ký hiệu thanh cái vòng.
c. Tên của máy phát hoặc máy bù quay
1. Ký tự đầu được quy định như sau:
a) Đối với nhiệt điện hơi nước: Ký hiệu là chữ S;
b) Đối với thủy điện: Ký hiệu là chữ H;
c) Đối với tuabin khí: ký hiệu là chữ GT;
d) Đối với đuôi hơi của tuabin khí: Ký hiệu là chữ ST;
đ) Đối với điesel: Ký hiệu là chữ D;
e) Đối với máy bù quay: Ký hiệu là chữ B.
2. Ký tự tiếp theo là số thứ tự của máy phát.
d. Tên của máy biến áp
1. Ký tự đầu được quy định như sau:

NVTH: Võ Văn Tài Trang 21


BÁO CÁO THỬ VIỆC
a) Đối với máy biến áp 2 hoặc 3 dây quấn ký hiệu là chữ T;
b) Đối với máy biến áp tự ngẫu ký hiệu là AT;
c) Đối với máy biến áp tự dùng ký hiệu là TD;
d) Đối với máy biến áp kích từ máy phát ký hiệu là TE;
đ) Đối với máy biến áp tạo trung tính ký hiệu là TT.
2. Ký tự tiếp theo là số thứ tự của máy biến áp. Đối với máy biến áp tự dùng ký tự tiếp
theo là cấp điện áp và số thứ tự.
e. Tên của máy cắt điện
1. Ký tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp. Riêng đối với máy cắt của tụ ký tự thứ nhất
là chữ T, kháng điện ký tự thứ nhất là chữ K; còn ký tự thứ hai đặc trưng cho cấp điện áp.
2. Ký tự thứ hai (ba đối với máy cắt kháng và tụ) đặc trưng cho vị trí của máy cắt, được
quy định như sau:
a) Máy cắt máy biến áp: Lấy số 3.
b) Máy cắt của đường dây: Lấy số 7 và số 8 (hoặc từ số 5 đến 8 nếu sơ đồ phức tạp);
c) Máy cắt của máy biến áp tự dùng: Lấy số 4.
d) Máy cắt đầu cực máy phát điện: Lấy số 0.
đ) Máy cắt của máy bù quay: Lấy số 0.
e) Máy cắt của tụ bù ngang: Lấy số 0.
g) Máy cắt của tụ bù dọc: Lấy số 0 (hoặc 9 nếu sơ đồ phức tạp).
h) Máy cắt của kháng điện: Lấy số 0 (hoặc 9 nếu sơ đồ phức tạp).
3. Ký tự thứ thứ ba (thứ tư đối với máy cắt kháng và tụ) thể hiện số thứ tự: 0 đến 9.
4. Đối với máy cắt của thanh cái đường vòng hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là: 00.
5. Đối với máy cắt liên lạc giữa hai thanh cái hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là số của
hai thanh cái:
6. Đối với sơ đồ hai thanh cái (hoặc một thanh cái có phân đoạn) đánh số các máy cắt ở
thanh cái chẵn thì đánh số thứ tự chẵn, các máy cắt ở thanh cái lẻ thì đánh số thứ tự lẻ.
7. Đối với sơ đồ đa giác đánh số các máy cắt theo máy cắt đường dây;
8. Đối với sơ đồ 3/2 (một rưỡi), sơ đồ 4/3: tuỳ theo sơ đồ có thể đánh số theo các cách
sau:
- Đánh số các máy cắt theo máy cắt đường dây;
- Đánh số ký tự thứ hai máy cắt ở giữa (không nối với thanh cái) số 5 hoặc số 6; Đánh số
ký tự thứ ba theo thứ tự ngăn lộ.
f. Tên của kháng điện

NVTH: Võ Văn Tài Trang 22


BÁO CÁO THỬ VIỆC
1. Hai ký tự đầu là chữ KH, riêng kháng trung tính ký hiệu là KT.
2. Ký tự thứ 3 đặc trưng cho cấp điện áp, được lấy theo mục a.
3. Ký tự thứ 4 là số 0.
4. Ký tự thứ 5 là số thứ tự của mạch mắc kháng điện.
g. Tên của tụ điện
1. Ba ký tự đầu: Đối với tụ bù dọc lấy là các chữ TBD, đối với tụ bù ngang lấy là các
chữ TBN
2. Ký tự thứ 4 đặc trưng cho cấp điện áp, được lấy theo quy định ở mục a. của Quy trình
này.
3. Ký tự thứ 5 là số 0
4. Ký tự thứ 6 là số thứ tự của mạch mắc tụ điện đối với tụ bù dọc, đối với tụ bù ngang
lấy theo số thứ tự của bộ tụ.
h. Tên của các máy biến điện áp
1. Ký tự đầu là TU;
2. Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến điện áp đấu vào. Đối với các thiết bị
mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho
cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.
i. Tên của các máy biến dòng điện
1. Hai ký tự đầu là TI ;
2. Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến dòng điện đấu vào. Đối với các thiết
bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc
trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.
j. Tên điện trở trung tính đấu vào điểm trung tính của máy biến áp hoặc kháng điện
1. Các ký tự đầu là chữ RT biểu thị điện trở trung tính;
2. Ký tự tiếp theo đặc trưng cho cấp điện áp;
3. Ký tự tiếp theo là tên của thiết bị mà RT được đấu vào;
k. Tên của chống sét
1. Hai ký tự đầu lấy chữ CS;
2. Ký tự tiếp theo lấy tên của thiết bị được bảo vệ. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị
không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp,
tiếp theo là tên thiết bị. Đối với chống sét van nối vào trung tính máy biến áp cấp điện áp
lấy số 0.
l. Tên của dao cách ly
1. Các ký tự đầu là tên của máy cắt hoặc thiết bị nối trực tiếp với dao cách ly (đối với dao
cách ly của TU, các ký tự đầu tiên là tên của TU, tiếp theo là tên thiết bị nối trực tiếp với
dao cách ly), tiếp theo là dấu phân cách (-).
2. Ký tự tiếp theo được quy định như sau:
NVTH: Võ Văn Tài Trang 23
BÁO CÁO THỬ VIỆC
a) Dao cách ly thanh cái lấy số thứ tự của thanh cái nối với dao cách ly;
b) Dao cách ly đường dây (dao cách ly phía đường dây) lấy số 7;
c) Dao cách ly nối với máy biến áp lấy số 3;
d) Dao cách ly nối với thanh cái vòng lấy số 9;
đ) Dao cách ly nối tắt một thiết bị lấy số 0 hoặc số 9;
e) Dao cách ly nối tới phân đoạn nào (phía phân đoạn nào) thì lấy số thứ tự của phân đoạn
thanh cái (hoặc thanh cái) đó;
g) Tên dao cách ly nối với điện trở trung tính hoặc kháng trung tính lấy số 0.
m. Tên cầu chì
1. Các ký tự đầu: Đối với cầu chì thường lấy chữ CC, đối với cầu chì tự rơi lấy chữ FCO.
2. Ký tự tiếp theo là dấu phân cách (-) và tên của thiết bị được bảo vệ
Ví dụ:
- CC-TUC31: biểu thị cầu chì của máy biến điện áp thanh cái C31.
n. Tên dao tiếp địa
1. Các ký tự đầu là tên dao cách ly hoặc thiết bị có liên quan trực tiếp.
2. Ký tự tiếp theo đặc trưng cho tiếp địa, được quy định như sau:
a) Tiếp địa của đường dây và tụ điện lấy số 6;
b) Tiếp địa của máy biến áp, kháng điện và TU lấy số 8;
c) Tiếp địa của máy cắt lấy số 5;
d) Tiếp địa của thanh cái lấy số 4;
đ) Tiếp địa trung tính máy biến áp hoặc kháng điện lấy số 08.
o. Đánh số các thiết bị đóng cắt ở các nhánh rẽ, các phân đoạn đường dây:
1. Đối với máy cắt phân đoạn đường dây đánh số như máy cắt đường dây, máy cắt rẽ
nhánh xuống máy biến áp đánh số như máy cắt máy biến áp.
2. Đối với dao cách ly phân đoạn đường dây hoặc dao cách ly nhánh rẽ các ký tự đầu
đánh số như quy định l thông tư này (đánh số dao cách ly được thực hiện giả thiết như có
máy cắt).
3. Các ký tự cuối cùng là dấu phân cách (/) và vị trí cột phân đoạn hoặc rẽ nhánh.
4.2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC ĐÁNH SỐ THIẾT BỊ VÀ CÁC KÝ HIỆU TRONG HỆ
THỐNG ĐIỆN ĐẮK LẮK.
4.2.1. Nguyên tắc chung của việc đánh số thiết bị trong Hệ thống điện Đắk lắk
(HTĐ.ĐL):
a) Tất cả các thiết bị điện nhất thứ trước khi đưa vào vận hành trong HTĐ.ĐL đều phải đặt
tên, đánh số.
NVTH: Võ Văn Tài Trang 24
BÁO CÁO THỬ VIỆC
b) Thiết bị nhất thứ trong HTĐ.ĐL thuộc quyền điều khiển của đơn vị nào thì đơn vị đó
đánh số, phê duyệt và gửi các đơn vị liên quan.
c) Quy ước đánh số thiết bị trong HTĐ.ĐL được thực hiện theo nội dung chương IV của
thông tư 44/2014/TT-BCT “Quy định quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia của Bộ
công thương ban hành ngày 28/11/2014” đã viện dẫn; trừ một số trường hợp đặc biệt
được nêu cụ thể ở điều 3 của quy trình này.
4.2.2. Phân cấp đánh số thiết bị trong HTĐ.ĐL:
a) Các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đăk Lăk thực hiện việc đánh số thiết bị đối với
các TBA phụ tải; lưới điện trung, hạ áp thuộc quyền điều khiển.
b) Công ty Điện lực Đăk Lăk (Phòng Điều độ tham mưu) thực hiện việc đánh số thiết bị đối
với các thiết bị thuộc quyền điều khiển, hiện nay là:
- Các nhà máy điện và các thiết bị của các Nhà máy điện, kể cả trạm nâng áp đi kèm đấu nối
vào HTĐ.ĐL.
- Các trạm trung gian 35kV, 22kV và các thiết bị của trạm trong HTĐ.ĐL.
- Các đường dây trung áp và các thiết bị trên đường dây trung áp (trừ các TBA phụ tải) có
cấp điện áp từ 35 kV trở xuống, xuất phát từ các trạm 220kV, 110kV, 35 kV.
- Các thiết bị có cấp điện áp 35 kV, 22 kV tại các trạm 220kV, 110 kV được A3 phân cấp
điều khiển cho B41.
4.2.3. Các trường hợp đặc biệt về quy ước đánh số thiết bị trong HTĐ.ĐL:
Ngoài quy ước đánh số thiết bị theo quy trình thao tác Hệ thống điện Quốc gia ở khoản 3
– điều 6 của quy trình này, có một số trường hợp đặc biệt, Giám đốc Công ty Điện lực Đăk
Lăk quy ước đánh số thiết bị như sau:
a. Trên cùng một thiết bị chính (MC, MBA, TC, DCL,…) hoặc trên cùng một mạch nhất thứ
, nếu số thiết bị phụ (TU, TI, CSV,…) đi kèm nhiều hơn một thì phía sau ký tự cuối cùng
theo cách đánh thông thường là dấu phân cách (/) và số thứ tự 1, 2, 3…
Ví dụ: + TU6H1/1 và TU6H1/2: Biểu thị máy biến điệp áp số 1 và máy biến điện áp số 2
lắp trên cùng một mạch nhất thứ 6 kV của tổ máy phát thủy điện số 1.
+ TI331/1 và TI331/2: biểu thị máy biến dòng điện số 1 và máy biến dòng điện số 2 đi kèm
với máy cắt 331.
+ TUC31/1 và TUC31/2, TUC31/3: biểu thị máy biến điện áp số 1, máy biến điện áp số 2
và máy biến điện áp số 3 lắp trên cùng C31 của một trạm điện.
b. Đối với thiết bị dùng để đóng, cắt, bảo vệ trực tiếp cho MBA, ĐDTA :
- Đối với MC phân đoạn ĐDTA ký tự thứ hai lấy số 8.
- Nếu là FCO, việc đánh số xem như có máy cắt bảo vệ.

NVTH: Võ Văn Tài Trang 25


BÁO CÁO THỬ VIỆC
- Nếu là DCL, việc đánh số xem như có máy cắt bảo vệ.
Ví dụ: +FCO-331: Biểu thị FCO bảo vệ trực tiếp phía 35kV của MBA T1.
+ DCL431-1: Biểu thị DCL nối trực tiếp từ MBA T1 đến C41.
+ FCO-471: Biểu thị FCO lắp ở đầu xuất tuyến bảo vệ trực tiếp ĐD471.
c. Đối với thiết bị đóng cắt (trừ MC) lắp ở đầu các nhánh rẽ hoặc các phân đoạn ĐZTA.
- Các ký tự đầu biểu thị đặc tính của thiết bị:
+ Nếu là LBS: ký hiệu LBS.
+ Nếu là DCL: ký hiệu DCL.
+ Nếu là FCO: ký hiệu FCO.
+ Nếu là LBFCO: ký hiệu LBFCO.
- Ký tự thứ tư đặc trưng cho cấp điện áp.
- Ba ký tự tiếp theo là 00-
- Ký tự tiếp theo lấy theo số thứ tự các thiết bị đóng cắt trên ĐZTA.
Ví dụ: DCL400-1; FCO400-5,…
LBS300-1; LBFCO300-3,…
d. Riêng đối với DCL lắp kèm MC phân đoạn ĐZTA được đánh số theo ký hiệu MC, phân
cách (-) và số 1 (nếu DCL lắp trước MC) hoặc số 7 (nếu DCL lắp sau MC).
Ví dụ: DCL481-1: biểu thị DCL lắp trước MC481 (tính từ phía nguồn đến).
DCL482-7: biểu thị DCL lắp sau MC482 (tính từ phía nguồn đến).
DCL381-1: biểu thị DCL lắp trước MC381 (tính từ phía nguồn đến).
DCL lắp kèm MC chỉ được tính trong trường hợp lắp chung trụ với MC hoặc lắp trên trụ
liền kề (trước hoặc sau) với trụ lắp MC. Nếu lắp cách xa hơn một khoảng trụ, đánh số như
khoản 3 – điều 8.
e. Đối với các DTĐ lắp kém DCL trên ĐZTA.
- Các ký tự đầu lấy theo tên của LBS, DCL, FCO, LBFCO, (trừ phần ký tự đầu biểu thị đặc
tính của thiết bị).
- Ký tự tiếp theo lấy số 6.
- Ký tự tiếp theo là dấu phân cách (/) và số 1 (nếu DTĐ lắp trước DCL tính từ phía nguồn
đến), số 2 (nếu DTĐ lắp sau DCL tính từ phía nguồn đến).
Ví dụ: DCL400-7 có lắp DTĐ hai đầu, được đánh số là 400-76/1 và 400-76/2.
- Trường hợp DTĐ lắp 2 đầu DCL liên lạc giữa 2 ĐDTA:
+ Số 1 được chọn DTĐ lắp 2 đầu DCL liên lạc giữa 2 ĐZTA.

NVTH: Võ Văn Tài Trang 26


BÁO CÁO THỬ VIỆC
+ Số 2 được chọn cho phía ĐZTA kia, kèm thêm chữ cái in hoa A, B, C để phân biệt với
ký hiệu đã được đánh cho DTĐ lắp trước.
Ví dụ: DCL400-4(ĐD475E48) liên lạc giữa ĐD478E48 và ĐD475E48,có DTĐ lắp ở hai
đầu; DTĐ lắp phía ĐD475E48 là 400-46/1và DTĐ lắp phía ĐD478E48 là 400-46/2A.
- Trường hợp DTĐ lắp trên ĐDTA không có thiết bị đóng cắt đi kèm thì việc đánh số được
đánh theo tên xuất tuyến và số trụ.
Ví dụ:
+ DTĐ471-76/XX(ĐĐ…), XX là số trụ đặt DTĐ
+ DTĐ471-76/209(ĐD471E48)
f. Đối với các TBA phụ tải được đánh số như sau:
- Ký tự đầu tiên là chữ T.
- Ký tự tiếp theo lấy theo số thứ tự trong một MBA (110kV hoặc 35kV) do một ĐVQLVH
quản lý.
- Ký tự tiếp theo đặc trưng cho từng đơn vị quản lý vận hành trong trường hợp một ĐDTA
có từ 02 đơn vị QLVH trở lên, được quy ước như sau:
+ Điện lực Bắc Buôn Ma Thuột: Lấy chữ M.
+ Điện lực Nam Buôn Ma Thuột: Lấy chữ NB.
+ Điện lực Buôn Hồ: Lấy chữ H.
+ Điện lực Krông Năng: Lấy chữ N.
+ Điện lực Ea H’leo: Lấy chữ E.
+ Điện lực Buôn Đôn: Lấy chữ Đ.
+ Điện lực Cư M’gar: Lấy chữ C.
+ Điện lực Krông Ana: Lấy chữ A.
+ Điện lực Cư Kuin: Lấy chữ Q.
+ Điện lực Ea Kar: Lấy chữ K.
+ Điện lực Krông Păk: Lấy chữ P.
+ Điện lực Krông Bông: Lấy chữ B.
+ Điện lực Lăk: Lấy chữ L.
+ Điện lực Ea Soup: Lấy chữ S.
g. Đối với sơ đồ hai thanh cái (hoặc một thanh cái có phân đoạn), các bộ tụ bù ngang đấu
vào thanh cái chẵn thì đánh số thứ tự chẵn, các bộ tụ bù ngang đấu vào thanh cái lẻ thì
đánh số thứ tự lẻ.
Ví dụ:

NVTH: Võ Văn Tài Trang 27


BÁO CÁO THỬ VIỆC
- TBN401, TBN403: Biểu thị các bộ tụ bù ngang cấp điện áp 22kV đấu vào thanh cái TC
C41.
- TBN402, TBN404: biểu thị các bộ tụ bù ngang cấp điện áp 22kV đấu vào thanh cái TC
C42.
h. Đối với máy biến áp đi kèm máy cắt để lấy nguồn điều khiển cho máy cắt đó được đánh
số chữ cái TD tiếp theo là tên MC.
Ví dụ: TD481: Biểu thị máy biến áp tự dùng cấp nguồn cho MC481.
i. Đối với thiết bị TU, TI lắp trên ĐDTA dùng để đo đếm điện năng được đánh số như sau:
- Các ký tự đầu tiên là chữ TUxxx, TIxxx, (với xxx là ký hiệu ĐDTA).
- Ký tự tiếp theo là đấu phân cách (/) và số thứ tự 1, 2, 3,… trên cùng một ĐZTA.
j. Đối với bộ chỉ thị sự cố, tủ hợp bộ RMU:
- Các ký tự đầu biểu thị đặc tính của thiết bị:
+ Nếu là bộ chỉ thị sự cố: ký hiệu CTSC.
+ Nếu là tủ hợp bộ RMU: ký hiệu RTU.
- Ký tự tiếp theo thể hiện cấp điện áp.
- Ký tự tiếp theo thể hiện số thứ tự 1, 2, 3,… trên cùng một ĐZTA.
4.2.4. Quy ước cách thể hiện ký hiệu vận hành của thiết bị trong một NMPĐ, Tr.Đ, ĐDTA:
Mỗi thiết bị vận hành trong HTĐ.ĐL đều có một ký hiệu vận hành. Cách thể hiện ký hiệu
vận hành này trên các văn bản pháp luật, phiếu công tác, phiếu thao tác như sau: Ghi ký hiệu
vận hành thiết bị đó, kèm theo ký hiệu NMĐ, Tr.Đ, ĐDTA để trong ngoặc đơn.
Ví dụ: DCL371-1(B1), DCL372-2(B6), DTĐ471-76(E47), T3C(ĐD471HT), DCL400-
2(ĐD473E48), T1(F14), H2(B1), TUC41-14(EHL).
4.3. ĐỌC HIỂU CÁC KÝ HIỆU – TRÊN SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ.

Máy biến áp 2 cuộn dây

Máy biến dòng điện

Máy cắt điện

Cầu chì

Dây dẫn điện

Thanh dẫn (thanh cái)

NVTH: Võ Văn Tài Trang 28


BÁO CÁO THỬ VIỆC
Cầu chì tự rơi

Máy cắt hợp bộ

Chống sét van

Máy biến áp tự dùng

Máy biến điện áp

Dao cách ly

Dao tiếp địa

NVTH: Võ Văn Tài Trang 29


BÁO CÁO THỬ VIỆC
PHẦN II: TÌM HIỀU RIÊNG
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU KẾT CẤU LƯỚI ĐIỆN 110kV TỈNH ĐĂK LĂK
1.1 TỔNG QUAN LƯỚI ĐIỆN 110kV ĐĂK LĂK
1.1.1. Nguồn điện.
Lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh được nhận từ 3 nguồn chính là: trạm biến áp 220kV Krông
Buk, trạm 220kV Buôn Kuốp và NMTĐ Krông H’Năng qua các tuyến đường dây 110kV Krông
Buk - Hòa Thuận – Buôn Ma Thuột - Krông Buk, Buôn Kuốp – EaTam - Buôn Ma Thuột, Krông
H’Năng - Ea Kar. Với 3 nguồn cung cấp tạo thành 1 tam giác bao bên ngoài để cấp điện cho phụ
tải bên trong.
+ Trạm biến áp 220/110/22kV Krông Buk-2x250MW được nhận điện từ trạm 500kV Plieku2
và cụm NMTĐ Buôn Kuốp (2x140MW), Sêrêpôk 3 (2x110MW), Sêrêpôk 4 (2x40MW),
Sêrêpôk 4A (2x32MW).
+ Trạm biến áp 220/110/22kV - 1x125MVA Buôn Kuốp được nhận điện từ trạm 500kV
Plieku và cụm NMTĐ Buôn Kuốp (2x140MW), Sêrêpôk 3 (2x110MW), Sêrêpôk 4 (2x40MW),
Sêrêpôk 4A (2x32MW).
+ Nhà Máy Thủy điện Krông H’Năng công suất 2x32MW .
Ngoài ra lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh còn nhận điện từ các nguồn phụ trợ khác như:
NMĐ Gió Tây Nguyên, NMĐ Mặt trời Long Thành 1 (50MWp), NMĐ Mặt trời Buôn Ma Thuột
(30MWp).
1.1.2. Trạm biến áp 110kV
Tỉnh Đắk Lắk được cung cấp điện từ lưới điện Quốc gia qua 10 trạm biến áp 110/22kV và 02
máy biến áp 110/22kV lắp đặt trong trạm 220kV Krông Buk bao gồm các trạm sau:

 Trạm 110/35/22kV Buôn Ma Thuột công suất 2x40MVA, đặt tại phường Tân lập, TP.
Buôn Ma Thuột. Trạm nhận điện từ trạm 220/110kV Krông Buk, 220kV Buôn Kuốp
(qua trạm 110/35/22kV Ea Tam) và cung cấp điện cho các phụ tải của thuộc khu vực
Tp. Buôn Ma Thuột và một phần phụ tải các huyện lân cận.

 Trạm 110/35/22kV Ea Tam công suất 2x40MVA, đặt tại phường Khánh Xuân, TP. Buôn
Ma Thuột. Trạm nhận điện từ trạm 220/110kV Krông Buk (qua trạm 110/35/22kV Buôn
Ma Thuột), 220kV Buôn Kuốp và cấp điện cho các phụ tải thuộc Tp. Buôn Ma Thuột
và khu vực.

 Trạm 110/22kV Hòa Thuận công suất 1x25MVA+1x40MVA, đặt tại phường Tân Lợi
- Tp Buôn Ma Thuột. Trạm nhận điện từ trạm 220/110kV Krông Buk, 220kV Buôn
Kuốp và cung cấp điện cho các phụ tải của thuộc khu vực phía Bắc Tp Buôn Ma Thuột

NVTH: Võ Văn Tài Trang 30


BÁO CÁO THỬ VIỆC
và huyện Cư M’Gar.

 Trạm 110/35/22kV Krông Ana công suất 1x40MVA+1x25MVA, đặt tại xã Ea Tiêu,
huyện Cư Kuin. Trạm nhận điện từ trạm 220/110kV Krông Buk qua trạm Buôn Ma
Thuột và cung cấp điện cho các phụ tải của thuộc huyện Cư Kuin.

 Trạm 110/22kV Krông Ana 2 công suất 1x25MVA, đặt tại thị trấn Buôn Trấp huyện
Krông Ana. Trạm nhận điện từ trạm 220/110kV Krông Buk, 220kV Buôn Kuốp qua 2
trạm, TBA Buôn Ma Thuột và TBA Krông Ana và cung cấp điện cho các phụ tải huyện
Krông Ana.

 Trạm 110/35/22kV Ea Kar công suất 1x25MVA+1x40MVA, đặt tại thị trấn Ea Kar -
huyện Ea Kar. Trạm nhận điện từ trạm 220/110kV Krông Buk và NMTĐ Krông H’năng.
Trạm cung cấp điện cho các phụ tải của huyện Ea Kar, một phần huyện Krông Năng,
huyện Krông Pắk và liên kết với lưới điện 35kV của trạm trung gian F1.

 Trạm 110/22kV Krông Pắk công suất 1x40MVA, đặt tại huyện Krông Pắk. Trạm nhận
điện từ trạm 220/110kV Krông Buk và NMTĐ Krông H’năng qua TBA Ea Kar, cấp
điện chủ yếu cho các phụ tải thuộc huyện Krông Pắk.

 Trạm 110/22kV Cư M’gar công suất 1x25MVA+1x40MVA đặt tại xã Ea Kpam, huyện
Cư M’gar. Trạm nhận điện từ trạm 220/110kV Krông Buk, cung cấp điện cho huyện Cư
M’gar và liên kết lưới điện 22kV với 2 trạm Hòa Thuận và Krông Buk.

 Trạm 110/22kV Ea H’Leo công suất 1x25MVA+1x40MVA, đặt tại thị trấn Ea Đrăng -
huyện Ea H’Leo. Trạm nhận điện từ trạm 220/110kV Krông Buk và cung cấp điện cho
các phụ tải của huyện Ea H’Leo và liên kết lưới điện 22kV với trạm Krông Buk.

 Máy biến áp 110/22kV nằm bên trong trạm 220kV Krông Buk, công suất (25+40)MVA.
Trạm nhận điện từ thanh cái 110kV của trạm 220kV Krông Buk và cung cấp điện cho
các phụ tải của huyện Krông Buk, thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Năng.

 Trạm 110/22kV Buôn Hồ công suất 1x40MVA đặt tại phường Bình Tân, thị xã Buôn
Hồ. Trạm nhận điện từ trạm 220/110kV Krông Buk và trạm 110/35/22 kV Buôn Ma
Thuột, cung cấp điện cho thị xã Buôn Hồ và huyện Cư M’Gar.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các TBA 110kV thuộc tài sản khách hàng như:

 Trạm 110/35kV Hòa Phú công suất 1x63 MVA đặt tại xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột
nhận điện từ TBA 220kV Buôn Kuốp.

 Trạm phân phối 110/35/22kV NMĐ Mặt Trời Long Thành 1 công suất 1x63MVA đặt tại
xã Ia Lôp, huyện Ea Súp.

NVTH: Võ Văn Tài Trang 31


BÁO CÁO THỬ VIỆC
 Trạm phân phối 110/22kV NMĐ Mặt trời Buôn Ma Thuột công suất 1x40MVA.

Bảng 4: Thông số vận hành của các trạm 110kV hiện hữu

Công suất Số lộ ra
STT TÊN TRẠM
(MVA) 22kV
1 Trạm 110kV Buôn Ma Thuột
- MBA T1: 110/35/22kV 40 5
- MBA T2: 110/35/22kV 40 4
2 Trạm 110kV Hòa Thuận
- MBA T1: 110/22kV 25 4
- MBA T2: 110/22kV 40 4
3 Trạm 110kV Ea Tam
- MBA T1: 110/35/22kV 40 5
- MBA T2: 110/35/22kV 40 5
4 Trạm 110kV Krông Ana
- MBA T1: 110/35/22kV 40 4
- MBA T2: 110/35/22kV 25 4
5 Trạm 110kV Krông Ana 2
- MBA T1: 110/22kV 25 5
6 Trạm 110kV Ea Kar
- MBA T1: 110/35/22kV 40 4
- MBA T2: 110/35/22kV 25 4
7 Trạm 110kV Krông Pắk
- MBA T1: 110/22kV 40 5
8 Trạm 220kV Krông Búk
- MBA T3: 110/35/22kV 40 4
- MBA T4: 110/35/22kV 25 3
9 Trạm 110kV Ea H’Leo
- MBA T1: 110/22kV 40 4
- MBA T1: 110/22kV 25 4
10 Trạm 110kV Cư M’gar

NVTH: Võ Văn Tài Trang 32


BÁO CÁO THỬ VIỆC
Công suất Số lộ ra
STT TÊN TRẠM
(MVA) 22kV
- MBA T1: 110/22kV 25 4
- MBA T2: 110/22kV 40 4
11 Trạm 110kV Buôn Hồ 40 4
1.1.3. Đường dây
Các tuyến đường dây 110kV trên địa bàn tỉnh phần lưới sử dụng dây ACSR 185/29 vận hành
mạch đơn và có liên kết với các tỉnh Đắk Nông qua đường dây 110kV Buôn Kuốp – Hòa Phú -
Cư Jút, tỉnh Gai Lai qua đường dây 110kV Ea H’Leo - Ajunpa.
Bảng 5: Thông số vận hành của các tuyến đường dây 110kV hiện hữu

Chiều dài
TT Tên đường dây Dây dẫn (mm2)
(km)
1 Krông Búk - Hòa Thuận ACSR-185/29 38,6

2 Krông Búk – Buôn Ma Thuột ACSR-185/29 40,9

3 Hòa Thuận – Buôn Ma Thuột ACSR-185/29 6,9

Krông Búk – NMĐG Tây Nguyên


4 + Krông Búk - VT 149A ACSR-185/29 24,1
+ VT 149A - NMĐG Tây Nguyên 2xACSR-185/29 2,6

NMĐG Tây Nguyên-Ea H’leo


+ NMĐG Tây Nguyên - VT 149A 2xACSR-185/29 2,6
5
+ VT 149A - Ea H’leo ACSR-185/29 14,85

6 Krông Búk - Ea Kar ACSR-185/29 31,18

7 Buôn Ma Thuột - Ea Tam ACSR-185/29 12,02


8 Buôn Kuốp – Hòa Phú 2xACSR-185/29 8,1

9 Hòa Phú – Cư Jút 2xACSR-185/29 31,9


10 Buôn Ma Thuột - Krông Ana ACSR-240/29 8,8

11 Buôn Kuốp - Ea Tam 2xACSR-185/29 11,03


12 Krông Búk - Cư M’gar ACSR-185 19,2

NVTH: Võ Văn Tài Trang 33


BÁO CÁO THỬ VIỆC
Chiều dài
TT Tên đường dây Dây dẫn (mm2)
(km)
13 Ea H’leo - Ajun Pa AC-185 37,54
Ea Kar – NMĐMT Buôn Ma Thuột
14 + EaKar - VT 67A ACSR-185/29 17,3
+ VT 67A – NMĐMT Buôn Ma Thuột ACSR-400/51 0,03
NMĐMT Buôn Ma Thuột- Krông Păk
15 + NMĐMT Buôn Ma Thuột - VT 67A ACSR-400/51 0,03
+ VT 67A – Krông Păk ACSR-185/29 10,7
16 Krông Ana - Krông Ana 2 ACSR-185/29 17,72

1.2. ĐÁNH GIÁ LƯỚI ĐIỆN 110kV ĐĂK LĂK


 Ưu điểm:
- Lưới điện 110kV tỉnh Đăk Lăk có sơ đồ đơn giản, dễ vận hành.
- Các trạm biến áp 220kV Krông Buk, 110kV Buôn Ma Thuột và Hòa Thuận liên kết với
nhau tạo thành mạch vòng vừa đảm bảo khả năng tải điện vừa tăng khả năng liên kết trong quá
trình cung cấp hỗ trợ cho nhau trong chế độ sự cố và bảo dưỡng…
- Đa số là các TBA là không người trực (trừ trạm 110kV Buôn Ma Thuột), thiết bị đóng cắt
công nghệ cao và có khả điều khiển từ xa nên việc vận hành tối ưu tăng độ tin cậy vận hành
trong hệ thống điện.
- Có nhiều nguồn cung cấp đảm bảo khả năng cung cấp điện.
 Nhược điểm:
- Hiện nay lưới điện 110kV còn một số trạm biến áp chỉ được cấp điện từ 1 nguồn và vận
hành mạch đơn nên khi xảy ra sự cố sẽ gây mất điện, giảm độ tin cậy cung cấp điện.
+ Khi đường dây Krông Buk – Ea Kar gặp sự cố thì các TBA 110kV Eakar và Krông
Păk sẽ mất điện, khi đó các huyện Ea Kar, Krông Păk và một phần huyện Krông Năng bị gián
đoạn cung cấp điện, đồng thời NMĐMT Buôn Ma Thuột và nhà máy TĐ Krông H’Năng đấu
nối và trạm 110kV Eakar sẽ không phát được công suất lên lưới.
+ Khi đường dây 110kV Buôn Ma Thuột – Krông Ana gặp sự cố các TBA 110kV Krông
Ana và Krông Ana 2 sẽ bị mất điện, huyện Cư Kuin và Krông Ana sẽ bị gián đoạn cấp điện.
+ Khi đường dây 110kV Krông Buk – Cư M’Gar gặp sự cố thì TBA 110kV Cư M’Gar bị
mất điện và NMĐMT Long Thành 1 sẽ không phát được công suất lên lưới.

NVTH: Võ Văn Tài Trang 34


BÁO CÁO THỬ VIỆC
- Lưới điện 110kV của tỉnh Đắk Lắk hiện tại chỉ mới ở các khu vực trung tâm của tỉnh còn
một số khu vực hiện chưa có lưới điện 110kV (huyện Ma Đ’răk, Lăk, EaSup, Krông Bông…)
phủ đến nên việc đảm bảo cho các phụ tải còn hạn chế.
- Chiều dài đường dây tương đối dài và đi qua địa hình phức tạp có nhiều cây cối nên dễ bị
xảy ra sự cố.
- Các tuyến đường dây phần lớn đã vận hành trong thời gian khá dài làm giảm độ tin cậy.

NVTH: Võ Văn Tài Trang 35


BÁO CÁO THỬ VIỆC

NVTH: Võ Văn Tài Trang 36


BÁO CÁO THỬ VIỆC

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN XUẤT TUYẾN 474 TBA
BUÔN MA THUỘT
2.1. ĐỘ TIN CẬY
2.1.1. Khái niệm
Hệ thống điện khi làm việc thì sẽ xuất hiện sự cố, tần suất xuất hiện sự cố phụ thuộc vào
chất lượng của các thiết bị, phương thức vận hành của hệ thống, các yếu tố khách quan,…Để
đánh giá được mức độ an toàn trong vận hành của các hệ thống, người ta đưa ra khái niệm về độ
tin cậy.
Định nghĩa độ tin cậy như sau: Độ tin cậy là xác suất làm việc tốt của một thiết bị trong
một chu kỳ dưới các điều kiện vận hành đã được thử nghiệm.
Độ tin cậy của hệ thống phân loại thành hai hướng cơ bản:
+ Đáp ứng hệ thống: Liên quan đến khả năng làm việc của máy phát, lưới truyền tải, lưới phân
phối trong việc cung cấp điện tới khách hàng. Sự đáp ứng sẽ liên quan đến các điều kiện tĩnh của hệ
thống.
+ An ninh hệ thống : Liên quan đến khả năng làm việc của máy phát, lưới truyền tải, lưới phân
phối trong việc cung cấp điện tới khách hàng.Sự đáp ứng sẽ liên quan đến các điều kiện tĩnh của hệ
thống.

2.2. ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN


Độ tin cậy cung cấp điện là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng
điện năng. Nếu các chỉ tiêu về điện áp, tần số được đảm bảo nhưng điện năng không được cung
cấp liên tục thì không những không đưa lại hiệu quả kinh tế mà còn gây thiệt hại, ảnh hưởng đến
các hoạt động và an sinh xã hội.
Độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối được hiểu là khả năng của hệ thống cung
cấp đầy đủ và liên tục điện năng cho hộ tiêu thụ, với chất lượng điện năng (điện áp và tần số)
đảm bảo (đúng quy định).
2.2.1. Các chỉ số về độ tin cậy về mặt mất điện kéo dài.
a. SAIFI chỉ số tần suất ngừng cung cấp điện của hệ thống (System Average Interruption
Frequency Index)
SAIFI cho biết thông tin về tần suất trung bình các lần mất điện duy trì trên mỗi khách hàng
của một vùng cho trước.
b. SAIDI chỉ số thời gian ngừng cung cấp điện của hệ thống (System Average
Interruption Duration Index)
SADI cho biết thời gian trung bình mất điện duy trì.
c. CAIDI chỉ số thời gian mất điện trung bình của khách hàng (Customer Average
Interruption Duration Index)

NVTH: Võ Văn Tài Trang 37


BÁO CÁO THỬ VIỆC
Chỉ số này thể hiện thời gian trung bình cần để phục hồi cung cấp điện cho khách hàng trong
một lần mất điện (vĩnh cửu).
d. CTAIDI chỉ số tổng thời gian mất điện trung bình của khách hàng (Customer Total
Average Interruption Duration Index)
Đối với khách hàng thực tế đã mất điện, chỉ số này thể hiện tổng thời gian trung bình khách
hàng trong thông báo bị mất điện. Chỉ số này được tính toán như chỉ số CAIDI, trừ việc khách
hàng bị mất điện nhiều lần chỉ được tính một lần.
e. CAIFI chỉ số tần suất mất điện của khách hàng (Customer Average Interruption
Frequency Index - CAIFI)
Chỉ số này thể hiện số lần mất điện trung bình của một khách hàng.
f. ASAI chỉ số sẵn sàng cấp điện trung bình (Average Service Availability Index)
Chỉ số này thể hiện thời gian trung bình (thường tính bằng %) mà khách hàng được
cung cấp điện trong vòng một năm.
g. ASIFI chỉ số tần suất mất điện trung bình của hệ thống (Average System Interruption
Frequency Index) về mặt phụ tải:
Được định nghĩa là tỉ số giữa tổng số công suất (kVA) bị gián đoạn trên tổng số công suất
(kVA) được cung cấp.
h. ASIDI chỉ số thời gian trung bình mất điện của hệ thống (Average System Interruption
Duration Index ) về mặt phụ tải:
Được định nghĩa là tỉ số giữa tổng điện năng không cung cấp được (do bị gián đoạn cung
cấp điện) trên tổng số công suất (kVA) được cung cấp.
i. CEMIn chỉ số tần suất mất điện trung bình của khách hàng (Customers Experiencing
Multiple Interruptions)
Chỉ số này để theo dõi số sự kiện (n) những lần mất điện đối với một khách hàng nào đó.Mục
đích là xác định sự phiền toái cho khách hàng mà giá trị trung bình không thấy được.
2.2.2. Các chỉ số đánh giá độ tin cậy về mặt mất điện thoáng qua:
1. MAIFI chỉ số tần suất mất điện thoáng qua trung bình của hệ thống (Momentary
Average Interruption Frequency Index)
Chỉ số này cung cấp thông tin về số lần mất điện thoáng qua trung bình của một khách hàng.
2. MAIFIE chỉ số tần suất mất điện thoáng qua trung bình của hệ thống (Momentary
Average Interruption event Frequency Index)
Chỉ số này cung cấp thông tin về con số trung bình của các sự kiện mất điện thoáng qua
của một khách hàng.
3. CEMSMIn chỉ số tần suất mất điện (thoáng qua và kéo dài) trung bình của khách
hàng (Customers Experiencing Multiple Sustained Interruptions and Momentary Interruptions
events)

NVTH: Võ Văn Tài Trang 38


BÁO CÁO THỬ VIỆC
Chỉ số này để theo dõi số sự kiện (n) những lần mất điện thoáng qua và kéo dài đối với
một khách hàng nào đó. Mục đích là xác định sự phiền toái cho khách hàng mà giá trị trung bình
không thấy được.
2.2.3. Một số chỉ số đánh giá độ tin cậy cung cấp điện khác.
1. ASUI chỉ số độ không sẵn sàng cấp điện trung bình (Average Service Unavailability
Index - ASUI).
2. ENS chỉ số điện năng không cung cấp (Energy Not supplied Index ).
3. AENS chỉ số điện năng không cung cấp trung bình (Average Energy Not supplied
Index).

2.3. CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN LƯỚI ĐIỆN
PHÂN PHỐI.
Phần lớn các nước trên thế giới đang áp dụng các chỉ số SAIFI, SAIDI, CAIFI, CAIDI để
đánh giá độ tin cậy cung cấp điện. Hiện nay, Việt Nam triển khai áp dụng các chỉ số SAIDI,
SAIFI, MAIFI để đánh giá độ tin cậy cung cấp điện.
 Các chỉ số về độ tin cậy của lưới điện phân phối được tính toán như sau:
1. SAIDI : Chỉ số thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối (được tính
bằng phút/khách hàng).
SAIDI được tính bằng tổng thời gian mất điện kéo dài của khách hàng sử dụng điện và các
đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của đơn vị phân phố điện trong một tháng chia cho
tổng số khách hàng sử dụng điện và các đơn vị phân phố và bán lẻ mua điện của đơn vị phân
phối điện. Các chỉ số SAIDI tháng/quý/năm được tính theo công thức sau:
nk nj

T  K i k T  K i i 4
SAIDIk  i 1
; SAIDI k  i 1
; SAIDIi   SAIDI j
Kk Kj j 1

Trong đó:
- SAIDIk: chỉ số về thời gian mất điện trung bình của tháng k;
- SAIDIj: chỉ số về thời gian mất điện trung bình của quý j;
- SAIDIl: chỉ số về thời gian mất điện trung bình của năm l;
- Ti: thời gian mất điện kéo dài lần thứ i trong tháng k (với công thức tính chỉ số tháng), hoặc
quý j (đối với công thức tính chỉ số quý);
- Ki: số khách hàng sử dụng điện và các đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của đơn
vị phân phối điện bị ảnh hưởng bởi lần mất điện kéo dài lần thứ i trong tháng k (với công
thức tính chỉ số tháng), hoặc quý j (đối với công thức tính chỉ số quý);
- Kk: tổng số khách hàng sử dụng điện và các đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của
đơn vị phân phối điện trong tháng k;
- Kj: tổng số khách hàng sử dụng điện và các đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của
đơn vị phân phối điện của tháng cuối cùng trong quá j;
NVTH: Võ Văn Tài Trang 39
BÁO CÁO THỬ VIỆC
- nk: số lần mất điện kéo dài trong tháng k;
- nj: số lần mắt điện kéo dài trong quý j;
2. SAIFI: chỉ số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối (được tính bằng
lần/khách hàng)
SAIFI được tính bằng tổng số lần khách hàng sử dụng điện vè các đơn vị phân phối và bán
lẻ điện mua điện của đơn vị phôi phối điện bị mất điện kéo dài trong tháng chia cho tổng số
khách hàng sử dụng điện và các đơn vị phân phối và và bán lẻ điện mua của đơn vị phân phối
điện. Các chỉ số SAIFI tháng/quý/năm được tính theo công thức sau:
4
nk nj
SAIFIk  ; SAIFI j  ; SAIFIl   SAIFI j
Kt Kj j 1

Trong đó:
- SAIFIk: chỉ số về số lần mất điện trung bình của tháng k;
- SAIFIj: chỉ số về số lần mất điện trung bình của quý j;
- SAIFIl: chỉ số về số lần mất điện trung bình của năm l;
- nk/nj: số lần (số lượt) khách hàng bị mất điện kéo dài trên 5 phú trong tháng k/quý j, được
tính như sau:
tk tj
nk   K i ; n j   K i
i 1 i 1

- Ki: số khách hàng sử dùng điện và các đơn vị phân phối bán lẻ điện mua điện của đơn vị
phân phối điện bị ảnh hưởng bới lần mất điện kéo dài thứ i trong tháng k (với công thức
tính chỉ số tháng), hoặc trong quý j (đối với công thức tính chỉ số quý);
- Kk: tổng số khách hàng sử dụng điện và các đơn vị phân phố và bán lẻ điện mua điện của
đơn vị phân phối điện của tháng cuối cùng trong quý j;
- tk: số lần mất điện kéo dài trong tháng k;
- tj: số lần mất điện kéo dài trong quý j.
3. MAIFI: chỉ số lần mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân phối (được
tính bằng lần/khách hàng).
MAIFI được tính bằng tổng số lần khách hàng sử dụng điện và các đơn vị phân phối và
bán lẻ điện mua điện của đơn vị phân phối điện bị mất thoáng qua trong tháng chia cho tổng số
khách hàng sử dụng điện và các đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của đơn vị phân phối.
Các chỉ số MAIFI tháng/quý/năm được tính theo công thức sau:
4
m mj
MAIFIk  k ; MAIFI k  ; MAIFI l   MAIFI j ;
Kt Kj j 1

Trong đó:
- MAIFIk: chỉ số về số lần mất điện thoáng qua trung bình của tháng k;
- MAIFIj: chỉ số vầ lần mất điện trung bình của năm l;

NVTH: Võ Văn Tài Trang 40


BÁO CÁO THỬ VIỆC
- mk/mj: số lần (số lượt) khách hàng bị mất điện thoáng qua trong tháng k/quý j, được tính
như sau
tk tj
m k   K i ; mk   K i ;
i 1 i 1

- Ki : số khách hàng sử dụng điện và các đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của đơn
vị phân phối điện bị ảnh hưởng bởi lần mất điện thoáng qua thứ I trong tháng k (với công
thức chỉ số tháng), hoặc trong quý j (đối với công thức tính chỉ số quý);
- Kk: tổng số khách hàng sử dụng điện và các đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của
đơn vị phân phố trong tháng k;
- Kj: tổng số khách hàng sử dụng điện và các đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của
đơn vị phân phối trong tháng k;
- tk: số lần mất điện thoáng qua trong tháng k;
- ti: số lần mất điện thoáng qua trong quý j.
2.4. TÍNH TOÁN ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN.
2.4.1. Tính toán độ tin cậy cung ĐD474BMT
Sự cố xảy ra tại nhánh rẽ sau MC483 (ĐD474BMT), nhảy vượt cấp lên MC474
(ĐD474BMT), thời gian khôi phục MC474 là 4 phút, thời gian khôi phục sau MC483 là 30 phút.
Tính toán đô tin cậy cung cấp điện khi sự cố trên xảy ra.
Thời gian mất điện
STT Phạm vi mất điện Số khách hàng
(phút)
1 Sau MC483 1811 30
2 Sau MC474 11558 4

Tính toán độ tin cậy:


 Chỉ số mất điện kéo dài.
- Chỉ số thời gian mất điện trung bình
nk

T  K
i 1
i k
30*1811
SAIDI k   = 4,7 (phút/khách hàng)
Kk 11558

- chỉ số lần mất điện thoáng qua trung bình


tk

nk 
Ki
i 1 1811
SAIFI k     0,157 (lần/khách hàng)
Kt Kk 11558

 Chỉ số mất điện thoáng qua.

NVTH: Võ Văn Tài Trang 41


BÁO CÁO THỬ VIỆC
k

m K i
11558  1811
MAIFI k  k  i 1   0,843 (lần/khách hàng)
Kt Kk 11558

2.4.2. Đánh giá cấu trúc lưới điện ĐD 474BMT liên quan đến độ tin cậy cung cấp điện.
 Ưu điểm:
- ĐD 474BMT là cấu trúc mạch vòng kín vận hành hở được cung cấp điện từ các xuất tuyến
474BMT thông qua MC474 và DCL 400-2, 474BMT thông qua DCL 484-1 và MC484,
475KNA thông qua DCL 400-21 và LBS400-20, 472 BMT thông qua DCL 400-6 và LBS 400-
21 (MC484, MC482, LBS400-21, LBS-21 được vận hành thường mở) và được phân đoạn bằng
các DCL và Recloser nên độ tin cậy cung cấp điện cao.
- Máy cắt, LBS có thể điều khiển từ xa để đóng cắt các phân đoạn giúp việc đóng cắt phân
đoạn lưới điện dừng điện theo kế hoạch hoặc cô lặp điểm sự cố nhanh chóng, giảm đáng kể thời
gian so với thao tác tại chổ nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.
- Tại đầu mỗi phân đoạn có đặt Recloser. Khi sự cố trên phân đoạn nào đó Recloser ở phân
đoạn đó sẽ tác động. Nếu sự cố thoáng qua sẽ bị loại trừ khi Recloser đóng lại. Nếu sự cố duy
trì Recloser sẽ tách hẳn phân đoạn qua đó giảm thời gian cung cấp điện, đảm bảo độ tin cậy hệ
thống.
 Nhược điểm:
- Vì một số phân đoạn còn sử dụng DCL phân đoạn mà DCL không đóng cắt khi có tải cũng
không thao tác được từ xa nên cần phải cắt điện đầu nguồn và thao tác DCL bằng tay. Vì thế
thao tác lâu đặc biệt khi xảy ra sự cố trên đường dây nếu không phát hiện được sự cố bằng mắt
cần phải đóng cắt thử từng DCL để phân đoạn cách ly điểm sự cố sẽ mất nhiều thời gian, phải
đóng cắt máy cắt nhiều lần gây giảm tuổi thọ máy cắt và giảm độ tin cậy cung cấp điện.
- Hiện nay, xuất tuyến 475BMT vận hành ở chế độ mạch kín vận hành hở. Khi có sự cố xảy
ra trên lưới điện, nhân viên vận hành phải mất thời gian nhất định để thao tác cô lập điểm sự cố,
thay đổi kết lưới, chuyển tải cấp điện trở lại cho khách hàng. Hệ quả là một lượng khách hàng
sẽ bị gián đoạn nguồn điện bởi thời gian thao tác. Về phía Công ty Điện lực cũng bị ảnh hưởng
đến các chỉ tiêu sản lượng điện thương phẩm; độ tin cậy cung cấp điện và sự hài lòng của khách
hàng sử dụng điện.
2.4.3. Các biện pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.
2.4.3.1.Giải pháp làm giảm sự cố
Tăng cường và nâng cao công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn hành
lang lưới điện; sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
Nâng cao chất lượng của thiết bị vận hành: Sử dụng các thiết bị có chất lượng vận hành tốt
(lưu ý: thiết bị cũ, vận hành lâu ngày hay thiết bị mới nhưng có chất lượng thấp vẫn gây ra suất

NVTH: Võ Văn Tài Trang 42


BÁO CÁO THỬ VIỆC
hư hỏng cao) và có tính tự động hóa cao. Lên kế hoạch và từng bước thay thế các thiết bị có suất
hư hỏng cao (thống kê) bằng các thiết bị mới và có suất hư hỏng thấp.
Trong thiết kế, mua sắm, lắp đặt cần sử dụng các vật tư, thiết bị và áp dụng các giải pháp phù
hợp với điều kiện vận hành lưới điện nhằm giảm bớt các sự cố có tác nhân từ bên ngoài, ví dụ
như: Sử dụng dây bọc cách điện để ngăn ngừa các sự cố do tiếp xúc với các vật thể khác; sử
dụng các thiết bị phù hợp với môi trường vận hành …
Tăng cường công tác kiểm tra, bảo dưỡng đường dây, thiết bị vận hành trên lưới để ngăn
ngừa sự cố chủ quan.
Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm, dứt điểm các điểm vi
phạm hành lang ATLĐ.
Trang bị đầy đủ phương tiện phục vụ cho công tác quản lý vận hành, bảo dưỡng như xe
thang, thiết bị kiểm tra phát nóng.
Đào tạo để nâng cao kiến thức và tay nghề cùng tính kỷ luật cho nhân viên vận hành.
Từng bước nâng cao tỉ lệ sửa chữa lưới điện bằng hình thức hot-line (sửa chữa khi lưới điện
đang vận hành).
2.4.3.2.Giải pháp làm giảm thời gian mất điện.
Giảm đến mức tối thiểu khu vực mất điện bằng cách tăng số lượng lắp đặt thiết bị phân đoạn:
Tính toán phân đoạn đường dây bằng các thiết bị đóng cắt, bố trí số lượng khách hàng phù hợp
với mỗi tuyến đường dây, trạm biến áp cấp điện…
Nhanh chóng khoanh vùng sự cố bằng cách áp dụng công nghệ tự động hóa lưới điện phân
phối nhằm tự động phân vùng sự cố: Thay các Cầu dao phân đoạn hiện có (đóng cắt bằng tay)
bằng các máy cắt tự động, máy cắt pha, Cầu dao liên động….
Xây dựng hệ thống mạch kép (2 mạch), mạch vòng để hỗ trợ cấp điện khi có một đường
dây, trạm biến áp cấp điện sự cố…
Xác định nhanh điểm sự cố bằng các thiết bị chuyên dùng để dò điểm sự cố như thiết bị chỉ
thị sự cố.
Khắc phục sự cố nhanh: Chủ động bố trí nhân lực, vật tư dự phòng, sẵn sàng cho mọi tình
huống xảy ra trên lưới điện; trang bị các thiết bị chuyên dùng để xử lý sự cố; máy phát dự phòng
cho tình huống đặc biệt…
Tăng cường công tác bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên vận hành về trình độ và kỹ năng xử
lý sự cố.
2.4.3.3. Đề xuất năng cao độ tin cậy cung cấp điện ĐD 474BMT
Tại những phân đoạn bằng DCL bổ sung thêm các Recloser như tại các DCL 400-18, 400-8,
400-14, 400-11, 400-12 … để nhanh chóng phát hiện và cô lập sự cố năng cao độ tin cậy cung
cấp điện. Số lượng khách hàng trong xuất tuyến lớn, dùng DCL hoặc Recloser để nâng cao độ
tin cậy cung cấp điện.

NVTH: Võ Văn Tài Trang 43


BÁO CÁO THỬ VIỆC
VD. Sau DCL 400-14 tuy chỉ có 136 khách hàng nhưng khi bị sự cố phân đoạn này thì
MC483 sẽ tác động và mất điện toàn bộ 1811 khách hàng sau MC483 mất một khoảng thời gian
để cô lập sự cố và khôi phục MC483 gây ảnh hưởng lớn đến các khách hàng không nằm trong
phạm vi bị sự cố nhưng nếu lắp đặt thêm Recloser trước DCL 400-14 thì khi sự cố chỉ phụ tải
sau DCL 400-14 mất điện, thời gian cô lập sự cố nhanh nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.
Đoạn từ MC474 đến DCL 482-1 có số lượng khách hàng sử đụng điện lớn (3984 khách hàng)
nên khi sự cố trên phân đoạn này số khách hàng mất điện lớn đề xuất lắp đặt thêm Recloser hoặc
LBS để phân đoạn thu hẹp phạm vi mất điện khi bị sự cố, tăng thêm tính cung cấp điện của hệ
thống.

NVTH: Võ Văn Tài Trang 44


BÁO CÁO THỬ VIỆC
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH VỊ VÀ PHÁT HIỆN SỰ CỐ
3.1. TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH VỊ SỰ CỐ TRÊN LƯỚI ĐIỆN
Trong hầu hết các trường hợp sự cố biểu hiện hư hỏng cơ học, mà phải được sửa chữa trước
khi trở lại vận hành. Việc khôi phục có thể xử lý nhanh nếu như sự cố được biết đến hoặc có thể
được ước tính với độ chính xác hợp lý.
3.1.1. Phương pháp dựa trên trở kháng và thành phần tần số cơ bản
Khoảng cách sự cố đến thanh cái trạm nguồn đến vị trí sự cố được ước tính theo phương
pháp dựa trên trở kháng. Giá trị điện áp và dòng điện đo được ở một hai điểm cuối của đường
dây.
3.1.2. Phương pháp truyền sóng và thành phần tần số cáo.
Quan điểm của phương pháp này được dựa trên sự phản xạ sóng truyền trên lưới điện bị sự
cố.
3.1.3. Phương pháp chuyên gia
Trí tuệ nhân tạo (AI) và các phương pháp phân tích thông kê:
Có một số phương pháp nhân tạo thông minh như mạng thần kinh nhân tạo (ANN), Logic
mờ (FL), Hệ thống chuyên gia (ES) và thuật toán di truyền (GA).. với sự phát triển của máy tính
xuất hiện.
3.1.3.1. Phương pháp dựa trên thiết bị phân phối:
Khi sự cố thực tế xảy ra, dạng sóng điện áp rơi đo được tại trạm biến áp được so sánh với
tất cả các dạng sóng điện áp rơi trong cơ sở dữ liệu. Dạng sóng phù hợp nhất trong cơ sở dữ liệu
sẽ cung cấp vị trí và loại sự cố.
3.1.3.2. Phương pháp lai:
Hầu như tất cả các phương pháp trên xác định vị trí sự cố dựa trên một thuật toán, chẳng hạn
như tính toán khoảng cách sự cố hoặc phân tích tình trạng hoạt động bảo vệ thiết bị, xác định vị
trí sự cố. Môt số nghiên cứu sử dụng phương pháp lai xác định ị trí sự cố dựa nhiều hơn một
thuật toán để đạt được một ước lượng chính xác hơn phân đoạn bị sự cố.
3.2. HỆ THỐNG CHỈ THỊ VÀ CẢNH BÁO SỰ CỔ TỈNH ĐĂK LĂK
Khi có sự cố xảy ra trên lưới điện trung thế, khâu phát hiện điểm xảy ra sự cố đều phải thực
hiện bằng thủ công, tập hợp nhiều nhân lực đến hiện trường tìm và cách ly điểm sự cố ra khỏi
hệ thống để sửa chữa. Điện lực Đăk Lăk đã ứng dụng thiết bị chỉ thị sự cố SRFI để thay thế cho
hoạt động tìm điểm sự cố trên lưới điện trung thế nhằm nâng cao độ tin cậy. Bước đầu, thiết bị
đã phát huy hiệu quả, xác định nhanh hơn điểm sự cố
3.3. THIẾT BỊ CHỈ THỊ VÀ CẢNH BÁO SỰ CỐ SRFI
3.3.1. Tổng quan

NVTH: Võ Văn Tài Trang 45


BÁO CÁO THỬ VIỆC

Hình 2. Hình ảnh bên ngoài Hình 3. Hình ảnh bên trong
Thiết bị chỉ thị và cảnh báo sự cố trên lưới điện trung thế SRFI (Smart Remote Fault
Indicator) là vừa chỉ thị sự cố bằng đèn vừa cảnh báo bằng cách gửi tin nhắn đến các nhân
viên/bộ phận quản lý thông qua tin nhắn cảnh báo (SMS) đến Tổng đài.
Thiết bị SRFI có đặc trưng sau:
 Lắp trực tiếp vào từng pha của đường dây trên không để thu thập thông số vận hành
(giá trị dòng tải, trạng thái sự cố, điện áp,..)
 Lắp đặt trực tiếp trên tuyến dây trung thế nổi (dây pha) nhằm nhận biết và khoanh vùng
sự cố pha - pha, hoặc pha - đất.
 Cảnh báo bằng đèn tại thiết bị và cảnh báo từ xa qua tin nhắn SMS. Thích
hợp với tất cả các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam.
 Cho phép cài đặt thay đổi thông số cơ bản về dòng điện và thời gian để
phù hợp với thông số kỹ thuật vận hành trên lưới điện trung áp hiện nay.
 Kích thước nhỏ gọn, dễ lắp đặt, vận hành.
3.3.2. Đặc điểm kỹ thuật
Bảng 6: thông số kĩ thuật SRFI

STT Mô tả Yêu cầu


1 Tiêu chuẩn sản xuất và thử IEEE 495 hoặc tương đương
nghiệm
2 Tiêu chuẩn quản lý chất ISO 9001:2015
lượng
3 Chức năng Bộ thiết bị cảnh báo sự cố đường dây có khả
năng phát hiện các sự cố pha-pha hay pha-
đất cho đường dây trên không.
4 Điều kiện lắp đặt Thiết bị được tháo, lắp trực tiếp trên đường
dây trên không, dùng sào cách điện mà
không cần cắt điện. Lắp đặt cho dây
dẫn có đường kính lên tới 25mm

NVTH: Võ Văn Tài Trang 46


BÁO CÁO THỬ VIỆC

STT Mô tả Yêu cầu


5 Kiểu nối đất trung tính của Phù hợp với lưới có trung tính nối đất trực
lưới điện tiếp
6 Điện áp định mức 24 kV
7 Tần số định mức 50 Hz
8 Dụng cụ lắp đặt bộ chỉ thị Cung cấp đầu nối (mount adaptor) kết hợp
sự cố lên dây trung thế với tất cả các loại sào cách điện.
9 Sức gió chịu đựng được khi > 150km/h
lắp vào đường dây trung thế
10 Mức bảo vệ chống sự xâm IP>54
nhập từ môi trường bên
ngoài
11 Kích thước (Cao x rộng x 175 x 110 x 105mm
sâu)
12 Khối lượng 0.85 kg
13 Số lần đóng mở mà vẫn giữ 50 lần
được khả năng kẹp của bộ
chỉ
thị tối thiểu.
14 Khả năng chịu đựng dòng 25kA/170ms
ngắn mạch lớn nhất
15 Khả năng chịu điện áp xung 125 kV
1,2/50µs
16 Khả năng chịu đựng dòng 10kA/170ms
ngắn mạch
17 Lọc dòng xung kích Có tính năng lọc dòng xung kích với thời
gian có thể cài đặt
18 Cơ chế phát hiện sự cố - di/dt: có thể cài đặt với nhiều giá trị khác
nhau.
- Vượt giá trị ngưỡng dòng max: từ 100-
1000A với nhiều cấp cài đặt khác nhau, có
thể mở rộng thêm.
19 Cảnh báo sự cố - Sự cố được cảnh báo bằng đèn nháy.
- Đèn cảnh báo có thể quan sát từ mọi
hướng.
20 Thiết lập sau sự cố (reset): Đáp ứng các cách thức reset như sau:

1. Tự động Reset bằng thời gian (có thể


lựa chọn tối thiểu ở 4 mức: 2-4-8-16 giờ
hoặc 1-2-3-4 giờ).
2. Tự động reset khi có dòng điện, điện áp
vận hành phục hồi.

21 Chức năng điều khiển từ xa Các chức năng cài đặt, kiểm tra, đọc thông
số (dòng điện).

NVTH: Võ Văn Tài Trang 47


BÁO CÁO THỬ VIỆC

STT Mô tả Yêu cầu


22 Vỏ ngoài của bộ chỉ thị sự cố Được làm bằng vật liệu chịu lực, bền với
tia cực tím và có khả năng chống cháy.
23 Nguồn nuôi Pin có tuổi thọ 5 năm
24 Phụ kiện Đầy đủ phụ kiện cần thiết để lắp đặt, vận
hành và bảo dưỡng thiết bị

3.4.2. Sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động.

(Analog/Digital
Convert )

Hình 4. Sơ đồ khối nguyên lý hoạt động


Tín hiệu dòng điện từ Khối cảm biến dòng điện sẽ chuyển thành tín hiệu điện áp, qua khối
ADC sẽ chuyển tín hiệu tương tự sang số và gửi đến Khối điều khiển trung tâm. Tại đây, Khối
điều khiển trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được và thông tin cài đặt từ Khối cài đặt trị số
bằng nút gạt. Nếu giá trị nhận được vượt quá giá trị đã cài đặt trước (dòng điện và thời gian),
Khối điều khiển sẽ kích hoạt Khối cảnh báo để báo hiệu bằng đèn tại chỗ và gửi tin nhắn tới
nhân viên quản lý vận hành. Khối nguồn sẽ cấp nguồn cho Khối điều khiển, Khối ADC và Khối
cảnh báo hoạt động.

NVTH: Võ Văn Tài Trang 48


BÁO CÁO THỬ VIỆC
3.4.3. Tính năng
3.4.3.1. Phát hiện sự cố
- Có tính năng phát hiện và phân biệt dạng sự cố vĩnh cửu (Permanent Fault), sự cố thoáng
qua (Temporary Fault) và tình trạng quá dòng do đóng cắt (Transient current) thiết bị, quá trình
đóng lặp lại của Recloser.
- Các dạng sự cố này sẽ được chỉ thị bằng các tín hiệu đèn nháy và tín hiệu SMS gửi về trung
tâm khai thác.
- Các dạng sự cố vĩnh cửu, thoáng qua và tình trạng quá dòng do đóng cắt thiết bị (Transient
current) được bộ chỉ thị báo sự cố nhận biết bằng thời gian cài đặt.
- Thời gian tác động (Delay response time) có thể cài đặt được từ 50ms đến 500ms.
- Phát hiện sự thay đổi dòng điện đột biến nhanh.
- Dòng phát hiện sự cố: từ 50A-1000A, có thể cài đặt theo nhiều cấp và mở rộng thêm.
- Điều kiện phát hiện mất áp: U < 45%Un.
3.4.3.2. Chi tiết tín hiệu cảnh báo
- Cảnh báo lỗi:
+ Lỗi Pha – Pha: dòng điện vượt ngưỡng cài đặt từ trước.
+ Lỗi Pha – Đất: độ tăng dòng điện vượt ngưỡng trong một khoảng thời gian (di/dt);
- Phát hiện mất/có điện áp lưới.
- Đo lường đại lượng dòng điện (sai số ≤ 5% đối với dòng > 100A, sai số ≤10% đối với dòng
≤100A).
- Khả năng phát tín hiệu cảnh báo bằng sóng RF (408.925Mhz)
- Thông báo về trung tâm bằng phương pháp: SMS.
- Hiển thị sự cố bằng đèn nháy:
+ Phát hiện được từ khoảng cách tối thiểu > 50m ban ngày và > 300m ban đêm.
+ Có thể quan sát: Từ mọi hướng 360o.
- Đồng hồ thời gian thực (tùy chọn).
- Cài đặt hẹn giờ định kỳ gửi thông tin tình trạng thiết bị (tùy chọn).
- Thiết bị không báo nhầm sự cố trong các trường hợp:
+ Khi tải thay đổi đột ngột.
+ Khi có dòng lớn nhưng không phải sự cố (dòng xung kích qua máy biến áp).
+ Khi mất điện có điện áp xả của các tụ bù.
3.4.3.3. Cài đặt và reset sự cố
- Có thể cài đặt bằng một trong 2 phương pháp, sử dụng nút gạt tại chỗ hoặc từ xa thông qua
Điều khiển từ xa (Remote Control) sử dụng sóng RF.
NVTH: Võ Văn Tài Trang 49
BÁO CÁO THỬ VIỆC
- Cài đặt bằng nút gạt tại chỗ:
+ Thiết lập được các mức ngưỡng dòng cảnh báo khác nhau bằng nút gạt từ 100A-
1000A (bước cài đặt 100A).
+ Thiết lập được thời gian tự động reset sau sự cố (4 lựa chọn: 1-2-3-4 giờ).
+ Thời gian tác động bằng nút gạt (tối thiểu 4 tùy chọn).
- Sử dụng Điều khiển từ xa:
+ Thiết lập các ngưỡng dòng cảnh báo từ 50A-1000A: bước cài đặt 1A.
+ Thiết lập thời gian tự động reset sau sự cố từ 1-16 giờ: bước cài đặt 30 phút.
+ Thiết lập thời gian tác động 40ms - 300ms: bước cài đặt 20ms.
+ Kiểm tra, đọc thông số (dòng điện), đọc thông số cài đặt của thiết bị.
- Reset sau sự cố:
+ Tự động reset theo giá trị thời gian cài đặt.
+ Tự động reset khi có dòng điện / điện áp vận hành phục hồi.
+ Reset thông qua Điều khiển từ xa.
3.4.3.4. Truyền thông
- Hỗ trợ các loại truyền thông không dây sau:
+ GSM (tin nhắn SMS)
+ Hồng ngoại IR (tùy chọn)
+ RF tần số 408.925Mhz
- Anten:
+ Anten truyền thông được tích hợp bên trong thiết bị.
3.4.3.5. Kết nối SCADA
- Sử dụng giao thức IEC60870-5-104 thông qua HES-Server.
3.4.4. Cài đặt SRFI
a. cài đặt trực tiếp trên thiết bị
- Phím Confirm/Reset:
+ Nhấn-thả phím này để xác nhận giá trị cài đặt mới (đèn LED sẽ nháy sáng 01 lần
báo hiệu đã xác nhận).
+ Nhấn-thả phím này để giải trừ sự cố ngay lập tức (đèn LED cảnh báo tắt).
+ Nhấn-giữ phím này trong 3s để gửi tin nhắn test về server.

NVTH: Võ Văn Tài Trang 50


BÁO CÁO THỬ VIỆC

+ Cài đặt ngưỡng dòng sự cố:


Cài đặt vị trí Switch I
Dòng cài đặt
1 2 3 4
OFF OFF OFF OFF OFF
OFF ON OFF ON 50A
ON OFF OFF OFF 100A
OFF OFF ON ON 150A
OFF ON OFF OFF 200A
OFF ON ON ON 250A
ON ON OFF OFF 300A
ON OFF ON ON 350A
OFF OFF ON OFF 400A
ON ON OFF ON 450A
ON OFF ON OFF 500A
OFF ON ON OFF 600A
ON ON ON OFF 700A
OFF OFF OFF ON 800A
ON OFF OFF ON 900A

+ Cài đặt thời gian giải trừ sự cố


Cài đặt vị trí Switch II Thời gian
1 2
OFF OFF 1 giờ
ON OFF 2 giờ
OFF ON 3 giờ
ON ON 4 giờ
+ Cài đặt thời gian đáp ứng:
Cài đặt vị trí Switch I Thời gian
5 6
OFF OFF 40ms
ON OFF 100ms
OFF ON 200ms
ON ON 300ms
+ Cài đặt quá dòng cắt nhanh:
Cài đặt vị trí Switch II Dòng cắt nhanh
3
OFF 1000A
ON 1500A

NVTH: Võ Văn Tài Trang 51


BÁO CÁO THỬ VIỆC
+ Cài đặt giá trị di (di/dt)
Cài đặt vị trí Switch II Giá trị “di”
4 5 6
OFF OFF OFF OFF
ON OFF OFF 10A
OFF ON OFF 20A
ON ON OFF 30A
OFF OFF ON 60A
OFF ON ON 100A
ON ON ON 150A

b. Cài đặt trực tiếp bằng phần mềm trên máy tính.

Hình 5. Giao diện phần mềm Hình 6.Cáp kết nối USB Hình 7. SRFI
Bằng phần mềm trên máy tính, người vận hành có thể cài đặt hoặc đọc lại các thông số cấu
hình đã cài đặt cho thiết bị. Các chức năng chính của phần mềm:
- Đọc / ghi số điện thoại của SMSGateway.
- Đọc cấu hình hoạt động của thiết bị: Dòng điện cảnh báo, dòng cắt nhanh, di/dt,…
Cụ thể thông tin phần mềm gồm:
- Số Serial: cài đặt thông tin về số serial nhận diện cho thiết bị.
- Số điện thoại: cài đặt số điện thoại cần được gửi tin nhắn từ thiết bị.
- Ngưỡng dòng cảnh báo: Thiết lập ngưỡng cảnh báo từ 50A – 1000A.
- Dòng cắt nhanh.
- Thời gian đáp ứng: thiết lập thời gian tác động 40ms - 300ms, bước cài đặt 20ms

NVTH: Võ Văn Tài Trang 52


BÁO CÁO THỬ VIỆC
- Thời gian cảnh báo: thiết lập thời gian tự động reset sau sự cố, bước cài đặt 30 phút
- Thông số cấu hình: ghi hoặc đọc lại thông số đã cấu hình cho thiết bị.
- Cân chỉnh và kiểm tra sai số: chức năng mở rộng dùng để cân chỉnh và kiểm tra sai số
dòng đo đếm cho thiết bị trong quá trình sản xuất và hiệu chỉnh.
- Cổng giao tiếp với thiết bị:
+ Baudrate: 9600
+ Data bit: 8
+ Parity: None
+ Stopbit: 1
+ Cổng giao tiếp: RS232
c. Cài đặt qua ứng dụng Android.
Kết hợp với thiết bị HHU-INCEU & ứng dụng trên Smartphone, người vận hành có thể cài
đặt thiết bị mà không phải tháo thiết bị ra khỏi lưới, các chức năng chính:
- Kiểm tra, cài đặt thông tin cấu hình của thiết bị (các ngưỡng cảnh báo, thời gian giải trừ sự
cố…).
- Kiểm tra thông số vận hành lưới điện (dòng điện…).
- Kiểm tra chức năng gửi tin nhắn SMS.
- Chức năng giải trừ tín hiệu (reset) từ xa.

Thiết bị SRFI Thiết bị HHU-INCEU Giao diện phần mềm cài đặt

Cài đặt:
- Bật nguồn của thiết bị HHU-INCEU, kết nối với ứng dụng GCS-CPCEMEC trên
SmartPhone thông qua sóng Bluethooth.

NVTH: Võ Văn Tài Trang 53


BÁO CÁO THỬ VIỆC
- Kích hoạt RF cho thiết bị SRFI bằng cách bấm phím “Wake up!” trên ứng dụng.
- Tại Mục Kiểm tra RF Công tơ, chọn chủng loại thiết bị SRFI và nhập số Serial của thiết bị
SRFI kết nối.
- Đọc, ghi các thông số cấu của thiết bị và thực hiện chọn chức năng giải trừ sự cố để giải
trừ sự cố cho thiết bị.

Nhập số Serial
Chọn chủng loại
Đọc tình trạng làm
việc thiết bị

Ghi thông số cấu


hình thiết bị

Giải trừ sự cố

Đọc thông số cấu


hình thiết bị

Hình 8. Giao diện phần mềm cài đặt

3.4. PHẦN MỀM GIÁM SÁT ĐIỂM SỰ CỐ LƯỚI ĐIỆN FDS


3.4.1. Mô hình và nguyên lý hoạt động
3.4.1.1. Mô hình hệ thống

NVTH: Võ Văn Tài Trang 54


BÁO CÁO THỬ VIỆC

Hình 9. Mô hình hoạt động của hệ thống điện giám sát

3.4.1.2. Nguyên lý hoạt động


Phân hệ Server được cài đặt trên máy chủ (địa chỉ IP tĩnh) để thu nhận các tín hiệu truyền về
từ thiết bị SRFI sau đó phân tích, xử lý, đóng gói và gửi tới người sử dụng để hiển thị cảnh báo.
Phân hệ Client được cài tại các máy trạm có kết nối được với máy chủ, thực hiện chức năng
quản lý, hiển thị thông tin cảnh báo bằng bản đồ số và các chức năng báo cáo, thống kê.
Khi có sự cố, thiết bị SRFI gửi tin nhắn SMS về modem GSM (USB 3G) kết nối với máy
chủ qua cổng Serial port. Phần mềm trên Server sẽ đọc nội dung tin nhắn, sau đó phân tích nội
dung theo cú pháp và xác định vị trí (theo mã trạm), khu vực bị sự cố. Sau khi phân tích xong,
hệ thống sẽ gửi tin nhắn SMS tới số điện thoại của các đối tượng quản lý vận hành liên quan để
thông báo sự cố. Đồng thời, hệ thống sẽ gửi một gói tin thông báo cho tất cả các máy trạm có
kết nối với máy chủ để thông báo vị trí và tình trạng sự cố. Phần mềm trên Client sẽ phân tích
và hiển thị thông tin cảnh báo bằng bản đồ số trên màn hình máy tính.
3.4.2. Phân hệ chương trình
3.4.2.1. Phân hệ Server (Chương trình SMS Portal)

NVTH: Võ Văn Tài Trang 55


BÁO CÁO THỬ VIỆC

Hình 10. Giao diện SMS Portal


Phân hệ này hoạt động liên tục và thường xuyên để lắng nghe và chờ tín hiệu tin nhắn từ
module SMS của các thiết bị SRFI đang lắp trên lưới. Khi có sự cố module SMS gửi tin nhắn về
modem GSM SMS. Phần mềm này đọc nội dụng tin nhắn, sau đó phân tích nội dung theo cú
pháp và xác định vị trí và dự báo khu vực bị sự cố. Phân hệ này dùng công nghệ đa nhiệm, mỗi
luồng đảm nhiệm một nhiệm vụ độc lập và hoạt động song song.
 Chức Năng:
- Giao tiếp với Modem SMSGateway
- Nhận tín hiệu SMS cảnh báo từ SRFI để phân tích vị trí sự cố.
- Kết nối với hệ thống SCADA để hiển thị vị trí sự cố.
- Cập nhật số liệu sự cố và thông tin khai báo vị trí SRFI từ Web khai thác số liệu.
- Hiển thị thông tin của SRFI (trạng thái đèn, lần kết nối gần nhất…)
a. Giao tiếp với Modem SMSGateway
Chức năng này hoạt động liên tục để sẵn sàng tiếp nhận tin nhắn của các module SMS từ
các thiết bị chỉ thị và cảnh báo sự cố. Dùng tập lệnh AT Commands (Modem GSM) để điều
khiển thiết bị Modem GSM (tần số GSM: 900/1800 MHz) thông qua cổng COM để nhận và gửi
tin nhắn.
b. Nhận tín hiệu SMS cảnh báo từ SRFI để phân tích vị trí sự cố.
Tin nhắn nhận được sẽ được phân tích, đánh giá.
Kết quả phân tích được lưu vào cơ sở dữ liệu (Quản trị có cơ sở lữ liệu SQL Server 2008
R2) để phân tích báo cáo sau đó tín hiệu cảnh báo sẽ được đưa vào SCADA thông qua giao thức
IEC60870-5-104.

NVTH: Võ Văn Tài Trang 56


BÁO CÁO THỬ VIỆC

Hình 11. Phân tích nội dung tin nhắn


c. Cập nhật số liệu sự cố và thông tin khai báo vị trí SRFI từ Web khai thác số liệu.
Chức năng này quản lý tất cả các kết nối của các Client kết nối và phân hệ Server để tiếp
nhận thông tin sự cố khi có sự cố phát sinh. Hai phân hệ này giao tiếp với nhau bằng giao thức
TCP/IP.
Sau khi phân tích nội dung tin nhắn, hệ thống sẽ gửi một gói tin thông báo cho tất cả các
Client đang kết nối với hệ thống để thông báo vị trí và tình trạng sự cố. Đồng thời nhắn tin nhắn
SMS cho các đối tượng quản lý vận hành liên quan để thông báo sự cố bằng tin nhắn điện thoại.

Hinh 12. Tin nhắn SMS cho các đối tượng quản lý vận hành liên quan
d. Hiển thị thông tin SRFI
Chức năng này cung cấp thông tin của thiết bị SRFI như trạng thái đèn, lần kết nối gần nhất,
số điện thoại gửi thông báo khi sự cố, địa chỉ kết nối với Scada.
6.5.3.2. Phân hệ Client (Chương trình khai báo và khai thác số liệu FDS)

NVTH: Võ Văn Tài Trang 57


BÁO CÁO THỬ VIỆC

Hình 13. Giao diện phần mềm khai thác


Chức năng chính của phân hệ này dùng để khai báo thông số và giao tiếp với người sử
dụng chương trình. Các menu trên thanh công cụ gồm:
- Menu Vận hành gồm có các thông tin:
+ Bản đồ hiển thị sự cố
+ Cập nhật xử lý sự cố
- Menu Đèn sự cố
- Menu Báo cáo gồm có các thông tin:
+ Thống kê sự cố
+ Thống kê tin nhắn
- Menu Quản lý gồm có các thông tin:
+ Tài khoản đăng nhập
+ Danh sách Role
+ Danh sách chức năng
+ Quyền truy cập
- Menu Tiện ích: Hỗ trợ tìm kiếm nhanh các vị trí đặt thiết bị
a. Menu vận hành
 Hiển thị bản đồ sự cố
Phương thức hoạt động: Khi có sự cố sảy ra, phân hệ Server tiếp nhận tín hiệu tin nhắn từ
các thiết bị chỉ thị và cảnh báo sự cố đang gắn trên lưới. Sau khi phân tích các tín hiệu và đưa
ra các dự báo vị trí và khu vực sự cố. Vị trí và khu vực dự báo sẽ được thể hiện trên bản đồ với
tín hiệu màu đỏ.

NVTH: Võ Văn Tài Trang 58


BÁO CÁO THỬ VIỆC

Hình 14. Chỉ thị khu vực sự cố trên bản đồ


 Cập nhật xử lý sự cố.
Cho phép người quản lý cập nhật nguyên nhân xảy ra sự cố cũng như thời gian khắc phục
sự cố.
b. Menu đèn sự cố
Chức năng này cho phép người dùng khai báo các vị trí lắp đặt thiết bị. Một vị trí lắp được
tối đa 03 thiết bị tương ứng cho 3 pha A,B,C.
Vị trí lắp đặt tương ứng với một cột điện trên dữ liệu của hệ thống PMIS. Hệ thống lấy dự
liệu trực tuyến từ cơ sở dữ liệu thông qua các bảng dữ liệu sau của hệ thống phần mềm PMIS:
Vị trí, toạ độ của cột các cột điện, xuất tuyến
Thông tin cần khai báo :
+ Đèn tại từng pha A,B,C
+ Dòng cài đặt của đèn
+ Địa chỉ trên hệ thống SCADA của đèn tại từng pha A,B,C
+ Đợt lắp đặt của đèn

Hình 15. Khai báo điểm lắp đặt thiết bị cảnh báo sự cố

NVTH: Võ Văn Tài Trang 59


BÁO CÁO THỬ VIỆC
c. Menu báo cáo thống kê
Chức năng này cung cấp các loại báo cáo thống kê bao gồm (có thể xuất file excel):
Báo cáo thống kê sự cố: cung cấp thông tin tuyến và pha xảy ra sự cố, nguyên nhân và tình
trạng khắc phục, thời gian xảy ra sự cố, tên điện lực quản lý.

Hình 16. Màn hình báo cáo thống kê sự cố


Báo cáo thống kê tin nhắn: cung cấp thời gian và số tin nhắn đã gửi/nhận được, thông tin
người nhận được tin nhắn, phạm vi xảy ra sự cố.

Hình 17. Màn hình báo cáo thống kê tin nhắn (gởi đi)
d. Menu quản lý.
Quản lý đăng nhập cũng như phân quyền cho tài khoản.

NVTH: Võ Văn Tài Trang 60


BÁO CÁO THỬ VIỆC

Hình 18. Quản lý tài khoảng đăng nhập


e. Menu tiện ích.
Dùng để tìm thiết bị SRFI đã được lắp đặt vận hành. Đồng thời cũng cung cấp đầy đủ
thông tin vị trí,số điện thoại gửi tín hiệu cảnh báo, tình trạng làm việc….

Hình 19. Tìm kiếm thiết bị SRFI


3.5. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ VÀ CHỈ THỊ SỰ CỐ TỈNH ĐĂK LĂK
3.5.1. Hiện trạng hệ thống định vị và chỉ thị sự cố.
Hiện nay điện lực Đăk Lăk đã lắp đặt 237 bộ chỉ thị sự cố SRFI tại các nhánh rẽ của các xuất
tuyến 22kV của trạm 110/22kV Ea Tam, Cư Jút, Buôn Ma Thuột, Hòa Thuận, Krông Ana 2 và
trạm 35kV F18, do điện lực Nam Buôn Ma Thuột, Cư M’Gar, Krông Ana và Ea Kar quản lý và
được kết nối 3G với trung tâm điều khiển thông qua Modem GSM/SMS. Máy tính tại Trung tâm
liên tục kết nói với thiết bị SRFI, dữ liệu sẽ được thu thập và lưu trữ theo thời gian tại sever
trung tâm. Qua quá trình vận hành hệ thống có một số ưu nhược điểm như sau:

NVTH: Võ Văn Tài Trang 61


BÁO CÁO THỬ VIỆC
 Ưu điểm:
- Thiết bị là vận hành đơn giản, dễ dàng cài đặt, lắp đặt.
- Thiết bị thu thập thông tin, phát hiện, thông sự cố nhanh chống và chính xác.
- Hỗ trợ Đoc/Ghi” từ xa các thông số cài đặt của báo sự cố, “Đọc” giá trị của dòng điện vận
hành của lưới
- Kiểm tra hoạt động của báo sự cố từ xa.
+ Phần mềm cũng hỗ trợ viêc giám sát, ghi nhận và lưu trữ mọi chi tiết liên quan đến hệ
thống hay vị trí báo sự cố và quá trình xử lý, thay đổi cài đặt, đọc/ ghi các giá trị.
+ Người sử dụng, nếu đã được phân quyền từ phần mềm, thì ở bất cứ đâu cũng có thể tiếp
cận sử dụng qua web trên bất cứ thiết bị nào có trình duyệt web.
+ Giao diện chương trình giám sát trực quan dễ sử dụng.
Kết quả sau khi lắp thiết bị chỉ thị sự cố, thiết bị hoạt động khá chính xác giúp bộ phận chuyên
trách sớm phát hiện điểm sự cố, nhanh chóng khoanh vùng, cô lập khu vực bị sự cố, từ đó rút
ngắn thời gian xử lý, nhân lực đến hiện trường tìm và cách ly điểm sự cố ra khỏi hệ thống để
sửa chữa. Nhân viên trực ban điều độ công ty có thông tin sớm để điều hành cung cấp điện lại
cho khách hàng, giảm thời mất điện kéo dài giúp tăng độ tin cậy cung cấp điện cũng như ổn định
hệ thống.
 Những hạn chế của hệ thống tìm kiếm và chỉ thị sự cố tỉnh Đăk Lăk:
Trong quá trình vận hành thiết bị vẫn còn nhiều gặp một số lỗi như đèn ghi nhận sự cố nhưng
hệ thống không gửi tin nhắn cảnh báo sự cố, sự cố xảy ra nhưng đèn không ghi nhận và cảnh
báo, đèn xảy ra cảnh báo sai, hỏng thiết bị do mưa….
Hệ thống giám sát FDS chưa có tính năng hiện thị cảnh báo bằng bản đồ giúp tìm kiếm vị trí
nhanh hơn.
Vẫn còn nhiều xuất tuyến chưa được lắp đặt thiết bị chỉ thị sự cố nên việc tìm kiếm, cô lập
sự cố vẫn còn dùng phương pháp thủ công.
3.5.2. Đề xuất để cải thiện sự cố:
- Lắp đặt thêm thiết bị chỉ thị sự cố SRFI cho các xuất tuyến chưa có như các xuất tuyến
22kV của TBA 110/35/22kV Krông Ana, 110/22kV EaH’leo….
- Hoàn thiện chức năng hiện thị sự cố trên bản đồ giúp nhân viên có thể tìm kiếm cô lập sự
cố nhanh hơn.
- Tăng cường kiểm tra, khắc phục các thiết bị đã được lắp đặt để thiết bị hoạt động ổn định
hơn.

NVTH: Võ Văn Tài Trang 62

You might also like