You are on page 1of 6

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Mô tả được đặc điểm nhận dạng giun trưởng thành và các dạng trứng của Ascaris
lumbricoides

2. Trình bày được chu trình phát triển và các đặc điểm dịch tễ của Ascaris lumbricoides

3. Mô tả được các triệu chứng lâm sàng và biến chứng của Ascaris lumbricoides.

BỆNH DO GIUN ĐŨA 4. Trình bày được các phương pháp chẩn đoán và nguyên tắc điều trị bệnh.

ASCARIS LUMBRICOIDES

TS. BS Mai Anh Lợi


1 2

1 2

1. HÌNH THỂ 1. HÌNH THỂ

1. Giun trưởng thành


− Là giun có kích thước lớn nhất ký sinh trong ruột người, hình ống dài, màu trắng ngà hay hồng
nhạt, được bao phủ bởi một lớp vỏ dày, hai đầu thon nhọn như hình chóp nón
− Miệng có ba môi, trên mỗi bờ môi có một cặp gai cảm giác.
− Con cái 20 – 40cm x 3 – 6mm, đuôi thẳng, lỗ sinh dục nằm ở mặt bụng, khoảng 1/3 trước của cơ
thể, TB mỗi ngày đẻ 200.000 trứng.
− Con đực 15 – 30cm x 2 – 4mm, đuôi cong lại về phía bụng, có hai gai giao hợp gần như bằng
nhau ở cuối đuôi (kích thước 2,0 – 3,5mm).

Hình thể Đầu và đuôi giun đũa


3 4

3 4
1. HÌNH THỂ 1. HÌNH THỂ

2. Trứng

➢Trứng thụ tinh hay trứng chắc (fertilizied egg)

− Hình bầu dục hoặc hơi tròn, cân đối, 45 - 70µm x 35 - 50µm, vỏ dày gồm ba lớp:

+ Lớp ngoài cùng albumin thô, sần sùi, dạng nhú, màu vàng nâu.

+ Lớp giữa glycogen nhẵn, dày và trong suốt, xếp lớp đồng tâm

+ Lớp trong cùng lipid màng noãn hoàng

− Trong trứng chứa phôi bào chắc, gọn thành một khối, chưa phân chia khi trứng mới sinh
♂ ♀ − Trứng thụ tinh có dạng một phôi bào, trong mẫu phân > 12 giờ có thể thấy trứng với 2 hoặc 4
phôi bào.
Giun đũa trưởng thành
5 6

5 6

1. HÌNH THỂ 1. HÌNH THỂ

2. Trứng
➢Trứng không thụ tinh hay trứng lép (unfertilizied egg)
− Trong phân có khoảng 15% trứng không thụ tinh
− Hình bầu dục, dài và hẹp hơn trứng thụ tinh, 85 - 95µm x 35 - 45µm
− Không có lớp màng noãn hoàng lipid, vỏ chỉ có hai lớp và lớp glycogen mỏng hơn
− Trong trứng không có phôi bào, chứa đầy những hạt tròn kích thước không đều, rất chiết quang.
− Trứng không thụ tinh không phát triển và sẽ thoái hoá
➢Trứng mất vỏ (decorticated egg)
− Là trứng thụ tinh hoặc không thụ tinh bị tróc mất lớp albumin sần sùi bên ngoài, làm vỏ trứng
trở nên nhẵn, dễ nhầm lẫn với trứng của một vài loài giun, sán khác Trứng đã thụ tinh Trứng không thụ tinh

7 8

7 8
1. HÌNH THỂ 2. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN

− Giun t/thành đực/cái sống trong lòng ruột non (thường đầu ruột non), hấp thụ d/chất trong ruột

− Dinh dưỡng của giun cần protid, glucid và các loại Vitamin A, C...

− Giun cái đẻ trứng theo phân ra ngoài trứng thụ tinh tiếp tục phát triển ở ngoại cảnh.

− Trứng đã thụ tinh đề kháng rất tốt với môi trường bên ngoài

− Trong đất xốp, ẩm và có bóng râm trứng có thể tồn tại và lây nhiễm đến 7 năm

− Hoá chất nồng độ thường dùng (clo 2%, formalin 2%, 50% hydrochloric, nitric, acetic và sulfuric
acid, …) không diệt được trứng giun đũa

− Ở nhiệt độ 20 – 30oC trong đất ẩm, có bóng râm hoặc trong nước, trứng thụ tinh cần 10 – 15 ngày
Trứng thụ tinh mất vỏ Trứng không thụ tinh mất vỏ
để phát triển thành trứng chứa ấu trùng giai đoạn lây nhiễm.

9 10

9 10

2. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN 2. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN

− Người nhiễm do nuốt phải trứng chứa ấu trùng giai đoạn lây nhiễm

− Ấu trùng thoát vỏ ở tá tràng − Từ lúc trứng có ấu trùng được nuốt vào đến khi giun cái trưởng thành đẻ và trứng xuất
− Vỏ trứng phân hủy khi nhiệt độ 37oC, nồng độ CO2 cao, oxy hoá – khử thấp và pH khoảng 7,0. hiện trong phân, chu trình khoảng 2 – 2,5 tháng.
− Ấu trùng 0,2 – 0,3mm x 0,014mm có ụ phình thực quản (rabditiform oesophagus - dài ¼ chiều dài − Tuổi thọ của giun trưởng thành khoảng 12 – 18 tháng
cơ thể) xuyên qua thành ruột non
− Trứng có thể tiếp tục được thải ra trong phân đến 7 ngày sau khi con trưởng thành
− Hành trình theo TM mạc treo, hệ thống TM cửa đến gan, TM trên gan, tim phải và lên phổi
được tống ra
− Ấu trùng lột xác hai lần tại phổi (vào ngày 5 – 6 và ngày 10), kích thước 1,5 – 2mm x 0,02mm.

− Ấu trùng làm vỡ mao quản phổi để thoát vào phế nang (đ/kính mao quản phổi 0,01mm)
− Từ phế nang đi lên tiểu phế quản, phế quản, khí quản, rơi xuống thực quản, dạ dày và khi đến ruột
non, lột xác lần cuối để thành giun trưởng thành.
11 12

11 12
2. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN 3. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

− Bệnh giun đũa gặp ở khắp nơi trên thế giới


− Phổ biến ở xứ nhiệt đới và tỷ lệ nhiễm rất cao
VD: 25% ở Brazil (Rio de Janeiro); 47% ở Ai Cập (Alexandria); 35% ở Ấn Độ (Hyderabad); 64% ở
Malaysia (Kuala Lumpur)….
− Nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự phát triển của trứng
− Điều kiện môi trường , vệ sinh kém ….thuận lợi cho sự lan truyền

− Ở VN các tỉnh phía Bắc có tỷ lệ nhiễm cao hơn các tỉnh phía Nam,
+ Đặc biệt các tỉnh trồng hoa màu, sử dụng phân người là phân bón
+ Nông thôn nhiễm nhiều hơn thành thị, trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao hơn…

13 14

13 14

3. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ 4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

1. Giai đoạn ấu trùng di chuyển đến phổi


− Trứng không phát triển < 18oC nhưng vẫn có thẻ sống sót trong nhiều tuần ở nhiệt độ thấp ─ Ấu trùng di chuyển đến phổi gây ra hội chứng Loeffler
hơn nữa và tiếp tục phát triển khi nhiệt độ tăng lên.
─ BN có t/chứng k/thích đường h/hấp, thường ho khan, sau có đàm nhầy máu (có thể chứa ấu
− Sự thiếu thông khí hoàn toàn không làm chết trứng, vẫn sống được nhiều tháng mà không có trùng), sốt, khó thở, đau dưới xương ức…
oxygen, mặc dù sự phát triển bị gián đoạn
─ X-quang có hình ảnh thâm nhiễm phổi, giống với lao phổi
− Môi trường tự nhiên trứng sẽ bị ánh nắng mặt trời phá huỷ 2 – 6 tháng ─ XN máu có BCAT tăng cao (có khi đến 40%), có thể thấy tinh thể Charcot – Leyden trong đàm
− Đất sét là loại đất thích hợp cho sự tồn tại trứng giun đũa vì đặc tính giữ nước tốt. ─ Triệu chứng trên từ 5 – 6 ngày sau nhiễm, nhất thời và tự biến mất sau 1 – 2 tuần
➢Phân cần được lưu giữ 10 – 12 tháng trong bể chứa tự hoại và hầm phân để trứng bị phá huỷ ─ Mức độ nghiêm trọng tuỳ số lượng ấu trùng giun trong phổi và tiền sử nhiễm
─ Người cơ địa dị ứng có thể gây ra mề đay và suyễn nặng

15 16

15 16
4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

2. Giai đoạn giun trưởng thành trong ruột


− Thường RLTH, buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn, kém hấp thu, tiêu chảy xen kẽ táo bón, trẻ 2. Giai đoạn giun trưởng thành trong ruột
ngủ không yên và nghiến răng… ❖ Biến chứng ngoài ruột:
− Trẻ nhiễm nhiều giun kéo dài sẽ suy dinh dưỡng do thiếu đạm (kwashiorkor). − Thường gặp nhất là tắc mật do giun chui vào và nằm tại ống mật chủ; viêm túi mật, sỏi do
− Bệnh có thể góp phần gây thiếu hụt vitamin A,C và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ xác giun làm nhân của sỏi.
− Giun trưởng thành có thể gây ra nhiều biến chứng ngoại khoa nguy hiểm − Viêm tuỵ cấp do giun chui vào ống tuyến tuỵ, viêm ruột thừa, áp-xe gan, viêm phúc mạc …
❖ Biến chứng ở ruột: − Đôi khi giun trưởng thành có thể đi ra ngoài qua nhiều lỗ tự nhiên khác nhau (miệng, mũi,
− Tắc ruột thường xảy ra ở trẻ nhỏ, tỷ lệ tử vong trong những trường hợp nhập viện là 9% hậu môn)

− Xoắn ruột, lồng ruột, thoát vị bẹn.

17 18

17 18

5. CHẨN ĐOÁN 5. CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán được xác định khi tìm thấy trứng hoặc giun trưởng thành:
− Lâm sàng ở phổi, đường tiêu hoá, cũng như các b/chứng không phải là đặc trưng của giun đũa...
- Soi trực tiếp kỹ thuật tập trung Kato – Katz hay nước muối bão hoà
− Viêm phổi kèm BCAT tăng cao là gợi ý nhiễm giai đoạn ấu trùng d/chuyển, có thể XN tìm tinh thể
- Đôi khi giun trưởng thành thoát ra từ miệng, mũi, hậu môn của bệnh nhân.
Charcot – Layden trong đàm
- Nếu tắc nghẽn ruột, đường mật do giun đũa thì cần phương tiện chẩn đoán thích hợp như chụp
− Khi giun t/thành, BCAT giảm nhiều hoặc không tăng, nên ở giai đoạn giun trưởng thành BCAT
X-quang, siêu âm…
tăng cao thì có thể nghĩ đến bị nhiễm phối hợp với ký sinh trùng khác như Toxocara spp hoặc
giun lươn Strongyloides stercoralis. - XN miễn dịch chẩn đoán không đặc hiệu vì phản ứng chéo với nhiều loại giun sán khác và không
được sử dụng trong thực hành lâm sàng

19 20

19 20
6. ĐIỀU TRỊ 7. DỰ PHÒNG
➢ Quản lý nguồn phân:
− Giai đoạn ấu trùng ở phổi: Không cần điều trị, nên tẩy giun 2 tuần sau khi có triệu chứng ở phổi.
− Xây dựng và sử dụng hố xí hợp vệ sinh: Hố xí tự hoại, bán tự hoại, hố xí hai ngăn
− Giai đoạn giun trưởng thành ở ruột: − Giáo dục loại bỏ những tập quán đi cầu bừa bãi, thiếu vệ sinh
+ Mebendazole: 100mg x 2 lần/ngày x 3 ngày, hoặc 500mg liều duy nhất, hiệu quả 100%. ➢ Bảo đảm vệ sinh nguồn nước, thực phẩm và vệ sinh cá nhân:
─ Rửa rau thật kỹ dưới vòi nước và tốt hơn là nấu chín các loại rau
+ Albendazole: TE 2 – 5 tuổi, duy nhất 200mg; TE > 5 tuổi và người lớn duy nhất 400mg, hiệu quả 100%.
─ Thanh trùng nước uống, uống nước đun sôi.
+ Pyrantel pamoate: duy nhất 11mg/kg (tối đa 1g).
─ Thức ăn phải được che đậy kỹ, tránh ruồi, gián
+ Piperazine hexahydrate: người lớn duy nhất 75mg/kg (tối đa 3,5g), TE duy nhất 50mg/kg (tối đa 2,5g). ─ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

+ Levamisole: TE duy nhất 2,5mg/kg; người lớn duy nhất 150mg. ➢ Giải quyết nguồn bệnh:
− Phát hiện và điều trị triệt để những người mang mầm bệnh.
- Trong những trường hợp có biến chứng tắc ruột non, tắc ỗng dẫn mật, cần phải xử trí ngoại khoa.
− Tẩy giun hàng loạt cho cộng đồng, đặc biệt là đối tượng học sinh ở các trường học
− Lồng ghép chương trình phòng chống giun sán vào những chương trình sức khoẻ khác
21 22

21 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Ký sinh trùng (2023), Ký sinh trùng Y học, Giáo trình Đào tạo
Bác sĩ đa khoa, NXB Y học.
2. Bộ Y tế (2007), Ký sinh trùng, Sách đào tạo Bác sĩ đa khoa, mã số: Đ.01.Y.08, Nhà xuất bản y
học.
3. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Bộ môn Ký sinh y học (2020), Ký sinh trùng Y học,
Giáo trình Đại học, NXB Đại học quốc gia TP. HCM.
4. Bộ môn Ký sinh học – Khoa Y, Đại học Y Dược TP HCM (2010), Ký sinh trùng Y học, Giáo trình
Đại học, NXB Y học.

23

23

You might also like