You are on page 1of 53

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI

INTERNET VẠN VẬT TRÊN CON ĐƢỜNG CÔNG NGHIỆP HÓA,


HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LỚP: L11 - NHÓM: L115.4 - HK211

GVHD: THS. VŨ QUỐC PHONG

SINH VIÊN THỰC HIỆN


%
ĐIỂM GHI
STT MSSV HỌ TÊN ĐIỂM
BTL CHÚ
BTL
1 2013014 Trần Đình Đức 20
2 2010335 Cao Trần Anh Khoa 20 NT
3 2014168 Nguyễn Bá Phúc 20
4 2014289 Đỗ Đình Phú Quí 20
5 2015033 Vũ Hồng Vân 20

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

Nhiệm vụ đƣợc
STT MSSV Họ Tên Ký tên
phân công

1 2013014 Trần Đình Đức Phần 1.2, 2.3

Nhóm trưởng,
2 2010335 Cao Trần Anh Khoa
Word

Phần 1.3,
3 2014168 Nguyễn Bá Phúc
Kết luận

4 2014289 Đỗ Đình Phú Quí Phần 2.1, 2.2

Phần mở đầu,
5 2015033 Vũ Hồng Vân
1.1
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 3

Chương 1: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .. 6

1.1. Khái quát về các cuộc Cách mạng công nghiệp trƣớc đây.............................. 6

1.1.1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ............................................................. 6

1.1.2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai ............................................................... 8

1.1.3. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba ................................................................ 9

1.2. Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ ................................................................ 10

1.2.1. Sự xuất hiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ........................... 10

1.2.2. Nội dung của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ................................ 10

1.2.3. Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ................................ 13

1.3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay .................................... 15

1.3.1. Khái quát về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam .............................. 15

1.3.2. Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam ......................... 19

1.3.3. Nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam ............................. 22

1.3.4. Một số thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay ... 26

Chương 2: INTERNET VẠN VẬT TRÊN CON ĐƢỜNG CÔNG NGHIỆP HÓA,

HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................................... 29

2.1. Khái quát chung về Internet vạn vật ............................................................. 29

2.1.1. Khái niệm Internet vạn vật ........................................................................... 29

2.1.2. Đặc điểm của Internet vạn vật ..................................................................... 31

2.1.3. Một số ứng dụng của Internet vạn vật trên thế giới ...................................... 31

2.2. Thực trạng và hạn chế của Internet vạn vật ở Việt Nam hiện nay ............... 32

2.2.1. Thực trạng của Internet vạn vật ở Việt Nam hiện nay .................................. 32

1
2.2.2. Hạn chế và thách thức của Internet vạn vật ở Việt Nam hiện nay ................ 34

2.3. Tƣơng lai của Internet vạn vật ở Việt Nam ................................................... 35

2.3.1. Tiềm năng tăng trưởng ................................................................................ 35

2.3.2. Tác động kinh tế .......................................................................................... 36

2.3.3. Giải pháp phát triển Internet vạn vật ở Việt Nam hiện nay .......................... 43

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 49

2
PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hiện nay công nghiệp hóa, hiện đại hóa là hoạt động tất yếu mà mọi quốc gia đều
phải thực hiện trên con đường phát triển để trở thành một đất nước có nền kinh tế phát
triển toàn diện, hiện đại. Ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa được
chú trọng đẩy mạnh, trong Văn kiện Đại hội VIII của Đảng nêu ra công thức “công
nghiệp hóa, hiện đại hóa” và Văn kiện Đại hội IX đặt vấn đề “công nghiệp hóa theo
hướng hiện đại” là thể hiện sự lựa chọn công nghiệp hóa kiểu mới.

Trong tiến trình phát triển của nhân loại, chúng ta đã trải qua những cuộc cách
mạng công nghiệp khác nhau và đó là tiền đề cho công cuộc phát triển đất nước theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
Tư đang diễn ra sôi động trên khắp thế giới với sự hội tụ của nhiều công nghệ khó tin
như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo tăng cường và Internet vạn vật. Trong đó, Internet vạn
vật là một trong những yếu tố chính tạo nên sự khác biệt của cuộc cách mạng 4.0.

Internet vạn vật là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được
cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi
thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp
giữa người với người, hay người với máy tính. Internet vạn vật đã phát triển từ sự hội
tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một
tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài
để thực hiện một công việc nào đó.

Trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, khi thế giới đang tiến hành cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đội ngũ các
nhà trí thức khoa học, công nghệ đóng vai trò động lực, đi đầu trong việc nghiên cứu,
ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ ở
nhiều lĩnh vực khác nhau. Người làm công tác khoa học trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp trên các lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng, triển khai công nghệ tiên tiến và các
dịch vụ khoa học, công nghệ khác. Đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ tiếp tục

3
khẳng định được vai trò động lực, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển của
ngành thông qua việc tập trung xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ có quy mô
lớn, theo cụm nhiệm vụ để giải quyết những vấn đề cấp thiết, trọng tâm, trọng điểm.

Ở Việt Nam, nếu tận dụng được những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 và đặc
biệt là Internet vạn vật, chúng ta có thể “đi tắt, đón đầu”, đẩy mạnh và rút ngắn thời
gian hoàn thành quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; việc bỏ lỡ cơ hội
này có thể sẽ làm đất nước chúng ta trở nên lạc hậu hơn so với các nước khác thế giới,
cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội... Thực tế đó
đang đặt ra vấn đề phải có giải pháp áp dụng phù hợp đối với quá trình Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Vì vậy, vấn đề Internet vạn vật trong cuộc cách
mạng 4.0 là một trong những đề tài mang tính lý luận và thực tiễn.

2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU: Sự phát triển của Internet vạn vật.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Không gian: Việt Nam.

Thời gian: 2015 – 2020.

4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Thứ nhất, giới thiệu khái quát chung về quá trình phát triển của các cuộc cách
mạng công nghiệp, trong đó trọng tâm là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Thứ hai, phân tích nội dung và thành tựu, hạn chế trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, giới thiệu khái quát về Internet vạn vật. Phân tích thực trạng của Internet
vạn vật ở Việt Nam hiện nay, ưu điểm và nhược điểm của Internet vạn vật đối với quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay.

Thứ tư, đề xuất các định hướng và kiến nghị phát triển của Internet vạn vật ở Việt
Nam hiện nay.

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên
cứu như trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp, thống kê mô tả, mô hình hóa.

4
6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02
chương:

- Chương 1: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY.

- Chương 2: INTERNET VẠN VẬT TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP


HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

5
Chương 1: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1. Khái quát về các cuộc Cách mạng công nghiệp trƣớc đây

1.1.1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Vào những năm 1750 – 1760 nền kinh tế các nước còn quá đơn giản, quy mô
nhỏ, chủ yếu dựa trên sức gỗ, lao động tay chân, sức nước, sức gió, sức kéo,… Điều
này dẫn đến việc vừa tốn nguồn nhân lực, vừa không đạt được năng suất như mong
muốn. Chính vì thế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ra đời, với mong muốn
thay đổi phát minh ra các loại máy móc hoạt động quy mô lớn sử dụng ít sức người.

Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu khoảng 1750/1760 đến khoảng
1820/1840 tại nước Anh. Tác động chính vào các ngành: Ngành dệt may, ngành luyện
kim, ngành giao thông vận tải. Đặc trưng nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp này
là cơ khí máy móc (chạy bằng hơi nước và sức nước) ra đời và cải tiến, thay thế sức
lao động thủ công qua đó tăng sản lượng.

Bắt đầu vào khoảng năm 1784. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ nhất này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Cuộc
cách mạng công nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James Watt
phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784. Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự
bùng nổ của công nghiệp thế kỷ IXX lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ.
Hình 1.1: Mô hình động cơ hơi nƣớc

Nguồn: Wikipedia.org

6
Mô hình động cơ hơi nước của James Watt. Sự phát triển máy hơi nước khơi mào
cho cuộc cách mạng công nghiệp Anh.

Những thành tựu của cuộc cách mạng lần thứ nhất:

Ngành dệt may: Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng
sức nước chảy. Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của một trường đại học đã
phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào.
Năm 1785, linh mục Edmund Cartwright cho ra đời một phát minh quan trọng trong
ngành dệt là máy dệt vải. Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.

Ngành luyện kim: Năm 1784, Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt “puddling”.
Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã
phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép, khắc phục được những
nhược điểm của chiếc máy trước đó.

Ngành giao thông vận tải: Chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước vào
năm 1804. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã
làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở Châu Âu và Mỹ. Năm 1807, Robert Fulton đã chế
ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử
nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp
(kéo dài 17 thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công), sức
nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực
là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá.
Nó khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát
triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế. Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản
xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học. Tiền đề kinh tế chính
của bước quá độ này là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn
tiền đề khoa học là việc tạo ra nền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách
mạng trong khoa học vào thế kỷ XVII.

7
1.1.2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 ra đời từ khoảng năm 1870 đến khi Thế
Chiến I nổ ra.Thời gian này gắn liền với sự phát triển của các cường quốc công nghiệp
như nước Anh, Đức và Hoa Kỳ.

Cuộc cách mạng này là một cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật. Chuyển sang
sản xuất trên cơ sở cơ khí và giai đoạn tự động hóa cục bộ. Sử dụng năng lượng điện
và sản xuất ra dây chuyền sản xuất hàng loạt quy mô lớn. Được đánh dấu bằng những
thành tựu to lớn như: ô tô, máy bay, đèn sơi đốt, điện thoại, tua bin hơi... Bên cạnh đó
còn có sự phát triển của các ngành vận tải, sản xuất thép, điện, hóa học và đặc biệt là
sản xuất hàng tiêu dùng.

Nhiều sáng chế được ra đời, đỉnh cao thì phải nhắc đến truyền thông và động cơ.

Truyền thông: Phát minh cốt yếu nhất trong lĩnh vực truyền thông là kỹ thuật in
ấn tay quay dẫn động bằng năng lượng hơi nước.

Động cơ: Động cơ đốt phát triển ở một số cường quốc lớn, họ cùng nhau trao đổi
ý trưởng và sáng chế ra nhiều phát minh mới. Động cơ đốt trong chạy trên khí than đá
đầu tiên đã được phát triển do Etienne Lenoir ở Pháp, nơi mà nó đã có một số thành
công hạn chế như là một động cơ nhỏ trong công nghiệp nhẹ.

Năm 1860, động cơ đốt đầu tiên ra đời, được thử nghiệm làm động lực cho ô tô
sơ khai ở những năm 1870. Gottlieb Daimler người nước Đức đã sử dụng dầu mỏ làm
nhiên liệu của xe ô tô thay cho khí than. Sau đó Henry Ford đã chế tạo ra ô tô hoạt
động với động cơ đốt trong.

Động cơ xăng hai kỳ cũng được phát minh trở thành nguồn năng lượng của
người nghèo, là nguồn năng lượng tin cậy của các cơ sở sản xuất trong thời điểm này.

Một số phát minh khác:

Năm 1876, Alexander Grahambell đã phát minh ra chiếc điện thoại đầu tiên.

Năm 1878, tua bin hơi được sáng tạo ra bởi Sir Charles Parsons.

Năm 1903, hai anh em người mỹ là Wilbur và Orville Wright đã chế tạo ra cỗ
máy bay đầu tiên.

8
Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra
đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Công nghiệp hóa thậm chí còn lan rộng hơn tới
Nhật Bản sau thời Minh Trị Duy Tân, và thâm nhập sâu vào nước Nga, nước đã phát
triển bùng nổ vào đầu Thế Chiến I. Về tư tưởng kinh tế – xã hội, cuộc cách mạng này
tạo ra những tiền đề thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới.

1.1.3. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự ra
đời và lan tỏa của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự
động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính
hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy
tính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990).

Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các
nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra
cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của
nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông – lâm –
thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã hội. Làm
thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc Cách mạng Khoa học và Công nghệ hiện
đại đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản
chủ nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát sinh của cuộc cách mạng này.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã mang lại những thành tựu:
Cơ sở hạ tầng điện tử tiến bộ, phát triển về công nghệ kỹ thuật số với nhiều phát minh
được ra đời như: vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại,…

Cuộc cách mạng truyền thông và tiếp thị với nhiều cuộc cải cách của cách mạng
kỹ thuật số đối với ngành truyền thông, tiếp thị: Internet bùng nổ, dữ liệu lớn – Big
Data được phát minh,… Các công ty, doanh nghiệp cũng chuyển hướng kinh doanh.
Xu hướng SMAC (Social, Mobile, Analytics, Cloud) ra đời:

Phương tiện truyền thông (Social media): giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng
bằng bằng những phương tiện truyền thông.

Di động (Mobile): Công nghệ di động thay đổi cách thức giao tiếp với nhau.

9
Phân tích thống kê (Analytics): Công nghệ phân tích dữ liệu về khách hàng, đưa
ra mục tiêu tiếp cận.

Điện toán đám mây (Cloud): là mô hình điện toán sử dụng công nghệ máy tính
và phát triển dựa vào mạng Internet.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã mang lại nhiều thay đổi đặc biệt về
công nghệ kỹ thuật số. Mang đến nhiều phát minh vĩ đại thay đổi nền kinh tế lúc bấy
giờ. Từ đó cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ra đời

1.2. Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ

1.2.1. Sự xuất hiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Khái niệm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được giới thiệu lần đầu tiên bởi
một nhóm nhà khoa học người Đức đang phát triển một chiến lược kỹ thuật cao cho
Chính phủ Đức năm 2011, có thể coi Đức chính là nước khởi nguồn cho cuộc cách
mạng này. Klaus Schwab, chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới, đã giới thiệu
khái niệm này cho nhiều người hơn tại một bài báo năm 2015 được xuất bản tại báo
Foreign Affairs, “Làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” là chủ đề năm
2016 của Cuộc họp thường niên diễn đàn kinh tế thế giới, ở Davos-Klosters, Thụy Sỹ.
Ngày 10/10/2016, Diễn đàn Kinh tế Thế giới tuyên bố mở trung tâm Cách mạng Công
nghiệp lần thứ tư ở San Francisco. Cũng trong năm 2016, Schwab xuất bản sách về
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Schwab gộp chung những kỹ thuật thế hệ thứ tư bao gồm phần cứng, phần mềm
và sinh học (hệ thống Cyber-physical), và nhấn mạnh những tiến bộ trong truyền
thông và kết nối. Schwab cho rằng kỷ nguyên này được đánh dấu bởi những đột phá
trong những kỹ thuật nổi bật trong những lĩnh vực như robotics, trí tuệ nhân tạo, công
nghệ nano, máy tính lượng tử, công nghệ sinh học, Internet vạn vật, điện toán đám
mây, công nghệ không dây thế hệ thứ năm, in 3D, và phương tiện vận tải không người
lái.

1.2.2. Nội dung của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn được gọi là Công nghiệp 4.0. Công
nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây lên một cấp

10
độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật, truy cập dữ
liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng. Công nghiệp 4.0
cung cấp một cách tiếp cận liên kết và toàn diện hơn cho sản xuất. Nó kết nối vật lý
với kỹ thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối tác, nhà
cung cấp, sản phẩm và con người. Công nghiệp 4.0 trao quyền cho các chủ doanh
nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh hoạt động của họ và cho phép họ tận
dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng.

Công nghiệp 4.0 cho phép các nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh và
chuỗi cung ứng cũng thông minh, và làm cho các hệ thống sản xuất và dịch vụ trở nên
linh hoạt và đáp ứng khách hàng hơn. Các thuộc tính của hệ thống sản xuất và dịch vụ
với Công nghiệp 4.0 đã được nêu bật. Những lợi ích mà Công nghiệp 4.0 mang lại cho
các doanh nghiệp đã được thảo luận. Trong tương lai, công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ còn
phát triển mạnh mẽ hơn nữa và do đó các doanh nghiệp cần sẵn sàng để chuẩn bị cho
một sự đổi mình liên tục thể cập nhật các xu hướng hiện đại sắp tới.

Các xu hướng công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

Big Data (Dữ liệu lớn) cho phép con người có thể thu thập, chứa đựng được một
lượng dữ liệu khổng lồ. Đối với lĩnh vực marketing trong doanh nghiệp, người ta có
thể thu thập được một lượng lớn thông tin bao gồm thông tin cá nhân của từng khách
hàng. Điều này giúp doanh nghiệp nhận ra các xu hướng, nhu cầu và mong muốn của
người tiêu dùng một cách hiệu quả, và từ đó giúp doanh nghiệp có thể tạo ra những
chiến lược đúng đắn và hiệu quả trong mỗi giai đoạn.

Internet of Things (Internet vạn vật) là sự kết hợp của internet, công nghệ vi cơ
điện tử và công nghệ không dây. Internet giúp kết nối các thiết bị hỗ trợ từ công việc
tới cuộc sống thường nhật (điện thoại, máy tính, tivi, lò vi sóng thông minh, xe ô tô tự
lái,…) với con người, thu thập và truyền dữ liệu trong thời gian thực qua một mạng
internet duy nhất. Internet vạn vật mô tả các đối tượng vật lý hàng ngày được kết nối
với internet và có thể tự nhận dạng chúng với các thiết bị khác. Theo ước tính sẽ có
hơn 24 tỷ thiết bị Internet vạn vật trên Trái Đất vào năm 2020 (khoảng bốn thiết bị cho
mỗi con người trên hành tinh này) và 6 tỷ đô la sẽ chảy vào các giải pháp Internet vạn
vật.

11
Điện toán đám mây (Cloud) là việc sử dụng các dịch vụ như nền tảng phát triển
phần mềm, máy chủ, lưu trữ và phần mềm qua internet, thường được gọi là đám mây .
Điện toán đám mây cho phép người dùng có thể sử dụng các dịch vụ lưu trữ thông tin
nhờ vào các nhà cung cấp chẳng hạn như Facebook, Office 365, Youtube,. Mọi dữ liệu
đề được lưu trữ, tổ chức và sắp xếp trên hệ thống của các nhà cung cấp dịch vụ. Các
doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến lược tiếp thị tự động hóa dựa trên nền tảng
công nghệ này nhằm tiết kiệm chi phí và tối ưu nguồn lực cho doanh nghiệp. Chi phí
thấp hơn liên quan đến việc áp dụng đám mây không có máy chủ, xuất phát từ khả
năng của nhà cung cấp để tập hợp tài nguyên giữa các khách hàng, đã dẫn đến một số
công ty đóng cửa các trung tâm dữ liệu độc quyền.

Trí tuệ nhân tạo (AI) là một lĩnh vực của khoa học máy tính, tạo ra những cỗ máy
thông minh hoạt động và phản ứng như con người, đặc biệt trong các lĩnh vực nhận
dạng giọng nói, học tập, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề. Khi trí tuệ nhân tạo trở nên
phổ biến hơn, các ứng dụng sử dụng nó phải hoạt động liền mạch với các ứng dụng
khác, vì vậy các nhà lãnh đạo phải sẵn sàng tạo điều kiện tích hợp sâu hơn với các ứng
dụng và dự án Internet vạn vật hiện có và tương tác hệ sinh thái phong phú hơn. Đây là
công nghệ lập trình cho máy móc với các khả năng như: học tập (tim kiếm, thu thập,
áp dụng các quy tắc sử dụng thông tin), khả năng lập luận (đưa ra các phân tích, dự
đoán chính xác hoặc gần chính xác) và khả năng tự sửa lỗi. Trong lĩnh vực marketing,
các doanh nghiệp đã sử dụng AI để phần tích dữ liệu khách hàng được thu thập và lưu
trữ bởi Big Data và lên các kế hoạch kinh doanh. AI cũng phân tích các nhu cầu của
khách hàng và đưa ra các gợi ý về thương hiệu, sản phẩm phù hợp với mong muốn
người tiêu dùng. Quan trọng hơn, trí tuệ nhân tạo giúp hoạt động marketing của doanh
nghiệp có thể thực hiện tối ưu hóa cho từng cá nhân, đây là mục tiêu thiết yếu mà các
doanh nghiệp đang hướng đến.

In 3D cho phép tạo ra các mô hình 3D vật lý của các đối tượng. Nó được sử dụng
trong phát triển sản phẩm để giảm thời gian tung ra thị trường, rút ngắn chu kỳ phát
triển sản phẩm và tạo ra các hệ thống sản xuất và tồn kho linh hoạt hơn với chi phí
thấp hơn. Ngoài ra, in 3D được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực về khoa học và kĩ
thuật.

12
Khai phá dữ liệu (Data mining) biến dữ liệu thô thành các mẫu cần thiết để đưa
ra quyết định kinh doanh tốt hơn. Các công ty tiếp tục đầu tư vào phân tích để tiếp cận
gần hơn với khách hàng của họ và xác định các cơ hội thị trường, nhưng họ vật lộn với
việc mở rộng hoạt động này thành sử dụng hàng ngày trên toàn tổ chức thay vì chỉ
trong một số khu vực chức năng.

Tương tác thực tế ảo (Augmented Reality - AR) là sự kết hợp màn hình, âm
thanh, văn bản và hiệu ứng do máy tính tạo ra với trải nghiệm thế giới thực của người
dùng, mang đến một cái nhìn tổng quát nhưng nâng cao về thế giới thực. Công nghệ
AR khác với công nghệ VR ở chỗ công nghệ AR lồng các thông in ảo vào thế giới
thực. Từ đó, con người có cái nhìn chi tiết hơn cho từng đối tượng trong thế giới thực.

Tự động quy trình robotic (RPA) là quá trình tự động hóa các hoạt động kinh
doanh thông thường với các robot phần mềm được đào tạo bởi trí tuệ nhân tạo, có thể
thực hiện các nhiệm vụ một cách tự động. Những robot này có thể thay thế con người
cho các nhiệm vụ phổ biến như xử lý giao dịch, quản lý công nghệ thông tin và công
việc trợ lý.

1.2.3. Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Thứ nhất là thúc đẩy và hoàn thiện quan hệ sản xuất: Trong lĩnh vực phân phối,
cách mạng công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, làm giảm chi phí
sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân. Cách mạng công nghiệp
4.0 giúp cho việc phân phối và tiêu dùng trở nên dễ dàng và nhanh chóng, làm thay đổi
đời sống của con người. Tuy nhiên, nó lại có tác động tiêu cực đến việc làm và thu
nhập. Nạn thất nghiệp và phân hóa thu nhập gay gắt hơn là nguyên nhân chính dẫn tới
gia tăng bất bình đẳng, buộc các nước phải điều chỉnh chính sách phân phối thu nhập
và an sinh xã hội, nhằm giải quyết những mâu thuẫn cố hữu trong phân phối của nền
kinh tế thị trường.

Thứ hai là thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển: Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư được dự báo sẽ tác động mạnh mẽ đến phương thức quản trị và
điều hành nhà nước. Việc quản trị và điều hành của nhà nước phải được thực hiện
thông qua hạ tầng số và Internet. Kỷ nguyên số với các công nghệ mới, nền tảng điều
hành mới liên tục thay đổi cho phép người dân được tham gia rộng rãi hơn vào việc

13
hoạch định chính sách. Đồng thời, các cơ quan công quyền có thể dựa trên hạ tầng
công nghệ số để tối ưu hóa hệ thống giám sát và điều hành xã hội theo mô hình “Chính
phủ điện tử”, “Đô thị thông minh”... Bộ máy hành chính nhà nước vì vậy phải cải tổ
theo hướng minh bạch và hiệu quả.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tác động mạnh mẽ đến phương
thức quản trị và điều hành của doanh nghiệp. Sự thay đổi của công nghệ sản xuất dựa
trên ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất làm cho các doanh nghiệp phải thay đổi
phương thức thiết kế, tiếp thị và cung ứng hàng hóa dịch vụ theo cách mới, bắt nhịp
với không gian số. Các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh xuất
phát từ nguồn lực, trong đó nguồn lực chủ yếu là công nghệ, trí tuệ đổi mới , sáng tạo.
Trên cơ sở đó, xây dựng định hướng chiến lược và hoạch định phát triển một cách hiệu
quả nhất, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất trong kinh doanh.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư yêu cầu các quốc gia phải có hệ thống thúc
đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi hoạt động sản xuất lên một trình độ cao hơn, tri thức
hơn, tạo ra năng suất và giá trị cao hơn, nâng cao sức cạnh tranh đồng thời đáp ứng
được yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên bên cạnh
thuận lợi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đang đặt ra những thách thức vô
cùng lớn. Buộc các doanh nghiệp phải thích ứng với vai trò của cách mạng công
nghiệp lần thứ tư.

Theo “The Fourth industrial Revolution” của tác giả Klaus Schwab, Cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 sẽ có một tác động rất lớn và đa diện với nền kinh tế toàn cầu,
đến mức nó khiến cho các nền kinh tế khó có thể thoát khỏi một hiệu ứng riêng lẻ
nào...tất cả các biến số vĩ mô lớn mà người ta có thể nghĩ đến như GDP, đầu tư, tiêu
dùng, việc làm, thương mại, lạm phát...đều sẽ bị ảnh hưởng.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ là sự phát triển của công nghệ cao
có khả năng kết nối và tạo ra một mạng lưới trái đổi thông tin giữa tất cả mọi vật, mà
nó còn tạo điều kiện cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực như: gen, công nghệ nano,
năng lượng tái tạo, máy tính lượng tử… đưa kinh tế thế giới bước vào giai đoạn tăng
trưởng chủ yếu dựa vào các động lực không có trần giới hạn là công nghệ và đổi mới
sáng tạo, vẽ lại bản đồ thế giới, với sự suy giảm quyền lực của các quốc gia dựa chủ

14
yếu vào khai thác tài nguyên và gia tăng sức mạnh của các quốc gia dựa chủ yếu vào
công nghệ và đổi mới sáng tạo, tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện
của robot có trí tuệ nhân tạo làm biến đổi tất cả các ngành công nghiệp, từ sản xuất đến
cơ sở hạ tầng, mang lại nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng có thể thay đổi hoàn toàn con người sinh
sống, làm việc việc và quan hệ với nhau. Cuộc cách mạng này đã tạo ra các sản phẩm
và dịch vụ mới với chi phí không đáng kể. Internet, điện thoại thông minh và hàng
ngàn các ứng dụng khác đang làm cho cuộc sống của con người trở nên thuận tiện và
năng xuất hơn đồng thời tạo điều kiện để mọi người đều có thể khởi nghiệp, tạo khả
năng giải phóng con người khỏi lao động tay chân nặng nhọc để họ có thể phát triển
hơn nữa sự sáng tạo trong lao động.

Những tác động mang tính tích cực trên cũng đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách
thức. Thách thức lớn nhất là khoảng cách phát triển về lực lượng sản xuất mà các quốc
gia phải đối diện. Các quốc gia phát triển thấp như nước ta cần phải biết thích ứng hiệu
quả với những tác động mới của cách mạng lần thứ tư.

1.3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

1.3.1. Khái quát về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam

Lịch sử công nghiệp hóa trên thế giới đã trải qua hàng trăm năm. Vào giữa thế kỷ
XVIII, một số nước phương Tây, mở đầu là nước Anh đã tiến hành cuộc cách mạng
công nghiệp, với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ
khí. Đây là mốc đánh dấu sự khởi đầu cho tiến trình công nghiệp hóa của thế giới. Tuy
vậy, phải đến thế kỷ XIX, khái niệm công nghiệp hóa mới được dùng để thay thế cho
khái niệm cách mạng công nghiệp, mặc dù sau cách mạng công nghiệp ở Anh, một thế
hệ công nghiệp hóa đã diễn ra ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Khi đó, theo
cách hiểu đơn giản, công nghiệp hóa đơn thuần chỉ là quá trình thay thế lao động thủ
công bằng lao động sử dụng máy móc, nhằm biến một nước nông nghiệp lạc hậu thành
một nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị,
xã hội mà quá trình phát triển công nghiệp hóa ở mỗi quốc gia có những sự khác biệt.
Ở Việt Nam, đường lối công nghiệp hóa có thể chia ra làm hai thời kỳ chính, trước và
sau khi đổi mới (Đại hội Đảng VI – 1986).

15
Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới (1960 – 1986):

Đường lối công nghiệp hóa đất nước đã được hình thành từ Đại hội III (tháng 9-
1960) của Đảng. Quá trình công nghiệp hóa của nước ta diễn ra trong bối cảnh tình
hình trong nước và quốc tế luôn diễn biến phức tạp và không thuận chiều. Thực hiện
công nghiệp hóa được 4 năm (1960 – 1964) thì đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá
hoại ra miền Bắc. Đất nước phải trực tiếp thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược:
Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa xây dựng kinh tế, miền Nam
thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc. Khi đất nước vừa thống nhất (1975), cả nước
đi lên chủ nghĩa xã hội được vài năm thì lại xảy ra chiến tranh biên giới phía bắc, rồi
kết thúc cuộc chiến này lại kéo theo sự cấm vận của Mỹ. Như vậy, trước thời kỳ đổi
mới, nước ta có khoảng 25 năm tiến hành công nghiệp hóa theo hai giai đoạn: từ 1960
đến 1975 công nghiệp hóa ở miền Bắc và từ 1975 – 1985 công nghiệp hóa trên phạm
vi cả nước, hai giai đoạn này có mục tiêu, phương hướng rõ rệt.

Ở miền Bắc, đặc điểm lớn nhất là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến
thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua phát triển chủ nghĩa tư bản, mặt khác, vừa
phải xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa phải chiến đấu chống Mỹ. Điểm xuất phát của
Việt Nam khi bước vào thực hiện công nghiệp hóa rất thấp. Năm 1960, công nghiệp
chiếm tỷ trọng 18,2% và 7% lao động xã hội; tương ứng nông nghiệp chiếm tỷ trọng
42,3% và 83%. Sản lượng lương thực/người dưới 300 kg; GDP/người dưới 100 USD.
Trong khi phân công lao động chưa phát triển và lực lượng sản xuất còn ở trình độ
thấp thì quan hệ sản xuất đã được đẩy lên trình độ tập thể hóa và quốc doanh hóa là
chủ yếu (đến năm 1960: 85,8% nông dân vào hợp tác xã; 100% hộ tư sản được cải tạo,
gần 80% thợ thủ công cá thể vào hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp). Trong bối cảnh đó,
Đại hội Đảng III xác định rõ mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là
xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại; bước đầu xây dựng cơ
sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, cả nước độc lập thống nhất và quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Chiến lược “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng” tiếp tục được khẳng
định lại sau 16 năm tại Đại hội IV của Đảng (1976) nhưng chính sách thì đã có thay
đổi chút ít “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ

16
thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã
hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát
triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp
cả nước thành một cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp vừa xây dựng kinh tế trung ương
vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương
trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất”.

Năm 1976 – 1978 công nghiệp phát triển khá. Năm 1978 tăng 118,2% so với
năm 1976. Tuy nhiên, do trên thực tế chúng ta chưa có đủ điều kiện để thực hiện
(nguồn viện trợ từ nước ngoài đột ngột giảm, cách thức quản lý nền kinh tế nặng tính
quan liêu, bao cấp, nhiều công trình nhà nước xây dựng dở dang vì thiếu vốn, công
nghiệp trung ương giảm, nhiều mục tiêu không đạt được…) nên đây vẫn là sự biểu
hiện của tư tưởng nóng vội trong việc xác định bước đi, và sai lầm trong việc lựa chọn
ưu tiên giữa công nghiệp và nông nghiệp. Kết quả là thời kỳ 1976 – 1980 nền kinh tế
lâm vào khủng hoảng, suy thoái, cơ cấu kinh tế mất cân đối nghiêm trọng.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12 – 1986) với tinh thần “nhìn
thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã nghiêm khắc chỉ ra những
sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960 – 1985, mà trực
tiếp là mười năm từ 1975 đến 1985: Chúng ta đã phạm sai lầm trong việc xác định
mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và
quản lý kinh tế…Do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi
cần thiết nên chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ
các tiền đề cần thiết, mặt khác chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.

Từ việc chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, Đại hội VI đã cụ thể hóa nội dung
chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên là thực hiện
cho bằng được 3 chương trình lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất
khẩu trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ. Ba
chương trình này liên quan chặt chẽ với nhau. Phát triển lương thực thực phẩm và
hàng tiêu dùng là nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho đời sống nhân dân sau mấy
chục năm chiến tranh ác liệt và trong bối cảnh của nền kinh tế còn đang trong tình

17
trạng thiếu hụt hàng hóa nghiêm trọng, góp phần ổn định kinh tế – xã hội; phát triển
hàng xuất khẩu là yếu tố quyết định để khuyến khích sản xuất và đầu tư trong nước,
tạo nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Xác định thứ
tự ưu tiên đó đã cho phép phát huy sức mạnh nội lực và tranh thủ sức mạnh từ bên
ngoài để phát triển kinh tế xã hội. Thực chất, đây là sự thay đổi trong lựa chọn mô
hình chiến lược công nghiệp hoá, chuyển từ mô hình hướng nội (thay thế nhập khẩu)
trước đây bằng mô hình hỗn hợp.

Tiếp theo, Đại hội VII (năm 1991) Đảng ta tiếp tục có những nhận thức mới,
ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn về công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa. Đại hội
đã xác định rõ vai trò “mặt trận hàng đầu” của nông nghiệp, và trên thực tế đầu tư cho
nông nghiệp từ ngân sách đã tăng lên. Đại hội đề cập đến lĩnh vực Dịch vụ kinh tế – kỹ
thuật trong việc đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống và hợp tác quốc tế; đưa ra chiến
lược phát triển kinh tế vùng phù hợp với chiến lược chung cả nước. Thực hiện đường
lối công nghiệp hóa của Đại hội VII, nền kinh tế đã có những bước phát triển cao hơn,
có chất lượng hơn, đi vào thực chất hơn so với nhiều năm trước.

Đại hội Đảng VIII (năm 1996) nhìn lại đất nước sau 10 năm đổi mới đã nhận
định: nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặng
đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn
thành cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đại hội VIII đã điều chỉnh chính sách công nghiệp hoá theo hướng lấy nông nghiệp
làm khâu đột phá, coi nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến là mặt trận hàng
đầu. Tiếp tục thực hiện rộng rãi hơn chính sách mở cửa, phát triển kinh tế nhiều thành
phần, nâng cao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Gắn công
nghiệp hóa với hiện đại hóa, lấy khoa học – công nghệ làm động lực, lấy nguồn lực
con người làm yếu tố trung tâm của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đặt ra nội dung cụ
thể của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm trước mắt (1996 – 2000) là
“đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn…”.

Đại hội IX (năm 2001) và Đại hội X (năm 2006) Đảng ta tiếp tục bổ sung và
nhấn mạnh một số điểm mới trong tư duy về công nghiệp hóa: Con đường công nghiệp
hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước. Đây là yêu cầu

18
cấp thiết của nước ta nhằm sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với
nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Một nước đi sau có điều kiện tận dụng
những kinh nghiệm kỹ thuật, công nghệ và thành quả của các nước đi trước, tận dụng
xu thế của thời đại qua hội nhập quốc tế để rút ngắn thời gian. Tuy nhiên, tiến hành
công nghiệp hóa theo lối rút ngắn so với các nước đi trước, chúng ta cần thực hiện các
yêu cầu như: Phát triển kinh tế và công nghệ phải vừa có những bước tuần tự, vừa có
bước nhảy vọt; phát huy những lợi thế của đất nước, gắn công nghiệp hóa với hiện đại
hóa, từng bước phát triển kinh tế tri thức; phát huy nguồn lực trí tuệ và tinh thần của
con người Việt Nam, đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và
công nghệ, xem đây là nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

1.3.2. Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Công nghiệp hoá hiện đại hoá được hiểu là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn
diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội, từ sử
dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến cùng với công
nghệ, phương tiện và phương pháp tiêu biểu hiện đại dựa trên sự phát triển của công
nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Trong điều kiện thế giới đang chuyển từ văn minh công nghiệp sang hậu công
nghiệp nhiều nước châu Á đã chọn đường công nghiệp hoá để nhanh chóng hoà nhập
vào nền văn minh hiện đại, biến những vùng nghèo nàn lạc hậu trước đây thành những
xã hội hiện đại. Các nước này đã tạo nên những kinh nghiệm bổ ích, thiết thực cho các
nước đang nước đang phát triển trong đó có nước ta.

Ở các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng công nghiệp hoá là
điều cấp bách sống còn. Công nghiệp hoá là chìa khóa cho sự phát triển đặc biệt gắn
chặt với sự phát triển đặc biệt gắn chặt với sự phát triển đặc biệt gắn chặt với sự tăng
trưởng bởi vì công nghiệp hoá chẳng phải là cái gì khác ngoài một phương tiện đặc
biệt mạnh mẽ để tăng năng xuất của con người qua đó mà tăng số lượng sản phẩm.

Để đạt được hiệu quả cao thì công nghiệp hoá phải đi đôi với hiện đại hoá kết
hợp những bước tiến tuần tự về công nghệ vận dụng phát triển chiều rộng, tạo nhiều
công ăn việc làm cho đội ngũ đông đảo lao động hiện nay. Với việc tranh thủ với bước
đi tắt đón đầu phát triển chiều sâu tạo nên những mũi nhọn theo trình độ phát triển của

19
khoa học và công nghệ thế giới. Khoa học và công nghệ hiện đại là nhân tố then chốt
của hiện đại hóa, nhưng hiện đại hóa, nhưng hiện đại hoá có nội dung sâu sắc và rộng
lớn hơn nhiều, bao gồm các mặt kinh tế, chính trị và văn hoá.

Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước giúp con người giải quyết những vấn đề
nan giải kể cả trong quan hệ giữa con người với con người và con người với thiên
nhiên. Nắm bắt được tư tưởng đó, Đảng ta đã xác định thực chất của công nghiệp hoá
xã hội chủ nghĩa là quá trình thực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện sự phân công
mới về lao động xã hội là quá trình tích luỹ xã hội chủ nghĩa để không ngừng thúc đẩy
quá trình tái sản xuất mở rộng.

Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá bao gồm:

Một là, công nghiệp hoá là quy luật phổ biến của sự phát triển lượng sản xuất xã
hội mà mọi quốc gia đều trải qua dù ở các quốc gia phát triển sớm hay các quốc gia đi
sau.

Hai là, đối với nước có trình đồ độ kinh tế kỹ thuật kém phát triển quá độ lên chủ
nghĩa xã hội như ở nước ta, xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội
phải thực hiện từ đầu thông qua công nghiệp hoá hiện đại hoá. Mỗi bước tiến của quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một bước tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật
cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở đó từng bước nâng dần trình độ văn minh
của xã hội.

Việt Nam là một nước có nền kinh tế nhỏ, lạc hậu về khoa học kỹ thuật, lực
lượng sản xuất còn non nớt chưa phù hợp với quan hệ sản xuất của xã hội chủ nghĩa.
Để có cơ sở kỹ thuật của nền sản xuất lớn, không còn con đường nào khác là công
nghiệp hoá, cơ khí hoá cân đối và hiện đại trên trình độ khoa học kỹ thuật phát triển
cao.

Mỗi phương thức sản xuất xã hội nhất định có một cơ sở vật chất – kỹ thuật
tương ứng. Cơ sở vật chất – kỹ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật
chất của lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật (công nghệ) tương
ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu

20
cầu xã hội. Để xem xét sự biến đổi của cơ sở vật chất – kỹ thuật của một xã hội là sự
biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất; sự phát triển khoa học – kỹ thuật; tính
chất và trình độ của các quan hệ xã hội; đặc biệt là quan hệ sản xuất thống trị. Cơ sở
vật chất – kỹ thuật được xem là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hiện đại của một nền
kinh tế, nó cũng là điều kiện quyết định để xã hội có thể đạt một năng suất lao động
nào đó. Bất kỳ quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội đều phải thực hiện đều phải thực
hiện nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Có
thể hiểu cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế hiện đại: có cơ
cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hoá cao dựa trên trình độ khoa học và công nghệ
hiện đại.

Nắm bắt được tầm quan trọng của vấn đề, sự bức bách phải phát triển công
nghiệp hoá hiện đại hoá để xử lý nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. Vì thế Đại hội VIII
của Đảng (năm 1996) đặt ra yêu cầu ở chặng đường đầu của thời kỳ quá độ phải chuẩn
bị đầy đủ tiền đề cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Đại hội khẳng định “Khoa học và công nghệ trở thành nền tảng của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa”. bên cạnh đó Đại hội Đảng VIII đã nêu rõ: “Giai đoạn từ 1996 đến
năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới đẩy mạnh công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước”. Đại hội IX của Đảng (năm 2001) nhận định, thế kỷ XXI, khoa
học – công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật.
Do đó, Đại hội chỉ rõ “Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục
và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa” để từng bước phát triển kinh tế tri thức và nâng cao năng suất lao động.

Đại hội X của Đảng (năm 2006) tiếp tục nhấn mạnh: “Kết hợp chặt giữa hoạt
động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc
sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển
kinh tế tri thức”.

Với tất cả ý nghĩa to lớn trên, công nghiệp hoá và hiện đại hoá là tất yếu và mang
tính khách quan và là con đường duy nhất đúng đắn nhất để dựa trên nền kinh tế xã hội
của nước ta đang phát triển nhanh, bền vững, có hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

21
1.3.3. Nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Công nghiệp hóa mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích và ý nghĩa to lớn. Nhưng
bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đi kèm với nó là đô thị hoá, một
mặt thúc đẩy thị trường, một mặt thúc đẩy tăng trưởng cao về kinh tế, nhưng mặt khác
nó thường gây ra sự phá huỷ và ô nhiễm môi trường sinh thái. Hầu hết các quốc gia
tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đều phải rút ra được bài học và trả giá cho vấn
đề này nhưng nó là vẫn hiện là một giai đoạn phát triển mà các quốc gia trừ một nền
kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp muốn vượt lên với trình độ phát triển cao đều
nhất thiết phải trải qua.

Xuất phát từ những điều kiện thuận lợi và khó khăn kể trên, Đảng ta đã chủ trương tiến
hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá theo hai nội dung cơ bản:

Thứ nhất, trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại cho nền kinh tế. Để thực hiện
công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong điều kiện kỹ thuật ngày nay, quá trình trang bị
công nghiệp hoá hiện đại hoá cho các ngành kinh tế là vô cùng quan trọng, nó phải
ngắn liền với quá trình hiện đại hoá gồm cả phần cứng và phần mềm của công nghệ.
Thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật lần thứ nhất nổ ra khoảng những năm 30 cuối thế kỷ XVIII và diễn ra đầu tiên
ở nước Anh với nội dung chủ yếu là chuyển lao động thủ công lên lao động cơ khí
hoá. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai diễn ra vào khoảng thế kỷ XX với
tên gọi là cuộc cách mạng kỹ thuật công nghệ hiện đại. Hai cuộc cách mạng này đóng
vai trò to lớn đối với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong tất cả các nước
có nền kinh tế kém phát triển. Đối với những nước còn kém phát triển, trình độ kỹ
thuật công nghệ của sản xuất còn lạc hậu, thì nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện cơ khí
hoá nhằm thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc, để nâng cao năng suất
lao động. Tuy nhiên, trong những ngành nghề và lĩnh vực của nền kinh tế khi điều kiện
và khả năng cho phép, vẫn có thể ứng dụng ngay những thành tựu khoa học, công
nghệ mới hiện đại để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.

Quá trình thực hiện công nghiệp, hiện đại hoá đòi hỏi phải ứng dụng những thành
tựu của khoa học công nghệ mới hiện đại vào tất cả các ngành, các vùng, các lĩnh vực
của nền kinh tế. Tuy nhiên, cần phải có sự lựa chọn cho phù hợp với khả năng, trình

22
độ và điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn, không chủ quan, nóng vội cũng như
không trì hoãn, cản trở việc ứng dụng khoa học, công nghệ mới, hiện đại trong quá
trình công nghiệp hoá hiện đại hoá.

Xuất phát từ bối cảnh công nghệ đang thay đổi mau chóng. Các công nghệ mới
ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hiểu biết về khoa học, công nghệ và chính sự
phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã làm tăng cường thêm
các mối liên kết giữa hiểu biết và năng lực thực hiện. Ở Việt Nam, việc phát triển và
ứng dụng công nghệ diễn ra thông qua một hệ thống phức tạp bao trùm lên các cá nhân
và tổ chức. Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay phải gắn
liền với phát triển kinh tế tri thức.

Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra năm 1995: Nền
kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ
vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng
cuộc sống.

Có thể hiểu kinh tế tri thức là nền kinh tế được phát triển chủ yếu dựa vào tri
thức và công nghệ hiện đại. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng vận dụng
các yếu tố của kinh tế tri thức; tập trung chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương triển khai
và đạt nhiều kết quả.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và công
nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó tập trung phát triển các
ngành ưu tiên có mức độ sẵn sàng cao như công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử –
viễn thông; an toàn, an ninh mạng; công nghiệp chế tạo thông minh; tài chính – ngân
hàng; thương mại điện tử; nông nghiệp số; du lịch số; công nghiệp văn hóa số… Đây
chính là những thành tố quan trọng của nền kinh tế tri thức.

Để làm tốt nhiệm vụ này, chúng ta cần nghiên cứu để đổi mới cơ chế, chính sách,
tạo lập một khuôn khổ pháp lý phù hợp sự phát triển nền kinh tế tri thức. Tăng cường
năng lực khoa học – công nghệ quốc gia để có thể tiếp thu, làm chủ, vận dụng sáng tạo
các tri thức khoa học – công nghệ mới. Phát triển nguồn lao động chất lượng cao, nâng
cao dân trí, đào tạo nhân tài. Đầu tư phát triển những ngành kinh tế có tác động to lớn

23
tới sự phát triển là những ngành dựa vào tri thức, dựa vào những thành tựu mới của
khoa học công nghệ là những ngành công nghệ dựa trên sự phát triển của công nghệ
cao như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,... Đặc biệt là phát triển mạnh mẽ hạ
tầng công nghệ thông tin, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Bên
cạnh đó, cũng phải quan tâm và phát triển những ngành kinh tế truyền thống được ứng
dụng khoa học, công nghệ cao như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

Quá trình công nghiệp hoá ở nước ta đòi hỏi phải kết hợp công nghệ truyền thống
và công nghiệp hiện đại phải tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại vào trong
những khâu quyết định. Điều đó cho phép kết hợp tuần tự với nhảy vọt khai thác có
hiệu quả các công nghệ cổ truyền của dân tộc đồng thời cũng nhanh chóng hiện đại
hoá ở các khâu quyết định. Sự kết hợp đó là phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước
và cho phép thực hiện công nghiệp hoá một cách rút ngắn đồng thời chống lại tư tưởng
bảo thủ trì trệ và nóng vội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Thứ hai, xây dựng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu
quả. Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá không chỉ liên quan đến phát triển
công nghiệp mà là quá trình phát triển tất cả các lĩnh vực hoạt động của một nước. Đó
là lẽ tất yếu vì nền kinh tế của một nước là hệ thống thống nhất các ngành, các lĩnh
vực hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thay đổi kinh tế sẽ kéo theo hoặc đòi
hỏi sự thay đổi thích ứng ở các ngành các lĩnh vực hoạt động khác. Cơ cấu kinh tế là
mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế
cũng chính là tổng thể cơ cấu các ngành, cơ cấu các vùng và cơ cấu các thành phần
kinh tế.

Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là yêu cầu tất yếu trong quá trình công nghiệp
hoá. Cơ cấu kinh tế đó phải đáp ứng các yêu cầu sau: Khai thác, phân bổ và phát huy
hiệu quả các nguồn lực trong nước, thu hút có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để
phát triển kinh tế – xã hội; cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ
mới, hiện đại vào các ngành, các vùng và các lĩnh vực của nền kinh tế; phù hợp với xu
thế phát triển chung của nền kinh tế và yêu cầu của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

Từ một nền kinh tế lúa nước lạc hậu với khoảng 90% lao động làm nông nghiệp,
đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã có

24
chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đạt được một số
thành tựu quan trọng như: Kinh tế liên tục tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp giảm và lạm
phát được kiểm soát trong giới hạn cho phép... Đóng góp vào những thành tựu này là
nhờ quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để tận dụng hiệu quả các nguồn lực
quan trọng của xã hội.

Trong hệ thống các cơ cấu kinh tế, thì cơ cấu ngành kinh tế công nghiệp – nông
nghiệp – dịch vụ giữ vị trí quan trọng nhất, vì nó phản ánh trình độ phát triển của nền
kinh tế và kết quả của quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình chuyển dịch từ trạng thái này sang trạng
thái khác phù hợp với phân công lao động và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
trong giai đoạn phát triển kinh tế nhất định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải gắn liền với sự phát triển của phân công lao động
trong và ngoài nước, từng bước hình thành các ngành, các vùng chuyên môn hoá sản
xuất, để khai thác thế mạnh, nâng cao năng suất lao động đồng thời phát huy nguồn
lực của các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế theo hướng hiện đại, hiệu quả chính là quá trình tăng tỷ trọng của ngành công
nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP.
Hình 1.2: Bảng thể hiện tổng vốn đầu tƣ phát triển xã hội giai đoạn 2015 – 2019

Nguồn: Tapchitaichinh.vn

25
Hình 1.3: Bảng thể hiện tổng sản phẩm GDP của 3 khu vực giai đoạn 2015 – 2020

Nguồn: Tapchitaichinh.vn

Theo quy luật tiêu dùng này, khi thu nhập tăng, người tiêu dùng có nhu cầu chi
tiêu tăng đối với các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ. Xu hướng này sẽ làm nền kinh
tế dịch chuyển theo hướng tăng khu vực công nghiệp và đặc biệt là khu vực dịch vụ,
đồng thời giảm ở khu vực nông nghiệp.

Nhìn chung, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều xem xét chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế là tiêu thức đánh giá trình độ phát triển kinh tế: Trình độ phát triển càng
thấp, nền kinh tế đó phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp; ngược lại, nền kinh tế phát triển
cao sẽ tập trung phát triển công nghiệp, đặc biệt là dịch vụ, tức là ngành dịch vụ chiếm
tỷ trọng cao trong cơ cấu của nền kinh tế.

1.3.4. Một số thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

Dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, điều hành quyết liệt, linh hoạt của Chính
phủ và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, Việt Nam đã đạt được những
thành tựu to lớn trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta
từ một trong những quốc gia thuộc nhóm nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu
nhập trung bình thấp và ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, đời sống
của người dân ngày càng được cải thiện, vị thế và uy tín của đất nước ta trên trường
quốc tế ngày càng được nâng cao. Thành tựu của công cuộc đổi mới đã tạo nên một

26
nền tảng phát triển to lớn cho kinh tế đất nước. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp đã,
đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là động lực cho phát triển kinh tế
– xã hội và thực hiện mục tiêu sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Nhờ thực hiện nhất quán đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trên nền tảng khoa học – công nghệ, trong những năm qua, đất nước ta đã đạt
được thành tựu to lớn: Đạt ngưỡng thu nhập trung bình năm 2008; nền kinh tế đạt tốc
độ tăng trưởng cao: giai đoạn 2011 – 2015 đạt 5,9%, giai đoạn 2016 – 2019 đạt 6,8%;
quy mô nền kinh tế tăng 2,4 lần từ 116 tỷ USD năm 2010 lên 271,2 tỷ USD năm 2020.
GDP bình quân đầu người tăng từ 1331 USD năm 2010 lên 2779 USD năm 2020.
“Chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh tế bước đầu
chuyển dịch sang chiều sâu”. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tăng
từ 19% năm 2010 lên 50% năm 2020. Khoa học – công nghệ từng bước khẳng định
vai trò động lực trong phát triển kinh tế – xã hội. Tiềm lực khoa học – công nghệ của
đất nước được tăng cường. Hiệu quả hoạt động khoa học – công nghệ được nâng lên,
tạo chuyển biến tích cực cho hoạt động đổi mới và khởi nghiệp sáng tạo. Trình độ
khoa học – công nghệ sản xuất được nâng cao, tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị
toàn cầu.

Tới nay, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền công
nghiệp thuộc vào nhóm các quốc gia có năng lực cạnh tranh toàn cầu ở mức trung bình
cao. Năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp Việt Nam đã tăng 16 bậc
trong vòng 10 năm, từ vị trí thứ 58 vào năm 2009 lên vị trí thứ 42 vào năm 2019 (theo
xếp hạng của UNIDO), trở thành quốc gia có mức tăng hạng nhanh nhất trong các
nước thuộc khu vực ASEAN, đã tiệm cận vị trí thứ 5 trong khu vực (chỉ thua
Philippines 0,0015 điểm) và tiến gần hơn với nhóm 4 nước có năng lực cạnh tranh
mạnh nhất trong khối ASEAN. Việt Nam đã hình thành được một số ngành công
nghiệp chủ lực của nền kinh tế như: khai thác, chế biến dầu khí; điện tử, viễn thông,
công nghệ thông tin; luyện kim, sắt thép; xi măng và vật liệu xây dựng; dệt may, da
giày; cơ khí chế biến chế tạo, ô tô, xe máy... tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng
dài hạn, cũng như thúc đẩy quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.

27
Bên cạnh đó, quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp gắn với đổi mới mô hình
tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động đã ngày càng hướng vào lõi công nghiệp
hóa. Cơ cấu nội ngành công nghiệp chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng nhóm ngành ngành
khai khoáng trong GDP liên tục giảm (từ 9,1% năm 2010 xuống còn khoảng 8,1%
năm 2016 và chỉ còn 5,55% vào năm 2020). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã
trở thành động lực tăng trưởng chính của toàn ngành công nghiệp. Năm 2020, công
nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với
mức tăng 5,82%. Xét cả giai đoạn 2011 - 2020, nhóm ngành công nghiệp chế biến chế
tạo không ngừng được mở rộng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành công
nghiệp với đóng góp trong GDP tăng liên tục qua các năm (tăng từ 13% năm 2010 lên
14,27% năm 2016; 16,48% vào năm 2019 và đạt khoảng 16,7% vào năm 2020).Bên
cạnh đó, quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng,
nâng cao năng suất lao động đã ngày càng hướng vào lõi công nghiệp hóa. Cơ cấu nội
ngành công nghiệp chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng nhóm ngành ngành khai khoáng
trong GDP liên tục giảm (từ 9,1% năm 2010 xuống còn khoảng 8,1% năm 2016 và chỉ
còn 5,55% vào năm 2020). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã trở thành động lực
tăng trưởng chính của toàn ngành công nghiệp. Năm 2020, công nghiệp chế biến, chế
tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%. Xét
cả giai đoạn 2011 - 2020, nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo không ngừng
được mở rộng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp với đóng góp
trong GDP tăng liên tục qua các năm (tăng từ 13% năm 2010 lên 14,27% năm 2016;
16,48% vào năm 2019 và đạt khoảng 16,7% vào năm 2020).

28
Chương 2: INTERNET VẠN VẬT TRÊN CON ĐƢỜNG CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Khái quát chung về Internet vạn vật

2.1.1. Khái niệm Internet vạn vật

Internet vạn vật (Internet of Things hay IoT), đề cập đến hàng tỷ thiết bị vật lý
trên khắp thế giới hiện được kết nối với internet, tất cả đều thu thập và chia sẻ dữ liệu.
Nhờ sự xuất hiện của các chip máy tính siêu nhanh và sự phổ biến của mạng không
dây, có thể biến bất cứ thứ gì, từ thứ nhỏ như viên thuốc đến thứ lớn như máy bay,
thành một phần của Internet vạn vật. Việc kết nối tất cả các đối tượng khác nhau này
và thêm các cảm biến vào chúng sẽ tăng thêm mức độ thông minh kỹ thuật số cho các
thiết bị có thể ngu ngốc, cho phép chúng giao tiếp dữ liệu thời gian thực mà không cần
đến con người. Internet vạn vật đang làm cho cấu trúc của thế giới xung quanh chúng
ta trở nên thông minh hơn và phản ứng nhanh hơn, hợp nhất vũ trụ vật lý và kỹ thuật
số. Kevin Ashton đã đặt ra cụm từ 'Internet of Things' vào năm 1999, mặc dù phải mất
ít nhất một thập kỷ nữa để công nghệ này bắt kịp tầm nhìn.

Hình 2.1: Internet vạn vật, liên kết “vạn vật” thông qua “Internet”

Nguồn: Zdnet.com

29
Internet vạn vật tích hợp tính liên kết của văn hóa con người – “vạn vật” của
chúng ta - với tính liên kết của hệ thống thông tin kỹ thuật số – “Internet”. Đó là
Internet vạn vật. Internet vạn vật giúp tạo ra nhiều kết nối hơn cùng với mọi người,
mọi nơi trên thế giới.

Công ty phân tích công nghệ IDC dự đoán rằng tổng cộng sẽ có 41,6 tỷ thiết bị
Internet vạn vật được kết nối vào năm 2025, hay còn gọi là "mọi thứ". Nó cũng cho
thấy thiết bị công nghiệp và ô tô đại diện cho cơ hội lớn nhất của "những thứ được kết
nối", nhưng nó cũng cho thấy sự áp dụng mạnh mẽ của nhà thông minh và thiết bị đeo
được trong thời gian tới.

Một nhà phân tích công nghệ, Gartner, dự đoán rằng lĩnh vực doanh nghiệp và ô
tô sẽ chiếm 5,8 tỷ thiết bị trong năm nay, tăng gần một quý vào năm 2019. Các tiện ích
sẽ là đối tượng sử dụng Internet vạn vật cao nhất, nhờ vào việc tiếp tục tung ra các
đồng hồ thông minh. Các thiết bị an ninh, dưới dạng phát hiện kẻ xâm nhập và camera
web sẽ là ứng dụng lớn thứ hai của các thiết bị Internet vạn vật. Tự động hóa tòa nhà –
như chiếu sáng được kết nối – sẽ là lĩnh vực phát triển nhanh nhất, tiếp theo là ô tô (ô
tô được kết nối) và chăm sóc sức khỏe (theo dõi các bệnh mãn tính).

Trong khi các sản phẩm dành riêng cho ngành sẽ sớm đi vào hoạt động, thì đến
năm 2020, Gartner dự đoán rằng các thiết bị liên ngành sẽ đạt 4,4 tỷ đơn vị, trong khi
các thiết bị dành riêng cho ngành dọc sẽ lên tới 3,2 tỷ đơn vị. Chi tiêu của người tiêu
dùng cho các thiết bị Internet vạn vật là khoảng 725 tỷ đô la vào năm ngoái, thì các
doanh nghiệp chi tiêu cho Internet vạn vật đạt 964 tỷ đô la. Đến năm 2020, chi tiêu của
doanh nghiệp và người tiêu dùng cho phần cứng Internet vạn vật sẽ đạt gần 3 tỷ đô la.

Theo IDC, chi tiêu trên toàn thế giới cho Internet vạn vật sẽ đạt 745 tỷ đô la vào
năm 2019, tăng 15,4% so với 646 tỷ đô la đã chi vào năm 2018 và vượt mốc 1 nghìn tỷ
đô la vào năm 2022. Chi tiêu cho Internet vạn vật của người tiêu dùng được dự đoán sẽ
đạt 108 tỷ đô la, khiến nó trở thành phân khúc ngành lớn thứ hai: nhà thông minh, sức
khỏe cá nhân và thông tin giải trí trên xe được kết nối sẽ chiếm phần lớn chi tiêu.

30
2.1.2. Đặc điểm của Internet vạn vật

Tính không đồng nhất: các thiết bị trong Internet vạn vật có phần cứng khác nhau
cũng như network khác nhau. Nhờ vào sự liên kết của các network mà các thiết bị giữa
các network có thể tương tác với nhau.

Tính kết nối liên thông (Interconnectivity): Với hệ thống Internet vạn vật thì bất
cứ một điều gì, vật gì hay máy móc gì cũng có thể được kết nối với nhau thông qua
mạng lưới thông tin và cả cơ sở hạ tầng liên lạc tổng thể.

Những dịch vụ liên quan đến “Things”: Hệ thống Internet vạn vật sẽ có khả năng
cung cấp các dịch vụ liên quan đến “Things”. Ví dụ như bảo vệ sự riêng tư và nhất
quán giữa Physical Thing và Virtual Thing. Để cung cấp được dịch vụ này đòi hỏi cả
công nghệ phần cứng và phần mềm sẽ phải thay đổi.

Có quy mô lớn: Sẽ có một số lượng lớn các máy móc, thiết bị được quản lý và
giao tiếp với nhau. Số lượng này lớn hơn rất nhiều so với số lượng máy tính kết nối
Internet hiện nay.

Có thể thay đổi linh hoạt: Trạng thái của các loại máy móc, thiết bị điện tử có thể
tự động thay đổi ví dụ như ngủ, thức dậy, kết nối hoặc bị ngắt, vị trí thiết bị thay đổi,
tốc độ thay đổi…

2.1.3. Một số ứng dụng của Internet vạn vật trên thế giới

Trong công nghiệp: Kết hợp các cảm biến, mạng không dây, dữ liệu lớn, AI và
phân tích để đo lường và tối ưu hóa các quy trình công nghiệp.

Trong lĩnh vực liên lạc: Thông qua các thiết bị thông minh được kết nối với nhau
thông qua hệ thống wifi, 4G, hay các ứng dụng riêng của từng hãng thì ta đã có thể dễ
dàng liên lạc được với nhau.

Trong lĩnh vực y tế: Thiết bị Internet vạn vật có thể được sử dụng để cho phép
theo dõi sức khỏe từ xa và hệ thống thông báo khẩn cấp. Các thiết bị theo dõi sức khỏe
có thể dao động từ huyết áp và nhịp tim. Với các thiết bị tiên tiến có khả năng giám sát
cấy ghép đặc biệt, cảm biến đặc biệt cũng có thể được trang bị trong không gian sống
để theo sức khỏe của người già. Ngoài ra Internet vạn vật còn được ứng dụng trong:

31
Quản lý chất thải phế liệu, Quản lý và lập kế hoạch quản lý đô thị, Quản lý môi
trường, Quản lý các thiết bị cá nhân,…

Hình 2.2: Một số ứng dụng của Internet vạn vật trong đời sống

Nguồn: Thegioiso.cloud

2.2. Thực trạng và nguyên nhân phát triển của Internet vạn vật ở Việt Nam hiện
nay

2.2.1. Thực trạng của Internet vạn vật ở Việt Nam hiện nay

Thực trạng là danh từ trong ngữ nghĩa của tiếng việt. Phản ánh đúng, phản ánh sự
thật những gì đang xảy ra ở thời điểm hiện tại. Vậy thực trạng của Internet vạn vật ở
Việt Nam hiện nay như thế nào?

Trong bức tranh toàn cảnh về Internet vạn vật ở Việt Nam, có thể thấy rằng các
phân đoạn như xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối và nền tảng mở là những nhiệm vụ
được triển khai bởi các công ty viễn thông lớn như Viettel, VNPT. Bên cạnh đó, DTT,
FPT, VNG và Konexy là các công ty phần mềm cũng đang nghiên cứu trên nền tảng
Internet vạn vật. Trên hết, các công ty nhỏ hơn đang sử dụng cơ sở hạ tầng hiện tại để
tập trung vào việc xây dựng các giải pháp theo chiều dọc và đưa ra thị trường trong
thời gian ngắn.

Trong thời gian tới, các ứng dụng trong lĩnh vực giao thông thông minh như thu
phí không dừng, phạt nguội bằng camera, taxi công nghệ (Uber, Grab hay giao hàng

32
nhanh…) dự đoán là các ứng dụng liên quan tới Internet vạn vật được dự báo sẽ trở
nên phổ biến, có nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống. Các lĩnh vực tiềm năng như y tế điện
tử, nông nghiệp thông minh, bất động sản thông minh sẽ cần thêm thời gian để có
những ứng dụng Internet vạn vật phù hợp với Việt Nam.

Hình 2.3: Internet vạn vật trong hệ thống Camera giám sát

Nguồn: Thegioiso.cloud

Thu hút được nhiều công ty công nghệ nước ngoài tham gia nghiên cứu Internet
vạn vật, sản xuất tại Việt Nam. Ngoài ra, nhiều ứng dụng khác đang ở giai đoạn thử
nghiệm và đòi hỏi nhiều thời gian hơn để trưởng thành và cung cấp trên thị trường.
Tuy nhiên, trong số các dự án được triển khai mở rộng với quy mô lớn của Internet
vạn vật, phần lớn các giải pháp được cung cấp bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Ví
dụ, trong ngành chế biến rau quả, giải pháp TAP (của Israel Vendor) đã được triển
khai ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc); FPT kết hợp với Fujitsu phát triển nông nghiệp thông
minh; TH-True Milk nhập công nghệ chăn nuôi bò sữa của nước ngoài…; ứng dụng
trong công nghiệp mía đường nhập khẩu công nghệ từ Israel; VinEco trồng rau nhà
kính nhập công nghệ từ Israel…

33
Hình 2.4: VinEco trồng rau nhà kính nhập công nghệ từ Israel

Nguồn: Vinhphuccplus.com

2.2.2. Hạn chế và thách thức của Internet vạn vật ở Việt Nam hiện nay

Những lợi ích của Internet vạn vật đem lại ở khắp mọi nơi trên tất cả các lĩnh vực
– đó là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc áp dụng ở mỗi quốc gia là khác nhau
và không phải quốc gia nào cũng có thể thuận lợi để triển khai mô hình này vào trong
sản xuất. Với một nền kinh tế còn nhiều khó khăn việc triển khai Internet of things ở
Việt Nam cũng đặt ra rất nhiều thách thức lớn: Chi phí đầu tư lớn dẫn đến các doanh
nghiệp chưa sẵn sàng đầu tư áp dụng; Tiêu chuẩn chung: việc thiếu các tiêu chuẩn
trong khi lại có rất nhiều giao thức kết nối được sử dụng như hiện nay là một cản trở
cho Internet vạn vật phát triển; Nhu cầu của người dùng: Việt Nam là một nước theo
mô hình xã hội chủ nghĩa, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, dẫn đến nên việc
áp dụng Internet vạn vật đến từng cá nhân là điều vô cùng khó khăn; Vùng phủ kết
nối: Ngày nay, những thiết bị thông minh như smartphone, ipad, macbook,… có thể
kết nối internet ở khắp mọi nơi. Đòi hỏi một vấn đề cấp thiết đặt ra là các nhà cung cấp
mạng phải có phương án nâng cao nỗ lực quản lý và vận hành; Năng lượng pin: Càng
nhiều thiết bị thông càng đòi hỏi mức tiêu thụ năng lượng pin lớn. Các nhà sản xuất
hiện nay cũng chú trọng đến yếu tố giảm thiểu mức tiêu hao năng lượng thấp nhất cho
các thiết bị; An ninh và bảo mật: Đối với các thiết bị cá nhân có khả năng kết nối
internet thì vấn đề về an ninh, bảo mật thông tin lại là mối quan tâm hàng đầu. Chính
vì vậy, việc đảm bảo sự riêng tư là điều khó khăn hơn nhiều. Đây cũng chính là vấn đề

34
khiến người dùng e ngại khi tiếp cận các phương pháp mới của ứng dụng Internet vạn
vật.

2.3. Tƣơng lai của Internet vạn vật ở Việt Nam hiện nay

2.3.1. Tiềm năng tăng trưởng

Mặc dù Internet vạn vật vẫn đang trong giai đoạn mới bắt đầu được áp dụng triển
khai, tuy nhiên phạm vi ứng dụng của nó vô cùng lớn, và danh mục ứng dụng của nó
đang ngày càng kéo dài. Nếu công nghệ Internet vạn vật được phát triển rộng rãi, nó
có khả năng giải quyết và đáp ứng được nhiều nhu cầu lớn, bao gồm cải thiện nâng cao
năng suất nguồn tài nguyên và quản lý cơ sở hạ tầng. Các mạng lưới thông minh cho
điện, nước và hệ thống vận tải là những ví dụ điển hình. Những ngành dịch vụ công
cộng (cấp nước, điện, mạng lưới xe buýt,...) thuộc trong số các ngành có ứng dụng
Internet vạn vật từ rất sớm.

Các cảm biến là yếu tố thiết yếu đối với các hệ thống lưới điện thông minh, cung
cấp cho các nhà vận hành lưới điện công cụ để đo lường việc sử dụng và hoạt động
mạng lưới trong thời gian thực. Điều này có ý nghĩa rất lớn bởi thay vì chờ đợi để tiếp
nhận những cuộc gọi thông báo từ khách hàng khi các thiết bị chiếu sáng của họ bị
ngắt, các công ty điện có thể lập tức tìm ra lỗi hỏng nào đó khi sự cố xảy ra, và thậm
chí trong một số trường hợp, họ có thể khôi phục lại nguồn năng lượng bằng việc định
tuyến dịch vụ ở gần những thiết bị phát truyền điện bị hỏng này.

Minnesota Power, một công ty điện lực tại Hoa Kỳ, đã lắp đặt một hệ thống lưới
điện thông minh và nâng cấp các đường dây nhánh để cho phép công ty có thể cung
cấp việc kiểm soát 100% thời gian sử dụng cho khách hàng thương mại. Ngoài ra, các
bộ cảm biến đã kết nối Internet cũng được sử dụng để theo dõi các cơn địa chấn bên
dưới lớp vỏ trái đất và theo dõi dòng chảy của nguồn nước thông qua các ống cấp
nước. Trong ngành công nghiệp năng lượng, các bộ cảm biến được sử dụng để lập bản
đồ các mỏ nhiên liệu hóa thạch chưa được khám phá để chỉ ra các vị trí mỏ khoáng
sản.

Công nghệ Internet vạn vật cũng có thể tác động trực tiếp lên sự sống và sức
khỏe của con người. Thứ gọi là “Khái niệm tự định lượng” (Quantified Self concept) –

35
liên quan đến việc ứng dụng các bộ cảm biến để theo dõi hoạt động tập luyện hoặc
giám sát sức khỏe – là khuynh hướng ngày càng phổ biến nhờ có trang bị các công
nghệ Internet vạn vật. Ví dụ, hiện nay có nhiều công ty chuyên bán các bộ cảm biến
cầm tay để cho phép người tiêu dùng theo dõi quãng đường mà họ đã chạy được, nhịp
tim của họ và các dữ liệu khác phát ra trong thời gian tập luyện, các dữ liệu này sau đó
có thể dùng để quản lý sức khỏe cá nhân mỗi người. Hoặc ví dụ như, các bác sĩ có thể
tiến hành triển khai thực hiện kỹ thuật “nội soi đường tiêu hóa bằng viên nang”. Viên
nang này được gắn một camera dạng viên thuốc có kích thước rất nhỏ. Sau khi bệnh
nhận được uống viên nang này, nó có khả năng truyền dẫn dữ liệu bên trong hệ thống
đường tiêu hóa của bệnh nhân và chuyển hình ảnh đến một máy tính ghi dữ liệu.

Một số cải tiến công nghệ không những nâng cao hiệu suất của các ứng dụng
Internet vạn vật mà còn giảm chi phí. Giá thành của thẻ định danh RFID và thiết bị
cảm biến đang ngày càng giảm. Từ năm 2010, doanh số thiết bị cảm biến tăng khoảng
70%/ mỗi năm, và việc cải tiến công nghệ đang tạo ra nhiều loại thiết bị cảm biến có
nhiều tính năng hơn và có giá cả hợp lý hơn. Nhiều thiết bị cảm biến hiện đang được
tích hợp vào trong các thiết bị vật lý, và việc quản lý công suất được cải thiện cho
phép các thiết bị có thể hoạt động mà không cần bảo dưỡng trong một thời gian khá
dài.

Công nghệ chế tạo hàng loạt và kỹ thuật thu nhỏ sản phẩm giúp cho nó có thể
tích hợp các thiết bị cảm biến thậm chí trong cả những thiết bị cực nhỏ; ví dụ như, một
chiếc điện thoại thông minh có thể có một con chíp có chứa một bộ cảm biến định vị,
một nhiệt kế, và một máy phát hiện chuyển động. Cuối cùng, sự lan tỏa của các mạng
lưới dữ liệu không dây tốc độ cao đang ngày càng mở rộng các vùng phủ sóng của
Internet di động, giúp mở đường cho Internet vạn vật được ứng dụng rộng rãi hơn.

2.3.2. Tác động kinh tế

Tác động kinh tế tiềm năng của Internet vạn vật được ước tính từ 2,7 ngàn tỷ đến
6,2 ngàn tỷ đôla mỗi năm vào năm 2025 thông qua việc ứng dụng một nửa các ứng
dụng chính. Tác động lớn nhất trong số các ứng dụng đã xác định được là trong lĩnh
vực chăm sóc sức khỏe và trong sản xuất chế tạo. Thông qua các ứng dụng chăm sóc

36
sức khỏe được phân tích, công nghệ Internet vạn vật có thể tạo ra một tác động kinh tế
lớn từ 1,1 nghìn tỷ đến 2,5 nghìn tỷ đôla mỗi năm vào 2025.

Lợi ích lớn nhất trong chăm sóc y tế là có thể nâng cao chất lượng trong điều trị
cho các bệnh nhân bị bệnh mãn tính. Khi sử dụng các bộ cảm biến để ghi lại các thông
số dữ liệu y học ở bệnh nhân khi họ ở nhà, các bác sĩ và y tá sẽ được thiết bị cảm biến
cảnh báo khi xuất hiện các dấu hiệu ở mức nguy hiểm chẳng hạn như sự sụt giảm nguy
hiểm mức đường ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Việc tư vấn cho bệnh nhân biện pháp sơ cứu ở nhà hoặc điều trị ngoại trú cho
bệnh nhân có thể giúp cho bệnh nhân làm giảm chi phí khám chữa bệnh, tần suất nhập
viện cấp cứu và tránh tình trạng nằm viện không cần thiết. Chi phí điều trị đối với các
bệnh mãn tính chiếm khoảng 60% tổng chi phí dùng chăm sóc y tế, và hàng năm chi
phí điều trị những căn bệnh này vào năm 2025 có thể lên tới 15,5 nghìn tỷ đôla trên
toàn thế giới. Nếu ứng dụng các thiết bị cảm biến này để theo dõi bệnh nhân từ xa sẽ
có thể giảm được mức chi phí xuống còn 10% - 20%, mặc dù giá trị thực hiện có thể bị
giảm bởi các yếu tố chẳng hạn như tỷ lệ chấp nhận dụng và tỷ lệ bệnh nhân không
tương thích thiết bị (hoặc phản ứng).

Các giá trị bổ sung từ việc ứng dụng các hệ thống Internet vạn vật trong chăm
sóc y tế bao gồm cả việc giám sát sức khỏe trong bệnh viện. Căn cứ vào từng trường
hợp cụ thể, các bác sĩ và y tá tiếp cận với các dữ liệu thời gian thực ở mỗi bệnh nhân,
và điều này có thể giúp giảm thời gian làm việc từ 30 phút đến một giờ đồng hồ mỗi
ngày cho mỗi y tá. Thuốc giả sẽ là vấn đề chăm sóc y tế khác sẽ được giải quyết bằng
công nghệ Internet vạn vật. Hiện nay, thị trường thuốc giả hàng năm là 75 tỷ đôla và
số tiền này tăng lên khoảng 20% mỗi năm. Việc gắn các thiết bị cảm biến vào các chai
lọ và bao bì đựng thuốc có thể giảm được nạn buôn bán hàng giả bởi vì thiết bị này sẽ
giúp người tiêu dùng biết được các dược phẩm họ mua là chính thống và đảm bảo chất
lượng. Ước tính công nghệ này có thể dùng cho khoảng 30% - 50% các loại thuốc với
tỷ lệ thành công từ 80% - 100%.

Trong sản xuất chế tạo, công nghệ Internet vạn vật có thể cải thiện được hiệu suất
làm việc theo nhiều cách. Các thiết bị cảm biến có thể dùng để theo dõi máy móc và
cung cấp thông tin ở thời gian thực mới nhất về trạng thái thiết bị và có thể giảm thời

37
gian chết. Các thiết bị cảm biến cũng có thể gắn vào các xe tải và các pallet để cải
thiện khả năng quản lý và theo dõi chuỗi cung ứng. Chúng có thể để giám sát lưu
lượng của hàng hóa tồn kho trong nhà máy hoặc ở giữa các xưởng làm việc khác nhau,
từ đó làm giảm mức hàng hóa tồn kho trong quá trình sản xuất, giảm thời gian chờ.

Trong chế tạo dụng cụ chính xác, các bộ cảm biến và bộ truyền động thậm chí có
thể thay đổi vị trí của vật thể khi chúng di chuyển xuống dây chuyền lắp ráp, đảm bảo
chúng tiếp cận máy công cụ ở vị trí tối ưu, tránh được những sai lệch vị trí rất nhỏ mà
có thể nứt hoặc thậm chí làm hỏng máy công cụ trong quá trình xử lý. Ước tính năng
suất tăng tương đương có thể từ 2,5% – 5% khi ứng dụng công nghệ Internet of Things
vào trong các ngành công nghiệp chế tạo sử dụng các phương pháp chế tạo liên tiếp và
rời rạc. Tổng chi phí hoạt động của sản xuất toàn cầu hiện nay khoảng 25 nghìn tỷ đôla
mỗi năm và có thể đạt được hơn 47 nghìn tỷ đôla vào năm 2025. Với giá thành thiết bị
cảm biến thấp và nhu cầu tối ưu hóa trong sản xuất lớn, do đó tỷ lệ áp dụng thiết bị
cảm biến công nghệ Internet vạn vật là rất cao; trên thực tế, có đến 80% – 100% toàn
bộ quá trình chế tạo sản xuất có thể áp dụng các ứng dụng của Internet vạn vật vào
năm 2025. Điều này mang lại những tác động kinh tế tiềm năng từ 900 tỷ đến 2,3
nghìn tỷ đôla mỗi năm vào năm 2025.

Các hệ thống lưới điện thông minh là một ứng dụng quan trọng của Internet vạn
vật, với giá trị tiềm năng ước tính có thể từ 200 tỷ – 500 tỷ đôla vào năm 2025. Phần
lớn tác động này có thể xuất phát từ các ứng dụng quản lý nhu cầu để có thể giảm chi
phí sử dụng cao điểm, đồng nghĩa với việc có thể giảm chi phí mua điện với mức giá
cao nhất. Nhiều khách hàng thương mại đã tránh ứng dụng các quy trình hoạt động và
sản xuất tiêu tốn nhiều năng lượng trong thời gian cao điểm. Những đơn vị vận hành
các trung tâm dữ liệu, là một trong số khách hàng có mức tiêu thụ điện tăng nhanh
nhất, đang bắt đầu áp dụng các kỹ thuật quản lý điện dựa trên thông tin lưới điện thời
gian thực. Cùng với các lưới điện thông minh, các khách hàng có thể cho phép các
công ty điện lực tự động giảm công suất những hệ thống và thiết bị tiêu thụ năng
lượng cao trong thời gian cao điểm hoặc họ có thể tự lựa chọn dựa trên thông tin mức
giá tiêu thụ thời gian thực mà các công ty điện lực cung cấp. Quản lý nhu cầu có thể
giảm bớt các nhu cầu trong giờ cao điểm từ 2% – 4% hay giảm được nhu cầu điện
tổng thể từ 1% – 2%. Điều này có thể cho phép các công ty dịch vụ công cộng tránh
38
được việc đầu tư hàng nghìn tỷ đôla xây dựng thêm các trạm điện thế, cơ sở hạ tầng và
tăng công suất.

Lưới điện thông minh cũng cho phép giảm được chi phí vận hành của các công ty
cung cấp điện bằng việc cung cấp thông tin thời gian thực về trạng thái của lưới điện.
Những lợi ích tiềm năng của việc này bao gồm giảm được tổng thời gian bị ngưng
hoạt động và giảm lãng phí điện bằng cách điều chỉnh điện áp và cân bằng tải giữa các
tuyến tốt hơn. Các thiết bị cảm biến lưới điện có thể giám sát và chẩn đoán các vấn đề
của hệ thống để có thể tránh được các sự cố xảy ra và giảm chi phí bảo trì. Đồng hồ
thông minh được trang bị khả năng truyền thông tin hai chiều có thể giúp làm giảm sự
cố ngừng hoạt động trong thời gian ngắn và có khả năng phát hiện nhanh các sự cố
làm ngưng hoạt động. Những chiếc đồng hồ thông minh này cũng có thể tự động đọc
số đo, cung cấp những số liệu cần thiết để cho con người có thể tập hợp thông tin một
cách nhanh chóng.

Internet vạn vật là một công cụ tạo khả năng quan trọng trong việc quản lý tốt
hơn các hệ thống, cơ sở hạ tầng và dịch vụ thành thị bao gồm hệ thống giao thông, hệ
thống nước sạch và nước thải, và các hệ thống an toàn công cộng. Ví dụ, các thiết bị
cảm biến dùng theo dõi mô hình giao thông có thể phát ra các dữ liệu để tối ưu hóa lưu
lượng bằng cách điều chỉnh thời gian của các đèn tín hiệu giao thông, thay đổi tuyến
xe buýt. Các thiết bị cảm biến cũng có thể tự động kích hoạt nút báo động để chuyển
hướng lưu lượng giao thông ở khu vực xảy ra tai nạn để giảm thiểu thời gian ùn tắc
chậm trễ gây tốn kém. Một số thành phố như London, Singapore, và Houston đều thực
sự đã giảm được đáng kể thời gian di chuyển khi ứng dụng công nghệ này. Căn cứ vào
ví dụ này, các thành phố có thể cắt giảm thời gian lưu thông trên đường của các
phương tiện giao thông trung bình từ 10% – 20%, tiết kiệm được hàng trăm triệu giờ
đồng hồ mỗi năm.

Các thành phố cũng có thể ứng dụng công nghệ Internet vạn vật để thu gom rác
và cải thiện quản lý nguồn nước đạt hiệu quả hơn. Tại Hoa Kỳ, thành phố Cleveland
và Cincinnati ở Ohio đã cung cấp cho các hộ gia đình các thùng chứa rác và thùng tái
chế có trang bị thẻ định vị RFID, cho phép các chính quyền thành phố xem xét liệu các
cư dân có thực hiện việc bỏ rác vào thùng chứa rác và thùng tái chế theo đúng những

39
ngày quy định hay không. Theo một kết quả nghiên cứu về những dữ liệu này cho
thấy, thành phố Cleveland đã giảm được 10 tuyến xe buýt đưa đón và giảm chi phí vận
hành đến 13% nhờ năng suất lao động đã được cải thiện. Cả hai thành phố này cũng đã
thiết lập được các chương trình “thải rác bao nhiêu, trả tiền bấy nhiêu”, điều này đòi
hỏi người dân phải trả thêm tiền cho phần rác nhiều hơn so với các thùng rác do thành
phố cấp. Tại thành phố Cincinnati, lượng rác thải sinh hoạt đã giảm xuống 17% và
khối lượng tái chế đã tăng lên 49% nhờ việc áp dụng các chương trình này. Các biện
pháp trên có thể giảm được chi phí xử lý chất thải từ 10% – 20% vào năm 2025.

Các thành phố Doha, São Paulo, và Bắc Kinh (Trung Quốc) đều dùng các thiết bị
cảm biến gắn vào các đường ống, các loại máy bơm và các hạ tầng cơ sở đường thủy
để giám sát theo dõi các trạng thái và quản lý tình trạng mất nước, xác định và sửa
chữa những chỗ rò rit nước hoặc thay đổi áp suất khi cần. Trung bình, các thành phố
này đều đã giảm được tình trạng thất thoát nước 40 đến 50%. Các thiết bị đồng hồ
thông minh đặt ở điểm cuối của người dùng sẽ cho phép giám sát nhu cầu và phát hiện
rò rỉ ở thời gian thực, từ đó giảm chi phí. Thành phố Dubuque và Indianapolis (Hoa
Kỳ, cũng như thành phố Malta, New Delhi, và Barrie (ở Ontario) trung bình đã giảm
được 5 – 10% lượng nước sử dụng thông qua việc ứng dụng các thiết bị thông minh
này. Tổng mức tác động kinh tế tiềm năng từ các ứng dụng giao thông, quản lý chất
thải thông minh, và hệ thống nước thông minh ở khu vực thành thị có thể đạt từ 100 tỷ
– 300 tỷ đôla mỗi năm vào năm 2025. Giả định rằng 80% đến 100% các thành phố có
nền kinh tế tiên tiến và 25% – 50% các thành phố ở các nước đang phát triển có thể
tiếp cận công nghệ vào năm 2025.

Internet vạn vật cũng có thể cải thiện các nỗ lực thực thi pháp luật và có thể sớm
tiến hành thực hiện gắn các thiết bị cảm biến giá rẻ vào các cột đèn điện, vỉa hè, và các
vật thể thuộc sở hữu công khác nhằm ghi lại âm thanh và hình ảnh được phân tích ở
thời gian thực, ví dụ, xác định nơi phát ra tiếng súng bằng cách phân tích âm thanh từ
nhiều thiết bị cảm biến cùng một lúc. Điều này sẽ giúp cho cảnh sát có thể đạt hiệu quả
cao hơn, giảm được cả chi phí về nhân lực và kinh tế cho điều tra tội phạm. Chi phí
kinh tế phục vụ điều tra tội phạm ước tính bằng 5 – 10% /tổng GDP trên toàn thế giới.
Nếu giảm được 4 – 5% thì tác động kinh tế tiềm năng có thể đạt từ 100 tỷ đến 200 tỷ
đôla mỗi năm vào năm 2025.
40
Đối với các ngành công nghệ khai thác dầu, kim loại và khoáng sản, công nghệ
Internet vạn vật có thể giúp chúng ta tìm kiếm phát hiện, lập được bản đồ vị trí khoáng
sản và có thể tăng khả năng thu hồi. Việc ứng dụng các thiết bị cảm biến và dữ liệu lớn
trong quá trình khai thác vật liệu cơ bản có thể giảm từ 5% – 10% các chi phí vận
hành. Ước tính tổng chi phí vận hành đối với các ngành công nghệ khai thác dầu, kim
loại và khoáng sản vào năm 2025 là 1,4 nghìn tỷ đôla. Việc áp dụng công nghệ
Internet vạn vật có thể rất lớn đối với ngành công nghiệp này, có thể đạt từ 80% –
100%. Ở mức độ áp dụng này, tác động kinh tế tiềm năng có thể đạt được từ 100 tỷ
đến 200 tỷ đôla mỗi năm vào năm 2025.

Trong nông nghiệp, Internet vạn vật có tiềm năng tạo ra các giá trị đáng kể. Ví
dụ, các thiết bị cảm biến lá cây có thể đo ứng suất trong các loại cây trồng dựa vào các
cấp độ của hơi ẩm. Thiết bị cảm biết đất có thể tập hợp thông tin về lượng nước chảy
vào ruộng và theo dõi những thay đổi về độ ẩm của đất, cacbon, nitơ, và nhiệt độ của
đất. Những dữ liệu này có thể giúp người nông dân tối ưu hóa thời gian tưới cho cây
và tránh được những thiệt hại mùa màng.

Dữ liệu về đất và thực vật có thể dùng để hướng dẫn phương pháp tưới nhỏ giọt,
phương pháp chính là sẽ đưa phân bón dạng lỏng chảy qua các hệ thống tưới nhỏ giọt
để đảm bảo các cây trồng có thể nhận được một lượng dinh dưỡng và nước đúng liều
lượng ở mọi thời điểm. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, kết quả ứng dụng tưới nhỏ giọt tại Trang trại
Stamp Farms, thành phố Decatur, Michigan cho thấy sản lượng ngô đã tăng lên từ
10% – 40%. Việc ứng dụng các dữ liệu cảm biến để “canh tác chính xác” ước tính có
thể tăng sản lượng từ 10% – 20% trên toàn cầu. Giả sử có 25% – 50% các trang trại
đều áp dụng các phương pháp tiếp cận này, Internet vạn vật có khả năng tạo ra thêm
được 100 tỷ đô la mỗi năm vào năm 2025.

Internet vạn vật có thể hỗ trợ giải quyết các thách thức "hết hàng" trong kinh
doanh bán lẻ. Người ta ước tính, các nhà bán lẻ bị mất tương đương 4% doanh số bán
ra hàng năm do không còn hàng trong kho để bán cho người tiêu dùng. Đến năm 2025,
con số này có thể tương ứng với 200 tỷ đôla/năm. Ước tính 35% – 50% giá trị này sẽ
có thể thu hồi lại được khi ứng dụng các cảm biến và các thẻ định vị để thắt chặt chuỗi
cung ứng và dự đoán chính xác những khu vực có thể xảy ra sự cố hàng đã bán hết.

41
Điều này có thể thúc đẩy tác động kinh tế tiềm năng từ 20 tỷ đến 100 tỷ đô la mỗi năm
vào năm 2025.

Việc trang bị các thiết bị cảm biến cho các xe ô tô để ngăn ngừa tai nạn xảy ra có
thể tạo ra giá trị kinh tế tới 50 tỷ đôla mỗi năm vào năm 2025. Điều này ước tính
những thiệt hại về tài sản sẽ giảm xuống nếu như hệ thống phanh tự động được ứng
dụng rộng rãi, nó có thể ngăn ngừa phần lớn các vụ va chạm có tốc độ di chuyển thấp
(ở đây loại trừ các vụ va chạm có tốc độ cao, thường liên quan đến thương tật hay tử
vong). Ước tính rằng có thể tránh được 25% những thiệt hại gây ra bởi các vụ tai nạn
tốc độ thấp khi ứng dụng công nghệ Internet vạn vật, giảm thiệt hại về tài sản lên đến
50 tỷ đô la trên toàn cầu.

Internet vạn vật có triển vọng rất lớn, nhưng tất cả các yếu tố này vẫn chưa thể
đảm bảo rằng việc quan tâm nhiều hơn đến công nghệ này sẽ đồng nghĩa với việc công
nghệ Internet vạn vật sẽ được đầu tư và ứng dụng rộng rãi. Các vấn đề về kỹ thuật, tài
chính và kiểm soát phải được giải quyết. Ví dụ, những người thực hiện cần chứng
minh các mô hình kinh doanh dựa vào các thiết bị cảm biến có ứng dụng công nghệ
Internet vạn vật sẽ tạo ra các giá trị lớn hơn rất nhiều.

Về mặt công nghệ, giá thành của các thiết bị cảm biến và các bộ truyền động phải
giảm được xuống mức mà có thể tạo ra việc sử dụng rộng rãi. Ngoài ra, các nhà cung
cấp công nghệ cần thống nhất các tiêu chuẩn để có thể cho phép mở rộng khả năng
tương tác giữa các thiết bị cảm biến, máy tính và bộ truyền động. Cho đến khi có được
các tiêu chuẩn này, việc đầu tư ứng dụng Internet vạn vật sẽ cần nhiều nỗ lực để xây
dựng và duy trì các hệ thống tích hợp.

Sự phát triển cũng cần thiết tạo ra các phần mềm có thể tập hợp, phân tích dữ liệu
và chuyển những kết quả sau khi phân tích được theo cách có ích cho những người ra
quyết định hoặc dùng cho các hệ thống tự động (ví dụ, tính toán các liều thuốc dựa
trên dữ liệu bệnh nhân ở thời gian thực).

Internet vạn vật cũng phải đối mặt với các rào cản do sự lo ngại về an ninh và bí
mật cá nhân, điều này đòi hỏi phải tác động đến cả doanh nghiệp và các nhà hoạch
định chính sách. Khi ứng dụng Internet vạn vật trở nên phức tạp tinh vi hơn và nhiều
hoạt động nằm dưới sự giám sát của các hệ thống cảm biến, bảo mật dữ liệu và độ tin

42
cậy của hệ thống mạng sẽ là những mối quan tâm rất lớn. Khi các thiết bị cảm biến
được đưa vào ứng dụng trong cuộc sống của người tiêu dùng thông qua các hệ thống
kiểm soát giao thông, các ứng dụng chăm sóc sức khỏe, lưới điện thông minh, và sử
dụng không gian bán lẻ, những lo ngại sẽ gia tăng về việc các dữ liệu thu thập sẽ được
sử dụng như thế nào.

Các thông tin từ các thiết bị máy theo dõi y tế sẽ dùng để từ chối bảo hiểm y tế cá
nhân? Các tin tặc có thể đánh cắp các dữ liệu cảm biến có liên quan đến hành trình di
chuyển ô tô để theo dõi các hoạt động cá nhân? Các doanh nghiệp và cả các nhà quản
lý sẽ phải giải quyết những câu hỏi tương tự như vậy để thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi
các công nghệ này.

Đối với cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp, các hệ thống dựa trên thiết bị
cảm biến cũng gây ra các vấn đề pháp lý mà các nhà hoạch định chính sách cần phải
giải quyết. Ví dụ, chưa rõ ai sẽ chịu trách nhiệm pháp lý đối với thương tật hay hư hại
gây ra bởi những hỏng hóc trong các hệ thống vòng kín trong đó thuật toán chỉ định
các hành động của máy tính.

2.3.3. Giải pháp phát triển Internet vạn vật ở Việt Nam hiện nay

Nhìn chung, toàn cảnh hệ sinh thái Internet vạn vật Việt Nam đang từng bước
được hoàn thiện, bước đầu đã có một số ứng dụng Internet vạn vật được triển khai.
Tuy nhiên, để khai thác tiềm năng phát triển, Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp
cơ bản:

Một là, hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, trong đó nhấn
mạnh vai trò của nhà nước trong việc kiến tạo những điều kiện hỗ trợ và thúc đẩy tác
động kinh tế của ngành công nghiệp Internet vạn vật trong các lĩnh vực; xây dựng hạ
tầng cơ sở về mạng truyền thông với thế hệ 5G; xây dựng và thống nhất tiêu chuẩn
Internet vạn vật; tăng cường bảo mật, an toàn, an ninh, cho Internet vạn vật.

Hai là, cần có một lộ trình, chính sách chung cho toàn bộ các thành tố của hệ sinh
thái Internet vạn vật để các bên cùng “bắt tay nhau” phát triển. Có thể nói các vấn đề
nghiên cứu phát triển về Internet vạn vật bao phủ trong một phạm vi rất rộng. Nó
không chỉ giới hạn trong phạm vi một kỹ thuật cụ thể nào đó của công nghệ thông tin

43
và truyền thông mà bao trùm gần như toàn bộ các lĩnh vực từ công nghệ phần cứng,
phần mềm, công nghệ kết nối truyền thông, quản lý mạng, cơ sở dữ liệu. Không những
thế, nó còn liên quan tới các kỹ thuật, công nghệ thuộc các lĩnh vực khác như tự động
hóa, cơ khí chính xác, công nghệ về môi trường, nông nghiệp và các ngành công
nghiệp khác. Do vậy để thực hiện được những mục tiêu mà Internet vạn vật hướng tới
đòi hỏi phải có sự hợp tác nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các
vấn đề đặt ra, để tạo ra các nền tảng, ứng dụng dịch vụ Internet vạn vật mang tính tổng
thể, hoàn chỉnh trong thực tế.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần khởi tạo một hệ sinh thái sáng tạo hỗ trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua hợp tác với các đối tác toàn
cầu để định chuẩn. Thông qua các vườn ươm công nghệ, cần có chính sách ưu đãi để
thu hút các doanh nghiệp khởi nghiệp của khu vực và thế giới tham gia nhằm phát huy
thế mạnh của nguồn nhân lực và tận dụng chi phí sản xuất thấp tại Việt Nam.

Ba là, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài trong xây dựng hệ thống quốc gia
nghiên cứu và phát triển về Internet vạn vật. Một số nước trong khu vực, trong đó có
Trung Quốc đã hình thành một Hệ thống quốc gia nghiên cứu và phát triển về Internet
vạn vật, là kết quả của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm lần thứ 13 giai đoạn
2016 – 2020. Hệ thống đó bao gồm các doanh nghiệp như các tổng đài và các nhà
phân phối cung cấp các hoạt động và phát triển hệ thống của Internet vạn vật. Các
trường đại học và viện nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu các công nghệ chủ chốt và
các tổ chức tiêu chuẩn chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn cho Internet vạn vật trong
toàn quốc. Đến nay, nền công nghiệp dựa trên Internet vạn vật của Trung Quốc đã
được hình thành và tập trung ở các vùng ven biển cũng như một số vùng thuộc miền
trung và tây nước này.

Bốn là, để xây dựng lợi thế cạnh tranh, Chính phủ đóng vai trò không thể thiếu
trong việc tạo ra một số dự án tiên phong để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp
nhỏ và vừa nhằm tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường nội địa, cũng như hướng thị
trường quốc tế. Internet vạn vật đang trong giai đoạn đầu phát triển, chưa được định
hình hoàn toàn, đặc biệt là các chuẩn trong kết nối, bảo mật và số lượng thiết bị
Internet vạn vật cho thị trường Việt Nam còn ở mức thấp, chưa đủ hấp dẫn để các hãng

44
quốc tế tập trung cung cấp giải pháp toàn diện. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần tính
đến việc tham gia chuỗi giá trị Internet vạn vật. Điều này đòi hỏi các ngành, các cấp và
doanh nghiệp cần vào cuộc một cách chủ động, tích cực.

Có thể thấy ngay các hệ thống này liên quan tới tất cả các ngành, các lĩnh vực
như giao thông, nông nghiệp, y tế… Đây chính là cơ hội cho các ngành, lĩnh vực, đặc
biệt là ngành nông nghiệp. Chúng ta có thể làm ra những thiết bị 100% Việt Nam như
Công ty Mimosa đã làm với cảm biến độ ẩm, nhiệt độ trong nông nghiệp; DTT đã làm
với các bộ TUHOC STEM trong giáo dục; Việt Nam có thể tiến tới sản xuất các thiết
bị phức tạp hơn như Rfid của ICDREC hay thậm chí là những IP camera thông minh
tiên tiến nhất… Đây là lý do để chúng ta tin rằng công nghiệp Internet vạn vật tại Việt
Nam có cơ hội phát triển.

45
KẾT LUẬN

Internet vạn vật là một khái niệm bao quát nên rất khó hình dung được các
phương thức mà công nghệ này có thể làm ảnh hưởng đến các ngành kinh doanh, kinh
tế và xã hội như thế nào. Lần đầu tiên, máy tính có thể nhận được dữ liệu từ hầu hết
các vật thể vật lý, cho phép chúng ta giám sát sự an toàn và hiệu quả của máy móc, đồ
vật, đất đai, và thậm chí cả con người.

Sử dụng các dữ liệu từ các nguồn này, các hệ thống máy tính có thể kiểm soát
được các thiết bị máy móc, quản lý lưu lượng truy cập, hoặc thông báo cho bệnh nhân
bệnh tiểu đường biết đã đến thời gian cần phải ăn. Doanh nghiệp sẽ đối mặt với thách
thức sử dụng hiệu quả nhất công nghệ này với mức độ đổi mới và trình độ chuyên môn
cần thiết. Đây là lĩnh vực mới đối với hầu hết mọi người, ngay cả với những người có
trình độ kỹ thuật cao. Các nhà hoạch định sẽ phải giải quyết một danh sách dài các vấn
đề liên quan để công nhận những ích lợi của các ứng dụng Internet vạn vật mà vẫn bảo
vệ quyền lợi và sự riêng tư của công dân.

Đối với những nhà cung cấp công nghệ và công ty ứng dụng công nghệ đó, công
nghệ Internet vạn vật hứa hẹn mang lại những lợi ích mà thông thường sẽ không dễ
dàng có được. Các nhà sản xuất phần cứng cung ứng thiết bị cảm biến, bộ truyền động
và thiết bị truyền dữ liệu sẽ phải nỗ lực không ngừng trong việc cải tiến nâng cao chất
lượng sản phẩm và giảm giá thành sản phẩm.

Mối quan hệ hợp tác mới cần phát triển giữa các công ty có năng lực sản xuất các
thiết bị cảm biến và các công ty có năng lực sản xuất các thiết bị máy móc, sản phẩm
và nhiều thiết bị khác. Một số công ty có vị thế tốt có thể là các nhà cung cấp dữ liệu
lớn và phần mềm phân tích để có thể giúp giải mã ý nghĩa từ các luồng dữ liệu khổng
lồ mà Internet vạn vật sẽ sản xuất.

Các công ty hy vọng sẽ thu được những lợi ích khi cải tiến hoạt động và dùng
Internet vạn vật để cung cấp hàng loạt các dịch vụ cho khách hàng và các sản phẩm
chất lượng cao hơn sẽ đối mặt với một loạt các thách thức về công nghệ và tổ chức.
Trong suốt hai thập kỷ qua, nhu cầu hiểu biết và ứng dụng các công cụ công nghệ

46
thông tin đã lan tỏa khắp các tổ chức, cơ quan. Ví dụ, Internet đã buộc các bộ phận bán
hàng và tiếp thị phải thông thạo các website và phân tích trang mạng.

Internet vạn vật đang đưa điều này trở thành một xu hướng phát triển toàn diện
nhất, trong đó mọi bộ phận trong tổ chức, công ty từ sản xuất cho đến vận chuyển
hàng hóa đến dịch vụ khách hàng và bán lẻ đều có thể chứa đựng các dữ liệu thời gian
thực về các sản phẩm mà công ty đang được phát triển, phân phối, đã bán và đã sử
dụng. Chỉ có một vài tổ chức luôn sẵn sàng giải quyết với lượng lớn dữ liệu quan trọng
này và có nhân viên đảm đương được những công việc này. Việc gia tăng tiếp cận đối
với những người có năng lực sử dụng thành thục các ứng dụng Internet vạn vật và việc
đào tạo giám đốc điều hành và các nhà quản lý nắm bắt các chức năng của các ứng
dụng này sẽ cần phải ưu tiên hàng đầu.

Đối với các nhà hoạch định chính sách, Internet vạn vật cũng mang lại nhiều cơ
hội lớn và nhiều thách thức lớn cho họ. Là những nhà điều hành các dịch vụ công cộng
và cơ sở hạ tầng (thông thường là dịch vụ chăm sóc sức khỏe), chính phủ sẽ là cơ quan
sử dụng chính các ứng dụng của Internet vạn vật. Các công nghệ này có thể giúp giảm
bớt chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ. Người dân ở các thành phố có thể cảm
nhận thấy lưu lượng truy cập trôi chảy hơn, rác thải được thu gom hiệu quả hơn, tội
phạm giảm và hệ thống nước hoạt động hiệu quả hơn. Mặc dù tiềm năng phát triển là
rất lớn, nhưng trong kinh doanh, sẽ khó có thể thực hiện được khi không có các đầu tư
thỏa đáng về năng lực.

Liên quan đến chính sách công, những người đứng đầu chính phủ cần phải hiểu
rõ những rủi ro về quyền riêng tư liên quan đến Internet vạn vật. Việc có thể gắn các
cảm biến lên gần như mọi nơi – để quan sát giao thông một con phố hoặc để giám sát
việc sử dụng điện của một gia đình nào đó – chắc chắn sẽ tạo ra những lo ngại nghiêm
trọng về việc các thông tin đó sẽ được sử dụng như thế nào. Việc đưa các lợi ích của
Internet vạn vật thành chính sách có thể đòi hỏi một mức độ giám sát chưa từng có mà
cộng đồng có thể sẽ từ chối.

Các nhà hoạch định chính sách đối mặt với vấn đề này sẽ cần phải suy nghĩ một
cách toàn diện và tổng thể. Các quy định và quy tắc trái với một phạm vi quyền hạn
nào đó sẽ không đáp ứng yêu cầu. Các nhà hoạch định chính sách cũng cần phải đồng

47
tâm nhất trí đến những vấn đề cần bảo hộ trong quá trình hoạt động và đảm bảo chắc
chắn những vấn đề bảo hộ này sẽ được thực thi rộng rãi.

Hiện các hệ thống máy tính và các mạng lưới là mục tiêu của tội phạm, khủng bố
và thậm chí cả tin tặc. Với các thiết bị cảm biến và mạng lưới điều khiển giám sát các
hệ thống quan trọng như lưới điện, hậu quả của các cuộc tấn công này là vô cùng
nghiêm trọng. Có rất nhiều ý tưởng và kế hoạch lớn chẳng hạn như cộng tác với khu
vực tư nhân để có thể tạo ra các biện pháp tự vệ thích hợp và liên tục duy trì cập nhật
các tiến bộ công nghệ.

48
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Hydrotech, (09/12/2020), Thực trạng và phát triển của xu hướng Internet vạn vật
tại Việt Nam. Truy cập tại: https://hydrotech.vn/vi/thuc-trang-va-phat-trien-cua-
xu-huong-iot-tai-viet-nam

4. Tiến sĩ Nguyễn Hồng Anh, (28/09/2018), Công nghiệp 4.0 - Xu hướng thế giới và
chính sách phát triển ở Việt Nam. Truy cập tại: http://hvcsnd.edu.vn/nghien-cuu-
trao-doi/dai-hoc-40/cong-nghiep-4-0-xu-huong-the-gioi-va-chinh-sach-phat-trien-
o-viet-nam-4310

5. Thietbikythuat, Internet of things là gì? Các đặc tính cơ bản của Internet of things.
Truy cập tại: https://thietbikythuat.com.vn/internet-of-things-la-gi-cac-dac-tinh-co-
ban-cua-internet-of-things/

6. Cục thông tin và khoa học quốc gia, (5/2017), Internet vạn vật: Hiện tại và tương
lai
7. Phan Văn Hòa, (T2/2021), Tương lai của Internet vạn vật năm 2021. Truy cập tại:
https://hanel.com.vn/tin-tuc-su-kien-cong-nghe/tuong-lai-cua-internet-van-vat-
nam-2021.html
8. Bạch Tân Sinh – Phạm Thị Hoa, (20/05/2020), Internet kết nối vạn vật ở Việt
Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển. Truy cập tại:
https://aseanvietnam.vn/post/internet-ket-noi-van-vat-o-viet-nam-thuc-trang-va-
giai-phap-phat-trien
9. Phạm Thu Trang – Trịnh Đình Trọng, (17/04/2019), Internet vạn vật tác động như
thế nào đến nền kinh tế? Truy cập tại: https://ictvietnam.vn/iot-tac-dong-nhu-the-
nao-den-nen-kinh-te-618.htm
10. Forbes, (12/2019), Dự báo hằng năm về năng lực của Internet vạn vật.

49
Truy cập tại:
http://dienelectric.com/chuyen-sau:-du-bao-hang-nam-ve-tiem-nang-thi-truong-
Internet%20v%E1%BA%A1n%20v%E1%BA%ADt-nam-2017---forbes-
671.1213.n.html
11. Nguyễn Văn Tánh – Trần Quang Đức – Nguyễn Linh Giang – Luangoudom
Sonxay, (7/6/2021), Internet of things và những vấn đề thách thức. Truy cập tại:
https://daihancorp.com/blogs/tin-tuc/internet-of-things-va-nhung-van-de-thach-
thuc-an-ninh-thong-tin
12. Wikipedia, (08/10/2021), Industrial Revolution. Truy cập tại:
https://en.wikipedia.org/wiki/Industrial_Revolution
13. Thế giới số, (08/09/2017), Tổng quan về IoT và Ứng dụng trong xây dựng Giao
thông thông minh ở Việt Nam. Truy cập tại: https://thegioiso.cloud/tong-quan-ve-
iot-va-ung-dung-trong-xay-dung-giao-thong-thong-minh-o-viet-nam/
14. Tạp chí tài chính, (04/09/2021), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam và
những vấn đề đặt ra. Truy cập tại:
https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/chuyen-dich-co-cau-nganh-kinh-te-o-viet-
nam-va-nhung-van-de-dat-ra-338320.html
15. Tủ sách khoa học, (20/04/2016), Đường lối công nghiệp hóa của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Truy cập tại:
https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_l%
E1%BB%91i_c%C3%B4ng_nghi%E1%BB%87p_h%C3%B3a_c%E1%BB%A7a
_%C4%90%E1%BA%A3ng_C%E1%BB%99ng_s%E1%BA%A3n_Vi%E1%BB
%87t_Nam
16. Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam, (28/01/2021), Nâng cao vị thế
của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Truy cập tại:
http://congdoantttt.org.vn/tin-tuc/Huong-toi-dai-hoi-XIII/106451/nang-cao-vi-the-
cua-viet-nam-trong-chuoi-gia-tri-toan-cau
17. Giangvien.net, Nội dung công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Truy
cập tại: https://giangvien.net/shops/Tai-lieu-Mon-Ly-luan-chinh-tri/Noi-dung-
cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-o-nuoc-ta-hien-nay-194.html

50
18. Hoa Mộc Lan, Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Truy cập tại:
https://123docz.net/document/3366490-nhung-thuan-loi-va-kho-khan-cua-viet-
nam-khi-thuc-hien-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc.htm
19. PGS, TS. Hoàng Văn Phai - TS. Phùng Mạnh Cường, (10/08/2021), Thúc đẩy phát
triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo trong quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Điểm nhấn quan trọng trong Nghị quyết Đại
hội XIII của Đảng. Truy cập tại:
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/823807/thuc-day-
phat-trien-khoa-hoc---cong-nghe-va-doi-moi-sang-tao-trong-qua-trinh-day-manh-
cong-nghiep-hoa%2C-hien-dai-hoa-dat-nuoc---diem-nhan-quan-trong-
trong%C2%A0nghi-quyet-dai-hoi-xiii-cua-dang.aspx
20. Steve Ranger, (03/02/2020), What is the IoT? Everything you need to know about
the Internet of Things right now. Truy cập tại:
https://www.zdnet.com/article/what-is-the-internet-of-things-everything-you-need-
to-know-about-the-iot-right-now/

51

You might also like