You are on page 1of 8

Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm nhằm

bảo vệ quyền lợi của tổ chức tín dụng

Phan Đăng Hải


Khoa Luật, Học viện Ngân hàng

Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của tổ chức
tín dụng (TCTD) là công cụ đảm bảo hài hoà lợi ích của các chủ thể tham
gia quan hệ xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, thực tế trong hoạt động của
TCTD thời gian vừa qua cho thấy quyền lợi của TCTD bị ảnh hưởng do
những tồn tại của vấn đề xử lý tài sản bảo đảm, trong đó có nguyên nhân do
nội dung pháp luật vẫn còn thiếu; nhiều quy định về xử lý tài sản bảo đảm
hiện nay không phù hợp, không đồng bộ, mâu thuẫn với quy định liên quan
trong Bộ Luật Dân sự 2015, gây khó khăn và ảnh hưởng lớn đến quá trình
xử lý tài sản bảo đảm. Dựa trên quan điểm bảo vệ quyền lợi của TCTD, bài
viết tập trung phân tích ba vấn đề cần phải quan tâm hoàn thiện của pháp
luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của TCTD ở Việt
Nam hiện nay, bao gồm: i) Hoàn thiện khung pháp luật về xử lý tài sản bảo
đảm; ii) Hoàn thiện nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm; iii) Hoàn thiện một
số quy định cụ thể về xử lý tài sản bảo đảm.
Từ khoá: xử lý tài sản bảo đảm, bảo vệ quyền lợi của tổ chức tín dụng, hoàn
thiện pháp luật.

Compelting the law on handling security assets in order to protect the interests of credit institutions
Abstract: The law on handling security assets in lending activities of credit institutions is a tool to ensure
the harmonization of interests of entities involved in the handling of security assets. However, the reality in
the operation of credit institutions recently shows that the interests of credit institutions are affected due to
the existence of the problem of handling security assets, including the lack of legal content; many current
regulations on handling security assets are not appropriate, asynchronous, conflict with the relevant provisions
of Civil Code 2015, causing difficulties and greatly affecting the handling of security assets. Based on the point
of view of protecting the rights of credit institutions, the article focuses on analyzing three issues that need to
be completed in the law on the handling of security assets in lending activities of credit institutions in VietNam
at present, includes: i) Completing the legal framework on security property handling; ii) Completing the
principle of handling collateral; iii) Completing some specific regulations on handling collaterals.
Keywords: handle collaterals, protect the interests of credit institutions, complete the law.

Hai Dang Phan


Email: haipd@hvnh.edu.vn
Faculty of Law, Banking Academy of Vietnam

Ngày nhận: 30/03/2020 Ngày nhận bản sửa: 11/05/2020 Ngày duyệt đăng: 19/05/2020

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng © Học viện Ngân hàng
Số 219- Tháng 8. 2020 14 ISSN 1859 - 011X
PHAN ĐĂNG HẢI

Đặt vấn đề Nam hiện nay, bao gồm: i) Hoàn thiện


khung pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm;
Đối với hoạt động tín dụng, yêu cầu tài ii) Hoàn thiện nguyên tắc xử lý tài sản bảo
sản bảo đảm là một trong các biện pháp đảm; iii) Hoàn thiện một số quy định cụ thể
giúp TCTD giảm rủi ro trong trường hợp về xử lý tài sản bảo đảm.
người vay không có khả năng trả nợ, khi đó
TCTD có thể thu hồi một phần hoặc toàn 1. Hoàn thiện khung pháp luật về xử lý tài
bộ gốc và lãi khi xử lý tài sản bảo đảm tiền sản bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng
vay này. Hoạt động xử lý tài sản bảo đảm
cho vay của TCTD được hiểu đơn giản là Hiện nay ở Việt Nam, khung pháp luật điều
việc TCTD (bên nhận bảo đảm) thực hiện chỉnh trực tiếp hoạt động xử lý tài sản bảo
một trong các phương thức xử lý tài sản đảm tiền vay của TCTD được đề cập tới
bảo đảm tiền vay mà Bộ luật Dân sự và các trong các văn bản như: Bộ luật Dân sự năm
văn bản pháp luật khác về giao dịch bảo 2015, Nghị quyết 42/2017QH14 về thí điểm
đảm đã quy định, khi có sự vi phạm nghĩa xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Nghị
vụ của bên vay (bên bảo đảm) theo những định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006
cam kết tại hợp đồng tín dụng hoặc hợp của Chính phủ về giao dịch bảo đảm; Nghị
đồng bảo đảm tiền vay nhằm thu hồi nguồn định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012
vốn đã cho vay (Trương Thanh Đức, 2017, của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
Tr.507). số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-
CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về
Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch bảo đảm; và Thông tư liên tịch
hoạt động cho vay của TCTD là công cụ số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN
đảm bảo hài hoà lợi ích của các chủ thể tham ngày 06/6/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài
gia quan hệ xử lý tài sản bảo đảm (Đoàn nguyên & Môi trường và Ngân hàng Nhà
Đức Lương, Viên Thế Giang, Võ Thị Mỹ nước Việt Nam (NHNN) hướng dẫn một số
Hương, 2015, Tr.204). Tuy nhiên, thực tế vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm...
trong hoạt động của TCTD thời gian vừa
qua cho thấy quyền lợi của TCTD bị ảnh Trong số các văn bản pháp luật trên, Bộ
hưởng do những tồn tại của vấn đề xử lý tài luật Dân sự năm 2015 là văn bản Luật có
sản bảo đảm (Hồng Anh, 2016). Một phần giá trị cao nhất khi điều chỉnh về hoạt động
nguyên nhân cho hiện trạng này là nội dung xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho
pháp luật vẫn còn thiếu; nhiều quy định về vay của TCTD. Theo đó, Điều từ 299 đến
xử lý tài sản bảo đảm hiện nay không phù 308 của Bộ luật Dân sự quy định về xử lý
hợp, không đồng bộ, mâu thuẫn; thực tiễn tài sản bảo đảm là những căn cứ quan trọng
áp dụng và thực thi các quy định pháp luật nhất điều chỉnh về vấn đề này. Tuy nhiên,
chưa đúng của cơ quan liên quan thi hành để các quy định này đi vào cuộc sống cần
pháp luật gây khó khăn và ảnh hưởng lớn có những hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo
đến quá trình xử lý tài sản bảo đảm. sự thuận lợi, công bằng và hợp lý trong
xử lý tài sản bảo đảm nói chung và trong
Bắt nguồn từ lý do trên, bài viết sẽ tập trung trường hợp vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo
phân tích ba vấn đề cần phải quan tâm hoàn các hợp đồng tín dụng nói riêng. Các văn
thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm bản dưới Luật như Nghị định 163/2006/
trong hoạt động cho vay của TCTD ở Việt NĐ-CP, Nghị định 11/2012/NĐ-CP, Thông

Số 219- Tháng 8. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 15
Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm nhằm bảo vệ quyền lợi của tổ chức tín dụng

tư 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN Thứ nhất, việc xử lý tài sản bảo đảm chỉ


mặc dù vẫn đang được sử dụng trên thực được tiến hành khi xảy ra các trường hợp: i)
tế, tuy nhiên lại được xây dựng trên nền Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm
tảng các quy định pháp luật về xử lý tài sản mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc
bảo đảm của Bộ luật Dân sự 2005. Chính vì thực hiện không đúng nghĩa vụ; ii) Bên
vậy, việc các văn bản này không cụ thể hoá có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được
được những nội dung của Bộ luật Dân sự bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa
2015, đôi khi mâu thuẫn với Bộ luật Dân sự vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của
2015 là điều không thể tránh khỏi. luật; iii) Trường hợp khác do các bên thỏa
thuận hoặc luật có quy định (Điều 299 Bộ
Đây có thể là một trong những nguyên nhân luật Dân sự 2015).
trực tiếp dẫn đến việc các TCTD gặp nhiều
khó khăn khi xử lý tài sản bảo đảm dẫn đến Thứ hai, việc xử lý tài sản bảo đảm được
các tranh chấp giữa các bên. Nợ xấu của thực hiện theo thỏa thuận của các bên.
ngành Ngân hàng gia tăng trong những năm
qua là kết quả đến từ sự hạn chế quyền xử Thứ ba, việc xử lý tài sản bảo đảm phải
lý tài sản bảo đảm của các TCTD trong các được thực hiện một cách khách quan, công
quy định pháp luật hiện hành. Để đảm bảo khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích
phù hợp với quy định tại Bộ luật Dân sự hợp pháp của các bên tham gia giao dịch
2015 và các văn bản liên quan nhằm thúc bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan
đẩy các giao dịch bảo đảm phát triển, tăng (Khoản 3 Điều 58 Nghị định 163/2006/
khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các chủ NĐ-CP về giao dịch bảo đảm).
thể trong nền kinh tế, qua đó thúc đẩy hoạt
động kinh tế phát triển, việc ban hành Nghị Trong số các nguyên tắc trên, nguyên tắc
định thay thế Nghị định 163/2006/NĐ-CP tôn trọng sự thoả thuận của các bên luôn
và Nghị định 11/2012/NĐ-CP là yêu cầu đóng vai trò quan trọng trong việc xây
cấp thiết. Nghị định mới cần xử lý được dựng pháp luật dân sự nói chung và pháp
bất cập, hạn chế đã nảy sinh trong quá trình luật về xử lý tài sản bảo đảm nói riêng.
triển khai thực hiện Nghị định 163/2006/ Tuy nhiên, nguyên tắc này trong các quy
NĐ-CP cũng như phù hợp với các nội dung định pháp luật hiện nay chưa được thể hiện
liên quan của Bộ luật Dân sự 2015 về giao một cách chi tiết, đồng thời nhiều quy định
dịch bảo đảm. Đây là cơ sở quan trọng để cứng nhắc, dẫn đến quyền lợi của TCTD
hoàn thiện khung pháp luật về xử lý tài sản (bên nhận bảo đảm) bị ảnh hưởng trong
bảo đảm, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích thực tế xử lý tài sản bảo đảm.
hợp pháp của TCTD.
Trước hết, có thể dẫn chứng quy định về áp
2. Hoàn thiện nguyên tắc xử lý tài sản dụng phương thức xử lý tài sản bảo đảm:
bảo đảm Điều 59 Nghị định 163/2006/NĐ-CP (sửa
đổi, bổ sung bởi Nghị định 11/2012/NĐ-
Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện CP) về giao dịch bảo đảm và Điều 10, 11,
hành, trước hết, việc xử lý tài sản bảo đảm 12 Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-
trong hoạt động cho vay của TCTD cần BTNMT-NHNN ghi nhận việc bắt buộc
phải tuân thủ các nguyên tắc sau (Trường phải có sự thỏa thuận trước về các phương
Đại học Luật Hà Nội, 2018, Tr.71-74): thức xử lý tài sản bảo đảm thông qua bán

16 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 219- Tháng 8. 2020
PHAN ĐĂNG HẢI

đấu giá hoặc có sự đồng ý của bên bảo đảm từ bản chính hoặc văn bản khác chứng
trong trường hợp xử lý tài sản bảo đảm minh có thỏa thuận về việc bên nhận bảo
không thông qua bán đấu giá. Điều này đảm được quyền ký hợp đồng, giấy tờ, tài
cũng dễ hiểu khi nền tảng xây dựng các văn liệu chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng
bản pháp luật này đều dựa trên quy định tài sản bảo đảm”. Quy định này đòi hỏi
của Bộ luật Dân sự 2005, mà theo văn bản giữa TCTD (bên nhận bảo đảm) và bên bảo
này tại Điều 336, 337, 355 cũng ghi nhận đảm khi ký hợp đồng bảo đảm phải thoả
phương thức xử lý tài sản bảo đảm tương tự thuận rõ “bên nhận bảo đảm được quyền
như diễn giải trên. Sang đến Bộ luật Dân sự ký hợp đồng, giấy tờ, tài liệu chuyển quyền
2015, các nhà làm luật đã có sự thay đổi khi sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm”.
ghi nhận “Trường hợp không có thoả thuận Quy định này mặc dù có vẻ tạo thuận lợi
về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì cho bên nhận bảo đảm trong việc xử lý tài
tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp sản bảo đảm, nhưng thực chất lại hạn chế
luật có quy định khác”. Cách hành văn trên quyền định đoạt của bên nhận bảo đảm. Giả
gây ra cách hiểu là phải có sự thoả thuận sử trong hợp đồng bảo đảm các bên không
của các bên về tài sản, nếu không tài sản thoả thuận rõ về việc “bên nhận bảo đảm
phải được xử lý theo phương thức bán đấu được quyền ký hợp đồng, giấy tờ, tài liệu
giá. Như vậy, trong trường hợp TCTD có chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài
những phương thức xử lý tài sản bảo đảm sản bảo đảm” và bên bảo đảm không hợp
thuận lợi hơn thì vẫn không được tiến hành tác thì rõ ràng TCTD không còn cách nào
mà phải tiến hành theo phương thức bán khác là phải khởi kiện ra toà án (Hồng Anh,
đấu giá. 2016).

Tương tự như vậy với việc ký vào các văn Có thể thấy, nguyên tắc “tôn trọng sự thoả
bản, giấy tờ chuyển nhượng tài sản bảo thuận của các bên” hiện hữu trong các quy
đảm. Việc bên bảo đảm tự nguyện tham định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm
gia hỗ trợ bên nhận bảo đảm xử lý tài sản đang dần biến tấu thành “đòi hỏi sự thoả
bảo đảm, như ký vào các văn bản, giấy thuận của các bên”, điều này đã hạn chế
tờ chuyển nhượng tài sản không phải lúc quyền định đoạt của bên nhận bảo đảm
nào cũng diễn ra trên thực tế. Trong nhiều trong việc xử lý tài sản bảo đảm khi xảy ra
trường hợp, bên bảo đảm không thiện chí sự kiện phát sinh quyền xử lý tài sản bảo
hợp tác nhằm gây khó khăn cho TCTD xử đảm. Pháp luật của Hoa Kỳ và Australia
lý tài sản bảo đảm. Để giải quyết tình huống (quy định tại Uniform Commercial Code-
này, Khoản 2 Điều 12 Thông tư liên tịch số Bộ luật Thương mại thống nhất của Hoa
16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN quy Kỳ và Personal Property Securities Act
định: “…bên nhận bảo đảm được quyền ký 2009- Đạo luật về các biện pháp bảo đảm
hợp đồng, giấy tờ, tài liệu đó nhưng trong Australia…) đều ghi nhận: nếu bên nhận
hồ sơ đề nghị chuyển quyền sở hữu, quyền bảo đảm và bên bảo đảm không có thoả
sử dụng tài sản phải bổ sung một (01) bản thuận trong hợp đồng bảo đảm thì bên nhận
chính hợp đồng bảo đảm đã được công bảo đảm có quyền chủ động và lựa chọn
chứng, chứng thực theo quy định của pháp phương thức xử lý nào phù hợp nhất đối
luật hoặc một (01) bản sao hợp đồng bảo với từng loại tài sản, và có thể áp dụng
đảm được Ủy ban nhân dân cấp xã chứng đồng thời nhiều phương thức khác nhau
thực, tổ chức hành nghề công chứng cấp đối với các loại tài sản khác nhau, không

Số 219- Tháng 8. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 17
Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm nhằm bảo vệ quyền lợi của tổ chức tín dụng

nhất thiết phải bán đấu giá tài sản. Hơn thức xử lý tài sản bảo đảm nếu thoả mãn
nữa, theo cách tiếp cận của lý thuyết vật điều kiện: Tài sản bảo đảm được xử lý một
quyền, bên nhận bảo đảm có quyền xử lý cách công bằng, minh bạch và hợp lý về
trực tiếp tài sản bảo đảm, không phụ thuộc khía cạnh thương mại. Bên xử lý tài sản
vào ý chí của bên bảo đảm (Nguyễn Bích bảo đảm có quyền thu hồi tài sản bảo đảm
Thảo, 2018, Tr.135). Theo lẽ thông thường, nhưng không được sử dụng vũ lực hoặc
TCTD chấp nhận việc bảo đảm thực hiện xâm phạm trật tự công cộng. Hợp lý về
nghĩa vụ của bên bảo đảm vì biết rằng khía cạnh thương mại được hiểu là bên xử
nếu bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì lý tài sản bảo đảm, việc xử lý tài sản bảo
TCTD có quyền định đoạt tài sản bảo đảm. đảm phải được thực hiện ngay trên cơ sở
Với cơ chế pháp lý hiện hành ở Việt Nam, nguyên tắc thiện chí, trung thực. Giá bán
rõ ràng quyền định đoạt có điều kiện của tài sản không thấp hơn giá trị hợp lý đối với
TCTD không thể tự thực hiện trên thực tế. tài sản có thị trường giao dịch hoặc là giá trị
được định giá bởi tổ chức định giá có thẩm
Xuất phát từ lý do đó, quan điểm xây dựng quyền đối với tài sản không có thị trường
và thực thi pháp luật về xử lý tài sản bảo giao dịch.
đảm hiện nay cũng cần phải được thay đổi từ
nguyên tắc. Việc tôn trọng sự thoả thuận của Thứ ba, nếu không có thoả thuận về phương
các bên là một điều không cần bàn cãi, tuy thức xử lý tài sản bảo đảm và bên nhận bảo
nhiên, trong trường hợp không có sự thoả đảm không lựa chọn phương thức bảo đảm
thuận của các bên, trước hết cần phải ưu tiên nào khác, tài sản sẽ được xử lý theo quy
bảo vệ quyền lợi của chủ nợ thay vì con nợ, định của pháp luật.
tức bảo vệ quyền sở hữu trọn vẹn là đồng
tiền cho vay, thay vì bảo vệ quyền sở hữu 3. Hoàn thiện một số các quy định cụ thể
hạn chế là đồng tiền đi vay hay tài sản đã về xử lý tài sản bảo đảm
đưa vào bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ (Nhuệ
Mẫn, 2015). Theo ý kiến của tác giả, Chính Trên cơ sở hoàn thiện khung pháp luật về
phủ cần ban hành Nghị định mới thay thế xử lý tài sản bảo đảm và cụ thể hoá các
Nghị định 163/2006/NĐ-CP và Nghị định nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm, các quy
11/2012/NĐ-CP theo hướng phù hợp với Bộ định cụ thể về xử lý tài sản bảo đảm trong
luật Dân sự 2015 với các nguyên tắc xử lý hoạt động cho vay của TCTD ở Việt Nam
tài sản bảo đảm như sau: cần được hoàn thiện như sau:

Thứ nhất, trong trường hợp có thoả thuận Thứ nhất, về phương thức xử lý tài sản
về xử lý tài sản bảo đảm thì TCTD (bên bảo đảm
nhận bảo đảm) xử lý tài sản bảo đảm theo
đúng thoả thuận. Thoả thuận này có thể là Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các
một nội dung nằm trong hợp đồng tín dụng, phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
hợp đồng bảo đảm hoặc là một thoả thuận bao gồm:
độc lập.
Thứ nhất, bán tài sản bảo đảm: TCTD có
Thứ hai, nếu các bên không có thoả thuận quyền tự bán tài sản bảo đảm cho một người
về xử lý tài sản bảo đảm, TCTD (bên nhận thứ ba bất kỳ mà không cần có sự đồng ý
bảo đảm) được quyền lựa chọn bất kỳ cách của bên bảo đảm. Tiền thu được trong việc

18 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 219- Tháng 8. 2020
PHAN ĐĂNG HẢI

tự bán tài sản được dùng để khấu trừ phần chịu giao tài sản cho bên mua hoặc không
nghĩa vụ bị vi phạm. làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu tài
sản cho người trúng đấu giá theo quy định
Thứ hai, nhận tài sản bảo đảm: Theo (Phạm Thị Hồng Đào, 2016).
phương thức này, TCTD nhận chính tài
sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện Có thể thấy, mặc dù quy định pháp luật về
nghĩa vụ của bên bảo đảm. Theo quy định các phương thức xử lý tài sản bảo đảm Bộ
của pháp luật thì phương thức này chỉ được luật Dân sự 2015 đã được đề cập cụ thể,
thực hiện khi các bên đã thỏa thuận, tuy tuy nhiên thì việc áp dụng quy định này
nhiên, thực tiễn cho thấy, hai bên rất khó vào thực tiễn lại gặp rất khó khăn. Vì vậy,
tìm được sự đồng thuận về giá trị của tài tác giả kiến nghị Nghị định hướng dẫn Bộ
sản bảo đảm dùng để khấu trừ nghĩa vụ nợ, luật Dân sự 2015 về giao dịch bảo đảm cần
đặc biệt khi giá trị tài sản bảo đảm tại thời có những hướng dẫn chi tiết vấn đề này: i)
điểm xử lý thấp hơn giá trị khoản vay. Quy định ưu tiên quyền lựa chọn phương
thức xử lý tài sản bảo đảm phù hợp cho
Thứ ba, nhận các khoản tiền hoặc tài sản TCTD khi các bên không thoả thuận trước
khác từ bên thứ ba: TCTD lập biên bản nhận về vấn đề này (nội dung đã được đề cập ở
các khoản tiền, tài sản giữa ngân hàng, bên Mục 2); ii) Quy định chi tiết về trình tự, thủ
bảo đảm và bên thứ ba. Nếu bên thứ ba không tục, các yêu cầu, điều kiện cho việc áp dụng
giao các khoản tiền, tài sản nói trên theo yêu từng phương thức xử lý tài bảo đảm.
cầu của TCTD thì TCTD có quyền yêu cầu
cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng thủ Thứ hai, về thời hạn thông báo về việc xử
tục buộc bên thứ ba phải giao tài sản hoặc lý tài sản bảo đảm
khởi kiện ra tòa án.
Việc thông báo về việc xử lý tài sản bảo
Thứ tư, bán đấu giá tài sản: Trường hợp các đảm được quy định tại Điều 300 của Bộ
bên có thỏa thuận trong giao dịch bảo đảm luật Dân sự 2015: “trước khi xử lý tài sản
là TCTD có quyền bán đấu giá tài sản thì bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông
khi bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ, báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp
TCTD có quyền ký hợp đồng bán đấu giá lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên
tài sản với tổ chức bán đấu giá. Trường hợp bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm
các bên không thỏa thuận về bán đấu giá thì khác”, tuy nhiên thì quy định này còn
TCTD có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước chung chung chưa cụ thể. Vì vậy, cần đưa
có thẩm quyền bán đấu giá tài sản theo quy ra các quy định cụ thể và rõ ràng liên quan
định của pháp luật. Với phương thức này, đến “thời hạn hợp lý”, đặc biệt là đối với tài
thực tiễn thi hành pháp luật cho thấy một số sản là động sản và tài sản là bất động sản
bất cập như: chi phí tổ chức bán đấu giá tài tương ứng. Việc quy định rõ ràng và cụ thể
sản khá cao; hiện tượng thông đồng, ép giá sẽ giúp các TCTD chủ động hơn trong việc
giữa những người đăng ký mua tài sản đấu xử lý tài sản bảo đảm.
giá cũng không loại trừ. Bên cạnh đó, do
chủ thể bán đấu giá tài sản không có chức Thứ ba, về định giá tài sản bảo đảm
năng cưỡng chế, thu giữ tài sản thế chấp nên
nhiều khi phiên đấu giá đã hoàn tất nhưng lại Theo quy định tại Khoản 1 Điều 306 Bộ
không thu được tiền vì bên bảo đảm không luật Dân sự 2015: “bên bảo đảm và bên

Số 219- Tháng 8. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 19
Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm nhằm bảo vệ quyền lợi của tổ chức tín dụng

nhận bảo đảm có quyền thoả thuận về giá chí TCTD có nguy cơ vi phạm hợp đồng
tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua bán tài sản trong trường hợp đã bán tài sản
tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản nhưng bên giữ tài sản bảo đảm không giao
bảo đảm”. Quy định này có thể dẫn đến tài sản cho bên mua tài sản. Không thực
cách hiểu: khi xử lý tài sản bảo đảm, TCTD hiện được quyền thu giữ tài sản, TCTD
phải thống nhất với bên được bảo đảm, nếu không xử lý được tài sản theo nguyên tắc
TCTD không thống nhất được với bên bảo thỏa thuận quy định tại Bộ luật Dân sự và
đảm thì phải thông qua tổ chức định giá tài thỏa thuận tại hợp đồng bảo đảm. TCTD
sản. Trong trường hợp vi phạm xảy ra, nếu buộc phải khởi kiện- thực hiện theo con
hợp đồng bảo đảm có thoả thuận về việc đường tố tụng, thi hành án (Đoàn Thị Ngọc
TCTD được quyết định giá tài sản khi xử lý Hải, 2019).
thì TCTD có quyền quyết định không hay
đến lúc xử lý lại phải được sự đồng ý của Hiện nay, căn cứ pháp lý về quyền thu giữ
các bên bảo đảm? Đây là một nội dung cần tài sản bảo đảm được ghi nhận tại Điều 63
phải được làm rõ trong Nghị định hướng Nghị định số 163/2006/NĐ-CP và Điều 9
dẫn. Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP-
BTNMT-NHNN: Người giữ tài sản bảo
Ngoài ra, Điều 306 Bộ luật Dân sự 2015 đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài
chỉ thừa nhận giá tài sản bảo đảm theo thỏa sản, hết thời hạn theo thông báo bên giữ tài
thuận hoặc theo định giá của tổ chức định sản không giao tài sản người xử lý tài sản
giá. Điều này đã loại trừ trường hợp tự xác có quyền thu giữ tài sản bảo đảm. Người
định giá theo thị trường. Đối với các tài sản xử lý tài sản có quyền yêu cầu Ủy ban nhân
đã có thị trường giao dịch được công nhận dân cấp xã và Cơ quan công an áp dụng các
như chứng khoán thì việc đòi hỏi được định biện pháp để thực hiện quyền thu giữ. Một
giá lại gây ra tốn kém cho các bên. Vì vậy, thay đổi là hiện nay Bộ luật Dân sự 2015
Điều 306 Bộ luật Dân sự 2015 cũng cần không có quy định cụ thể về quyền thu giữ
được hướng dẫn và giải thích theo hướng tài sản bảo đảm, theo đó, Điều 301 chỉ quy
đối với tài sản đã có thị trường giao dịch định trường hợp người đang giữ tài sản
được công nhận thì không cần phải định không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có
giá mà xác định theo giá thị trường tại thời quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường
điểm định xử lý tài sản bảo đảm (Lê Thị Thu hợp luật liên quan có quy định khác. Để
Thủy, 2016. Tr.321). bảo đảm thực thi quyền xử lý tài sản bảo
đảm của bên nhận bảo đảm, Bộ luật Dân
Thứ tư, về quyền thu giữ tài sản bảo đảm sự 2015 đã ghi nhận quyền truy đòi tài sản
của tổ chức tín dụng bảo đảm để xử lý tài sản bảo đảm (Khoản
2 Điều 297) và nghĩa vụ giao tài sản cho
Quyền thu giữ tài sản bảo đảm là quyền bên nhận bảo đảm để xử lý của người đang
không thể thiếu của TCTD (bên nhận bảo giữ tài sản khi có căn cứ xử lý tài sản bảo
đảm) trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm. đảm quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự
Tuy nhiên, trên thực tế, TCTD phần lớn 2015. Trường hợp người giữ tài sản không
không thực hiện được quyền thu giữ tài sản chuyển giao để thu hồi tài sản mà phải yêu
bảo đảm khi bên bảo đảm không hợp tác, cầu Toà án giải quyết. Quy định này nhằm
chống đối: Không thu giữ tài sản bảo đảm ngăn ngừa trường hợp bên nhận bảo đảm
thì TCTD không xử lý được tài sản, thậm cố ý gây mất trật tự xã hội hoặc cưỡng đoạt

20 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 219- Tháng 8. 2020
PHAN ĐĂNG HẢI

tài sản trái pháp luật (Nguyễn Văn Cừ, Trần tới trong Nghị định mới về giao dịch bảo
Thị Huệ, 2017, Tr.479). đảm, trong đó tập trung vào các nội dung
như: i) Quy định cơ chế xử lý khác nhau
Tuy nhiên, đứng dưới góc độ bảo vệ quyền đối với quyền thu giữ tài sản bảo đảm trong
lợi của TCTD- chủ thể có quyền lợi thường trường hợp tài sản bảo đảm là bất động sản
xuyên bị xâm hại trong mối quan hệ xử lý và động sản; ii) Quy định chi tiết về nghĩa
tài sản bảo đảm, tác giả kiến nghị sửa đổi vụ hỗ trợ từ phía cơ quan công quyền đối
Điều 301 Bộ luật Dân sự 2015 cần được với quyền thu giữ tài sản bảo đảm; iii) Quy
quy định lại theo hướng trao quyền thu giữ định chế tài cụ thể đối với trường hợp bên
tài sản bảo đảm cho TCTD- bên nhận bảo bảo đảm chống đối, không hợp tác ■
đảm. Tất nhiên, đồng nghĩa với việc đó
thì TCTD cũng phải bảo đảm việc thu giữ
không vi phạm trật tự công cộng, không sử
dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực
hoặc có hành vi xâm phạm tính mạng, sức
khoẻ, danh dự hoặc nhân phẩm của bên bảo
đảm.

Các hướng dẫn chi tiết về quyền thu giữ tài


sản bảo đảm của TCTD phải được đề cập

Tài liệu tham khảo


1. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư liên tịch số 16/2014/
TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm.
2. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
3. Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
4. Đoàn Đức Lương, Viên Thế Giang, Võ Thị Mỹ Hương (2015), Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cấp tín
dụng ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm ở nước ta hiện nay, truy cập 20/4/2020, từ
<https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2513>.
6. Hồng Anh (2016), Nhiều vướng mắc trong xử lý tài sản bảo đảm, truy cập 20/4/2020, từ <https://www.nhandan.com.
vn/kinhte/item/31475602-nhieu-vuong-mac-trong-xu-ly-tai-san-bao-dam.html>
7. Lê Thị Thu Thủy – Chủ biên (2016), Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức
tín dụng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Nguyễn Bích Thảo (2018), Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ - Đồng Chủ biên (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước
CHXHCN Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.
10. Nhuệ Mẫn (2015), Tài sản bảo đảm là “cục máu đông” của nợ xấu, truy cập 20/4/2020, từ <https://
tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/tai-san-bao-dam-la-cuc-mau-dong-cua-no-xau-132908.html>
11. Parliamnet of Australia (2009), Personal Property Securities Act 2009.
12. Phạm Thị Hồng Đào (2016), Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại ngân hàng, truy cập 20/4/2020, từ <https://moj.gov.vn/
qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2054>
13. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự năm 2015 (Luật số 91/2015 ngày 24/11/2015).
14. Quốc hội (2017), Nghị quyết 42/2017QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
15. The American Law Institute and the National Conference of Commissioners on Uniform State (2005), Uniform
Commercial Code.
16. Trương Thanh Đức (2017), 9 biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
17. Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam - Tập 2, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.

Số 219- Tháng 8. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 21

You might also like