You are on page 1of 15

Câu hỏi ôn tập

Phần mở đầu
Câu 1: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là:
A. Các đại phân tử
B. Mô
C. Tế bào
D. Cơ quan
Câu 2: "Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?
A. Cá thể
B. Quần thể
C. Quần xã
D. Hệ sinh thái
Câu 3: Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một không gian nhất định vào một thời
điểm xác định và có quan hệ sinh sản với nhau được gọi là :
A. Quần xã
B. Nhóm quần thể
C. Quần thể
D. hệ sinh thái
Câu 4: Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây ?
A. Liên tục tiến hóa B. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
C. Là một hệ thống kín D. Có khả năng tự điều chỉnh
Câu 5: Khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các tồ chức sống, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng cấp tổ chức cao hơn
B. Tất cả các cấp tổ chức sống được xây dựng từ cấp tế bào
C. Kích thước của các tổ chức sống được sắp xếp từ nhỏ đến lớn
D. Các cơ thể còn non phải phục tùng các cơ thể trưởng thành
Câu 6: Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì:
A. Có khả năng thích nghi với môi trường
B. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường
C. Có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống
D. Phát triển và tiến hóa không ngừng
Bài Các nguyên tố hóa và nược
Câu 1: Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:
A. C, H, O, N
B. C, H, O, P
C. O, P, C, N
D. H, O, N, P
Câu 2: Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố chiếm phần lớn trong
cơ thể sống (khoảng 96%) là:
A. Fe, C, H
B. C, N, P, Cl
C. C, N, H, O
D. K, S, Mg, Cu
Câu 3: Nguyên tố nào có khả năng kết hợp với các nguyên tố khác để tạo ra rất nhiều chất hữu
cơ khác nhau?
A. Hiđrô
B. Nitơ
C. Ôxi
D. Cacbon
Câu 4: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ th
B. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào
C. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng
D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên
Câu 5: Các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì:
A. Phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật
B. Chức năng chinh của chúng là điều tiết quá trình trao đổi chất
C. Chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật
D. Chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định
Câu 6: Các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với cơ thể vì
A. Là thành phần cấu trúc bắt buộc của nhiều hệ enzim
B. Chiếm khối lượng nhỏ
C. Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
D. Cơ thể sinh vật không thể tự tổng hợp các chất ấy
Câu 7: Các tính chất đặc biệt của nước là do các phân tử nước
A. Có xu hướng liên kết với nhau
B. Có tính phân cực
C. Rất nhỏ
D. Dễ tách khỏi nhau
Câu 8: Các tính chất đặc biệt của nước là do các phân tử nước
A. Có xu hướng liên kết với nhau
B. Có tính phân cực
C. Rất nhỏ
D. Dễ tách khỏi nhau
Câu 9: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. Nhiệt dung riêng cao
B. Tính phân cực
C. Lực gắn kết
D. Nhiệt bay hơi cao
Bài 3 Các phân sinh học
Câu 1: Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào?
A. Lactozo
B. Xenlulozo
C. Mantozo
D. Saccarozo
Câu 2: Những nguồn thực phẩm nào sau đây cung cấp chủ yếu protein cho cơ thể?
1) Cơm 2) Cá 3) Thịt 4) Rau, củ 5) Dầu, mỡ
A. 1 và 2. B. 2 và 3. C. 3 và 4. D. 4 và 5
Câu 3: Vai trò chính của mỡ là
A. dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
B. thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.
C. thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn.
D. thành phần cấu tạo nên các bào quan.
Câu 4. Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN?
A. Ađênin. B. Timin. C. Uraxin. D. Xitôzin.
Câu 5: Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ARN?
A. Ađênin (A). B. Timin (T). C. Uraxin (U). D. Xitôzin (X).
Câu 6: Chức năng của ADN là
A. Cấu tạo nên riboxôm là nơi tổng hợp protein B. Truyền thông tin tới riboxôm
C. Vận chuyển axit amin tới ribôxôm D. Lưu trữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền
Câu 7: Trong phân tử prôtêin, các amino acid đã liên kết với nhau bằng liên kết
A. Peptit B. Lon C. Hydro D. Cộng hóa trị
Câu 8: Protein không có chức năng nào sau đây?
A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào
B. Cấu trúc nên enzim, hoocmon, kháng thể
C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền
D. Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông ti
Câu 9: DNA có chức năng là
A. dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.
B. cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan.
C. tham gia quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào.
D. mang, bảo quàn và truyền đạt thông tin di truyền
Câu 10: Cho các phát biểu sau:
(1) Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào
(2) Là thành phần cấu tạo của tế bào thực vật.
(3) Tham gia điều hòa sinh sản ở động vật.
(4) Xúc tác cho các phản ứng sinh học.
Số phát biểu đúng với vai trò của cacbohydrat trong tế bào và cơ thể là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 11: Cho các ý sau:
1. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
2. Khi bị thủy phân thu được glucozo
3. Có thành phần nguyên tố gồm: C, H , O
4. Có công thức tổng quát: (C6H10O6)n
5. Tan trong nước
Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của polisaccarit?
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Câu 12: Cho các phát biểu sau:
(1) Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
(2) Tham gia cấu trúc màng sinh chất.
(3) Tham gia điều hòa sinh sản ở động vật.
(4) Xúc tác cho các phản ứng sinh học.
Số phát biểu đúng với vai trò của lipid trong tế bào và cơ thể là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
câu 13: Thành phần tham gia vào cấu trúc màng sinh chất của tế bào là
A. phôtpholipit và protein
B. glixerol và axit béo
C. axit béo và saccarozo
D. steroit và axit béo
Câu 14: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về lipit?
A. Một phân tử lipit cung cấp năng lượng nhiều gấp đôi một phân tử đường
B. Steroit tham gia cấu tạo nên các loại enzim tiêu hóa trong cơ thể người
C. Màng tế bào không tan trong nước vì đuọc cấu tọa bởi phôtpholipit
D. Dầu chứa nhiều axit béo chưa no còn mỡ chứa nhiều axit béo no

Tế bào nhân sơ

Câu 1: Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ gồm 3 thành phần chính là
A. thành tế bào, tế bào chất, nhân.
B. màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.
C. thành tế bào, màng sinh chất, nhân.
D. thành tế bào, màng sinh chất, vùng nhân.
Câu 2: Khi nói về tế bào nhân sơ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Các vi khuẩn đều được cấu tạo từ tế bào nhân sơ.
(2) Tế bào nhân sơ có cấu trúc nhân chưa hoàn chỉnh.
(3) Tế bào chất của tế bào nhân sơ chỉ có bào quan duy nhất là lysosome.
(4) Tế bào của mọi vi khuẩn đều có thành tế bào.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 3: Tế bào nhân sơ có kích thước khoảng
A. 0,5 - 10 µm. B. 0,5 - 10 mm. C. 3 - 5 cm. D. 3 - 5 µm.
Câu 4: Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là:
A. Duy trì hình dạng của tế bào
B. Giúp vi khuẩn di chuyển
C. Tham gia vào quá trình nhân bào

Câu 5. Vùng nhân của tế bào vi khuẩn có đặc điểm:


A. Gồm một phân tử DNA xoắn kép, dạng vòng.
B. Gồm một phân tử DNA liên kết với protein.
C. Gồm một phân tử DNA dạng thẳng, đơn.
D. Gồm một phân tử DNA mạch thẳng, xoắn kép.
D. Trao đổi chất với môi trường
Câu 6: Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo từ:
A. Colesteron.
B. Xenlulozơ.
C. Peptiđôglican.
D. Photpholipit và protein.
Câu 7: Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ vì
A. Vi khuẩn chứa trong nhân một phân tử ADN dạng vòng
B. Vi khuẩn có cấu trúc đơn bào
C. Vi khuẩn chưa có màng nhân
D. Vi khuẩn xuất hiện rất sớm
Câu 8: Vùng nhân của tế bào vi khuẩn có đặc điểm
A. Chứa một phân tử ADN mạch thẳng, xoắn kép
B. Chứa một phân tử ADN dạng vòng, đơn
C. Chứa một phân tử ADN dạng vòng, kép
D. Chứa một phân tử ADN liên kết với protein
Câu 9: Tế bào chất của tế bào nhân sơ có chứa cấu trúc nào sau đây?
A. Hệ thống nội màng
B. Riboxom và các hạt dự trữ
C. Các bào quan có màng bao bọc
D. Bộ khung xương tế bào
Câu 10: Vùng nhân của tế bào vi khuẩn có đặc điểm ?
A. Chứa một phân tử ADN dạng vòng.
B. Chứa một phân tử ADN mạch thẳng, xoắn kép.
C. Được bao bọc bởi lớp màng và chứa một phân tử ADN dạng vòng.
D. Chứa một phân tử ADN liên kết với protein.
Câu 15: Đặc điểm không có ở tế bào nhân sơ là
A. Kích thước nhỏ nên sinh trưởng sinh sản nhanh
B. Thành tế bào cấu tạo chủ yếu là kitin
C. Chưa có hệ thống nội màng, chưa có màng nhân
D. Bào quan không có màng bao bọc
Câu 12: Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp chúng
A. Tiêu tốn ít thức ăn.
B. Xâm nhập dễ dàng vào tế bào vật chủ.
C. Có tỷ lệ S/V lớn, trao đổi chất với môi trường nhanh và sinh sản nhanh hơn tế bào có kích
thước lớn.
D. Tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó phát hiện.
Câu 13: Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho vi khuẩn ?
A. Tỷ lệ S/V lớn nên trao đổi chất với môi trường nhanh
B. Không bị bạch cầu tiêu diệt
C. Kẻ thù khó phát hiện
D. Dễ xâm nhập vào tế bào vật chủ do tế bào vật chủ có kích thước lớn hơn tế bào vi khuẩn.
Câu 14: Người ta chia vi khuẩn ra hai loại là vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm dựa
vào?
A. Cấu tạo của thành tế bào
B. Cấu trúc của nhân tế bào
C. Số lượng plasmit trong tế bào chất của vi khuẩn
D. Khả năng chịu nhiệt của vi khuẩn
Câu 15: Biết rằng S là diện tích bao quanh tế bào, V là thể tích tế bào. Vi khuẩn có kích thước
nhỏ nên tỷ lệ S/V lớn. Điều này giúp cho vi khuẩn:
A. dễ dàng trao đổi chất với môi trường
B. dễ dàng gây bệnh cho các loài vật chủ
C. dễ dàng tránh được kẻ thù, hóa chất độc
D. dễ dàng biến đổi trước môi trường sống

Câu 1: Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào nhân thực chính là:
A. Vùng nhân
B. Ribôxôm
C. Màng sinh chất
D. Nhân tế bào
Câu 2: Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vì
A. Nhân chưa đựng tất cả các bào quan của tế bào
B. Nhân chưa nhiễm sắc thể, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào
C. Nhân là nơi thực hiện trao đổi chất với môi trường quanh tế bào
D. Nhân có thể liên hệ với màng và tế bào chất nhờ hệ thống lưới nội chất
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây của nhân tế bào giúp nó giữ vai trò điều khiển mọi hoạt động sống
của tế bào?
A. Có cấu trúc màng kép
B. Có nhân con
C. Chứa vật chất di truyền
D. Có khả năng trao đổi chất với môi trường tế bào chất
Câu 4: Màng sinh chất là một cấu trúc khảm động là vì
A. Các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng
B. Được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau
C. Phải bao bọc xung quanh tế bào
D. Gắn kết chặt chẽ với khung tế bào
Câu 5: Màng sinh chất ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi
A. Các phân tử prôtêin và axitnucleic
B. Các phân tử phôtpholipit và axitnuclêic
C. Các phân tử prôtêin và phôtpholipit
D. Các phân tử prôtêin
Câu 6: Bộ khung tế bào được hình thành chủ yếu từ:
A. Lưới nội chất, sợi trung gian, vi ống
B. Sợi trung gian, vi ống, vi sợi.
C. Sợi trung gian, màng sinh chất lưới nội chất.
D. Lưới nội chất, vi ống, vi sợi.
Câu 7: Những thành phần không có ở tế bào động vật là
A. Không bào, diệp lục.
B. Thành xellulôzơ, không bào.
C. Thành xellulôzơ, diệp lục.
D. Diệp lục, không bào.
Câu 7: Các bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật?
A. Lục lạp, ribôxôm
B. Lục lạp, thành tế bào
C. Thành tế bào, nhân
D. Ti thể, lục lạp
Câu 9: Các tế bào sau trong cơ thể người, tế bào có nhiều lizôxôm nhất là tế bào
A. Hồng cầu.
B. Bạch cầu.
C. Thần kinh.
D. Cơ.
Câu 53: Lưới nội chất hạt có nhiều ở đâu?
A. Tế bào xương
B. Tế bào bạch cầu
C. Tế bào gan
D. Tế bào cơ tim
Câu 10: Tế bào nào sau đây có lưới nội chất trơn phát triển?
A. Tế bào biểu bì
B. Tế bào gan
C. Tế bào hồng cầu
D. Tế bào cơ
Câu 11: Lưới nội chất hạt trong tế bào nhân thực có chức năng nào sau đây?
A. Tổng hợp protein tiết ra ngoài và protein cấu tạo nên màng tế bào
B. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào
C. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit
D. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể
Câu 12: Mạng lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây?
A. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit
B. Phân hủy các chất độc hại trong tế bào
C. Chuyển hóa đường trong tế bào
D. Sinh tổng hợp protein
Câu 13: Không bào trong đó tích các chất độc, chất phế thải thuộc tế bào
A. Lông hút của rễ cây
B. Cánh hoa
C. Đỉnh sinh trưởng
D. Lá cây của một số loài cây mà động vật không dám ăn
Câu 14: Không bào trong đó chứa nhiều sắc tố thuộc tế bào
A. Lông hút của rễ cây.
B. Cánh hoa.
C. Đỉnh sinh trưởng.
D. Lá cây của một số loài cây mà động vật không dám ăn.
Câu 15: Trong tế bào nhân thực, bào quan nào sau đây không chứa DNA?
A. bộ máy golgi. B. nhân tế bào. C. lục lạp. D. ti thể
Câu 16: Ở sinh vật nhân thực, nhân tế bào có chức năng là
A. duy trì sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
B. chứa thông tin di truyền, điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
C. vận chuyển các chất bài tiết cho tế bào.
D. cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào.
Câu 17: Cho các ý sau:
(1) Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài
(2) Có lục lạp thực hiện chức năng quang hợp
(3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan
(4) Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm ADN và protein
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm chỉ có ở tế bào thực vật?
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 18: Loại bào quan có 2 lớp màng (màng kép) là
A. lizoxom và lưới nội chất
B. ti thể và lục lạp
C. không bào và lưới nội chất
D. lưới nội chất và lizoxom
Câu 19: Loại bào quan có 1 lớp màng (màng đơn) là
A. lizoxom và không bào
B. ti thể và lục lạp
C. ti thể và nhân
D. lục lạp và nhân
Câu 20: Màng sinh chất của tế bào nhân thực được cấu tạo bởi
A. Các phân tử prôtêin và axitnucleic
B. Các phân tử prôtêin và phôtpholipit
C. Các phân tử phôtpholipit và axitnuclêic
D. Các phân tử prôtêin

Câu 21: Bộ máy Gôngi có cấu trúc như thế nào?


A. Một chồng túi màng dẹp thông với nhau.
B. Một hệ thống ống dẹp xếp cạnh nhau thông với nhau.
C. Một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng tách rời.
D. Một chồng túi màng và xoang dẹp thông với nhau.
Câu 22: Trước khi chuyển thành ếch con, nòng nọc phải "cắt" chiếc đuôi của nó. Bào quan đã
giúp nó thực hiện việc này là
A. Lưới nội chất.
B. Lizôxôm.
C. Ribôxôm.
D. Ty thể.
Câu 23: Loại bào quan có 1 lớp màng (màng đơn) là
A. lizoxom và không bào
B. ti thể và lục lạp
C. ti thể và nhân
D. lục lạp và nhân
Câu 24: Thành của tế bào thực vật có cấu tạo từ chất nào?
A. Xenlulôzơ
B. Colesterôn
C. Hêmixenlulôzơ
D. Kitin
Câu 25: Loại bào quan không có ở tế bào động vật là
A. lục lạp
B. trung thể
C. lizoxom
D. không bào
Câu 26: Bào quan làm nhiệm vụ phân giải chát hữu cơ để cung cấp ATP cho tế bào hoạt động là
A. lục lạp
B. lưới nội chất
C. ti thể
D. bộ máy Gôngi
Câu 27: Lưới nội chất trơn không có chức năng
A. Tổng hợp bào quan peroxixom
B. Tổng hợp lipit, phân giải chất độc
C. Tổng hợp protein
D. Chuyển hóa đường
Câu 28: Lưới nội chất hạt có chức năng gì?
A. Tổng hợp glucozơ
B. Tổng hợp nuclêic axit
C. Tổng hợp lipit
D. Tổng hợp prôtêin
Câu 29: Chọn phương án đúng để hoàn thành câu sau: “Sau khi được tổng hợp ở mạng lưới nội
chất hạt, các phân tử protein sẽ đi qua … rồi mới được xuất ra khỏi tế bào.”
A. trung thể
B. bộ máy Gôngi
C. ti thể
D. không bào
Câu 30: Bào quan nào có thể chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong các liên
kết hóa học?
A. Lizôxôm
B. Không bào
C. Lục lạp
D. Lưới nội chất trơn
Câu 31: Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân của tế bào trứng ếch loài A, sau đó lấy
nhân của các tế bào sinh dưỡng loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã nhận được các
ếch con từ các tế bào đã được chuyển nhân. Ếch con sẽ mang đặc điểm như thế nào?
A. Tất cả đặc điểm của cả loài A và loài B
B. Chủ yếu của loài A
C. Chủ yếu của loài B
D. Một nửa của loài A, một nửa của loài B
Câu 32: Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào nhân thực chính là:
A. Vùng nhân
B. Ribôxôm
C. Màng sinh chất
D. Nhân tế bào
Câu 33: Điểm giống nhau giữa lục lạp và ti thể là gì?
1. Có màng kép bao bọc
2. Trong cấu trúc có chứa ADN, ARN, ribôxôm
3. Tham gia chuyển hóa năng lượng trong tế bào
4. Số lượng phụ thuộc vào loại tế bào và điều kiện môi trường
5. Có trong tế bào động vật và thực vật
A. 1, 2, 3, 5
B. 1, 3, 4, 5
C. 1, 2, 3, 4
D. 2, 3, 4, 5
Câu 34: Vì sao lizoxôm được ví như một nhà máy tái chế rác thải?
A. Vì có cấu tạo một lớp màng
B. Vì bên trong lizoxôm có chứa enzim thuỷ phân
C. Vì có cấu trúc dạng túi
D. Vì có các hạt riboxôm đính trên màng
Trao đổi chtast
Câu 1: Vận chuyển chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao là cơ chế vận
chuyển
A. thẩm thấu. B. chủ động. C. khuếch tán. D. thụ động.
Câu 2: Chất nào có thể khuếch tán trực tiếp qua lớp phopholipit kép của màng sinh chất?
A. O2, CO2
B. Ca2+
C. K+
D. H2O
Câu 3: Chất O2, CO2 đi qua màng tế bào bằng phương thức
A. Nhờ kênh protein đặc biệt
B. Khuếch tán qua lớp kép photpholipit
C. Nhờ sự biến dạng của màng tế bào
D. Vận chuyển chủ động
Câu 4: Nhập bào là phương thức vận chuyển
A. Chất có kích thước nhỏ và mang điện.
B. Chất có kích thước nhỏ và phân cực.
C. Chất có kích thước nhỏ và không tan trong nước.
D. Chất có kích thước lớn.
Câu 5: Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế
A. thẩm thấu
B. thẩm tách
C. vận chuyển thụ động
D. vận chuyển chủ động
Câu 6: Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan
A. Bằng nồng độ chất tan trong tế bào
B. Cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào
C. Thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào
D. Luôn ổn định
Câu 7: Nếu bón quá nhiều phân cho cây sẽ làm cho
A. Cây phát triển mạnh, dễ bị nhiễm bệnh.
B. Làm cho cây héo, chết.
C. Làm cho cây chậm phát triển.
D. Làm cho cây không thể phát triển được.
Câu 8: Vì sao bón quá nhiều phân cho cây sẽ làm cho héo, chết
A. Cây phát triển mạnh, dễ bị nhiễm bệnh.
B. Bộ lá phát triển mạnh gây chết
C. Nồng độ chất tan của dung dịch đất tăng quá cao so với trong rễ cây, nước trong rễ nhanh
chóng thẩm thấu ra ngoài.
D. Nồng độ chất tan của dung dịch đất tăng quá cao làm lông hút bị chết hàng loạt.
Câu 9: Các chất thải, chất độc hại thường được đưa ra khỏi tế bào theo phương thức vận chuyển
(1) Thẩm thấu
(2) Khuếch tán
(3) Vận chuyển tích cực
Phương án trả lời đúng là
A. (1), (2)
B. (1), (3)
C. (2), (3)
D. (1),(2) và (3)
Câu 10: Khi ở môi trường ưu trương, tế bào bị co nguyên sinh vì
A. Chất tan khuếch tán từ tế bào ra môi trường
B. Nước thẩm thấu từ tế bào ra môi trường
C. Nước thẩm thấu từ môi trường vào tế bào
D. Chất tan khuếch tán từ môi trường vào tế bào
Câu 11: Các sản phẩm tiết được đưa ra khỏi tế bào theo con đường
A. xuất bào
B. khuếch tán
C. thẩm thấu
D. cả xuất bào và nhập bào
Câu 12: Khi cho tế bào hồng cầu vào nước cất, hiện tượng xảy ra là
A. Tế bào hồng cầu to ra và bị vỡ
B. Tế bào hồng cầu không thay đổi
C. Tế bào hồng cầu nhỏ đi
D. Tế bào hồng cầu lúc đầu to ra, lúc sau nhỏ lại
Câu 13: Ngâm rau xà lách vào dung dịch nước. Nước là môi trường gì?
A. Đồng trương
B. Ưu trương
C. Nhược trương
D. Đẳng trương
Câu 14: Cho tế bào vảy hành vào dung dịch A và quan sát thấy có hiện tượng co nguyên sinh.
Đối với tế bào hành, dung dịch A là
A. Có áp suất thẩm thấu nhỏ
B. Ưu trương
C. Nhược trương
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng với hình thức vận chuyển chủ động?
A. Cần ATP
B. Dùng để vận chuyển nước
C. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp về nơi có nồng độ cao hơn
D. Cần kênh prôtêin đặc hiệu
Bài 12 Truyền tin tế bào
Câu 1: Con đường truyền tin của phân tử gồm các bước chính
A. Tiếp nhận→Truyền tin→Đáp ứng
B. Tiếp nhận→Đáp ứng
C. Truyền tin→ Tiếp nhận→Đáp ứng
D. Truyền tin→Đáp ứng →Tiếp nhận
Câu 2: Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào gồm mấy giai đoạn?
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 3: Tế bào truyền tin cho tế bào liền kề. Đây là dạng truyền tin nào?
A. Truyền tin trực tiếp.
B. Truyền tin nội tiết.
C. Truyền tin cận tiết.
D. Truyền tin quasynapse.
Câu 4: Tín hiệu hormone được tiết vào máu truyền tới
các tế bào đích ở xa. Đây là dạng truyền tin nào?
A. Truyền tin trực tiếp.
B. Truyền tin nội tiết.
C. Truyền tin cận tiết.
D. Truyền tin quasynapse.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây thuộc về truyền tin nội tiết?
A. Tín hiệu hormone được tiết vào máu truyền tới các tế bào đích ở xa.
B. Chất dẫn truyền xung thần kinh được truyền qua synapse.
C. Các tế bào truyền tín hiệu trực tiếp cho nhau qua cầu sinh chất.
D. Tế bào truyền tin cho tế bào liền kề.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây thuộc về truyền tin cận tiếp?
A. Tín hiệu hormone được tiết vào máu truyền tới các tế bào đích ở xa.
B. Chất dẫn truyền xung thần kinh được truyền qua synapse.
C. Các tế bào truyền tín hiệu trực tiếp cho nhau qua cầu sinh chất.
D. Tế bào truyền tin cho tế bào liền kề.
Câu 1: Tại tế bào ATP chủ yếu được tạo ra trong
A. Ti thể. B. Tế bào chất C. Lục lạp. D. Riboxom.
Câu 2: “Đồng tiền năng lượng của tế bào” là tên gọi ưu ái dành cho hợp chất cao năng nào ?
A. NADPH
B. ATP
C. ADP
D. FADH2
Câu 3: Ađênôzin triphôtphat là tên đây đủ của hợp chất nào sau đây?
A. ARP
B. ANP
C. APP
D. ATP
Câu 4: ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là
A. Ađenôzin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.
B. Ađenôzin, đường deôxiribozơ, 3 nhóm photphat.
C. Ađenin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.
D. Ađenin, đường đeôxiribôzơ, 3 nhóm photphat.
Câu 5: Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP?
A. Sinh trưởng ở cây xanh
B. Sự khuếch tán chất tan qua màng tế bào
C. Sự co cơ ở động vật
D. Sự vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất
Câu 6: Hoạt động nào sau đây của tế bào KHÔNG tiêu tốn năng lượng ATP?
A. Vận chuyển chủ động B. Vận chuyển thụ động
C. Tổng hợp các chấtD. Sinh công cơ học.
Câu 7: ATP được coi là “đồng tiền năng lượng của tế bào” vì
(1) ATP là một hợp chất cao năng
(2) ATP dễ dàng truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua việc chuyển nhóm photphat
cuối cùng cho các chất đó để tạo thành ADP
(3) ATP được sử dụng trong mọi hoạt động sống cần tiêu tốn năng lượng của tế bào
(4) Mọi chất hữu cơ trải qua quá trình oxi hóa trong tế bào đều sinh ra ATP.
Những giải thích đúng trong các giải thích trên là
A. (1), (2), (3) B. (3), (4) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (3), (4)
Câu 8: Thành phần cơ bản của enzim là
A. Lipit. B. Axit nucleic. C. Cacbon hiđrat. D. Protein.
Câu 9: Enzim có bản chất là
A. Prôtêin
B. Mônôsaccarit
C. Pôlisaccarit
D. Phôtpholipit
Câu 10: Cơ chất là
A. Chất tham gia cấu tạo enzim
B. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng do enzim xúc tác
C. Chất tham gia phản ứng do enzim xúc tác
D. Chất tạo ra do enzim liên kết với cơ chất
Câu 11: Chất tham gia phản ứng do enzim xúc tác gọi là
A. Trung tâm phản ứng
B. Nguyên liệu
C. Chất cảm ứng
D. Cơ chất
Câu 12: “Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 38,5°C thì cần phải tích
cực hạ sốt vì một rong các nguyên nhân nào sau đây?
A. Nhiệt độ cao quá sẽ làm cơ thể nóng bức, khó chịu
B. Nhiệt độ cao quá làm tăng hoạt tính của enzim dẫn đến tăng tốc độ phản ứng sinh hóa quá
mức
C. Nhiệt độ cao quá sẽ gây tổn thương mạch máu
D. Nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzim trong cơ thể
Câu 13: Hậu quả sau đây sẽ xảy ra khi nhiệt độ môi trường vượt quá nhiệt độ tối ưu của enzyme
là :
A. Hoạt tính enzyme tăng lên B. Hoạt tính enzyme giảm dần và có thể
mất hoàn toàn
C. Enzyme không thay đổi hoạt tính D. Phản ứng luôn dừng lại
Câu 14: Tại sao ăn thịt bò khô với nộm (gỏi) đu đủ thì lại dễ tiêu hóa hơn là khi ăn thịt bò khô
riêng?
A. Vì đu đủ tạo môi trường axit cho dạ dày, giúp tiêu hóa thịt bò dễ hơn.
B. Vì kết hợp ăn thịt và rau củ quả, đầy đủ dưỡng chất.
C. Chất xơ trong đu đủ hỗ trợ tiêu hóa.
D. Trong đu đủ có enzim papain giúp phân giải prôtêin trong thịt bò.
Câu 15: Khi ăn dứa tươi người ta hay gọt bỏ lõi vì
A. Lõi dứa không chứa chất có lợi cho cơ thể.
B. Lõi dứa chứa nhiều đường không tốt cho cơ thể.
C. Lõi dứa không thể ăn được.
D. Lõi dứa chứa nhiều enzyme phân giải protein nên gây rát lưỡi.
Câu 16: Enzyme amylase có trong ngũ cốc nảy mầm, xúc tác cho sự biến đổi chất nào sau đây?
A. Protein.
B. Lipid.
C. Glucose.
D. Tinh bột.
Câu 17: Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì enzyme amylase xúc tác cho
sự biến đổi tinh bột thành
A. sucrose.
B. maltose.
C. glucose.
D. latose.
Câu 18: Khi enzim xúc tác phản ứng, cơ chất liên kết với
A. Cofactơ. B. Protein. C. Coenzim. D. Trung tâm hoạt động.
Câu 19: Nói về trung tâm hoạt động của enzyme, có các phát biểu sau:
(1) Là nơi liên kết chặt chẽ, cố định với cơ chất
(2) Là chỗ lõm hoặc khe hở trên bề mặt enzyme
(3) Có cấu hình không gian tương thích với cấu hình không gian cơ chất
(4) Mọi enzyme đều có trung tâm hoạt động giống nhau
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 1: Tại sao khi bón phân quá nhiều cây có thể chết?
Câu 2: Các quá trình sau là nhập bào hay xuất bào? Giải thích.
a. Trùng giày lấy thức ăn.
b. Tế bào tuyến tụy tiết enzyme, hormone.
Câu 3: Tại sao rau củ ngâm muối, quả ngâm đường có thể bảo quản trong thời gian dài?
Câu 4: Tiến hành ngâm tế bào hồng cầu người và tế bào biểu bì củ hành trong các dung dịch
sau:
(1) dung dịch ưu trương.
(2) dung dịch nhược trương.
Dự đoán các hiện tượng xảy ra và giải thích?
Câu 5: Trong hai loại tế bào là tế bào lông hút của rễ cây và tế bào biểu bì lá cây, tế bào nào có
nhiều ti thể hơn? Vì sao?
Câu 6: Tại sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì hoạt tính
của enzim đó lại bị giảm thậm chí bị mất hoàn toàn?
Câu 7. Quan sát hình dưới đây và trả lời:

Nếu enzyme B bị mất hoạt tính, hãy dự đoán chất nào sẽ bị tích lũy. Giải thích.
Câu 8. Một người nông dân sau khi bón phân cho vườn rau của mình thì đến sáng hôm sau bỗng
thấy các cây con trong vườn đều đã bị héo. Hãy giải thích hiện tượng này?
Câu 9: Nhiệt độ trung bình của cơ thể người là 37 oC. Hãy giải thích tại sao nhiệt độ hoạt động
tối ưu của hầu hết các enzyme ở người lại dao động xung quanh 40oC
Câu 10: Tại sao khi chẻ rau muống thành sợi và ngâm vào nước thì các sợi rau lại cuộn tròn
lại?
Câu 11: Dựa vào thành phần cấu tạo và cơ chế điều hòa quá trình chuyển hóa vật chất và năng
lượng của enzyme, hãy giải thích vì sao trong trồng trọt và chăn nuôi, muốn thu được năng suất
cao, con người phải chú ý bổ sung đầy đủ các nguyên tố khoáng vi lượng, vitamin vào chế độ
dinh dưỡng cho cây trồng và vật nuôi.
Câu 12: Hiện tượng xâm nhập mặn có thể gây hậu quả nghiêm trọng khiến hàng loạt các cây
trồng bị chết và không còn tiếp tục gieo trồng được những loại cây đó trên vùng đất này nữa.
Câu 13: Câu giải thích một số hiện tượng liên quan đến bào quan( lyzoxom, peroxixom, lục lạp
và ty thể)

You might also like