THƯƠNG VỢ - HUYỀN ANH 2

You might also like

You are on page 1of 6

ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH BÀI THƠ “THƯƠNG VỢ” (TÚ XƯƠNG).

TỪ ĐÓ RÚT
RA TẤM LÒNG VÀ VẺ ĐẸP NHÂN CÁCH CỦA TÚ XƯƠNG.

I/MB:. Tú Xương là nhà thơ trào phúng bậc thầy trong nền văn học Việt Nam. Ngoài
những bài thơ trào phúng sắc nhọn, lấy tiếng cười làm vũ khí chế giễu và đả kích sâu
cay bộ mặt xấu xa, đồi bại của cái xã hội thực dân nửa phong kiến, ông còn có một số
bài thơ trữ tình, chứa chất bao nỗi niềm của một nhà nho nghèo về tình người và tình
đời sâu nặng. Tú Xương có một mảnh thơ viết về vợ. Ông viết về bà Tú với những tình
cảm yêu thương, trân trọng đặc biệt. “Thương vợ” được đánh giá là một bài thơ hay và
cảm động nhất của TX viết về bà Tú, cũng là bài thơ tiêu biểu trong đời thơ TX, là
hiện tượng đặc sắc của lịch sử VN.

II/TB:
1, Luận điểm khái quát:
- Thơ không chỉ là “tấm gương phản ảnh hiện thực cuộc sống hay tâm hồn con người”
như cách nói của Stendhal mà thơ còn là sự thể hiện cái tôi trữ tình và diện mạo tâm
hồn của người sáng tác.
- Hình ảnh của người phụ nữ luôn là đề tài muôn thuở cho nền văn chương kim cô
Việt Nam. Tuy nhiên, thơ văn viết về người vợ là một đề tài hiếm, nay lại viết về
người vợ khi còn sống lại càng hiếm hơn. Trần Tế Xương là một trong những bậc thầy
hiếm hoi của nền thơ ca trung đại Việt Nam đã đưa hình ảnh người vợ tần tảo của
mình ngay khi bà vẫn là một đoá hoa tươi tắn trên đường đười vào những dòng thơ trữ
tình nhưng cũng không kém phần trào phúng làm bật lên đức hi sinh, tấm lòng tháo vát
chịu thương chịu khó của người bạn đời.
- Nguyên mẫu từ hình tượng bà Tú:
=> “Thương vợ” là 1 bài thơ hay và cảm động nhất viết về bà Tú và cũng là bài thơ
tiêu biểu trong đời thơ Tú Xương,
2, Luận điểm phân tích:
a, Giới thiệu hình ảnh bà Tú với hoàn cảnh công việc, trách nhiệm, sự vất vả qua cái
nhìn của Tú Xương:
- Câu thừa đề:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông”
Nỗi vất vả gian truân, hình ảnh người phụ nữ tần tảo, đam đang hiện lên trong từng
câu chữ của thi phẩm. Câu thừa để mở đầu vừa giới thiệu công việc của bà Tú, vừa mở
ra hoàn cảnh công việc hiện lên sinh động hình ảnh người phụ nữ. Sử dụng cách nói
thời gian “quanh năm”, TX đã tách thành ngữ dân gian “quanh năm suốt tháng” thành
“quanh năm” để diễn đạt một thời gian triền miên không lúc nào ngừng nghỉ nối tiếp
từ ngày này qua tháng khác, năm này sang năm khác. Thời gian ấy, bà Tú từ việc buôn
thúng bán bưng, vật lộn bất kể nắng mưa, một thân một mình nơi “mom sông” – phần
đất ở bờ sông nhô ra phía phòng sông, nơi người làng chài thường hay tụ tập mua bán
=> Câu thơ mở đầu giới thiệu công việc triền miên, nặng nhọc, bất trắc buôn thúng
bán gạo của bà Tú. Ẩn sau đó là bao yêu thương, thấu hiểu của nhà thơ trong công
việc mưu sinh nhọc nhằn của bà.
- Câu phá đề:
“Nuôi đủ năm con với một chồng”
+ Bà Tú lao động cực nhọc bởi trên đôi vai của bà mang nặng trách nhiệm “nuôi đủ
năm con với một chồng”. Gánh nặng ấy thêm chồng chất bao nhiêu, khó nhọc bao
nhiêu nơi đầu sông cuối bãi, chắc chắn phải co kéo khéo để nuôi đủ. Cách dùng từ đa
nghĩa của TX “nuôi đủ” nghĩa là đủ về số lượng, số con và thêm chồng và chất lượng
nuôi cho đầy đủ, no đủ càng chứng minh cho nỗi vất vả của bà Tú.
+ Cuộc đời của ông Tú ngắn ngủi và giản dị - 37 năm, dường như chỉ gói gọn trong 3
việc chính: đi học, đi thi, làm thơ. Trong hoàn cảnh này, người phụ nữ vốn là phái yếu,
vậy mà lại trở thành trụ cột của gia đình. Có thể nuôi 5 con chỉ cần chúng ăn no mặc
ấm có thể coi là đủ, nhưng nuôi một ông Tú không chỉ cần cơm ăn áo mặc mà còn cần
giấy bút để ông đi thi, rượu chè để ông tiếp bạn, tiền bạc để ông tiêu pha,…Năm 15
tuổi ông Tú bắt đầu đi thi, đến 22 năm còn lại vẫn đi thi. Trải bạt tám mỗi lần đi thi,
bao nhiêu tiền bạc, chi tiêu do một tay bà Tú lo liệu. Vậy nghĩa là còn cực nhọc hơn
năm đứa con.
-Có lẽ cuộc đời ngắn ngủi thâm trầm gắn liền với thi cử cùng tình yêu thương mà Tú
Xương dành cho người vợ khiến ông thêm thấm thía nỗi cực nhọc, gian khó và thấu
hiểu công việc của bà Tú để từ đó hoạ vào những dòng thơ là những lời thơ chân thật,
đẹp đẽ bày tỏ tấm lòng chân thành của một người chồng dành cho người vợ lam lũ
suốt đời vì chồng vì con là bà Tú.
- Câu thơ còn là cách nói hài hước, tự trào khi sử dụng số đếm tách thành 2 vế “5
con / 1 chồng”. Ông tú không chỉ nhập thân vào bà Tú, thấu hiểu công việc làm ăn,
thời gian, địa điểm buôn bán của bà mà còn biết công, biết ơn, hối hận, ăn năn, tự trách
cái vô tích sự của người chồng suốt ngày đèn sách, dài lưng tốn vải. Giọng điệu hóm
hỉnh của nhà thơ đã đặt TX ngang hành những đứa con bé dại, tách riêng ra 1 đầu đòn
vì “đứa trẻ” này phải nuôi tốn kém hơn 5 đứa trẻ kia, phải chiều chuộng, phải nhẫn
nhịn.
b, 2 câu thực: Dường như thấu hiểu được những nỗi lo toan, vất vả mà người vợ của
mình phải gánh chịu, TX đã phác hoạ chân dung bà Tú trong cộng việc mưu sinh để
cực tả nỗi khổ tâm của bà Tú:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
- Bà Tú như thân cò gầy guộc, bước thấp cao trong bùn lầy nơi đầu ghềnh cuối bãi, nơi
“mom sông” để kiếm ăn, côi cút giữa cái rợn ngộp của không gian, thời gian đầy hiểm
nguy, trắc trở. “Thân cò” là sự vận dụng sáng tạo của Tú Xương từ hình ảnh cánh cò
trong ca dao:
“Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”
Hay:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Phải chăng những cảm xúc, nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật đặc sắc trong ca
dao đã được Tú Xương ghi nhận và tiếp thu ngay trong các sáng tác của mình. Nếu
như hình ảnh con cò trong ca dao là cách nói ẩn dụ cho nhiều cuộc đời gặp bất hạnh thì
khi bay vào thơ TX, ông đã biến hoá hình ảnh ấy thành “thân cò”- thân phận con
người, thân phận của bà Tú với bao nỗi vất vả, lam lũ, bươn trải, kiếm sống cam chịu
đầy nhẫn nhục. Cách nói sáng tạo ấy kết hợp với nghệ thuật đảo trật tự cú pháp và sử
dụng từ láy: “lặn lội”, “thân cò”,.. khiến câu thơ không chỉ tăng thêm sức nặng về giá
trị tạo hình, biểu cảm mà còn khơi gợi, thấm thía về thân phận bà Tú – “thân cò” đầy
tội nghiệp và xót thương.
- Những hình ảnh thơ đối lập tái hiện không gian và cuộc sống, không chỉ lặn lội khi
quãng vắng mà còn “eo sèo mặt nước buổi đò đông”. Chuyện buôn bán kiếm được lời
lãi không phải chuyện đơn giản, phải tranh thủ lúc đông người, thậm chí phải buôn
tranh bán cướp. Bà Tú vốn “con nhà dòng lấy chống kẻ chợ”, phải quên đi thân phận
của mình đẻ hoà vào cuộc sống mưu sinh đời thường, phải kì kèo “eo sèo”, kêu ca khó
chịu, chen lấn xô đẩy buổi đò đông, bất chấp hiểm nguy như câu ca dao “Con ơi nhớ
lấy câu này/ Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua”. Tất cả những hi sinh ấy là vì chồng, vì
con, vì sự sống cho “5 con với 1 chồng”.
=> Hai câu thực làm nổi bật hình tượng người phụ nữ đảm đang, dám hi sinh hết thảy
vì chồng vì con. TX đã viết về người vợ của mình bằng ngôn ngữ thơ đậm chất dân
gian, gửi gắm những yêu thương, thấu hiểu.
c, Hai câu luận: Nếu ở 4 câu thơ đầu tác giả giữ cương vị, đóng vai trò người chồng
đứng ngoài “khách quan” để quan sát, nhân xét và đồng cảm với bà Tú thì ở câu thơ
sau, Tú Xương đã nhập thân để nói thay nỗi lòng của bà Tú. Dường như ông cảm mến
và cảm thông với nỗi niềm vất vả cũng như cam chịu của bà Tú. Một lần nữa Tú
Xương dành cho vợ những lời thơ rất đáng trân trọng và nâng niu:
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng, mười mưa dám quản công”
- Chân dung của bà Tú được tôn nổi ở 2 câu luận bởi đức hi sinh cao đẹp của bà Tú,
cũng là phẩm hạnh truyền thống của người phụ nữ VN. TX đã vận dụng đầy sáng tạo
thành ngữ dân gian cùng quan niệm dân gian:
+ “Duyên” và “nợ” theo quan niệm của Đạo Phật rằng sự vật, con người có quan hệ
với nhau, ví như vợ chồng lấy nhau là do cái kiếp từ trước. Và như thế, cái duyên cũng
là cái nợ của kiếp trước mà con người ở kiếp này phải trả. Trong văn học chịu ảnh
hưởng của đạo Phật, từ lâu cũng nói đến duyên nợ: “Ví chăng duyên nợ ba sinh/ Làm
chi đem thói khuynh thành trêu ngươi” (Truyện Kiều- Nguyễn Du). Cũng từ lâu, trong
văn học và trong ngôn ngữ dân gian, nói đến duyên là nói đến may mắn, thuận chiều,
còn nói đến nợ là nói đến đau khổ, chịu đựng.
=> TX kết hợp tài tình cả 2 quan niệm, tách 2 chữ “duyên”, “nợ” thành “mooth duyên
hai nợ” để nhấn mạnh sự ít ỏi của hạnh phúc, của may mắn so với những nỗi vất vả, lo
toan chồng chất không may của bà Tú khi lấy ông Tú
- Thành ngữ “năm nắng mười mưa” cũng được vận dụng sáng tạo khi mượn những
con số phiếm chỉ, gợi vô vàn những gian truân, nhọc nhằn, nắng mưa lam lũ mà cuộc
đời người phụ nữ phải gánh chịu.
=> 2 câu luận vừa ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của bà Tú cũng đông thời là sự chiêm
nghiệm cảu TX về phụ nữ, những con người cả cuộc đời vì chồng vì con, mang nét
đẹp truyền thống của người phụ nữ VN.
- Tú Xương không chỉ yêu vợ, thương vợ, người chồng ấy còn thật lòng tri ân với
người vợ của mình. Tấm lòng thương vợ của ông Tú được thể hiện qua cách nói theo
lối tự trào quen thuộc trong thơ Tú Xương. Ấy là khi ông kể công của vợ bằng cách
xếp ngang mình với con con để đếm “nuôi đủ năm con với một chồng”. Vì thương vợ
cho nên ông luôn tự trách bản thân mình. Ông mượn lời vợ để đo duyên đếm nợ. Với
Tú Xương, cuộc đời bà Tú gắn với ông duyên thì chỉ có một mà nợ lại nhiều gấp
đôiĐằng sau mỗi câu thơ, mỗi hình ảnh dường như thấy ẩn chứa một cái nhìn dõi theo
của người chồng dành cho người vợ của mình.
d, 2 câu kết: Nếu 6 câu thơ trên thấm đẫm chất trữ tình, bày tỏ tình cảm yêu thương
của ông Tú với bà vợ thì 2 câu cuối mang giọng điệu trào phúng, khẳng định nhân
cách Tú Xương khi nhìn nhận một cách công mình về bản thân và cuộc đời:
“ Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không”
- Ông Tú thác ra giọng bà Tú để chửi thằng thừng, mạnh mẽ: “Cha mẹ thói đời ăn ở
bạc” – thói đời ấy là thói đời xấu xa, tệ bạc, độc ác, trọng nam khinh nữ, những thói
đời khiến TX dở dang công danh, trở thành người chồng vô tích sự, “ăn ở bạc”, ..”hờ
hững”,… “có cũng như không” mà lẽ ra họ phải là trụ cột gia đình.
- Giọng điệu thơ trở nên đay nghiến, nguyền rủa, sâu cay, chất chứa nỗi phẫn uất khi
chửi thói đời và cũng là tự sỉ vả vả chính mình. Những câu thơ như là 1 sự bất mãn với
xã hội đương thời, sự dằn vặt trong tâm can của 1 con người, tự nhận lỗi về mình, tự
phán xét nghiêm minh bản thân. Song đằng sau những lời phán xét ẩn chứa tấm lòng
yêu thương, trân trọng, biết ơn, ăn năn hối lỗi của nhà thơ với người vợ của mình.
=> Vẻ đẹp nhân cách và tấm lòng của Tú Xương qua bài thơ:
+ Tấm lòng yêu thương và trân trọng người vợ qua sự hiểu biết, cảm thông, chia sẻ và
biết ơn. Tấm lòng ấy giống như lớp sóng, lớp sau dồn lớp trước mà chữ nào trong bài
thơ cũng là thương.
- Tự nhìn nhận bản thân, biết kiểm đểm, bày tỏ sự ăn năn hối lỗi với người vợ -> biểu
hiện của nhân cách cao đẹp
 Đặt vẻ đẹp Tú Xương trong hiện thực xã hội: người đàn ông coi thường người phụ
nữ, tự cho mình quyền năm thê bảy thiếp, có thể mắng chửi, lăng nhục, có thể lười
biếng, ăn hại. Tú Xương trong bài thơ cũng nhìn thấy cái hèn, cái vô tích sự của mình
và trân quý hơn là ông nhìn vào đó để kiểm điểm ý thức yêu thương vợ
=> Nhân cách đáng trân trọng của Tú Xương.
3, Luận điểm bàn luận:
“ Mỗi chữ phải là hạt ngọc buông xuống trang bản thảo. Hạt ngọc mới nhất của mình
do phong cách của mình mà có (Tô Hoài). Và với Tú Xương, những hạt ngọc ấy được
kết tinh trong những hình thức nghệ thuật đầy hấp dẫn khi khắc hoa hình tượng bà Tú:
- Bài thơ kết hợp giữa phong cách trữ tình và trào phúng, thể hiện một TX vừa trân
tình, vừa hóm hỉnh.
- Bài thơ còn sự dụng những từ ngữ dân gian quen thuộc, giàu giá trị, giàu hình ảnh
“quanh năm suốt tháng”, “năm nắng mười mưa” -> sự vất vả, gian lao, đức tính chịu
thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con. Ngôn ngữ thơ bình dị như là tiếng nói đười
thường nơi “mom sông” của những người buôn bán nhỏ. Các chi tiết nghệ thuật chọn
lọc vừa cá thể (bà Tú với “năm con, một chồng) vừa khái quát sâu sắc hình ảnh người
phụ nữ ngày xưa. Hình tượng thơ hàm súc gọi cảm -> thương vợ, thương mình, buồn
về gia cảnh thêm nỗi đau đời Giọng điệu thơ vừa hóm hỉnh, trân trọng, vừa ngậm ngùi,
tha thiết, đặc biệt trữ tình thắm thiết như tiếng nói chân thành mà ông Tú muốn gửi
gắm đến cho người vợ của mình để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với sự vất vả, lam lũ
mà bà phải trải qua.
III/ KB:
“Bài thơ hay là bài thơ đọc lên không còn thấy câu thoe mà
chỉ còn thấy tình người và tôi muốn thơ phải thật là gan ruột của mình” (Tố Hữu).
“Thương vợ” của Tú Xương chính là minh chứng rõ nét cho quan niệm trên. Xuân
Diệu trong “Các nhà thơ cổ điển VN” đã ca ngợi không tiếc lời chi vì “Một giọng nói
trên đường đời, rất mực tâm huyết. Tôi thấy thơ Tú Xương như là trong tiếng con chim
quốc có máu. Thơ tâm hồn của Tú Xương tâm huyết một cách khác, đó là lòng yêu đời
bị cản trở, là nỗi hoài bão bị chặt phá, đó là một người làm thơ, đã nói thì muốn khạc
cả tim phổi mình vào thơ”. Tú Xương đã dùng cả trái tim ấm nóng để thấu hiểu, sẻ
chia và càng thương hơn người vợ lam lũm tần tảo suốt đời vì chồng vì con. Độc giả
không những muôn đời nhớ mãi về một nhà thơ với tấm lòng cao cả của “ông hoàng
thơ Nôm” Tú Xương mà còn trân trọng mãi một biểu tượng đẹp của người phụ nữ VN
– bà Tú.

You might also like