You are on page 1of 6

NHÓM 3: THPT THÁI PHIÊN, THPT LÝ TỰ TRỌNG, THPT HIỆP ĐỨC

MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (MINH HỌA)


MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Nội Mức độ nhận thức Tổng



TT dung/đơn vị Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao %
năng
kiến thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL điểm
Đọc 60
1
hiểu Thơ 3 0 4 1 0 2 0 0

2 Viết Viết được


một văn
bản nghị 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40
luận về tác
phẩm thơ.
Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10
Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100
Tỉ lệ chung 60% 40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I


Thời gian làm bài: 90 phút
TT Chương/ Nội Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ
Chủ đề dung/Đơn vị Nhận biết Thông Vận Vận
kiến thức hiểu dụng dụng cao

1 Đọc hiểu Thơ Nhận biết: 3 TN 4 TN 1 2 TL 0


- Nhận biết được thể TL
thơ, từ ngữ, vần, nhịp,
các biện pháp tu từ
trong bài thơ.
- Nhận biết được phong
cách ngôn ngữ, phương
thức biểu đạt.
- Nhận biệt được bố
cục, những hình ảnh
tiểu biểu, các yếu tố tự
sự, miêu tả được sử
dụng trong bài thơ.
Thông hiểu:
- Hiểu và lí giải được
tình cảm, cảm xúc của
nhân vật trữ tình được
thể hiện qua ngôn ngữ
văn bản.
- Hiểu được nội dung
chính của văn bản.
- Rút ra được chủ đề,
thông điệp mà văn bản
muốn gửi đến người
đọc.
- Hiểu được giá trị biểu
đạt của từ ngữ, hình
ảnh, vần, nhịp, biện
pháp tu từ…
Vận dụng:
- Trình bày được
những cảm nhận sâu
sắc và rút ra được
những bài học ứng xử
cho bản thân.
- Đánh giá được nét
độc đáo của bài thơ thể
hiện qua cách nhìn
riêng về con người,
cuộc sống; qua cách sử
dụng từ ngữ, hình ảnh,
giọng điệu.
2 Viết Viết bài văn Nhận biết: 1* 1* 1* 1TL
nghị luận về Thông hiểu:
tác phẩm thơ. Vận dụng:
Vận dụng cao:
Viết được một văn bản
nghị luận về một tác
phẩm thơ.
Tổng 3TN 4TN 2TL 1TL
1TL
Tỉ lệ % 20 40 30 10
Tỉ lệ chung 60 40
 Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
Môn: Ngữ văn - Lớp 10
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)


Đọc văn bản:
CHÂN QUÊ
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Nguyễn Bính – Thơ và đời, NXB Văn học, 2003)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?
A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
B. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là
A. nghị luận.
B. tự sự.
C. miêu tả.
D. biểu cảm.
Câu 3. Văn bản trên được viết theo thể thơ gì?
A. Lục bát.
B. Bảy chữ.
C. Tự do.
D. Thất ngôn bát cú Đường luật.
Câu 4. Ý nào đúng nhất khi nói về nội dung hai câu thơ “Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng/ Áo cài
khuy bấm, em làm khổ tôi”?
A. Tác giả cảm thấy đau buồn, xót xa về sự thay đổi cách ăn mặc xa hoa, đua đòi, đánh mất
vẻ đẹp giản dị của cô gái.
B. Khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm là trang phục giản dị, truyền thống.
C. Tác giả đau khổ vì cô gái đã thay đổi.
D. Tác giả xao xuyến trước vẻ đẹp, cách ăn mặc mới mẻ của cô gái.
Câu 5. Nội dung chính của văn bản trên là
A. Tình yêu đơn phương sâu sắc của chàng trai dành cho cô gái.
B. Chàng trai đau khổ khi cô gái đã thay lòng, đổi dạ.
C. Chàng trai ngỡ ngàng trước sự thay đổi và mong muốn người yêu hãy giữ lấy những nét
đẹp thuần phác.
D. Chàng trai bày tỏ sự quan tâm, yêu thương, lo lắng cho người con gái mình yêu.
Câu 6. Sử dụng phép liệt kê kết hợp với câu hỏi tu từ trong đoạn thơ “Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái
đen?” có tác dụng:
A. Nhấn mạnh sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái.
B. Nhấn mạnh tâm trạng xót xa, trách móc của chàng trai.
C. Nhấn mạnh sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái làm mất đi cái gốc mộc mạc, đằm
thắm và tâm trạng xót xa, trách móc của chàng trai.
D. Nhấn mạnh sự tiếc nuối của chàng trai vì cô gái đã không còn như trước.
Câu 7. Bài thơ gửi gắm thông điệp:
A. Khuyên con người nên chạy theo những cái mới mẻ, hiện đại, không cần giữ gìn truyền
thống.
B. Mong muốn thiết tha giữ gìn vẻ đẹp truyền thống của quê hương và nét đẹp mộc mạc, đơn
sơ, bình dị của con người.
C. Luôn đề cao vẻ đẹp truyền thống.
D. Đề cao sự chung thủy trong tình yêu đôi lứa.
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8: Qua bài thơ, anh/chị hiểu nghĩa của từ “chân quê” như thế nào?
Câu 9: Nêu khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 10: Từ bài thơ, anh/chị có suy nghĩ gì về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây,


Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?...”
( Trích “Đây thôn Vĩ Dạ”, Hàn Mặc Tử)
Thực hiện yêu cầu:
Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày ấn tượng của mình về
hai khổ thơ trên.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn lớp 10

Phầ Câu Nội dung Điểm


n
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 C 0,5
2 D 0,5
3 A 0,5
4 A 0,5
5 C 0,5
6 C 0,5
7 B 0,5
8 Qua bài thơ, nghĩa của từ “chân quê”: vẻ đẹp mộc mạc, đằm thắm, 0,5
giản dị, chân chất
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời đúng từ 2 đến 3 từ: 0,25 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng hoặc chỉ đúng 1 từ: 0,0 điểm.

9 Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ: Bồn chồn, mong đợi 1.0
người yêu; bất ngờ đến ngỡ ngàng trước sự thay đổi trong cách ăn
mặc của cô gái; trách móc, xót xa, tiếc nuối trước sự thay đổi ấy;
mong muốn, nhắc nhở người mình yêu gìn giữ vẻ đẹp truyền thống.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương như đáp án hoặc trả lời đúng 3 ý:
1,0 điểm.
- Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,25 điểm.
- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt:
0,25 điểm.
- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục,
diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
10 Suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: 1.0
- Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, là giá trị cốt lõi, căn
bản của dân tộc được hình thành qua thời gian dài. Vì vậy, mỗi
người phải có ý thức và trách nhiệm trong việc giữ gìn.
- Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải có bản lĩnh văn hóa, một
mặt phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc, mặc khác biết tiếp
thu có chọn lọc văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới để làm
giàu cho văn hóa nước nhà.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt:
0,75 điểm.
- Học sinh trả lời đúng 1 ý trong đáp án: 0.5 điểm.
- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục,
diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái
quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25
Ấn tượng về vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai khổ thơ.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.
- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.0
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là
một vài gợi ý cần hướng tới:
- Về nội dung:
+ Khổ 1: Vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và con người thôn Vĩ buổi ban
mai. Tâm trạng yêu đời, yêu thiên nhiên, cuộc sống của nhân vật trữ tình.
+ Khổ 2: Vẻ đẹp mây trời, sông nước xứ Huế từ chiều về đêm. Tâm trạng
âu lo, dự cảm mơ hồ về sự chia lìa.
- Về nghệ thuật: ngôn ngữ điêu luyện; bút pháp vừa lãng mạn vừa tượng
trưng; kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ, so sánh,
nhân hóa…
Hướng dẫn chấ m:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm.
- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm.
- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. .
- Đánh giá chung: 0,5
Đây thôn Vĩ Dạ tiêu biểu cho phong cách thơ Hàn Mặc Tử; thể hiện vẻ
đẹp của thiên nhiên và con người xứ Huế; khẳng định niềm khao khát
tình người, tình đời.

Hướng dẫn chấm:


- Trình bày tương đương như đáp án hoặc đúng 2 ý: 0,5 điểm.
- Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,5
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính
tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn 0,5
đạt mới mẻ.
I + II 10

You might also like