You are on page 1of 1

Bài tập về tứ giác toàn phần

Nguyễn Văn Linh

Số 1

Bài 1. Cho tứ giác toàn phần ABCD.EF có M là điểm Miquel. Chứng minh rằng tồn tại một phép
đối xứng trục biến các đường thẳng M E, M A, M B lần lượt thành M F , M C, M D.

Bài 2. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). E, F là hai điểm bất kì trên AC, AB. (AEF ) cắt (O) tại
P khác A. Các điểm K, L lần lượt đối xứng với E, F qua trung điểm của AC, AB. Chứng minh rằng
KL vuông góc với đường thẳng Simson của P ứng với tam giác ABC.

Bài 3. Cho tam giác ABC. P là một điểm bất kì nằm trong tam giác. AP, BP, CP cắt BC, CA, AB
lần lượt tại A1 , B1 , C1 . Gọi A2 , B2 , C2 lần lượt là trung điểm của BC, CA, AB; A3 , B3 , C3 lần lượt là
trung điểm của B1 C1 , C1 A1 , A1 B1 . G là trọng tâm của tam giác ABC. Chứng minh rằng A2 A3 , B2 B3 ,
C2 C3 đồng quy tại một điểm trên P G.

Bài 4. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). P là một điểm bất kì trên (O). Đường thẳng Steiner của P
ứng với tam giác ABC cắt BC, CA, AB lần lượt tại D, E, F . Gọi X, Y, Z lần lượt là tâm đường tròn
ngoại tiếp các tam giác AEF , BDF , CDE. Chứng minh rằng X, Y, Z, P đồng viên.

Bài 5. Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O). AD giao BC tại E, AB giao CD tại F . Chứng minh rằng
điểm Miquel của tứ giác ABCD là hình chiếu vuông góc của O trên EF .

Bài 6. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), trực tâm H. (BOC) cắt AC, AB lần lượt tại E, F. EF cắt
BC tại X. Chứng minh rằng AX đi qua điểm anti-Steiner của đường thẳng OH.

Bài 7. Cho tứ giác ABCD. AD giao BC tại E, AB giao CD tại F . AC giao BD tại P . AC, BD cắt
EF lần lượt tại Q, R. Chứng minh rằng tâm của (P QR) nằm trên đường thẳng Steiner của tứ giác
toàn phần ABCD.EF.

Bài 8. Cho tam giác ABC. P là một điểm chuyển động trên trung tuyến AM của tam giác ABC.
(AP B) cắt AC tại E khác A, (AP C) cắt AB tại F khác A. Chứng minh rằng trực tâm của tam giác
AEF chuyển động trên một đường thẳng cố định.

Bài 9. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). P là điểm bất kì nằm trên cung BC của (O). Dựng điểm Q
sao cho A(P Q, BC) = −1 và P Q ⊥ BC. M là trung điểm AQ. Chứng minh rằng P nằm trên đường
thẳng Steiner của tứ giác toàn phần tạo bởi BC, CA, AB và đường thẳng qua M song song với AP.

You might also like