You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

BÀI TẬP NHÓM


ĐỀ TÀI
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HDI CỦA
CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2021

Học phần : Kinh tế lượng


Giảng viên : TS. Nguyễn Thế Kiên
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phạm Linh Hương
Nguyễn Thị Mỹ Duyên
Nguyễn Thuỳ Dương
Nguyễn Nhật Lệ
Võ Khánh Trà
Mã lớp học phần : INE1052 12
Lớp : QH2021E Kế toán CLC 1

Hà Nội – Tháng 12/2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu............................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................................1
2.1. Mục tiêu chung của nghiên cứu..............................................................................................1
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................................1
4. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................................................1
4.1. Phạm vi nội dung......................................................................................................................1
4.2. Phạm vi không gian..................................................................................................................1
4.3. Phạm vi thời gian:.....................................................................................................................2
5. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................................................2
6. Kết cấu bài nghiên cứu....................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HDI CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ
GIỚI..............................................................................................................................................................3
1.1. Cơ sở lý luận.................................................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm HDI......................................................................................................................3
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới HDI của các quốc gia trên thế giới.........................................3
1.2. Cơ sở thực tiễn về HDI của các quốc gia trên thế giới.............................................................5
1.2.1. Thực tiễn về HDI của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới năm 2021.......................5
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam....................................................................................6
1.3. Khoảng trống nghiên cứu............................................................................................................7
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................................9
2.1. Cơ sở chọn mô hình nghiên cứu.................................................................................................9
2.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu.................................................................................................9
2.3. Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................................................9
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................................11
3.1. Kết quả hồi quy..........................................................................................................................11
3.1.1. Mô hình hồi quy............................................................................................................................11
3.1.2. Ý nghĩa các hệ số và mối quan hệ giữa các biến...................................................................12
3.1.3. Hệ số xác định bội...................................................................................................................13
3.2. Kết quả kiểm định......................................................................................................................13
3.1.2. Kết quả kiểm định giả thuyết về các hệ số hồi quy............................................................13
3.2.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình...................................................................................15
3.2.3. Kiểm định sự tồn tại đa cộng tuyến....................................................................................15
3.2.4. Phát hiện phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey.............16
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH.........................................................................17
4.1. Kết luận.......................................................................................................................................17
4.2. Đề xuất hàm ý chính sách...............................................................................................................18
4.2.1. Đối với sự phát triển dân số................................................................................................18
4.2.2. Đối với chất lượng môi trường...........................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................................20
TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................................................................22
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Chỉ số Phát triển con người (HDI) là một trong những công cụ quan trọng nhất để
đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia. Việc nghiên cứu về HDI là cần thiết vì nó
cung cấp cái nhìn tổng quan về sức khỏe, giáo dục và thu nhập trung bình của dân số
trong một quốc gia cụ thể. HDI không chỉ đo lường thu nhập trung bình mà còn đánh giá
sự tiến bộ trong giáo dục và sức khỏe, từ đó giúp hiểu rõ hơn về chất lượng cuộc sống
của người dân. Đây là cách tiếp cận đa chiều về phát triển, không chỉ tập trung vào một
khía cạnh duy nhất.
Ngoài ra, HDI cung cấp cơ sở để so sánh mức độ phát triển giữa các quốc gia.
Việc này giúp đánh giá hiệu quả của chính sách kinh tế và xã hội, từ đó đưa ra định
hướng chính sách phát triển. Nhờ việc hiểu rõ về những khía cạnh mà HDI đo lường, các
chính phủ có thể thiết lập các chính sách cụ thể nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của
dân cư. Tóm lại, nghiên cứu HDI không chỉ giúp hiểu rõ hơn về sự phát triển của một
quốc gia mà còn là cơ sở để định hướng chính sách, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống
của người dân.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu


2.1. Mục tiêu chung của nghiên cứu
- Bài nghiên cứu nhằm nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển của các quốc gia
chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới chỉ số phát triển con người HDI. Nghiên cứu
này nhằm đánh giá mức độ phát triển tương đối của một quốc gia dựa trên các chỉ số
quan trọng như kinh phí đầu tư vào giáo dục, chất lượng môi trường, tuổi thọ trung bình...
để cung cấp cái nhìn toàn diện hơn, từ đó hỗ trợ việc xác định chính sách và chiến lược
phát triển có tính thực tiễn
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình phát triển của các quốc gia trên thế giới
 Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số đo lường phát triển con người HDI
 Dựa trên việc nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng và bài học từ các quốc gia trên
thế giới, đề xuất giải pháp chiến lược phát triển phù hợp đối với Việt Nam

3. Đối tượng nghiên cứu


 Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số phát triển con người HDI
 Khách thể nghiên cứu: các quốc gia trên thế giới.

4. Phạm vi nghiên cứu


4.1. Phạm vi nội dung
Nghiên cứu tập trung vào đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến Chỉ số Phát triển
Con người (HDI), bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như kinh tế, giáo dục và sức khỏe
trong các quốc gia cụ thể. Mục tiêu là cung cấp cái nhìn tổng quát và đề xuất các hàm ý
chính sách, chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện tại Việt Nam dựa trên những
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
4.2. Phạm vi không gian

1
Phạm vi không gian: Phạm vi địa lý của nghiên cứu bao gồm 130 quốc gia trên thế
giới về Chỉ số Phát triển Con người (HDI), bao quát các khu vực đa dạng và rộng lớn trên
toàn cầu. Từ các nước đang trong quá trình phát triển đến những nền kinh tế đã phát triển,
bao gồm các quốc gia trải đều trên các lục địa khác nhau
4.3. Phạm vi thời gian:
Dữ liệu được tìm hiểu và nghiên cứu vào năm 2021.

5. Câu hỏi nghiên cứu.


 Tình hình phát triển của các quốc gia trên thế giới như thế nào?
 Nhân tố ảnh hưởng tới chỉ số phát triển con người HDI trên thế giới là gì?
 Các biện pháp tăng chỉ số HDI tại Việt Nam là gì?
 Tầm quan trọng của việc tăng chỉ số HDI trên toàn thế giới là gì?

6. Kết cấu bài nghiên cứu


Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hdi của các quốc gia trên thế giới
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Kết luận và hàm ý chính sách

2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HDI CỦA CÁC QUỐC
GIA TRÊN THẾ GIỚI
I.1. Cơ sở lý luận
I.1.1. Khái niệm HDI
Human Development Index (HDI) là một chỉ số đo lường sự phát triển con người
được nghiên cứu bởi Mahbub ul Haq và Amartya Sen năm 1990. HDI được phát triển bởi
Tổ chức Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm đo lường sự phát triển vượt qua chỉ số
GDP mà tập trung vào các yếu tố kinh tế. Nghiên cứu của Haq và Sen (1990) đã chỉ ra ba
tiêu chí cơ bản để đánh giá sự phát triển con người: tuổi thọ trung bình, giáo dục và mức
sống. Được tính toán dựa trên các chỉ số con và sau đó được kết hợp thành một chỉ số
duy nhất nhằm so sánh mức độ phát triển của các quốc gia. Nghiên cứu của Amartya Sen
(1997) đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của HDI trong việc thay đổi cách nhìn nhận về
sự phát triển. Trước khi HDI được giới thiệu, chỉ số GDP (Tổng sản phẩm quốc nội)
được sử dụng như một chỉ số đơn giản để đo lường sự phát triển. Tuy nhiên, GDP không
thể thu thập được thông tin về chất lượng cuộc sống hoặc sự chênh lệch phát triển giữa
các quốc gia. HDI cung cấp một cái nhìn tổng quan hơn về phát triển con người, đồng
thời tổng hợp các yếu tố quan trọng khác như sức khỏe và giáo dục.
Tại Việt Nam, theo nghị Quyết số 89/2010/NQ-CP của Chính phủ Việt Nam đã
xác định HDI là một trong các chỉ tiêu phục vụ đánh giá và quản lý phát triển xã hội và
kinh tế của quốc gia. Nghiên cứu của Đỗ Kim Thành, Đinh Bá Tiến, và Trần Trường
Thủy (năm 2020), cùng với Nguyễn Quốc Hùng và Chu Văn Lâm (năm 2019) cũng chỉ ra
rằng HDI là một chỉ số quan trọng dùng để đánh giá và so sánh mức độ phát triển con
người trong các quốc gia dựa trên các chỉ số chính như tuổi thọ bình quân, mức độ giáo
dục và mức độ thu nhập. HDI đã giúp xác định và đo lường sự tiến bộ của một quốc gia
trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển con người.
Như vậy, Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tóm tắt thành tích trung
bình trong các khía cạnh chính của phát triển con người: sống lâu và khỏe mạnh, có tri
thức và có mức sống khá. HDI là giá trị trung bình hình học của các chỉ số được chuẩn
hóa cho từng chiều trong ba chiều. Khía cạnh sức khỏe được đánh giá bằng tuổi thọ bình
quân, khía cạnh giáo dục được đo lường bằng số năm đi học trung bình của người lớn từ
25 tuổi trở lên và số năm đi học dự kiến đối với trẻ em trong độ tuổi bắt đầu đi học.
Chiều mức sống được đo bằng tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người. HDI có thể
được sử dụng để đặt câu hỏi về các lựa chọn chính sách quốc gia, đặt câu hỏi làm thế nào
hai quốc gia có cùng mức GNI bình quân đầu người lại có thể đạt được các kết quả phát
triển con người khác nhau. Những sự tương phản này có thể kích thích tranh luận về các
ưu tiên chính sách của chính phủ.

I.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới HDI của các quốc gia trên thế giới
Quá trình đọc tổng quan, nhóm nghiên cứu tổng hợp được 8 yếu tố ảnh hưởng đến
HDI bao gồm Edu Government, EPI, FDI, GDP per capita, Inflation, Life expectancy,
Population Growth, và Unemployment được tổng hợp như bảng dưới đây.

3
STT Tên biến Khái niệm Nguồn
1 Chi tiêu công cho Chi tiêu cho giáo dục bao Hamzah và cộng sự (2012),
giáo dục (Edu gồm các khoản chi thường Merita Pahlevi (2017),
Government) xuyên (chẳng hạn như bồi Razmi et al. (2012), Bloom
thường cho nhân viên và cộng sự. (2001), Castro-
giảng dạy và không giảng Leal và cộng sự. (2000) và
dạy, sách giáo khoa và các Qureshi (2009), Klara Shinta
tài liệu giảng dạy khác, Claudia và Muhammad Arif
hàng hóa và dịch vụ khác) (2022)
và chi tiêu vốn.
2 Chỉ số chất lượng Chỉ số chất lượng môi Hamzah và cộng sự (2012),
môi trường (EPI - trường (EPI) là một Merita Pahlevi (2017),
environmental phương pháp định lượng Razmi et al. (2012), Bloom
performance index) và đánh dấu bằng số hiệu và cộng sự. (2001), Castro-
suất môi trường của một Leal và cộng sự. (2000) và
chính sách của một tiểu Qureshi (2009), Klara Shinta
bang. Claudia và Muhammad Arif
(2022)
3 Dòng vốn đầu tư Dòng vốn FDI ra ròng là Hamzah và cộng sự (2012),
trực tiếp nước ngoài giá trị đầu tư trực tiếp ra Merita Pahlevi (2017),
(FDI) nước ngoài của các cư dân Razmi et al. (2012), Bloom
của nền kinh tế báo cáo và cộng sự. (2001), Castro-
cho các nền kinh tế bên Leal và cộng sự. (2000) và
ngoài, bao gồm thu nhập Qureshi (2009), Klara Shinta
tái đầu tư và các khoản Claudia và Muhammad Arif
vay nội bộ công ty, các (2022)
khoản thu ròng từ việc hồi
hương vốn và trả các
khoản vay.
4 GDP bình quân đầu GDP bình quân đầu người Anne Therese Connolly và
người (GDP per là tổng giá trị gia tăng của cộng sự (2014), Smit Shah
capita) tất cả các nhà sản xuất (2016), Joko Sangaji (2016),
thường trú trong nền kinh Aldona MigalaWarchol &
tế cộng với bất kỳ loại Marek Sobolewski (2020),
thuế sản phẩm nào (trừ trợ Arisman (2018), Irina
cấp) không bao gồm trong Georgescu và cộng sự (2020)
định giá sản lượng, chia
cho dân số giữa năm.

4
5 Lạm phát (Inflation) Lạm phát được đo bằng Joko Sangaji (2016), Y.
tốc độ tăng trưởng hàng Yolanda (2017), Cordelia
năm của chỉ số giảm phát Onyinyechi Omodero (2019)
tiềm ẩn GDP cho thấy tốc
độ thay đổi giá trong toàn
bộ nền kinh tế. Chỉ số
giảm phát tiềm ẩn GDP là
tỷ lệ GDP tính theo nội tệ
hiện tại so với GDP tính
theo nội tệ cố định.
6 Tuổi thọ trung bình Tuổi thọ trung bình hay Báo cáo Phát triển Con
hay kỳ vọng (Life kỳ vọng sống là số năm người của Liên Hợp Quốc
expectancy) dự kiến còn lại của cuộc (2011), Anne Therese
đời ở độ tuổi nhất định. Connolly và cộng sự (2014),
Yakunina R.P và cộng sự
(2015), Smit Shah (2016),
Joko Sangaji (2016),
Gherardo Girardi và cộng sự
(2017)
7 Gia tăng dân số Gia tăng dân số là sự gia Philip W. Zgheib và cộng sự
(Population Growth) tăng số lượng người trong (2006), Hamzah và cộng sự
một quần thể hoặc một (2012), Najid Ahmad và
nhóm phân tán. cộng sự (2012), Arif và cộng
sự (2019), Muhammad
Arshad và cộng sự (2021)
8 Thất nghiệp Thất nghiệp trong kinh tế Hamzah và cộng sự (2012),
(Unemployment) học, là tình trạng người Eleonora Sofilda và cộng sự
lao động muốn có việc (2015), Aldona
làm mà không tìm được MigalaWarchol và cộng sự
việc làm hoặc không được (2020), Eko Wahyu
tổ chức, công ty và cộng Nugrahadi và cộng sự (2018)
đồng nhận vào làm. Tỷ lệ
thất nghiệp là phần trăm
số người lao động không
có việc làm trên tổng số
lực lượng lao động của xã
hội.

I.2. Cơ sở thực tiễn về HDI của các quốc gia trên thế giới
I.2.1. Thực tiễn về HDI của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới năm 2021

5
Theo báo cáo về Phát triển Con người 2021-2022 của Chương trình Phát triển
Liên hợp quốc (UNDP), chỉ số Phát triển Con người trên toàn cầu đã giảm hai năm liên
tiếp, điều chưa từng xảy ra trong 32 năm lịch sử của chỉ số này, chủ yếu do đại dịch
Covid-19. Sự suy giảm này đã đưa chỉ số quay về mức của năm 2016, phá vỡ nhiều tiến
bộ hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững.

Tính trên quy mô toàn cầu, năm 2021, các quốc gia có chỉ số HDI cao nhất là
Thuỵ Sỹ (0,962), Na Uy (0,961), Iceland (0,959), Úc (0,951), Đan Mạch (0,948), Thuỵ
Điển (0,947), Ireland (0,945), Đức (0,942), Hà Lan (0,941) và Phần Lan (0,940). Châu
Âu và Bắc Mỹ tiếp tục là nơi tập trung các quốc gia có HDI cao nhất trên thế giới.

Trong khu vực Đông Nam Á, vào năm 2021, Singapore dẫn đầu với chỉ số HDI
đạt 0,939, tiếp theo là Brunei với giá trị HDI là 0,829. Malaysia, Thái Lan và Indonesia
cũng nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số HDI cao nhất trong khu vực Đông Nam Á vào
năm 2021.

Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam và các nước trong khu vực
Đông Nam Á năm 2021. Nguồn: UNDP.

I.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam


Trên thế giới, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia đang trong quá trình phát triển
với nền kinh tế ổn định và thuận lợi trong một khoảng thời gian đáng kể. Tuy nhiên, nền
kinh tế vẫn dựa lớn vào ngành nông nghiệp và tỷ trọng công nghiệp trong cấu trúc kinh tế
tăng lên nhưng vẫn chưa đạt mức cao. GDP đầu người ở Việt Nam nằm ở mức trung bình
thấp, tương đồng với một số nước khác ở Nam Á như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, một
số nước ở Nam Mỹ như Colombia, Peru, Ecuador, Bolivia, cũng như phần lớn các quốc
gia ở Trung Á như Mông Cổ, Uzbekistan và nhiều quốc gia ở Bắc Phi và Trung Mỹ.

6
Các kinh nghiệm từ các quốc gia có trình độ phát triển tương đương với Việt Nam:
Theo UNDP, HDI của Ấn Độ trong năm 2021 đứng ở vị trí thấp, chỉ xếp thứ 131 trên thế
giới, với tỷ lệ người dân còn đói nghèo cao (21,9%) (10) và hàng triệu người dân không
có quyền tiếp cận với nguồn điện quốc gia. GDP bình quân đầu người ở Ấn Độ chỉ đạt
khoảng 2.256 USD. Những vấn đề chính bao gồm dân số đông, sự phân hóa giàu nghèo
cùng với việc vẫn tồn tại quan niệm về đẳng cấp và vấn đề tham nhũng. Tuy nhiên, Ấn
Độ đã nhận thức về những hạn chế này và thực hiện cải cách, tự do hóa kinh tế và triển
khai nhiều biện pháp sáng tạo trong nông nghiệp, chính sách công nghiệp mới, văn hóa
mềm cùng với cải thiện trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của họ
đạt trên 7% trong những năm gần đây và được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất thế giới, đồng thời đã cải thiện một phần vấn đề xã hội.
Colombia là một quốc gia đang phát triển với tốc độ tăng trưởng ổn định trong
nhiều năm qua. Theo UNDP, HDI của Colombia đứng ở vị trí thứ 88 trên thế giới trong
năm 2021, tăng 0.32% trong 10 năm từ 2012 - 2021. Quốc gia này tập trung vào việc tạo
ra cơ hội việc làm mới cho người dân và cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua việc
đầu tư vào nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp, khai thác khoáng sản, cũng như lĩnh
vực thông tin và truyền thông, chế biến thực phẩm và dược phẩm, du lịch. Tuy nhiên, như
nhiều quốc gia khác, Colombia vẫn đối mặt với nhiều thách thức xã hội, bao gồm việc
giảm chênh lệch giữa giàu và nghèo, phát triển hạ tầng, cải cách nền hành chính công.
Theo UNDP, HDI của Mông Cổ đứng ở vị trí thứ 96 trên thế giới trong năm 2021,
tăng 0.48% trong khoảng 10 năm từ 2012 - 2021. Mông Cổ đã có những phát triển đáng
kể trong nền kinh tế, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình khoảng 8% mỗi năm. Họ
đang tập trung vào phát triển thương mại, du lịch, sử dụng tài nguyên và năng lực để tạo
thêm việc làm và xây dựng tương lai cho người dân. Mặc dù đã đạt được tiến bộ đáng kể
trong việc cải thiện HDI, nhưng vẫn còn những thách thức về bất bình đẳng và giảm
nghèo.
Năm 1990, HDI của Peru chỉ đạt 0,543, xếp thứ 101 trên tổng số 130 quốc gia.
Tuy nhiên, đến năm 2019, HDI của Peru đã tăng lên 0,757, xếp thứ 76 trên 189 quốc gia,
với dự kiến tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Việc cải thiện sức khỏe, giáo dục và
thu nhập cùng với việc giảm tỷ lệ thất nghiệp đã góp phần tăng HDI của Peru lên 0,762
vào năm 2021, xếp thứ 84 trên 193 quốc gia. Peru cũng đã thu hút được sự quan tâm và
đầu tư từ các quốc gia khác để nâng cao HDI.
Những kinh nghiệm từ các quốc gia có trình độ phát triển tương đương với Việt
Nam cho thấy rằng tăng cường giáo dục, sức khỏe cộng đồng, khuyến khích cân bằng
giới tính, cải thiện thất nghiệp, bài trừ tham nhũng và kiểm soát lạm phát là những khía
cạnh mà Việt Nam có thể học hỏi để nâng cao chỉ số phát triển con người HDI, như được
nhóm tác giả tiếp cận và nghiên cứu trong bài nghiên cứu này.

I.3. Khoảng trống nghiên cứu


Sau khi tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, nhóm tác giả nhận
thấy rằng có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề ảnh hưởng đến chỉ số HDI của các
quốc gia trên thế giới, đa dạng và khá đầy đủ, cung cấp nhiều thông tin về các yếu tố tiềm
năng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu trong nước có phạm vi hẹp, chưa bao quát hết các

7
yếu tố quan trọng; trong khi đó, một số nghiên cứu nước ngoài thì có sự khác biệt về
những nhân tố được xét nghiệm, bởi sự đa dạng về tính chất nền kinh tế và sự phát triển
của các quốc gia. Còn thiếu đi nhiều nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu và việc đưa ra
những hàm ý chính sách cần thiết cho Việt Nam. Do đó, nhóm nghiên cứu đã quyết định
chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số HDI của các quốc gia trên thế
giới và hàm ý chính sách cho Việt Nam” này với hy vọng có thể bổ sung và hoàn thiện
thêm các nhân tố cũng như đề xuất một số chính sách giúp nâng cao chỉ số HDI của đất
nước.

8
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở chọn mô hình nghiên cứu


Để chọn mô hình nghiên cứu cho đề tài "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới HDI
của các quốc gia trên thế giới năm 2022 và hàm ý chính sách cho Việt Nam", cần xem
xét các yếu tố sau:
Mục tiêu của nghiên cứu: Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu các yếu tố ảnh
hưởng tới chỉ số HDI và đưa ra hàm ý chính sách cho Việt Nam.
Các yếu tố ảnh hưởng tới HDI: Dựa trên các nghiên cứu trước, HDI được xác định
bởi ba yếu tố chính: sức khỏe (được đo bằng tuổi thọ trung bình), tri thức (được đo bằng
số năm đi học bình quân và số năm đi học kỳ vọng), và thu nhập (được đo bằng GNI bình
quân đầu người).
Dữ liệu: Dữ liệu về HDI của các quốc gia trên thế giới năm 2022 có thể thu thập từ
các nguồn tin cậy như Báo cáo Phát triển Con người của Liên Hợp Quốc. Dữ liệu này sẽ
được sử dụng để phân tích và xác định các yếu tố ảnh hưởng tới HDI.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu có thể bao gồm phân tích
thống kê để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố và HDI. Ngoài ra, phương pháp nghiên
cứu cũng có thể bao gồm việc đánh giá các chính sách hiện hành và đề xuất các chính
sách mới cho Việt Nam dựa trên kết quả nghiên cứu.
Mô hình nghiên cứu: Mô hình nghiên cứu cần phản ánh các yếu tố trên. Một mô
hình nghiên cứu phù hợp có thể là mô hình hồi quy đa biến, trong đó HDI là biến phụ
thuộc và các yếu tố ảnh hưởng tới HDI là các biến độc lập.

2.2.Xây dựng giả thuyết nghiên cứu


Giả thuyết 1: Sức khỏe, tri thức và thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến HDI của các
quốc gia.
Giả thuyết 2: Các quốc gia có chính sách tập trung vào cải thiện sức khỏe, tri thức và thu
nhập sẽ có HDI cao hơn.
Giả thuyết 3: Việt Nam có thể cải thiện HDI của mình bằng cách áp dụng các chính sách
tương tự như các quốc gia có HDI cao

2.3.Phương pháp thu thập số liệu


Thu thập dữ liệu từ các nguồn công khai: Có rất nhiều nguồn dữ liệu công khai có
thể sử dụng để thu thập thông tin về HDI của các quốc gia. Một số nguồn đáng tin cậy
bao gồm: Báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc (UNDP), Cơ quan Thống kê
Quốc tế (World Bank, IMF, OECD, v.v.), Các trang web chính thức của các chính phủ
quốc gia
Đồng thời, nhóm nghiên cứu thu thập số liệu thứ cấp của 140 quốc gia trong năm
2021, cụ thể, số liệu được lấy từ những nguồn sau: Ngân hàng thế giới
(https://www.worldbank.org/en/home): GDP per capita, Life Expectancy,
Unemployment, Inflation GDP deflator annual, Foreign Direct Investment Net inflows of

9
GDP (FDI), Government expenditure on education, Population Growth, Chương trình
Phát triển của Liên Hợp Quốc (https://www.undp.org/vi/vietnam): Chỉ số phát triển con
người (HDI), Đại học Yale (https://www.yale.edu/): Chỉ số hiệu quả môi trường (EPI)

10
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả hồi quy


3.1.1. Mô hình hồi quy
Mô hình lý thuyết đề xuất gồm có 9 biến: Chi tiêu công cho giáo dục; Chỉ số chất
lượng môi trường; Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; GDP bình quân đầu người;
Lạm phát; Tuổi thọ trung bình hay kỳ vọng; Gia tăng dân số; Thất nghiệp và HDI. Trong
đó, HDI là biến phụ thuộc, 8 biến còn lại là những biến độc lập và được giả định là các
yếu tố tác động đến HDI.
Xác định mô hình:
Y= F(x) = β1 + β2EG + β3EPI + β4FDI + β5GDP + β6IF+ β7LE+ β8PG+ β9UNE
Trong đó:
Y: Chỉ số HDI
EG: Chi tiêu công cho giáo dục
EPI: Chỉ số chất lượng môi trường
FDI: Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP: GDP bình quân đầu người
IF: Lạm phát
LE: Tuổi thọ trung bình hay kỳ vọng
PG: Gia tăng dân số
UNE: Thất nghiệp
Tiến hành phân tích hồi quy để xác định cụ thể trọng số của từng thành phần tác
động đến HDI quốc gia. Giá trị của các yếu tố được dùng để chạy hồi quy là giá trị tổng
của các biến quan sát đã được kiểm định. Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương
pháp hồi quy tổng thể các biến với phần mềm EVIEWS 12
Kết quả kiểm định mô hình hồi quy giữa các yếu tố tác động đến HDI quốc gia
được thể hiện qua hệ thống các bảng sau.

11
Bảng 1. Kết quả hồi quy
Qua kết quả phân tích hồi quy ta có mô hình:
Y= F(x) = 0.6806 - 0.0009EG + 0.0037EPI + 0.0039FDI + 0.002GDP - 0.0002IF -
0.0013LE - 0.0576PG + 0.0005UNE

3.1.2. Ý nghĩa các hệ số và mối quan hệ giữa các biến


β1 = 0.6806: Cho biết, khi các yếu tố khác bằng 0 thì chỉ số HDI năm 2021 của các quốc
gia trung bình sẽ bằng 0.6806 điểm
β2 = - 0.0009: Cho biết, khi các yếu tố khác không thay đổi, Chi tiêu công cho giáo dục
tăng 1% tổng chi tiêu chính phủ thì chỉ số HDI năm 2021 của các quốc gia trung bình sẽ
giảm 0.0009 điểm
β3 = 0.0037: Cho biết, khi các yếu tố khác không thay đổi, Chỉ số chất lượng môi trường
tăng 1 điểm thì chỉ số HDI năm 2021 của các quốc gia trung bình sẽ tăng 0.0037 điểm
β4 = 0.0039: Cho biết, khi các yếu tố khác không thay đổi, Dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tăng 1 tỷ USD thì chỉ số HDI năm 2021 của các quốc gia trung bình sẽ tăng
0.0039 điểm
β5 = 0.002: Cho biết, khi các yếu tố khác không thay đổi, GDP bình quân đầu người tăng
1000 USD thì chỉ số HDI năm 2021 của các quốc gia trung bình sẽ tăng 0.002 điểm
β6 = - 0.0002: Cho biết, khi các yếu tố khác không thay đổi, Lạm phát tăng 1% thì chỉ số
HDI năm 2021 của các quốc gia trung bình sẽ giảm 0.0002 điểm
β7 = - 0.0013: Cho biết, khi các yếu tố khác không thay đổi, Tuổi thọ trung bình hay kỳ
vọng tăng 1 tuổi thì chỉ số HDI năm 2021 của các quốc gia trung bình sẽ giảm 0.0013
điểm

12
β8 = - 0.0576: Cho biết, khi các yếu tố khác không thay đổi, Gia tăng dân số tăng 1% thì
chỉ số HDI năm 2021 của các quốc gia trung bình sẽ giảm 0.0576 điểm
β9 = 0.0005: Cho biết, khi các yếu tố khác không thay đổi, Thất nghiệp tăng 1% thì chỉ số
HDI năm 2021 của các quốc gia trung bình sẽ giảm 0.0005 điểm

3.1.3. Hệ số xác định bội


Báo cáo kết quả hồi quy của mô hình cho thấy giá trị R 2 là 0,7958 cho biết mô
hình giải thích được 79,58% sự biến động của chỉ số HDI năm 2021 của các quốc gia,
20,42% còn lại có thể là do ảnh hưởng của những biến ngoài mô hình và do sai số ngẫu
nhiên; hay nói cách khác 79,58% sự biến thiên của biến HDI được giải thích bởi 8 biến
độc lập Chi tiêu công cho giáo dục; Chỉ số chất lượng môi trường; Dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài; GDP bình quân đầu người; Lạm phát; Tuổi thọ trung bình hay kỳ vọng;
Gia tăng dân số và Thất nghiệp.
Giá trị R2 hiệu chỉnh phản ánh chính xác hơn sự phù hợp của mô hình đối với tổng
thể, giá trị R2 hiệu chỉnh bằng 0.7819 (hay 78.19%) có nghĩa tồn tại mô hình hồi quy
tuyến tính giữa HDI và 8 biến đo lường, cho thấy mối quan hệ giữa các biến trong mô
hình có mối tương quan khá chặt chẽ. Như vậy bước đầu có thể nói mô hình là phù hợp
với tập dữ liệu mẫu.

3.2. Kết quả kiểm định


3.1.2. Kết quả kiểm định giả thuyết về các hệ số hồi quy
Kiểm định giả thuyết của β1 với mức ý nghĩa 5%
H02: β2 = 0 biến không phù hợp
H12: β2 ≠ 0 biến phù hợp
Prob = 0,5834 > α = 0.05: Chưa bác bỏ giả thiết H02
Vậy, với mức ý nghĩa 5%, Chi tiêu công cho giáo dục không có tác động đến HDI của
các quốc gia trên thế giới năm 2021.

Kiểm định giả thuyết của β2 với mức ý nghĩa 5%


H03: β3 = 0 biến không phù hợp
H13: β3 ≠ 0 biến phù hợp
Prob = 0,0000 < α = 0.05: Bác bỏ giả thiết H03
Vậy, với mức ý nghĩa 5%, Chỉ số chất lượng môi trường có tác động đến HDI của các
quốc gia trên thế giới năm 2021.

Kiểm định giả thuyết của β3 với mức ý nghĩa 5%


H04: β4 = 0 biến không phù hợp
H14: β4 ≠ 0 biến phù hợp
Prob = 0,1754 > α = 0.05: Chưa bác bỏ giả thiết H04
Vậy, với mức ý nghĩa 5%, Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không có tác động đến
HDI của các quốc gia trên thế giới năm 2021.

Kiểm định giả thuyết của β5 với mức ý nghĩa 5%

13
H05: β5 = 0 biến không phù hợp
H15: β5 ≠ 0 biến phù hợp
Prob = 0,0000 > α = 0.05: Bác bỏ giả thiết H05
Vậy, với mức ý nghĩa 5%, GDP bình quân đầu người có tác động đến HDI của các quốc
gia trên thế giới năm 2021.

Kiểm định giả thuyết của β6 với mức ý nghĩa 5%


H06: β6 = 0 biến không phù hợp
H16: β6 ≠ 0 biến phù hợp
Prob = 0,4289 > α = 0.05: Chưa bác bỏ giả thiết H06
Vậy, với mức ý nghĩa 5%, Lạm phát không có tác động đến HDI của các quốc gia trên
thế giới năm 2021.

Kiểm định giả thuyết của β7 với mức ý nghĩa 5%


H07: β7 = 0 biến không phù hợp
H17: β7 ≠ 0 biến phù hợp
Prob = 0,1335 > α = 0.05: Chưa bác bỏ giả thiết H07
Vậy, với mức ý nghĩa 5%, Tuổi thọ trung bình hay kỳ vọng không có tác động đến HDI
của các quốc gia trên thế giới năm 2021.

Kiểm định giả thuyết của β8 với mức ý nghĩa 5%


H08: β8 = 0 biến không phù hợp
H18: β8 ≠ 0 biến phù hợp
Prob = 0,0000 < α = 0.05: Bác bỏ giả thiết H08
Vậy, với mức ý nghĩa 5%, Gia tăng dân số có tác động đến HDI của các quốc gia trên thế
giới năm 2021.

Kiểm định giả thuyết của β9 với mức ý nghĩa 5%


H09: β9 = 0 biến không phù hợp
H19: β9 ≠ 0 biến phù hợp
Prob = 0,7357 > α = 0.05: Chưa bác bỏ giả thiết H09
Vậy, với mức ý nghĩa 5%, Thất nghiệp không có tác động đến HDI của các quốc gia trên
thế giới năm 2021.

Kết quả kiểm định giả thuyết về các hệ số hồi quy cho thấy với mức ý nghĩa 5%
Prob. nhỏ hơn 0,05 nghĩa là mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu thu thập được và các
biến đưa vào đều có ý nghĩa trong thống kê với mức ý nghĩa 5%. Kết quả này cũng khẳng
định các giả thuyết nêu ra trong mô hình nghiên cứu được chấp nhận và được kiểm định
phù hợp. Như vậy, các biến độc lập trong mô hình có quan hệ đối với biến phụ thuộc
HDI của các quốc gia trên thế giới năm 2021. (Bảng 1).
Kết quả phân tích các hệ số hồi quy trong mô hình cho thấy, mức ý nghĩa của các
thành phần X3, X5, X8 Prob. = 0,0000 < 0,05; biến X2, X4, X6, X7, X9 có mức ý nghĩa
Prob. lần lượt là 0,5834; 0,1754; 0,4289; 0,1335; 0,7357 nên các biến X 2, X4, X6, X7, X9

14
bị loại khỏi mô hình. Các biến độc lập (X 3, X5, X8) đều có tác động đến HDI của các quốc
gia trên thế giới năm 2021.

3.2.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình


Kiểm định giả thuyết với mức ý nghĩa 5%
H0: R2 = 0 mô hình không phù hợp
H1: R2 ≠ 0 mô hình phù hợp
Tiêu chuẩn kiểm định F = Prob(F-statistic) = 0.0000
Với α = 0.05, Fα (k-1, n-k) = F0.05 (8,158) = F-statistic = 57.0057
F < F0.05 (8,158): Bác bỏ giả thiết H0
Vậy, với mức ý nghĩa 5%, mô hình phù hợp với nghiên cứu, tức có ít nhất một biến độc
lập trong mô hình có khả năng giải thích có ý nghĩa với sự biến thiên của HDI của các
quốc gia trên thế giới năm 2021.

3.2.3. Kiểm định sự tồn tại đa cộng tuyến


Từ kết quả ở Bảng 1, căn cứ R2 và Prob. (F-statistic) cho thấy mô hình hồi quy phù
hợp, nhưng có Prob. của một số biến độc lập lại lớn hơn 0.05. Do đó, hai kết luận này cho
ta sự trái ngược nhau, khả năng có đa cộng tuyến. Nên ta xét sự tương quan cặp giữa các
biến giải thích, ta có bảng sau:

Bảng 3. Sự tương quan cặp giữa các biến giải thích


Dựa vào ma trận trên, cho thấy tương quan cặp giữa các biến nhỏ hơn 1, không có đa
cộng tuyến. Tuy nhiên đây mới chỉ đưa ra dự đoán, chứ chưa đưa ra kiểm định cụ thể.
Nên ta kiểm định đại lượng chuẩn đoán hiện tượng đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại
VIF (Variance Inflation Factor).

15
Bảng 3. Nhân tử phóng đại
Như vậy, dựa vào kết quả của cột centered VIF, ta thấy VIF đều nhỏ hơn 10, thể hiện tính
đa cộng tuyến của các biến độc lập là không đáng kể và các biến độc lập trong mô hình
chấp nhận được.

3.2.4. Phát hiện phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey

16
Bảng 4. Phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey
Kiểm định giả thuyết với mức ý nghĩa 5%
H0: mô hình có phương sai sai số đồng đều
H1: mô hình có phương sai sai số thay đổi
Dựa vào kiểm định sự phù hợp của mô hình, cụ thể dựa vào: Prob. F (8,117) và Prob Chi-
square(8), đều có Prob. > 0.05, chưa bác bỏ giả thiết H0, mô hình không có phương sai sai
số thay đổi.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH


4.1. Kết luận
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến HDI
của các quốc gia trên thế giới năm 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 yếu tố có ảnh
hưởng đến HDI của các quốc gia trên thế giới năm 2021. Mức độ tác động của các yếu tố
đến HDI của các quốc gia trên thế giới năm 2021 đã được xác định. Cụ thể, tác động
mạnh nhất đến HDI của các quốc gia trên thế giới năm 2021 là chỉ số Gia tăng dân số (β 8
= - 0.0576); thứ hai là Chỉ số chất lượng môi trường (β 3 = 0.0037) và cuối cùng là GDP

17
bình quân đầu người (0.002). Trong đó, yếu tố Gia tăng dân số có tác động ngược chiều,
hai yếu tố Chỉ số chất lượng môi trường và GDP bình quân đầu người có tác động ngược
chiều đến HDI của các quốc gia trên thế giới năm 2021.
Kết quả nghiên cứu đã góp phần khẳng định các nhận định đề xuất, tuy nhiên, HDI
của các quốc gia trên thế giới phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nên tùy thuộc vào
từng điều kiện thực tế của các quốc gia, cần có sự điều chỉnh khái niệm và thang đo cho
phù hợp. Thông qua nghiên cứu này, các quốc gia, nhà nước, chính phủ và phụ huynh có
thể hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến HDI của các quốc gia trên thế giới từ đó có giải
pháp để giảm tỷ lệ gia tăng dân số, nâng cao chỉ số chất lượng môi trường và GDP bình
quân đầu người, góp phần nâng cao chỉ số HDI của các quốc gia trên thế giới.

4.2. Đề xuất hàm ý chính sách


Từ kết quả ghi nhận được trong các năm 2021 của Chương trình Phát triển - Liên
hợp quốc (UNDP), chỉ số HDI của Việt Nam là 0,703; đứng thứ 115 trên 191 quốc gia và
vùng lãnh thổ vào năm 2021. Đó là kết quả không thể phủ nhận trong vòng 30 năm qua
Việt Nam đã nỗ lực phát triển kinh tế với tốc độ gia tăng ổn định, ngoài ra cũng rất chú
trọng đến vấn đề xã hội như sức khỏe con người, y tế, việc làm, vấn đề phát triển nông
thôn.
Từ kết luận trên ta có thể đưa ra chính sách về tăng chất lượng môi trường và giảm
sự phát triển dân số

4.2.1. Đối với sự phát triển dân số


Giáo dục và tăng cường nhận thức: Giáo dục về quản lý gia đình, quyền con cái,
và lợi ích của gia đình nhỏ có thể thúc đẩy nhận thức và giảm tốc độ tăng trưởng dân số.
Cung cấp thông tin về kế hoạch hoá gia đình và phương pháp tránh thai cũng là một phần
quan trọng của chính sách này.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sản phụ và gia đình: Cải thiện dịch vụ chăm sóc sức
khỏe cho phụ nữ mang thai và gia đình có thể giúp giảm tỷ lệ sinh con và tăng sức kháng
cho trẻ sơ sinh. Điều này có thể giúp giảm tốc độ tăng trưởng dân số.
Cung cấp thông tin và giáo dục cho người dân tiếp cận đến các phương tiện tránh
thai khoa học: Cung cấp tiếp cận đến các phương tiện tránh thai và các phương pháp khác
để kiểm soát sinh con có thể giảm tốc độ tăng trưởng dân số.
Giảm nghèo và cải thiện điều kiện sống: Cải thiện điều kiện sống và giảm mức
nghèo đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ tăng trưởng dân số, vì mức
sống cao hơn thường dẫn đến ít hơn việc sinh con để bảo đảm sự sống của gia đình.

4.2.2. Đối với chất lượng môi trường


Xây dựng và ban hành các quy định về bảo vệ môi trường. Các quy định về bảo vệ
môi trường sẽ giúp đảm bảo rằng các hoạt động kinh tế, xã hội không gây ô nhiễm môi
trường. Các quy định này nên bao gồm các nội dung sau:
 Các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường
 Các yêu cầu về quản lý chất thải

18
 Các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Đầu tư cho bảo vệ môi trường. Để thực thi các chính sách về bảo vệ môi trường,
cần có nguồn lực tài chính và vật chất. Các quốc gia cần tăng cường đầu tư cho bảo vệ
môi trường, bao gồm việc xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm môi trường, đào tạo
nhân lực bảo vệ môi trường, và nghiên cứu, phát triển các công nghệ bảo vệ môi trường
mới.
Tăng cường giám sát và kiểm tra việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường.
Việc giám sát và kiểm tra việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường sẽ giúp đảm bảo
rằng các quy định về bảo vệ môi trường được thực thi nghiêm túc. Các cơ quan chức
năng cần tăng cường giám sát và kiểm tra việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường,
bao gồm việc kiểm tra định kỳ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, và các hoạt động
gây ô nhiễm môi trường khác.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục về bảo vệ môi trường. Để nâng cao nhận thức
của cộng đồng về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường, cần tăng cường công tác truyền
thông, giáo dục về bảo vệ môi trường. Các quốc gia cần xây dựng các chương trình
truyền thông, giáo dục về bảo vệ môi trường phù hợp với từng đối tượng và khu vực.

4.2.3. Đối với GDP bình quân đầu người


- Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Tăng cường bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Tăng cường quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TRONG NƯỚC
1, Ngô Thái Hùng và các cộng sự (2023), “Mối quan hệ giữa chỉ số phát triển con người,
cơ sở hạ tầng công nghệ, năng lượng tái tạo và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”, Tạp chí
Kinh tế & Phát triển, số 315, trang 13-25.
2, Phùng Danh Cường (2014), “Những nhân tố tác động đến sự phát triển con người toàn
diện ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
3, Trương Văn Cảnh và các cộng sự (2014), “Nghiên cứu chỉ số phát triển con người
(HDI) thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đà Nẵng, số 2, trang 96-
101.
4, Đặng Thị Kim Thoa (2014), “Chỉ số phát triển con người (HDI) và vấn đề phát triển
con người ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 205, trang 34-39.
NƯỚC NGOÀI
5, Verma, A., Giri, A. K., & Debata, B. (2022), “Leapfrogging into knowledge economy:
Information and communication technology for human development”, Australasian
Journal of Information Systems, 26.
6, Eftimoski, D. (2022), “On the inconclusive effect of human capital on growth: A new
look at extended specifications”, Economic Analysis and Policy, 76, 708-727.
7, Taqi, M., e Ali, M. S., Parveen, S., Babar, M., và Khan, I. M. (2021), “An analysis of
Human Development Index and Economic Growth. A Case Study of Pakistan”, iRASD
Journal of Economics, 3(3), 261-271
8, Wang, Z., Zhang, B., & Wang, B. (2018), “Renewable energy consumption, economic
growth and human development index in Pakistan: evidence form simultaneous equation
model”, Journal of cleaner production, 184, 1081-1090

20
9, Acheampong, A. O., Opoku, E. E. O., Dzator, J., và Kufuor, N. K. (2022), “Enhancing
human development in developing regions: Do ICT and transport infrastructure matter?”,
Technological Forecasting and Social Change, 180, 121725.
10, Acheampong, A.O., Erdiaw-Kwasie, M.O., Abunyewah, M. (2021), “Does energy
accessibility improve human development? Evidence from energy-poor regions”, Energy
Economics 96, 105165.
11, Boateng, E., Agbola, F.W., Mahmood, A., (2021), “Foreign aid volatility and
economic growth in Sub-Saharan Africa: Does institutional quality matter?”, Economic
Modelling 96, 111–127.
12, Pan, L., Biru, A., Lettu, S., (2021), “Energy poverty and public health: Global
evidence”, Energy Economics 101, 105423.

21
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

TRONG NƯỚC
1. Mối quan hệ giữa chỉ số phát triển con người, cơ sở hạ tầng công nghệ, năng
lượng tái tạo và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Ngô Thái Hùng và các cộng sự, 9/2023
Năng lượng sạch và công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) dần dần đóng một
vai trò quan trọng trong cuộc sống của mọi người, thay đổi cách thức hoạt động của xã
hội và nền kinh tế. Nghiên cứu này đóng góp về lý thuyết thực nghiệm bằng cách xác
định mối quan hệ giữa năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng công nghệ, tăng trưởng kinh tế
và chỉ số phát triển con người ở Việt Nam trong miền tần số và thời gian khác nhau sử
dụng phân tích wavelet và kiểm định nhân quả dạng phổ được giới thiệu bởi Breitung &
Candelon (2006). Các phát hiện cho thấy tồn tại quan hệ hai chiều của cơ sở hạ tầng công
nghệ, năng lượng tái tạo đối với chỉ số phát triển con người, riêng tăng trưởng kinh tế và
chỉ số phát triển con người có mối quan hệ cả tích cực và tiêu cực tại Việt Nam ở trung
và dài hạn, từ đó cho thấy đầu tư năng lượng tái tạo, đổi mới cơ sở hạ tầng công nghệ và
phát triển kinh tế hỗ trợ quá trình nâng cao chỉ số con người. Kết quả nghiên cứu cung
cấp một số hàm ý quan trọng là cải thiện ICT, tăng cường năng lượng tái tạo và phát triển
kinh tế nhằm tạo thuận lợi cho phát triển con người tại Việt Nam.

2, NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN
DIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trong bài viết này, tác giả đã xác định những nhân tố tác động đến sự phát triển
con người toàn diện ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bằng việc chỉ ra các nhân tố
khách quan và chủ quan tác động đến sự phát triển con người toàn diện ở Việt Nam,
trong đó, xác định sự phát triển về kinh tế với tư cách nhân tố khách quan; sự nhận thức
và năng lực hoạt động thực tiễn của chính bản thân mỗi con người với tư cách nhân tố
chủ quan là hai nhân tố quyết định. Qua đó, tác giả bài viết khẳng định kết quả nghiên
cứu này góp phần bổ sung và phát triển lý luận về phát triển con người và xây dựng chiến
lược phát triển con người Việt Nam trong thời đại mới.

22
3, Nghiên cứu chỉ số phát triển con người (HDI) thành phố Đà Nẵng
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đà Nẵng 2015
Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói
chung đều đặt trọng tâm vào nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI). Tuy nhiên, việc
tính toán và phân tích chỉ số này mới chỉ được thực hiện ở cấp tỉnh/thành phố, còn các
cấp quận/huyện thì chưa được tiến hành. Vì vậy, trong bài báo này, chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu thực trạng chỉ số phát triển con người (HDI) ở thành phố Đà Nẵng theo
từng chỉ số thành phần. Việc tính toán và nghiên cứu này được tiến hành trên phạm vi
toàn thành phố Đà Nẵng với tất cả các quận/huyện (trừ huyện đảo Hoàng Sa). Kết quả
nghiên cứu được cho thấy Đà Nẵng là một trong những địa phương có chỉ số HDI tương
đối cao và có sự chênh lệch về phát triển con người giữa các địa phương trong thành phố
nhưng không quá lớn.

4, Chỉ số phát triển con người (HDI) và vấn đề phát triển con người ở Việt Nam
Phát triển con người toàn diện là một trong những quan điểm cơ bản không thể
thiếu để bảo đảm tính nhân văn và tính hiện thực của xã hội mới (Nguyễn Thị Nga,
2011). Báo cáo phát triển con người của UNDP năm 1990, lần đầu tiên đưa ra một
phương pháp mới để đánh giá tổng hợp trình độ phát triển con người, đó là Chỉ số phát
triển con người (HDI). HDI là một chỉ số đo lường thống nhất các mục tiêu kinh tế - xã
hội cần đạt được và phản ánh toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống. HDI phản ánh mức độ
trung bình đạt được của một nước về các năng lực cơ bản của con người đồng thời xác
định liệu con người có được một cuộc sống trường thọ và khỏe mạnh, được giáo dục và
trang bị kiến thức và được hưởng một mức sống tử tế hay không. Bài viết trình bày rõ
bản chất của chỉ số HDI, nội dung, cách xác định đồng thời phân tích chỉ số này ở Việt
Nam trong mối quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới.

NƯỚC NGOÀI
1. Leapfrogging into knowledge economy: Information and communication
technology for human development
Verma, A., Giri, A. K., & Debata, B. (2022), Australasian Journal of Information
Systems, 26.
Tăng trưởng kinh tế hiện đại tập trung vào năng suất và đổi mới, trong đó đưa
thông tin và công nghệ trở thành một phần không thể thiếu trong các vấn đề chính sách
kinh tế. Trong bối cảnh này, CNTT có một vị trí quan trọng vì nó làm tăng hiệu quả, thúc
đẩy phổ biến thông tin và tăng cường đổi mới, dẫn đến sự thay đổi toàn cầu trong quá
trình phát triển xã hội và con người. Mục đích của nghiên cứu này là xem xét tầm quan
trọng của việc phổ biến CNTT trong việc thúc đẩy phát triển con người ở các quốc gia
thuộc Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á (SAARC) từ năm 2005 đến năm 2019. Phổ biến
CNTT được đo lường bằng chỉ số tổng hợp dựa trên phân tích thành phần chính (PCA) .
Kết hợp việc sử dụng điện thoại, di động, băng thông rộng và internet. Chương trình Phát
triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã tạo ra Chỉ số Phát triển Con người (HDI) đóng vai trò là
đại diện cho sự phát triển con người. Để điều chỉnh bất kỳ sai lệch gây nhiễu nào, các chỉ

23
số kinh tế vĩ mô, chẳng hạn như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lạm phát và thương mại
cũng được đưa vào. Bằng cách sử dụng các phương pháp kinh tế lượng mạnh mẽ đối với
sự phụ thuộc chéo (CSD), chẳng hạn như công cụ ước tính hiệu ứng tương quan chung
động (DCCE), hồi quy Driscoll-Kraay (DK) và thử nghiệm quan hệ nhân quả
Dumitrescu-Hurlin (DH), nghiên cứu nhấn mạnh mối quan hệ tích cực mạnh mẽ giữa
CNTT và HDI. Ngoài ra, GDP còn thúc đẩy HDI nhờ tăng năng suất. Tương tự, mở rộng
thương mại, ngoài những tác động trực tiếp, còn ảnh hưởng đến HDI bằng cách thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, lạm phát có tác động tiêu cực đến HDI. Do đó, nghiên cứu
đề xuất một bối cảnh gắn kết nhằm thống nhất CNTT-TT với sự phát triển con người
trong khuôn khổ hiện đại này.
2, On the inconclusive effect of human capital on growth: A new look at
extended specifications
Eftimoski, D. (2022), Economic Analysis and Policy, 76, 708-727.
Một trong những lý do dẫn đến tác động yếu và không thuyết phục của vốn nhân
lực đối với tăng trưởng trong các nghiên cứu xuyên quốc gia hiện nay có thể là việc sử
dụng các thông số kỹ thuật không phù hợp, không tính đến các kênh khác nhau mà vốn
nhân lực ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Có ý kiến cho rằng cả nguồn dự trữ ban đầu
và những thay đổi trong nguồn vốn con người đều có tác động tăng trưởng tích cực khi
xem xét cùng nhau, trong khi mỗi kênh thường xuất hiện không đáng kể nếu đứng riêng
lẻ. Điều này ngụ ý rằng tác động của vốn con người có thể bị đánh giá thấp trong các
thông số kỹ thuật hạn chế (một kênh). Tuy nhiên, bài viết này cho thấy rằng các thông số
kỹ thuật mở rộng (hai kênh) cũng có thể không đưa ra được lời giải thích hợp lý cho
những tác động vốn nhân lực không nhất quán trong các tài liệu tăng trưởng hiện có. Có
vẻ như vấn đề sai lệch biến số bị bỏ qua do việc mô tả 'không đầy đủ' về vốn con người
trong hồi quy tăng trưởng có thể không rõ ràng như mong đợi. Ngoài ra, chúng tôi xem
xét một số khía cạnh của sai số đo lường và tín hiệu thấp trong những thay đổi về vốn con
người.

3, An analysis of Human Development Index and Economic Growth. A Case Study


of Pakistan
Taqi, M., e Ali, M. S., Parveen, S., Babar, M., và Khan, I. M. (2021), iRASD Journal of
Economics, 3(3), 261-271
Tăng trưởng kinh tế là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một
quốc gia. Có một số yếu tố có thể làm tăng tăng trưởng kinh tế là sự phát triển của con
người. Mức độ phát triển của con người trong một mảng quốc gia về giá trị của Chỉ số
phát triển con người (HDI). Tốc độ tăng trưởng của một quốc gia xuất hiện theo giá trị
của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người. Ảnh hưởng của tài nguyên sức
mạnh của con người được thể hiện ở giá trị của HDI có thể ảnh hưởng đến mức độ tăng
trưởng kinh tế trong giá trị của GDP. Nghiên cứu này sẽ kiểm tra ảnh hưởng của HDI đối
với tăng trưởng kinh tế ở Pakistan trong giai đoạn 1980-2018 chống lại sự tăng trưởng
kinh tế của nó trong GDP bình quân đầu người. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng
mỗi quốc gia có mối tương quan mạnh mẽ và đáng kể giữa HDI và GDP. Nó được kết

24
luận rằng mức độ HDI có thể ảnh hưởng đến GDP bình quân đầu người. Tăng trưởng
kinh tế cho phép đạt được mức độ phát triển cao của con người, một mặt, mức độ phát
triển con người ngày càng tăng dẫn đến tăng cơ hội tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ
nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của con người trở thành một mối quan
hệ có ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy, rõ ràng sự phát triển của con người trong nước liên
quan đến ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế được nhìn thấy trong thu nhập bình quân đầu
người (GDP bình quân đầu người) có thể là một chỉ số về phúc lợi trong nước.

4, Renewable energy consumption, economic growth and human development index


in Pakistan: evidence form simultaneous equation model
Wang, Z., Zhang, B., & Wang, B. (2018), Journal of cleaner production, 184, 1081-1090
Việc tiêu thụ năng lượng chủ yếu trên toàn cầu có liên quan đến các hoạt động của
con người. Tuy nhiên, điều cần thiết là phải định lượng mức độ ảnh hưởng của việc tiêu
thụ năng lượng tái tạo đến quá trình phát triển con người. Lĩnh vực nghiên cứu đặc biệt
này vẫn cần được khám phá. Vì vậy, bài viết này tìm hiểu mối quan hệ giữa tiêu thụ năng
lượng tái tạo, tăng trưởng kinh tế và chỉ số phát triển con người trong giai đoạn 1990–
2014 ở Pakistan bằng cách sử dụng phương pháp Bình phương tối thiểu hai giai đoạn
(2SLS). Kết quả thực nghiệm cho thấy việc tiêu thụ năng lượng tái tạo không cải thiện
được tình hình của quá trình phát triển con người ở Pakistan. Hơn nữa, điều thú vị là thu
nhập của đất nước càng cao thì mức độ phát triển con người càng thấp. Ngoài ra, lượng
khí thải CO2 còn góp phần cải thiện chỉ số phát triển con người. Hơn nữa, mở cửa thương
mại còn cản trở quá trình phát triển con người ở Pakistan. Hơn nữa, phân tích nhân quả
khẳng định giả thuyết phản hồi giữa yếu tố môi trường và quá trình phát triển con người
trong dài hạn. Những phát hiện mới này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách và quan
chức chính phủ hiểu rõ hơn về vai trò của năng lượng tái tạo và tăng trưởng kinh tế trong
quá trình phát triển con người ở Pakistan.

5, Enhancing human development in developing regions: Do ICT and transport


infrastructure matter?
Acheampong, A. O., Opoku, E. E. O., Dzator, J., và Kufuor, N. K. (2022), Technological
Forecasting and Social Change, 180, 121725.
Các cuộc thảo luận chính sách và học thuật gần đây tập trung vào việc liệu công
nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và cơ sở hạ tầng giao thông có nâng cao kết quả
phát triển con người ở các nước đang phát triển hay không. Nghiên cứu này đóng góp vào
kiến thức và chính sách bằng cách khám phá tác động của cơ sở hạ tầng giao thông và
CNTT-TT đối với sự phát triển con người bằng cách sử dụng dữ liệu bảng toàn diện cho
79 quốc gia từ năm 1990 đến năm 2018. Áp dụng IV-GMM hai bước để điều chỉnh tính
nội sinh, kết quả của chúng tôi cho thấy rằng đối với các chỉ số cơ sở hạ tầng giao thông,
trong khi kết nối cảng và giao thông cảng thúc đẩy phát triển con người thì cơ sở hạ tầng
vận tải và đường sắt thì không. Đối với cơ sở hạ tầng CNTT-TT, các phát hiện chỉ ra rằng
sự thâm nhập của băng thông rộng, internet và điện thoại di động giúp cải thiện sự phát
triển của con người trong khi việc thâm nhập điện thoại và hàng hóa CNTT-TT có tác
động trung tính. Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng cơ sở hạ tầng giao thông và CNTT có tác

25
động khác nhau đến vốn con người (giáo dục) và sức khỏe (tuổi thọ, trẻ dưới 5 tuổi và tỷ
lệ tử vong bà mẹ). Phân tích sâu hơn cho thấy kết quả khác nhau giữa Nam Á, châu Phi
cận Sahara và châu Mỹ Latinh-Caribbean. Những kết quả này rất chắc chắn đối với một
công cụ ước tính kinh tế lượng thay thế. Ý nghĩa chính sách của những phát hiện này sẽ
được thảo luận.

6, Does energy accessibility improve human development? Evidence from energy-


poor regions
Acheampong, A.O., Erdiaw-Kwasie, M.O., Abunyewah, M., 2021. Energy Economics 96,
105165.
Tiếp cận năng lượng được coi là trọng tâm của sự phát triển con người. Tuy nhiên,
có rất ít nghiên cứu thực nghiệm về tác động của việc tiếp cận năng lượng đối với sự phát
triển của con người, đặc biệt là ở các nước nghèo năng lượng. Do đó, nghiên cứu này
xem xét tác động của việc tiếp cận điện và năng lượng sạch đối với sự phát triển con
người ở 79 quốc gia nghèo năng lượng từ Nam Á, châu Phi cận Sahara và vùng Caribe-
Mỹ Latinh trong giai đoạn 1990–2018. Sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu hai
giai đoạn của Lewbel để kiểm soát tính nội sinh, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng
việc tiếp cận cả điện và năng lượng sạch sẽ cải thiện sự phát triển của con người trong
mẫu tổng hợp. So sánh, kết quả của chúng tôi cũng cho thấy rằng trong khi khả năng tiếp
cận cả điện và năng lượng sạch giúp nâng cao sự phát triển con người ở vùng Caribe-Mỹ
Latinh và châu Phi cận Sahara, chúng lại làm xấu đi sự phát triển con người ở Nam Á.
Nhìn chung, kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại,
đầu tư trực tiếp nước ngoài, đô thị hóa, khả năng tiếp cận tín dụng và kiều hối giúp tăng
cường phát triển con người. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng việc làm, công nghiệp hóa,
tăng trưởng kinh tế, CNTT và trao quyền cho giới là một số kênh quan trọng mà qua đó
khả năng tiếp cận năng lượng ảnh hưởng đến sự phát triển của con người. Tác động so
sánh của việc tiếp cận điện, năng lượng sạch và các biến kiểm soát trên các khía cạnh
khác nhau của sự phát triển con người như giáo dục (vốn con người) và sức khỏe (tuổi
thọ, tỷ lệ tử vong bà mẹ và tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi) được trình bày. Trong nghiên
cứu này, chúng tôi kết luận rằng việc tiếp cận năng lượng là rất quan trọng cho sự phát
triển con người nhưng không mang lại lợi ích như nhau cho tất cả các thành phần của sự
phát triển con người.

7, Foreign aid volatility and economic growth in Sub-Saharan Africa: Does


institutional quality matter?
Boateng, E., Agbola, F.W., Mahmood, A., 2021. Economic Modelling 96, 111–127.
Bài viết này điều tra xem liệu sự biến động của viện trợ nước ngoài có ảnh hưởng
đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia có thể chế hiệu quả hay không. Cụ thể, chúng tôi
xem xét vai trò của chất lượng thể chế trong mối quan hệ biến động viện trợ-tăng trưởng
bằng cách sử dụng dữ liệu từ 45 quốc gia châu Phi cận Sahara trong giai đoạn 1980–
2017. Chúng tôi tính đến các loại viện trợ khác nhau, cụ thể là cam kết viện trợ và giải
ngân viện trợ. Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng, không giống như giải ngân viện trợ
nước ngoài, cam kết viện trợ nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng nhưng biến động viện trợ

26
lại tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi nhận thấy rằng mặc dù chất
lượng thể chế và các khía cạnh phụ của nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng nó không
thể giảm bớt tác động bất lợi của biến động viện trợ đối với tăng trưởng kinh tế. Về dòng
viện trợ, viện trợ chỉ mang lại lợi ích cho một quốc gia nếu nhà tài trợ cam kết cung cấp
viện trợ cho quốc gia nhận viện trợ. Khai thác hàm ý chính sách của các dòng viện trợ,
bài viết còn khám phá thêm rằng việc thúc đẩy một thể chế hiệu quả có thể nâng cao hiệu
quả viện trợ ở Châu Phi cận Sahara.

8, Energy poverty and public health: Global evidence.


Pan, L., Biru, A., Lettu, S., 2021. Energy Economics 101, 105423.
Tác động của tình trạng nghèo năng lượng đối với một loạt mục tiêu phát triển đã
được xem xét rộng rãi trong các tài liệu; tuy nhiên, tình trạng nghèo năng lượng ảnh
hưởng đến sức khỏe cộng đồng như thế nào vẫn chưa được nghiên cứu. Sử dụng dữ liệu
hàng năm của một nhóm rộng gồm 175 quốc gia trong giai đoạn 2000 đến 2018, bài viết
này điều tra tác động của tình trạng nghèo năng lượng đối với sức khỏe cộng đồng. Để
xác định tác động nhân quả của tình trạng nghèo năng lượng đối với sức khỏe cộng đồng
và giải quyết vấn đề nội sinh, chúng tôi dựa vào phân tích ràng buộc của Oster (2019) và
ước tính phương pháp mô men tổng quát của hệ thống (GMM). Kết quả của chúng tôi
cho thấy nghèo năng lượng có ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe cộng đồng. Chúng tôi
cũng nhận thấy rằng mức sống có thể đóng vai trò như một kênh qua đó tình trạng nghèo
năng lượng ảnh hưởng đến sức khỏe và các quốc gia có mức sống cao hơn sẽ làm suy yếu
tác động tiêu cực của tình trạng nghèo năng lượng đối với sức khỏe cộng đồng. Kết quả
của chúng tôi rất chắc chắn dựa trên nhiều thông số kỹ thuật và thước đo khác nhau về
các chỉ số sức khỏe. Phát hiện của chúng tôi có ý nghĩa quan trọng đối với các chính sách
về y tế công cộng và chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.

27

You might also like