You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA VẬT LÝ
----○○○○----

ĐỀ CƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI

TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG LƯỢNG” VẬT LÍ 10


NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CỦA HỌC SINH

Sinh viên: Lê Thị Thu Đông


Khóa học: 2020 - 2024

Đà Nẵng, tháng 10 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA VẬT LÝ
-----○○○○----

ĐỀ CƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG LƯỢNG” VẬT LÍ 10


NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CỦA HỌC SINH

Sinh viên: Lê Thị Thu Đông


Chuyên ngành: Sư phạm Vật lý/Vật lý học
Khoá học: 2020 – 2024
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh

Đà Nẵng, tháng 10 năm 2023


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo
khoa giáo dục phổ thông nhằm: “Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và
hiệu quả giáo dục phổ thông; Kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp;
Góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát
triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt
nhất tiềm năng của mỗi học sinh”.
Để đạt được mục tiêu và yêu cầu như nêu ở trên trong những năm qua, phần lớn
giáo viên đã được bồi dưỡng và áp dụng trong thực tế các phương pháp và kĩ thuật dạy
học tích cực. Tuy nhiên, việc thực hiện chúng hàng ngày trên lớp là việc làm còn rất
khó khăn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến những khó khăn nhưng có một nguyên nhân
đó là ”việc dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo bài/tiết trong sách
giáo khoa. Trong phạm vi một tiết học, không đủ thời gian để tổ chức đầy đủ các hoạt
động học của học sinh theo tiến trình sư phạm của một phương pháp dạy học tích cực,
dẫn đến nếu có sử dụng phương pháp dạy học tích cực đó thì cũng mang tính hình
thức, đôi khi còn máy móc dẫn đến kém hiệu quả, chưa thực sự phát huy được tính
tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh. Vì vậy, căn cứ vào chương trình hiện hành
chúng ta có thể bố cục lại một số nội dung dạy học thành các chuyên đề dạy học thì
mới tạo điều kiện để giáo viên có thể đổi mới phương pháp dạy học được một cách
triệt để.
Trong dạy học vật lí hiện nay ở các trường THPT thì hoạt động đổi mới phương
pháp dạy học ở THPT vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều
vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều GV. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ
năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho HS thông qua khả năng vận dụng tri thức
tổng hợp chưa thực sự được quan tâm nhiều.
Ở Việt Nam trong giai đoạn triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm
2018, có nhiều kiểu tổ chức dạy học tích cực khác nhau đang được chú ý triển khai với
mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất cho người học. Các kiểu tổ chức dạy học
được sử dụng nhằm góp phần vào việc bồi dưỡng NLGQVĐ cho HS như: DHTCĐ,
dạy học theo góc, dạy học theo LAMMAP, dạy học theo dự án… Trong đó, kiểu
DHTCĐ là kiểu dạy học có sự kết hợp giữa kiểu dạy học truyền thống và dạy học hiện

1
đại, ở đó tiến trình dạy học được thiết kế theo hoạt động học của HS, lấy HS làm trung
tâm, nội dung kiến thức được thiết kế dạng chủ đề không gò bó về mặt thời gian, tăng
cường hoạt động trải nghiệm, tự học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn gắn liền với đời
sống và sản xuất kinh doanh. Giúp HS tìm kiếm ý tưởng mới, rèn luyện các kỹ năng,
khả năng tìm kiếm, khả năng xử lí thông tin và các kỹ năng mềm khác. Đây là kiểu
dạy học chúng tôi chọn để đưa vào đề tài nghiên cứu với mục đích góp phần bồi
dưỡng NLGQVĐ cho HS khi học môn vật lí THPT hiện nay đồng thời đáp ứng được
yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Từ những lí do trên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Tổ chức dạy học chương
“Động lượng” vật lý 10 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng tiến trình dạy học chương “Động lượng” vật lí 10 nhằm phát triển
năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động dạy và học chương “ Động lượng”
- Hoạt động dạy học theo chủ đề
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu và tổ chức dạy học chương “Động lượng” .
- Địa điểm thực nghiệm sư phạm tại trường
- Thời gian nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được nhiệm vụ nghiên cứu, đề ra cá nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như
sau:
- Khảo sát thực tiễn thực trạng tổ chức DHTCĐ với việc bồi dưỡng NLGQVĐ
cho HS trong dạy học vật lí THPT hiện nay.
- Phân tích nội dung chương “Động lượng” vật lí 10 THPT.
- Thiết kế các chủ đề và kế hoạch tổ chức dạy học các chủ đề chương “Động
lượng” vật lí 10 THPT.
- Thiết kế tiêu chí, công cụ đánh giá NLGQVĐ của HS trong DHTCĐ.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc
tổ chức DHTCĐ.

2
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến đề tài, phân
tích tổng hợp những nội dung khoa học, xây dựng cơ sở lý luận về tổ chức dạy học
phát triển năng lực tự học của học sinh trong dạy học Vật lí
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, điều tra thực trạng việc tổ chức
dạy học phát triền năng lực tự học của học sinh ở trường THPT, dùng phiếu khảo sát,
phỏng vấn trực tiếp đội ngũ giáo viên và học sinh.
- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm sư phạm, kiếm chứng giả thuyết khoa
học của đề tài.
- Phương pháp thống kế toán học: Xử lí các số liệu kết quả và kết quả thực
nghiệm bằng công cụ toán học thống kê

3
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO


CHỦ ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY
HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1.1 Năng lực giải quyết vấn đề


1.1.1 Năng lực
1.1.2 Vấn đề và giải quyết vấn đề
1.1.3 Năng lực giải quyết vấn đê
1.1.4 Các thành tố năng lực giải quyết vấn đề
1.2 Dạy học theo chủ đề
1.2.1 Khái niệm dạy học theo chủ đề
1.2.2 Xây dựng nội dung dạy học theo chủ đề
1.2.3 Tiến trình dạy học theo chủ đề
1.3 Dạy học theo chủ đề với việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học
sinh
1.3.1 Biện pháp bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học theo chủ đề
môn vật lí ở trường THPT
1.3.2 Cơ hội bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học
theo chủ đề môn Vật lí ở trưởng THPT
1.4 Đánh giá năng lực giai quyết vấn đề trong dạy học theo chủ đề
1.4.1 Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học theo chủ đề
1.4.2 Xây dựng thang đo năng lực giải quyết vấn đề
1.4.3 Thiết kế công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học theo
chủ đề
1.4.4 Xây dựng đường phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học theo
chủ đề
1.5 Khảo sát thực trạng việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và dạy học
theo chủ đề ở trường THPT
1.5.1 Mục đích điều tra
1.5.2 Đối tượng điều tra
1.5.3 Phương pháp điều tra
1.5.4 Kết quả điều tra
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

4
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ CHƯƠNG “ ĐỘNG
LƯỢNG” VẬT LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH

2.1 Đặc điểm, vị trí, nội dung của chủ đề “Động lượng” trong chương trình
vật lí 10 trung học phổ thông
2.1.1 Đặc điểm
2.1.2 Vị trí
2.1.3 Sơ đồ cấu trúc logic chủ đề “Động lượng” - Vật lí 10
2.1.4 Mục tiêu dạy học của chương “Động lượng” - Vật lí 10
2.2 Thiết kế tiến trình dạy học theo chủ đề chương “Động lượng” Vật lí 10
trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học
sinh
2.2.1 Bài 1: Động lượng
2.2.2 Bài 2: Định luật bảo toàn động lượng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

5
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm


3.1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm
3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
3.2 Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm
3.2.1 Đối tượng của thực nghiệm sư phạm
3.2.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm
3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.3.1 Chọn mẫu thực nghiệm
3.3.2 Phươn pháp tiến hành
3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.4.1 Đánh giá định tính
3.4.2 Đánh giá định lượng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục Trần Ngọc Thắng “Dạy học phần “Điện học”
vật lí 11 trung học phổ thông góp phần bồi dưỡng năng lực gải quyết vấn đề cuả
học sinh”
PHỤ LỤC

6
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Thời gian thực hiện
Công việc Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
10/2023 11/2023 12/2023 1/2024 2/2024 3/2024 4/2024
1. Lựa chọn đề X
tài, xây dựng
bảo vệ đề
cương.

Nộp đề tài
2. Hoàn thành X X X
chương 1
3. Hoàn thành X
chương 2
4. Hoàn thành X X
chương 3
5. Hoàn chỉnh X X

Đà Nẵng, ngày ... tháng ... năm .............


XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)

PGS.TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh

You might also like