You are on page 1of 4

1.

Lý thái tổ( 8/3/974 - 31 tháng 3 năm 1028) 19

Lý Thái Tổ là hoàng đế sáng lập ra nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Thời gian trị vì
của ông chủ yếu để đàn áp các cuộc nổi dậy, vì lòng dân chưa phục được nhà Lý.
- Nơi sinh: Từ Sơn, lộ Bắc Giang , Đại Cồ Việt mất: Điện Long An, Thăng
Long, Đại Cồ Việt
- Những thành tựu trong thời gian trị vì của Lý Thái Tổ
Trong gần 20 năm làm vua (1010 - 1028), ngoài những công lao to lớn đối với nhà
Lý trên phương diện kinh tế, văn hóa, củng cố tư thế độc lập tự chủ dân tộc. Lý Thái
Tổ là một vị vua có tầm nhìn chiến lược, nhìn xa trông rộng với những quyết định
ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước ngàn năm sau.
 Dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Sự kiện này đánh
dấu sự trưởng thành của dân tộc Đại Việt. Dân tộc Việt không cần phải sống
phòng thủ, phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù.
 Xây dựng Hoàng Thành Thăng Long vĩ đại
 Vị vua duy nhất mang quân mở rộng bờ cõi
Lý Thái Tổ là vị vua duy nhất trong lịch sử cho quân giao chiến với quân nước Nam
Chiếu (một quốc gia cổ nay thuộc vùng Vân Nam, Trung Quốc). Cuối năm Nhâm
Tý (1012) ông nghe tin báo người Nam Chiếu xâm nhập châu Vị Long (nay thuộc
Cao Bằng) bèn sai quân đi đánh, bắt được rất nhiều người và hơn 1 vạn con ngựa.
2. Lý thái tông (29/7/1000 – 3/11/1054) 26
Là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cai trị trong
26 năm (1028–1054). Ông được đánh giá là một vị hoàng đế tài giỏi, thời đại của
ông, con ông là Lý Thánh Tông, cháu ông là Lý Nhân Tông được xem là thời
thịnh vượng của nhà Lý, sử gọi thời kỳ này là Bách niên Thịnh thế. Vua Lý Thái
Tông được sử sách ghi nhận là bậc quân chủ văn võ song toàn, đánh đâu thắng
đấy, lại là người có trái tim bao dung, nhân hậu. Thời đại của Lý Thái Tông được
xem là khởi đầu sự thịnh vượng của Nhà Lý.
Niên hiệu: Thiên Thành, Thông Thụy, Càn Phù Hữu Đạo, Minh Đạo, Thiên Cảm
Thánh Vũ, Sùng Hưng Đại Bảo
Tên đầy đủ: Lý Phật Mã
Sinh tại: Hoa Lư, Đại Cồ Việt mất:Điện Trường Xuân, Thăng Long, Đại Cồ Việt
Thời gian trị vì: 26 năm (1/4/1028 – 3/ 11/ 1054)
Vua Lý Thái Tông được đánh giá là một vị hoàng đế kiệt xuất thời đại của ông, con ông
là Lý Thánh Tông, cháu ông là Lý Nhân Tông được xem là thời thịnh vượng của nhà Lý,
sử gọi thời kỳ này là Bách niên Thịnh thế.

 Đánh đuổi giặc ngoại bách chiến bách thắng

Hoàng đế Thái Tông được mô tả uy dũng hơn người, bách chiến bách thắng, trải qua
loạn ba vương mà lên ngôi, công danh rạng rỡ triều Lý. Ông củng cố quyền lực cho nhà
Lý, bên trong dùng chính sách hòa thân, gả công chúa cho các quan Châu mục, bên
cạnh đó còn dẹp loạn đảng làm phản như Loạn họ Nùng; bên ngoài khi giặc Chiêm
Thành quấy phá hay giặc cỏ nổi loạn đều bị Lý Thái Tông cầm quân dẹp yên. Năm 1044,
giặc Chiêm Thành quấy quả vùng biên, Lý Thái Tông cầm quân đánh thẳng vào kinh đô
Chiêm Thành, chém chết vua Chiêm. Từ ấy, bờ cõi được yên ổn.

 Ban hành bộ luật Hình Thư - bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam

Trong các vị vua nhà Lý, Vua Lý Thái Tông được xem là vị vua anh minh có nhiều đóng
góp to lớn. Năm 1044, ông cho giảm một nửa tiền thuế cho dân. . Năm 1042 nhà vua
ban ra bộ luật Hình Thư, là bộ luật thành văn đầu tiên của đất nước.

 Xây dựng chùa một cột - biểu tượng của sự phồn thịnh Đại Việt

Năm 1049, vua Lý Thái Tông cho xây chùa Diên Hựu (là chùa một cột ngày nay). Theo
truyền thuyết dân gian, trong một giấc mơ vua Lý Thái Tông đã mơ thấy Phật Bà Quan
Âm tọa trên đài sen, sau đó Phật Bà mời nhà vua lên cùng. Tỉnh giấc vua liền kể với bề
tôi và nhà sư Thiền Tuệ đã khuyên vua nên dựng chùa như trong giấc mơ. Từ đó, nhà
vua thường lui tới tụng kinh niệm phật và cầu nguyện.

Vào ngày mùng 1 tháng 10 năm 1954 nhà vua băng hà sau 27 năm trị vì đất nước. Sau
khi vua cha mất, thái tử Nhật Tôn lên thay và lấy hiệu là vua Lý Thánh Tông.

Lý nhân tông (22/2/1066 – 15/1/1128) 56


là vị hoàng đế thứ tư của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì Đại Việt từ
năm 1072 đến năm 1128, tổng cộng gần 56 năm, cũng là vị vua có thời gian trị vì
lâu nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Dưới thời trị vì của Vua Lý Nhân Tông, nước Việt phồn vinh, "dân được giàu
đông".Nổi bật với việc tổ chức khoa thi Nho học đầu tiên của Đại Việt (1075) và
xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám (1076). Năm 1076 vua cho mở Quốc Tử
Giám tại Thăng Long, khai sinh ra nền giáo dục đại học, các kỳ thi liên tục được
mở ra để chiêu sinh các anh tài cho đất nước. Ngoài ra, ông cũng rất quan tâm
đến củng cố phát triển nông nghiệp, cấm nạn giết trâu. Thời kỳ hưng thịnh này
nhà vua cho mở nhiều cuộc hội họp như đua thuyền, múa rối nước. Giáo dục:
Đây là giai đoạn gặp nhiều thử thách của nhà họ Lý, sau khi đánh đuổi được
quân nhà Tống, vua Lý Nhân Tông tiếp tục cai trị và mở khoa thi tuyển chọn ra
10 người có năng lực để chiêu mộ vào trong các đại thần.
 Ngày sinh: 22 tháng 2 năm 1066, Cung Động Tiên, Thăng Long

 Năm lên ngôi: 1 tháng 2 năm 1072

 Thời gian trị vì: 56 năm (1072 – 1128)

 Ngày mất: 15 tháng 1 năm 1128 (61 tuổi), Điện Vĩnh Quang, Thăng Long

Lý thường kiệt (1019 – 1105)


là một nhà quân sự, nhà chính trị cũng như hoạn quan rất nổi tiếng vào thời nhà
Lý nước Đại Việt. Ông làm quan qua 3 triều Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý
Nhân Tông và đạt được nhiều thành tựu to lớn, khiến ông trở thành một trong hai
danh tướng vĩ đại nhất nhà Lý, bên cạnh Lê Phụng Hiểu.[1]
một vị tướng tài ba, một hoạn quan rất nổi tiếng của nhà Lý, phụng sự 3 triều đại
nhà vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông,
ông nổi bật với việc chinh phạt Chiêm Thành (1069), đánh phá 3 châu Khâm,
Ung, Liêm nước Tống (1075–1076), rồi đánh bại cuộc xâm lược Đại
Việt của quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy. Đặc biệt, trận chiến ở ba
châu Khâm, Ung, Liêm đã khiến tên tuổi của ông vang dội ra khỏi Đại Việt và
được biết đến ở đất Tống. Chiến thắng quân Lương thời nhà Tống Chiến thắng
quân Tống lần thứ 2 chiến thắng quân Mông Cổ thời Thanh
Bài thơ được coi là một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử dân tộc để cổ vũ tinh thần chiến
đấu của quân Đại Việt chống lại quân Tống lần thứ 2.

https://www.twinkl.com.vn/teaching-wiki/tom-tat-lich-su-cac-vi-vua-nha-tran-1225-
1400
Trần Thái Tông (9 tháng 7 năm 1218 – 5 tháng 5 năm 1277), 18
tên khai sinh là Trần Cảnh (陳煚), là vị hoàng đế đầu tiên của Hoàng triều
Trần nước Đại Việt. Ông giữ ngôi từ ngày 10 tháng 1 năm 1226 tới ngày 30
tháng 3 năm 1258, sau đó làm Thái thượng hoàng cho đến khi qua đời năm 1277.
Vua Trần Thái Tông là vị vua đầu triều nhà Trần và cũng chính là người đã đặt
nền móng cho một triều đại lừng lẫy trong lịch sử
-Chiến thắng quân xâm lược Nguyên-Mông lần I -Người viết sử đầu tiên của
Việt Nam
-Một trong những người đặt nền móng cho nền Phật giáo nước nhà

Trần Thánh Tông (12 tháng 10 năm 1240[1] – 3 tháng 7 năm 1290), 21
tên húy Trần Hoảng (陳晃) là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần nước Đại Việt,
trị vì từ ngày 30 tháng 3 năm 1258 đến ngày 8 tháng 11 năm 1278. Sau đó ông
làm Thái thượng hoàng từ cuối năm 1278 cho đến khi qua đời năm 1290. Ông
thường được sử sách mô tả là một Hoàng đế tài giỏi, giữ vững được cơ nghiệp
của triều đại và nền độc lập của quốc gia.[1][2]
Trần Thánh Tông là vị vua thứ hai trong các vị vua nhà Trần. Ông được sử sách
ca ngợi là một vị vua nhân hậu, luôn hòa thuận với anh em trong hoàng gia và
giữ vững cơ nghiệp của triều đại.
-Vị vua yêu nước thương dân
-Lãnh đạo kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần II

Trần Nhân Tông (1278-1293) 15 năm


tên khai sinh là Trần Khâm (陳昑), tự là Thanh Phúc, là vị vua Việt Nam thứ ba
của nhà Trần nước Đại Việt. Vua Trần Nhân Tông trị vì từ ngày 8 tháng 11 năm
1278 đến ngày 16 tháng 4 năm 1293, sau đó làm Thái thượng hoàng rồi đi tu
sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm cho đến khi qua đời. Trần Nhân Tông được sử
Việt đánh giá là một vị Hoàng đế anh minh, đã có nhiều đóng góp cho sự phát
triển bền vững của Đại Việt cuối thế kỷ XIII, cũng như việc bảo vệ nền độc lập
và mở rộng lãnh thổ đất nước.[1][2] Ngoài ra, Trần Nhân Tông cũng là một thiền
sư lớn của Phật giáo Việt Nam thời trung đại.[3] Ông là 1 trong 14 vị anh hùng
dân tộc Việt Nam.
Trong suốt 10 thế kỷ phong kiến Việt Nam, hiếm có vị vua nào lãnh đạo đất
nước, chống giặc ngoại xâm, để lại một di sản văn hóa kỳ vĩ như vua Trần Nhân
Tông.
-Tham gia lãnh đạo hai cuộc chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược
Nền văn học và chữ viết Việt Nam phát triển dưới thời vua Trần Nhân Tông

You might also like