You are on page 1of 10

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ


(do sinh viên thực hiện)
1. TÊN ĐỀ TÀI 2. MÃ SỐ
Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn phương thức để đạt được TSV2023-…
chuẩn đầu ra tiếng Anh của sinh viên không chuyên
Trường Đại học Cần Thơ
Lĩnh vực ưu tiên
 Lĩnh vực 1. Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, thủy sản và môi trường
 Lĩnh vực 2. Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
 Lĩnh vực 3. Kỹ thuật công nghệ và công nghệ thông tin – truyền thông
 Lĩnh vực 4. Khoa học Giáo dục, Luật và Xã hội Nhân văn
 Lĩnh vực 5. Phát triển kinh tế, thị trường
 Không thuộc 05 Lĩnh vực ưu tiên.
Tiểu ban Chuyên môn
1. Tiểu ban Khoa học Tự nhiên 2. Tiểu ban Công nghệ và CNTT
3. Tiểu ban Môi trường và TNTN 4. Tiểu ban Khoa học Nông nghiệp và PTNT
5. Tiểu ban CNSH và CNTP 6. Tiểu ban Thủy sản
7. Tiểu ban Khoa học Giáo dục 8. Tiểu ban KH XH&NV – KH Chính trị
9. Tiểu ban Kinh tế - Luật X 10. Tiểu ban Khoa học Ngoại ngữ
3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 4. LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU
Khoa học Khoa học Kỹ thuật và Cơ Ứng Triển
Tự nhiên Công nghệ
bản dụng khai
Khoa học Khoa học Nông
Y, dược nghiệp
X
Khoa học X
Khoa học Nhân văn
Xã hội
5. THỜI GIAN THỰC HIỆN 08 tháng
Từ tháng 03 năm 2023 đến tháng 11 năm 2023
6. ĐƠN VỊ CỦA CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Tên đơn vị: Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3872.285
E-mail: knn@ctu.edu.vn
Địa chỉ: 411 Đường 30/4, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ
Họ và tên thủ trưởng đơn vị: PGS. TS. Trịnh Quốc Lập
7. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ và tên: Trần Võ Thiên Ân MSSV: B2016092
Ngày tháng năm sinh: 26/04/2002 Lớp: FL20X1A1
Điện thoại di động: 0945.963.207 Khóa: 46
E-mail: anb2016092@student.ctu.edu.vn
8. NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

MSSV, Lớp, Khóa Nội dung nghiên cứu cụ


TT Họ và tên Chữ ký
thể được giao
1 Trần Võ Thiên Ân B2016092, Sư phạm Thực hiện nội dung từ 1
(chủ nhiệm đề tài) tiếng Anh 01, Khóa 46 đến 5 trong mục 15.2
2 Nguyễn Đặng Ngọc B2007428, Sư phạm Thực hiện nội dung từ 1
Diệp tiếng Anh 01, Khóa 46 đến 5 trong mục 15.2
(Thành viên chính)
3 Nguyễn Đức Trung B2005062, Phiên dịch Thực hiện nội dung từ 1
(Thành viên chính) – Biên dịch tiếng Anh, đến 5 trong mục 15.2
Khóa 46

Cán bộ hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài


Họ và tên, MSVC Đơn vị công tác và lĩnh Nhiệm vụ Chữ ký
vực chuyên môn
PGS.TS. Phương Hoàng Yến Đơn vị công tác: Bộ Hướng dẫn nội dung khoa
môn Ngôn ngữ và Văn học và Hướng dẫn lập dự
MSVC: 001464
hóa Anh, Khoa Ngoại toán kinh phí đề tài
ngữ
Lĩnh vực chuyên môn:
Ngôn ngữ và giáo dục
9. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Tên đơn vị Họ và tên người đại
Nội dung phối hợp nghiên cứu
trong và ngoài nước diện đơn vị

Không
10. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
10.1. Trong nước
Trong thời đại hội nhập hiện nay, tiếng Anh không chỉ được xem như là một kỹ năng cần thiết trong
học tập và làm việc, mà nó còn được xem như một tiêu chí đánh giá trong công tác tuyển dụng hoặc
xét tốt nghiệp ở nhiều nơi tại Việt Nam. Theo Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
quốc dân giai đoạn 2008 – 2020", sinh viên không chuyên ngữ bậc đại học tại các cơ sở giáo dục cần
phải đạt mức ngoại ngữ tối thiểu là Bậc 3 về ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng
cho Việt Nam.

Đối mặt với yêu cầu về chuẩn đầu ra ngoại ngữ này, một bộ phận sinh viên đã gặp khá nhiều khó
khăn vì không đáp ứng được chuẩn đầu ra dẫn đến việc họ không thể tốt nghiệp đúng hạn. Theo bài
nghiên cứu về “Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo” của Nguyễn Thị Thanh Hồng (2021), tỷ lệ sinh viên
đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ (trong đó có tiếng Anh) từ năm 2016 đến năm 2020 tại Trường Đại học Y
Dược Thái Nguyên luôn ở mức khoảng 90%. Điều đó có nghĩa là vẫn có khoảng 10% sinh viên
không đạt được chuẩn đầu ra ngoại ngữ dẫn đến việc tốt nghiệp trễ. Mặt khác, trong nghiên cứu của
Vũ Thị Kim Ngân (2021) về “Hoạt động học tập tiếng Anh của sinh viên ngành Văn hóa học, trường
Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và một số khuyến nghị” đã khảo sát được rằng
số lượng sinh viên năm 2, 3 và 4 tự đánh giá năng lực bản thân ở dưới mức B1 (mức tương đương
bậc 3) là khá cao, đặc biệt là ở nhóm sinh viên năm 4 có đến 71.2% người học không tự tin rằng trình
độ mình đã đạt được mức B1. Đây là một tình trạng đáng quan ngại có thể gây ảnh hưởng không nhỏ
đến việc tốt nghiệp đúng hạn của các sinh viên.

Hiện nay, bên cạnh việc học các học phần tiếng Anh căn bản tại trường, có nhiều trường đại học đã
tiến hành áp dụng đa phương thức đánh giá nhằm tạo điều kiện cho sinh viên thuận tiện lựa chọn
hình thức để nâng cao năng lực tiếng Anh phù hợp với chuẩn đầu ra theo Khung năng lực ngoại ngữ.
Một ví dụ điển hình chính là sinh viên có thể dùng các chứng chỉ (chứng nhận) tương đương để thay
thế chẳng hạn như chứng chỉ IELTS (Hệ thống Kiểm tra Anh ngữ Quốc tế), TOEIC (Bài kiểm tra
tiếng Anh giao tiếp quốc tế)… Tại trường Đại học Cần Thơ, tất cả sinh viên bậc đại học (trừ sinh
viên thuộc Khoa Dự bị Dân tộc và sinh viên Khoa Ngoại ngữ) cần phải trải qua kỳ kiểm tra tiếng
Anh đầu khóa và tham gia học các học phần tiếng Anh căn bản theo như chương trình đào tạo trong
quãng thời gian học tại trường để đạt được bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt
Nam. Tuy nhiên, các bạn sinh viên vẫn có thể miễn học các lớp tiếng Anh căn bản nếu có chứng chỉ
được quy đổi tương đương bậc 3 như chứng chỉ IELTS từ 4.5-5.0 điểm, chứng chỉ TOEIC (Nghe và
Nói) đạt từ 450 - 595 điểm hoặc chứng chỉ TOEFL ITP từ 450-499 điểm…

Với sự đa dạng trong phương thức để đạt được chuẩn đầu ra tiếng Anh đặc biệt là cho các sinh viên
không chuyên ngữ, sinh viên đã có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn phương thức phù hợp với mình.
Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy rằng nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến việc sinh viên lựa
chọn cách để đạt chuẩn đầu ra cũng sẽ nảy sinh. Dù vậy, vẫn chưa có nghiên cứu nào thực sự khai
thác kỹ về các yếu tố này ở thời điểm hiện tại.
10.2. Ngoài nước
Cũng như ở Việt Nam, tiếng Anh đã và luôn là phương tiện giao tiếp tối quan trọng ở môi trường
giáo dục quốc tế, là nền móng vững chắc cho tương lai của các bạn trẻ. Trong bối cảnh hội nhập thì
ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là công cụ không thể thiếu cho hành trang của sinh viên
tốt nghiệp, đặc biệt là các bạn sinh viên không chuyên ngữ. Do đó, các trường Đại học trên thế giới,
đặc biệt là ở các nước châu Á hiện vẫn đang tích cực thực hiện các chương trình giáo dục mới định
hướng tiếng Anh cũng như tạo môi trường giáo dục bằng tiếng Anh tiên tiến và hiệu quả, trong đó có
yêu cầu về chuẩn đầu ra năng lực tiếng Anh dành cho sinh viên các khối ngành không chuyên ngữ.
Tuy nhiên, việc đáp ứng được các điều kiện ấy vẫn còn là một thách thức vô cùng to lớn đối với các
bạn sinh viên chưa có nền tảng vững chắc về ngoại ngữ.

Theo M. Moiinvaziri & S.A. Razmjoo (2014), động lực thúc đẩy (Motivation) là một trong những
yếu tố quan trọng có tác động to lớn lên quá trình học tập tiếng Anh của các bạn sinh viên. Tuy
nhiên, tồn tại trong môi trường giáo dục ở các trường Đại học là vô vàn các yếu tố làm cản trở động
lực (Demotivating factors) khiến sinh viên cảm thấy chán nản khi học tiếng Anh tại trường. Điều đó
gây cản trở việc đáp ứng chuẩn đầu ra về năng lực tiếng Anh của sinh viên quốc tế.

Ở các quốc gia nơi mà tiếng Anh được xem như là ngôn ngữ nước ngoài và được áp dụng giảng dạy
ở các ngôi trường Đại học, các học phần tiếng Anh tổng quát (General English) được xem là lựa
chọn hàng đầu của các sinh viên khối không chuyên ngữ. Theo Azam Noora (2008), nhiều sinh viên
ở Iran chọn học các lớp tiếng Anh tổng quát vì đó là những học phần tiên quyết ở tất cả các trường
Đại học để đáp ứng tiêu chuẩn tốt nghiệp. Tuy nhiên, sinh viên lại có cái nhìn không mấy tích cực về
việc giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường bởi giảng viên chưa thể đa dạng hóa cách tiếp cận và
phương pháp giảng dạy cho các sinh viên ở nhiều ngành khác nhau trong những lớp học phần tiếng
Anh chung.

Theo Y. Tsai & C.H. Tsou (2009), các bài thi chuẩn hóa đầu ra tốt nghiệp về trình độ tiếng Anh đang
được áp dụng rộng rãi trong chương trình giáo dục ở các quốc gia như Đài Loan. Họ tin rằng việc
này sẽ là công cụ đánh giá năng lực ngoại ngữ tốt cho các bạn sinh viên tốt nghiệp nhằm nâng cao
chất lượng giảng dạy ngoại ngữ ở bậc Đại học. Điều đó còn góp phần tạo nguồn động lực to lớn hơn
là áp lực để khuyến khích nhiều hơn các sinh viên trau dồi, cải thiện trình độ tiếng Anh và tham gia
vào các bài thi như thế trong tương lai. Tuy nhiên, để thực thi được chính sách đánh giá như vậy, các
trường đại học cần có những đề xuất và phương châm chỉ đạo phù hợp để tăng cường tính hiệu quả
của các bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra tốt nghiệp về trình độ ngoại
ngữ của sinh viên cao đẳng, đại học. (H.F. Hsu, 2010).

Ngoài ra, một số trường đại học ở nhiều quốc gia còn đề ra các yêu cầu tối thiểu về đánh giá chuẩn
đầu ra trình độ tiếng Anh bằng cách tham dự các kỳ thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Theo A.L.
Aziz (2016), các trường Đại học ở Indonesia đang bắt đầu áp dụng chính sách giáo dục về yêu cầu
đạt chuẩn đầu ra trình độ tiếng Anh thông qua chứng chỉ TOEFL với số điểm tối thiểu là 500 (tương
đương với cấp độ B1 - khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu). Mặc dù gặp phải những ý kiến
trái chiều về tính thách thức (cản trở công việc học tập) và tính ý thức hệ (ngôn ngữ dân tộc nên được
đặt lên hàng đầu), điều này giúp cho sinh viên có những lựa chọn phù hợp và định hướng học tập
đúng đắn dựa vào năng lực hoặc nhu cầu của bản thân nhằm đáp ứng tiêu chuẩn tốt nghiệp về tiếng
Anh ở môi trường quốc tế.

Với những cơ sở lý thuyết trên, có thể thấy rằng có đa dạng các yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến
mục tiêu và lựa chọn để đạt yêu cầu về chuẩn đầu ra năng lực tiếng Anh ở sinh viên đại học nói
chung và sinh viên không chuyên ngữ nói riêng. Tuy vậy, chưa có nhiều nghiên cứu về đề tài này.
Đó là lý do mà chúng tôi chọn đề tài này trong nghiên cứu của mình.
Tài liệu tham khảo
A. Noora (2008). Iranian undergraduates non-English majors' language learning preferences. GEMA
Online Journal of Language Studies, 18(2), 33-44. Retrieved from:
https://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.545.8236&rep=rep1&type=pdf

A.L. Aziz (2016). The implementation of minimum TOEFL score-obtaining as a graduation


requirement in higher education: Students’ perspective. International Journal of Management
and Administrative Sciences (IJMAS), 4(3), 12-22. Retrieved from: https://www.ijmas.org/4-
3/IJMAS-4309-2016.pdf
H.F. Hsu (2010). The impact of implementing English proficiency tests as a graduation requirement
at Taiwanese universities of technology. Retrieved from: https://etheses.whiterose.ac.uk/576/

M. Moiinvaziri & S.A. Razmjoo (2014). Demotivating factors affecting undergraduate learners of
non-English majors studying general English: A case of Iranian EFL context. Journal of
Teaching Language Skills, 32(4), 41-61. Retrieved from:
https://iranjournals.nlai.ir/bitstream/handle/123456789/184409/C5350AE1F86861E9F1A691
CF0B19F1EF.pdf?sequence=-1&isAllowed=y

N. T. T. Hồng (2021). Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên Trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Việt
Nam. Truy cập tại: http://vjes.vnies.edu.vn/sites/default/files/noidung_sdb_05_2021-102-
107.pdf

Quyết định 1400/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân
giai đoạn 2008 - 2020.” Truy cập ngày 28/08/2022 tại:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-1400-QD-TTg-phe-duyet-de-an-
day-va-hoc-ngoai-ngu-trong-he-thong-giao-duc-quoc-dan-giai-doan-2008-2020-71152.aspx

T. K. N. Vũ (2021). Hoạt động học tập tiếng Anh của sinh viên ngành Văn hóa học, Trường Đại học
Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và một số khuyến nghị. Tạp chí Giáo dục, 34-
39.

Trường Đại học Cần Thơ. (2022). Kiểm tra tiếng Anh đầu khóa. Truy cập ngày 28/08/2022 tại:
https://tansinhvien.ctu.edu.vn/hoc-tap/kiem-tra-tieng-anh-dau-khoa

Y. Tsai & C.H. Tsou (2009). A standardised English language proficiency test as the graduation
benchmark: Student perspectives on its application in higher education. Assessment in
Education: Principles, Policy & Practice, 16(3), 319-330.
10.3. Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và những thành
viên tham gia nghiên cứu
a) Của chủ nhiệm đề tài: Không
b) Của các thành viên tham gia nghiên cứu: Không
11. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tiếng Anh luôn đóng một vai trò quan trọng trong Hệ thống giáo dục bậc Đại học tại Việt Nam. Do
vậy, để hoàn thành chuẩn đầu ra tiếng Anh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như nhà
trường thì sinh viên cần phải có những lựa chọn hợp lý và phù hợp với năng lực của mỗi người. Qua
các số liệu thống kê hằng năm, ta có thể thấy số lượng sinh viên chậm tiến độ ra trường vẫn còn rất
nhiều và do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau. Một trong số đó là việc chậm trễ đáp ứng
chuẩn đầu ra tiếng Anh theo bậc 3 Khung năng lực Ngoại ngữ 6 Bậc dùng cho Việt Nam. Điều này
sẽ gây ít nhiều khó khăn cho các bạn sinh viên trong quá trình tìm kiếm việc làm, ảnh hưởng đến khả
năng sử dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc và đời sống sau khi tốt nghiệp. Thông qua đề tài
này, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành làm rõ các yếu tố tác động đến việc lựa chọn cách đạt chuẩn đầu
ra của sinh viên từ đó sinh viên lựa chọn cách thức đạt chuẩn đầu ra về tiếng Anh phù hợp với điều
kiện, bối cảnh và động cơ học tập của mình.
12. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu này sẽ tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cách đạt được
chuẩn đầu ra của sinh viên không chuyên ngoại ngữ Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu sẽ
được dùng nhằm giúp sinh viên có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp cho năng lực bản thân để đạt
được chuẩn đầu ra tiếng Anh từ đó sinh viên có thể tự tin trong việc hoàn thành chuẩn đầu ra và sử
dụng tiếng Anh một cách thành thục và giúp sinh viên tốt nghiệp đúng hạn. Đồng thời, đề tài còn góp
phần hỗ trợ nhà trường, khoa viện quản lý sinh viên đề ra các kế hoạch cụ thể, giúp tư vấn và định
hướng cho các bạn sinh viên hoàn thành chuẩn đầu ra tiếng Anh. Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ góp
phần hỗ trợ Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Cần Thơ nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy học
phần tiếng Anh căn bản và chuyên ngành và quảng bá các chương trình học tiếng Anh căn bản và
tiếng Anh tăng cường do Khoa Ngoại ngữ phụ trách giảng dạy.
13. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
13.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc lựa chọn cách đạt chuẩn đầu ra của sinh viên tất cả các
khoa viện trực thuộc trường Đại học Cần Thơ (trừ Khoa Ngoại ngữ)
13.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: những yếu tố tác động đến sinh viên không chuyên ngoại ngữ, Trường Đại học Cần
Thơ trong việc lựa chọn cách hoàn thành chuẩn đầu ra tiếng Anh.
- Về thời gian: 8 tháng
- Về không gian: tất cả các khoa, viện trực thuộc Trường Đại học Cần Thơ (trừ khoa Ngoại ngữ)
14. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
14.1. Cách tiếp cận
Nghiên cứu lí thuyết từ các báo cáo nghiên cứu khoa học, các bài báo, tài liệu về vai trò của tiếng
Anh trong các trường Đại học hiện nay, thực trạng sử dụng tiếng Anh của sinh viên tại các trường
Đại học hiện nay và những khó khăn của sinh viên trong quá trình hoàn thành chuẩn đầu ra tiếng
Anh. Với những thông tin thu được, nghiên cứu sẽ tổng hợp được thực trạng của sinh viên, nhận định
những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi lựa chọn cách đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh. Từ đó, nghiên
cứu sẽ khảo sát sâu hơn về những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn hoàn thành chuẩn đầu ra của
sinh viên và đề ra những giải pháp để giúp sinh viên có định hướng đúng đắn, phù hợp với bản thân
và tránh lan man trong việc hoàn thành chuẩn đầu ra tiếng Anh hiện nay.
14.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: ở phương pháp này, nhóm nghiên cứu sử sẽ tiến hành tìm hiểu
về vai trò của tiếng Anh trong hệ thống giáo dục Đại học tại Việt Nam, những khó khăn của sinh
viên không chuyên ngoại ngữ gặp phải trong quá trình hoàn thành chuẩn đầu ra tiếng Anh, những
phương thức sinh viên có thể lựa chọn để hoàn thành chuẩn đầu ra và các yếu tố tác động đến sinh
viên khi lựa chọn những phương thức đó – một cách cụ thể hơn về mặt lí thuyết từ các bài báo cáo
nghiên cứu khoa học, các bài báo, tài liệu. Việc tiến hành phương pháp nghiên cứu này sẽ giúp chúng
tôi tổng hợp được những thuận lợi và khó khăn của sinh viên chuyên trong quá trình hoàn thành
chuẩn đầu ra tiếng Anh, đồng thời cũng làm nền tảng cơ sở lí thuyết ban đầu cho việc lập câu hỏi
khảo sát và câu hỏi phỏng vấn.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: đối với phương pháp này, nhóm nghiên cứu sẽ khảo sát về các
phương thức đạt được chuẩn đầu ra tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngành ngoại ngữ và khảo
sát về các yếu tố tác động đến các bạn sinh viên trong việc lựa chọn các phương thức khác nhau.
Ngoài ra, chúng tôi sẽ tiến hành thu thập số liệu thống kê được lưu trữ từ nhà trường về những sinh
viên chậm tiến độ tốt nghiệp do không đạt được chuẩn đầu ra tiếng Anh theo yêu cầu. Tiếp theo, dựa
trên những dữ liệu đã tổng hợp được, chúng tôi sẽ xây dựng những bảng câu hỏi về cảm nhận của các
sinh viên và tiến hành khảo sát, phỏng vấn:
+ Thu thập dữ liệu định lượng: Phát phiếu khảo sát đã thiết kế hoàn chỉnh cho khoảng 3-5% sinh viên
các ngành đào tạo thuộc các khoa, viện trường Đại học Cần Thơ (trừ khoa Ngoại ngữ).
+ Thu thập dữ liệu định tính: Tiếp tục lựa chọn ngẫu nhiên 02 sinh viên thuộc các khoa viện khác
nhau (trừ khoa Ngoại ngữ) để tìm hiểu sâu hơn về phương thức đạt chuẩn đầu ra và yếu tố tác động
đến việc lựa chọn của các bạn sinh viên.
Từ đó, chúng tôi sẽ thu thập được cả dữ liệu định lượng và định tính về những phương thức và yếu tố
tác động mà các bạn sinh viên đã lựa chọn trong quá trình hoàn thành chuẩn đầu ra tiếng Anh –
Trường Đại học Cần Thơ và có một báo cáo tổng hợp.
- Ngoài ra, để làm rõ hơn về những yếu tố tác động đến việc lựa chọn hoàn thành chuẩn đầu ra tiếng
Anh, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng kết hợp những phương pháp nghiên cứu khác như phân tích, tổng
hợp, thống kê từ các dữ liệu đã thu được.
15. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
15.1. Nội dung nghiên cứu (Mô tả chi tiết những nội dung nghiên cứu của đề tài)
Nghiên cứu này sẽ thực hiện các nội dung sau đây:
1. Nghiên cứu tổng quan: Tổng quan các tài liệu nghiên cứu về vai trò của tiếng Anh trong hệ
thống giáo dục đại học và thực trạng đạt chuẩn chuẩn đầu ra hiện nay của sinh viên.
2. Thiết kế phiếu khảo sát và bảng câu hỏi phỏng vấn (thử nghiệm phiếu khảo sát trên 40 sinh
viên và bảng câu hỏi phỏng vấn trên 2 sinh viên) về các lựa chọn đạt chuẩn đầu ra của sinh
viên và yếu tố tác động đến việc lựa chọn chuẩn đầu ra
3. Thu thập dữ liệu định lượng từ phiếu khảo sát và dữ liệu định tính từ phỏng vấn cá nhân
4. Phân tích dữ liệu định lượng và định tính. Phân tích chung về các lựa chọn của sinh viên và
phân tích sâu các yếu tố tác động đến việc lựa chọn hoàn thành chuẩn đầu ra của sinh viên.
15.2. Tiến độ thực hiện

Thời gian Người thực


Các nội dung, công việc Sản phẩm
STT (bắt đầu-kết hiện và số
thực hiện
thúc) ngày thực hiện

1. Nghiên cứu tổng quan: Tổng Báo cáo tổng quan về 03/2023 Trần Võ Thiên
quan các tài liệu nghiên cứu về những hạn chế và Ân (30 ngày)
-
vai trò của tiếng Anh trong hệ nguyên nhân khó Nguyễn Đặng
thống giáo dục đại học và thực khăn của việc đạt 04/2023
Ngọc Diệp (30
trạng đạt chuẩn chuẩn đầu ra chuẩn đầu ra tiếng ngày)
hiện nay của sinh viên. Anh của sinh viên
hiện nay Nguyễn Đức
Trung (30
ngày)

2. Nội dung chuyên môn 1: Thiết Kết quả khảo sát sinh 04/2023 Trần Võ Thiên
kế phiếu khảo sát và bảng câu viên thông qua các Ân (30 ngày)
-
hỏi phỏng vấn (thử nghiệm phiếu điều tra và bảng Nguyễn Đặng
phiếu khảo sát trên 40 sinh viên câu hỏi phỏng vấn 05/2023
Ngọc Diệp (30
và bảng câu hỏi phỏng vấn trên 2 ngày)
sinh viên) về các lựa chọn đạt
chuẩn đầu ra của sinh viên và Nguyễn Đức
yếu tố tác động đến việc lựa Trung (30
chọn chuẩn đầu ra ngày)

3. Nội dung chuyên môn 2: Thu Bản tổng hợp số liệu 05/2023 Trần Võ Thiên
thập dữ liệu định lượng từ phiếu từ các phiếu điều tra Ân (30 ngày)

khảo sát và dữ liệu định tính từ Nguyễn Đặng
phỏng vấn cá nhân 06/2023
Ngọc Diệp (30
ngày)
Nguyễn Đức
Trung (30
ngày)

4. Nội dung chuyên môn 3: Phân Bản phân tích số liệu 07/2023 Trần Võ Thiên
tích dữ liệu định lượng và định định lượng và phân – Ân (60 ngày)
tính. Phân tích chung về các lựa tích định tính từ kết 09/2023 Nguyễn Đặng
chọn của sinh viên và phân tích quả điều tra Ngọc Diệp (60
sâu các yếu tố tác động đến việc ngày)
lựa chọn hoàn thành chuẩn đầu
ra của sinh viên. Nguyễn Đức
Trung (60
ngày)
5. Viết báo cáo tổng kết Bản báo cáo tổng kết 09/2023 Trần Võ Thiên
Ân (60 ngày)

Nguyễn Đặng
11/2023
Ngọc Diệp (60
ngày)
Nguyễn Đức
Trung (60
ngày)
16. SẢN PHẨM
Yêu cầu chất lượng sản phẩm
(mô tả chi tiết chất lượng sản phẩm
Stt Tên sản phẩm Số lượng đạt được như nội dung, hình thức,
các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật,...)
Sản phẩm khoa học (Các công trình khoa học sẽ được công bố: sách, bài báo khoa học...): 01
I bài báo được chấp nhận đăng trên tạp chí được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước công
nhận.
II Sản phẩm đào tạo (Luận văn tốt nghiệp đại học): Không
III Sản phẩm ứng dụng: Không
17. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG
17.1. Phương thức chuyển giao
Kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo bổ ích, giúp sinh viên có định
hướng cụ thể trong việc hoàn thành chuẩn đầu ra tiếng Anh một cách hiệu quả và có chất lượng cao.
17.2. Địa chỉ ứng dụng
Tất cả các Khoa, viện trực thuộc Trường Đại học Cần Thơ. Khoa Ngoại ngữ ứng dụng trong việc
quảng bá và nâng cao chất lượng giảng dạy học phần tiếng Anh căn bản và tiếng Anh tăng cường.
18. TÁC ĐỘNG VÀ LỢI ÍCH MANG LẠI CỦA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
18.1. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Giúp sinh viên đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn cách đạt chuẩn đầu ra phù hợp
với năng lực hiện có của bản thân của mình. Từ đó, góp phần hạn chế được tình trạng sinh viên
không tốt nghiệp đúng hạn vì chưa đạt chuẩn đầu ra về tiếng Anh và đảm bảo sinh viên có thể sử
dụng được tiếng Anh trong công việc và đời sống một cách hiệu quả.
18.2. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan: Không
18.3. Đối với phát triển kinh tế-xã hội: Không
18.4. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
Kết quả và sản phẩm nghiên cứu sẽ sử dụng như một nguồn thông tin tham khảo bổ ích, giúp cho nhà
trường và các Khoa, Bộ môn quản lý sinh viên không chuyên ngoại ngữ có kế hoạch định hướng tốt
hơn cho sinh viên hoàn thành chuẩn đầu ra tiếng Anh. Ngoài ra, Khoa Ngoại ngữ sẽ căn cứ trên kết
quả nghiên cứu để đề ra các kế hoạch quảng bá và cải thiện chất lượng giảng dạy các chương trình
tiếng Anh căn bản và tiếng Anh tăng cường của Khoa.
19. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện đề tài: 15.000.000 đồng.
Trong đó:
Kinh phí Trường cấp: 15.000.000 đồng.
Các nguồn khác: 0 đồng.
Đơn vị tính: đồng
Nguồn kinh phí
Stt Khoản chi, nội dung chi Tổng kinh phí Kinh phí Các nguồn
Trường cấp khác
1 Chi mua vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu 0 0 0
2 Chi tiền công lao động trực tiếp 10.500.000 10.500.000 0
3 Chi văn phòng, phẩm, thông tin liên lạc, in ấn 2.000.000 2.000.000 0
4 Chi họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu 2.500.000 2.500.000 0
Tổng cộng 15.000.000 15.000.000 0

Ngày 04 tháng 10 năm 2022


KHOA NGOẠI NGỮ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

TL.HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC

You might also like